Bài nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính - cụ thể là case study research, kết hợp các phương pháp để thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu cần thiết từ nguồn sơ
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và chuyển đổi trước những thách thức về hội nhập quốc tế để phát triển vững chắc Yêu cầu về tính minh bạch và trung thực các thông tin trong báo cáo tài chính trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư Việc đáp ứng yêu cầu này không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín mà còn tăng cường khả năng thu hút vốn nước ngoài, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Trong năm 2023,
Trong bối cảnh kinh tế chịu nhiều tác động phức tạp, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã triển khai chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam Chính sách này đã đưa lại kết quả tích cực, đóng góp vào sự tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 đạt mức kỷ lục 160 nghìn doanh nghiệp, tăng 7,2% so với cùng kỳ, phản ánh sức khỏe kinh tế tích cực Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sử dụng thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính để tạo ấn tượng tài chính tốt, đòi hỏi vai trò của kiểm toán để đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính Kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên thông tin chính xác, đồng thời ngăn chặn doanh nghiệp tạo ra bong bóng tài chính, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn nước ngoài đổ vào thị trường Việt Nam.
Tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp nên yêu cầu về việc quản lý, đánh giá và ghi nhận TSCĐ trong công tác kế toán phải đảm bảo tính chính xác, tránh sai phạm trong việc ghi nhận không chính xác và kịp thời, sử dụng TSCĐ không đúng mục đích hay TSCĐ đã thanh lý nhưng không xóa sổ Do đó, để đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy trong BCTC cho người sử dụng, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ kiểm toán để đánh giá một cách khách quan hơn trong việc phát hiện các sai sót hoặc gian lận đối với khoản mục TSCĐ Bên cạnh đó, kiểm toán khoản mục TSCĐ là yếu tố quan trọng trong việc minh bạch hóa thị trường cũng như góp phần nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp Điều này giúp KTV phát hiện sớm các sai sót, gian lận để thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời và nâng cao chất lượng thông tin tài chính để người sử dụng BCTC đưa ra các quyết định kinh tế chính xác hơn Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của khoản mục TSCĐ, bằng phương pháp nghiên cứu định tính tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu chủ đề: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trên Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC” phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trên BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
Phân tích và đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trên BCTC của Moore AISC Đưa ra các ưu điểm, hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trên BCTC của Moore AISC
Dựa trên thực tiễn vấn đề nghiên cứu, đề xuất các hàm ý giúp hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC của Moore AISC.
Câu hỏi nghiên cứu
Cơ sở lý luận nào liên quan đến quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trên BCTC?
Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trên BCTC của Moore AISC áp dụng cho khách hàng ABC được thực hiện như thế nào? Ưu điểm, hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trên BCTC của Moore AISC là gì?
Giải pháp nào giúp Moore AISC hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định được thực hiện bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC
Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu bài nghiên cứu được thu thập từ tháng 12/2023 đến tháng 03/2024
Dữ liệu thứ cấp: Hồ sơ kiểm toán cho năm tài chính 31/12/2023;
Dữ liệu sơ cấp: Thực hiện khảo sát, phỏng vấn và thu thập dữ liệu vào tháng 03/2024;
Khóa luận được nghiên cứu tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu
Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính, cụ thể là phương pháp nghiên cứu tình huống – điển hình (case study research) mô tả thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ áp dụng cho khách hàng ABC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC Đồng thời, phân tích đánh giá ưu điểm, nhược điểm của quy trình hiện tại để hướng tới việc hoàn thiện hơn Dựa vào kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một số giải pháp thực tiễn và vấn đề cần nghiên cứu trong tương lai
Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, phân tích lý thuyết
Bài nghiên cứu sử dụng các tài liệu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA), chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), tài liệu liên quan qua các nguồn: giáo trình, sách, báo, web, bài nghiên cứu trước, hồ sơ tài liệu của khách hàng để xây dựng lý thuyết liên quan và minh họa hỗ trợ cho bài nghiên cứu
Phương pháp quan sát kết hợp mô tả tình huống
Trong nghiên cứu định tính, quan sát được xem là một trong những phương pháp quan trọng bậc nhất (Nguyễn Trung Kiên, 2018) Tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm kê TSCĐ, kiểm toán TSCĐ tại công ty khách hàng ABC để tìm hiểu thêm về các thủ tục kiểm toán thực tế
Phương pháp tổng hợp và thống kê
Tác giả thực hiện tổng hợp 10 hồ sơ kiểm toán khách hàng của Moore AISC và thực hiện thống kê để kiểm tra tính đầy đủ các thủ tục kiểm toán được thực hiện trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn và trực tiếp phỏng vấn một Kiểm toán viên (KTV) tham gia kiểm toán phần hành TSCĐ tại Công ty ABC Bảng câu hỏi được tác giả xây dựng có cấu trúc rõ ràng, đảm bảo các thông tin thu thập được đầy đủ và chính xác Quá trình phỏng vấn diễn ra theo hình thức 1-1, giúp tác giả hiểu sâu hơn về góc nhìn và kinh nghiệm thực tế của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán phần hành TSCĐ.
