Trang 3 tích các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên hệ vừa học vừa làm , đưa ra được những giải pháp giúp tăng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn và nâng cao năng l
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.LÝDOCHỌNĐỀTÀI 1
2.MỤCTIÊUNGHIÊNCỨU 2
3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1 CÁC KHÁI NIỆM 3
2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC THEO KHUNG KHÁI NIỆM 5
3 NHỮNG VẤN ĐỀ/ KHÍA CẠNH CÒN CHƯA ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ 6
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 7
2.1 NỘI DUNG 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 9
2.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 11
2.4 CHIẾN LƯỢC CHỌN MẪU: 11
2.5 VẬN HÀNH HÓA KHÁI NIỆM 12
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined PHIẾU KHẢO SÁT 16
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 20
Trang 2Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ (HCMCOU)
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài
Giáo dục (Đinh Thị Hóa, 2018) là một trong những ngành quan trọng cần thiết cho cộng đồng, nó quyết định tương lai của con người và xã hội Giáo dục đang ngày càng đổi mới trong xu thế hiện nay, nền kinh tế nước ta đang đạt những thành tựu hết sức to lớn và đang từng bước hội nhập và thích nghi với nền kinh tế thế giới Học sinh, sinh viên đang là lực lượng nòng cốt- là nguồn lao động trí óc giúp nâng cao văn hóa tri thức kinh tế của nước nhà vì vậy muốn đất nước ngày càng phát triển vững mạnh thì việc đầu tư vào giáo dục là rất quan trọng và cần thiết Giáo dục đại học (Nguyễn Thị Kim Cúc, 2018) là nơi đào tạo ra nhiều nhân lực tài giỏi giúp cho nền kinh tế nước nhà phát triển và kết quả học tập đang là một yếu tố rất quan trọng trong ngành giáo dục phản ánh rõ nhất chất lượng đào tạo của giáo dục
Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam đang còn tồn tại nhìu khó khăn và yếu kém Chất lượng giáo dục (Lê Đình Hải, 2017) còn rất thấp so với yêu cầu phát triển trong thời đại hiện nay, trình độ và năng lực nghề nghiệp của sinh viên ra trường không đáp ứng đủ yêu cầu trong công việc Trong những năm gần đây số lượng sinh viên ra trường làm trái ngành nghề rất phổ biến
Tổng hợp từ các nghiên cứu được đưa ra đến nay, theo tác giả Nguyễn Thuấn đã nghiên cứu từ 2015 đưa ra số lượng sinh viên nghỉ học giữa chừng chiếm khoảng 35% số lượng ban đầu mà sinh viên theo học ở các trường đại học Theo tác giả Đinh Thị Hóa đã nghiên cứu năm (2018), cho thấy số lượng sinh viên không đủ điều kiện để tốt nghiệp tăng
từ 21% đến 50,4% Theo các cộng tác viên của các trường Đại học cho biết kết quả học tập của sinh viên còn nhìu nguyên nhân bị ảnh hưởng như độ tuổi, gia đình, nghề nghiệp, Nhưng nguyên nhân chính, cốt lõi nhất dẫn đến tình trạng trên là do phương pháp học tập của sinh viên
Với thực trạng trên, nhóm em đã chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ vừa học vừa làm ở trường Đại học Mở (hcmcou)” nhằm phân
Trang 3tích các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên hệ vừa học vừa làm , đưa ra được những giải pháp giúp tăng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn và nâng cao năng lực
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu chính
Phân tích và xác định các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên hệ vừa học vừa làm ở trường đại học Mở (HCMCOU) nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao kết quả học tập, trình độ nghề nghiệp cho sinh viên
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Xác định các yếu tố mà sinh viên HCMCOU bị ảnh hưởng liên quan đến kết quả học tập
- Chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên HCMCOU
- Đưa ra một số giải pháp để sinh viên HCMCOU có thể nâng cao kết quả học tập
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng các nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ở trường đại học Mở (HCMCOU) như thế nào ?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến kết quả học tập của sinh viên ở trường đại học Mở (hcmcou)như thế nào ?
