1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kì phương pháp học đại học sáng thứ 4 đề tài áp lực đồng trang lứa peer pressure

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Lực Đồng Trang Lứa - Peer Pressure
Tác giả Phạm Thị Ngọc Hân
Người hướng dẫn Ths. Trần Xuân Tiến
Trường học Trường Đại học Văn Hiến
Chuyên ngành Phương Pháp Học Đại Học
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Với sự thay đổi chóng mặt của thời đại xã hội cũng có nhiều sự thay đổi tươngứng và vấn đề về “Áp lực đồng trang lứa” ngày nay càng được mọi người quan tâm.Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH



-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC (SÁNG THỨ 4)ĐỀ TÀI: ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA – PEER PRESSURE

GVHD: Ths Trần Xuân TiếnHỌ VÀ TÊN: Phạm Thị Ngọc HânMSSV: 231A040069

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2023

1

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá khứ việc “Áp lực đồng trang lứa” chưa thực sự nổi lên nhiều so vớihiện nay Bởi lẽ lúc ấy tính cạnh tranh chưa cao, chưa có nhiều thử thách cho mọingười, đặc biệt là các bạn trẻ chưa có nhiều trải nghiệm, một phần nào đó cũng dochưa có nhiều người tự đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và những yêu cầu dành bảnthân mình

Với sự thay đổi chóng mặt của thời đại xã hội cũng có nhiều sự thay đổi tươngứng và vấn đề về “Áp lực đồng trang lứa” ngày nay càng được mọi người quan tâm.Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng sau những thành tích, sự thành công mà chúng tôi đãđạt được thì hằng đêm chúng tôi đã phải cố gắng, lao lực như thế nào không? Chắchẳn mọi câu trả lời đều là: “Không” Bởi vì nếu như họ chịu đặt mình vào vị trí củachúng tôi một lần thì sẽ hiểu được cảm giác mà chúng tôi đang phải gánh chịu đó là“Áp lực đồng trang lứa” bởi vì xung quanh có quá nhiều người tài giỏi hơn Áp lựcnhư một cơn mưa ngày càng lớn ép chúng tôi vào đường cùng khiến cho chúng tôi trởnên nghẹt thở, có mấy ai hiểu được Áp lực chính những điều tiêu cực quẩn quanhtrong cuộc sống của chúng tôi, đó là những cảm xúc ta luôn tìm cách trốn trách và baobiện thay vì tìm cách giải quyết nó, đặc biệt là lớp trẻ ngày nay Đặc biệt, là cha mẹluôn muốn con em mình làm theo ý họ, không được chọn trường mình yêu thích,không được thực hiện niềm đam mê, mơ ước của mình Phần đông cha mẹ định hướngcho con mình học ngành mà theo họ thấy “dễ xin việc”, “có tương lai”, hay “theonghiệp của gia đình” Ép con mình phải được học sinh giỏi để gia đình được hãnh diệnvà câu nói “con người ta” được bắt đầu từ những bài kiểm tra điểm thấp ở lớp, và mộttrong những thói quen hàng ngày, đó là không ngừng so sánh bản thân mình với ngườikhác Mặc dù đó là nền tảng để mọi người có thể phấn đấu hơn nổ lực hơn để thànhcông trong tương lai Nhưng cũng không vì vậy mà bắt ép, ép buộc chúng ta phải theomột khuôn khổ nào đó làm dẫn tới trình trạng gây áp lực, áp lực quá lớn có thể ảnhhưởng đến kết quả học tập, làm việc, mà còn ảnh hướng đến sức khỏe gây nên một sốbệnh nguy hiểm như: nhức đầu, mất ngủ triền miên, trầm cảm, tâm lí không ổn định,…

Qua đó với mong muốn giúp cho sinh viên, thanh thiếu niên nói chung và mọingười trên đất nước Việt Nam nói riêng có thể nhận thức rõ ràng hơn về những vấn đềhậu quả to lớn của việc “Áp lực đồng trang lứa” gây ra và cũng một phần nào đó giảiquyết được cho bản thân không phải gặp tình trạng PEER PRESSURE Nên tôi quyếtđịnh chọn chủ đề “Áp lực đồng trang lứa”

Trân trọng kính chào

2

Trang 3

MỤC LỤCCHƯƠNG I “ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA” VÀ BIỂU

HIỆN CỦA “ÁP LỰC ĐỒNG TRANG

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC “ÁP LỰC

ĐỒNG TRANG LỨA’ CỦA GIỚI TRẺ

CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO HIỆN

1 Tin tưởng, thấu hiểu bản thân không so sánh mình

Trang 4

CHƯƠNG 1: “ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA” VÀ BIỂU HIỆN

CỦA “ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA”

1 Khái niệm

Là hiện tượng xảy ra khi bạn chịu ảnh

hưởng bởi nhóm bạn cùng tuổi, các

Peer pressure (Áp lực đồng trang lứa) là khi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi nhómbạn cùng tuổi, các bạn cùng lớp, cùng lĩnh vực chuyên môn hay đồng nghiệp Xuấtphát từ bên trong con người của bạn hoặc do yếu tố xung quanh thúc đẩy và hình thànháp lực Nó hiện diện từ sâu trong tiềm thức, khiến cho chúng ta làm những phép sosánh giữa bản thân và những người đồng trang lứa, từ đó làm nãy sinh những áp lực vàcảm xúc buồn bã không đáng có

2 Đối tượng

Thanh thiếu niên là đối tượng được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập đến việc áplực đồng trang lứa bởi sự thiếu hụt kinh nghiệm sống, tâm sinh lí chưa được phát triểntoàn diện nên dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những yếu tố bên ngoài

Tuy nhiên, người lớn cũng không hẳn không bao giờ mắc phải tình trạng này.Các tiêu chuẩn đánh giá của xã hội trở thành một thước đo chuẩn mực, vô tình tácđộng trực tiếp đến tâm lí của cá nhân mỗi người Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng nhậunhẹt, hút thuốc để giải tỏa căng thẳng, áp lực vì đồng nghiệp giỏi hơn mình, áp lực vìgia đình người ta hạnh phúc, con cái đầy đủ hơn gia đình mình,… Hầu hết, ai cũngtừng có giai đoạn cảm thấy mình thua kém bạn bè, so sánh bản thân mình với ngườikhác, bởi vì thế mà tùy theo cách xử lý mức độ ảnh hưởng khác nhau

3 Biểu hiện

4

Trang 5

Tùy từng độ tuổi, tính cách, cách suy nghĩ và nhận thức mà các biểu hiện của áplực đồng trang lứa được thể hiện theo các cách khác nhau Tuy nhiên, đa phần nóthường mang tính tiêu cực, đặc biệt mỗi khi nhìn thấy những người bạn cùng tuổinhưng có thứ hạng cao hay đời sống tốt hơn mình, dù chỉ là một chút hoặc theo cácđánh giá của họ Áp lực này sinh ra từ bên trong, nhưng nó cũng có những biểu hiệnkhá rõ rệt về mặt cơ thể, tinh thần, qua hành vi.

3.1 Biểu hiện cơ thể

Yếu tố đầu tiên, rất dễ nhận thấy ở người đang căng thẳng, stress, lo lắng do áplực đồng trang lứa đó là về mặt cơ thể Đang phải chịu một áp lực quá lớn, vượt quasức chịu đựng của bản thân cụ thể như sau:

+ Mệt mỏi;

+ Chóng mặt;+ Đau đầu;+ Trí nhớ giảm;+ Khó tập trung;+ Kiệt sức; + Tinh thần uể oải

3.2 Biểu hiện về mặt tình cảm

+ Có nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi một cách nhanh chóng;

+ Cảm thấy bồn chồn, lo lắng, sợ hãi;+ Luôn có cảm giác bị mọi người coi thường, thiếu tự tin, mặc cảm;+ Cảm thấy vô vọng, mất phương hướng;

5

Trang 6

+ Tự đổ lỗi cho bản than;+ Dễ bị tổn thương.

3.3 Biểu hiện về mặt hành vi

+ Rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon vì suy nghĩ quá nhiều;+ Tinh thần dễ tiêu cực hơn, dễ trở nên cáu gắt với mọi người xung quanh; + Ít gặp gỡ những người xung quanh hơn, thu mình lại không muốn tiếp xúc vớingười khác;

+ Luôn có tâm lí so sánh mình với bạn bè xung quanh, đặc biệt hơn là chỉ so sánh mình với những người có đời sống, công việc tốt hơn, không quan tâm đếnnhững người bằng hay kém năng lực hơn bản thân;

+ Uống rượu bia và hút thuốc lá. Qua đó ta có thể thấy, người có biểu hiện bị áp lực đồng trang lứa thường có cảm xúc buồn bã, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, trong tư duy thì mất tập trung, giảm trí nhớ, bị lẫn lộn dần dần dẫn đến tình trạng stress thậm chí trầm cảm kèm theo những hành vi dễ cáu gắt, khó ngủ có thể sử dụng những chất kích thích uống rượu bia, hút thuốc lá để giải tỏa áp lực bất chấp những ảnh hưởng về mặt sức khỏe

6

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC “ÁP LỰC ĐỒNG TRANG

LỨA’ CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY

1 Nguyên nhân dẫn tới tình trạng áp lực đồng trang lứa

Áp lực đồng trang lứa là một tâm lý chung mà dường như ai cũng từng trảiqua Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

 Hoàn cảnh gia đìnhTrên thực tế, những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn thường dễ bị áp lựcđồng trang lứa hơn những đứa trẻ có hoàn cảnh sống tốt Bởi phải sống trong gia đìnhkhó khăn khiến trẻ bị hạn chế về nhiều mặt Từ trang phục, ăn uống cho đến tiền bạcvà điều kiện học hành Trong khi đó, trẻ ở độ tuổi dậy thì lại hay có thói quen so sánhbản thân với bạn bè Trẻ thường tỏ ra tự ti, xấu hổ và ngại ngùng khi thấy bạn bè đượcăn ngon, mặc đẹp Nhiều trẻ còn từ chối các cuộc tụ tập vui chơi cùng bạn bè và ít dámthể hiện bản thân vì sợ bị cô lập

 Cách giáo dục của cha mẹCách giáo dục của cha mẹ cũng chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trìnhhình thành nhân cách của trẻ Việc cha mẹ thường xuyên chê bai và phê phán cũng sẽtạo ra nhiều áp lực cho con Đặc biệt, nhiều cha mẹ còn có thói quen so sánh con mìnhvới những người bạn đồng trang lứa Khi còn nhỏ là sự so sánh về kết quả học tập.Còn khi trưởng thành lại so sánh về công việc, lương thưởng, những đóng góp cho giađình hay so sánh về vấn đề hôn nhân Cách giáo dục không lành mạnh từ cha mẹ cóthể là nguyên nhân dẫn tới áp lực đồng trang lứa Hơn nữa, yếu tố này còn làm giatăng mâu thuẫn trong gia đình vì các con luôn cảm thấy bố mẹ quá áp đặt và thiếu tôntrọng con

 Áp lực sống trong tập thể Sống trong một môi trường tập thể, không ai mà không mong muốn bản thânđược mọi người công nhận, được chú ý đến, được hòa nhập trong mọi hoạt động.Chẳng hạn như việc học của chúng ta khi vào một lớp học rất giỏi chúng ta phải nổ lựchết mình và gặp nhiều vất vả áp lực nhưng không bao giờ lơ là chỉ một phút chóc màchúng ta lơ là đi thì sẽ bị các bạn bỏ rất xa và sẽ rất lo lắng rằng ta sẽ không còn nằmtrong top học giỏi không còn được chú ý đến phải sống trong nỗi lo âu, căng thẳng.Những người trưởng thành thường ngại đến các cuộc họp lớp bởi họ luôn sợ bản thânmình là người thất bại, sợ bị lạc lõng khi các bạn đang bàn về chuyện mua nhà, mua xetrong khi mình vẫn đang chật vật, vất vả, bương chãi với công việc và cuộc sống Áplực đồng trang lứa ở những người trưởng thành còn nặng nề hơn áp lực của học sinh,bởi nó không chỉ còn nằm trong xếp hạng của lớp, của trường mà được tính toán dựatrên số dư tài khoản, tài sản mà họ đang có

 Ảnh hưởng từ định kiến xã hội

7

Trang 8

“Nhìn con nhà người ta mà xem”, một câu nói rất quen thuộc của các bậc chamẹ khái niệm này luôn được các bậc phụ huynh đem ra để so sánh và bắt ép con cáiphải nỗ lực, cố gắng để có được những thành tích tốt như bạn bè đồng trang lứa cũngchính vì điều này mà có thể thấy những định kiến về nghề nghiệp, năng lực, sự thànhcông rất quan trọng Thói quen so sánh đã hình thành từ trong tiềm thức của mỗingười, chịu tác động từ chính gia đình ngay từ thời thơ ấu nên việc có những tư tưởngtâm lý tự ti và mặc cảm với chính bản thân mình và dần dần hình thành những áp lựcđồng trang lứa là điều khó tránh khỏi Định kiến xã hội thường thấy trong nhiều khíacạnh khác nhau và đều do chính những con người tự tạo ra, tự tạo áp lực cho chínhmình Ví dụ như mọi người luôn cho rằng phải làm văn phòng, phải làm giám đốc mớilà thành công, bán hàng online chỉ là công việc cho những người không được học hànhđoàng hoàng, không có bằng cấp Tuy nhiên thực tế, đôi khi doanh thu của nhữngngười bán hàng online còn cao hơn người đi làm văn phòng gấp đôi, gấp ba mà lạithoải mái hơn về rất nhiều thứ như là tự do về giờ giấc, có thể họ vừa bán hang mà vừasong song đó làm những công việc khác,….

 Sự phát triển của mạng xã hộiVới thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, mạng xã hội được xem như mộtcông cụ quan trọng và không thể thiếu đối với đời sống của mỗi con người Nó khôngchỉ giúp chúng ta thư giãn, kết nối cộng đồng nó có thể đem đến cho bạn vô vàn thôngtin hữu ích thú vị, đem đến cho bạn nhiều vui tiếng cười, giúp mọi người kết giao bạnbè mà còn là trợ lý rất đắc lực không thể thiếu trong quá trình học tập, làm việc hàngngày Tuy nhiên, mạng xã hội là chính là con dao hai lưỡi có thể giết chết cả một thếhệ nếu chúng ta không biết cách sử dụng nó một cách hợp lý Trong thực tế, nhờ vàomạng xã hội mà con người có thể dễ dàng cập nhật được những thông tin trên khắp cảnước và toàn cầu Song song với đó, nó khiến bạn tiêu cực hơn rất nhiều và nhiềungười thường có thói quen khoe khoan, phô phương, lạm dụng các trang mạng xã hộiđăng tải lên những hình ảnh cho rằng mình có cuộc sống rất giàu sang sung túc trênFacebook, Zalo, Instagram…Chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhữngngười bạn bè đồng trang lứa đã có sự nghiệp ổn định, có nhà, có xe, hay những câuchuyện đi lên từ bàn tay trắng Với những sự thành công của người khác, bạn sẽ rất dễđặt ra những câu hỏi cho bản thân mình và suy nghĩ rằng mình là kẻ kém cỏi, bất tài, tệhại

 Thường xuyên gặp thất bạiNhững người thường xuyên gặp thất bại trong cuộc sống họ cũng rất dễ bị áplực đồng trang lứa Bởi vì liên tiếp thất bại khiến cho họ có tâm lý thiếu tự tin, mặccảm Đồng thời, họ cảm thấy bản thân vô dụng, bản thân mình là kẻ thất bại và kémcỏi trước sự thành công của bạn bè, và họ có thể nãy sinh những suy nghĩ tiêu cực làmhại đến bản thân mình

8

Trang 9

2 Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa

Áp lực bạn bè thường ảnh hưởng nhiều hơn đến thanh thiếu niên Khi con bạndần lớn lên, bạn bè cùng trang lứa sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc sống củachúng Bạn bè có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ thói quen nghe nhạc, cách ăn mặc haynói chuyện Áp lực đồng trang lứa không phải lúc nào cũng lệch lạc Thực tế cho thấy,nó có thể mang đến cả những tác động tích cực và tiêu cực

2.1 Ảnh hưởng tích cực

“Áp lực tạo nên kim cương” áp lực từ sự thành công của những người bạn xungquanh để bạn trở nên nỗ lực hơn, cố gắng hơn Giúp họ có động lực hơn thúc đẩy họphát triển hơn để hành động và đạt được những thành tích như họ mong muốn:

- Thúc đẩy bạn chăm chỉ học hỏi nhiều hơn, để đạt điểm cao hơn, tiến bộ trongcông việc;

- Tìm những người có thái độ tích cực, tràn đầy nhiệt huyết và quyết tâm vươnlên, những hình mẫu đã đi lên từ những áp lực đó để mình phấn đấu, tiến bộ hơn;

- Kiếm việc làm sau giờ học hay ngoài công việc chính, tăng nguồn thu nhập;- Thực tế cũng không thể phủ nhận việc áp lực có thể khiến chúng ta nhanh tiếntới thành công hơn Kể cả khi có vấp ngã thì chính những áp lực xung quanh lại khiếnchúng ta không có thời gian để than vãn mà sẽ nhanh chóng đứng dậy để bước tiếp;

- Truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh để họ nỗ lực hoàn thiện bảnthân

2.2 Ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh mặt tích cực, thì hậu quả của áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng rấtnhiều tới cuộc sống của họ Những tác động tiêu cực đó mang tính huỷ hoại, tiêu cực,gây tổn hại cho bản thân hoặc người khác

- Áp lực từ sự so sánh khiến bạn cảm giác luôn chán nản và dễ thất bại: do chỉmuốn thành công nhanh chóng, làm mọi việc vội vàng mà không chịu nhìn nhận vấnđề một cách thấu đáo rõ ràng hơn Muốn thể hiện bản thân không thua kém người khácnên cá nhân dễ bị kích động khi bị ai đó khiêu khích;

- Trầm cảm, luôn cảm thấy lo lắng và áp lực khi ở những người xung quanhxuất sắc Luôn sống trong sự mệt mỏi căng thẳng, tinh thần tiêu cực, việc làm sa sútgiảm tốc độ;

- Vì những áp đặt mong muốn từ xã hội và những người xung quanh nên bạn cốche đi sự mệt mỏi và mất đi sự tự tin, sự tự trọng của bản thân khi phải chạy đua theongười khác;

9

Trang 10

- Suy giảm chất lượng cuộc sống khi phải học tập và làm việc quá sức nhưngkhông hiệu quả;

- Tạo khoảng cách với mọi người xug quanh: có thể xa rời các mối quan hệ dochịu nhiều áp lực, luôn lo lắng rằng mọi người sẽ hỏi về thứ hạng, công việc hay tiềnđồ của mình Có xu hướng nóng nảy, cáu gắt, dễ gây ra tranh cãi hơn, đặc biệt vớinhững người thân trong gia đình;

- Có thể gây ra những hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe điển hình như: uốngrượu bia, hút thuốc lá, thử ma túy, đua xe,…

- Áp lực đồng trang lứa quá lớn không thể kiểm soát được có thể tang nguy cơbị trầm cảm rất cao

10

Trang 11

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO HIỆN TƯỢNG “ÁP

LỰC ĐỒNG TRANG LỨA”1 Tin tưởng, thấu hiểu bản thân không so sánh mình với người khác:

Sự phát triển của xã hội, nhịp sống con người ngày càng tăng nhanh Con ngườiluôn tìm cách để khẳng định mình sao cho không bị bỏ lại ở phía sau, đặc biệt ởtuổi trẻ có những mục tiêu to lớn Tất nhiên điều này không có nghĩa là bạn phảitrở nên cá biệt nhưng bạn hoàn toàn có thể làm mình nổi bật và được công nhậnthông qua chính những điểm mạnh của bản thân chứ không phải chạy theo xuhướng để hòa nhập Hãy thử suy nghĩ lại mình thực sự thích điều gì, thế mạnh làgì Và thất bại có thể xảy ra nhưng chính sự đam mê, sự tìm tòi học hỏi sẽ là yếutố giúp bạn không cảm thấy chán nản, không lùi bước mà quyết tâm để thànhcông “Nhìn lên mình chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống không ai bằng mình”.Thay vì nhìn lên, hay nhìn xuống thì mình hãy nhìn xung quanh, nhìn vào bảnthân để tìm ra ưu nhược điểm của bản thân để có thể cải thiện hơn Tuy nhiênviệc phán xét so sánh bản thân với người khác không làm mình hạnh phúc hơnmà ngược lại còn làm mình thấy tự ti và kém cõi hơn họ, do đó không phát xétbản thân cũng như không phán xét mọi người xung quanh là cách để bản thânhạnh phúc hơn từng ngày Bạn nên biết rằng, nhiều người thành công không phụthuộc hoàn toàn vào sự nỗ lực mà còn có cả yếu tố di truyền hay sự may mắncũng là một phần trong đó Tuyệt đối không nên so sánh bản thân mình với cácbạn đồng trang lứa Điều này rất dễ khiến cho bản thân bạn bị tổn thương và phảihứng chịu rất nhiều áp lực Chẳng ai có thể sống giúp cho cuộc đời của mình, nênmình hãy cố gắng dành tâm trí để hài lòng với chính mình và cải thiện để sống tốthơn bạn

2 Biết trân trọng bản thân,yêu bản thân mình, sống có mục tiêu:

Những áp lực khiến bạn chỉ biết cố gắng để bằng với bạn bè đồng trang lứa, chỉchạy theo số đông mà quên mất đi dành thời gian cho bản thân mình Bản thânchỉ chạy theo người khác, khi người khác nhìn vào bạn có thể là người rất thànhcông nhưng sự thật sâu bên trong thâm tâm bạn thì lại chẳng hề cảm thấy vui vẻ,hạnh phúc và cũng cảm thấy không còn được là chính mình nữa chỉ chạy theonhững cái nhìn của người khác mà quên mất bản than mình thật sự cần gì vàmuốn gì Nên vì thế dù có như thế nào đi nữa, thì bạn cũng đừng quên bản thânmình và gia đình mới thực sự là quan trọng Mỗi một bước tiến mới đạt đượcthành công, hãy tự thưởng cho bản thân một thứ gì đó để khích lệ chính mình.Hãy trân trọng những gì mình đã có và tự đặt ra cho mình mục đích sống thật phùhợp, một lẽ sống đúng đắn, có mục tiêu rõ ràng phù hợp với bản thân mình, làmnhững việc mình thật sự yêu thích và muốn cống hiến hết mình với công việc đó.Có mục tiêu rõ ráng sẽ giúp ta có động lựa phấn đấu hơn và chúng ta biết mìnhđang đi đâu và sẽ đến đâu, ta sẽ chẳng lăn tăn, suy nghĩ về bản thân mình nữa

3 Tiến về phía trước nhưng cũng đừng quên phía sau, biến áp lực trởthành động lực, nổ lực để hoàn thiện bản thân:

Khi bạn bị áp lực đồng trang lứa với một người giỏi hơn, thành công hơn,nhưng cũng có người kém hơn đang ghen tị, cũng đang chịu áp lực khi nhìn về

11

Ngày đăng: 18/09/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN