Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là một trong những vấn đề được các nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Đã có nhiều công trình nghiên cứu phân tích về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở những góc độ tiếp cận. Những công trình nghiên cứu này bàn đến sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung và những hệ quả của nó; nghiên cứu về chính sách nhập khẩu; tình hình điều tiết chính sách giá xăng dầu; về sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý của Nhà nước đến hoạt động kinh doanh xăng dầu trong điều kiện hội nhập quốc tế, kiến nghị với chính phủ về các chính sách thuế, chính sách giá, điều kiện đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu, về công tác kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, về tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn hệ thống hóa, làm rõ hơn cơ sở lý luận quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thông qua việc làm rõ nội hàm một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài, làm rõ sự cần thiết, nội dung và các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên tỉnh Quảng Nam, luận văn chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên một địa bàn cụ thể.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo có ích cho những người đang nghiên cứu, học tập và hoạt động thực tiễn trong các chuyên ngành luật, hành chính công.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU
Nội dung quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh (chưa làm rõ xác định nội dung
QLNN, xuất phát từ luật kinh doanh; nghị định 83, tình hình thực tiễn để xác định nội dung chính gắn với uBND tỉnh
1.2.1 Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
[-Chỉ đến cấp độ 3; tuyên truyền phổ biến, giáo dục theo pháp luật nào, hoạt động nghiệp vụ; hướng dẫn văn bản nào; tổ chức dưới hình thức nào;
-Làm rõ các cơ sở xác định nội dung QLNN đv DNKDXD trên địa bàn tỉnh] a) Về quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu
Công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh được tăng cường hiệu quả Sắp xếp, xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh tuân thủ đúng quy định kinh doanh có điều kiện.
Trên cơ sở nội dung Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo Quyết định số 3464/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 và những nội dung điều chỉnh, bổ sung Quy quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 theo Quyết định số 639/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam
Xây dựng hệ thống cửa hàng xăng dầu đạt chuẩn về kỹ thuật, hiện đại, mỹ quan kiến trúc, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu và đảm bảo an ninh nhiên liệu trong mọi tình huống, tạo thành một mạng lưới cung ứng xăng dầu hiệu quả.
Tăng hiệu quả đầu tư và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong dịch vụ bán lẻ xăng dầu
Mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh được sắp xếp lại một cách hợp lý nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương loại bỏ dần các cơ sở không phù hợp về quy hoạch phát triển chung của tỉnh hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn kinh doanh mặt hàng có điều kiện Đồng thời khai thác và phát huy hiệu quả hệ thống các công trình hạ tầng thương mại, cơ sở kinh doanh hiện có trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu những nguy cơ gây mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường.
Sử dụng tiết kiệm quỹ đất, phối kết hợp dịch vụ cung cấp nhiên liệu với các dịch vụ thương mại khác Khuyến khích các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn (cấp II trở lên) ở khu vực đô thị, trên các tuyến giao thông quan trọng mở thêm cửa hàng bán chai khí dầu mỏ hóa lỏng và đầu tư trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng cho các phương tiện giao thông đồng thời cần hạn chế mở thêm các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tại khu vực đông dân cư, các tuyến phố chính trong khu vực nội thị. b) Về quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng mới, dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở kinh doanh xăng dầu
Phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo thống nhất, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và các quy hoạch ngành liên quan; phải gắn với khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, đô thị trong tương lai và những tuyến giao thông quan trọng; chú trọng phát triển các cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Các chủ thể tham gia kinh doanh xăng dầu phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh xăng dầu
Phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước xây dựng các cửa hàng xăng dầu hiện đại, đảm bảo văn minh thương mại, đa dạng hóa mô hình tổ chức kinh doanh xăng dầu, kết hợp với các dịch vụ tiện ích như: dịch vụ rửa xe, bảo dưỡng xe, bãi đỗ xe, dịch vụ dừng nghỉ, cửa hàng bách hóa, cửa hàng ăn uống, máy rút tiền.
