1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối liên hệ giữa áp lực đồng trang lứa và kết quả học tập của sinh viên khoa đào tạo đặc biệt trường đại học mở thành phố hồ chí minh

42 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mục tiêu đề tài: Đề tài nghiên cứu về mối liên hệ giữa áp lực đồng trang lứa và kết quả học tập của sinh viên Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.. Nghiên cứu n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

MỐI LIÊN HỆ GIỮA ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA VÀKẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA ĐÀO TẠO

ĐẶC BIỆT TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒCHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03/ năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

MỐI LIÊN HỆ GIỮA ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA VÀKẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA ĐÀO TẠO

ĐẶC BIỆT TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒCHÍ MINH

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hà ThuKhoa: Đào tạo Đặc Biệt

Các thành viên: Kiều Kim Ánh

Võ Thị Tú Lan Huỳnh Trọng Nghĩa

Người hướng dẫn: Trần Thị Thanh Trà

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03/ năm 2023

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Mối liên hệ giữa áp lực đồng trang lứa và kết quả học tập của Sinh

viên Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Mã số đề tài: 433

- Sinh viên chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hà Thu

- Khoa: Đào tạo Đặc Biệt Mã số sinh viên: 2057010763 - Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Trà

2 Mục tiêu đề tài:

Đề tài nghiên cứu về mối liên hệ giữa áp lực đồng trang lứa và kết quả học tập của sinh viên Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời, đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn những áp lực mà sinh viên đang đối mặt, nguyên nhân, biểu hiện hậu quả và qua đó đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về những áp lực đó để sinh viên biết cách ứng phó, hạn chế được những hậu quả đáng tiếc do những áp lực đó gây nên.

3 Tính mới và sáng tạo:

Những nghiên cứu có liên quan về “Áp lực đồng trang lứa” ở học sinh, sinh viên nói chung, và sinh viên của Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang được các nhà nghiên cứu về tâm lý học quan tâm Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về “Áp lực đồng trang lứa”, tuy nhiên về mối liên hệ giữa chúng và kết quả học tập của các bạn sinh viên thì vẫn chưa có những giải đáp thỏa đáng.

Hội chứng “Áp lực đồng trang lứa” chính là yếu tố chủ chốt góp phần tạo ra mối liên hệ trực tiếp với kết quả học tập của các bạn sinh viên Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ thực trạng, đặc điểm, và những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của “Áp lực đồng trang lứa” ở các bạn sinh viên của Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các bạn sinh viên của Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh có cái nhìn tổng quan hơn về “Mối liên hệ giữa Áp lực đồng trang lứa và kết quả học tập” Chúng tôi hy vọng công trình nghiên cứu này của nhóm có thể đóng góp một cách tích cực nhất cho đời sống tinh thần của các bạn sinh viên của Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 4

4 Kết quả nghiên cứu:

Thông qua quá trình nghiên cứu về đề tài “Mối liên hệ của áp lực đồng trang lứa và kết quả học tập của sinh viên Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh”, nhóm nghiên cứu của chúng tôi cũng đã đưa ra được những áp lực mà sinh viên đang gặp phải, nguyên nhân, biểu hiện hậu quả và thông qua đó đã đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về những áp lực đó để sinh viên biết cách ứng phó, hạn chế được những hậu quả do áp lực đồng trang lứa gây nên.

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốcphòng và khả năng áp dụng của đề tài:

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các bạn sinh viên của Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh có cái nhìn tổng quan hơn về “Mối liên hệ giữa Áp lực đồng trang lứa và kết quả học tập” Chúng tôi hy vọng công trình nghiên cứu này của nhóm có thể đóng góp một cách tích cực nhất cho đời sống tinh thần của các bạn sinh viên của Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ

tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Trang 5

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2 2 Tổng quan nghiên cứu 4 2.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 4

2.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước 7

3 Đối tượng nghiên cứu 8 4 Mục tiêu nghiên cứu 9 5 Câu hỏi nghiên cứu – Giả thuyết nghiên cứu 9 5.1 Câu hỏi nghiên cứu 9

