1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm aaa chi nhánh hà nội

69 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Khai Thác Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA - Chi Nhánh Hà Nội
Tác giả Trịnh Thị Mỹ Hạnh
Người hướng dẫn Th. S Tô Thị Thiên Hương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Bảo Hiểm
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 157,28 KB

Cấu trúc

  • 1. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (4)
    • 1.1. Trên thế giới (4)
    • 1.2 Ở Việt Nam (5)
    • 2.1 Vai trò của vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (6)
    • 2.2 Rủi ro hàng hải và tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (7)
      • 2.2.1 Rủi ro hàng hải (7)
      • 2.2.2 Các tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (8)
    • 2.3. Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (10)
      • 2.3.1 Khái niệm (10)
      • 2.3.2 Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (10)
      • 2.3.3 Vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (11)
    • 2.4 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm (12)
      • 2.4.1 Đối tượng bảo hiểm (12)
      • 2.4.2 Phạm vi bảo hiểm (12)
    • 2.5 Các điều kiện bảo hiểm (12)
      • 2.5.1 Bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1963 (12)
      • 2.5.2 Bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1982 (13)
    • 2.6 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm (14)
      • 2.6.1 Giá trị bảo hiểm (14)
      • 2.6.2 Số tiền bảo hiểm (15)
      • 2.6.3 Phí bảo hiểm (16)
      • 2.7.2 Các loại hợp đồng (17)
      • 2.7.3 Tính hiệu lực của hợp đồng (18)
    • 2.8 Công tác giám định – bồi thường tổn thất (18)
      • 2.8.1 Giám định tổn thất (18)
      • 2.8.2 Bồi thường tổn thất (18)
  • 3. Lý luận về công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (19)
    • 3.1 Vai trò của công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (19)
    • 3.2. Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (20)
      • 3.2.1 Nắm bắt thông tin, tiếp cận khách hàng, nhận đề nghị (23)
      • 3.2.2 Đánh giá rủi ro, đề xuất phương án khai thác bảo hiểm (24)
      • 3.2.3 Chào bảo hiểm, cấp đơn bảo hiểm (25)
      • 3.2.4 Theo dõi thu phí, đề phòng hạn chế tổn thất, chăm sóc khách hàng. 24 (26)
    • 3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác khai thác (27)
      • 3.3.1 Các chỉ tiêu về hiệu quả khai thác (27)
      • 3.3.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khai thác (30)
  • Chương II: Hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA - Chi nhánh Hà Nội (4)
    • 1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA và Chi nhánh Hà Nội (31)
      • 1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA (31)
        • 1.1.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức (31)
        • 1.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Bảo hiểm AAA trong quá trình phát triển (36)
        • 1.1.3 Những thành tựu mà Công ty đã đạt được (37)
      • 1.2 Giới thiệu về Bảo hiểm AAA – Chi nhánh Hà Nội (38)
    • 2. Tình hình kinh doanh của công ty Cổ phần bảo hiểm AAA (39)
    • 3. Hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (42)
      • 3.3.1 Thuận lợi (42)
      • 3.3.2 Khó khăn (44)
      • 3.2 Hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (45)
      • 3.3 Những tồn tại trong công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo hiểm AAA – Chi nhánh Hà Nội (51)
  • Chương III: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (31)
    • 1. Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới (53)
    • 2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (55)
      • 2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh (55)
      • 2.2 Công tác đánh giá rủi ro trước khi ký hợp đồng (55)
      • 2.3 Công tác xúc tiến bán hàng và chăm sóc khách hàng (56)
      • 2.4 Mở rộng các kênh phân phối (56)
      • 2.5 Nâng cao chất lượng cán bộ và nhân viên khai thác (57)
      • 2.6 Cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm (58)
    • 3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ (59)
      • 3.1 Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước (59)
      • 3.2 Đối với các ngành có liên quan (Các công ty xuất nhập khẩu) (60)
      • 3.3 Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm (61)
      • 3.4 Đối với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (62)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Trên thế giới

Bảo hiểm hàng hải là nghiệp vụ bảo hiểm đầu tiên có lịch sử ra đời rất sớm cùng với sự phát triển của hàng hoá và ngoại thương Vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên, những chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển đã ra đời Khi đó những nhà buôn và chủ tàu cũng đã tìm cách đảm bảo an toàn cho toàn bộ lô hàng của mình bằng hình thức san nhỏ hàng hóa vận chuyển thành nhiều chuyến hàng. Đây chính là hình thức sơ khai của bảo hiểm Tuy nhiên, vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nước Ý, các hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên mới xuất hiện mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với người được bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi có thiệt hại xảy ra trên biển thông qua việc nhận một khoản phí Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày 22/04/1329, hiện còn được lưu giữ tại Floren Sau đó cùng với việc phát hiện ra Ấn Độ Dương và tìm ra Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng đã phát triển rất nhanh.

Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm Sau đó là sắc lệnh của Philippe năm 1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm 1558. Ngoài ra, sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 là văn bản liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hoá Vào thế kỷ XVI – XVII phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa ra đời đã đánh dấu cho sự phát triển rộng rãi hoạt động bảo hiểm và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội Mở đầu là việc ban hành Luật

1601 của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn và Vua Louis XIV ban hành, đó là những đạo luật thuộc lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.

Hoạt động hàng hải phát triển đã thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu hàng hóa tăng theo Trong thời gian này nước Anh được coi là trung tâm của hoạt động ngoại thương và bảo hiểm Ở Anh có đội tàu buôn mạnh nhất thế giới và có sự phát triển hiện đại về ngoại thương so với các nước khác trong khu vực Hiệp hội bảo hiểm đầu tiên của thế giới là Hiệp hội bảo hiểm Lloyd’s cũng ra đời ở Anh năm 1776. Năm 1779, các hội viên của Lloyd’s đã thu thập tất cả các nguyên tắc bảo hiểm hàng hải và quy thành một hợp đồng chung goi là hợp đồng Lloyd’s Hợp đồng này đã được Quốc hội Anh thông qua và được sử dụng ở nhiều nước cho đến

1982 Từ ngày 1/1/1982, đơn bảo hiểm hàng hải mẫu mới đã được hiệp hội bảo hiểm London thông qua và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay Bên cạnh nước Anh thì trong thời gian này các quốc gia khác cũng ban hành một số thể lệ, công ước, hiệp ước quốc tế liên quan đến thương mại và hàng hải khác như: công ước Bruxelle 1924, quy tắc Hague Visby 1968, công ước Hamburg 1978 rồi đến Incoterms.

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ra đời đầu tiên ở các nước phát triển Châu Âu nhưng trước xu thế hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ như hiện nay phạm vi hoạt động bảo hiểm ngày càng được mở rộng Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu hiện không chỉ là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà đã trở thành tập quán thương mại giữa các nước và là nghiệp vụ truyền thống của ngành bảo hiểm nhiều quốc gia.

Ở Việt Nam

Ngành bảo hiểm Việt Nam được chính thức thành lập và công nhận từ sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 179/CP ngày 17/12/1964 về việc thành lập Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính Tổng công ty Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965 và đảm nhận nhiệm vụ thực hiện bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu với các nước xã hội chủ nghĩa Cùng năm, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển để điều chỉnh hoạt động bảo hiểm của thị trường trong nước.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và có nhiều thay đổi, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới nền kinh tế Do vậy, để phù hợp với sự phát triển thương mại và ngành hàng hải của đất nước cũng như thế giới đòi hỏi phải có quy tắc chung mới Bộ Tài chính Việt Nam đã kế thừa những nội dung cơ bản của ICC 1982 để ban hành quy tắc chung mới – Quy tắc chung 1990 (QTC 1990) cùng với Luật hàng hải Việt Nam và quyết định bãi bỏ quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ban hành năm 1965 Từ đó đến nay các doanh nghiệp bảo hiểm đã có một số lần sửa đổi song về cơ bản vẫn giữ nguyên những nội dung chính Việc ban hành quy tắc chung mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm và các chủ hàng Việt Nam giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.

Vì vậy, những quy tắc này thường được áp dụng trong các hợp đồng bảo hiểm hàng nhập khẩu mà chủ hàng Việt Nam trực tiếp ký kết Đối với các lô hàng xuất khẩu được bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hoặc các lô hàng nhập khẩu về Việt Nam theo giá CIF hoặc các loại giá tương đương thì thường áp dụng các điều kiện bảo hiểm trong ICC 1982.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đang được triển khai ở tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu ở nghiệp vụ này còn chưa cao trong khi thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thực sự còn rất nhiều tiềm năng đang chờ các doanh nghiệp bảo hiểm có chiến lược khai thác.

2 Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Vai trò của vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Ngay từ rất sớm, từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết tận dụng các tuyến đường biển làm tuyến đường giao thông chính trong hoạt động vận chuyển hàng hóa đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá, ngoại thương giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới Cho đến nay, vận chuyển bằng đường biển đã trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế và ngày càng khẳng định được tính ưu việt của mình thông qua các ưu điểm:

Trước tiên, đường biển là tuyến giao thông rộng lớn mà có thể thực hiện cùng một lúc cho nhiều chuyến tàu chở hàng với cả hai chiều mà không gây trở ngại. Việc thực hiện vận chuyển bằng đường biển còn đáp ứng được yêu cầu vận chuyển được nhiều chủng loại hàng hóa, bao gồm cả hàng siêu trường, siêu trọng mà các phương tiện vận tải khác như đường bộ, đường sông, đường hàng không… không thể đảm nhận được Bởi vậy, hiện nay vận chuyển bằng đường biển chiếm khoảng 90% tổng hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới.

Thứ hai, việc xây dựng và bảo quản các tuyến đường biển dựa trên cơ sở lợi dụng điều kiện tự nhiên của biển là chủ yếu, không phải đầu tư nhiều về vốn, nguyên vật liệu, sức lao động Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành vận chuyển bằng đường biển thấp hơn so với các phương tiện khác Và đây cũng là một ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển.

Thứ ba, vận chuyển bằng đường biển phát triển đã góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế Nhờ sự trao đổi được diễn ra thường xuyên mà cung- cầu về hàng hóa của người dân các quốc gia được đáp ứng đầy đủ hơn Đồng thời vận chuyển bằng đường biển cũng giúp phát triển tốt mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước, thực hiện tốt đường lối kinh tế đối ngoại của nhà nước, góp phần tăng thu ngoại tệ…

Bên cạnh đó, vận chuyển bằng đường biển cũng có một số hạn chế do yếu tố tự nhiên như thiên tai bão, sóng thần, lốc… có thể xảy ra bất cứ lúc nào; yếu tố rủi ro kỹ thuật của máy móc, con người Ngoài ra, còn có hạn chế do tốc độ của tàu biển còn chậm, thường có hành trình dài nên xác suất rủi ro cũng cao hơn trong khi khả năng ứng phó và cứu hộ rất khó khăn.

Rủi ro hàng hải và tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất nhờ trên biển gây ra làm hư hỏng hàng hoá và phương tiện chuyên chở Do đặc điểm của quá trình vận chuyển mà hàng hoá xuất nhập khẩu thường bị đe doạ bởi rất nhiều rủi ro

 Theo nguyên nhân, rủi ro hàng hải bao gồm rủi ro do thiên tai; rủi ro do tai nạn bất ngờ và rủi ro do hành động của con người.:

- Thiên tai: Là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển động, bão, lốc, sét, thời tiết xấu… mà con người không chống lại được.