- Làm thế nào để nâng cao kết quả học tập của sinh viên ở trường đại học Mở (hcmcou)?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên trường đại học Mở (hcmcou) bị ảnh hưởng bởi các nhân tố tác động đến kết quả học tập hệ vừa học vừa làm
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu đề tài được tiến hành tại trường đại học Mở (HCMCOU) Nghiên cứu được tiến hành ở 3 khoa : Khoa Kế toán, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Công nghệ thông tin
Trang 4- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đề tài trong thời gian từ ngày 01/05/2023 đến ngày 01/11/2023
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ vừa học vừa làm ở Trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (IUH) chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, đưa ra giải pháp nâng cao kết quả học tập , nâng cao trình độ của sinh viên Kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ vừa học vừa làm ở Trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (IUH) chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, đưa ra giải pháp nâng cao kết quả học tập , nâng cao trình độ của sinh viên, phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp Giúp sinh viên định hướng được tương lai, hiểu bản thân về điểm mạnh, điểm yếu để có thể chọn đúng ngành mong muốn cũng như có phương pháp học tập khoa học để nâng cao kết quả học tập
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 Các khái niệm
- Khái niệm về động lực học tập của sinh viên : Theo Knowles, MS, Holton, EF, & Swanson, RA (2005), Động cơ học tập của sinh viên là những yếu tố và khía cạnh động lực
mà sinh viên sẽ có trong quá trình học tập Đối với mỗi người, động cơ này có thể khác nhau
và được tác động bởi những yếu tố như động lực cá nhân, mục tiêu, sở thích, trách nhiệm, tình yêu dành cho môn học, gia đình, bạn bè, giáo viên, sự cạnh tranh và hành vi đối nghiệm với những sinh viên khác Để tăng cường động cơ học tập của mình, sinh viên cần phải trang
bị cho mình những kỹ năng quản lý thời gian, tư duy logic và sáng tạo, phương pháp học tập hiệu quả, sức khỏe tinh thần và thể chất ổn định, và bắt đầu những mục tiêu học tập cụ thể
và khả thi
- Khái niệm về phương pháp học tập của sinh viên: Theo Kirschner, PA, Sweller, J., & Clark, RE (2006), Phương pháp học tập là cách mà một sinh viên tiếp cận và xử lý thông tin
Trang 5trong quá trình học tập Có nhiều loại phương pháp học tập, ví dụ như phương pháp học tập
mở rộng, phương pháp học tập tập trung vào vấn đề và phương pháp học tập tương tác Các phương pháp này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên Nếu sinh viên sử dụng phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp với bản thân, họ sẽ có thể thu được nhiều kiến thức hơn trong thời gian ngắn hơn và có khả năng thực hành tốt hơn Theo cách này, điểm số của sinh viên có thể được nâng cao và họ có thể đạt được mục tiêu học tập của mình Chính vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng phương pháp học tập phù hợp là rất quan trọng
để đạt được kết quả học tập tốt
- Khái niệm về nhà trường có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên: Theo Lave, J., & Wenger, E (1991), một nhà trường tốt sẽ cung cấp cho sinh viên môi trường học tập chất lượng, giáo viên có kinh nghiệm, tài liệu giảng dạy và học phí hợp lý Nhà trường tốt còn đảm bảo cho sinh viên những cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp,
từ việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa đến kết nối với các doanh nghiệp để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp Ngoài ra, tinh thần đoàn kết, truyền thống học thức
và lối sống lành mạnh của nhà trường cũng có thể ảnh hưởng đến động lực và tự tin của sinh viên trong quá trình học tập
-Khái niệm về gia đình và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên: Theo Duckworth, E., Easley, J., Hawkins, D., & Henriques, A (Eds.) (1990), gia đình và xã hội là hai yếu tố quan trọng trong việc hình thành nền tảng văn hoá, giá trị và thái
độ tư duy của một sinh viên Nếu sinh viên đến từ một gia đình có truyền thống giáo dục cao, thường xuyên đề cao giá trị học hành và khuyến khích con cái học tập chăm chỉ, có thể
sẽ dễ dàng học tập hơn và đạt được kết quả cao hơn Tương tự, nếu sinh viên trong một xã hội hoặc môi trường học tập thuận lợi, được trang bị đầy đủ tài nguyên học tập và được khuyến khích học tập, thì sẽ giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn
-Khái niệm về công việc có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên: Theo Kolb, DA (1984), công việc là một phần quan trọng trong cuộc sống của sinh viên, nó
có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ Cần phải hiểu rằng, công việc được thực hiện
để có thêm thu nhập và trang trải các chi phí sinh hoạt và học tập, nhưng cũng có thể gây áp lực khiến sinh viên mất tập trung học tập Vì vậy, nếu sinh viên không biết cân bằng giữa
Trang 6công việc và học tập, họ có thể gặp khó khăn trong kết quả học tập của mình Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp mà công việc này đòi hỏi nhiều thời gian hoặc công việc này phân tán sức tập trung các sinh viên, dẫn đến các điểm số thấp hơn hoặc thậm chí đánh mất nguy cơ rớt môn Tuy nhiên, nếu được lên kế hoạch và tổ chức tốt, công việc có thể giúp sinh viên học cách quản lý thời gian, một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống
- Từ các khái niệm trên ta rút ra được khái niệm về nghiên cứu ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên vừa học vừa làm: Là một nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của việc sinh viên vừa học vừa làm việc đối với kết quả học tập của họ Nghiên cứu này có thể tập trung vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm thời gian quản lý, sức chịu đựng, độ tập trung, stress và thậm chí cả sự ảnh hưởng của những đồng nghiệp, người thân hay gia đình Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý giáo dục và doanh nghiệp để cải thiện môi trường học đường và làm việc để hỗ trợ sinh viên trong quá trình đào tạo vừa học vừa làm, giúp họ đạt được mục tiêu học tập và nghề nghiệp của mình
2 T ổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm
Theo PGS.TS Nguyễn Thuấn, luận văn thạc sĩ kinh tế học nghiên cứu đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ vừa học vừa làm của trường đại học mở Tp Hồ Chí Minh vào năm 2015 Tác giả đã nghiên cứu các yếu tố tác động cụ thể như: Động cơ học tập, ngành sinh viên theo học, phương pháp giảng dạy, cơ sở, điều kiện, vật chất PGS.TS.Nguyễn Thuấn đã nghiên cứu trên 05 khu vực mà sinh viên theo học của trường đại học mở với 372 mẫu khảo sát và nghiên cứu thêm 2 mô hình quy bội Tại kết quả nghiên cứu lần 1, tác giả đã cho thấy kết quả học tập bị ảnh hưởng bởi 9 yếu tố và tại kết quả lần 2 là 13 yếu tố bị ảnh hưởng Thống kê số liệu, tác giả đã cho thấy tại kết quả hồi quy lần 1, R2 ở mức 50,6%, kết quả hồi quy 2 là 1% và 50,8% Theo nghiên cứu, tác giả cho thấy nhân tố có vai trò quan trọng nhất là phương pháp học tập của sinh viên với chỉ số Sig = 0,000 B= 0,406, yếu tố quan trọng thứ 2 là động cơ học tập với chỉ số R2 = 50,6% ảnh hưởng nhân tố là 49,2%, yếu tố quan trọng thứ 3 ảnh hưởng đến kết quả học tập là yếu tố nhà trường với chỉ số Sig = 0,000 B= 0,210 , yếu tố thứ 5 là phương pháp dạy học với chỉ
số Sig = 0,000 B= 0,171, yếu tố thứu 6 là gia đình với chỉ số Sig = 0,059 B = 0,118, yếu tố thứ 7 là số năm nhập học với chỉ số Sig =0,001 B= 0,083
Trang 7Theo Võ Văn Việt (phát hành 2017) đã công bố nghiên cứu “phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại ĐHQGHN “trên tạp chí khoa học ĐHQGHN vào năm 2015 Tác giả tập trung nghiên cứu chủ đề về những yếu tố tác động đến kết quả học tập của học viên hệ vừa học vừa làm Tác giả đã nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như: Sở thích học tập, phương pháp học tập, cơ quan gia đình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, áp lực học tập, áp lực bạn bè đối với 2976 mẫu khảo sát của sinh viên đang theo học tại trường Theo nghiên cứu, tác giả đã cho thấy mục tiêu quan trọng nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả học tập của hệ vừa học vừa làm là sở thích học tập với chỉ số (β= 0,216) ở chỉ số này tác giả đã cho chúng ta thấy đa phần sinh viên đang rất quan tâm việc học Mục tiêu nghiên cứu tiếp theo là cơ sở vật chất, nó là yếu tố quan trọng thứ 2 với chỉ số (β= 0,198), yếu tố thứ 3 bị gián đoạn bởi áp lực xã hội đã ảnh hưởng tới kết quả học tập với chỉ
số (β= 0,177) và cuối cùng là yếu tố thứ 4 áp lực bạn bè với chỉ số (β = 0,174) gây ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên hệ vừa học vừa làm