Bảng câu hỏi được xây dựng gồm câu hỏi mở để thu thập ý kiến, thông tin của KTV nhằm phục vụ cho việc phân tích định tính bằng các ưu điểm, nhược điểm được tác giả đánh giá thông qua quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ của công ty Moore AISC áp dụng cho khách hàng ABC Trong bài nghiên cứu, các câu hỏi được đặt rõ ràng và cụ thể theo từng giai đoạn của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, tuân thủ các nguyên tắc khoa học đảm bảo bộ tin cậy và khách quan của thông tin Tác giả gặp trực tiếp nhóm KTV thực hiện phần hành kiểm toán TSCĐ để phỏng vấn cá nhân thực tiếp Với cách hỏi trực tiếp này, tác giả nhận diện được ưu điểm và nhược điểm của quy trình
Phân tích thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ của công ty Moore AISC áp dụng cho khách hàng ABC
Phân tích và đánh giá các ưu điểm, nhược điểm từ thực trạng quy trình thực hiện, bảng kết quả phỏng vấn và thống kê thu thập được Từ đó, có cơ sở đề xuất các hàm ý phù hợp nhằm hoàn thiện quy trình.
Kết cấu của khóa luận
Chương 1: Giới thiệu đề tài;
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tổng quan các nghiên cứu trước
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2016) “Ước tính kế toán sử dụng trong báo cáo tài chính”, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính mô tả thực trạng và phân tích sai phạm thường gặp liên quan đến ước tính kế toán, việc dùng các xét đoán mang nặng tính chủ quan khi lập BCTC sẽ dẫn đến sai lệch thông tin tài chính của doanh nghiệp Nguồn dữ liệu được tác giả sử dụng là nguồn dữ liệu thứ cấp - bảng tổng số doanh nghiệp sai lệch lợi nhuận sau kiểm toán qua các năm Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều DN lợi dụng ước tính kế toán để phù phép lợi nhuận như kéo dài thời gian sử dụng hữu ích và thời gian trích khấu hao, thời gian phân bổ chi phí trả trước nhằm giảm chi phí, bỏ qua hoặc thực hiện không đầy đủ các khoản dự phòng Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất giải pháp về việc ghi nhận trung thực, khách quan tạo độ tin cậy cho người sử dụng BCTC như hoàn thiện quy trình kiểm toán ước tính kế toán, nâng cao vai trò kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và thay đổi nhận thức của DN về ước tính kế toán
Tài sản được phân loại vào tài khoản không hợp lý làm cho nguyên giá và CPKH của TSCĐ bị ghi nhận sai do đơn vị ghi nhận chi phí kinh doanh của DN sang TSCĐ vô hình được nhắc đến trong bài nghiên cứu của Võ Duy Trung (2024) Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng để đánh giá quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ nêu rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, bài nghiên tác giả sử dụng bổ sung phương pháp khảo sát hồ sơ kiểm toán khách hàng để đánh giá việc KTV vận dụng đầy đủ thủ tục kiểm toán trong quy trình Trong khi đó, nghiên cứu của Tô Thị Hoàng Lộc (2022) về kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH trong BCTC – Trường hợp chi nhánh công ty Deloitte Việt Nam, cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá quy trình nhưng điểm khác là tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân để biết được quan điểm của KTV về một số khía cạnh trong kiểm toán TSCĐ, củng cố thêm hiểu biết của tác giả về quy trình này
Theo nghiên cứu Fadila, R N., & Suryaningrum, D.H (2023) “Fixed Assets Account Audit Procedures at the YG Community Health Center”, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nguồn dữ liệu thứ cấp và phương pháp phân tích định tính mô tả để hiểu sâu hơn về quy trình kiểm toán TSCĐ tại Trung tâm Y tế YG Bài nghiên cứu chỉ ra sai sót của kế toán trong việc tính toán khấu hao, phân loại và ghi nhận TSCĐ của kế toán KTV thực hiện kiểm toán đối với tài sản mới chưa được sử dụng nhưng không có tài sản mới nào và đề xuất loại bỏ TSCĐ sang tài khoản khác