- Tai nạn bất ngờ trên biển: Bao gồm mắc cạn, đắm, bị phá huỷ, cháy, nổ, mất tích, đâm va với tàu hoặc một số vật thể cố định hay di động khác không phải là nước, phá hoại của thuyền trưởng và thuỷ thủ trên tàu,…

- Hành động của con người: Gồm có ăn trộm, ăn cắp hàng, mất cướp, chiến tranh đình công, bắt giữ, tịch thu…

Ngoài ra còn có các rủi ro khác như rủi ro lúc xếp dỡ hàng, hàng bị nhiễm mùi, lây bẩn…

 Theo nghiệp vụ bảo hiểm có 3 loại rủi ro là rủi ro thông thường được bảo hiểm; rủi ro không được bảo hiểm và rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt.

- Rủi ro thông thường được bảo hiểm (rủi ro được bảo hiểm) là rủi ro được bảo hiểm trong những điều kiện bảo hiểm hàng hóa thông thường Bao gồm các rủi ro mắc cạn, chìm đắm, cháy, đâm va, ném hàng xuống biển, mất tích và các rủi ro phụ như: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong vênh, hấp hơi, mất mùi, lây hại, lây bẩn, va đập vào hàng hóa khác, nước mưa, hành vi ác ý, trộm, cướp, móc cẩu…

- Rủi ro không được bảo hiểm (rủi ro loại trừ): Là những rủi ro thường không được bảo hiểm trong mọi trường hợp Bao gồm: buôn lậu, tịch thu, phá bao vây, các hành vi sai lầm cố ý của người tham gia bảo hiểm, nội tỳ, ẩn ý, bao bì không đúng quy cách, vi phạm về thể lệ xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển chậm trễ làm mất thị trường, sụt giá, tàu không đủ khả năng đi biển, tàu đi chệch hướng, chủ tàu mất khả năng tài chính…

- Rủi ro phải bảo hiểm riêng (rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt):

Là những rủi ro loại trừ đối với bảo hiểm hàng hải Đó là các rủi ro đặc biệt, phi hàng hải như chiến tranh, đình công, bạo loạn… Các rủi ro này chỉ được bảo hiểm nếu có mua riêng, mua thêm Khi chỉ mua bảo hiểm hàng hải thì các rủi ro này bị loại trừ Trong trường hợp chủ hàng yêu cầu, rủi ro chiến tranh sẽ được nhận bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trả thêm phụ phí đặc biệt.

Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất Việc phân biệt nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất quan trọng để xác định rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là rủi ro được bảo hiểm gây ra mới được bồi thường

2.2.2 Các tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, tổn thất là những thiệt hại hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do rủi ro gây ra.

 Nếu căn cứ vào quy mô, mức độ của tổn thất người ta chia tổn thất thành tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận.

- Tổn thất toàn bộ là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại Tổn thất toàn bộ được chia thành 2 loại là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính.

 Tổn thất toàn bộ thực tế là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo một hợp đồng bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại, hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới được bảo hiểm hay bị mất đi, tước đoạt không lấy lại được nữa

 Tổn thất toàn bộ ước tính là trường hợp đối tượng được bảo hiểm bị thiệt hại, mất mát chưa tới mức độ tổn thất toàn bộ nhưng không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế, hoặc nếu bỏ thêm chi phí ra cứu chữa thì chi phí cứu chữa có thể bằng hoặc lớn hơn Giá trị bảo hiểm.

- Tổn thất bộ phận là một phần của đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại Tổn thất bộ phận có thể là tổn thất về số lượng, trọng lượng, thể tích, phẩm chất hoặc giá trị.

 Nếu phân loại theo trách nhiệm bảo hiểm thì tổn thất được chia thành tổn thất riêng và tổn thất chung.

- Tổn thất riêng là tổn thất chỉ gây thiệt hại cho một hoặc một số riêng quyền lợi của các chủ hàng và chủ tàu trên một con tàu Tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc tổn thất toàn bộ của chủ hàng riêng biệt Trong tổn thất riêng ngoài thiệt hại vật chất, còn phát sinh các chi phí liên quan nhằm hạn chế những hư hại khi tổn thất xảy ra gọi là tổn thất chi phí riêng Tổn thất chi phí riêng là những chi phí bảo quản hàng hoá để giảm bớt hư hại hoặc để khỏi hư hại thêm, bao gồm chi phí xếp, dỡ, gửi hàng, đóng gói lại, thay thế bao bì…ở bến khởi hành và dọc đường Có tổn thất chi phí riêng sẽ làm hạn chế và giảm bớt tổn thất riêng

- Tổn thất chung là những hy sinh hay những chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hóa chở trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng Trong tổn thất chung gồm có hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung

Hy sinh tổn thất chung là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của một hành động tổn thất chung Chi phí tổn thất chung là các chi phí phải trả cho người thứ ba trong việc cứu tàu, hàng, cước phí thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình.

Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm Trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền là phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm để nhận được sự cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Trong nghiệp vụ này bên mua bảo hiểm có thể là người mua hoặc người bán tuỳ theo điều kiện thương mại và điều kiện cơ sở giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã thoả thuận.

2.3.2 Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Bảo hiểm ra đời do sự tồn tại khách quan của các rủi ro mà bản thân con người không thể khống chế và loại bỏ được Bảo hiểm đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nhu cầu đó lại càng cấp thiết hơn, cụ thể là:

Thứ nhất, Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, mỗi chuyến tàu chở hàng hoá xuất nhập khẩu thường có giá trị rất lớn bao gồm cả giá trị tàu và hàng hóa chở trên tàu Mặt khác, hàng hóa lại được chuyên chở từ nước xuất khẩu về nước nhập khẩu với khoảng cách xa và người xuất khẩu hay nhập khẩu lại thường không trực tiếp áp tải được hàng hóa trong quá trình vận chuyển Do đó, các doanh nghiệp không thể biết trước được lô hàng của mình có gặp phải rủi ro trong chuyến hành trình hay không Để chủ động đề phòng rủi ro có thể xảy ra và hạn chế tổn thất thì buộc doanh nghiệp phải nghĩ đến việc chuyển giao rủi ro cho các nhà bảo hiểm bằng cách tham gia bảo hiểm cho lô hàng.

Thứ hai, Trong quá trình chuyên chở hàng hóa từ kho người bán đến kho người mua thì người giám sát trực tiếp lô hàng chính là người vận chuyển Tuy nhiên, các công ước quốc tế đã quy định mức miễn trách nhiệm cho người vận chuyển, họ chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa trong phạm vi và giới hạn nhất định Vì vậy, để đảm bảo an toàn các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phải tham gia bảo hiểm cho hàng hóa của mình.

Thứ ba, Vận tải đường biển là loại vận tải tồn tại nhiều rủi ro không lường trước được và gây ra tổn thất lớn cho hàng hóa và tàu thuyền trên biển do các thiên tai và tai nạn bất ngờ như: mắc cạn, đâm va, chìm đắm, cháy nổ, cướp biển, giông bão, lốc, sóng thần…và kể cả các mất mát do con người gây ra Ngoài ra, khả năng ứng cứu trên biển cũng rất hạn chế nên thường gây ra tổn thất rất lớn về hàng hóa. Thư tư, Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đã có lịch sử rất lâu đời nên việc tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển không chỉ là nhu cầu cần thiết mà đã trở thành một tập quán, thông lệ quốc tế có tính chất bắt buộc trong hoạt động ngoại thương.

2.3.3 Vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển hết sức to lớn đối với người mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và cho quốc gia.

 Đối với người tham gia bảo hiểm

- Người tham gia sẽ được đảm bảo chủ động về mặt tài chính khi có rủi ro xảy ra cho hàng hóa được bảo hiểm

- Giảm bớt rủi ro xảy ra cho hàng hóa do thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, tăng cường công tác bảo quản kiểm tra khi hàng hóa được tham gia bảo hiểm.

- Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trở thành nguyên tắc, thể lệ và tập quán trong thương mại quốc tế Nên khi hàng hóa xuất nhập khẩu gặp rủi ro gây ra tổn thất cho các bên tham gia thì sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với tàu hoặc các đối tượng có liên quan.

 Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong số các sản phẩm mà doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh Việc bán bảo hiểm này sẽ mang lại doanh thu phí không nhỏ góp phần nâng cao kết quả kinh doanh cũng như vị trí trên thị trường cho doanh nghiệp.

- Thông qua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội học hỏi kinh nghiêm, cạnh tranh với các công ty nước ngoài, đồng thời mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân,góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước Khi các đơn vị kinh doanh nhập khẩu hàng hóa theo giá FOB,CF và xuất khẩu theo giá CIF, CIP sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nước và nước ngoài Nhờ có hoạt động bảo hiểm trong nước mà các chủ hàng không phải mua bảo hiểm ở nước ngoài, nói cách khác là không phải xuất khẩu vô hình.

Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm

Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có đối tượng bảo hiểm là hàng hoá được vận chuyển bằng tàu biển hoặc kết hợp cả các phương tiện vận chuyển khác trong liên hiệp vận chuyển (vận chuyển đa phương thức).

Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm Hàng hóa được bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường Phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều và mức phí cũng tăng.

Căn cứ vào các điều khoản bảo hiểm ICC 1982, để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam đối với quá trình bốc dỡ vận chuyển hàng hóa ở các cảng Việt Nam,

Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển gọi tắt là QTC 1990, được xây dựng trên cơ sở điều khoản ICC 1982.Theo quy tắc này người mua bảo hiểm có thể lựa chọn một trong ba điều kiện bảo hiểm A, B, C để bảo hiểm cho hàng hóa của mình Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm A tương tự như ICC 1982, riêng điều kiện bảo hiểm B, C trách nhiệm của người bảo hiểm cộng thêm trách nhiệm đối với hàng hóa chở trên tàu bị mất tích.

Các điều kiện bảo hiểm

Điều kiện bảo hiểm hàng hóa là những quy định phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hóa Hàng hóa mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào thì chỉ những rủi ro tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm của điều kiện đó thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều vận dụng những bộ điều khoản do Ủy ban kỹ thuật và điều khoản – Viện những người bảo hiểm London (Institute of London Underwriters- ILU) soạn thảo Hiện nay, hai bộ điều khoản của Anh ban hành vào các năm 1963 (ICC 1963) và năm 1982 (ICC 1982) đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

2.5.1 Bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1963

- Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng (FPA- Free from Particular Average): Theo điều kiện này, phạm vi bồi thường của nhà bảo hiểm được giới hạn như sau: Bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc toàn bộ ước tính, bồi thường đóng góp tổn thất chung; bồi thường tổn thất riêng do 4 nguyên nhân mắc cạn, chìm đắm, đâm va, cháy nổ; bồi thường mất nguyên kiện hàng trong khi xếp đồ, chuyển tải nhưng không phải mất cắp Mọi chi phí chứng minh tổn thất thuộc về chủ hàng (điều kiện này rất phù hợp với những loại hàng hóa khó hư hỏng khi đổ vỡ).

- Điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng (WA- With Particular Average): Theo điều kiện này, phạm vi bảo hiểm của nhà bảo hiểm hoàn toàn giống trên, ngoài ra, nhà bảo hiểm hoàn toàn bồi thường tổn thất riêng do thiên tai gây ra. Trách nhiệm chứng minh tổn thất thuộc về chủ hàng, đồng thời nhà bảo hiểm áp dụng chế độ miễn thường rất phù hợp với hàng nhẹ, hàng rời.

- Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (AR- All Risks): Trừ những rủi ro đặc biệt, phạm vi bồi thường trong điều kiện này rất rộng nên rất phù hợp với những loại hàng hóa có giá trị cao, dễ bị mất cắp.

2.5.2 Bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1982

Bộ điều kiện bảo hiểm này được xuất bản ngày 1/1/1982 cũng có 3 điều kiện cơ bản được xây dựng trên nền điều kiện ICC 1963 nhưng có chỉnh sửa những điểm hạn chế của ICC 1963 cho phù hợp với thực tế:

- Điều kiện bảo hiểm C (Institute cargo clauses C- ICC C): Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi trách nhiệm hẹp nhất Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với:

 Tổn thất hay tổn hại của hàng hóa được bảo hiểm có nguyên nhân hợp lý do cháy, hoặc nổ; tàu bị mắc cạn, chìm đắm, bị lật; đâm va; dỡ hàng tại cảng lánh nạn.

 Hy sinh tổn thất chung.

 Phần trách nhiệm mà người tham gia bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi.

- Điều kiện bảo hiểm B (Institute cargo clauses B- ICC B): Theo điều kiện bảo hiểm này, ngoài các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện C, doanh nghiệp bảo hiểm còn bồi thường tổn thất hay tổn hại đối với hàng hóa được bảo hiểm do động đất,núi lửa, sét đánh; bị nước biển cuốn khỏi tàu; nước biển, nước song, hồ xâm nhập vào hầm tàu, vào contenno hoặc nơi để hàng; tổn thất nguyên kiện hàng trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải.

- Điều kiện bảo hiểm A (Institute clauses A- ICC A): Đây là điều kiện có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả những hư hỏng, mất mát của hàng hóa, kể cả rủi ro cướp biển.

- Điều kiện bảo hiểm chiến tranh: Theo điều kiện này, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hóa do:

 Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự xảy ra từ những biến cố đó hoặc bất cứ hành động thù địch nào.

 Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ.

 Mìn, thủy lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác.

 Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.

Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹp hơn các rủi ro thông thường khác.

- Điều kiện bảo hiểm đình công: Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng được bảo hiểm do:

 Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy.

 Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị.

 Tổn thất chung và chi phí cứu nạn. Để phù hợp với điều kiện thực tế, tổ chức này đã soạn thảo và ban hành bộ điều khoản mới là ICC 2009 Tuy nhiên, trên thực tế bộ điều khoản này chỉ phát triển và cụ thể hóa một số điều kiện còn về cơ bản nội dung các điều khoản vẫn như trong ICC 1982 Vì vậy cho đến nay thì bộ điều khoản được sử dụng rộng rãi nhất vẫn là ICC 1982.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA đang áp dụng ba điều kiện bảo hiểm là ICC A, ICC B, ICC C của Viện những người bảo hiểm London Anh ban hành 1/1/1982 (ICC 1982).

Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm (GTBH) của hàng hóa xuất nhập khẩu được xác định dựa trên cơ sở giá trị thực tế của lô hàng, cước phí vận chuyển và các chi phí liên quan khác (Giá CIF), tức mức chênh lệch giá mua ở cảng đi và giá bán ở cảng đến.

Nếu Giá trị bảo hiểm có thêm phần lãi dự tính (tối đa 10% giá CIF), nghĩa là giá trị của bảo hiểm hàng hóa lớn nhất bằng 110% CIF.

Công thức tính xác định giá CIF:

C (Cost) - giá hàng được tính bằng giá FOB ở cảng đi

F (Freight) - Cước phí vận chuyển

R (Rate) - Tỷ lệ phí bảo hiểm

GTBH được xác định theo công thức:

Gb - Giá trị bảo hiểm

C- Giá FOB của hàng hóa a- Số phần trăm lãi dự tính

R- Tỷ lệ phí bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm (STBH) là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm và được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm Số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở giá trị bảo hiểm Hóa đơn hàng là tài liệu chắc chắn nhất để xác định giá trị bảo hiểm của hàng hóa.

Nếu STBH = GTBH, đó là “bảo hiểm ngang giá trị”, còn gọi là “bảo hiểm toàn phần”

Nếu STBH > GTBH, đó là “bảo hiểm trên giá trị”, còn gọi là “bảo hiểm vượt mức”.

Nếu STBH < GTBH, đó là “bảo hiểm dưới giá trị”, còn gọi là “bảo hiểm dưới mức”.

Trong thực tế, chủ hàng thường bảo hiểm ngang giá trị.

Phí bảo hiểm là một khoản tiền do người tham gia bảo hiểm nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm để hàng hóa được bảo hiểm

Phí bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm Do chủ hàng mua bảo hiểm ngang giá trị nên Phí bảo hiểm (P) được xác định như sau:

P = CIF x R (nếu không bảo hiểm lãi dự tính)

Hoặc : P = CIF x (a+1) x R (nếu bảo hiểm thêm lãi dự tính a)

Tỷ lệ phí bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố sau:

 Loại hàng hóa: Hàng dễ bị tổn thất như dễ vỡ, dễ bị mất cắp thì tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ cao hơn.

 Loại bao bì: Bao bì càng chắc chắn, tỷ lệ phí bảo hiểm càng hạ.

 Phương tiện vận chuyển: Hàng được chở trên tàu trẻ có tỷ lệ phí bảo hiểm thấp hơn hàng được chở bằng tàu già.

 Hành trình: Tỷ lệ phí tăng lên đối với những hành trình có nhiều rủi ro (theo thống kê kinh nghiệm) hoặc hành trình qua các vùng có xung đột vũ trang…

 Điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm có phạm vi càng hẹp thì tỷ lệ phí bảo hiểm càng thấp.

Trong một số trường hợp có nguy cơ gia tăng rủi ro (ví dụ hàng được vận chuyển trên tàu già…), tỷ lệ phí bảo hiểm bao gồm hai phần như sau:

Với : Rgốc - Tỷ lệ phí gốc

Rphụ - Tỷ lệ phí phụ (phụ thuộc vào tuổi tàu, quốc tịch tàu, bảo hiểm chiến tranh…)

Như vậy, thực chất phí bảo hiểm bảo gồm hai phần:

Phí phụ : ví dụ như phụ phí tàu già:

Ptàu già = Sb x Rtàu già

Các bộ luật và qui tắc bảo hiểm hàng hải đều lưu ý hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực ngay sau khi phí bảo hiểm được trả, công ty bảo hiểm có quyền hủy hợp đồng bảo hiểm nếu người được bảo hiểm không thực hiện đúng nghĩa vụ trả phí bảo hiểm hoặc có quyền từ chối bồi thường khi rủi ro xảy ra.

2.7 Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 2.7.1 Khái niệm

Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là hợp đồng được ký kết giữa Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm mà theo đó Người bảo hiểm thu phí của Người được bảo hiểm và bồi thường cho Người được bảo hiểm các tổn thất/thiệt hại của đối tượng bảo hiểm theo các điều kiện đã thỏa thuận với Người bảo hiểm trong hợp đồng Tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm đều phải cấp bằng văn bản.

Có hai loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa được áp dụng trong thực tế là: hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao.

 Hợp đồng bảo hiểm chuyến

Hợp đồng bảo hiểm chuyến là loại hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm dành cho khách hàng có nhu cầu bảo hiểm hàng hóa không thường xuyên Với loại hình hợp đồng bảo hiểm này, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với tổn thất của hàng hóa trong phạm vi một chyến hàng theo các điều khoản lựa chọn hoặc tuỳ theo quy định trong hợp đồng vận chuyển Đây là loại hợp đồng

“tường minh” nhất bởi lẽ những thông tin về đối tượng bảo hiểm như: tên hàng, số lượng, đặc điểm nhận biết, giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm… cũng như những thông tin về phương tiện vận chuyển, hành trình như: Tên tàu, chủ tàu, cảng xếp hàng, ngày xếp hàng…đều được thể hiện rõ trong hợp đồng bảo hiểm

 Hợp đồng bảo hiểm bao

Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng của cùng một chủ hàng trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Hợp đồng bảo hiểm bao thường được áp dụng cho những chủ hàng có lượng hàng hóa nhập(xuất) lớn, chở bằng nhiều chuyến trong năm Khác với hợp đồng bảo hiểm chuyến,khi giao kết hợp đồng bảo hiểm bao có nhiều thông tin liên quan đến hợp đồng mà người bảo hiểm chưa được biết trước Vì vậy hợp đồng bảo hiểm bao được coi là một dạng hợp đồng “nguyên tắc” trong đó các bên thoả thuận các điều khoản làm cơ sở cho việc tính giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm tương ứng với những điều kiện bảo hiểm, phương thức thanh toán phí, cam kết về phương tiện vận chuyển Hợp đồng bảo hiểm bao được ký kết và thực hiện trên tinh thần thiện chí Trên thực tế kinh doanh, do mang lại nhiều lợi ích và ưu thế hơn so với hợp đồng bảo hiểm chuyến nên hợp đồng bảo hiểm bao luôn được các doanh nghiệp bảo hiểm khuyến khích áp dụng.

2.7.3 Tính hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng rời kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc tại một trong các thời điểm sau tuỳ vào thời điểm nào đến trước:

 Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

 Khi giao hàng vào kho hay bất kỳ nơi chứa hàng nào khác mà người được bảo hiểm chọn dùng làm nơi chia hay phân phối hàng hoặc nơi chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường.

 Khi hết hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đến.

 Khi hàng được giao vào bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác với nơi nhận do nhầm lẫn.

Công tác giám định – bồi thường tổn thất

Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định của các công ty bảo hiểm hoặc của các công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền, nhằm xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất làm cơ sở cho việc bồi thường Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất ở cảng đến hoặc trên đường hành trình và do người được bảo hiểm yêu cầu Những tổn thất do mất hàng, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng thì không phải giám định và cũng không thể giám định được Do đó, người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ đưa ra những bằng chứng chứng minh về nguyên nhân và mức độ của những tổn thất này Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định Chứng thư giám định gồm hai loại: biên bản giám định và giấy chứng nhận giám định được gửi cho người được bảo hiểm trong vòng 30 ngày.

Các công ty bảo hiểm Việt Nam tính toán và bồi thưòng tổn thất trên cơ sở các nguyên tắc sau:

 Bồi thường bằng tiền chứ không phải hiện vật, đồng tiền bồi thường là đồng tiền đã được thoả thuận trong hợp đồng, nếu không có thoả thuận thì nộp phí đồng tiền nào thì bồi thường bằng đồng tiền đó.

 Khi hàng hóa được bảo hiểm bị tổn thất bộ phận, thì số tiền bồi thường được xác định bằng tổng giá trị hàng hóa khi còn nguyên vẹn trừ đi tổng giá trị hàng hóa còn lại sau khi đã bị tổn thất tại nơi nhận hàng trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.

