hoàn thiện các vấn đề về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đườngbiển là một yêu cầu quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm nóiriêng và trong toàn bảo
Tổng quan về BH HHXNK tại Việt Nam
Lịch sử phát triển của bảo hiểm HHXNK bằng đường biển
Bảo hiểm hàng hải đã có lịch sử rất lâu đời Nó ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của hàng hoá và ngoại thương Khoảng thế kỷ V trước công nguyên, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã ra đời và phát triển người ta biết tránh tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách chia nhỏ, phân tán chuyên chở trên nhiều thuyền khác nhau Đây có thể nói là hình thức sơ khai của bảo hiểm hàng hoá Đến thế kỷ thứ XII thương mại và giao lưu hàng hóa bằng đường biển giữa các nước phát triển Nhiều tổn thất lớn xảy ra trên biển vì khối lượng và giá trị của hàng hoá ngày càng tăng, do thiên tai, tai nạn bất ngờ, cướp biển gây ra làm cho giới thương nhân lo lắng nhằm đối phó với các tổn thất nặng nề có khả năng dẫn tới phá sản họ đã đi vay vốn để buôn bán kinh doanh Nếu hành trình gặp phải rủi ro gây ra tổn thất toàn bộ thì các thương nhân được xoá nợ, nếu hành trình may mắn thành công thì ngoài vốn vay họ còn phải trả chủ nợ một khoản tiền lãi với lãi suất rất cao Lãi suất cao và nặng nề này có thể coi là hình thức ban đầu của phí bảo hiểm.
Năm 1182 ở Lomborde - Bắc Ý, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá đã ra đời, trong đó người bán đơn này cam kết với khách hàng sẽ thực hiện nội dung đã ghi trong đơn.
Từ đó hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm đã ra đời với tư cách như là một nghề riêng độc lập.
Năm 1468 tại Venice nước Ý đạo luật đầu tiên về bảo hiểm hàng hải đã ra đời.
Sự phát triển của thương mại hàng hải đã dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của bảo hiểm hàng hải và hàng loạt các thể lệ, công ước, hiệp ước quốc tế liên quan đến thương mại và hàng hải như: Mẫu hợp đồng bảo hiểm của Lloyd's 1776 và Luật bảo hiểm của Anh năm 1906 (MiA - Marine insurance Act 1906), công ước Brucxen năm
1924, Hague Visby 1986, Hăm Bua năm 1978, Incoterms 1953,1980,1990,2000 Các điều khoản về bảo hiểm hàng hải cũng ra đời và ngày càng hoàn thiện
Nói về bảo hiểm hàng hải không thể không nói tới nước Anh và Lloyd's Nước Anh là một trong những nước có sự phát triển hiện đại về thương mại và hàng hải lớn nhất trên thế giới Có thể nói lịch sử phát triển của ngành hàng hải và thương mại thế giới gắn liền với sự phát triển của nước Anh, thế kỷ XVII nước Anh đã có nền ngoại thương phát triển với đội tàu buôn mạnh nhất thế giới và trở thành trung tâm thương mại và hàng hải của thế giới Do đó nước Anh cũng là nước sớm có những nguyên tắc, thể lệ hàng hải và bảo hiểm hàng hải Năm 1779, các hội viên của Lloyd's đã thu thập tất cả các nguyên tắc bảo hiểm hàng hải và quy thành một hợp đồng chung gọi là hợp đồng Lloyd's Hợp đồng này đã được Quốc hội Anh thông qua và được sử dụng ở nhiều nước cho đến 1982.Từ ngày 1/1/1982, đơn bảo hiểm hàng hải mẫu mới đã được Hiệp hội bảo hiểm London thông qua và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay.
Không chỉ riêng bảo hiểm hàng hải, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, các loại hình bảo hiểm cũng phát triển hết sức mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội, văn hoá và giao lưu quốc tế. b Ở Việt Nam:
Thời kỳ đầu, nhà nước giao cho một công ty chuyên môn trực thuộc Bộ Tài chính kinh doanh bảo hiểm đó là công ty Bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập ngày 17/12/1964 theo Quyết định số 179/CP và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965.
Trước năm 1964 Bảo Việt chỉ làm đại lý bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cho công ty Bảo hiểm nhân dân Trung Quốc trong trường hợp mua theo giá FOB, CIF và bán theo giá CIF với mục đích là học hỏi kinh nghiệm.
Từ năm 1965 - 1975 Bảo Việt mới triển khai ba nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại trong đó có bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Từ sau 1970 Bảo Việt có quan hệ tái bảo hiểm với Liên Xô (cũ), Ba Lan, Triều Tiên Trước đó Bảo Việt chỉ có quan hệ tái bảo hiểm với Trung Quốc.
Từ năm 1975 - 1992 Bảo Việt đã triển khai thêm nhiều nghiệp vụ và mở rộng phạm vi hoạt động Từ chỗ chỉ có quan hệ tái bảo hiểm với một số nước xã hội chủ nghĩa cũ thì trong thời kỳ này Bảo Việt đã có quan hệ đại lý, giám định, tái bảo hiểm với hơn 40 nước trên thế giới Năm 1965 khi Bảo Việt đi vào hoạt động, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung về Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển Gần đây, để phù hợp với sự phát triển thương mại và ngành hàng hải của đất nước, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung mới - Quy tắc chung 1990 (QTC-1990) cùng với Luật Hàng hải Việt Nam Quy tắc chung này là cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ,xuất phát từ yêu cầu bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm là một đòi hỏi thiết thực Để đáp ứng yêu cầu cấp bách trên, Nghị định 100/CP của chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành ngày 18/12/1993 đã tạo điều kiện cho nhiều công ty bảo hiểm ra đời và phát triển.
Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm HHXNK vận chuyển bằng đường biển
Bảo hiểm hàng hóa XNK có liên quan chặt chẽ với quá trình XNK, do vậy để hiểu rõ loại hình bảo hiểm này, cần phải hiểu rõ những đặc điểm của quá trình XNK hàng hóa.
● Quá trình XNK hàng hóa có những đặc điểm sau:
Việc XNK hàng hóa thường được thực hiện thông qua các hợp đồng giữa người mua và người bán với nội dung về số lượng, phẩm chất, kí mã hiệu, quy cách đóng gói, giá cả hàng hóa, trách nhiệm thuê tàu và trả cước phí, phí bảo hiểm, thủ tục và đồng tiền thanh toán.
Có sự chuyển giao quyền sở hữu lô hàng XNK từ người bán sang người mua.
Hàng hóa XNK thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải chịu sự kiểm soát của hải quan, kiểm dịch…tùy theo quy định của mỗi nước Đồng thời để được vận chuyển ra (hoặc vào) qua biên giới phải mua bảo hiểm theo tập quán thương mại quốc tế.
Hàng hóa XNK thường được vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau theo phương thức vận chuyển đa phương tiện trong đó có tàu biển Người vận chuyển hàng đồng thời cũng là người giao hàng cho người mua.
Hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển phải thông qua người vận chuyển tức cả người mua và người bán đều không trực tiếp kiểm soát được những tổn thất có thể gây ra cho hàng hóa của mình mà đôi khi nó là do hành động cố ý của người chuyên chở Và theo hợp đồng vận chuyển thì người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa trong một phạm vi giới hạn nhất định Vì vậy để giảm rủi ro trong kinh doanh, các nhà XNK thường phải mua bảo hiểm cho hàng hóa Ta cũng thấy, quá trình XNK có liên quan đến nhiều bên, trong đó có bốn bên chủ yếu: người bán, người mua, người vận chuyển, người bảo hiểm Nói chung trách nhiệm của các bên được phân định dựa vào ba loại hợp đồng: HĐ mua bán, HĐ vận chuyển, HĐBH.
Ba hợp đồng này là cơ sở pháp lý phân định trách nhiệm các bên liên quan và trách nhiệm này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng của HĐ mua bán.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường gặp rất nhiều rủi ro tiềm không lường trước được từ các rủi ro khách quan lẫn chủ quan do con người gây ra Nếu rủi ro xảy ra mà không có các khoản bù đắp thiệt hại kịp thời từ các nhà bảo hiểm, đặc biệt là những rủi ro mang tính thảm hoạ gây ra tổn thất rất lớn thì chủ tàu và chủ hàng đều sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tài chính trong việc khắc phục hậu quả do các rủi ro đó gây ra
- Bảo vệ chống lại rủi ro: Quá trình vận chuyển hàng hoá qua đường biển rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro như tai nạn, thất thoát, hư hỏng, cướp biển, thời tiết xấu, và các sự cố khác Bảo hiểm hàng hóa giúp bảo vệ các bên liên quan khỏi những rủi ro này và giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh doanh và tài chính của họ.
- Hỗ trợ tài chính: Trong trường hợp xảy ra thiệt hại hoặc mất mát hàng hoá, sự bồi thường từ bảo hiểm giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp và cá nhân Điều này giúp duy trì hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro phá sản.
- Đáp ứng yêu cầu hợp đồng: Trong nhiều trường hợp, việc mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một yêu cầu bắt buộc của các hợp đồng thương mại Nếu không có bảo hiểm, các bên có thể không đáp ứng được yêu cầu hợp đồng và gặp khó khăn trong việc thực hiện giao dịch kinh doanh.
- Tăng cường đáng tin cậy và uy tín: Bảo hiểm hàng hoá giúp tăng cường uy tín và đáng tin cậy của các bên trong chuỗi cung ứng Điều này có thể làm tăng lòng tin của đối tác kinh doanh và khách hàng, giúp tạo nên mối quan hệ lâu dài và bền vững.
- Tuân thủ quy định pháp lý: Một số quốc gia yêu cầu việc mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển để tuân thủ quy định pháp lý và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ của họ.
- Bảo vệ quyền lợi của bên mua hàng hoá: Đối với bên mua hàng hoá, việc có bảo hiểm hàng hóa đảm bảo rằng họ nhận được hàng hoá trong trạng thái tốt nhất. Nếu có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển, họ có quyền yêu cầu bồi thường hoặc đền bù thay thế.
- Bảo vệ tài sản: Bảo hiểm hàng hoá giúp bảo vệ tài sản của người xuất khẩu và người nhập khẩu Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, có thể xảy ra những rủi ro như tai nạn tàu biển, hư hỏng, thiệt hại hoặc mất mát hàng hoá do các yếu tố thiên tai, va chạm, hoặc lỗi trong quá trình vận chuyển Bảo hiểm sẽ đền bù cho các thiệt hại và mất mát này, giúp giảm thiểu rủi ro tài chính cho các bên liên quan.
- Đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp: Bảo hiểm hàng hoá giúp doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh không chắc chắn và phức tạp của thị trường xuất nhập khẩu Khi các sự kiện bất lợi xảy ra, việc có bảo hiểm giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực lên hoạt động kinh doanh và duy trì sự ổn định.
Các rủi ro và tổn thất trong BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển
Rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là những tai nạn, tai hoạ, sự cố xảy ra một cách bất ngờ ngẫu nhiên hoặc những mối đe dọa nguy hại, khi xảy ra sẽ gây lên tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm Rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng hóa vận chuyển bằng đường biển có nhiều loại:
- Thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển động, bão, lốc, sét, thời tiết quá xấu… mà con người không chống lại được.
- Tai nạn bất ngờ trên biển: mắc cạn, đắm, bị phá hủy, cháy, nổ, mất tích, đâm va với tàu hoặc một vật thể cố định hay di động khác không phải là nước, phá hoại của thuyền trưởng và thủy thủ trên tàu…
- Hành động của con người: ăn trộm, ăn cắp hàng, mất cướp, chiến tranh, đình công, bắt giữ, tịch thu…
- Ngoài ra cũng có các rủi ro khác như rủi ro lúc xếp dỡ hàng, hàng bị nhiễm mùi, lây bẩn…
- Rủi ro thông thường: gồm những rủi ro mang tính chất bất ngờ và ngẫu nhiên xảy ra ngoài mong muốn như thiên tai, tai họa từ biển, tai nạn bất bất ngờ,…
- Rủi ro được bảo hiểm riêng: trường hợp này sẽ được quy định cụ thể khi hai bên thỏa thuận hợp đồng, chứ không được bồi thường theo các điều kiện gốc Các rủi ro trong trường hợp này có thể là chiến tranh, đình công, khủng bố,…
- Rủi ro không được bảo hiểm: đối với các rủi ro đương nhiên xảy ra do bản chất của hàng hóa hay do lỗi từ phía người được bảo hiểm.
Tổn thất trong bảo hiểm h àng hoá xuất nhập khẩu là những hư hỏng, thiệt hại của hàng hoá được bảo hiểm do rủi ro gây ra.
- Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất có hai loại tổn thất là tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ:
Tổn thất toàn bộ: là mức độ tổn thất 100% giá trị bảo hiểm Tổn thất toàn bộ được chia làm hai loại, bao gồm: tổn thất toàn bộ thực tính và tổn thất toàn bộ ước tính.
● Tổn thất toàn bộ thực tính: là đối tượng bảo hiểm theo đơn bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, có 4 trường hợp tổn thất toàn bộ thực tính như sau:
● Hàng hóa bị hủy hoại hoàn toàn (tàu bị tai nạn, hàng bị rớt xuống biển, không lấy lại được).
● Hàng hóa bị tước đoạt không lấy lại được (do cướp biển).
● Hàng hóa không còn là vật thể được bảo hiểm (hàng hóa đã mất đi giá trị thương mại hoặc công dụng của nó như gạo bị ẩm mốc).
● Hàng hóa ở trên tàu được tuyên bố là mất tích (một tàu được tuyên bố là mất tích trong một khoảng thời gian nào đó và không nhận được tin tức).
● Tổn thất toàn bộ ước tính: là những rủi ro làm hàng hóa bị hư hỏng gần như toàn bộ, muốn cứu phần còn lại, chủ hàng phải bỏ ra chi phí nhằm đưa hàng hóa về cảng đích, những chi phí này chủ hàng có thể tính toán, nếu tính chung với giá trị số hàng bị tổn thất để so sánh xem chi phí với tổn thất toàn bộ.
Khi nhận thấy giá trị hàng hóa bị tổn thất + chi phí đưa hàng về cảng đích bằng hoặc cao hơn giá trị bảo hiểm, thì phải thông báo ngay cho người bảo hiểm biết và cho phương án xử lý.