5.2 Giả thuyết nghiên cứu 9

6 Phạm vi nghiên cứu 9 7 Phương pháp nghiên cứu10 8 Đóng góp mới của đề tài 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 12

1 Khái niệm 12 1.1 Khái niệm áp lực đồng trang lứa 12

1.2 Khái niệm về kết quả học tập, thành tích học tập 12

2 Những ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến kết quả học tập của sinh viên 13 2.1 Cạnh tranh học tập 13

2.2 Động cơ học tập 14

2.3 Ảnh hưởng của bạn bè 14

2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 15

3 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên: 16 3.1 Mạng xã hội 16

3.2 Sự so sánh xã hội 16

3.3 Chất kích thích 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 17

1 Đặc điểm nhóm nhân khẩu nghiên cứu: 17

Trang 6

1.1 Nhóm mẫu dân số tham gia nghiên cứu: 17

1.2 Giới tính: 18

1.3 Kết quả học tập (ĐTB) 18

2 Kết quả nghiên cứu 18 2.2 Tác động của áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh 21

2.3 Nguyên nhân của việc áp lực đồng trang lứa của sinh viên trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh 24

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 25

1 Kết luận 25 2 Giải pháp đề xuất 27 2.1 Giải pháp hướng tới sinh viên 27

2.2 Giải pháp hướng đối với nhà trường, gia đình và mọi người xung quanh 28

Đối với gia đình 29

Đối với bạn bè và mọi người xung quanh 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHỤ LỤC 33

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài

Cùng với sự tiến bộ của xã hội, nhịp độ cuộc sống của con người ngày càng nhanh Chúng ta luôn tìm cách để khẳng định mình để thể hiện hết những khả năng, năng lực thực sự của mình cho người khác thấy, nhất là ở tuổi trẻ năng động, sinh viên có những hoài bão to lớn Không thể phủ nhận rằng, thế hệ trẻ ngày nay được tiếp cận với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự định hướng của gia đình, xã hội nên gặt hái nhiều thành tích trong học tâp và cuộc sống Những bạn trẻ ngày nay lớn lên trong sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số như sự phát triển của internet, mạng xã hội và thiết bị di động Mỗi khi chúng ta cầm điện thoại lên, có những dòng tin như “Ấn tượng thành tích của nữ sinh gen Z làm MC trong…, Đại biểu 'gen Z' dự Đại hội Đoàn XII có thành tích đáng nể” Thế nhưng, không phải ai cũng có thể bắt kịp được với nhịp độ đó Nhìn bạn bè xung quanh làm những điều vượt qua khả năng của bản thân, đạt được những gì mà bản thân mình đang mơ ước, những điều đó đều ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ của các bạn đồng trang lứa.

Từ môi trường học đường đến công sở, từ chính trong gia đình cho đến ngoài xã hội, từ cuộc sống thực đến không gian ảo, “áp lực đồng trang lứa” đang thực sự trở thành một nỗi ám ảnh tâm lý nặng nề đối với người trẻ hiện đại Theo Từ điển tâm lý học thuộc Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là tình trạng một cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội và phải thay đổi thái độ, giá trị và hành vi để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm Áp lực đồng trang lứa đến từ cảm giác tự ti của bản thân, khi không có hoặc chưa đạt được những điều giống với bạn bè xung quanh Nỗi ám ảnh chung qua từng thế hệ mang tên “con nhà người ta” luôn hiện hữu và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn Đôi khi, nó không xuất hiện một cách trực tiếp mà được gài gắm đâu đó trong những câu nói tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến chúng ta suy nghĩ rất nhiều.