Tập trung khắc phục, giải quyết tồn tại một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã đầu tư xây dựng trước đây không còn phù hợp hiện đang hoạt động kinh doanh nhưng chưa đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định, phải cải tạo, nâng cấp và hoàn thành các thủ tục theo quy định để được tồn tại, phát triển. c) Về quản lý môi trường, phòng cháy, chữa cháy; quản lý đo lường chất lượng xăng dầu; quản lý nguồn cung cấp xăng dầu; quản lý thực hiện nghĩa vụ tài chính
Xăng dầu là loại nhiên liệu thiết yếu đối với đời sống con người nhưng nếu sử dụng, vận chuyển và bảo quản không hợp lý nó sẽ tác động gây ô nhiểm môi trường Xăng dầu là chất lỏng bay hơi ở bất cứ nhiệt độ nào, dễ bắt lửa và cháy ở nhiệt độ bình thường Khi hơi Xăng dầu là loại nhiên liệu thiết yếu đối với đời sống con người nhưng nếu sử dụng, vận chuyển và bảo quản không hợp lý nó sẽ tác động gây ô nhiểm môi trường Xăng dầu là chất lỏng bay hơi ở bất cứ nhiệt độ nào, dễ bắt lửa và cháy ở nhiệt độ bình thường Khi hơi xăng dầu đạt đến nồng độ nhất định nó có thể cháy nổ và khi cháy nổ xăng dầu tỏa ra nhiệt lượng lớn hủy hoại môi trường xung quanh Là chất lỏng dễ bay hơi nên xăng dầu dễ phát tán vào khí quyển gây ngộ độc cho con người và sinh vật Do các đặc tính lý hóa của sản phẩm xăng dầu nên hoạt động của ngành xăng dầu (lưu chứa, vận chuyển) luôn chứa đựng nguy cơ gây ô nhiểm môi trường Chính vì vậy, các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ cũng là một công cụ quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Vấn đề quản lý đo lường chất lượng là vấn đề chung đối với mọi loại hàng hóa Đối với xăng dầu, vấn đề đo lường và chất lượng càng có ý nghĩa quan trọng hơn Xăng dầu là loại nhiên liệu đặc biệt, tác động đến nhiều ngành sản xuất và đời sống xã hội với đặc tính hao hụt nhiều và dễ bị kém hoặc không đảm bảo chất lượng Xăng dầu kém phẩm chất sẽ gây ra tác hại lang truyền và trực tiếp phá hủy năng lực sản xuất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thiên nhiên và sức khỏe con người Tránh gian lận thương mại và tác động xấu đến ổn định thị trường.
1.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
1.2.3 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của một số địa phương
[Vì sao chọn các địa phương này;
Những gì tiếp thu cho QN?]
Chương 1 hệ thống lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, làm rõ khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, các chức năng, phương pháp, đặc điểm về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, luận văn đã tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Điểm nổi bật trong chương 1 là luận văn đã tập trung làm rõ chức năng, đặc điểm quản lý nhà nước và phương pháp quản lý nhà nước đới với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
[Trong chương cần làm rõ những nội dung cốt lõi gắn với tên Đề tài, nhất là nội dung QLNN.
Không Trình bày tản mạn, cần cô đọng lại]
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
[Bổ sung đầy đủ hơn]
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 176 cửa hàng kinh doanh xăng dầu bán lẻ tại 18 huyện, thị xã, thành phố Có các thương nhân đầu mối phân phối cung cấp xăng dầu trên địa bàn tỉnh gồm: Chi nhánh Công ty xăng dầu khu vực V tại Quảng Nam, Chi nhánh Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí dầu khí miền Trung (PV Oil) tại Quảng Nam, Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Tuyết Mai và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải Ngọc Khánh Nhìn chung, tình hình cung cấp xăng dầu trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định đáp ứng được nhu cầu của người dân trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt hằng ngày.
Nhìn chung, các cửa hàng xăng dầu tập trung trên tuyến quốc lộ 1A và một số trục đường chính nối giữa các huyện, thành phố; hầu hết các huyện, thành phố đều có cửa hàng xăng dầu, mật độ phân bố tương đối hợp lý phù hợp với qui hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu đến năm 2012 của tỉnh, cụ thể: trên Quốc lộ 1A có 38 cửa hàng xăng dầu (CHXD), đường Hồ Chí Minh 11 CHXD, Quốc lộ 14E có 5 CHXD và 8 huyện miền núi được bố trí 21 CHXD Hằng năm, mạng lưới cửa hàng xăng dầu cung ứng thị trường hàng nghìn m 3 xăng dầu đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng của nhân dân.
Tại Quảng Nam, hoạt động kinh doanh xăng dầu được kiểm tra thường xuyên bởi thanh tra chuyên ngành khoa học công nghệ về đo lường và lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Các cửa hàng xăng dầu chấp hành tốt Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu Các lực lượng chức năng chưa phát hiện trường hợp vi phạm về đo lường chất lượng xăng dầu và gian lận thương mại.
2.2 Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
2.2.1 Các phương diện đánh giá
2.2.1.1 Về tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh a) Về quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu
Công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tăng cường Sắp xếp, xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh tuân thủ đúng quy định kinh doanh có điều kiện.
Nội dung Quy hoạch mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 3464/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 và những nội dung điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2025 theo Quyết định số 1733/QĐ-UBND ngày 17/5/2016.
Xây dựng mạng lưới các cơ sở kinh doanh xăng dầu đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật, hiện đại, mỹ quan kiến trúc đô thị và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, đảm bảo an ninh về nhiên liệu trong mọi tình huống Tăng hiệu quả đầu tư và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong dịch vụ bán lẻ xăng dầu
Sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo hướng hợp lý, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của từng địa phương và từng vùng Đồng thời, loại bỏ các cơ sở không phù hợp với quy hoạch phát triển và tiêu chuẩn kinh doanh xăng dầu Ngoài ra, cần khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở kinh doanh và hạ tầng thương mại hiện có để hạn chế rủi ro mất an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và vệ sinh môi trường.
Giảm thiểu quỹ đất, kết hợp cung cấp nhiên liệu với các dịch vụ khác Khuyến khích mở rộng cửa hàng xăng dầu lớn (cấp II trở lên) ở đô thị, tuyến giao thông quan trọng, bán thêm LPG và đầu tư trạm nạp LPG cho phương tiện giao thông; hạn chế mở cửa hàng LPG ở nơi đông dân, phố chính.
Ngày 02/3/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 639/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 Trong đó:
Bổ sung quy hoạch 4 Cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020: Cửa hàng xăng dầu Trung Việt (Điện Dương, Điện Bàn); cửa hàng xăng dầu (đường ĐH1, Điện Thọ, Điện Bàn); cửa hàng xăng dầu Sông Hội (Khối Phước Hải, Cửa Đại, Hội An); cửa hàng xăng dầu (đường ĐH 15, thôn Thanh Nhì, Cẩm Thanh, Hội An). Điều chỉnh quy hoạch 4 Cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020: Cửa hàng xăng dầu số 20 (đường ĐH 8, thôn QuýPhước, Bình Quý, Thăng Bình) điều chỉnh thành cửa hàng xăng dầu (đường ĐH 8, Bình Định Nam, Thăng Bình); cửa hàng xăng dầu số 3 (đường HùngVương, Thanh Hà, Hội An) điều chỉnh thành cửa hàng xăng dầu đườngHùng Vương (ngã 3 Hùng Vương - đường 28/3 đến giáp thị xã Điện Bàn); cửa hàng xăng dầu số 8 (đường ĐH, khu vực Cảng Cá, Cẩm Thanh,Hội An) điều chỉnh thành cửa hàng xăng dầu (tuyến đường dẫn Cầu Cửa Đại, Cẩm Thanh,Hội An); cửa hàng xăng dầu 28/3 (khối 6, Thanh Hà, Hội An) điều chỉnh thành cửa hàng xăng dầu trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh (đoạn từ ngã 3 đường Nguyễn Chí Thanh - đường ĐX 39 đến Chùa Vạn Đức). Điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh: Cửa hàng xăng dầu Việt Phương (đường Trần Quang Khải, Cẩm Châu, Hội An); cửa hàng xăng dầu số 5 (đường Hùng Vương, Thanh Hà, Hội An); cửa hàng xăng dầu số 7 (đường 3/2 khu vực Cẩm Hà, Hội An); cửa hàng xăng dầu số 9 (đường 3/2,m Cẩm Châu, Hội An); cửa hàng xăng dầu số 10 (đường Âu Cơ, khu vực Cảng Cửa Đại, Hội An).
UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Công Thương phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng các địa điểm kinh doanh xăng dầu theo Quy hoạch đã được phê duyệt và bảo đảm các quy định hiện hành. c) Về quản lý môi trường, phòng cháy, chữa cháy; quản lý đo lường chất lượng xăng dầu; quản lý nguồn cung cấp xăng dầu; quản lý thực hiện nghĩa vụ tài chính
Công tác quản lý môi trường, phòng cháy, chữa cháy, thực trạng về điều kiện an toàn, PCCC, vệ sinh môi trường, hầu hết các cửa hàng xăng dầu đều được xây dựng theo thiết kế, có kiểm tra xét duyệt của cơ quan chức năng như: Đơn vị tư vấn, Cơ quan quản lý môi trường, Cơ quan quản lýPCCC, Cơ quan quản lý xây dựng nên đảm bảo được điều kiện an toàn,PCCC, vệ sinh môi trường theo quy định Riêng đối với các cửa hàng xăng dầu được hình thành trước khi có quy hoạch, điều kiện đảm bảo vê an toàn,PCCC, vệ sinh môi trường được cơ quan chuyên ngành kiểm tra, hướng dẫn khắc phục hiện trạng mới được hoạt động kinh doanh.
Công tác quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu, về tiêu chuẩn chất lượng, phần lớn các cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã ghi rõ những thông tin cụ thể trên cột đo theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng và nhiên liệu điêzen Nếu như trước đây, tình trạng không ghi hoặc ghi không đúng tên hàng hóa, tiêu chuẩn áp dụng, thông tin cảnh báo an toàn còn khá phổ biến thì đến nay hầu hết số cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã thực hiện ghi đúng, đủ các thông tin cảnh báo an toàn Kết quả kiểm tra nhanh trị số Octan, bước đầu cho thấy các cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã cung cấp đúng chất lượng mặt hàng xăng không chì theo định mức tiêu chuẩn áp dụng, không có đơn vị nào bị sai phạm về chất lượng xăng dầu Đồng thời qua việc kiểm tra Đoàn kiểm tra liên ngành cũng nhắc nhở, đôn đốc và có hướng dẫn để doanh nghiệp kinh doanh nhanh chóng khắc phục những sai phạm.
Việc phát hiện, xử lý, kịp thời ngăn ngừa các hành vi, vi phạm về đo lường, chất lượng xăng dầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, các cơ quan quản lý phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật, công tác quản lý Nhà nước về đo lường, chất lượng xăng dầu nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH
DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam(viết lại theo ý kiến của mình theo tên đề tài)
3.1.1 Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải gắn kết với quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại
Nhà nước đã tạo lập môi trường kinh doanh đa dạng để nhiều thành phần kinh tế tham gia Song song đó, xăng dầu là nhiên liệu cần thiết cho nhiều ngành kinh tế và dân sinh, nhưng lại là mặt hàng dễ cháy nổ và gây ô nhiễm môi trường nếu không đảm bảo an toàn Do đó, ngoài các quy định chung về xăng dầu, mặt hàng này còn được áp dụng thêm các điều kiện kinh doanh riêng biệt Thách thức đặt ra là phải xác định rõ các điều kiện này sao cho vừa khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường, vừa đảm bảo sự an toàn.
Mặt khác, việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu thông qua các quy định chi tiết về các đối tượng, cơ sở vật chất, yêu cầu thiết kế, địa điểm kinh doanh cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên môn cho thấy yêu cầu đặt ra ngày càng cao đối với các điều kiện kinh doanh xăng dầu Việc làm này nhằm tạo ra một thị trường xăng dầu gồm các đối tượng kinh doanh từ quy mô nhỏ, đến quy mô lớn nham đáp ứng nhu cầu về trình độ kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh ngày càng hoàn thiện hơn để có thể đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh,đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường Bên cạnh đó cũng đáp ứng yêu cầu đảm bảo trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu
3.1.2 Quản lý nhà nước về xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
• Đảm bảo lợi ích của nhà nước
Xăng dầu là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng đối với hầu hết các ngành kinh tế, đặc biệt là đối với ngành giao thông vận tải, hệ thống mạch máu của nền kinh tế, chính vì thế mà khi các yếu tố này bị biến động thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đền nền kinh tế, việc giá xăng dầu thay đổi có ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào đến ngành kinh doanh vận tải hành khách là một minh chứng rõ ràng nhất Bên cạnh đó nó có thể tạo ra các hiệu ứng phát sinh khác như việc không bán được các sản phẩm sử dụng xăng dầu do chi phí tăng cao Không dự báo được sự biến động của giá cả xăng dầu làm cho việc đầu tư, định hướng sản phẩm tiêu thụ xăng dầu và các sản phẩm sử dụng năng lượng thay thế gặp nhiều khó khăn, gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ yếu có vốn nhà nước, vai trò của việc can thiệp thị trường là tối quan trọng Để đảm bảo hiệu quả kinh tế, cần đổi mới cơ chế, chính sách và quản lý, cũng như xây dựng thị trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp Vấn đề này mang tính cấp thiết, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO Nếu không đáp ứng được yêu cầu, không chỉ nguồn vốn nhà nước không được sử dụng hiệu quả mà cả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng tiêu cực Hệ quả là thị trường kém hấp dẫn, nguồn thu ngân sách từ thuế sẽ sụt giảm nghiêm trọng.
Thuế vừa là công cụ vừa là mục đích trong quản lý nhà nước, nhà nước sử dụng thuế để điều tiết và can thiệp vào thị trường, bên cạnh đó, việc làm thế nào để thu được nhiều thuế cũng là một yêu cầu quan trọng, tuy nhiên để thu được nhiều thuế và lâu dài đòi hỏi chính phủ phải có chính sách thích hợp để nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu này trong dài hạn, chính vì thế các chính sách thuế nhất thiết phải bám sát được thực tế kinh doanh, thị trường không chỉ Việt nam mà còn cả các thị trường quốc tế khác để có thể đưa ra các loại thuế với thuế suất thích hợp, phù hợp với cam kết quốc tế.
Phát triển kinh tế xã hội ở một số vùng trọng điểm, đặc biệt là các vùng kinh tế kém phát triển, đòi hỏi có sự hỗ trợ của chính phủ là hết sức cần thiết, đối với các vùng cần có các chính sách hỗ trợ cần thiết để đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại sản phẩm xăng dầu, tuy nhiên bên cạnh đó cũng đòi hỏi phải có sự đánh giá thường xuyên, liên tục về hiệu quả của các chính sách để có sự điều chỉnh qua từng thời kỳ cho phù hợp.
3.1.3 Quản lý nhà nước về xăng dầu phục vụ dân sinh
Quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực cùng với tiến trình đổi mới - chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Nhìn chung, hầu hết các quốc gia các chính phủ thường can thiệp ít hay nhiều vào thị trường sản phẩm xăng dầu nhằm theo đuổi các mục tiêu khác nhau Mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường xăng dầu tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế và các mục tiêu mà Chính phủ theo đuổi ỗối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển hoặc ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, mức độ can thiệp của chính phủ vào thị trường xăng dầu sâu hơn Sự điều tiết của Chính phủ thường vượt quá mức cần thiết nhằm bảo hộ doanh nghiệp trong nước và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Chính phủ cũng có xu hướng dùng chính sách thuế và giá xăng dầu để kiểm soát tình hình kinh doanh xăng dầu trên thị trường.
Chuyển kinh doanh dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước phải đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng (bao gồm các doanh nghiệp, các cơ quan, các hộ gia đình ) đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng thể hiện ở việc đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu theo nhu cầu tiêu dùng với giá cả hợp lý.
Mặt khác các chính sách cần hướng sử dụng tiết kiệm xăng dầu, chống ô nhiễm môi trường Các chính sách thuế, các khoản phí xăng dầu phải đảm bảo tính toán hợp lý, cân đối với các chính sách phát triển kinh tế xã hội.
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
[Rất chưa được, còn quá sơ sài Tập trung viết lại theo hướng xây dựng, biện luận các nhóm giải pháp một cách cụ thể, thuyết phục Nhấn mạnh các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật để phù hợp với mã ngành]
3.2.1 Hoàn thiện chính sách và pháp luật về xăng dầu
Các chính sách của nhà nước cần tập trung nhiều hơn vào việc tạo dựng hành lang pháp lý, xây dựng thị trường kinh doanh minh bạch và lành mạnh cho kinh doanh xăng dầu, các chính sách cần được hình thành và vận hành một cách toàn diện đối với ngành kinh doanh xăng dầu và những yếu tố phát sinh, các chính sách cơ bản có thể sẽ là: Các chính sách về kinh tế xã hội, Chính sách về môi trường, Chính sách về an ninh quốc phòng, Chính sách về an ninh năng lượng.
Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tự chủ đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng mặt bằng kinh doanh các cơ sở kinh doanh xăng dầu phù hợp với quy hoạch và xu hướng gia tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu: Dành quỹ đất cho yêu cầu di chuyển, mở rộng, đầu tư xây mới các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp làm thủ tục thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng các cơ sở kinh doanh xăng dầu.
Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng của thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh xăng dầu Ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu mối, các tổng đại lý (doanh nghiệp Nhà nước) trong việc phát triển mạng lưới kinh doanh ở các địa bàn: vùng biên giới, tuyến đường Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm về an ninh quốc phòng. Đối với các cửa hàng nằm trong diện giải tỏa, di dời: UBND các huyện, thị xã và thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể và thông báo để các cửa hàng có thời gian chuẩn bị thực hiện Ưu tiên cho các cửa hàng thuộc diện di dời, giải tỏa trong việc bố trí lại địa điểm mới theo quy hoạch để sử dụng hợp lý nguồn vốn, trang thiết bị, kinh nghiệm quản lý, giải quyết lao động của các doanh nghiệp này.
3.2.2 Nâng cao năng lực và trách nhiệm của chủ thể quản lý nhà nước về xăng dầu