 Trên nguyên tắc thì trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm Tuy nhiên, khi cộng tiền tổn thất các chi phí: cứu hộ, giám định, đánh giá và bán lại hàng hóa bị tổn thất, chi phí đòi người thứ ba, tiền đóng góp vào tổn thất chung thì dù có vượt quá số tiến bảo hiểm thì người bảo hiểm vẫn bồi thường dựa trên quy định trong điều khoản đã thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm (đây là điểm khác biệt của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển với các loại bảo hiểm khác).

 Khi thanh toán tiền bồi thường, người được bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi người thứ ba.

Lý luận về công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Vai trò của công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

3.1 Vai trò của công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Quá trình triển khai một nghiệp vụ sản phẩm thường phải trải qua các khâu cơ bản: khai thác, quản lý hợp đồng, giám định và giải quyết bồi thường Như vậy, có thể thấy rằng khai thác là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm, nó làm tiền để cho các khâu còn lại Hiệu quả các khâu sau thường phụ thuộc vào kết quả của công tác khai thác bảo hiểm có hiệu quả hay không. Công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có vai trò quan trọng cho cả doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và cho nền kinh tế.

 Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

- Đây là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm nhưng là khâu mang về doanh thu phí cho doanh nghiệp Doanh thu phí này mặc dù chưa phản ánh đầy đủ lợi nhuận cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình xác định kết quả kinh doanh.

- Thực hiện tốt khâu khai thác thì mới đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít Khai thác được nhiều, doanh thu lớn giúp doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro trong khả năng thanh toán Đặc biệt, hầu hết các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thường có giá trị lớn nên vai trò trong khâu khai thác càng cần được chú ý.

- Thông qua khâu khai thác, các khai thác viên sẽ là người đại diện mang hình ảnh của công ty đến với khách hàng Dựa vào kết quả khai thác công ty có thể thấy được quy mô khách hàng của mình, ước tính được khả năng thu hút khách hàng, xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp Từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời để có giải pháp và chính sách thích hợp nhất.

Công tác khai thác bảo hiểm thực sự có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên cần phải được chú trọng để thực hiện tốt khâu này.

 Đối với người mua bảo hiểm

- Thông qua hoạt động giới thiệu, tư vấn của cán bộ khai thác bảo hiểm, người mua bảo hiểm phần nào hiểu được ý nghĩa cũng như kiến thức cơ bản của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Nhờ sự tư vấn của cán bộ khai thác mà người mua bảo hiểm biết cách đề phòng, hạn chế tổn thất có thể xảy ra.

- Thông qua biểu phí mà công ty bảo hiểm cung cấp, người mua bảo hiểm có thể so sánh giá cả giữa các công ty để lựa chọn cho mình công ty bảo hiểm tin cậy nhất.

 Đối với nền kinh tế

Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Như vậy, khai thác bảo hiểm nói chung và khai thác bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển có ý nghĩa rất quan trọng Nó giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm thu hút được khách hàng, giúp người mua bảo hiểm tăng thêm hiểu biết và có sự lựa chọn tốt nhất đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế.

3.2 Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Quá trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm trải qua nhiều khâu, mỗi khâu đều có các bước thực hiện nhất định Một quy trình cụ thể, chặt chẽ sẽ giúp cho quá trình khai thác được thực hiện một cách hiệu quả nhất Nhận thức được vấn đề đó, các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng nghiên cứu, bổ sung sửa đổi để đưa ra một quy trình và chiến lược khai thác hữu hiệu nhất Ở Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA các bước trong khâu khai thác cũng được chỉ ra rất cụ thể trong văn bản Quy trình hướng dẫn bảo hiểm hàng hóa và khâu khai thác thì gồm có trình tự các bước:

 Bước 1: Nắm bắt thông tin, tiếp cận khách hàng, nhận đề nghị

 Bước 2: Đánh giá rủi ro, đề xuất phương án khai thác bảo hiểm

 Bước 3: Chào bảo hiểm, cấp đơn bảo hiểm

 Bước 4: Theo dõi thu phí, đề phòng hạn chế tổn thất, chăm sóc khách hàng

Bảng 1: Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Bảo hiểm AAA

Khai thác viên, lãnh đạo đơn vị

Khai thác viên, lãnh đạo đơn vị

Khai thác viên, lãnh đạo đơn vị

Khai thác viên, lãnh đạo đơn vị

Khai thác viên, kế toán

Khai thác viên, lãnh đạo đơn vị, các khối quản lý liên quan

Không duyệt trên phân cấp

Duyệt không đạt không đạt

3.2.1 Nắm bắt thông tin, tiếp cận khách hàng, nhận đề nghị Đề nghị bảo hiểm Đánh giá rủi ro Đề xuất phương án bảo hiểm

Quản lý dịch vụ Theo dõi thu phí Đề phòng HCTT

Chăm sóc khách hàng từ chối

Trình lãnh đạo Đóng hồ sơ Đây là bước đầu tiên của quá trình khai thác nên có vai trò làm tiền đề cho các bước tiếp theo Khai thác viên là người thực hiện bước này, đại diện công ty giới thiệu với khách về công ty và nghiệp vụ Kết quả thu được sau bước này là tình hình tài chính, khả năng tham gia, đối tượng bảo hiểm và nhu cầu bảo hiểm của khách hàng Độ tin cậy cũng như số lượng của thông tin sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các bước tiếp theo của quá trình khai thác Do đó, khai thác viên cần chú ý thực hiện tốt ngay ở bước đầu tiên này là phải nắm chắc nội dung bảo hiểm để thu thập được những thông tin chính xác, có ích và tìm hiểu được nhu cầu bảo hiểm của khách hàng để tư vấn, giới thiệu cho khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm có lợi nhất. Đồng thời khai thác viên cũng cần cập nhật thường xuyên những thay đổi và biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để tư vấn, điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp Cách thức để nắm bắt được thông tin trong bước này là thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các cơ quan hữu quan, các đơn vị chủ quản, các chủ hàng truyền thống vừ tiềm năng Sau khi đã có được các thông tin về khách hàng và nắm bắt được nhu cầu bảo hiểm thì đại diện công ty sẽ tiến hành phân tích thông tin và đánh giá rủi ro.

3.2.2 Đánh giá rủi ro, đề xuất phương án khai thác bảo hiểm

Qua các thông tin thu thập được, khai thác viên hay lãnh đạo đơn vị sẽ tiến hành phân tích, đánh giá về khả năng xảy rủi ro, mức độ hay xác suất xảy ra rủi ro với đối tượng bảo hiểm hoặc tư vấn về chương trình quản lý rủi ro cho khách hàng. Các thông tin để đánh giá rủi ro được mô tả trong Giấy yêu cầu bảo hiểm, bao gồm các vấn đề như: thông tin khách hàng; loại hàng tham gia bảo hiểm; tàu vận chuyển có thuộc đối tượng tàu già hay không thông qua việc kê khai quốc tịch, năm sử dụng tàu của khách hàng; xem xét giá trị bảo hiểm thuộc trong phân cấp hay ngoài phân cấp; tàu vận chuyển có tham gia bảo hiểm trách nhiệm P & I hay không và của tổ chức nào… Trường hợp khách hàng đã tham gia bảo hiểm tại một công ty (chi nhánh) cùng thuộc một hệ thống thì cần có sự phối hợp để quyết định đúng đắn, tránh để khách hàng lợi dụng Còn nếu khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm khác có yêu cầu bảo hiểm, cần kiểm tra thông tin kỹ lưỡng về tình hình tài chính, tổn thất, vấn đề nợ phí…Đây là công việc hết sức quan trọng có ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của nghiệp vụ nên đòi hỏi phải được tiến hành một cách cẩn thận, kỹ lưỡng nhằm ngăn chặn các hậu quả về sau mà quan trọng hơn là vấn đề về trục lợi bảo hiểm.

Trong những trường hợp đặc biệt (yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao, khả năng rủi ro lớn, giá trị bảo hiểm lớn) vượt quá khả năng của cán bộ khai thác của công ty thì có thể yều cầu trợ giúp của các cơ quan chuyên môn hoặc tổ chức nước ngoài. Sau khi đã có kết quả đành giá rủi ro, đại diện công ty sẽ đề xuất phương án khai thác bảo hiểm với khách hàng:

 Trong trường hợp từ chối, cán bộ khai thác sẽ không trực tiếp làm việc này mà phải xin ý kiến các cấp cao hơn, chỉ trừ trường hợp xét thấy tính khả quan của dịch vụ quá xấu mới được từ chối khách hàng.

 Khi đã chấp nhận nhận dịch vụ trong phân cấp, khai thác viên cần phải đề xuất phương án khai thác cho lãnh đạo đơn vị phê duyệt Ngoài ra, khi vượt phân cấp thì cần phải được sự đồng ý của Công ty - qua Khối Bảo hiểm hàng hải.

3.2.3 Chào bảo hiểm, cấp đơn bảo hiểm

Từ những thông tin của khách hàng, báo cáo đánh giá rủi ro kết hợp chính sách khách hàng, khai thác viên cần đưa ra mức phí dự kiến cho đối tượng bảo hiểm và lập một bản chào phí cụ thể, rõ ràng gửi cho khách hàng xem xét Để nhận được sự chấp nhận tham gia của khách thì khi khai thác viên chào phí với khách hàng cần thận trọng và linh hoạt trong việc đàm phán để khách hàng thấy được mức phí mà công ty đưa ra là phù hợp nhất với quyền lợi của họ Trong quá trình đàm phán, các yếu tố liên quan như: quy tắc bảo hiểm, biểu phí, mức miễn thường, thông tin về khách hàng, phí của nhà tái bảo hiểm là những yếu tố hàng đầu được tính toán để đưa ra được mức phí phù hợp

Sau quá trình đàm phán và gửi bản chào phí tới khách hàng, nếu khách hàng đã chấp nhận mức phí mà doanh nghiệp đưa ra, khai thác viên phải đề nghị khách hàng gửi Giấy yếu cầu bảo hiểm hoàn chỉnh, chính thức bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm Tuy nhiên khai thác viên cũng cần phải lưu ý khách hàng kê khai rõ tất cả các mục trong Giấy yêu cầu bảo hiểm Trường hợp khai thiếu về: số B/L(Vận tải đơn), ký mã hiệu, trọng lượng, số kiện (do chưa được thông báo đầy đủ) thì vẫn chấp nhận cấp đơn nhưng phải yêu cầu khách hàng bổ sung khi nhận được thông báo Nếu thiếu một trong các thông tin cơ bản như: tên hàng, số hợp đồng(hoặc L/C- tín dụng thư), điều kiện bảo hiểm thì chỉ nên cấp đơn bảo hiểm sau khi khách hàng đã cung cấp bổ sung thông tin đầy đủ Khi các bên đã thống nhất với nhau về tất cả các điều khoản thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấp nhận bảo hiểm cho khách hàng và tiến hành các thủ tục để lập Hợp đồng bảo hiểm/Đơn bảo hiểm.

Trước khi cấp Đơn bảo hiểm, khai thác viên phải tiến hành lấy số hợp đồng theo quy định lập mã số chứng từ bảo hiểm Quy trình cấp đơn được tiến hành như sau:

 Bước 1: Kiểm tra chứng từ

 Kiểm tra nội dung của giấy yêu cầu bảo hiểm có phù hợp với các tài liệu kèm theo như: B/L, hoá đơn, L/C, hợp đồng vận chuyển…hay không.

 Kiểm tra bản đánh giá rủi ro( nếu có) và những khuyến nghị trong đó.

 Bước 2: Vào sổ cấp đơn, lấy số đơn

 Lấy số đơn bảo hiểm theo thứ tự trong sổ cấp đơn.

 Kiểm tra đơn và sổ cấp đơn theo từng danh mục.

 Trình lãnh đạo phòng ký đơn và sổ cấp đơn.

 Bước 3: Tính phí bảo hiểm

 Xác định số tiền bảo hiểm: Tuỳ theo từng doanh nghiệp mà áp dụng công thức tính phí khác nhau, nhưng thông thường ở Việt Nam là tính theo giá CIF và số tiền bảo hiểm bằng 110% CIF.

 Xác định tỷ lệ phí áp dụng và các trường hợp tính thêm phụ phí bảo hiểm.

 Tính phí bảo hiểm dựa vào số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm đã được xác định.

 Bước 4: Sửa đổi hoặc huỷ đơn bảo hiểm

 Trường hợp khách hàng đề nghị điều chỉnh trị giá bảo hiểm (FOB, CIF), cước phí vận chuyển thì khi đó nhà bảo hiểm phải tính toán lại số tiền bảo hiểm, điều chỉnh phí và cấp giấy sửa đổi bổ sung.

 Trường hợp khách hàng yêu cầu huỷ đơn phải xem xét rõ lý do huỷ đơn, đề nghị khách hàng cung cấp thư từ trao đổi về việc không giao hàng, bằng chứng hủy L/C của ngân hàng (nếu lô hàng thanh toán bằng L/C).

Khi đã hoàn thành các thủ tục cấp đơn bảo hiểm, cán bộ khai thác gửi đơn bảo hiểm đến cho khách hàng Đồng thời cán bộ khai thác còn phải tiến hành lưu trữ vào hồ sơ nghiệp vụ gồm một bản phụ của đơn bảo hiểm, vào sổ theo dõi khai thác thống kê, theo dõi đối tượng bảo hiểm, sửa đổi bổ sung các điều kiện bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm…theo yêu cầu của khách hàng và theo phát sinh thực tế

3.2.4 Theo dõi thu phí, đề phòng hạn chế tổn thất, chăm sóc khách hàng

Sau khi đã ký Hợp đồng, khai thác viên phải mở sổ theo dõi việc thu phí và thực hiện theo quy định quản lý tài chính kế toán Đây có thể coi là khâu quan trọng nhất của quy trình khai thác có tác động trực tiếp đến việc hoàn thành kế hoạch thu phí và tiến độ thu phí, doanh số thu Tuy nhiên, việc thu phí cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của khách hàng cũng như mức độ khéo léo của cán bộ bảo hiểm khi giao kết hợp đồng và trong quá trình thu phí Hình thức thu phí rất linh hoạt, có thể thu trực tiếp bằng hóa đơn hoặc thu qua chuyển khoản bằng giấy báo nợ Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà quy định thời hạn thu phí sao cho phù hợp cả hai bên

Hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA - Chi nhánh Hà Nội

Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA và Chi nhánh Hà Nội

1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA

1.1.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức a Giới thiệu chung

Với quan niệm người bán bảo hiểm là người cam kết mua lại rủi ro cho khách hàng để giúp khách hàng có cuộc sống tốt đẹp hơn, một tương lai được bảo đảm và an tâm mà Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA đã được thành lập để cùng bảo hiểm Việt Nam bảo vệ cuộc sống, tương lai người Việt Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA được Bộ Tài chính công nhận và cấp giấy phép thành lập số 30/GP/KDBH ngày 28/02/2005 và chính thức đi hoạt động từ tháng 11/2005 Một số thông tin chung về công ty:

Tên công ty: Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA

Tên Tiếng Anh: AAA Assurance Corporation

Trụ sở công ty: 02 Bis Trần Cao Vân, phường Đa Kao, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: (848) 3822 8499 Fax: (848) 3822 488

Website: www.aaa.com.vn

Tổng Giám đốc: Bà Đỗ Thị Kim Liên

Công ty được thành lập với sự góp vốn của 10 chủ đầu tư là tổ chức và cá nhân trong cả nước, được cấp phép hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và hoạt động đầu tư Công ty kinh doanh theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác có liên quan; đồng thời có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng

Vốn điều lệ khi mới thành lập (2005) là 80 tỷ VNĐ, đến nay công ty đã có hai lần tăng vốn là:

Lần thứ nhất: tại Đại hội cổ đông thường niên 2006, công ty đã nhất trí thông qua phương án tăng vốn điều lệ và ngày 19/9/2007 theo Công văn số 0758/CV/07-AAA, công ty tăng vốn lên 380 tỷ VNĐ

Lần thứ hai: Công ty đã tăng vốn lên thành 1500 tỷ VNĐ theo Công văn số 15828/BTC- BH ngày 22/12/2007 Việc tăng vốn điều lệ giúp công ty củng cố tiềm lực tài chính và mở rộng được lĩnh vực hoạt động bảo hiểm.

 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MB)

 Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

 Tập đoàn BankInvest: đến năm 2007, Bảo hiểm AAA có thêm sự góp mặt của cổ đông mới là Tập đoàn BankInvest của Đan Mạch (tập đoàn đầu tư lớn nhất khu vực Bắc Âu với hơn 20 năm kinh nghiệm) BankInvest ký kết hợp tác đầu tư với Bảo hiểm AAA dưới dạng góp vốn để gia tăng vốn điều lệ và cam kết cùng AAA đầu tư, phát triển Với việc tham gia góp vốn của Tập đoàn BankInvest, Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA trở thành doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam có đối tác chiến lược nước ngoài với tư cách là một cổ đông

 Ngoài ra cổ đông của Công ty còn có một số doanh nghiệp và các cá nhân khác. Đối tác chiến lược

 Tập đoàn Assist- Card International (Thụy Sỹ)

 Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor)

 Tập đoàn địa ốc Chuang Hồng Kông

 Công ty đóng tàu và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu (Vung Tau Shipyard)

 Công ty cổ phần du lịch Đà Lạt (Dalat Toserco)

 Công ty Cổ phần địa ốc R.C (Refico)

 Công ty Tái bảo hiểm B.E.S.T- Văn phòng tiếp thị Malaysia

 Công ty TNHH HAAKON (Asia)- Văn phòng tiếp thị Kuala Lumpur (Malaysia)

 Công ty Phát chuyển nhanh TTC

 Và các tổ chức trong và ngoài xã hội khác.

Phương châm hoạt động “Nhanh- đúng- đủ” Công ty Cổ phần Bảo hiểm

AAA luôn mong muốn đem đến cho tất cả khách hàng của mình những dịch vụ mang chất lượng quốc tế, nhưng giá cả phù hợp với đời sống người Việt thông qua các sản phẩm mang tính sáng tạo, độc đáo, nhiều giá trị gia tăng Bảo hiểm AAA cũng luôn coi chữ “Tâm”, chữ “Tín” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình và luôn cố gắng để có thể trao cho khách hàng “Quyền được an tâm”.

Hệ thống văn phòng, chi nhánh, trung tâm giao dịch: Sau 5 năm hoạt động

Công ty đã thiết lập một hệ thống chi nhánh giao dịch và mạng lưới phục vụ khách hàng sâu rộng trên toàn quốc Hiện tại, Công ty đã có 105 văn phòng, chi nhánh, trung tâm giao dịch Đội ngũ cán bộ nhân viên liên tục được phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng với gần 800 nhân viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm và tâm huyết với nghề Công ty cũng đang có được mạng lưới đại lý hơn 10.000 người hoạt động khắp các khu vực của 63 tỉnh thành trong cả nước. Đối tượng khách hàng: Bảo hiểm AAA thành lập trong bối cảnh thị trường bảo hiểm trong nước đã có nhiều công ty bảo hiểm lớn đang tập trung chiếm lĩnh những khu vực “màu mỡ” với doanh thu cao, và công ty đã lựa chọn nhóm đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân để khởi đầu hoạt động kinh doanh.

Bà Đỗ Thị Kim Liên - Tổng Giám đốc Bảo hiểm AAA giải thích: “Đây là một thị trường đầy tiềm năng mà các công ty bảo hiểm lớn còn chưa chú trọng vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng”.

Các sản phẩm bảo hiểm đang kinh doanh

Với đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân nên Bảo hiểm AAA đã chủ trương thiết kế các sản phẩm phù hợp với nhóm đối tượng này, bao gồm các nhóm sản phẩm về bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm và một số sản phẩm khác Cụ thể là:

Bảo hiểm tàu biển Bảo hiểm tàu sông Bảo hiểm tàu cá.

 Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

Hàng nhập Hàng vận chuyển nội địa

 Bảo hiểm tài sản và thiệt hại:

Bảo hiểm tài sản và các rủi ro đặc biệt Bảo hiểm mọi rủi ro, tài sản và thiệt hại

Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng – CAR Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt – EAR Bảo hiểm thiết bị điện tử

Bảo hiểm trách nhiệm chung Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm

 Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người:

Bảo hiểm tai nạn và chăm sóc sức khỏe Bảo hiểm học sinh

Bảo hiểm du lịch Bảo hiểm du lịch toàn cầu new

 Bảo hiểm xe cơ giới:

Bảo hiểm xe ôtô Bảo hiểm xe máy, môtô Bảo hiểm tổn thất toàn bộ và mất cắp môtô, xe máy new

Bên cạnh các sản phẩm bảo hiểm truyền thống Bảo hiểm AAA liên tục cho ra đời những sản phẩm khá độc đáo: Bảo hiểm Y tế toàn cầu, Bảo hiểm chăm sóc phụ nữ, Bảo hiểm điện thoại di động… Có thể nói, AAA luôn là nhà bảo hiểm tiên phong cho ra những sản phẩm mới, mặc dù sự khai phá đi đôi với gian nan nhưng đó là cách duy trì thương hiệu rất hiệu quả. b Cơ cấu tổ chức công ty

Bảng 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Bộ máy tổ chức của công ty Bảo hiểm AAA là sự kết hợp của mô hình tổ chức theo chức năng và mô hình tổ chức theo lãnh thổ.

 Mô hình tổ chức theo chức năng: nghĩa là các phòng, ban của công ty được sắp xếp theo công việc mà bộ phận đó có nhiệm vụ hoàn thành Mỗi phòng, ban được sắp xếp theo một công việc cụ thể nhưng vẫn đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược chung nhất của công ty đã đề ra và căn cứ vào quy mô công ty để thành lập các phòng phù hợp.

 Mô hình tổ chức theo lãnh thổ: nghĩa là tổ chức của công ty phụ thuộc vào khu vực địa lý- nơi mà công ty hoạt động thông qua việc thành lập các chi nhánh,văn phòng đại diện thực hiện mục tiêu chăm sóc khách hàng nhanh và tốt nhất Tùy vào từng khu vực mà công ty có thể bố trí số lượng các văn phòng bộ phận khác nhau hay có thể sắp xếp theo loại sản phẩm hoặc theo chức năng khác nhau Giám đốc điều hành mỗi văn phòng, khu vực sẽ có nhiệm vụ báo cáo lên Tổng Giám đốc của doanh nghiệp tình hình và kết quả kinh doanh của phòng, khu vực, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo.