Theo quan điểm khách quan, áp lực đồng trang lứa giống như một con dao hai lưỡi Theo thuyết so sánh xã hội của Festinger (1954), con người luôn có xu hướng so sánh bản thân mình với người khác Việc so sánh bản thân với bạn bè cùng trang lứa gây ra nhiều điều tích cực cũng như tiêu cực, vừa là động lực cũng như áp lực, từ đó,

Trang 8

ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Qua quá trình quan sát và trao đổi với các bạn sinh viên khoa Khoa Đào tạo Đặc Biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tôi nhận thấy áp lực đồng trang lứa là thực trạng phổ biến đối với các bạn sinh viên Tuy rằng áp lực đồng trang lứa cũng có những ảnh hưởng tích cực đối với kết quả học của sinh viên, song những ảnh hưởng tiêu cực cũng không hề nhỏ Dưới những bài đăng có nội dung về kết quả học tập đạt thành tích cao, những cá nhân đạt được học bổng,… các bạn thường nhận được những bình luận mang tính ngưỡng mộ, có bạn thì thán phục, nhưng cũng có người ganh tỵ với thành tích của các bạn vì nổi trội hơn mình Cho nên áp lực này vô hình tạo nên một nỗi ám ảnh đối với các bạn sinh viên trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và sinh viên Khoa Đào Tạo Đặc Biệt nói riêng

Vì vậy, nhóm nghiên cứu lụa chọn thực hiện đề tài:“Mối liên hệ giữa áp lực đồng trang lứa và kết quả học tập của Sinh viên Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh”nhằm góp phần bổ sung tài liệu vào các nghiên cứu thực nghiệm, tìm kiếm kiến thức để hiểu cụ thể hơn tác động của áp lực đồng trang lứa đến kết quả học tập của sinh viên và xác định nguyên nhân, từ đó giúp sinh viên chủ động nhận thức và phòng tránh áp lực đồng trang lứa Kết quả phân tích cũng giúp các nhà trường có những giải pháp tốt hơn để hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, giảm bớt căng thẳng để lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất.

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Theo Zarina và cộng sự (2011), khi nghiên cứu về “Ảnh hưởng của áp lực từ bạn bè và phụ huynh đối với thành tích học tập của sinh viên đại học” đã có kết quả rằng áp lực của cha mẹ ảnh hưởng tích cực và áp lực của bạn bè ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích học tập của sinh viên và đặc biệt là sinh viên nữ đại học Ngoài ra, không tìm thấy và xác định được rằng ảnh hưởng của áp lực từ bạn bè và phụ huynh đối với thành tích của học sinh nam.

Aloysius (2012), khi nghiên cứu về “Áp lực từ bạn bè, kinh nghiệm học tập và xã hội của học sinh cấp hai ở ngoại ô thành phố Mbarara, Uganda” đã có kết quả: Người ta nhận ra rằng áp lực từ bạn bè gần như cân bằng cả trên thang điểm tích cực

Trang 9

và tiêu cực đối với trải nghiệm học tập và xã hội của thanh thiếu niên Ngoài ra, thanh thiếu niên cũng có nhiều chiến lược khác nhau để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của áp lực từ bạn bè Người ta kết luận rằng mặc dù thanh thiếu niên biết cách ngăn chặn áp lực xấu từ bạn bè, nhưng một số người cảm thấy khó khăn trong việc cắt giảm sự cân bằng hợp lý giữa việc chấp nhận sự tham gia của bạn bè và là chính mình.

Tác giả Temitope và Ogunsaki (2015), khi nghiên cứu về “Ảnh hưởng của nhóm đồng đẳng đối với kết quả học tập của học sinh trung học ở bang Ekiti” đã có kết quả rằng nhóm đồng đẳng có vai trò quan trọng đối với kết quả học tập của học sinh THCS Họ tạo thành một phần quan trọng của môi trường học đường, họ tạo ra và duy trì một nền văn hóa tách biệt với gia đình và cộng đồng người lớn, trong đó các cá nhân đồng trang lứa được nuôi dưỡng

Theo Vangie và cộng sự (2019), khi nghiên cứu về “Học sinh, áp lực bạn bè và kết quả học tập của họ ở trường” đã có kết quả cho thấy mối tương quan giữa mức độ nhận thức của áp lực ngang hàng về mặt xã hội, sự tò mò, định hướng nuôi dạy con cái theo văn hóa của cha mẹ và giáo dục Nhìn chung, học sinh phải đối mặt với những tác động của áp lực bạn bè một cách tích cực để đối phó với tác động tiêu cực của áp lực bạn bè trong học tập Học sinh có thể sử dụng các cách tiếp cận tích cực hoặc tiêu cực đối với áp lực từ bạn bè Giáo viên có thể hướng dẫn, giúp đỡ họ đối mặt với các vấn đề và giải quyết chúng một cách thỏa đáng nhất.