Lưu ý: đây là hàng hóa bị rủi ro đang trong quá trình vận chuyển.
Tổn thất bộ phận: là tổn thất một phần hàng hóa hoặc hàng hóa được bảo hiểm bị giảm giá trị Thường tồn tại 4 trường hợp:
● Giảm về số lượng như: số bao, số kiện bị giao thiếu hay hàng hóa bị cuốn trôi.
● Giảm về trọng lượng như gạo hay bắp bị rơi vãi.
● Giảm về giá trị sử dụng như gạo bị ẩm mốc, lên men.
● Giảm về thể tích như xăng, dầu bị rò, rỉ.\
- Căn cứ vào quyền lợi bảo hiểm chia làm hai loại tổn thất là tổn thất chung và tổn thất riêng.
Tổn thất riêng: là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hay một số quyền lợi của các chủ hàng và chủ tàu Như vậy, ngoài thiệt hại vật chất còn phát sinh các chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế những hư hại do tổn thất xảy ra Những chi phí đó gọi là tổn thất chi phí riêng.
Nếu tổn thất riêng thuộc trách nhiệm người bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường cho những tổn thất riêng này, đồng thời phải chi trả những chi phí có liên quan Những chi phí này bao gồm: chi phí xếp dỡ, gửi hàng, phân loại hàng hóa, thay thế bao bì đối với những lô hàng bị tổn thất Những chi phí tổn thất riêng này nhằm hạn chế và giảm bớt tổn thất riêng.
Ví dụ: Trong hải trình hàng hóa bị mưa gió, nước biển làm ẩm mốc hàng hóa, trong trường hợp này chủ hàng phải tự chịu trách nhiệm hoặc đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm chứ không được phân bổ trách nhiệm này cho chủ tàu hoặc chủ hàng khác Tổn thất trong trường hợp này là tổn thất riêng.
Tổn thất chung: trong một chuyến tàu, sẽ có những rủi ro không lường trước được như đâm, va, cháy,… khi đó, để cứu nguy cho tàu và hàng thoát khỏi một sự nguy hiểm chung Nói cách khác, tổn thất chung là loại tổn thất liên quan đến tất cả các quyền lợi trên một con tàu vì vậy nó phải được phân bổ một cách chính xác cho tất cả các quyền lợi trên con tàu đó Để phân bổ được phải xác định chính xác giá trị tổn thất chung Giá trị tổn thất chung bao gồm 2 yếu tố:
● Hy sinh tổn thất chung: là sự hy sinh một phần tài sản để cứu những tài sản còn lại Hy sinh tổn thất chung phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
● Tài sản hy sinh tổn thất chung phải mang tính cố ý (cố ý gây ra tổn thất nhưng vẫn được bảo hiểm).
● Hậu quả phải vì sự an toàn chung của các quyền lợi trên tàu.
● Hy sinh tổn thất chung phải trong trạng thái cấp bách.
Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm HHXNK vận chuyển bằng đường biển
Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với những rủi ro tổn thất của đối tượng bảo hiểm Vì vậy, phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm phụ thuộc vào các điều kiện bảo hiểm mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Trách nhiệm của người bảo hiểm đối với hàng hoá theo các điều kiện bảo hiểm gốc của Việt Nam được quy định theo bản Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển năm 1990 do Bộ Tài chính ban hành Nó bao gồm các điều kiện sau:
- Institute cargo clauses C (ICC-C) - điều kiện bảo hiểm C
- Institute cargo clauses B (ICC-B) - điều kiện bảo hiểm B
- Institute cargo clauses A(ICC-A) - điều kiện bảo hiểm A
- Institute war clauses - điều kiện bảo hiểm chiến tranh
- Institute strikes clauses - điều kiện bảo hiểm đình công
4.1 Điều kiện bảo hiểm C (ICC- C)
4.1.1 Rủi ro được bảo hiểm :
- Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
- Tàu đâm va nhau hoặc tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đâm và phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước hoặc bị mất tích;
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn;
- Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh;
- Hy sinh vì tổn thất chung;
4.1.2 Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác:
- Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng hợp đồng vận tải hoặc theo luật lệ và tập quán hiện hành;
- Những chi phí và tiền công hợp lý cho việc dỡ hàng lưu kho và gửi tiếp hàng hoá được bảo hiểm tại cảng dọc đường hay cảng lánh nạn do hậu quả của một rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng bảo hiểm;
- Những chi phí mà người được bảo hiểm hoặc đại lý của họ đã chi nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm hoặc những chi phí kiện tụng để đòi người thứ ba bồi thường;
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản “hai bên cùng có lỗi” ghi trong hợp đồng vận tải.
Trừ khi có thoả thuận khác, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi:
- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch;
- Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế và hậu quả của chúng;
- Mìn, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt;
- Đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động hoặc bạo động;
- Người đình công, công nhân bị cấm xưởng, người gây rối loạn lao động hoặc bạo động, kẻ khủng bố hay hành động vì động cơ chính trị;
-Việc sử dụng các vũ khí chiến tranh có dùng đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc chất phóng xạ;
- Khuyết tật vốn có tính chất đặc biệt của hàng hoá bảo hiểm;
- Hành động ác ý hay cố ý của bất cứ người nào.
Trong mọi trường hợp, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng và chi phí do:
- Việc làm xấu cố ý của người được bảo hiểm;
- Chậm trễ là nguyên nhân trực tiếp;
- Tàu hay sà lan không đủ khả năng đi biển và do tàu, xà lan, phương tiện vận chuyển hoặc container không thích hợp cho việc chuyên chở hàng hoá mà người được bảo hiểm hay người làm công cho họ đã biết về tình trạng đó vào thời gian bốc xếp hàng hóa;
- Bao bì không đầy đủ hoặc không thích hợp;
- Hao hụt tự nhiên, hao mòn tự nhiên, rò chảy thông thường;
- Chủ tàu, người quản lý tàu hoặc thuê tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về mặt tài chính gây ra.
4.2 Điều kiện bảo hiểm B (ICC- B)
4.2.1 Rủi ro được bảo hiểm:
Như điều kiện C và mở rộng thêm một số rủi ro sau:
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh;
- Nước biển, nước sông chảy vào tàu, xà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng;
- Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi xếp hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan.
4.2.2 Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác:
4.3 Điều kiện bảo hiểm A (ICC- A)
4.3.1 Rủi ro được bảo hiểm:
Theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát hư hỏng cho hàng hoá bảo hiểm trừ những rủi ro đã được loại trừ Rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao gồm cả rủi ro chính (tàu mắc cạn, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm va phải những vật thể khác, mất tích ) và những rủi ro phụ ( hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp, gỉ, hấp hơi, thiếu hụt, trộm cắp, không giao hàng ) do tác động ngẫu nhiên bên ngoài trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá.
4.3.2 Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác:
Như điều kiện B, C; loại trừ thiệt hại do hành động ác ý gây ra.
4.4 Điều kiện bảo hiểm chiến tranh
Theo điều kiện này, người bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hoá do:
- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự xảy ra từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào;
- Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ;
- Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác;
- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.
Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹp hơn các rủi ro thông thường Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hoá được xếp lên tàu biển và kết thúc khi được dỡ khỏi tàu tại cảng cuối cùng hoặc khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng, tùy theo điều kiện nào xảy ra trước Nếu có chuyển tải, bảo hiểm vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến tàu đến cảng chuyển tải Đối với rủi ro mìn và ngư lôi trách nhiệm của người bảo hiểm được mở rộng ra cả khi hàng hoá còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng không vượt quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu, trừ khi có thoả thuận đặc biệt khác.
4.5 Điều kiện bảo hiểm đình công
Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng hoá được bảo hiểm do:
- Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy;
- Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị;
- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của những người đình công mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình công gây ra.
4.6 Trách nhiệm của bảo hiểm về mặt không gian và thời gian
Bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hàng dời khỏi kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm có ghi trên hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc tại một trong các thời điểm sau:
* Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng của người nhận hàng hoặc một người nào khác tại nơi nhận có ghi tên trong hợp đồng bảo hiểm;
* Khi giao hàng cho bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay tại nơi nhận hàng ghi trong hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm dùng làm:
- Nơi chia hay phân phối hàng hoặc
- Nơi chứa hàng ngoài hành trình vận chuyển bình thường.
* Khi hết hạn 60 ngày kể từ khi hoàn thành việc dỡ hàng khỏi tàu biển tại cảng dỡ cuối cùng ghi trên đơn bảo hiểm Trong quá trình vận chuyển nói trên nếu xảy ra chậm trễ ngoài sự kiểm soát của người được bảo hiểm, tàu đi chệch hướng dỡ hàng bắt buộc, chuyển tải ngoại lệ hoặc thay đổi hành trình thì hợp đồng bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện người được bảo hiểm phải thông báo cho người bảo hiểm biết về việc xảy ra và phải trả thêm phí bảo hiểm nếu có yêu cầu.
Các quy định, thủ tục và điều kiện nhận bảo hiểm
Các quy định về Bảo hiểm
Tổng quan quy định pháp luật về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Việt Nam có các nguyên tắc sau: a Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest):
Người có liên quan hợp pháp đối với tài sản/hàng hoá vận chuyển.
Người đó có thể hưởng lợi khi tài sản đó an toàn hoặc đến đúng địa điểm đích.
Hoặc bị thiệt hại khi tài sản đó bị mất hoặc hư hỏng, bị cầm giữ hoặc phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đó.
Người được bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm.
Lợi ích bảo hiểm không cần có khi ký kết hợp đồng, nhưng phải có khi xảy ra tổn thất. b Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith):
Người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp tất cả thông tin liên quan đến rủi ro được bảo hiểm.
Người bảo hiểm không được ẩn giấu thông tin và phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. c Nguyên tắc bồi thường (indemnity):
Công ty bảo hiểm cung cấp khoản bồi thường tài chính nhằm khôi phục tình trạng tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm sau khi xảy ra tổn thất. d Nguyên tắc thế quyền (subrogation):
Người bảo hiểm, sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền đòi lại từ người thứ ba có trách nhiệm bồi thường. e Nguyên tắc cam kết (warranty):
Cam kết ngụ ý (implied warranty): Hành trình hợp pháp, tàu đủ khả năng đi biển.
Cam kết thành văn (Expressed warranty): Tàu có P&I, tàu tuân thủ ISM Code…
Nguyên tắc bảo hiểm trước (Advance insurance):
Người được bảo hiểm có thể mua bảo hiểm trước cho hàng hoá khi chưa có đủ thông tin chi tiết về lô hàng, ngay sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương hoặc mở chứng từ tín dụng L/C Các thông tin còn thiếu sẽ được thông báo sau.
Việt Nam áp dụng các nguyên tắc bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển bao gồm: lợi ích bảo hiểm, trung thực tuyệt đối, bồi thường, thế quyền,cam kết và bảo hiểm trước.
Thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Gửi văn bản yêu cầu mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.
● Khách hàng liên hệ với đơn vị cung cấp bảo hiểm và nhận mẫu yêu cầu mua bảo hiểm.
● Văn bản yêu cầu bảo hiểm cần chứa thông tin người được hưởng bảo hiểm, thông tin hàng hoá, nội dung yêu cầu bảo hiểm, chứng từ cần thiết.
Bước 2: Khách hàng điền đầy đủ thông tin vào văn bản yêu cầu bảo hiểm.
● Khách hàng cần điền chính xác thông tin vào văn bản yêu cầu bảo hiểm, không cần điền thông tin của đại lý hay công ty môi giới bảo hiểm và công ty cung cấp bảo hiểm.
Bước 3: Gửi văn bản yêu cầu bảo hiểm cho công ty cung cấp bảo hiểm.
● Văn bản yêu cầu bảo hiểm có thể được gửi qua fax hoặc chuyển phát nhanh cho công ty cung cấp bảo hiểm.
Bước 4: Công ty cung cấp bảo hiểm gửi hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng. Bước 5: Khách hàng xem xét và ký xác nhận hợp đồng bảo hiểm.
Bước 6: Công ty cung cấp bảo hiểm gửi bảng kê thu phí bảo hiểm cho khách hàng.
Bước 7: Khách hàng thanh toán phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.
Điều kiện để hàng hóa nhận bảo hiểm trước khi xuất nhập khẩu
a Loại hàng hóa và danh mục bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm thường chỉ bảo hiểm cho những loại hàng hóa được xác định trong danh mục bảo hiểm của họ. Những loại hàng hóa không nằm trong danh mục này thường không được bảo hiểm. b Hàng hóa có giá trị xác định: Để được bảo hiểm, hàng hóa cần có giá trị được xác định trước Giá trị này thường được xác định dựa trên giá trị thị trường hoặc giá trị thỏa thuận giữa các bên liên quan. c Tình trạng hàng hóa phải đáng tin cậy: Hàng hóa cần ở trong tình trạng đảm bảo an toàn và không có các vấn đề chất lượng hay hư hỏng nghiêm trọng trước khi được vận chuyển và bảo hiểm. d Hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý và chính sách bảo hiểm: Hàng hóa cần tuân thủ các quy định pháp luật và chính sách bảo hiểm của công ty bảo hiểm. e Hàng hóa phải có địa điểm xuất hay nhập khẩu: Các điều kiện về thời hạn địa điểm xuất nhập khẩu là yếu tố quan trọng trong việc xác định quyền lợi bảo hiểm.
Dưới đây là một số trường hợp thông thường được nhận bảo hiểm xuất nhập khẩu đường biển:
1 Vận chuyển hàng hóa: Bảo hiểm xuất nhập khẩu đường biển thường áp dụng cho hàng hóa được vận chuyển qua đường biển từ một quốc gia đến một quốc gia khác Hàng hóa có thể là hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, hàng nông sản, hoặc các loại hàng hóa khác.
2 Container: Bảo hiểm cũng áp dụng cho vận chuyển hàng hóa bằng container. Container là phương tiện vận chuyển hàng hóa phổ biến và thường được sử dụng để chứa hàng hóa trong quá trình vận chuyển biển.
3 Tàu thuyền và phương tiện vận chuyển: Bảo hiểm cũng bao gồm tàu thuyền và các phương tiện vận chuyển khác sử dụng trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên biển.
4 Các loại hình bảo hiểm: Có nhiều loại hình bảo hiểm xuất nhập khẩu đường biển khác nhau, bao gồm bảo hiểm chịu cháy nổ, bảo hiểm tổn thất hoặc hư hỏng, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự v.v.
Hiện trạng đăng ký và đền bù trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Sơ lược thị trường bảo hiểm Việt Nam và Bảo hiểm hàng hóa XNK
Việt Nam hiện đã có 79 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đang hoạt động. Trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 26 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 245.877 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2021 Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 67.608 tỷ đồng (tăng trưởng khoảng 16,8% so với năm 2021), lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 178.269 tỷ đồng (tăng trưởng khoảng 11,8% so với năm 2021).
Trong năm 2022, các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm khoảng trên 64.000 tỷ đồng (tăng 23,29% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 23.418 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 40.600 tỷ đồng. Đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng trên 656 nghìn tỷ đồng (tăng 12,56% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 63.612 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 592.811 tỷ đồng. Đánh giá hoạt động kinh doanh từng loại hình bảo hiểm trong năm 2022 cụ thể như sau:
Về Bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm lớn nhất (khoảng 33,2%) với doanh thu đạt 22.414 tỷ đồng tăng 24,3 % so với cùng kỳ, bồi thường 7.222 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 32,2%
Bảo hiểm trong xuất nhập khẩu nói chung hay bảo hiểm hàng hóa XNK nói riêng đề nằm trong bảo hiểm phi nhân thọ.
Bảo hiểm xe cơ giới doanh thu đạt 18.101 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26,8% trong tổng doanh thu toàn thị trường, tăng 11,9% so với cùng kỳ, bồi thường 9.015 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 49,8% Trong đó doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bắt buộc chủ xe cơ giới đạt 4.365 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,5%, tăng 10,6% so với cùng kỳ, bồi thường 854 tỷ, tỷ lệ bồi thường 19,6% Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 13.735 tỷ đồng, tăng 12,4 % so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 20,3%, bồi thường 8.161 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 59,4 %.
Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu đạt 7.805 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 11,5%, tăng 1.3% so với cùng kỳ, bồi thường 2.404 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 30,8%
Bảo hiểm cháy nổ doanh thu đạt 9.509 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,1%, tăng trưởng 27,6% so với cùng kỳ, bồi thường 2.123 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 22,3%. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt 7.281 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,8%, tăng 21,9%, bồi thường 1.058 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 14,5% Doanh thu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện đạt 2.228 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,3%, tăng 50,2% so với cùng kỳ, bồi thường 1.064 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 47,8%.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu đạt 3.183 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
4,7%, tăng trưởng so với cùng kỳ 15,8%, bồi thường 759 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 23,9%.
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu doanh thu đạt 2.801 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,1%, tăng trưởng 19,3%, bồi thường 1.051 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 37,5 %.
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 1.432 tỷ đồng tăng trưởng 9% so với cùng kỳ; bảo hiểm hàng không 1.060 tỷ đồng, tăng 4,8%; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 845 tỷ đồng; tăng 11,3%; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 375 tỷ đồng tăng 48,6%; bảo hiểm nông nghiệp đạt 41 tỷ đồng, giảm 31,9% so với cùng kỳ; bảo hiểm bảo lãnh 36 tỷ đồng, tăng 24 % so với cùng kỳ.
Về Bảo hiểm nhân thọ: tính đến 31/12/2023, tổng số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đang có hiệu lực khoảng 13,92 triệu hợp đồng, tăng 5,45% so với năm 2021, trong đó số hơp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác mới trong năm 2022 đạt 3,4 triệu hợp đồng (giảm khoảng 4,2% so với số lượng hợp đồng khai thác mới của năm 2021).Tổng phí bảo hiểm nhân thọ đạt 178.269 tỷ đồng, tăng 11,8%, trong đó phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới đạt 50.723 tỷ đồng, tăng khoảng 2,4% so với phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới năm 2021.
Hiện trạng của các doanh nghiệp bảo hiểm trong thị phần HHXNK
Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam mới chỉ khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu được 6 - 7% so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, phần còn lại bỏ ngỏ cho các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài.
Số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm cho thấy, các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam mới chỉ khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu được 6 - 7% so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, phần còn lại bỏ ngỏ cho các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài.
PGS TS Hoàng Mạnh Cừ (Học viện Tài chính) cho rằng, sở dĩ hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước còn thấp so với tốc độ tăng trưởng khai thác bảo hiểm hàng xuất khẩu là do các doanh nghiệp xuất khẩu thường áp dụng điều kiện giao hàng FOB (giao lên tàu) Theo đó, khi các doanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn điều kiện giao hàng FOB thì quyền mua bảo hiểm sẽ thuộc về người nhập khẩu ở nước ngoài Điều này đã làm mất đi khả năng khai thác của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Theo các chuyên gia lĩnh vực bảo hiểm, một nguyên nhân nữa làm cho lượng hàng hóa xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước đạt thấp là do năng lực của các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam hạn chế.
Trên thị trường bảo hiểm hiện nay đã có tới 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động, song hầu hết đều có vốn nhỏ, khả năng tài chính hạn chế Hơn nữa, trình độ nghiệp vụ của cán bộ bảo hiểm còn bất cập, khả năng tư vấn, marketing cho khách hàng yếu Điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu chưa nhận thức được ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm trong nước hoặc chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam.
Những vấn đề tồn đọng và biện pháp giải quyết của BHXNK Việt Nam
Những vấn đề tồn đọng của BHXNK
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, việc xuất nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, cùng với cơ hội thị trường và tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp xuất khẩu nhập khẩu cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro không nhỏ Những nguy cơ thiên tai, tai nạn vận tải, hư hỏng hàng hóa, v.v., đều có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Để bảo vệ hàng hoá khỏi những rủi ro không mong muốn này, bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu ra đời và đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Tuy nhiên, dù có tầm quan trọng như vậy thì vẫn còn những vấn đề tồn đọng của bảo hiểm hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam như sau:
- Thiếu nhận thức và tinh thần bảo hiểm: Một số doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm hàng hóa.
Họ có thể coi đây là một chi phí không cần thiết và không hiểu rõ rằng bảo hiểm hàng hoá có vai trò bảo vệ họ trước những nguy cơ rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát.
- Thị trường bảo hiểm còn hạn chế: Mặc dù ngành bảo hiểm tại Việt Nam đã phát triển trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm hàng hóa hóa vẫn còn hạn chế Sự cạnh tranh trong ngành không cao, điều này có thể dẫn đến việc đánh giá và điều kiện bảo đảm không linh hoạt hoặc không phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
- Rủi ro đa dạng và phức tạp: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua biên giới Các rủi ro này có thể là tai nạn vận tải, thiên tai, hư hỏng hàng hóa, mất mát hoặc ăn cắp, v.v Tuy nhiên, bạn nên chọn một loạt các chương trình bảo hiểm riêng biệt để đối phó với từng rủi ro này có thể làm tăng chi phí và phức tạp quá trình bảo hiểm.
- Thủ tục phức tạp và hạn chế quyền lợi: Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi yêu cầu đền bù từ các công ty bảo hiểm Điều này có thể thực hiện thủ tục giải quyết yêu cầu đền bù phức tạp, hoặc thực hiện đền bù phức tạp mà không đáp ứng đúng mức thiệt hại mà doanh nghiệp gặp phải.
