I. Khái quát tình hình tổ chức và kinh doanh của Công ty d a– giầy Việt Nam
3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty d a– giầy Việt Nam qua
3.2.1. Về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu
Ngoài lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là da giầy, trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ cho phép, Công ty còn tiến hành thêm một số hoạt động xuất nhập khẩu những mặt hàng có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho Công ty như nhập khẩu các loại nguyên liệu để phục sản xất cho một số ngành công nghiệp trong nước, xuất khẩu các mặt hàng mây tre cho Nhật Bản, xuất khẩu lao động…
Bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu năng động trong việc khai thác và mở rộng thị trường cũng như đa dạng hoá các mặt hàng nhưng do khó khăn về tài chính, thiếu vốn kinh doanh nên nhiều hợp đồng xuất khẩu không thực hiện được.
Mặt khác do biến động của thị trường trong và ngoài nước nên các đơn hàng cũng bị cắt giảm nhiều. Ngoài ra, giầy dép Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh lớn, mẫu mã đa dạng,
giá lại rẻ nên Công ty cũng phải giảm giá đơn hàng xuất khẩu đối với hai loại mặt hàng truyền thống này. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu và doanh thu vẫn còn hạn chế.
3.2.2. Thị trường và các nhà nhập khẩu chính
Thị trường chính của Công ty là EU ( Anh, Pháp, Đức…), Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước Đông Âu. Với các mối quan hệ cũ của Tổng công ty và sự lỗ lực của mình, Công ty hiện tại có những khách hàng thường xuyên tại những thị trường mà công ty hướng tới. Một số thị trường chính của Công ty
+ Thị trường EU
Trong những năm vừa qua, giầy dép của Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, đến nay giầy dép Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan của EU và không bị hạn chế về số lượng xuất khẩu. Tuy nhiên từ tháng 7/2005 uỷ ban châu Âu (EEC) đã khởi kiện Việt Nam bán phá giá các sản phẩm mũ da vào EU và bắt đầu từ ngày 06/04/2006 liên minh châu Âu chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giầy mũ da nhập khẩu từ Việt Nam. Mức thuế khởi đầu là 4,2% và tăng dần tới mức cao nhất là 16,8% vào tháng 9/2006. Từ ngày 06/10/2006, EU áp đặt thuế chống bán phá giá giầy mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Eu là 10%. Trừ sản phẩm giầy mũ da, các sản phẩm giầy dép khác không bị ảnh hưởng. Vì vậy, các doanh nghiệp nói chung và Công ty da giầy Việt Nam nói riêng có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, nhưng Công ty cần có chiến lược về sản phẩm không nằm trong diện bị áp thuế khi xuất sang EU.
Biểu hình 2.3:
Kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép của công ty sang thị trường EU trong thời gian qua
Đơn vị:1000 USD
Tên nước
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Trị gía TL (%) Trị giá TL (%) Trị giá TL (%)
Anh 7101,8 51,5 6436 48,5 7379,4 49 Đức 3516,5 25,5 2920 22 3539 23,5 Pháp 2138 15,5 1190,5 15 1581 10,5
Bỉ 690 5 1327 10 1732 11,5
Tổng 13790 100 13270 100 15060 100
( Nguồn: phòng Kế hoạch - thị trường)
+ Thị trường Mỹ
Bắt đầu từ năm 1995 Công ty da giầy Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường của Mỹ nhưng chỉ với số lượng rất nhỏ bé do Mỹ chức dành cho Việt Nam quy chế tối hậu quốc, thuế nhập khẩu cao và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam kém so với các nước khác trong khu vực như Inđonesia, Thái Lan, Trung Quốc…
Từ năm 2002, sau khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được quốc hội hai nước phê chuẩn tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế thương mại, trong đó có ngành công nghiệp giầy Việt Nam nói chung và Công ty da giầy Việt Nam nói riêng. Sau khi có quy chế tối hậu quốc, xuất khẩu giầy dép của Công ty sang thị trường Mỹ tăng lên 70% so với trước đây. Hiện nay và trong những năm tới, Mỹ sẽ là mục tiêu đối với không chỉ sản phẩm giầy dép của Công ty da giầy Việt Nam mà là của cả ngành công nghiệp giầy dép của Việt Nam mà sản phẩm chính sẽ là giầy thể thao, giầy da nam nữ .