Theo Afolabi (2019), khi nghiên cứu về “Ảnh hưởng của áp lực bạn bè đối với kết quả học tập và Hành vi xã hội của học sinh với thể chất và sức khỏe suy giảm” đã có kết quả rằng Nhóm đồng đẳng đóng một vai trò quan trọng trong hành vi xã hội và kết quả học tập của học sinh bị suy giảm thể chất và sức khỏe ở trường trung học cơ sở và các cơ sở giáo dục đại học, vì áp lực từ bạn bè được coi là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của học sinh Ngoài ra, loại thái độ mà học sinh có khuyết tật về thể chất và sức khoẻ thể hiện ở các trường trung học cơ sở và các cơ sở giáo dục đại học luôn phụ thuộc vào loại bạn bè mà chúng tiếp xúc trong trường và áp lực từ bạn bè có ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn là ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập và xã hội của học sinh học sinh bị suy giảm về thể chất và sức khỏe.

Trang 10

Theo Tabassum và cộng sự (2021), khi nghiên cứu về “Ảnh hưởng của sức khỏe tinh thần và áp lực của bạn đối với thành tích học tập của học sinh trung học cơ sở của các trường công lập và tư thục”, đã có kết quả cho thấy mối tương quan đáng kể và tích cực giữa thành tích học tập và sức khỏe tâm thần đối với tổng mẫu và các mẫu phụ, tức là học sinh trường công, học sinh trường tư thục và nam sinh suy ra rằng sức khỏe tâm thần tốt hơn thì thành tích của họ tốt hơn Tuy nhiên, không có mối quan hệ nào được quan sát đối với mẫu nữ cho thấy sức khỏe tâm thần không ảnh hưởng đến thành tích học tập Hơn nữa, áp lực từ bạn bè được phát hiện là có mối tương quan nghịch với thành tích học tập, điều đó có nghĩa là áp lực từ bạn bè cao hơn sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực và khiến bạn khó đạt được thành tích học tập Áp lực ngang hàng như yếu tố dự đoán chính về thành tích học tập đối với toàn bộ mẫu, thanh thiếu niên trường công và học sinh nữ Ngược lại, sức khỏe tinh thần lại có đóng góp lớn vào thành tích học tập của các mẫu nam và học sinh học trường tư

Stephen Fadare và cộng sự (2021), khi nghiên cứu về “Tác động của áp lực của nhóm đồng đẳng đối với kết quả học tập của học sinh vị thành niên: Chương trình can thiệp để chống lại áp lực của bạn bè” với kết quả rằng: 80% các nhóm đồng đẳng thích tất cả bạn bè của họ, 75% không thiếu tự tin với các bạn bè đồng trang lứa của họ, 60% đã bị đuổi khỏi lớp trước đó và 65% đồng ý rằng hành vi ảnh hưởng đến kết quả học tập thấp hơn Do đó, nghiên cứu này khuyến nghị rằng giáo viên với sự hỗ trợ từ cha mẹ nên cung cấp chương trình can thiệp và hướng dẫn đầy đủ cho thanh thiếu niên để giúp họ hiểu những người bạn mà họ kết bạn có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả học tập của họ ở trường.