- Phạm vi bảo hiểm giới hạn chế độ: Một số chương trình bảo hiểm có thể có các loại trừ mà doanh nghiệp không chú ý đến hoặc không hiểu rõ Điều này có thể khiến một số rủi ro quan trọng không được bảo hiểm hoàn toàn.
- Khả năng định giá hàng hóa: Việc định giá chính xác cho hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là một vấn đề khó Nếu giá trị hàng hóa không được xác định chính xác, việc mua bảo hiểm sẽ gặp khó khăn và khiến cho việc đền bù sau rủi ro không chính xác
Biện pháp giải quyết các vấn đề tồn đọng của BHXNK
Để giải quyết các vấn đề tồn đọng của bảo hiểm xuất nhập khẩu Việt Nam, có thể áp dụng một số biện pháp sau:
● Tăng cường giáo dục và tạo nhận thức: Chính phủ, các cơ quan quản lý và các công ty bảo hiểm cần thúc đẩy các chương trình giáo dục và tạo nhận thức về bảo hiểm xuất nhập khẩu Điều này giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm và lợi ích mà nó mang lại.
● Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm cần nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và đặc thù của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Điều này bao gồm việc đưa ra các gói bảo hiểm toàn diện và linh hoạt, đáp ứng đầy đủ các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh.
● Nâng cao khả năng định giá rủi ro: Các công ty bảo hiểm cần tập trung vào việc nâng cao khả năng định giá rủi ro một cách chính xác và đáng tin cậy Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc tính toán giá bảo hiểm và đảm bảo rằng doanh nghiệp chỉ phải trả số tiền bảo hiểm phù hợp với mức rủi ro thực tế.
● Thúc đẩy cải cách thể chế quản lý và pháp luật: Chính phủ cần tiếp tục cải cách thể chế quản lý và pháp luật liên quan đến bảo hiểm xuất nhập khẩu Điều này bao gồm việc đảm bảo rõ ràng và minh bạch các quy định, chính sách và quy trình liên quan đến bảo hiểm xuất nhập khẩu, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty bảo hiểm và doanh nghiệp.
● Tăng cường giải quyết tranh chấp hiệu quả: Để tạo niềm tin và lòng tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng, cần thúc đẩy giải quyết tranh chấp hiệu quả và công bằng trong trường hợp xảy ra rủi ro và cần yêu cầu bồi thường từ công ty bảo hiểm Các cơ quan quản lý cần đảm bảo việc giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng và minh bạch, tránh các trường hợp trì hoãn và thiếu minh bạch.
● Tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác bảo hiểm đáng tin cậy: Để đảm bảo tính đáng tin cậy và hiệu quả của bảo hiểm xuất nhập khẩu, cần thúc đẩy tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác bảo hiểm đáng tin cậy, đảm bảo họ có khả năng bồi thường và hỗ trợ kịp thời trong trường hợp cần thiết.
● Hỗ trợ tư vấn và đào tạo: Các công ty bảo hiểm nên cung cấp hỗ trợ tư vấn và đào tạo đối với khách hàng, giúp họ hiểu rõ hơn về các sản phẩm bảo hiểm và cách sử dụng chúng một cách hiệu quả trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tóm lại, giải quyết các vấn đề tồn đọng của bảo hiểm xuất nhập khẩu Việt Nam đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ giữa chính phủ, các cơ quan quản lý và các công ty bảo hiểm Từ việc nâng cao nhận thức và tạo nhận thức cho đến cải cách thể chế quản lý và pháp luật, tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là bảo vệ và nâng cao sự bền vững của hoạt động xuất nhập khẩu trong quốc gia.
Vì sao Việt Nam lại muốn né Bảo hiểm như vậy?
Chi phí: Một số người có thể muốn né Bảo hiểm do lý do tài chính Việc đóng Bảo hiểm có thể tạo áp lực tài chính, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp hoặc không đủ tiền để chi trả các khoản phí hàng tháng.
Đáp ứng nhu cầu cá nhân: Một số người có thể cho rằng họ không cần sử dụng dịch vụ Bảo hiểm trong tình huống cụ thể của họ hoặc họ tin rằng họ có thể tự chi trả các chi phí y tế hoặc tai nạn mà không cần sự hỗ trợ từ Bảo hiểm.
Không tin tưởng vào hệ thống Bảo hiểm: Một số người không tin tưởng vào hệ thống Bảo hiểm hiện tại và lo ngại về tính minh bạch, hiệu quả và khả năng giải quyết các vấn đề y tế của họ.
Lựa chọn các phương pháp thay thế: Có những phương pháp thay thế khác để quản lý rủi ro sức khỏe hoặc tài chính, như tiết kiệm cá nhân hoặc mua các gói dịch vụ y tế cụ thể theo nhu cầu riêng. Đáng lưu ý rằng việc né Bảo hiểm có thể đặt người tham gia vào tình thế rủi ro nếu xảy ra sự cố y tế hoặc tai nạn Việc đóng Bảo hiểm có thể giúp cung cấp sự an tâm và bảo vệ tài chính trong trường hợp xấu nhất Việc tham gia hay không tham gia Bảo hiểm là một quyết định cá nhân và cần xem xét kỹ lưỡng dựa trên tình huống cụ thể và nhu cầu cá nhân.
So sánh chính sách BH XNK của Việt Nam với các nước khác trên Thế Giới
Một số điểm chung của chính sách bảo hiểm hàng hóa giữa các quốc gia
Chính sách bảo hiểm hàng hóa đều nhằm bảo vệ các doanh nghiệp và cá nhân khỏi rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa Mục tiêu chung là đảm bảo rằng chủ sở hữu hàng hóa không phải chịu mất mát tài sản do những sự cố không mong muốn xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Các chính sách bảo hiểm hàng hóa thường bao gồm các loại hàng hóa đa dạng, từ hàng hóa nông sản đến hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng điện tử và hàng hóa khác Phạm vi bảo hiểm có thể được điều chỉnh để phù hợp với từng ngành công nghiệp và thị trường xuất nhập khẩu cụ thể.
Các chính sách bảo hiểm hàng hóa đều đề cập đến các rủi ro chính mà hàng hóa có thể phải đối mặt trong quá trình vận chuyển Điều này có thể bao gồm thất thoát, hư hỏng, mất mát, cướp biển, thiệt hại do tai nạn, thảm họa tự nhiên và các nguy cơ khác.
Thủ tục đăng ký và đền bù:
Các quy trình đăng ký và đền bù trong chính sách bảo hiểm hàng hóa đều tương tự nhau về cơ bản Người mua hàng hoặc người bán hàng cần cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa, giá trị, tuyến đường vận chuyển, phương thức vận chuyển và các yêu cầu bảo quản hàng hóa Trong trường hợp xảy ra thiệt hại, người yêu cầu bồi thường cần nộp đơn yêu cầu đền bù và cung cấp các tài liệu chứng minh về thiệt hại.
Chính sách bảo hiểm hàng hóa xác định giá trị bảo hiểm dựa trên giá trị thực của hàng hóa Điều này giúp đảm bảo rằng người mua bảo hiểm và người bán hàng có đủ tiền để phục hồi thiệt hại nếu có sự cố xảy ra.
Vì xuất nhập khẩu hàng hóa liên quan đến các quốc gia và địa điểm khác nhau, chính sách bảo hiểm hàng hóa thường có tính chất quốc tế và được điều chỉnh bởi các quy định và hợp đồng có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu.Các điều khoản incoterms có yêu cầu việc mua bảo hiểm là 1 điều khoản chung giữa bên mua và bên bán,nhằm tạo ra sự công bằng và thuận tiện cho việc giao dịch cho 2 bên.
II Một số điểm khác nhau có thể tồn tại giữa chính sách BH HHXNK của Việt Nam và các quốc gia khác:
Quy định và luật pháp:
Các quốc gia có thể có quy định và luật pháp khác nhau về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Việc bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của người bảo hiểm, bảo hiểm viên và nhà xuất khẩu, nhập khẩu có thể được quy định cụ thể trong từng quốc gia. Những khác biệt này có thể ảnh hưởng đến phạm vi bảo hiểm, các yêu cầu và thủ tục đăng ký, và cách tính toán đền bù. ã Quy định phỏp lý và luật bảo hiểm: Việt Nam và Hoa Kỳ cú hệ thống pháp luật riêng và quy định về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu có thể khác nhau. Các quy định này có thể liên quan đến việc đăng ký, giấy tờ pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan và quyền lợi của người được bảo hiểm. ã Quyền và trỏch nhiệm của cỏc bờn: Cỏc quyền và trỏch nhiệm của cỏc bên trong hợp đồng bảo hiểm cũng có thể khác nhau Ví dụ, các quy định về trách nhiệm của người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm có thể khác nhau trong hai quốc gia. ã Thủ tục và giấy tờ: Cỏc quy định về thủ tục và giấy tờ liờn quan đến bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng có thể khác nhau Ví dụ, các yêu cầu về thông báo, kiểm tra hàng hoá, và giấy tờ cần thiết có thể có sự khác biệt. ã Giỏm sỏt và tuõn thủ: Quản lý, giỏm sỏt và tuõn thủ quy định bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng có thể khác nhau Các cơ quan chính phủ có thể có phạm vi và quyền hạn khác nhau trong việc giám sát và yêu cầu tuân thủ các quy định bảo hiểm. ã Quyền điều chỉnh và cơ chế giải quyết tranh chấp: Quyền điều chỉnh và cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng có thể khác nhau Các quy tắc và quy trình áp dụng khi có tranh chấp có thể được quy định theo pháp luật và quy định của từng quốc gia.
Chính sách bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể có phạm vi bảo hiểm khác nhau tùy theo từng quốc gia Các quốc gia có thể tập trung vào bảo hiểm các loại hàng hóa cụ thể, chẳng hạn như hàng hóa nông sản, hàng công nghiệp, hàng điện tử, hàng tiêu dùng và các loại hàng hóa khác. ã Đối tượng bảo hiểm: Cỏc quy định về đối tượng bảo hiểm cargo xuất nhập khẩu cũng có thể khác nhau Chẳng hạn, một quốc gia có thể quy định rõ ràng về qui định bảo hiểm hàng hóa cho các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, công ty vận chuyển, hoặc các bên tham gia khác trong chuỗi cung ứng hàng hoá. ã Loại bảo hiểm: Việc quy định về loại hỡnh bảo hiểm hàng hoỏ xuất nhập khẩu cũng có thể khác nhau Các loại bảo hiểm có thể bao gồm bảo hiểm vận chuyển, bảo hiểm trách nhiệm pháp lý, bảo hiểm nguy cơ vụn vỡ hay hư hỏng, và nhiều loại bảo hiểm khác. ã Mức độ bảo hiểm: Cỏc quy định về mức độ bảo hiểm hàng hoỏ xuất nhập khẩu cũng có thể khác nhau Điều này có thể áp dụng cho việc xác định giới hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, giá trị bảo hiểm tối đa, và các yêu cầu khác liên quan đến mức độ bảo hiểm. ã Điều khoản và điều kiện: Quy định về điều khoản và điều kiện bảo hiểm cũng có thể khác nhau giữa hai quốc gia Điều này có thể liên quan đến yêu cầu về thông báo thiệt hại, quá trình xem xét và giải quyết yêu cầu bồi thường, thời hạn đòi bồi thường, và các điều kiện khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Việc xuất nhập khẩu hàng hóa liên quan đến các quốc gia và địa điểm khác nhau, chính sách bảo hiểm hàng hóa thường có tính chất quốc tế và được điều chỉnh bởi các quy định và hợp đồng có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu Việt Nam và Hoa Kỳ có thể tham gia các tổ chức và hiệp định quốc tế khác nhau liên quan đến bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Các tổ chức này có thể đưa ra các chuẩn mực và qui định cho việc bảo hiểm hàng hoá, và mỗi quốc gia có thể có các cam kết và yêu cầu khác nhau đối với việc tham gia.Tuy nhiên, mức độ tham gia vào các thỏa thuận quốc tế và các hiệp định liên quan đến bảo hiểm xuất nhập khẩu có thể khác nhau giữa các quốc gia.
Giá trị và phí bảo hiểm
Giá cả và phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng có thể khác nhau Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá trị hàng hoá, mức độ rủi ro, loại bảo hiểm, và điều kiện thương thảo. ã Thị trường và độ phỏt triển kinh tế: Hoa Kỳ là một quốc gia phỏt triển với một nền kinh tế lớn và đa ngành Việc phát triển kinh tế và quy mô thị trường lớn có thể làm giảm giá cả và phí bảo hiểm cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với quy mô kinh tế và thị trường nhỏ hơn so với Hoa Kỳ, có thể tạo ra sự khác biệt về giá cả và phí bảo hiểm. ã Mức độ rủi ro và đỏnh giỏ rủi ro: Sự khỏc biệt về giỏ cả và phớ bảo hiểm cũng có thể phản ánh mức độ rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá và đánh giá rủi ro của từng quốc gia Việc xác định mức độ rủi ro và đánh giá rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc tính toán phí bảo hiểm và giá cả tương ứng. ã Quan hệ thương mại và khối lượng giao dịch: Quan hệ thương mại giữa hai quốc gia và khối lượng hàng hoá được xuất nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến giá cả và phí bảo hiểm Một khối lượng lớn hàng hoá và một quan hệ thương mại mạnh mẽ có thể giúp giảm giá cả và phí bảo hiểm. Đơn vị cung cấp Ở Hoa Kỳ, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu được cung cấp bởi nhiều công ty bảo hiểm tư nhân Dưới đây là một số công ty bảo hiểm hàng hoá nổi tiếng ở Hoa Kỳ: ã American International Group (AIG) ã Chubb ã Travelers Insurance ã Liberty Mutual ã CNA Financial ã Zurich Insurance Group ã Allianz ã Berkshire Hathaway (Nhỏnh bảo hiểm của cụng ty này là Berkshire
Hathaway Specialty Insurance) Ở Việt Nam, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng được cung cấp bởi nhiều công ty bảo hiểm khác nhau có liên kết ngân hàng Dưới đây là một số công ty bảo hiểm hàng hoá phổ biến ở Việt Nam: ã Bảo hiểm Quõn đội (MBI) ã Bảo hiểm Bưu điện (PTI) ã Bảo hiểm Nhà nước (MNSI) ã Bảo hiểm Phũng chỏy chữa chỏy (PVI) ã Bảo hiểm Hàng hải (MII) ã Bảo hiểm XNK Quốc tế (VTI) ã Bảo hiểm Bảo Minh (BMI) ã Bảo hiểm BIDV (BIC) ã Bảo hiểm PetroVietnam (PVI) ã Bảo hiểm Vina (VNI)
Cơ sở hạ tầng bảo hiểm:
Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng bảo hiểm, bao gồm các công nghệ và quy trình đánh giá rủi ro, cũng có thể khác nhau giữa các quốc gia.
Cơ sở hạ tầng bảo hiểm của Hoa Kỳ tức là cơ sở hạ tầng của hệ thống bảo hiểm tại Hoa Kỳ, bao gồm các tổ chức, cơ quan, và các tiêu chuẩn hệ thống mà hoạt động để cung cấp bảo hiểm và quản lý rủi ro tại quốc gia này Dưới đây là một số phần chính của cơ sở hạ tầng bảo hiểm của Hoa Kỳ: ã Cỏc cụng ty bảo hiểm: Hoa Kỳ cú hàng ngàn cụng ty bảo hiểm, bao gồm các công ty bảo hiểm tổng quát, công ty bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, và nhiều loại bảo hiểm khác Các công ty này cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho cá nhân và doanh nghiệp. ã Cơ quan quản lý bảo hiểm: Cơ quan quản lý bảo hiểm chớnh của Hoa Kỳ là U.S Department of Treasury, trong đó U.S Internal Revenue Service (IRS) là một phần quan trọng, có trách nhiệm giám sát và điều tiết ngành bảo hiểm Mỗi tiểu bang cũng có cơ quan quản lý bảo hiểm riêng của mình. ã Hiệp hội và tổ chức ngành bảo hiểm: Cú nhiều hiệp hội và tổ chức ngành bảo hiểm ở Hoa Kỳ, như American Insurance Association (AIA), National
Association of Insurance Commissioners (NAIC), và nhiều tổ chức khác Những tổ chức này thường hợp tác với chính phủ và nhau để thúc đẩy các tiêu chuẩn và quy định trong ngành bảo hiểm. ã Tiờu chuẩn và quy định: Hoa Kỳ cú một hệ thống tiờu chuẩn và quy định chặt chẽ về ngành bảo hiểm, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo tính ổn định và đáng tin cậy của hệ thống bảo hiểm. ã Hệ thống thụng tin và cụng nghệ: Hệ thống thụng tin và cụng nghệ đúng vai trò quan trọng trong việc quản lý thông tin về hợp đồng bảo hiểm, đánh giá rủi ro, và xử lý các yêu cầu đền bù Cơ sở hạ tầng này giúp tăng cường khả năng phản ứng nhanh chóng và đáng tin cậy của hệ thống bảo hiểm.
Cơ sở hạ tầng bảo hiểm của Việt Nam là hệ thống các tổ chức, cơ quan, và quy trình được thiết lập để quản lý và cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong nước Dưới đây là một số phần chính của cơ sở hạ tầng bảo hiểm của Việt Nam: ã Cỏc cụng ty bảo hiểm: Việt Nam cú nhiều cụng ty bảo hiểm, bao gồm cả công ty bảo hiểm nhà nước (bao gồm Bảo hiểm Xã hội Việt Nam - BHXH và Bảo hiểm Nhân thọ Nhà nước - Bảo Việt), và các công ty bảo hiểm tư nhân Các công ty này cung cấp các dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm du lịch và các sản phẩm bảo hiểm khác. ã Bộ Tài chớnh: Bộ Tài chớnh của Việt Nam là cơ quan chịu trỏch nhiệm điều hành và quản lý ngành bảo hiểm trong nước Cơ quan này giám sát hoạt động của các công ty bảo hiểm, đưa ra quy định và hướng dẫn về bảo hiểm, và đảm bảo tính minh bạch và ổn định của hệ thống bảo hiểm. ã Văn phũng Ủy ban Bảo hiểm Nhõn thọ và Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi: Ủy ban Bảo hiểm Nhân thọ và Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi là các cơ quan chuyên trách giám sát và quản lý hoạt động bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam Các văn phòng này có nhiệm vụ giám sát hoạt động của các công ty bảo hiểm trong các lĩnh vực này và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy chuẩn. ã Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV): Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là một tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho các công ty bảo hiểm và tổ chức liên quan tại Việt Nam IAV đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm trong nước. ã Cơ sở hạ tầng cụng nghệ: Hệ thống thụng tin và cụng nghệ đúng vai trũ quan trọng trong việc quản lý thông tin về hợp đồng bảo hiểm, đánh giá rủi ro, xử lý các yêu cầu đền bù và cung cấp dịch vụ cho khách hàng Cơ sở hạ tầng này giúp nâng cao khả năng phản ứng nhanh chóng và hiệu quả của hệ thống bảo hiểm.
Một số điểm khác nhau có thể tồn tại giữa chính sách BH HHXNK của Việt Nam và các quốc gia khác
Qua tìm hiểu trên, ta thấy rằng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp và các bên liên quan trong quá trình xuất khẩu hàng hóa qua biên giới Việc có một hệ thống bảo hiểm rủi ro hàng hóa mạnh mẽ sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế, đảm bảo an toàn và minh bạch cho các giao dịch kinh doanh Từ việc tìm hiểu về cơ chế hoạt động của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, chúng ta nhận thấy rằng quá trình định giá và thẩm định rủi ro là hai yếu tố cốt lõi trong việc xác định mức đóng phí bảo hiểm và đảm bảo tính chính xác của việc bồi thường khi có sự cố xảy ra Các công ty bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn đầy đủ thông tin cho khách hàng và đảm bảo tính minh bạch trong mọi giao dịch.
Mặc dù hệ thống bảo đảm rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu, nhưng vẫn tồn tại ở một số vấn đề Điển hình là sự phức tạp và khó khăn trong thẩm định và định giá rủi ro, cũng như thị trường bảo hiểm cạnh tranh và không đồng đều Ngoài ra, những rủi ro không lường trước được như thảm họa thiên nhiên, hậu quả của chiến tranh, hay các vấn đề về pháp lý có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của bảo hiểm hàng hóa Để nâng cao hiệu quả của bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam, cần đưa ra một số giải pháp Trong đó, chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ quan quản lý, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm, đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học vào quá trình bảo hiểm Điều quan trọng là tạo ra một môi trường ổn định và an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.
Tóm lại, đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động thương mại quốc tế tại Việt Nam Để phát triển bền vững và hiệu quả, cần có sự chung tay hợp tác giữa các bên liên quan, từ cơ quan quản lý nhà nước, các công ty bảo hiểm đến các doanh nghiệp và khách hàng Chỉ khi có sự đồng lòng và hợp tác chặt chẽ ngoại trừ điều này, bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam mới có thể tiếp tục phát triển và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Giáo trình Bảo hiểm Logistics
Cẩm nang Xuất Nhập Khẩu: https://camnangxnk-logistics.net/
Tài liệu Xuất Nhập Khẩu: http://tailieuxnk.com/bao-hiem-hang-hoa-483/Thư viện Xuất Nhập Khẩu: https://thuvienxuatnhapkhau.com/