+ Thị trường các nước Đông Nam á ( Nhật Bản và các nước khác)
Đây là khu vực thị trường có những phong tục tập quan tương đối giống Việt Nam, cùng nằm trong khu vực châu á. Tuy nhiên theo thông kê chỉ có Nhật Bản có mức tiêu thụ giầy dép theo bình quân đầu người cao 3 đôi/người/năm. Hiện nay, Nhật Bản và Việt Nam dành cho nhau quy chế tối hậu quốc. Dự kiến đến năm 2010 Công ty da giầy Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ xuất khẩu vào thị trường Nhật bản và các nước Đông Nam á. Các sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao, giầy da nam nữ, dép đi trong nhà.
+ Thị trường khác
Ngoài các thị trường xuất khẩu trên thì các nước liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi cũng là thị trường mà công ty đang xuất khẩu sang nhưng với số lượng còn rất ít. Những thị trường này không yêu cầu cao về mẫu mã và chất lượng. Nhưng chúng ta vẫn không thể thâm nhập vào thị trường nước này vị nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính là do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường và chúng ta không thể cạnh tranh được với Trung Quốc về giá cả.
Do công ty mới có những thay đổi đối với các đơn vị trực thuộc nên công tác tổ chức cán bộ là một nhiệm vụ trọng tâm đối với công ty. Việc hình thành các phòng ban căn cứ vào Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty được Bộ phê chuẩn đã giúp cho các bộ phận chức năng của công ty sớm đi vào hoạt động ổn định.
Hiện nay, trực thuộc công ty và các nhà máy sản xuất có 550 lao động với thu nhập bình quân hàng tháng là 1,2 triệu đồng. Trong năm 2007, công ty đang phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên lên 1,5 triệu đồng.
3.2.4. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản
Trong năm 2006 Công ty Da- Giầy Việt Nam đã triển khai một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó tập chung các dự án phát triển và mở rộng sản xuất tại nhà máy giầy Phúc Yên nơi đang có đIều kiện thuận lợi trong hợp tác sản xuất với đối tác Đài Loan. Các dự án đó là :
+ Xây dựng mới nhà điều hành- nhà máy giầy Phúc Yên + Xây dựng mới nhà ăn ca công nhân- nhà máy giầy Phúc Yên + Xây dựng mở rộng phân xưởng
Kết quả đầu tư của năm 2006 đã góp phần duy trì ổn định năng lực của các dây chuyền sản xuất hiện có, bố trí lại mặt bằng một số sưởng sản xuất, làm cho bộ mặt của nhà máy khang trang hơn, góp phần nâng cao uy tín của nhà máy.
II. Phân tích tình hình xác lập, thực hiện các nội dung của công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu tại công ty da giầy nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu tại công ty da giầy Việt Nam.
1. Phân tích tình hình nghiên cứu marketing nhập khẩu và phân tích khả năng nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty da giầy Việt Nam. nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty da giầy Việt Nam.
1.1. Nghiên cứu marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty da giầy Việt Nam.
1.1.1. Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công của Công ty da giầy Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty da giầy Việt Nam là nhận gia công quốc tế. Khi tiến hành kinh doanh theo hình thức này Công ty không phải tìm kiếm các nguyên vật liệu chính, mà phần này sẽ do bên đặt gia công giao cho công ty theo đúng số lượng, chất lượng và thời gia quy định. Phần nguyên vật liệu chính có thể là: phần mũ giầy, đế
giầy,… các nguyên liệu phụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất giầy dép sẽ do Công ty tự tìm kiếm nguồn hàng và tiến hàng mua với số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu sản xuất và thoả mãn theo yêu cầu của hợp đồng. Với một số nguyên vật liệu phụ như keo dán, khoá có thể bên đặt gia công sẽ yêu cầu cụ thể về chỉ tiêu chất lượng (các loại hàng này thường có kí mã hiệu riêng đối với mỗi chỉ tiêu chất lượng) hoặc chỉ định nhà cung cấp cho Công ty.
Ngoài các nguyên phụ liệu bắt buộc như keo dán, lót giầy thì đặc điểm của mặt hàng giầy dép là mặt hàng thời trang, đòi hỏi rất nhiều các phụ liệu trang trí khác như: da trang trí, đá trang trí, giây giầy,…tuỳ theo chủng loại và mẫu mã giầy, dép nhưng nói chung với hợp đồng nào công ty cũng phải tiến hành hoạt động mua nguyên vật liệu phụ để phục vụ cho hoạt động sản xuất gia công xuất khẩu.
Giá của các loại nguyên phụ liệu này đã được công ty ký với bên đặt gia công theo một mức giá mà hai bên thoả thuận. Khi tiến hành mua những nguyên phụ liệu này có thể gía sẽ thấp hơn hoặc cao hơn so với mức giá đã thoả thuận. Nếu thấp hơn công ty sẽ được hưởng phần chênh lệch, cao hơn công ty phải chịu, không có sự thoả thuận lại, trừ trường hợp có những biến động quá lớn của thị trường làm cho giá thay đổi nhiều mà Công ty không thể lường trước được như: chiến tranh, bão lụt, có dịch bệnh
1.1.2. Nghiên cứu nguồn nhập ở nước ngoài
Khi tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu công ty sẽ chịu tác động của các yếu tố của thị trường nước ngoài. Vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu các yếu tố này để thu được kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh, cũng như là tìm được nguồn hàng nhập khẩu hợp lí.
Công ty da giầy Việt Nam kinh doanh chủ yếu dựa trên việc nhận gia công quốc tế. Các nguyên vật liệu chính được khách hàng giao theo quy định trong hợp đồng, các nguyên vật liệu phụ có thể do khách hàng chỉ định nguồn cung cấp hoặc do công ty tự chịu trách nhiệm. Với các nguyên vật liệu phụ mà trong nước có thể đáp ứng được công ty sẽ tiến hành mua trong nước, còn với các nguyên vật liệu mà thị trường trong nứơc không đáp ứng được yêu cầu công ty sẽ tiến hành nhập khẩu. Khi đó, Công ty thu thập thông tin về thị trường, tình hình sản xuất và tình hình nguyên vật liệu trên thế giới… một số thông tin được công ty tập hợp như:
+ Giá cao su giao kỳ hạn tại thị trường châu á trong thời gian qua tăng hầu hết trên các thị trường do nhu cầu mua bù thiếu tăng trong khi nguồn cung ứng hạn chế. Dự báo, giá cao su thiên nhiên trong thời gian tới sẽ tăng nhẹ do nhu cầu tăng lên từ Trung Quốc, Mỹ, trong khi nguồn cung ứng sẽ bị hạn chế.
+ Hiện nay, Trung Quốc là nước cung cấp nguyên liệu cho ngành da giầy lớn nhất thế giới với mức giá thấp hơn các nước khác trên thế giới. Trong các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu cho nước ta như Đài Loan, Hàn Quốc, Hông Kông… giá vải lưới lót nhập khẩu từ Trung Quốc thường thấp hơn 0,05-0,2 USD/yard so với giá nhập khẩu từ Hông Kông và một số thị trường khác. Giá vải không dệt nhập khẩu từ các thị trường chênh nhau khá lớn từ 0,5-0,7 USD/yard do chất liệu vải khác nhau khá rõ rệt. Vì vậy, Công ty tuỳ thuộc vào yêu cầu của hợp đồng để lựa chọn nơi cung ứng hợp lý.
+ Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc năm 2006 ước đạt 280,5 triệu USD. Tháng 11/06, giá các loại nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm nhẹ: giá da bò thuộc đạt 2,3-2,7 USD/feet vuông, giá vải tổng hợp đạt 1,6 USD/mét, vải giả da đạt 4,5 USD/yard, da Pu là 3,8-4 USD/yard.
+ Kim ngạch nhập khẩu vải may giầy giảm nhẹ. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu vải may giầy của nước ta đạt 260 triệu USD giảm 1% so với năm 2005, tháng 11/2006 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng vải may giầy nước ta đạt 22,02 triệu USD, giảm 10,74 % so với tháng 11/2005. Đây là nhóm hàng có mức giảm kim ngạch thấp nhất trong nhóm hàng nguyên phụ liệu giầy dép nhập khẩu của nước ta. Nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc tăng khá mạnh nhưng trong tháng 11/2006 nhập khẩu vải từ thị trường này giảm 11,28% so với cùng kỳ năm 2005, đạt gần 35,6 triệu USD. Nhập khẩu từ Hồng Kông, Hàn Quốc và nhiều thị trường khác cũng giảm. Trái lại, nhập khẩu vải từ một số thị trường như Đức, Indonesia, Pháp… tăng. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu vải từ các thị trường này đạt thấp. Dự báo, trong thời gian tới giá vải nhập khẩu của nước ta sẽ tăng do giá nguyên liệu thô đang có xu hướng tăng.
1.1.3. Nghiên cứu xu hướng cạnh tranh
Bất kỳ một công ty nào khi tham gia kinh doanh trên thị trường đều phải tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên thị trường, để biết được vị trí hiện tại của Công ty mình so với các đối thủ trên thị trường, biết được tình hình sản xuất kinh doanh của đối thủ từ đó có những kế sách hợp lý nâng cao vị thế của mình. Đặc biệt với các công ty như Công ty
da giầy Việt Nam nói riêng và ngành da giầy Việt Nam nói chung, xuất phát từ nội tại của ngành từ nhiều năm qua: Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu theo phương thức gia công với lí do đơn giản là không chủ động được nguồn nguyên liệu, còn hạn chế về vốn và công nghệ, một số nguyên vật liệu phụ chúng ta cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, sau khi gia nhập WTO, dù hàng Việt Nam được áp mức thuế bình thường, thì các đối thủ mạnh như Trung Quốc, ấn Độ, Indonesia, Thái Lan… cùng chịu thuế suất như Việt Nam, nhưng có ưu thế hơn về vốn, công nghệ, đặc biệt là có ưu thế hơn về nguồn nguyên liệu, là đối thủ cạnh tranh lớn của ngành da giầy
Xu hướng cạnh tranh của thị trường giầy dép thế giới
Cạnh tranh về đổi mới công nghệ, thiết bị, tổ chức sản xuất, chất lượng, sáng tạo mẫu mốt để có những sản phẩm độc đáo, hoàn thiện về thẩm mỹ và đưa hàng thật nhanh ra thị trường.
Ngoài ra, cạnh tranh về giá cả luôn diễn ra gay gắt từ các nước sản xuất và xuất khẩu giầy trên thế giới mà điển hình là tại các nước châu á nơi có tiềm năng lớn nhất về công nghiệp sản xuất giầy. Trung Quốc xuất khẩu những sản phẩm có giá thấp gần như phá giá, được hưởng nhiều ưu đãi từ các nước thành viên sau khi gia nhập WTO.
Cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Cũng giống như các công ty trong nước khác khi tham gia vào thị trường xuất khẩu Công ty da giầy Việt Nam phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế.
Theo số liệu thống kê, hiện nay Việt Nam xếp thứ 4 trong 10 nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu giầy dép. Đối với thị trường EU, Việt Nam xếp thứ 2 sau Trung Quốc với 294 triệu đôi năm 2004 (chiếm 18%) và 265 triệu đôi năm 2005 (chiếm 13,65%) trong tổng số lượng nhập khẩu vào EU. Và xuất khẩu vào thị trường Mỹ mới chiếm thị phần rất nhỏ bé 2,1%. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp Da-giầy Việt Nam trong đó có Công ty da giầy Việt Nam còn có nhiều hạn chế do hàm lượng gia công lớn, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu (đầu vào) và thị trường xuất khẩu (đầu ra). Nhiều nguyên vật liệu vẫn đang phải nhập khẩu. Theo thông kê, hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 60% nguyên phụ liệu, hoá chất từ nước ngoài. Trong khi đó, đối thủ