1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kì tâm lý học đại cương phân tích quan điểm của a n leonchiev về sự hình thành và phát triển nhân cách

17 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích quan điểm của A.N.Leonchiev về sự hình thành và phát triển nhân cách
Tác giả Phạm Cẩm Ly
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học đại cương
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu - Bình luận về quan điểm của A.N.Leonchiev bằng tri thức tâm lý học- Nêu các khái niệm, ví dụ về các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách 3.. Ông cũn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA: QUỐC TẾ HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa

Người thực hiện: Phạm Cẩm Ly

Mã sinh viên: 22031937

Lớp: K67 Quốc tế học CLC

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài/ý nghĩa của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu đã áp dụng trong bài 2

5 Bố cục của tiểu luận 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI 3

1.1 Tổng quan về A.N.Leonchiev và quan điểm về nhân cách 3

1.1.1 A.N.Leonchiev 3

1.1.2 Quan điểm của A.N.Leonchiev về nhân cách 3

1.2 Khái quát về nhân cách 4

1.2.1 Một số khái niệm liên quan 4

1.2.2 Khái niệm nhân cách trong tâm lí học 4

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH 5

2.1 Di truyền 5

2.2 Giáo dục 6

2.3 Hoạt động 6

2.4 Giao tiếp 7

2.5 Tập thể 8

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA A.N.LEONCHIEV VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH 9

3.1 Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển trong điều kiện cụ thể của hoạt động cá nhân trong xã hội 9

3.2 Nhân cách là một cấu tạo trọn vẹn thuộc một loại đặc biệt, người ta sinh ra không phải đã là một nhân cách mà người ta trở thành nhân cách 11

KẾT LUẬN 13

Trang 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài/ý nghĩa của đề tài

A.N.Leonchiev quan điểm rằng: “Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển trong điều kiện cụ thể của hoạt động cá nhân trong xã hội Nhân cách là một cấu tạo trọn vẹn thuộc một loại đặc biệt, người ta sinh ra không phải đã là một nhân cách mà người ta trở thành nhân cách”

Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào môi trường, điều kiện mà họ sống và tiếp xúc Nhân cách là một cấu trúc phức tạp bao gồm tập hợp các đặc điểm cốt lõi của một cá nhân được hình thành bởi kinh nghiệm, giá trị, hoạt động, phản ứng và thái độ độc đáo của họ trong xã hội Những đặc điểm này tạo thành một tổng thể hài hòa có thể xác định mức độ thành công hay thất bại của một cá nhân trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, từ thành tích nghề nghiệp đến quản lý các mối quan hệ

Mỗi người đều có tính cách độc đáo của riêng mình, cuối cùng được hình thành bởi nhiều điều kiện xã hội mà họ sống Để hiểu nhân cách được hình thành và phát triển như thế nào, chúng ta phải xem xét các yếu tố khác nhau tác động đến trải nghiệm của một cá nhân trong suốt cuộc đời Điều này bao gồm cấu trúc gia đình nơi họ lớn lên, cũng như các điều kiện xã hội rộng lớn hơn như cơ hội kinh tế, giáo dục, tiếp cận chăm sóc sức khỏe và các nguồn lực khác Nhân cách là một cấu trúc động phức tạp thuộc phạm trù riêng của nó - nó có cả mặt tích cực và tiêu cực nhưng cuối cùng thì nhân cách của họ được hình thành và phát triển như thế nào thông qua những trải nghiệm khác nhau này là tùy thuộc vào mỗi cá nhân

Do vậy, bài tiểu luận này nghiên cứu về nhân cách, sự hình thành - phát triển nhân cách, vai trò của các yếu tố chi phối sự hình thành – phát triển nhân cách để giúp mọi người hiểu rõ hơn về nhân cách, đồng thời phê phán các quan điểm sai lầm về nhân cách

Trang 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu về nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân cách, vai trò của các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách

- Nâng cao nhận thức của mọi người về nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân cách, vai trò của các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Bình luận về quan điểm của A.N.Leonchiev bằng tri thức tâm lý học

- Nêu các khái niệm, ví dụ về các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Quan điểm của A.N.Leonchiev về nhân cách

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi nghiên cứu về thời gian

- Từ ngày 04/05/2023 đến ngày 24/05/2023

4 Phương pháp nghiên cứu đã áp dụng trong bài

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

5 Bố cục của tiểu luận

- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận gồm 4 phần:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về đề tài

+ Chương 2: Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách

+ Chương 3: Phân tích quan điểm của A.N.Leonchiev về sự hình thành và phát triển nhân cách

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan về A.N.Leonchiev và quan điểm về nhân cách

1.1.1 A.N.Leonchiev

A.N.Leonchiev là nhà triết học, nhà phê bình văn học, nhà sử học văn hóa của thế kỷ XX Leoncheyev sinh ra ở Mátxcơva và học triết học và văn học tại Đại học Quốc gia Mátxcơva Ông trở thành một nhân vật nổi bật trong giới văn học và triết học