 Trụ sở của doanh nghiệp bảo hiểm là nơi ban lãnh đạo điều hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nơi các bộ phận chức năng thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc để kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh mọi hoạt động cho phù hợp với tình hình của thị trường và chiến lược của công ty…

1.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Bảo hiểm AAA trong quá trình phát triển a Thuận lợi

 Bảo hiểm AAA luôn chọn cho mình một lối đi riêng, là công ty ra đời sau nên những khách hàng lớn chủ yếu đã tham gia ở những công ty bảo hiểm lớn khác trên thị trường Do đó, công ty đã xác định cho mình khách hàng mục tiêu chính là những “khoảng trống” mà các công ty lớn còn bỏ ngỏ, chưa khai thác, đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình Đây thực sự là một thị trường tiềm năng vì ở Việt Nam hiện nay thành phần kinh tế này còn chiếm tỷ trọng rất lớn.

Tình hình kinh doanh của công ty Cổ phần bảo hiểm AAA

Công ty CP bảo hiểm AAA đã chính thức hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam được hơn 6 năm và vẫn đang tiếp tục xây dựng, củng cố thương hiệu trong lòng khách hàng Một số kết quả từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty mà công ty đã đạt được:

Bảng 3: Kết quả kinh doanh bảo hiểm Công ty CP Bảo hiểm AAA

Doanh thu phí bảo hiểm gốc triệu đồng 158.343 203.354 336.575 457.208 Tốc độ tăng (giảm) doanh thu % 225,97 28,43 65,51 35,84

Chi phí trực tiếp KDBH gốc triệu đồng 50.535 95.406 220.822 307.47

Doanh thu/Chi phí tr.đ/tr.đ 3,133 2,131 1,524 1,487

Lợi nhuận KDBH gốc triệu đồng 107.808 107.948 115.753 149.738

Tốc độ tăng lợi nhuận % 243,59 0,13 7,23 29,36

Tỷ suất sinh lời lần 0,681 0,531 0,344 0,328

(Báo cáo tài chính - Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA)

Hình 1: Đường biểu diễn doanh thu và lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm gốc

Công ty CP Bảo hiểm AAA (2007 - 2010)

Tuy thời gian có mặt trên thị trường không lâu nhưng Bảo Hiểm AAA vẫn có kết quả kinh doanh khá tốt Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh bảo hiểm có xu hướng tăng liên tục qua các năm dù tốc độ tăng trưởng không được giữ ổn định, trong đó:

Năm 2007 là năm kinh tế Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ nhất với tốc độ tăng trưởng 8,44%, cao nhất trong vòng 10 năm và là năm đánh dấu những thành công trên thị trường tài chính- ngân hàng cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc biệt nhất là từ ngày 11/1/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, việc gia nhập WTO đã có những tác động tích cực tới các hoạt động trao đổi mua bán trên thị trường Việt Nam Những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và Bảo hiểm AAA nói riêng những cơ hội phát triển Kết quả là cuối năm

2007, Bảo hiểm AAA đã có mức doanh thu bảo hiểm gốc hơn 150 tỷ VNĐ, là năm có tốc độ tăng doanh thu cao kỷ lục (225,97%) Ngoài ra hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của công ty trong năm cũng rất tốt với chỉ tiêu doanh thu/chi phí là 3,133 hay cứ 1 Đồng chí phí chi ra sẽ thu về là 3,133 Đồng doanh thu Các chỉ tiêu về tốc độ Đường biểu diễn doanh thu và lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm gốc

2007 2008 2009 năm 2010 tr iệ u đồ ng

1 Doanh thu phí bảo hiểm gốc

2 Lợi nhuận KDBH gốc tăng lợi nhuận, tỷ suất sinh lời của năm 2007 cũng rất cao lần lượt là 243,59% và 0,681 lần thể hiện kết quả kinh doanh bảo hiểm khả quan của công ty.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng quá “nóng” của kinh tế thế giới đã làm xuất hiện những mầm mống của khủng hoảng từ những tháng cuối năm 2007, và bước sang năm 2008 cả thế giới đã phải chứng kiến sự phá sản của các tập đoàn kinh tế lớn, trong đó có cả tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG (Mỹ) Ở Việt Nam các mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2008 đứng trước nguy cơ không thể hoàn thành được, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, kinh tế trở nên khó khăn hơn rất nhiều Các công ty bảo hiểm trong đó có Bảo hiểm AAA đã bị ảnh hưởng do nhu cầu tham gia bảo hiểm bị giảm sút Tuy có khó khăn từ phía nền kinh tế nhưng trong năm 2008, Bảo hiểm AAA đã cho ra đời các sản phẩm mới là Bảo hiểm mất cắp và tổn thất toàn bộ xe máy đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng, góp phần tạo ra doanh thu cho công ty Doanh thu cũng như lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm gốc của công ty trong năm có tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm đi đáng kể, doanh thu thuần chỉ tăng thêm 28,43% so với năm 2007, tốc độ tăng lợi nhuận cũng chỉ tăng ở mức rất hạn chế là 0,13% và là năm có tốc độ tăng lợi nhuận thấp nhất trong các năm Mặc dù tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận có giảm nhưng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vẫn được duy trì tương đối ổn định là 0,531 lần.

Sang năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đã dần được phục hồi sau khủng hoảng thông qua các gói chính sách của Chính phủ, ngành bảo hiểm cũng có nhiều cơ hội phát triển hơn so với năm 2008 Tuy nhiên trong năm, bảo hiểm Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty và tỷ lệ bồi thường tăng cao do phải bồi thường cho khách hàng cho hậu quả của hai trận bão số 9 và 11 ở khu vực miền Trung đã ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp Do đó chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc của công ty trong năm là 220.822 triệu đồng đã tăng 2,31 lần so với năm trước đó Năm 2009, Công ty Bảo hiểm AAA dù doanh thu có tăng 65,51% so với năm 2008 nhưng chỉ tiêu hiệu quả doanh thu/chi phí cũng chỉ đạt 1,524, có giảm so với năm trước đó Ngoài ra, tốc độ tăng lợi nhuận có tăng so với năm 2008 nhưng tăng không đáng kể chỉ là 7,23%.

Kinh tế nước ta bước sang năm 2010 đã ổn định hơn, sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm cũng đã có dấu hiệu hạ nhiệt và thị trường đang trên đà phục hồi,phát triển Kết thúc năm 2010, công ty đã có mức doanh thu bảo hiểm gốc gần 460 tỷ,có tốc độ tăng là 35,84% so với năm 2009 hay doanh thu phí năm 2010 đă tăng gần gấp 3 lần doanh thu phí của năm 2007 Trong năm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc còn khá lớn nên đã ảnh hưởng tới kết quả về lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh Lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm gốc chỉ tăng 34030 triệu đồng với tốc độ tăng lợi nhuận là 29,36%, gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng năm 2009 Bên cạnh đó do ảnh hưởng của chi phí trực tiếp kinh doanh mà một số chỉ tiêu về hiệu quả theo chi phí hay tỷ suất sinh lời đã không đạt được như các năm trước, trong đó doanh thu/chi phí chỉ đạt 1,487; tỷ suất sinh lời đạt 0,328 lần, đều giảm so với năm

2009 và là năm có các giá trị thấp nhất Do đó đã đặt ra thách thức cho ban lãnh đạo công ty trong việc đưa ra chính sách và mục tiêu phát triển trong năm 2011 và giai đoạn tiếp theo.

Với các kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc như trên Bảo hiểm AAA cũng đã xây dựng cho mình một vị trí nhất định thị trường bảo hiểm Việt Nam, và kết thúc năm 2010 công ty đang ở vị trí thứ 8/27 công ty bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam Bảo hiểm AAA chưa nằm trong top các doanh nghiệp có doanh thu phí bảo hiểm cao nhất thị trường nhưng những kết quả mà công ty có được chính là kết quả của sự nỗ lực của toàn bộ công ty mà không phải công ty bảo hiểm tư nhân nào cũng có thể đạt được.

Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới

Sau một thời gian hoạt động và tích lũy kinh nghiệm, Bảo hiểm AAA cũng đã đạt được những thành công nhất định, song để có được những bước tiến xa hơn trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể có định hướng lâu dài Những mục tiêu mà công ty hướng tới trong dài hạn, bao gồm:

 Trong tương lai, Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA được định hướng trở thành Tập đoàn Bảo hiểm – Tài chính hàng đầu Việt Nam.

 Cung cấp sản phẩm bảo hiểm và dịch vụ phụ trợ tiện ích đa dạng theo chuẩn mực quốc tế đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

 Nâng cao trình độ quản lý tài chính, quản lý kinh doanh và chất lượng phục vụ thông qua xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

 Xây dựng và phát triển hệ thống đại lý hoạt động hiệu quả, đủ trình độ chuyên môn, tận tâm phục vụ.

 Đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài nhằm mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, học hỏi kinh nghiệm, cách thức quản lý chuyên nghiệp.

Công ty cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị thường niên để xây dựng chiến lược phát triển cho mình Tháng 10/2010, Hội nghị xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2011 cũng đã được tổ chức ở trụ sở công ty để định hướng cụ thể các mục tiêu cần đạt tới trong chặng đường phát triển tiếp theo của Bảo hiểm AAA Công ty cũng đặt ra hệ thống các mục tiêu cần thực hiện trong năm 2011, như:

 Tiếp tục đặt mục tiêu thực hiện tốt hơn nữa phương châm “Nhanh – Đúng – Đủ” của công ty để phục vụ khách hàng tốt hơn, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng là tiêu chí quan trọng nhất trong họat động của công ty Từ đó xây dựng, củng cố thêm cho thương hiệu Bảo hiểm AAA trên thị trường.

 Trong những năm qua, ở công ty luôn có mức chi phí quản lý rất cao, một phần do công ty mới thành lập, đang trong thời gian hoàn thiện và cần đầu tư nhiều cho bộ máy tổ chức Đây chính là nguyên nhân chính giải thích cho tình trạng lợi nhuận thuần của công ty một số năm là số âm Bởi vậy, công ty đang phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý cũng như sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực để tiến tới giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp, tạo tiền đề cho lợi nhuận thuần kinh doanh bảo hiểm là một con số dương và tăng lên trong các năm tới.

 Tại Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh năm 2010, công ty cũng đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ cho mọi thành viên Bảo hiểm AAA là phải thay đổi tư duy, nỗ lực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cải tiến hình thức giám định, bồi thường ngày càng chất lượng Công ty cũng đề nghị các văn phòng và chi nhánh trong cả nước tiếp tục ứng dụng phần mềm Premia trong các khâu hoạt động để tận dụng triệt để các nguồn lực, xác định được mức phí phù hợp, giảm thiểu trục lợi bảo hiểm…

 Công ty cũng đặt mục tiêu phấn đấu đưa cổ phiếu của công ty lên sàn giao dịch chứng khoán trong năm nay.

Bên cạnh mục tiêu chung mà công ty đã đề ra cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới thì công ty cũng đặt ra mục tiêu cụ thể cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, cụ thể là :

 Nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong việc khai thác bảo hiểm để ký được các hợp đồng có giá trị lớn, tạo điều kiện nâng cao doanh thu và thị phần cho nghiệp vụ trong công ty

 Phát triển mạng lưới đại lý, cộng tác viên rộng khắp, vừa bổ sung về số lượng vừa bồi dưỡng về chất lượng để nâng cao hiệu quả hoạt động Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ khai thác.

 Để thực hiện được mục tiêu và kế hoạch kinh doanh năm 2011, Chi nhánh

Hà Nội một mặt vẫn kế thừa những giải pháp kinh doanh của năm 2010 Có thể nói chiến lược và các giải pháp thực hiện chiến lược năm 2010 vẫn còn nguyên giá trị là

“kim chỉ nam” cho hoạt động kinh doanh năm 2011 Chiến lược kinh doanh củaBảo hiểm AAA nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng cần hướng tới phương châm “nâng cao năng lực cạnh tranh”, “Nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường” Các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm và tài chính của công ty đều phải có sự khác biệt bằng chất lượng dịch vụ vượt trội so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì khách hàng luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu mà các doanh nghiệp cần quan tâm đến Bảo hiểm là một ngành dịch vụ nên khách hàng càng có ý nghĩa quan trọng và hơn thế nữa bảo hiểm lại có những đặc thù riêng là tuân theo quy luật chia sẻ rủi ro, số đông bù số ít Chính vì vậy mà với các doanh nghiệp bảo hiểm khi có lượng khách hàng càng lớn sẽ đảm bảo cho khả năng chi trả của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể hoạt động vững vàng trên thị trường Ngoài ra, sự cạnh tranh để thu hút khách hàng trên thị trường diễn ra rất gay gắt nên việc thu hút khách của Bảo hiểm AAA gặp không ít khó khăn, do công ty có thời gian hoạt động chưa lâu và hoạt động độc lập Vì vậy công ty việc xác định chiến lược, mục tiêu chi tiết, cụ thể cho từng giai đoạn, từng khu vực khác nhau là rất cần thiết Chiến lược mà công ty đang áp dụng là “Nhanh - Đúng – Đủ” trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực và công ty cần phát huy nhiều hơn trong thời gian tới.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi công ty bảo hiểm Trong giai đoạn hiện nay, khi mà thị trường bảo hiểm đã không còn là của riêng các doanh nghiệp trong nước mà có sự gia tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm vượt trội, để có thể trụ vững trên thị trường và có thể phát triển theo các mục tiêu đề ra, công ty cũng cần chú trọng việc:

 Nghiên cứu đặc điểm, xu hướng của thị trường, chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, qua đó có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như tránh được những sai lầm mà các đối thủ gặp phải để có thể điều chỉnh và thích ứng kịp thời, tận dụng những ưu thế của mình để giành thắng lợi trong cạnh tranh.

 Xem xét và rà soát các điều khoản của hiệp định thương mại song phương với Mỹ (BTA) và cam kết gia nhập WTO về khu vực dịch vụ và đầu tư, cụ thể là những vấn đề liên quan đến ngành bảo hiểm để nắm rõ những điều kiện về luật pháp cũng như các điều kiện về thị trường, qua đó xác định đúng mục tiêu hoạt động và xây dựng phương hướng phát triển cho công ty.

2.2 Công tác đánh giá rủi ro trước khi ký hợp đồng

Việc đánh giá rủi ro trước khi ký kết hợp đồng là một khâu rất quan trọng trong quá trình khai thác Thông qua việc phân tích đánh giá rủi ro cán bộ khai thác có thể xác định được khả năng xảy rủi ro, mức độ xảy ra rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm để làm cơ sở cho việc xác định phí bảo hiểm hay xa hơn là việc nhận trách nhiệm bồi thường cho khách hàng khi xảy ra tổn thất Để thu hút được khách hàng thì công ty cần phải có một mức phí thích hợp, cạnh tranh nhưng vẫn phải đảm bảo được độ chính xác và muốn thực hiện được yêu cầu này thì công tác đánh giá rủi ro càng trở nên quan trọng Mặt khác với kết quả đánh giá rủi ro chi tiết, thuyết phục khách hàng cũng là cơ hội cho công ty tạo được ấn tượng và là cơ sở để xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng.

2.3 Công tác xúc tiến bán hàng và chăm sóc khách hàng

Xúc tiến bán hàng và chăm sóc khách hàng không phải là quan trọng nhất trong khâu khai thác nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn tới kết quả khai thác hiện tại cũng như mở rộng khách hàng trong tương lai Chi nhánh Hà Nội cần chú ý hơn nữa đến các khâu chăm sóc khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng như là: Thái độ nhiệt tình, thủ tục nhanh gọn, luôn quan tâm đến lợi ích của khách hàng… nhằm tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty, thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng gặp gỡ trực tiếp với công ty, các khách hàng có thể gặp gỡ nhau để trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trong việc mua bảo hiểm, ký kết hợp đồng, phương pháp đề phòng hạn chế tổn thất.

Công ty cũng cần xác định thị trường mục tiêu là các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất vừa và nhỏ cũng như cá nhân, hộ gia đình để biết được nhu cầu của khách hàng và có chính sách phát triển sản phẩm, tăng chất lượng dịch vụ để giữ khách hàng sau này cho mình Công ty cần có nhiều hơn các chính sách đặc biệt cho khách hàng lớn và lâu năm như chính sách giảm phí hay hoàn và tư vấn cho các khách hàng mới tham gia Thiết lập một hệ thống tư vấn về luật xuất nhập khẩu, về hoạt động thương mại quốc tế

Chú trọng hơn đến các vấn đề dịch vụ sau bán hàng, đầu tư thích đáng cho dịch vụ khách hàng vì trong lĩnh vực bảo hiểm khách nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng, chất lượng dịch vụ là quan tâm lớn nhất của các khách hàng Thực hiện tốt hoạt động này sẽ giúp Chi nhánh có được tỉ lệ khách hàng tái tục hợp đồng cao hơn nhiều.

2.4 Mở rộng các kênh phân phối

Chi nhánh Hà Nội nói riêng hay công ty cần nhanh chóng đa dạng hoá các kênh phân phối thông qua nhiều hình thức khác nhau và một trong các phương pháp mà công ty đang hướng tới là tiến hành phân phối qua hệ thống ngân hàng, qua các tổ chức tài chính tín dụng Qua đây, công ty sẽ có cơ hội tiếp cận với đông đảo các khách hàng giàu tiềm năng với khả năng tài chính cao và nhu cầu lớn Do việc xuất nhập khẩu có liên quan nhiều đến ngân hàng trong việc mở tín dụng thư (L/C) cho người nhập khẩu nên trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, ngân hàng thường là người thụ hưởng của hợp đồng Vì vậy, giữa công ty bảo hiểm và ngân hàng thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Công ty cần phải tận dụng mối quan hệ với các đối tác thành lập là MB (Ngân hàng Quân đội), Eximbank (Ngân hàng xuất nhập khẩu) và mở rộng hợp tác với các ngân hàng khác để đẩy mạnh khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu qua kênh này

Ngoài ra, việc tiếp cận khách hàng bằng thư trực tiếp hoặc Internet cũng có thể mang lại hiệu quả cao Trong xu thế thương mại điện tử đang ngày càng phát triển như hiện nay, việc bán bảo hiểm qua mạng đang ngày càng phổ biến Hầu hết các công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam đều đã có website riêng, song mới chỉ có một vài công ty cho phép khách hàng đăng ký mua bảo hiểm, cũng như thanh toán trực tuyến Việc triển khai hình thức này còn nhiều khó khăn, do hạ tầng thông tin nước ta còn yếu kém, thanh toán bằng tiền mặt vẫn rất phổ biến… Tuy nhiên, đó cũng là một phương thức hiệu quả mà công ty cần quan tâm triển khai nhằm đón trước thời cơ trong tương lai.

Bên cạnh các hình thức phân phối mới thì công ty cũng cần chú ý tới việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho các đại lý và cộng tác viên Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là nghiệp vụ yêu cầu cao về hiểu biết ngoại thương quốc tế nên khâu lựa chọn và đào tạo nghiệp vụ cho đại lý và cộng tác viên cần được quan tâm nhiều hơn

2.5 Nâng cao chất lượng cán bộ và nhân viên khai thác

Vấn đề nhân lực luôn được đặt lên hàng đầu với bất kỳ công ty bảo hiểm nào, với Chi nhánh Hà Nội cũng vậy, đội ngũ cán bộ nhân viên có khả năng tốt cộng với với kinh nghiệm và đạo đức thì mới có thể mang lại kết quả kinh doanh tốt cho công ty Hiện nay số lượng cán bộ làm nhiệm vụ khai thác nghiệp vụ này ở công ty còn rất hạn chế: các nhân viên trẻ thiếu kinh nghiệm; yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn, không theo kịp sự phát triển của thị trường của một số cán bộ đã ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác Công ty có thể nâng cao chất lượng nhân viên thông qua một số giải pháp như:

Tạo môi trường làm việc thoải mái, sôi nổi, đoàn kết sao cho các cán bộ nhân viên có thể phát huy được hết khả năng của mình, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu chung của toàn công ty Bên cạnh đó, công ty cần có chế độ lương thưởng hợp lý, cần có phụ cấp làm việc ngoài giờ, chế độ ốm đau…những yếu tố này sẽ giúp cán bộ nhân viên yêu công việc, gắn bó với công ty hơn và nâng cao hiệu quả công việc.

 Thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ về hàng hóa xuất nhập khẩu, không chỉ tập trung vào việc nâng cao nghiệp vụ mà còn luôn phổ biến các chính sách, quy định mới của nhà nước liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu để các cán bộ nhân viên có thể chủ động nắm bắt và áp dụng vào nghiệp vụ của mình một cách có hiệu quả.

Bố trí cán bộ hợp lý, tổ chức giao lưu học hỏi để trao đổi thông tin, kinh nghiệm và những vấn đề vướng mắc cần giải quyết giữa các cán bộ lâu năm với lực lượng kế cận

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ

3.1 Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập, bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Nhà nước cần thực hiện tốt công tác quản lý, tạo được môi trường pháp lý thuận lợi, đồng thời có những cơ chế, chính sách ưu đãi để ngành bảo hiểm có được những bước phát triển ổn định và đúng hướng, tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh an toàn, ổn định, bình đẳng và thuận lợi, trước hết ở việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường, đồng thời đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tiến dần tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý bảo hiểm quốc tế.

Các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà trực tiếp là Cục quản lý và giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính phải xây dựng hành lang biểu phí cụ thể, thống nhất hoặc quy định mức phí trần và sàn hợp lý, đồng thời phải ban hành các thông tư hướng dẫn để các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ sở thực hiện Hiện tượng các doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam tự ý giảm phí để giành giật khách hàng của nhau đã giảm đi rất nhiều, song vẫn chưa được quán triệt hẳn Để thị trường ổn định lâu dài, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được công bằng hơn cần phải có sự tham gia quản lý từ phía Nhà nước Công ty bảo hiểm nào muốn thay đổi biểu phí của mình thì cần phải thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuẩn y trước nếu cơ quan nhà nước chấp nhận thì mới được thực hiện Bên cạnh đó Nhà nước cũng phải quy định các biện pháp xử lý nghiêm khắc để ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm.

Đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng Cùng với quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng đang đứng trước những thách thức và cơ hội mới, đặc biệt là đối với bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển – một hoạt động liên quan nhiều đến tập quán thương mại quốc tế Vì vậy, công tác quản lý nhà nước đòi hỏi phải có cải cách phù hợp và việc đào tạo lại cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói riêng là một việc làm cấp thiết.

Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể để thay đổi tập quán hoạt động ngoại thương trước đây để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam, như: thông qua việc khuyến khích các công ty xuất nhập khẩu ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất CIF – Nhập FOB hoặc C&F như: Giảm thuế xuất nhập khẩu hay có chính sách thuế ưu đãi cho các chủ hàng tham gia bảo hiểm tại Việt Nam; giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan hoặc chủ hàng được giao hạn ngạch xuất nhập khẩu cao hơn so với các chủ hàng không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam Có được các chính sách ưu đãi trên, các công ty xuất nhập khẩu sẽ chủ động hơn trong đàm phán, ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất FOB – nhập CIF hoặc C&F tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước.

3.2 Đối với các ngành có liên quan (Các công ty xuất nhập khẩu)

Các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi tập quán thương mại cũ, chuyển từ phương thức “xuất FOB – nhập CIF” sang “xuất CIF – nhập FOB” để tăng cường sự phối kết hợp cùng phát triển của ba lĩnh vực: xuất nhập khẩu – bảo hiểm – vận tải đường biển Bởi vì, với các công ty xuất nhập khẩu nếu đơn bảo hiểm được ký kết với các công ty bảo hiểm Việt Nam, công ty sẽ tránh được những phiền phức về thủ tục pháp lý, ngôn ngữ, địa lý… có thể sẽ gặp phải khi sự cố bảo hiểm xảy ra Ngoài ra, công ty sẽ chủ động hơn nếu giành được quyền mua bảo hiểm thông qua hợp đồng nhập khẩu FOB hoặc C&F Sự thay đổi tập quán thương mại sẽ tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm hàng hóa vận chuyển và ngành vận tải biển phát triển Từ đó sẽ tác động ngược trở lại góp phần mở rộng không ngừng hoạt động ngoại thương và sẽ giúp tăng thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước Sẽ rất khó cho hoạt động xuất nhập khẩu nếu ngành bảo hiểm và vận tải biển kém phát triển, hay ngược lại, ngành bảo hiểm và vận tải biển cũng không thể phát triển mạnh được trong điều kiện kim ngạch xuất nhập khẩu thấp.

Ngoài ra, có một thực tế là xác suất xảy ra các vụ tai nạn đường biển khá cao và thường để lại những hậu quả to lớn mà nguyên nhân chính là do trình độ kĩ thuật cũng như kinh nghiệm của đội ngũ thủy thủ và thuyền viên trong nước còn thấp Do đó ngành hàng hải và các hãng vận tải cần hết sức chú trọng đến khâu bồi dưỡng chất lượng đội ngũ thủy thủ, thuyền viên, nâng cao trình độ quản lý, điều hành an toàn tàu Bên cạnh đó là việc kiểm tra sửa chữa và bảo dưỡng chất lượng của những con tàu vận tải, đặc biệt cần kiểm tra kỹ lưỡng những con tàu già và không còn đủ khả năng đi biển, đầu tư đóng mới và xây dựng những đội tàu có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày một lớn của các công ty xuất nhập khẩu

3.3 Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm

Trước hết, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cần xem xét và cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, chủ động tăng cường các hoạt động tiếp cận khách hàng để tư vấn kỹ thuật chuyên môn, giúp khách hàng lựa chọn rủi ro, tham gia bảo hiểm cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, các công ty cũng cần nâng cao năng lực ngành bảo hiểm nước nhà lên ngang tầm quốc tế: phải có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ; hiểu rõ luật pháp quốc gia, quốc tế; có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trước khách hàng; phải đa dạng hóa sản phẩm khai thác để phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam và đặc biệt phải chú trọng việc khai thác triệt để thị trường trong nước.

Năng lực tài chính cũng đang là một vấn đề mà các công ty bảo hiểm cần quan tâm, năng lực tài chính yếu kém đã hạn chế rất nhiều cơ hội bảo hiểm cho những hợp đồng có giá trị lớn Các công ty cần có chiến lược nâng cao năng lực tài chính của mình thông qua việc tăng vốn điều lệ hay các công ty trong nước cùng tham gia đồng bảo hiểm cho các hợp đồng có giá trị lớn.

3.4 Đối với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

 Hiệp hội vừa có vai trò là đại diện cơ quan Nhà nước trong ngành bảo hiểm, vừa là đại diện cho các công ty bảo hiểm trên thị trường Do đó, Hiệp hội cần thay mặt các công ty đưa ra những kiến nghị để Nhà nước thay đổi các quy định cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm

 Ngoài ra, Hiệp hội cũng cần tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế, hội thảo nhằm tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các công ty bảo hiểm nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề bất cập, góp phần xây dựng thị trường lành mạnh.

Thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển và dần dần khẳng định được vị trí, tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế quốc gia cũng như đối với đời sống của toàn xã hội Trong xu thế hội nhập, việc giao lưu trao đổi buôn bán giữa các nước diễn ra mạnh mẽ, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển không chỉ là nhu cầu nữa mà đã trở thành tập quán thương mại trong hoạt động ngoại thương Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được đánh giá là một thị trường đang rất tiềm năng và có xu hướng ngày càng phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam thì kết quả khai thác nghiệp vụ này còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam Vì vậy, trong thời gian tới đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói chung và Bảo hiểm AAA – chi nhánh Hà Nội nói riêng phải đưa ra những chiến lược cũng như các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế để việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu mang lại hiệu quả cao.

Có như vậy, thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu với được phát triển tương xứng với tiềm năng của nó Chi nhánh Hà Nội cần phải kiên trì và nỗ lực hơn nữa để làm tốt công tác khai thác – một khâu có vai trò hết sức quan trọng và là tiền đề trong quy trình triển khai bảo hiểm Nếu công tác khai thác được thực hiện tốt ngay từ đầu sẽ nâng cao được thị phần một cách đáng kể đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như hiệu quả kinh doanh chung của công ty Em xin nhận sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện hơn nữa bản Chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Chương I: Lý luận chung về nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển và hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 3

1 Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 3

2.Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 5

2.1 Vai trò của vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 5

2.2 Rủi ro hàng hải và tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 6

2.2.2 Các tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 7

2.3 Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 9

2.3.2 Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 9

2.3.3 Vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 10

2.4 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm 11

2.5 Các điều kiện bảo hiểm 11

2.5.1 Bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1963 11

2.5.2 Bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1982 12

2.6 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 13

2.7.3 Tính hiệu lực của hợp đồng 17

2.8 Công tác giám định – bồi thường tổn thất 17

3 Lý luận về công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 18

3.1 Vai trò của công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 18

3.2 Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 19

3.2.1 Nắm bắt thông tin, tiếp cận khách hàng, nhận đề nghị 22

3.2.2 Đánh giá rủi ro, đề xuất phương án khai thác bảo hiểm 22

3.2.3 Chào bảo hiểm, cấp đơn bảo hiểm 23

3.2.4 Theo dõi thu phí, đề phòng hạn chế tổn thất, chăm sóc khách hàng 24

3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác khai thác 25

3.3.1 Các chỉ tiêu về hiệu quả khai thác 26

3.3.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khai thác 28

Chương II: Hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA - Chi nhánh Hà Nội 29

1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA và Chi nhánh Hà Nội 29

1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA 29

1.1.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức 29

1.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Bảo hiểm AAA trong quá trình phát triển 34

1.1.3 Những thành tựu mà Công ty đã đạt được 35

1.2 Giới thiệu về Bảo hiểm AAA – Chi nhánh Hà Nội 36

2 Tình hình kinh doanh của công ty Cổ phần bảo hiểm AAA 37

3 Hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 40

3.2 Hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 39

3.3 Những tồn tại trong công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo hiểm AAA – Chi nhánh Hà Nội 39

Chương III: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 39

1 Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới 39

2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 39

2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh 39

2.2 Công tác đánh giá rủi ro trước khi ký hợp đồng 39

2.3 Công tác xúc tiến bán hàng và chăm sóc khách hàng 39

2.4 Mở rộng các kênh phân phối 39

2.5 Nâng cao chất lượng cán bộ và nhân viên khai thác 39

2.6 Cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm 39

3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ 39

3.1 Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước 39

3.2 Đối với các ngành có liên quan (Các công ty xuất nhập khẩu) 39

3.3 Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm 39

3.4 Đối với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 60

KẾT LUẬN 39 Tài liệu tham khảo

Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

2 Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, PGS.TS Nguyễn Văn Định, Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

3 Giáo trình Lý thuyết thống kê, PGS.TS Trần Ngọc Phác – TS Trần Thị Kim Thu, Khoa Thống kê, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

4 Luật Kinh doanh bảo hiểm, 2005, NXB chính trị quốc gia

5 Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần bảo hiểm AAA các năm 2006,

6 Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam, http://www.webbaohiem.net, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

7 Một số luận văn của các anh chị khóa trên và các bài báo khác, như:

- “Bảo hiểm AAA: Chiếm lĩnh "khoảng trống", http://vnbusiness.vn/, 10/2010.

- “Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, http://www.taichinhkinhte.com, 6/2009.

- http://www.webbaohiem.net , “Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ngoài tầm với của DN?” , 1/2010.

- “Bảo hiểm AAA sơ kết 6 tháng đầu năm 2010”, www.aaa.com.vn, 7/2010.

Bảng 1: Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Bảo hiểm AAA 21

Bảng 2: Sơ đồ tổ chức 33

Bảng 3: Kết quả kinh doanh bảo hiểm Công ty CP Bảo hiểm AAA 37

Bảng 4: Doanh thu phí nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại Chi nhánh Hà Nội (2007-2010) 39

Bảng 5: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Chi nhánh Hà Nội (2007 - 2010) 39

Bảng 6: Doanh thu phí bảo hiểm khai thác theo cơ cấu hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu tại Chi nhánh Hà Nội (2007 - 2010) 39

Bảng 7: Hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Chi nhánh Hà Nội ( 2007 - 2010) 39

Bảng 8: Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Chi nhánh Hà Nội (2006 - 2009) 39

HÌNH Hình 1: Đường biểu diễn doanh thu và lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm gốc Công ty

Ngày đăng: 22/06/2023, 15:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC - Nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm aaa   chi nhánh hà nội
Bảng 2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC (Trang 35)
Bảng 3: Kết quả kinh doanh bảo hiểm Công ty CP Bảo hiểm AAA - Nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm aaa   chi nhánh hà nội
Bảng 3 Kết quả kinh doanh bảo hiểm Công ty CP Bảo hiểm AAA (Trang 39)
Hình 1: Đường biểu diễn doanh thu và lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm gốc - Nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm aaa   chi nhánh hà nội
Hình 1 Đường biểu diễn doanh thu và lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm gốc (Trang 40)
Bảng 5: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận - Nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm aaa   chi nhánh hà nội
Bảng 5 Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận (Trang 47)
Bảng 6: Doanh thu phí bảo hiểm khai thác theo cơ cấu hàng xuất khẩu và hàng - Nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm aaa   chi nhánh hà nội
Bảng 6 Doanh thu phí bảo hiểm khai thác theo cơ cấu hàng xuất khẩu và hàng (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w