Trong khi đó, Ashwini và cộng sự (2021), khi nghiên cứu về “ Ảnh hưởng của áp lực bạn bè và gia đình đối với hoạt động học tập của sinh viên điều dưỡng của Trường Cao đẳng điều dưỡng Narayan, Jamuhar, Sasaram ” Từ nghiên cứu qua 100 mẫu trong số 41% là nam và 59% là nữ (trong độ tuổi từ 20 đến 22) cho thấy rằng có 26 học sinh chịu áp lực từ bạn bè ở mức độ vừa phải, 23 chịu áp lực lực từ bạn bè ở mức độ bình thường, và 19 học sinh chịu áp lực đồng đẳng ở mức cực độ Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy có 26 học sinh cảm thấy chịu áp lực từ gia đình một cách vừa phải, 24 học sinh cảm thấy áp lực bình thường từ gia đình, và có 11 học sinh chịu áp lực nặng nề từ gia đình Từ đó cho thấy mối tương quan tích cực giữa áp lực từ gia

Trang 11

đình và áp lực từ bạn bè đồng trang lứa Cụ thể hơn, ta có thể thấy được mối tương quan tiêu cực giữa áp lực từ gia đình và áp lực từ bạn bè đồng trang lứa đối với nam sinh Ngược lại, có thể thấy sự tích cực của áp lực từ gia đình và bạn bè đối với nữ sinh.

Theo Katherine K Flores và cộng sự (2022), khi nghiên cứu về “Tác động của áp lực bạn bè đối với hành vi hình thành thói quen của học sinh trung học phổ thông có năng lực học tập tại trường Nazareth thuộc Đại học Quốc gia” thông qua thang đo Likert đã cho rằng những học sinh trung học phổ thông có học lực tốt của trường Nazareth thuộc Đại học Quốc gia đã trãi qua những ảnh hưởng, tác động tích cực và tích cực của áp lực đồng trang lứa đối với kết quả học tập của họ và đa số họ sinh đều dùng chính áp lực đấy để phấn đấu trong mọi khía cạnh giáo dục để đạt điểm cao hơn.

Hai tác giả Diego và Christian (2022), khi nghiên cứu về ”Ảnh hưởng của bạn bè đối với kết quả học tập ở lứa tuổi vị thành niên sớm: Vai trò của địa vị xã hội” đã cho thấy tình bạn có nhiều khả năng xảy ra giữa các bạn đồng giới và giữa các sinh viên có địa vị xã hội tương tự Về ảnh hưởng xã hội, bạn bè ảnh hưởng đến kết quả học tập của cá nhân Hơn nữa, những sinh viên được xã hội ưu tiên có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi thành tích học tập của bạn bè, nhưng điều tương tự không xảy ra với những sinh viên nổi tiếng Những kết quả này có thể gợi ý rằng các thuộc tính của sinh viên được xã hội ưa thích (hợp tác, cộng tác và bạn bè có mối quan hệ khăng khít) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ảnh hưởng của kết quả học tập Ngược lại, những học sinh nổi tiếng sẽ ít nhạy cảm hơn với kết quả học tập của bạn bè, thay vào đó tập trung vào những hành vi nổi bật (ví dụ: hung hăng) Các phát hiện nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu động lực của mạng xã hội trong môi trường giáo dục.

Theo Subhash và cộng sự (2022), khi nghiên cứu về “Áp lực từ bạn bè và tác động của nó thành tích học tập của học sinh trung học” đã có kết quả: Nghiên cứu nhấn mạnh rằng có sự khác biệt đáng kể giữa trường tư thục và trường công lập (Cả tiếng Anh và tiếng Bengal) về áp lực từ bạn bè cũng như thành tích học tập Áp lực từ bạn bè và thành tích học tập có mối tương quan nghịch Dựa trên dữ liệu được khảo sát, kết quả thu được là áp lực từ bạn bè có tác động tiêu cực nhiều hơn so với tác động tích cực Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng áp lực từ bạn bè ảnh hưởng đến kết

Trang 12

quả học tập của sinh viên cũng như thói quen học tập của họ Những khó khăn của hiệu ứng Áp lực đồng trang lứa đã được ghi nhận rõ ràng Thông qua việc xem xét nhiều nghiên cứu, kết quả chứng minh mạnh mẽ rằng áp lực từ bạn bè rất có thể là theo hướng tiêu cực mặc dù có một số trường hợp theo hướng tích cực.