ở Moscow trong những năm 1960 và 1970, và được ngưỡng mộ vì những hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa văn hóa và xã hội Ông là một trong những đại diện kết nối nghiên cứu nhân cách với chủ thể hoạt động, lý thuyết hoạt động của ông đã được các nhà tâm lý học đánh giá cao Theo quan điểm của ông, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức diễn ra trong xã hội Hoạt động bên ngoài quyết định phẩm chất bên trong của nhân cách, nhân cách là một cấu trúc tâm lý mới được hình thành trong cuộc sống

Ông cũng đưa ra những quan điểm mới về nhân cách, đó là: “Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển trong điều kiện trong điều kiện cụ thể của hoạt động cá nhân trong xã hội Nhân cách là một cấu tạo trọn vẹn thuộc một loại đặc biệt, người ta sinh ra không phải đã là một nhân cách mà người ta trở thành nhân cách”

1.1.2 Quan điểm của A.N.Leonchiev về nhân cách

A.N.Leonchiev khẳng định quan điểm, nhân cách không chỉ là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác như: Triết học, sử học, xã hội học, nhân chủng học, thể chất học, di truyền học… Ông

đã phản đối những quan điểm sai lệch về nhân cách theo quan niệm của W.James rằng nhân cách là người đóng vai trò điều chỉnh các quá trình tâm lý, nhân cách là ông chủ của các chức năng tâm lý A.N.Leonchiev cho rằng, quan niệm trên đã thần bí hóa các

vấn đề nhân cách A.N.Leonchiev coi nhân cách như “Một cấu tạo tâm lí mới được hình thành trong các quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của người đó” Đứa trẻ trở thành nhân cách khi nó là chủ thể của mối quan hệ xã hội Khác

với cá nhân, nhân cách không hình thành trước khi nó biết hoạt động Nhân cách chỉ

Trang 7

hình thành và phát triển trong điều kiện cụ thể bằng hoạt động của cá nhân trong xã hội

1.2 Khái quát về nhân cách

1.2.1 Một số khái niệm liên quan

- Con người là một khái niệm rất rộng Tuy nhiên, trong khoa học xã hội, một định nghĩa đã được thừa nhận rộng rãi là: Con người là một thức thể sinh học – xã hội

- Cá nhân cũng là một thực thể sinh học – xã hội, nhưng được xem xét cụ thể riêng từng người, với các đặc điểm về sinh lí, tâm lí và xã hội để phân biệt cá nhân này với

cá nhân khác với cộng đồng

- Chủ thể là thuật ngữ được sử dụng khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất định một cách có ý thức và có mục đích, nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt động đó

- Cá tính: Khái niệm cá tính dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm trí (hoặc sinh lí) của cá thể động vật hoặc cá thể (cá nhân) người

- Nhân cách: Khái niệm nhân cách chỉ bao hàm phần xã hội, tâm lí của cá nhân với tư cách thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người – người của hoạt động có ý thức và giao lưu

1.2.2 Khái niệm nhân cách trong tâm lí học

Có nhiều cách định nghĩa và quan niệm khác nhau về nhân cách Ngay từ năm

1949, G.Allport đã dẫn ra trên 50 định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lí học về nhân cách Các nhà tâm lí học khoa học cho rằng khái niệm nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội – lịch sử , nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng người Cuối cùng ta có kết luận, nhân cách là sự tổng hòa không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lí – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của

Trang 8

mỗi cá nhân Những thuộc tính tâm lí tạo thành nhân cách thường thể hiện trên ba cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ biểu hiện ra bằng hoạt động và các sản phẩm của nó

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

TRIỂN NHÂN CÁCH

Dưới góc độ tâm lý học mácxít, nhân cách con người không phải bẩm sinh, cũng không phải dần dần được bộc lộ từ bản năng gốc Nhân cách là một cấu trúc tâm

lý mới được hình thành và phát triển ở mỗi người trong quá trình sống, hoạt động và giao tiếp Như V.I.Lênin đã khẳng định: “Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo đức của xã hội mà con người là thành viên”

A.N.Leonchiev, nhà tâm lý học nổi tiếng của Liên Xô cũng chỉ ra rằng : “Nhân cách cụ thể là nhân cách con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hóa xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ xã hội mà nó gắn bó”

Trong quá trình hình thành, nhân cách bị chi phối bởi nhiều yếu tố như:

2.1 Di truyền

Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lí của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm cấu tạo và chức năng của các giác quan và não Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao (cường độ , tính cân bằng và linh hoạt của các quá trình thần kinh) được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể Tuy nhiên, không thể kết luận về vai trò quyết định của di truyền trong sự hình thành và phát triển tâm lí nhân cách

Ví dụ: Nhà hóa học, nhà vật lý học người Pháp Irène Joliot-Curie được sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều là nhà vật lí, nhà hóa học nổi tiếng Marie Curie và Pierre Marie Curie và chồng bà Pierre Curie đều đoạt giải Nobel vì những khám phá

Trang 9

về phóng xạ, và con gái của họ Irène Joliot-Curie cũng đoạt giải Nobel cho công trình nghiên cứu về vật lý hạt nhân