Bài nghiên cứu “Audit of fixed assets of the agricultural sector: Features, tasks and perspective” của tác giả Lyudmyla Matviychuk (2020) cho thấy mối quan hệ giữa các loại hình kiểm toán và kế toán, từ đó đề xuất phân loại thêm ba loại hình kiểm toán bổ sung: kiểm toán kế toán, kiểm toán thống kê và kiểm toán hoạt động Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá cơ sở pháp lý, tổ chức của việc kiểm toán TSCĐ trong ngành nông nghiệp Đồng thời, kết hợp giữa phương pháp so sánh và phép loại suy để chứng minh các đề xuất phát triển loại hình kiểm toán mới có triển vọng trong tương lai (đặc biệt là kiểm toán nội bộ) và tạo ra sản phẩm là các phần mềm bổ trợ cho việc xử lý thông tin nhanh chóng và phản ứng tức thời trước những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp Theo một số ước tính, TSCĐ trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 60% cơ cấu tài sản của đơn vị, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất Do vậy, KTV cần chú trọng chất lượng kiểm toán và nền tảng lý thuyết trong việc đánh giá đầy đủ về tình trạng thực tế TSCĐ để đơn vị có những biện pháp quản lý đúng đắn và kịp thời trong sai sót quản lý doanh nghiệp
2.1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu
Kiểm toán khoản mục TSCĐ giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo tính chính xác và minh bạch thông tin tài chính Mỗi công ty kiểm toán áp dụng quy trình khác nhau, tùy theo quy mô và đặc điểm doanh nghiệp Tuy nhiên, quy trình này vẫn đối mặt nhiều thách thức và rủi ro tiềm ẩn Các nghiên cứu trước đã đề xuất nhiều giải pháp như hoàn thiện quy trình kiểm toán ước tính kế toán, nâng cao vai trò kiểm toán viên, ứng dụng phần mềm xử lý thông tin Các đề xuất cải tiến quy trình kiểm toán bao gồm đảm bảo thực hiện thử nghiệm kiểm soát, nâng cao chất lượng kiểm toán viên, nâng cao tiêu chí tuyển dụng, kỹ thuật thu thập chứng từ qua hệ thống thông tin, thực hiện đầy đủ thủ tục phân tích Tuy nhiên, giải pháp về áp dụng đầy đủ các thủ tục phân tích vẫn chưa được giải quyết.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC
Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC
Tên tiếng anh : Moore AISC Auditing and Information Services Company Limited
Tên viết tắt: Moore AISC
Mã số thuế: 0300513041 Địa chỉ trụ sở chính: 389A Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 3832 8964
Email: info@aisc.com.vn
Website: https://aisc.com.vn
Loại hình pháp lý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Hình 3.1: Logo công ty Moore AISC
Hiện nay Moore AISC có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh, hai chi nhánh tại Hà Nội và Đà Nẵng, ba văn phòng đại diện tại Hải Phòng, Cần Thơ và Quảng Ngãi
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Moore AISC được thành lập từ năm 1994 với tên gọi ban đầu là Công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (viết tắt: AISC), tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn và đào tạo trên khắp cả nước (Moore AISC, 2022)
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MOORE AISC thành lập năm 1994, là một trong ba công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam Sau 11 năm thành lập, Moore AISC trở thành thành viên của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) Ngày 19/10/2006, Moore AISC vinh dự trở thành thành viên thứ 10 của Tổ chức Moore Stephens International Limited (Moore Stephens International).
Kế toán Kiểm toán Quốc tế Inpact Asia Pacific Trải qua hơn 20 năm, Moore AISC trở thành thành viên độc lập của Moore Global Network Limited đã khẳng định được vị thế của mình
Moore AISC giữ vị thế trong “Top 10” công ty kiểm toán Việt Nam hoạt động theo các tiêu chí: Số lượng nhân viên chuyên nghiệp – Số lượng kiểm toán viên và thẩm định viên – số lượng khách hàng – doanh thu Bên cạnh đó, Moore AISC hoạt động với việc duy trì cam kết chất lượng dịch vụ, phong cách chuyên nghiệp mang đến cho khách hàng giá trị tối ưu (Moore AISC, 2022)
Hình 3.2: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Moore AISC
Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty Moore AISC (2022)
Moore AISC cung cấp đa dạng các loại dịch vụ như:
– Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính;
– Dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản;
– Thẩm định giá và tư vấn;
– Các dịch vụ khác: Tư vấn về hệ thống kiểm soát nội bộ, Dịch vụ kế toán, Tư vấn thuế, Tư vấn tài chính
Hơn 20 năm hình thành và phát triển, gặt hái bề dày kinh nghiệm, tạo nên uy tín đối với nhiều khách hàng bởi dịch vụ cung cấp Kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán xây dựng cơ bản là thế mạnh của Moore AISC Moore AISC đã cung cấp dịch vụ cho hơn 1000 khách hàng có lĩnh vực hoạt động khác nhau, trong đó có nhiều công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán
– Các tập đoàn và tổng công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh, Công ty
Cổ phần Tập đoàn Intimex, Công ty Cổ phần Lương thực TP Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Mascopex, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam
– Công ty trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán: ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, Quỹ tín dụng nhân dân
– Dự án, công trình: Dự án Đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Hồ Chí Minh, xây dựng hạ tầng khu A của Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, The Costa Nha Trang
Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty Moore AISC (2022)
3.1.5 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Hình 3.4: Cơ cấu bộ máy quản lý tại Moore AISC
Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty Moore AISC (2022)
Hình 3.3: Khách hàng tiêu biểu của Moore AISC
Chức năng của từng phòng ban:
Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban cũng như các bộ phận của công ty, xây dựng mục tiêu chiến lược và các chính sách kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo việc kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả và tuân thủ quy định của pháp luật
Phòng hành chính – kế toán Đảm bảo công tác kế toán được thực hiện đúng và đầy đủ theo quy trình của công ty, quy định của pháp luật Đồng thời, tổng hợp các báo cáo nội bộ, các báo cáo phục vụ cho cơ quan Nhà nước và hỗ trợ cho Ban Tổng Giám Đốc trong việc tổ chức các công tác kế toán
Phòng kiểm toán doanh nghiệp :
Dựa vào hợp đồng kiểm toán đã ký, kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng
Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản
Kiểm tra việc thực hiện và thanh lý các hợp đồng xây dựng, dự toán đấu thầu cho các công trình trong và ngoài nước và lập báo cáo kiểm toán
Phòng tư vấn và thẩm định giá
Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng hướng đến khách hàng mục tiêu và tư vấn về quản lý theo yêu cầu
Các chi nhánh và văn phòng đại diện
Hoạt động độc lập và nắm giữ thị trường riêng Giám đốc các chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám Đốc về các quyết định và tình hình hoạt động của chi nhánh.
Quy trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC
Moore AISC thực hiện kiểm toán dựa trên Chương trình kiểm toán mẫu (VACPA) cập nhật lần 3 năm 2019
Nguồn: Chương trình kiểm toán mẫu VACPA (2019)
Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC
Quy trình kiểm toán tài sản cố định của công ty Moore AISC luôn tuân thủ nghiêm ngặt ba bước thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán, bao gồm: (1) Chuẩn bị kiểm toán: Xác định mục tiêu kiểm toán, xây dựng kế hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán: Thực hiện các thủ tục đánh giá kiểm soát nội bộ, kiểm tra cụ thể và kiểm tra phân tích; (3) Hoàn thành kiểm toán: Đánh giá kết quả kiểm toán, soạn thảo báo cáo kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán về tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp.
Hình 3.5: Chương trình kiểm toán mẫu VACPA
Phát hiện sai sót trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ là khâu then chốt trong quá trình kiểm toán BCTC Đối với doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định lớn, những sai sót này có thể dẫn đến sai sót trọng yếu trên BCTC, ảnh hưởng đến tính trung thực và chính xác của thông tin tài chính.
Bảng 3.1: Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ của công ty Moore AISC
Diễn giải Cơ sở dẫn liệu
1 “ Đảm bảo TSCĐ hữu hình được ghi nhận trên sổ cái là hiện hữu tại ngày kết thúc kỳ kế toán ”
2 “ Đảm bảo TSCĐ hữu hình và/hoặc chi phí tại ngày kết thúc kỳ kế toán đáp ứng các tiêu chuẩn ghi nhận được ghi nhận chính xác trong sổ đăng ký TSCĐ và sổ cái ”
3 “ Đảm bảo TSCĐ hữu hình tăng, giảm bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỉ giá hối đoái phù hợp ”
4 “ Đảm bảo trích lập đầy đủ chi phí khấu hao của TSCĐ hữu hình ”
5 “ Đảm bảo đơn vị sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với TSCĐ hữu hình được ghi nhận trên sổ cái tại ngày kết thúc kỳ kế toán Tất cả TSCĐ hữu hình không bị hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác, nếu không, tất cả các hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác phải được xác định và thuyết minh trong
6 “ Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến TSCĐ hữu hình được lập chính xác và các thông tin này được trình bày và mô tả phù hợp trong BCTC ”
P&D/Trình bày và thuyết minh
Nguồn: Chương trình kiểm toán mẫu VACPA (2019)
3.3.2 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán phù hợp đem lại hiệu quả cho cuộc kiểm toán BCTC cho đơn vị được kiểm toán Đối với khoản mục TSCĐ, Moore AISC thực hiện các bước như sau:
3.3.2.1 Xem xét ch ấ p nh ận khách hàng và đánh giá rủ i ro h ợp đồ ng Đối với khách hàng cũ: Khi nhận lời mời kiểm toán cho năm tài chính hiện tại, Moore AISC sẽ xem xét lại HSKiT năm trước, cập nhật tình hình và hoạt động của đơn vị trong thời gian qua để đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng Sau khi đánh giá rủi ro này ở mức cho phép, KTV kết luận về việc tái ký hợp đồng Đối với khách hàng mới: Moore AISC thu thập đầy đủ thông tin cơ bản của KH để đánh giá và ước lượng rủi ro, và đưa kết luận về việc chấp nhận hay từ chối kiểm toán
3.3.2.2 L ậ p h ợp đồ ng ki ể m toán và l ự a ch ọ n nhóm ki ể m toán
KTV lập hợp đồng kiểm toán được phê duyệt bởi Tổng Giám Đốc công ty và đóng mộc đỏ, gửi cho công ty khách hàng để thống nhất các điều khoản hợp đồng, chẳng hạn: Luật định và chuẩn mực; nội dung hợp đồng; trách nhiệm của các bên; dịch vụ BCKiT; phí dịch vụ và phương thức thanh toán; cam kết về các điều khoản; hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng
Sau khi thảo luận, công ty ABC thống nhất với Moore AISC về các khoản mục trong HĐKT, hai bên tiến hành ký hợp đồng Sau khi ký kết, Moore AISC tiến hành chọn nhóm kiểm toán
3.3.2.3 L ậ p danh m ụ c tài li ệ u c ầ n khách hàng cung c ấ p
Dựa trên sự phân công của trưởng nhóm, các thành viên đảm nhiệm phần hành nào sẽ lập danh sách tài liệu yêu cầu KH cung cấp gửi trưởng nhóm tổng hợp và gửi khách hàng Ngoài các dữ liệu cần yêu cầu KH cung cấp cho các phần hành chung như: NKC, bảng CĐPS, KQKD, CĐKT thì KTV thực hiện phần hành TSCĐ cần lập danh mục các tài liệu cần cung cấp liên quan đến TSCĐ như:
– Danh mục TSCĐ tại ngày kết thúc niên độ;
– Danh mục TSCĐ tăng, giảm trong năm tài chính;
– Bảng tính CPKH phát sinh trong năm;
– Sổ chi tiết tài khoản 211, 241;
– Chứng từ liên quan đến TSCĐ (Hợp đồng, hóa đơn, biên bản thanh lý); – Thay đổi về chính sách kế toán, thời gian hoặc tỷ lệ khấu hao TSCĐ
3.3.2.4 Phân tích sơ bộ BCTC
– So sánh ngang: xem xét sự biến động kỳ hiện tại so với kỳ trước
– So sánh dọc: tỷ lệ TSCĐ so với các khoản mục tương quan trên BCTC
3.3.2.5 Tìm hi ể u h ệ th ố ng KSNB
Tiêu chuẩn kiểm toán số 330 (2012) nhấn mạnh rằng sự phán đoán chuyên môn của kiểm toán viên về tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết của họ về kiểm soát nội bộ (KSNB) của doanh nghiệp Vì vậy, việc hiểu rõ về KSNB, đặc biệt là ở cấp độ đơn vị, là nền tảng quan trọng để đánh giá KSNB đối với các chu trình kinh doanh chính.
Cụ thể, KTV sử dụng xét đoán chuyên môn để đánh giá KSNB thông qua phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu Các thành phần KSNB được đánh giá dựa vào bảng câu hỏi Có/Không theo mẫu của công ty Kết hợp với kỹ thuật Walk-through, KTV chọn mẫu kiểm tra chu trình tài sản để chứng minh sự phù hợp giữa mô tả hệ thống KSNB và thực tế hoạt động của đơn vị.
Bảng 3.2: Chọn mẫu hệ thống kiểm soát nội bộ (Walkthrough)
Tần suất kiểm soát nghiệp vụ và tổng thể
Quý Tháng Nửa tháng Tuần Năm Ngày và nghiệp vụ
1 mẫu 1 – 2 mẫu 2 – 4 mẫu 3 - 6 mẫu 5 – 9 mẫu 1 mẫu 10 – 20 mẫu
Nguồn: Giấy làm việc Moore AISC
3.3.2.6 Xác l ậ p m ứ c tr ọ ng y ếu và đánh giá rủ i ro
Dựa vào Chương trình kiểm toán mẫu (VACPA), KTV thực hiện tính toán MTY tổng thể, MTY thực hiện và ngưỡng sai sót không đáng kể cho khoản mục TSCĐ Sau đó, tiến hành đánh giá rủi ro ở cấp độ CSDL đối với khoản mục TSCĐ
Tham khảo Phụ lục 02 – Mẫu xác lập mức trọng yếu
3.3.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
3.3.3.1 Th ự c hi ệ n th ủ t ụ c và th ử nghi ệ m ki ể m toán
Bảng 3.3: Thủ tục thực hiện kiểm toán TSCĐ
- Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng có nhất quán với năm trước
- Lập bảng tổng hợp số liệu dựa trên Bảng CĐSPS kỳ hiện tại và số liệu kỳ trước đã được kiểm toán Đối chiếu số dư đầu kỳ với BCTC kỳ trước và kiểm tra tính chính xác số học của bảng tổng hợp số liệu
- Thu thập danh sách TSCĐ tăng trong kỳ Đối chiếu TSCĐ tăng với sổ đăng ký TSCĐ và bảng tổng hợp số liệu nêu trên
- Thu thập danh sách TSCĐ nhượng bán, ghi giảm trong kỳ Đối chiếu các tài sản đã thanh lý với sổ đăng ký TSCĐ, bảng tổng hợp số liệu nêu trên
Thủ tục phân tích cơ bản