Theo Xiaodong (2023), nghiên cứu về “Áp lực ngang hàng và học tập ngang hàng dựa trên web: Một nghiên cứu tình huống khám phá” đã có kết quả rằng sự xuất hiện của áp lực đồng trang lứa diễn ra linh hoạt cùng với việc thay đổi các nguồn thuộc các yếu tố công nghệ và phi công nghệ, với những học sinh kém hiệu quả dường như cảm thấy sức mạnh của áp lực từ bạn bè mạnh mẽ hơn những học sinh có thành tích tốt Tuy nhiên, áp lực từ bạn bè đã thúc đẩy tích cực tất cả học sinh vào cuối học kỳ, mặc dù tạm thời khiến những học sinh kém hiệu quả không hài lòng với việc học Thông qua động lực tích cực, những sinh viên có thành tích kém ban đầu sau đó có thể tham gia cùng với những sinh viên có thành tích học tập tốt.

2.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Theo Lê Bá Đạt (2002), với đề tài “ Rối nhiễu trầm cảm ở học sinh THPT hiện nay ” đã đưa ra kết luận 8.8% học sinh THPT Hà Nội trong năm học 2001- 2002 bị trầm cảm Nguyên nhân do kết quả học tập không như mong muốn, sức ép từ phía gia đình, cha mẹ lên các em rất lớn, sự kỳ vọng của cha mẹ vào con đã hình thành nên tinh thần trách nhiệm trong học tập Ngoài sức ép từ phía gia đình, trẻ phải chịu sức ép từ phía nhà trường, bạn học cùng trang lứa.

Tác giả Võ Thị Tâm (2010), nghiên cứu “ Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”, kết quả cho thấy hầu hết những yếu tốtố ảnh hưởng là dựa vào thái độ của người học đối với việc học tập của bản thân Tuy nhiên còn tồn tại hạn chế về mối quan hệ bên ngoài tác động lên kết quả học tập như cạnh tranh học tập.

Theo Võ Văn Việt và Đặng Thị Thu Phương (2017), nghiên cứu “ Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên”, Kết quả nghiên cứu đã xác định bảybảy nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, đó là: năng lực trí tuệ,

Trang 13

sở thích học tập (bản thân sinh viên), động cơ của ba mẹ (gia đình), cơ sở vật chất, học bổng (nhà trường), áp lực bạn bè cùng trang lứa, áp lực xã hội (xã hội) Bảy nhân tố này ảnh hưởng đến kết quả học tập với nhiều mức độ khác nhau.

Theo Trần Thị Ly (2021), nghiên cứu về “Thực trạng stress của sinh viên chính quy năm cuối thuộc các chuyên ngành tại trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên năm 2020 và một số yếu tố liên quan” Tác giả nghiên cứu các yếu tố gây ra tình trạng lo âu, stress, trầm cảm ở sinh viên bao gồm áp lực từ bạn bè, người thân, áp lực học tập, áp lực tài chính Kết quả cho thấy áp lực học tập là yếu tố ảnh hưởng không hề nhỏ tới tình trạng stress ở bất cứ ngành học nào của sinh viên với tỷ lệ 51,8%.

Theo Bùi Xuân Nhật và các cộng sự (2021), nghiên cứu về “mối liên hệ giữa hành vi sử dụng mạng xã hội và áp lực đồng trang lứa của học sinh, sinh viên độ tuổi 16-19’’ đã cho thấy mạng xã hội có ảnh hưởng tới học sinh và gây ra những áp lực nhất định Tuy nhiên thành tích học tập và ngoại hình lại là hai yếu tố có sức ảnh hưởng nhiều nhất đến các bạn trẻ thuộc độ tuổi 16-19 và khiến các bạn trẻ bị áp lực đồng trang lứa.

3 Đối tượng nghiên cứu

Mối liên hệ giữa áp lực đồng trang lứa và kết quả học tập của Sinh viên Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

4 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về mối liên hệ giữa áp lực đồng trang lứa và kết quả học tập của sinh viên Khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời, đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn những áp lực mà sinh viên đang đối mặt, nguyên nhân, biểu hiện hậu quả và qua đó đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về những áp lực đó để sinh viên biết cách ứng phó, hạn chế được những hậu quả đáng tiếc do những áp lực đó gây nên.

Ngày đăng: 08/04/2024, 12:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w