2.2 Giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác đến con người Theo nghĩa hẹp thì giáo dục có thể xem như là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người

Ví dụ: Một người lớn lên với trình độ học vấn hạn chế có đầu óc khép kín và có thể không cởi mở với những ý tưởng hoặc niềm tin mới Ngược lại, một người đã trải qua nền giáo dục nghiêm ngặt và tiếp xúc với những trải nghiệm và nền văn hóa đa dạng có thể có tính cách cởi mở và dễ chấp nhận hơn Ngoài ra, một người được giáo dục về tầm quan trọng của quyền bình đẳng và công bằng xã hội có thể có tính cách nhân ái và đồng cảm hơn

2.3 Hoạt động

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp

sự hình thành và phát triển nhân cách Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích mang tính xã hội, mang tính cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định

Sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi người phụ thuộc chủ đạo ở mỗi thời

kì nhất định Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác, trong đó đặc biệt chú ý tời vai trò của hoạt động chủ đạo Vì thế phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với việc hình thành và phát triển nhân cách Việc đánh giá hoạt động là rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách Việc đánh giá sẽ chuyển dần thành tự đánh giá giúp

Trang 10

con người thấm nhuần những chuẩn mực, những kiểu giá trị xã hội trở thành lương tâm của con người

Ví dụ: Đối với sinh viên, mặc dù hoạt động học là chính, và nó cũng giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách, tuy nhiên muốn hoàn thiện và hình thành được nhân cách của mình sinh viên nên tích cực tham gia những hoạt động bên lề nhà trường như: văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động ngoại khoá, việc làm thêm Với sinh viên sư phạm thì yêu tố giáo viên hoạt động là yếu tố đặc biết cần thiết đối với việc rèn luyện kỹ năng nghề, tích luỹ kiến thức, sự sáng tạo, khả năng tư duy ngay từ lúc sinh viên đang học tập trong nhà trường

2.4 Giao tiếp

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người Nhu cầu giao tiếp

là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người C.Mác đã chỉ ra rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác và nó giao lưu một cách trực tiếp và gián tiếp với họ.”

Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa

xã hội, chuẩn mực xã hôi “tổng hòa các quan hệ xã hội” làm thành bản chất con người, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội

Ví dụ: + Câu chuyện về “Cậu bé người sói” Dina Sanichar – người được bầy sói nuôi lớn trong rừng rậm tại Ấn Độ Hành vi của Sanichar giống động vật hơn là con người Cậu bé đi bằng bốn chấn , chỉ thích ăn thịt sống và gặm xương để mài răng

+ Nếu ai đó thường xuyên nhận được những chỉ trích và phản hồi tiêu cực, điều đó có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của họ và dẫn đến tính cách hướng nội hoặc thu mình hơn

Trang 11

2.5 Tập thể

Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội Song con người lớn lên và trở thành có nhân cách không phải là trong môi trường xã hội trừu tượng, chung chung, mà trong môi trường xã hội cụ thể: gia đình, làng xóm, quê hương, khu phố, là các nhóm, cộng đồng và tập thể mà nó là thành viên Gia đình

là nhóm cơ sở, là cái nôi đầu tiên mà nhân cách con người được hình thành từ ấu thơ Con người là thành viên của các nhóm nhỏ: nhóm chính thức, nhóm không chính thức, nhóm thực và nhóm quy ước Các nhóm nhỏ như gia đình, nhóm bạn thân, lớp học, tổ công tác… có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách Các nhóm có thể đạt tới trình độ phát triển cao được gọi là tập thể

Ví dụ: + Chọn bạn mà chơi chọn nơi mà ở - Câu tục ngữ khuyên người ta cần biết chọn bạn bè tốt để chơi, chọn địa điểm, láng giềng tốt mà ở , để không bị ảnh hưởng bởi các thói hư tật xấu của mọi người xung quanh

+ Trong cuốn Tâm lý học tội phạm – phác họa chân dung kẻ phạm tội của tác giả Diệp Hồng Vũ có kể về một vụ án mà hung thủ là người đã sống trong gia đình không hòa thuận Robert K Ressler, chuyên gia về chân dung tội phạm tâm lý tội phạm đã tạo một cuộc khảo sát và nó cho thấy 40% tội phạm bị bố mẹ bạo hành hoặc quấy rối tình dục khi còn nhỏ, 70% người phạm tội đã từng chứng kiến cảnh bạo lực từ khi còn nhỏ và nhìn nhận mình với tư cách người bị hại

Tóm lại, nhân cách không chỉ do di truyền quyết định , mặc dù di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định một số khía cạnh trong tính cách của một người, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố môi trường như sự giáo dục của gia đình, xã hội hóa, các mối quan hệ ngang hàng và ảnh hưởng văn hóa cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách của một người Nhân cách không tĩnh mà năng động, vì nó có thể thay đổi và phát triển trong suốt cuộc đời do nhiều tác động bên trong và bên ngoài Hiểu và phát triển nhân cách của một người là điều cần thiết cho sự phát triển cá nhân, các mối quan hệ và thành công trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống

Ngày đăng: 27/08/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w