Theo nghiên cứu Đặng Thu Hà nhằm kiểm định mối quan hệ cấu trúc giữa các nhân tố đối với kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Dữ liệu được thu thập từ 181 sinh viên Kết quả cho thấy, nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều đến kết quả học tập là khả năng tự học; Các nhân tố còn lại có ảnh hưởng không đáng kể hoặc không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập Nhìn chung, khả năng tự học của sinh viên ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả học tập, nó phản ánh lên quá trình cũng như kết quả cuối cùng của sinh viên
3 Nh ững vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó
Vẫn đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ vừa học vừa làm đã được đề cập đến nhiều mục tiêu cụ thể nhằm làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và rủi ro chưa được đề cấp trong để tài nghiên cứu điển hình là hai khía cạnh sau
Thứ nhất đó là với những hạn chế về việc phân tích chưa sâu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, đặc việt là yếu tố quan trọng nhất “Phương pháp học tập” từ đó nghiên cứu nên đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực nhằm nâng cao kết quả học tập trong tương
Trang 8lai Các nghiên cứu khác có thể kế thừa và phát triển theo những hướng nghiên cứu mới với nhóm khách thể mang tính phổ quát hơn
Thứ hai là nghiên cứu chỉ đề cập đến những kết luận cuối cùng thông qua các phương pháp phân tích mà không đề cập đến thái độ học tập của đối tượng nghiên cứu Thái độ học tập của những sinh viên có thái độ tích cực và chăm chỉ học hành thường có năng lực và kiến thức tốt hơn cũng như đạt được thành tựu hơn mong muốn trong học tập Ngược lại, những sinh viên không có thái độ chăm chỉ và hếu học thường gặp khó khăn và đạt thành
đưa ra những mục tiêu cụ thể và thiết thực hơn cho sinh viên
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
2.1 N ội dung
2.1.1 Thiết kế nghiên cứu được chọn vì những lý do sau
* Thiết kế nghiên cứu định tính: Thiết kế này có cách tiếp cận chủ quan, được sử dụng trong khoa học mềm (khoa học xã hội), dựa trên những quan sát, giao tiếp và giải thích cá nhân, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức
* Thiết kế nghiên cứu định lượng: Khi thiết kế nghiên cứu định lượng có thể sử dụng bảng câu hỏi, hình thức này rẻ hơn, tiết kiệm thời gian nhưng thu thập được một lượng lớn thông tin cho nghiên cứu
2.1.3 Mô hình nghiên cứu – Biến số – Thang đo:
2.1.3.a Mô hình nghiên cứu: Qua việc xem xét tài liệu trên, nhóm chúng tôi đã kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Nhóm thực hiện và xây dựng mô hình nghiên cứu sau, vì chúng tôi thấy 6 biến này phù hợp với cả đề tài và nghiên cứu của nhóm Vì vậy, nhóm chúng tôi lựa chọn các biến số sau để tiến hành nghiên cứu đối với sinh viên đại học Mở:
Trang 92.1.3.b Biến số - Thang đo:
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Hệ Vừa Học Vừa Làm trường Đại học Mở
Phương thức học tập
Nhà
Cơ sở vật chất
Trang 10Dựa vào việc sử dụng mô hình nhóm thiết kế ở trên, nhóm của chúng tôi đã xây dựng
và xác định các biến phụ thuộc và biến độc lập như trong bảng bên dưới Vì vậy, nhóm chúng tôi chọn các biến này để nghiên cứu:
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1: Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện bằng: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Nghiên cứu định tính:
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này xây dựng khung tham chiếu lý thuyết
về chuẩn đầu ra của học sinh trong hệ thống giáo dục thể chất Trên cơ sở đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ vật lý, xây dựng thang đo lường và xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn trước, bước tiếp theo, sinh viên hệ vừa làm vừa học sẽ được phỏng vấn trong nghiên cứu này, sau đó tham khảo ý kiến của các chuyên gia về sự phù hợp của các yếu tố mô hình, loại bỏ các yếu tố không cần thiết hoặc bổ sung các yếu tố không có trong mô hình nghiên cứu Từ đó, xây dựng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát trực tiếp các sinh viên đang theo học ngành giáo dục thể chất tại trường Đại học
Mở
+ Nghiên cứu định lượng:
Dựa trên dữ liệu được kiểm tra, việc nhập và làm sạch dữ liệu được thực hiện trong nghiên cứu này, chỉ những câu hỏi đầy đủ và phù hợp mới được đưa vào phân tích Một số
kỹ thuật phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả đặc điểm sinh viên, các nhân tố trong mô hình nghiên cứu, kiểm định dấu, đánh giá mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, thực hiện hồi quy để kiểm định mức ý nghĩa của tổng thể mô hình, mức độ phù hợp của mô hình tổng thể và mức ý nghĩa của từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu
2.2.2 Mô hình nghiên cứu: