II. Phân tích tình hình xác lập, thực hiện các nội dung của công nghệ marketing nhập
4. Phân tích tình hình xác lập các yếu tố marketing hỗn hợp nhập khẩu nguyên vật liệu
vật liệu phụ sản xuất gia công xuất khẩu của Công ty da giầy Việt Nam.
4.1. Phân tích tình hình xác lập nguyên vật liệu phụ nhập khẩu
Với hợp đồng gia công quốc tế đã được kí kết và khả năng cung cấp trong nước, Công ty xác định mặt hàng cần nhập khẩu.
Trong gia công quốc tế các nguyên vật liệu chính sẽ được khách hàng cung cấp. Với ngành sản xuất giầy dép các nguyên vật liệu đó là: mũ giầy, dép, đế giầy, với một số loại giầy dép cao cấp còn bao gồm đá trang trí, khoá, móc…
Khả năng cung cấp trong nước: mặt hàng giầy vải chúng ta chủ động cân đối được phần lớn nguyên liệu trong nước đối với mẫu mã bình thường, nguyên phụ liệu mũ giầy nữ, mũ giầy thể thao vẫn phải nhập khẩu nhiều. Phần đế giầy: từ trước đã có các cơ sở trong nước đầu tư cung cấp, từ năm 2000 đã sản xuất và cung cấp đủ cho giầy nữ và giầy thể thao, chỉ một số giầy cao cấp mới phải nhập ngoại. Đến thời điểm hiện tại, hầu như trong nước đã sản xuất được hầu hết các loại đế giầy (kể cả đế phylon). Ngành da trong 5 năm qua đã có bước phát triển khởi sắc trong sản xuất, da thuộc thành phẩm đã đáp ứng được một phần nhu cầu phục vụ xuất khẩu (nguyên liệu da thuộc thành phẩm), giảm nhập khẩu số lượng da Boxcalf, da váng tráng PU cho giầy thể thao và giầy vải cao cấp. Ngoài
ra, phần hoá chất, phụ tùng, công dụng cụ cho sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều và do các đối tác nước ngoài cung cấp, chúng ta mới chỉ giải quyết được một số công cụ thông thường như phom giầy, dao chặt và một số thiết bị băng tải đơn giản.
Với những nguyên liệu trong nước có thể đáp ứng được về chất lượng, giá cả, điều kiện giao nhận Công ty da giầy Việt Nam sẽ mua trong nước để giảm chi phí, đơn giản trong khâu mua hàng. Còn một số nguyên phụ liệu mà trong nước chưa đáp ứng được hoặc phía đối tác yêu cầu phải mua từ những nhà sản xuất cụ thể, Công ty sẽ tiến hành nhập khẩu.
Một số nguyên vật liệu Công ty phải nhập khẩu: keo Latex, đế giầy cao cấp, chỉ, da trang chí…các nguyên vật liệu này có thể được nhập khẩu từ những bạn hàng quên thuộc của Công ty hoặc thông qua các trung gian thương mại Công ty tìm kiếm những nhà cung cấp mới với những điều kiện bán hàng thuận lợi hơn cho Công ty.
Biểu hình 2.4:
Kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty da giầy Việt Nam trong thời gia qua.
Đơn vị: USD
Chủng loại Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh
2006/2005 (%) Keo Latex 98.000 102.000 117.000 115 Chỉ 50.000 54.000 46.000 85,2 Đế giầy cao cấp 107.000 120.000 115.000 95,8 Da trang chí 23.000 28.000 19.000 67,9 Khoá 15.000 17.000 13.000 76,5 Các loại khác 11.000 9.000 4.000 44,4
(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu)
ở bảng trên ta có thể thấy riêng keo Latex giá trị nhập khẩu năm trước không giảm so với năm sau là do loại keo này hiện trong nước vẫn chưa sản xuất được. Các nguyên liệu
phụ khác do sản xuất trong nước đã dần đáp ứng được một phần nên giá trị nhập khẩu giảm qua các năm.
4.2. Phân tích tình hình xác lập giá
Với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, nhập khẩu hàng hoá về để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các công ty này thường tiến hành định giá hàng hoá dựa trên giá hàng hoá mua vào và tình hình giá cả trên thị trường để có chính sách định giá hợp lý. Công ty Da giầy Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu phụ phục vụ sản xuất giầy dép để gia công. Công ty nhận nguyên liệu chính để gia công thành thành phẩm cho khách hàng và hưởng phí gia công. Với những nguyên vật liệu phụ, khách hàng có thể thảo thuận giá và nhờ Công ty mua với chất lượng và chủng loại quy định. Dựa vào đó, công ty tiến hành lựa chọn nguồn hàng.
Mức giá nhập khẩu nguyên liệu phụ do Công ty tự thoả thuận với nhà xuất khẩu, mức giá này không nhất thiết phải bằng với giá công ty thoả thuận với người đặt gia công, nó thường thấp hơn và công ty có thể hưởng mức chênh lệch về giá này. Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn hàng và thoả thuận gía mua có ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.
4.3. Phân tích tình hình xác lập kênh phân phối
Khi nhập khẩu nguyên vật liệu phụ công ty sẽ mua theo hình thức CIF hoặc DAF. Khi mua theo hình thức này bên bán chịu trách nhiệm giao hàng tại cảng do bên mua chỉ định. Toàn bộ chi phí sẽ được tính vào giá thành của hàng nhập khẩu. Thông thường công ty sử dụng hình thức nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất, không thông qua bất cứ một trung gian thương mại nào.
Sử dụng hình thức chuyên chở này sẽ đơn giản hơn rất nhiều cho Công ty trong việc lựa chọn các trung gian cũng như các phương tiện chuyên chở trong quá trình vận chuyển hàng hoá.
4.4. Phân tích tình hình xác lập xúc tiến thương mại nhập khẩu
Hiện nay, Công ty da giầy Việt Nam chưacó phòng ban nào chuyên về công tác xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, Công ty là thành viên của Hiệp hội da giầy Việt Nam và tham gia đầy đủ vào các hoạt động xúc tiến thương mại mà Hiệp hội tổ chức và tham gia trên thị trường quốc tế.
Công ty đã cùng với các doanh nghiệp da giầy Việt Nam tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành nhằm trưng bày và giới thiệu sản phẩm đồng thời tiếp xúc, khai thác và đánh giá khả năng từng thị trường, mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh. Đặc biệt, từ năm 2003, khi Hiệp hội da giầy Việt Nam được giao chủ trì đầu mối thực hiện
chương trình xúc tiến thương mại ngành da-giầy (thuộc chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia) giai đoạn 2003-2005 và 2006-2010. Với chương trình xúc tiến thương mại nêu trên trong 4 năm qua, Công ty da giầy Việt Nam đã tham gia trên 50 hoạt động do Hiệp hội tổ chức, trong đó trọng tâm là chương trình Hội chợ triển lãm và chương trình đào tạo.
Đến thời điểm hiện tại, Công ty da giầy Việt Nam đã từng tham gia: trưng bày tại Hội chợ GDS (Đức) 2 kỳ/năm, tại Garda 2 kỳ/năm, tại Las Vegas (Mỹ) 2 kỳ/năm, tại Nhật 1 kỳ/năm, tại Hồng Kông và Trung Quốc dự kiến sẽ tham gia vào năm 2007. Công ty tham gia vào các đoàn khảo sát tại các thị trường sau: tại Tây Âu (Italia, Đức, Pháp, Anh), tại thị trường Đông Âu (Ba Lan, Hungari, Tiệp, Nga, Ucraina,…), tại Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật, Mỹ, Nam Phi và hướng tới thị trường úc, Canada, New Zeland trong năm 2007.
Với việc tham gia vào các hoạt động trên Công ty không những có thể tăng cơ hội ký kết các hợp đồng gia công quốc tế mà còn dễ dàng hơn khi Công ty tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu. Hoạt động xúc tiến thương mại nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty chỉ dừng lại ở đây. Hiện tại, hầu như Công ty không có hoạt động xúc tiến thương mại giành riêng cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu phụ. Chủ yếu Công ty vẫn dựa trên các mối quan hệ làm ăn cũ và không có chính sách ưu đãi gì đối với các nhà cung cấp.