Câu 2: Khi đó khối lượng riêng một viên phấn, một người sử dụng cách đo như đo một hòn sỏi bằng cách thả chúng vào nước để đo thể tích.. Cách 2: Có thể sử dụng cách tính khối lượng riêng
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm Câu 8
Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ Cái cân dùng để đo khối lượng viên bi, bình chia độ để đo thể tích, viên bi, sau đó dùng công thức D m V để tính ra D.
Câu giải thích sau đây là không đúng: Vì trọng lượng của đồng lớn hớn trọng lượng của nhôm Vì rằng trọng lượng của một vật còn phụ thuộc thể tích nếu khối nhôm có thể tích lớn thì trọng lượng cũng lớn.
Tự luận Câu 1
Thể tích dây này V= r l 3,14.10 2 6,28.10 m 2 6 6 3 Khối lượng đoạn dây này là m = D.V = 2 700.6,28.10 -6 = 16,956.10 -3 kg.
Thể tích khối gỗ tròn là V =R l 3,14.0,01.1 0,0314 m 2 3 (bán kính khối gỗ là
) Khối lượng của khối gỗ là m = D.V = 800.0,0314 = 25,12 kg Trọng lượng khối gỗ là P = 10.m = 25,1 × 10 = 251,2 N 250 N
Thể tích thực của hòn gạch là: Vt = 1200 – (192 × 2) = 816 cm 3 = 0,000816 m 3 Khối lượng riêng của gạch:
V Trọng lượng riêng của gạch: d = 10 × D = 19607,8 N/m 3
– Khối lượng riêng cảu một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
– Khối lượng riêng kí hiệu là D và có công thức
– Khi nói khối lượng riêng của nước là 1 000 kg/m 3 có nghĩa là cứ 1 m 3 nước thì có khối lượng là 1 000 g
Khi đo khối lượng riêng một hòn sỏi và một hòn phấn ta thấy hòn sỏi không thấm nước, còn viên phấn khi thả vào nước nó sẽ hút nước làm kết quả đo thể tích sẽ bị sai dẫn đến kết quả đo khối lượng riêng cũng không chính xác.
Giá trị của D tính được không chính xác Vì rằng khi tính thể tích của gạo ta thấy, giữa các hạt gạo có khoảng trống nên thể tích ly nước không bằng thể tích gạo trong ly Cho nên giá trị của D tính được không chính xác.
Câu 4: Để đo khối lượng riêng của một chất ta sử dụng công thức khối lượng riêng
Để đo được ta cần xác định khối lượng m và thể tích vật V.
Khi nâng một hòn đá và một khúc gỗ có thể tích bằng nhau ta thấy chúng nặng nhẹ khác nhau, sở dĩ như thế vì rằng đá có khối lượng riêng lớn hơn của gỗ.
Cách xác định trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
– Dùng lực kế xác định được trọng lượng P của quả cân.
– Dùng bình chia độ, thả chìm quả cân vào bình, đo được thể tích của quả cân là V.
– Áp dụng công thức tính trọng lượng riêng: d = P/V.
Cách 2: Có thể sử dụng cách tính khối lượng riêng rồi suy ra trọng lượng riêng như sau:
– Dùng bình chia độ để xác định thể tích của quả cân V.
– Tính khối lượng riêng bằng công thức
V – Từ đó tính được trọng lượng riêng bằng công thức: d = 10 D.
Câu 7: Đặt bát vào trên đĩa, đổ đầy nước vào bát Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa, đổ nước ở đĩa vào bình chia độ và đo thể tích nước này chính là thể tích quả trứng Sau đó dùng cân cân khối lượng quả trứng và áp dụng công thức
V để xác định khối lượng riêng của trứng.
– Ba vật làm bằng 3 chất khác nhau nên khối lượng riêng của chúng khác nhau
D đồng > D sắt > D nhôm Vì mđ = ms = mnh
D ) – Do đó lực đẩy của nước tác dụng vào vật bằng nhôm là lớn nhất.
– Do đó lực đẩy của nước tác dụng vào vật bằng đồng là bé nhất.
– Vì khối lượng riêng của nước là: D = 1 000 kg/m 3 nên 0,5 lít nước = 0,5 dm 3 = 0,0005 m 3 có khối lượng là 0,5 kg.
– Khi bỏ 25 g = 0,025 kg muối vào nước thì khối lượng nước muối: M = 0,025 + 0,5 = 0,525 kg
– Thể tích của 25 g muối nhỏ và khi tan vào nước nó không làm tăng thể tích lên bao nhiêu vì vậy ta có thể xem thể tích nước muối vẫn là 0,0005 m 3
– Vậy, khối lượng riêng nước này muối là:
Câu 13: Đã cho: m = 397 g = 0,397 kg; D 40,6 kg/m 3 V = ?
Khối lượng riêng của sữa là
– Thể tích là V = a × b × c = 2 × 0,5 × 0,5 = 0,5 m 3 – Khối lượng của khối đá : m = D ×V = 0,5 × 2600 = 1 300 kg
– Thể tích đá ô tô chở là V = a × b × c = 3 × 2 × 1 = 6 m 3 – Khối lượng của khối đá: m = D × V = 6 × 2 600 = 15 600 kg ,6 tấn > 12 tấn.
Vì 5 ≠ 19,3 nên khối lập phương đó không phải là vàng, vì vậy bạn không nên mua nó.
Câu 17: ĐCNN là 0,5 cm 3 nên nước dâng lên đến vạch 120 có nghĩa là thể tích tổng cộng là V = 60 cm 3 – Thể tích nước ban đầu
2 – Thể tích hòn đá V2 = V – V1 = 60 – 25 = 35 cm 3 – Khối lượng riêng của hòn đá là m 84 3
V = 900 cm 3 = 0,0009 m 3 ; m = 1 kg, D = ? Khối lượng riêng của kem giặt: m 1
Biết 1dm 3 sắt có khối lượng là 7,8 kg, nên 1m 3 = 1 000 dm 3 có khối lượng là, vậy khối lượng riêng của sắt là 7 800 kg/m 3 Vậy khối lượng của cột sắt chiếc cột sắt ở Ấn Độ là: m = D × V = 0,9 × 7800 = 7 020 kg.
– Khi thả vật vào, nước tràn ra 30 cm 3 , vậy tổng thể tích vật và nước là
Vv + n = 100 + 30 = 130 cm 3 Vậy thể tích vật rắn là Vv = Vv + n – Vn = 130 – 60 = 70 cm 3 – Khối lượng riêng của hòn đá là D m 140 3
– Thể tích dầm sắt là V = a × b × c = 4 × 0,2 × 0,03 = 0,024 m 3 – Khối lượng của chiếc dầm sắt: m = V × D = 0,024 × 7800 = 187,2 kg
– Trọng lượng của chiếc dầm sắt: P = 10 × m = 10 × 187,2 = 1 872 N.
Câu 22: a) Khối lượng riêng của cát là m 30 3
Cách tính khối lượng riêng của cát như trên là gần đúng, vì rằng giữa các hạt cát có khoảng hở nhỏ. b) Tính khối lượng của 4m 3 cát.
Khối lượng riêng của cát là m 15 3
LÍ THUYẾT CẦN NẮM I Áp lực là gì?
Công thức tính áp suất
– Áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt.
– Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. p F
S – Trong đó, F là độ lớn của áp lực tác dụng lên bề mặt bị ép có diện tích là S.
– Đơn vị của áp suất là N/m 2 , còn gọi là pascal, kí hiệu là Pa: 1 Pa = 1 N/m 2 – Ngoài ra người ta còn dùng một số đơn vị khác của áp suất như:
● Atmosphere (kí hiệu là atm): 1 atm = 1,013.10 6 Pa
● Milimet thuỷ ngân (kí hiệu là mm Hg): 1 mmHg = 133,3 Pa
– Để đo áp suất, người ta dùng áp kế.
Hình 2 Áp kế 2 Công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất
– Dựa vào cách làm tăng, giảm áp suất người ta có thể chế tạo những dụng cụ, máy móc phục vụ cho mục đích sử dụng.
– Ví dụ: các mũi đinh đều được vuốt nhọn, phần lưỡi dao thường được mài mỏng,
Hình 3 Mũi đinh và lưỡi dao
– Để tăng áp suất tác dụng lên một mặt tiếp xúc, ta có thể:
● Giữ nguyên áp lực, giảm diện tích mặt bị ép.
● Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, tăng áp lực.
● Đồng thời tăng áp lực và giảm diện tích mặt bị ép.
– Như vậy: Ta có thể thay đổi áp suất tác dụng lên vật bằng cách thay đổi độ lớn của áp lực hoặc diện tích bề mặt bị ép.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 2.1 Trắc nghiệm
Tự luận Câu 1: Áp suất là gì? Đơn vị đo áp suất? Làm cách nào để tăng áp suất?
Câu 2: Thông thường người ta làm mũi khoan, mũi kim nhọn, các vật dụng như dao, kéo,… người ta thường mài sắc Hãy giải thích hiện tượng này.
Câu 3: Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn?
Câu 4: Áp lực là gì? Đơn vị đo áp lực? Làm cách nào để tăng áp lực?
Câu 5: Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi?
Câu 6: Dùng khái niệm áp suất giải thích: a) Làm thế nào để đóng các cọc gỗ vào đất dễ dàng? b) Để ô tô có thể vượt qua các vùng đất sụt lún người ta thường làm thế nào? c) Hổ có răng nhọn để làm gì?
Câu 7: Lấy một ống nghiệm hai đầu hở, khi lấy ngón tay bịt phía trên và kéo ống ra khỏi nước, cột nước vẫn còn trong ống, không bị chảy ra ngoài, giải thích vì sao?
Câu 8: a) Nêu được biện pháp làm tăng, giảm áp suất bằng cách thay đổi áp lực hoặc diện tích mặt bị ép trong những tình huống cụ thể. b) Giải thích được vì sao ống hút cắm vào hộp sữa có một đầu nhọn.
Câu 9: Tại sao sau khi đổ bê tông lên đường, người ta thường bắc ván để cho xe hạng nhẹ (xe đạp, xe máy, ) và người đi qua?
Câu 10: a) Vì sao khi một người đứng trên tấm nệm thì bề mặt của nệm bị lún nhiều hơn so với khi nằm? b) Khi láng sân xi măng, vữa trên sân chưa khô hẳn, nếu đi trực tiếp trên đó thì sẽ để lại các vết chân lún sâu Để tránh hỏng mặt sân, người ta thường đặt những tấm ván trên mặt sân để đi trên đó Vì sao người ta lại làm như vậy?
Câu 11: Một cốc nước đặt trên mặt bàn nặng 4 N, đáy cốc nước có diện tích là 0,003 m 2 Tính áp suất mà cốc nước tác dụng lên mặt bàn.
Câu 12: Một cái hộp có trọng lượng 250 N đang nằm yên trên bàn Nếu áp suất do hộp tác dụng lên mặt sàn là 25 000 Pa thì hộp tiếp xúc với sàn diện tích bao nhiêu?
Câu 13: Nếu em đang cầm một cuốn sách nặng 2 kg trong lòng bàn tay và diện tích tiếp xúc giữa tay em và cuốn sách là 0,003 m 2 thì hãy tìm áp suất mà cuốn sách tác dụng lên tay em.
Câu 14: Một bình hoa có khối lượng 2 kg đặt trên bàn Biết đáy bình là mặt tròn bán kính 5 cm Tính áp suất của bình lên mặt bàn ra đơn vị N/m 2 và Pa.
Câu 15: Áp suất ở tâm Trái Đất có trị số vào khoảng 4.10 11 Pa Để có áp suất này trên mặt đất phải đặt một vật có khối lượng bằng bao nhiêu lên một mặt nằm ngang có diện tích 1m 2 ?
Câu 16: Theo tính toán của các kĩ sư xây dựng áp suất của các công trình trên nền đất cứng có giá trị nhỏ hơn 98 000 Pa thì công trình mới không bị lún, nghiêng
Một căn nhà khối lượng 1 000 tấn phải có diện tích móng tối thiểu là bao nhiêu để không bị lún?
Câu 17: Dùng tay ấn một lực 40 N vào chiếc đinh Diện tích của mũ đinh là 0,5 cm 2 , của đầu đinh là 0,1mm 2 Hãy tính áp suất tác dụng lên mũ đinh và của đầu đinh tác dụng lên tường.
Câu 18: Bác Minh muốn bơm lốp ô tô của mình Máy bơm của bác ấy có 1 pít tông có diện tích tiết diện là 7 cm 2 Bác ấy ấn tay cầm xuống với lực 175 N. a) Áp suất mà bác Minh tác dụng lên không khí trong máy bơm là bao nhiêu? b) Áp suất không khí trong lốp xe là 27 N/cm 2 Cần áp suất bao nhiêu trong máy bơm để bơm thêm không khí vào lốp? c) Một chiếc lốp ô tô khác của bác Minh tác dụng lên mặt đường một áp suất 30 N/cm 2 Diện tích mặt lốp tiếp xúc với mặt đường là 95 cm 2 Lực mà lốp xe tác dụng lên mặt đường là bao nhiêu?
Câu 19: Một vật khối lượng 0,84 kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm × 6cm × 7cm.
Lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang Hãy tính áp lực và áp suất vật tác dụng lên mặt sàn trong từng trường hợp và nhận xét về các kết quả tính được.
Câu 20: Bạn Linh đi một đôi giày cao gót, khối lượng của bạn là 50 kg và mỗi chiếc giày có diện tích tiếp xúc với sàn là 10 cm 2 a) Áp suất tác dụng của giày lên mặt sàn là bao nhiêu? b) Bây giờ Linh đi một đôi dép đi trong nhà, mỗi chiếc dép có diện tích tiếp xúc với sàn nhà là 150 cm 2 Tính áp suất mà Linh tác dụng lên sàn.
Câu 21: a) Một miếng gỗ hình hộp có kích thước 0,5m × 0,3m × 2m, khối lượng riêng 5 000 kg/m 3 Phải đặt như thế nào để áp suất miếng gỗ tác dụng lên nền là nhỏ nhất và tính giá trị của áp suất này? b) Nếu tăng chiều dài mỗi cạnh lên gấp đôi thì áp suất của khối gỗ lên nền thay đổi như thế nào?
Câu 22: Đặt một bao gạo 60 kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4 kg Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm² Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất?
Trắc nghiệm Câu 39
Trọng lượng của bao gạo là: P1 = 10 × m1 = 10 × 60 = 600 N Trọng lượng của ghế là: P2 = 10 × m2 = 10 × 4 = 40 N
Diện tích tiếp xúc của 4 chân ghế với mặt đất là: S = 4 × 8 cm 2 = 4 × 0,0008 m 2 = 0,0032 m 2 Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:
Thể tích của khối sắt là: V = 50 × 35 × 15 = 22 500 cm 3 = 225.10 -4 m 3 Trọng lượng của khối sắt là: P = 10 × D × V = 10 × 7800 × 225.10 -4 = 1 755 N Diện tích mặt bị ép là:
Khi đặt đứng khối sắt, với mặt đáy có các cạnh có kích thước là 30 cm × 15 cm thì diện tích mặt bị ép: Sđ = 30 × 15 = 450 cm 3 = 0,045 m 2
Vậy người ta phải đặt đứng khối sắt để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 39 000 N/m 2
Trọng lượng máy cày: P = 10 3 × 10 = 10 4 N Áp suất:
– Áp suất là độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép
– Đơn vị đo áp suất là N/m 2 còn gọi là paxcan (Pa).
– Ngoài ra ta còn dùng các đơn vị đo áp suất khác:
● Atmosphere (kí hiệu là atm): 1 atm = 1,013.10 6 Pa
● Milimet thuỷ ngân (kí hiệu là mm Hg): 1 mmHg = 133,3 Pa
– Để tăng áp suất thì ta cần tăng áp lực F hoặc giảm diện tích bị ép S.
Mũi khoan, mũi kim làm một đầu nhọn; dao, kéo mài lưỡi rất sắc,…làm như vậy để giảm diện tích tiếp xúc khi dùng để dùi hay cắt các vật khác Diện tích tiếp xúc càng nhỏ, áp lực bỏ ra nhỏ nhưng có thể gây một áp suất lớn, nhờ đó có thể dùi, cắt được các vật dễ dàng.
– Mũi kim nhọn làm giảm diện tích tiếp xúc nên tăng áp suất, do đó dễ dàng xuyên qua vải.
– Chân ghế chịu áp lực lớn nên phải có diện tích tiếp xúc lớn, để áp suất tác dụng lên mặt sàn nhỏ, ghế không bị gãy.
– Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
– Đơn vị đo áp lực là N.
– Để tăng áp lực thì ta cần tăng lực ép vuông góc lên diện tích bị ép.
Câu 5: Để tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường nên khi đi không bị lún.
Vì áp suất phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và áp lực, diện tích tiếp xúc càng nhỏ thì áp suất càng lớn, nên: a) Người ta thường vót nhọn các cọc gỗ này để không cần dùng một lực quá lớn mà vẫn có thể đóng cọc xuống đất. b) Để ô tô có thể vượt qua các vùng đất sụt lún, người ta thường dùng một tấm ván đặt cho xe đi qua hoặc tìm các cành cây rải đường cho xe vượt qua nhằm tránh việc bánh xe bị lún sâu xuống đất. c) Hổ có răng nhọn để dễ dàng cắn phập vào các con mồi.
– Khi bịt phía trên và kéo ống ra khỏi nước, cột nước vẫn còn trong ống không bị chảy ra ngoài.
– Hiện tượng được giải thích từ phía dưới, không khí đã tác dụng lên mặt nước phía dưới một áp suất và áp suất này gây ra áp lực đỡ nước ở trong ống không bị “rơi” xuống.
– Tăng áp suất: Người ta làm đầu đinh nhọn, mài lưỡi dao sắc,
– Giảm áp suất: Bánh xe tăng được làm bằng hệ thống bản xích, b) Theo nguyên tắc để tăng áp suất là làm diện tích bị ép càng nhỏ càng tốt nên để ống hút cắm vào hộp sữa dễ dàng người ta làm một đầu nhọn.
Khi bê tông còn đang quá trình khô và cứng, việc đặt ván lên mặt đường giúp bảo vệ bề mặt tránh bị hư hỏng do lực tác động của xe cộ và người đi lại Tấm ván làm tăng bề mặt tiếp xúc để giảm áp lực của xe hoặc người tác dụng lên bê tông, tạo một lớp bảo vệ tạm thời, giúp tránh bụi bẩn, vết xước và bảo vệ bề mặt đường tránh mài mòn.
Câu 10: a) Khi một người đứng trên tấm nệm thì bề mặt của nệm bị lún nhiều hơn so với khi nằm vì tác dụng của áp lực của người lên diện tích mặt nệm bị ép ở trường hợp đứng lớn hơn tác dụng của áp lực của người lên diện tích mặt nệm bị ép ở trường hợp nằm. b) Người ta làm như vậy để làm giảm áp suất của người tác dụng lên mặt sân xi măng sẽ làm giảm được độ lún trên bề mặt xi măng khi người đi qua.
– Áp lực của cuốn sách lên tay: F 10 m 10 2 20 N.
– Diện tích đáy bình là SR 2 = 0,00785 m 2 – Áp suất của đáy bình tác dụng lên bàn:
– Trọng lượng vật cần đặt: F = p × S = 4.10 11 × 1 = P = 4.10 11 N
– Áp suất của tay tác dụng lên mũ đinh: P1 = 40 : 0,00005 = 800 000 (N/m 2 ).
– Áp suất của mũi đinh tác dụng lên gỗ: P2 = 40 : 0,0000001 = 400 000 000 (N/m 2 ).
Câu 18: a) Áp suất bác Minh tác dụng lên không khí trong máy bơm:
b) Cần áp suất lớn hơn 27 N/cm 2 c) Lực mà lốp xe tác dụng lên mặt đường là: p F F p S 30 95 2 850 N.
– Áp lực trong cả ba trường hợp: F = 0,84 × 10 = 8,4 N.
+ Nếu đặt mặt 6 × 7 cm xuống sàn ⇒ p1 = F/ S1 = 2 000 N/m²
+ Nếu đặt mặt 5 × 7 cm xuống sàn ⇒ p2 = F/ S2 = 2 400 N/m².
+ Nếu đặt mặt 5 × 6 cm xuống sàn ⇒ p3 = F/ S3 = 2 800 N/m².
– Nhận xét: Áp lực do vật tác dụng lên sàn trong cả ba trường hợp đều như nhau nhưng áp suất trong các trường hợp khác nhau vì diện tích tác dụng khác nhau.
Câu 20: a) Diện tích tiếp xúc: S 2 10 20 cm 2 0,02 m 2 Áp suất tác dụng lên mặt sàn:
Câu 21: a) Thể tích V = 0,5m × 0,3m × 2m = 0,3 m 3 Khối lượng m = D × V = 5 000 × 0,3 = 1 500 kg; trọng lượng P = 10 × m = 15 000 N.
Trong 6 mặt của khối gỗ thì mặt S1 = 0,5 × 2 = 1 (m 2 ) có diện tích lớn nhất
Vì vật, nếu có khối gỗ tựa trên mặt này thì áp suất của khối gỗ tác dụng lên nền là nhỏ nhất và có giá trị: p1 = 15 000 : 1 = 15 000 (N/m 2 ). b) Thể tích, khối lượng và trọng lượng miếng gỗ là: 2,4 m 3 ; 12 000 kg; 120 000 N Áp suất của khối gỗ tác dụng lên nền có diện tích S1 = 1 × 4 = 4 m 2 , vì vậy
4 Vậy áp suất tăng lên gấp đôi.
Khối lượng tổng cộng M = 64 kg. Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: p 5 2
Một máy kéo bánh xích có trọng lượng 10 000 N, diện tích tiếp xúc của các bản xích xe lên mặt đất là 1,25 m 2 a) Áp suất của xe tác dụng lên mặt đường nằm ngang:
b) Áp suất của xe có tác dụng lên mặt đường nằm ngang:
. Từ đây ta thấy áp suất của bánh ô tô tác dụng lên mặt đường lớn hơn của máy kéo.
Câu 24: a) Diện tích tiếp xúc của 4 chân bàn: S 4 30 120 cm 2 0,012 m 2 Trọng lượng của bàn:
10 b) Trọng lượng của bàn và vật: 2 2 p F F p S 12 000 0,012 144 N
– Tính áp suất lớn nhất: diện tích đáy của viên gỗ = chiều dài × chiều rộng = 15 × 10 = 150 cm 2
Vậy Pmax = trọng lượng/diện tích đáy 50 2
– Tính áp suất nhỏ nhất: diện tích mặt bên của viên gỗ = chiều rộng × chiều cao = 10 × 8 = 80 cm 2
Vậy, Pmin = trọng lượng/diện tích mặt bên 50 2
– Gọi m là khối lượng của cầu (kể cả trụ cầu) – Áp suất mà cầu tác dụng lên nền đất là
– Áp suất p phải < 70% áp suất tối đa mà nền đất chịu được Do đó, áp suất giới hạn pgh ứng với khối lượng giới hạn của cầu (và trụ cầu) là gh p 1m 300 000 0,7
6 – Suy ra mgh = 300 000 × 0,7 × 6 = 1 200 000 kg = 1 200 tấn.
– Áp lực do tàu tác dụng lên mặt đất: F P 10 15 24 000 3,6.10 N. 6 – Số thanh tà vẹt cần dùng:
l – Diện tích mặt đất bị ép: S N S o 0, 4 451 180, 4 m 2 – Áp suất trung bình tác dụng lên mặt đất:
LÍ THUYẾT CẦN NẮM I Áp suất chất lỏng
Chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong nó
Chất lỏng tác dụng áp suất lên thành bình, đáy bình và lên cả các vật nhúng trong nó.
Hình 1 Áp suất chất lỏng2 Sự truyền áp suất chất lỏng
– Áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền nguyên vẹn theo mọi hướng.
– Áp suất p tại một điểm ở độ sâu h so với mặt thoáng chất lỏng được tính bằng: p d h trong đó: p là áp suất ở cột đáy chất lỏng; d là trọng lượng riêng của chất lỏng; h là chiều cao của cột chất lỏng.
– Trong lòng chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm cùng độ sâu là như nhau.
Hình 2 Số chỉ của các áp kế khi: a) chưa có lực tác dụng lên pit-tông; b) có lực tác dụng lên pit-tông – Càng xuống sâu, áp suất chất lỏng càng tăng.
Hình 3 Áp suất chất lỏng tăng theo độ sâu
Tìm hiểu sự truyền áp suất của chất lỏng qua một số ví dụ trong thực tế
– Trong hệ thống phanh của ô tô, người ta dùng chất lỏng là dầu (còn gọi là dầu phanh) để truyền áp suất Khi đạp vào chân phanh, pit-tông sẽ nén chất lỏng, tạo nên áp suất truyền nguyên vẹn đến hệ thống phanh của các bánh xe, đảm bảo an toàn cho xe.
Hình 3 Sơ đồ nguyên lí hoạt động của hệ thống phanh ô tô
– Máy thuỷ lực có cấu tạo gồm hai xilanh được nối thông với nhau, bên trong hai xilanh có chứa đầy chất lỏng (thường là dầu)
+ Khi tác dụng một lực f lên pit – tông nhỏ có diện tích s, lực này gây ra áp suất p f
s lên chất lỏng Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn tới pit – tông lớn có diện tích S và gây nên lực nâng F lên pit – tông này: s f F p s
+ Suy ra diện tích S lớn hơn diện tích s bao nhiêu lần thì lực F sẽ lớn hơn lực f bấy nhiêu lần Nhờ đó mà ta có thể tác dụng một lực nhỏ vào pit-tông nhỏ lại nâng được ô tô đặt trên pit- tông lớn.
Hình 4 Nguyên lí hoạt động máy thuỷ lực
– Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau, chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao, áp suất tại các điểm ở trên cùng mặt phẳng ngang đều bằng nhau
Hình 5 Bình thông nhau II Lực đẩy của chất lỏng lên vật đặt trong nó
– Định luật Archimedes: Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực đẩy hướng thẳng đứng lên trên (lực đẩy Ácimet), có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
– Công thức: F A d V – Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m 3 ).
V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m 3 ).
FA là lực đẩy Archimedes (N).
Hình 6 Lực đẩy Archimedes Hình 7: Vật chìm và nổi trong nước
Điều kiện định tính để một vật nổi hay chìm trong một chất lỏng
Gọi FA là lực đẩy Archimedes, PV là trọng lượng của vật, DV là khối lượng riêng của vật, DO là khối lượng riêng của chất lỏng Một vật được nhúng trong chất lỏng thì:
FA > PV hay: DO > DV
FA = PV hay: DO = DV
FA < PV hay: DO < DV
Hình 8 Thả quả trứng trong cốc nước: a) trứng chìm trong nước; b) trứng lơ lửng trong nước muối loãng; c) trứng nổi trong nước muối đậm đặc – Lưu ý: V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ cũng chính là thể tích phần chìm của vật chứ không phải là thể tích của vật Muốn tính thể tích phần chìm của vật có nhiều trường hợp:
+ Nếu cho biết Vnổi thì Vchìm = Vvật – Vnổi
+ Nếu cho biết chiều cao h phần chìm của vật (có hình dạng đặc biệt) thì Vchìm = Sđáy × h+ Nếu cho biết vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng thì Vchìm = Vvật
Hình 9 Thể tích vật chiếm chỗ
Phần 2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 2.1 Trắc nghiệm
Câu 1: a) Trong một thùng chứa nước, nước ở đáy chịu áp suất:
A nhỏ hơn nước ở trên miệng thùng.
C lớn hơn nước ở miệng thùng.
D nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tùy theo điều kiện bên ngoài. b) Công thức tính áp suất chất lỏng là A p = d/h B p = d.h C p = d.V D p = h/d.
A Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
B Vật nhưng càng sâu trong chất lỏng thì áp suất do chất lỏng tác dụng lên vật càng lớn.
C Đơn vị đo áp suất chất lỏng là N/m 3 D Đơn vị đo áp suất chất lỏng là Pa.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về áp suất chất lỏng là không đúng?
A Áp suất chất lỏng gây ra trên mặt thoảng bằng 0.
B Chất lỏng chỉ gây ra áp suất ở đáy bình chứa.
C Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
D Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào bản chất và chiều cao cột chất lỏng.
Câu 4: Bảng dưới đây cho biết kết quả thí nghiệm khi đặt một vật rắn đặc vào trong ba chất lỏng khác nhau.
Chất lỏng Khối lượng riêng (kg/m 3 ) Kết quả quan sát
Khối lượng riêng của vật rắn là A 790 kg/m 3
B trong khoảng từ 790 kg/m 3 đến 1 000 kg/m 3 C 1 000 kg/m 3
D trong khoảng từ 1 000 kg/m 3 đến 1 100 kg/m 3
Câu 5: Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ giá trị P1 nhúng vật vào nước thì lực kế chỉ giá trị P2 Hãy chọn câu đúng.
Câu 6: Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng
A càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn.
B càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến với mặt thoáng càng nhỏ.
C không phụ thuộc vào độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.
D chi phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
Câu 7: Theo nguyên lý Paxcan, áp suất tác dụng lên một chất lỏng chứa trong bình kín
A giảm khi dịch chuyển trong chất lỏng.
B được truyền nguyên vẹn trong chất lỏng theo mọi hướng.
C tăng khi dịch chuyển trong chất lỏng.
D tăng, giảm khi đi trong chất lỏng tùy thuộc vào tiết diện của bình chứa.
Câu 8: Có 3 bình như nhau đựng 3 loại chất lỏng có cùng độ cao Bình (1) đựng cồn, bình (2) đựng nước, bình (3) đựng nước muối Gọi p1, p2, p3 là áp suất khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình Ta có:
Câu 9: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875 000 N/m 2 , một lúc sau áp kế chỉ 1 165 000 N/m 2 Nhận xét nào sau đây là đúng?
B Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang.
C Tàu đang từ từ nổi lên.
D Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang.
Câu 10: Hãy so sánh áp suất tại các điểm M, N và Q trong bình chứa chất lỏng trong hình:
A pA < pB < pC B pA = pB = pC. C pA > pB > pC D pA = pC < pB.
Câu 11: Thả viên bi vào một cốc nước Kết quả nào sau đây đúng?
A Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes càng tăng, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm.
B Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng.
C Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes không đổi, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng.
D Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm.
Câu 12: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước Kết luận nào sau đây phù hợp nhất?
A Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
B Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên nó chịu tác dụng lực đẩy Archimedes lớn hơn.
C Chúng chịu tác dụng lực đẩy Archimedes như nhau vì cùng được nhúng trong nước.
D Chúng chịu tác dụng lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
Câu 13: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi nhúng trong nước, một thỏi nhúng trong dầu Thỏi nào chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn?
A Thỏi nhúng vào nước chịu tác dụng của lực đẩy Archimesdes nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
B Thỏi nhúng vào nước chịu tác dụng của lực đẩy Archimesdes lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
C Hai thỏi này chịu tác dụng của lực đẩy Archimesdes bằng nhau vì chúng có cùng thể tích.
D Không đủ điều kiện để so sánh.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng.
A Lực đẩy Archimedes tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng chỉ phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
B Lực đẩy Archimedes có chiều hướng từ trên xuống dưới.
C Thể tích của vật nhúng trong chất lỏng càng lớn thì độ lớn của lực đẩy Archimedes càng lớn.
D Độ lớn của lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng không thể lớn hơn trọng lực tác dụng lên vật.
Câu 15: Khi một vật được nhúng ngập hoàn toàn và nổi lơ lửng trong chất lỏng thì
A lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật nhỏ hơn trọng lực tác dụng lên vật.
B lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật lớn hơn trọng lực tác dụng lên vật.
C lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật có độ lớn bằng độ lớn trọng lực tác dụng lên vật.
D lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật bằng trọng lượng riêng của vật.
Câu 16: Khi nâng một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nâng nó trong không khí Sở dĩ như vậy là vì A khối lượng của tảng đá nhỏ đi B lực đẩy của nước
C khối lượng của nước thay đổi D lực đẩy của tảng đá.
Câu 17: Lực đẩy Archimedes xuất hiện trong một chất lỏng là do
A Sự khác nhau giữa trọng lượng và khối lượng của vật
B Khả năng một chất rắn có thể nổi trên một chất lỏng
C Xu hướng thoát khỏi chất lỏng của vật.
D Sự khác nhau giữa áp suất tác dụng lên mặt trên và mặt dưới của vật khi nó ở trong chất lỏng.
Câu 18: Lực đẩy lên một vật nhúng trong nước bằng
A Trọng lượng của vật trong không khí trừ cho trọng lượng trong chất lỏng của nó.
B Khối lượng của vật trừ cho khối lượng của nước.
C Khối lượng (kg) / thể tích (m 3 )
Câu 19: Công thức tính lực đẩy Archimedes là
A FA = D×V B FA = Pvật C FA = d×V D FA = d×h
Câu 20: Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
A Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất làm vật.
B Trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật
C Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng
D Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 21: Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực hướng từ
A Trái qua phải theo phương nằm ngang B Dưới lên trên theo phương thẳng đứng C Trên xuống dưới theo phương thẳng đứng D Phải qua trái theo phương nằm ngang
Câu 22: Nhúng một vật vào trong một chậu đựng chất lỏng Những yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến lực đẩy Archimedes?
A Trọng lượng riêng của chất lỏng B Hình dáng của chậu đựng chất lỏng.
C Lượng nước chất lỏng chứa trong chậu D B và C.
Câu 23: Lực đẩy Archimedes xuất hiện trong một chất lỏng là do
A sự khác nhau giữa trọng lượng và khối lượng của vật.
B khả năng một chất rắn có thể nổi trên một chất lỏng.
C xu hướng thoát khỏi chất lỏng của vật.
D sự khác nhau giữa áp suất tác dụng lên mặt trên và mặt dưới của vật khi nó ở trong chất lỏng.
Câu 24: Ở độ sâu nào lực đẩy lên một vật nằm trong một chất lỏng là lớn nhất?
A Ở đáy bình chứa chất lỏng.
C Ở độ sâu nào lực đẩy lên vật cũng bằng nhau
D Ở càng sâu trong chất lỏng lực đẩy càng lớn
Câu 25: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
A Lực đẩy Archimedes B Lực đẩy Archimedes và lực ma sát.
C Trọng lực D Trọng lực và lực đẩy Archimedes.
Câu 26: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là F A = d×V Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?
A Thể tích toàn bộ vật B Thể tích chất lỏng.
C Thể tích phần chìm của vật D Thể tích phần nổi của vật.
Câu 27: Gọi FA là lực đẩy Archimedes, PV là trọng lượng của vật, DV là khối lượng riêng của vật, DO là khối lượng riêng của chất lỏng Một vật được nhúng trong chất lỏng thì vật nổi lên khi
A FA < PV hay: DO > DV B FA > PV hay: DO > DV.
C FA < PV hay: DO = DV D FA < PV hay: DO < DV.
Câu 28: Gọi FA là lực đẩy Archimedes, PV là trọng lượng của vật, DV là khối lượng riêng của vật, DO là khối lượng riêng của chất lỏng Một vật được nhúng trong chất lỏng thì vật chìm xuống khi
A FA < PV hay: DO > DV B FA > PV hay: DO > DV. C FA < PV hay: DO = DV D FA < PV hay: DO < DV.
Câu 29: Gọi FA là lực đẩy Archimedes, PV là trọng lượng của vật, DV là khối lượng riêng của vật, DO là khối lượng riêng của chất lỏng Một vật được nhúng trong chất lỏng thì vật lơ lửng trong chất lỏng khi
A FA < PV hay: DO > DV B FA > PV hay: DO > DV. C FA = PV hay: DO = DV D FA < PV hay: DO < DV.
Câu 30: Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp: Nếu đưa một vật vào trong chất lỏng thì chất lỏng tác dụng lực đẩy, gọi là lực đẩy Archimedes Lực này có phương …(1)…, chiều từ …(2)
…, độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
A (1) nằm ngang; (2) trên xuống B (1) dưới lên; (2) dưới lên.
C (1) thẳng đứng; (2) dưới lên D (1) thẳng đứng; (2) trên xuống.
Câu 31: Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí Sở dĩ như vậy là vì:
A khối lượng của tảng đá thay đổi B khối lượng của nước thay đổi.
C lực đẩy của nước D lực đẩy của tảng đá.
Câu 32: Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực đẩy hướng thẳng đứng lên trên, lực đó có là
A Trọng lực B Lực ma sát.
C Lực đẩy Archimedes D Lực cản.
Câu 33: Cho hai vật cùng khối lượng, cùng thể tích nhưng một vật hình hộp chữ nhật, vật kia hình lập phương Khi nhúng cả hai vật trong cùng một chất lỏng thì điều gì có thể xảy ra?
A Lực đẩy Archimedes tác dụng lên hình lập phương lớn hơn hình hộp chữ nhật
B Lực đẩy Archimedes tác dụng lên hình lập phương nhỏ hơn hình hộp chữ nhật
C Lực đẩy Archimedes tác dụng lên hai vật là như nhau.
D Cả ba trường hợp trên đều có thể xảy ra.
Câu 34: Một vật nổi trong nước và có một phần thể tích của vật ngập trong nước Điều gì xảy ra khi cho thêm muối vào nước Biết khối lượng riêng của nước và nước muối lần lượt là 1 000 kg/m 3 và 1 030 kg/m 3 Phát biểu nào sau đây đúng.
A Không có gì xảy ra.
C Phần thể tích của vật chìm trong nước giảm đi.
D Phần thể tích của vật chìm trong nước tăng lên.
Câu 35: Vì sao một cái phao không chìm trong nước?
A Vì khối lượng của phao nhỏ hơn khối lượng của nước.
B Vì khối lượng riêng của phao nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
D Vì thể tích của nó lớn hơn nước.
Câu 36: Lực đẩy Archimedes có độ lớn phụ thuộc vào
A lượng chất lỏng trong bình và khối lượng của vật.
B thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và bản chất của chất lỏng.
C độ sâu của vật bị nhúng chìm so với đáy bình.
Câu 37: Hai tẩm sắt và nhôm có cùng khối lượng được treo vào hai đầu cân, khi đó, cần thăng bằng Điều gì xảy ra khi nhúng ngập hoàn toàn cả hai tấm sắt và nhôm vào trong nước? Biết khối lượng riêng của sắt và nhôm lần lượt là 7 800 kg/m 3 và 2 700 kg/m 3
A Cân vẫn giữ thăng bằng.
B Cân nghiêng xuống về phía tấm nhôm.
C Cân nghiêng xuống về phía tấm sắt.
D Chưa thể trả lời do không đủ dữ kiện.
Câu 38: Với 1 cm 3 nhôm (có trọng lượng riêng 27 000 N/m 3 ) và 1 cm 3 chì (có trọng lượng riêng 130 000 N/m 3 ) được thả vào một bể nước Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
C Chì D Không đủ dữ liệu để xác định.
Câu 39: Một viên phấn 1 cm 3 (có trọng lượng riêng 8 000 N/m 3 ) và 1cm 3 đồng được ném vào thùng nước Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
C Đồng D Không đủ dữ liệu để xác định.
Câu 40: Một vật có trọng lượng bằng 8 N trong không khí và bằng 7 N khi ở trong nước.
Trọng lượng riêng của nước bằng 10 000 N/m 3 Trọng lượng riêng của vật bằng A 7 000 N/m 3 B 8 000 N/m 3 C 70.000 N/m 3 D 80 000 N/m 3
Câu 41: Một vật nặng 100 kg đang nổi trên mặt chất lỏng Thể tích phần chìm của vật là
A Lớn hơn 100 dm 3 B nhỏ hơn 100 dm 3
Câu 42: Một vật nặng 5 400 g có khối lượng riêng bằng 1 800 kg/m 3 Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850 kg/m 3 , nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích bằng:
LÍ THUYẾT CẦN NẮM II Áp suất khí quyển
Sự tồn tại của áp suất khí quyển
– Trái Đất được bao bọc bởi lớp không khí dày hàng ngàn kilômét Lớp không khí này được gọi là khí quyển.
– Áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất gọi là áp suất khí quyển.
Hình 1 Khí quyển 2 Một số ảnh hưởng và ứng dụng của áp suất không khí
– Áp suất không khí là áp suất được hình thành trong môi trường không khí Áp suất không khí có nhiều ảnh hưởng tới sự sống của các sinh vật trên Trái Đất, trong đó có con người.
– Khi thay đổi áp suất đột ngột, ta thấy có tiếng động trong tai như khi ngồi trên máy bay lúc hạ cánh hoặc cất cánh, khi leo núi cao,
Hình 2 Ù tai trên máy bay
– Trong đời sống và kĩ thuật có nhiều dụng cụ và máy móc được chế tạo nhờ ứng dụng áp suất không khí Ví dụ: giác mút treo tường, bình xịt nước, tàu đệm khí,
Phần 2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 2.1 Trắc nghiệm
Câu 1: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về sự tạo thành tiếng động trong tai?
A Tai có cấu tạo gồm các phần chính: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
B Khi chúng ta nhai hoặc mở miệng, không khí đi vào vòi nhĩ giúp duy trì sự cân bằng áp suất không khí ở hai bên của màng nhĩ.
C Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng.
D Khi có sự thay đổi áp suất đột ngột giữa hai bên màng nhĩ, ta nghe tiếng động trong tai.
Câu 2: Áp suất khí quyển ở gần mặt đất là lớn nhất và có giá trị khoảng
Câu 3: Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp: Áp suất khí quyển cũng tăng theo … giống như áp suất chất lỏng.
A độ cao B độ sâu C chiều dài D chiều rộng.
Câu 4: Cơ quan thông với hầu có tác dụng điều chỉnh áp suất trong tai là
A Màng nhĩ B Tai giữa C Ống vành khuyên D Vòi nhĩ.
Câu 5: Bao bọc quanh Trái Đất là một lớp không khí dày tới …….
A hàng trăm km B hàng nghìn km C hàng triệu km D hàng chục km.
Câu 6: Áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất gọi là
A Áp suất không khí B Áp suất khí quyển.
C Áp lực không gian D Áp lực Trái Đất.
A Giác mút B Keo dính C Miếng dính D Miếng nhựa trắng.
Câu 8: Đâu không phải là ứng dụng của áp suất không khí trong đời sống?
A Bịt xịt nước B Giác mút.
C Xe đạp điện D Tàu đệm khí.
Câu 9: Nguyên nhân của hiện tượng đau nhức tai, đôi khi nghe tiếng động trong tai khi máy bay cất cánh là do A Động cơ phát ra tiếng ồn lớn.
B Âm thanh gần mặt đất lớn hơn ở trên bầu trời.
C Áp suất khí quyển giảm đột ngột khi độ cao tăng quá nhanh.
D Áp suất không khí ở tai giữa cân bằng với áp suất không khí ống tai ngoài.
Câu 10: Các tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai khi máy bay cất cánh có thể được cải thiện bằng động tác hoặc hành động nào sau đây?
A Nghe nhạc lớn B Cử động nuốt hoặc ngáp.
C Tập trung suy nghĩ D Nói chuyện với người xung quanh.
Câu 11: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
B Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
C Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
D Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
Câu 12: Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức p = d.h vì:
A Vì khí quyển không có trọng lượng riêng.
B Vì khí quyển có độ cao rất lớn.
C Vì độ cao cột khí quyển không thể xác định chính xác, trọng lượng riêng khí quyển là thay đổi.
D Vì khí quyển rất nhẹ.
Câu 13: Một vận động viên leo núi có mang theo một chiếc máy đo áp suất khí quyển Khi vận động viên ấy ở đâu thì áp suất khí quyển lớn nhất?
A Tại đỉnh núi B Tại sườn núi.
C Tại chân núi D Tại lưng chừng núi.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?
A Áp suất khí quyển tác dụng lên vật theo mọi phương.
B Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.
C Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng vuông góc với mặt đất.
D Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương ngang, song song với mặt đất.
Câu 15: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển?
A Các ống thuốc tiêm nếu bẻ một đầu rồi dốc ngược thuốc vẫn không chảy ra ngoài.
B Các nắp ấm trà có lỗ nhỏ ở nắp sẽ rót nước dễ hơn.
C Trên các nắp bình xăng của xe máy có lỗ nhỏ thông với không khí.
D Các ví dụ trên đều liên quan đến áp suất khí quyển.
Câu 16: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?
A Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B Con người có thể hít không khí vào phổi.
C Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
D Vật rơi từ trên cao xuống.
Câu 17: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất?
A Tại đỉnh núi B Tại chân núi C Tại đáy hầm mỏ D Trên bãi biển.
Câu 18: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?
A Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B Con người có thể hít không khí vào phổi.
C Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
D Vật rơi từ trên cao xuống.
Câu 19: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?
C Không thay đổi D Có thể vừa tăng, vừa giảm.
Câu 20: Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là
Câu 21: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm Cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1 mmHg Áp suất khí quyển ở độ cao 800 m là
Câu 22: Cứ cao lên 12 m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1 mmHg Trên một máy bay, cột thủy ngân có độ cao 400 mm Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760 mmHg.
2.2 Tự luận Câu 1: Khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hành khách thường bị ù tai (cảm giác trong tai có tiếng động), hiện tượng này do áp suất khí quyển thay đổi đột ngột Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
Câu 2: Vì sao chất lỏng trong xi lanh của bơm kim tiêm không chảy ra ngoài, cho dù ta để miệng bơm cuống dưới đất?
Câu 3: Nêu ví dụ thực tế chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Câu 4: Em hãy cho biết áp suất tác dụng lên mặt hồ và áp suất tác dụng lên đáy hồ là áp suất nào?
Câu 5: Nêu các tiện ích của bình xịt.
Câu 6: Tàu đệm khí có ưu điểm gì so với các tàu thủy thông thường?
Câu 7: Đốt cháy một cây nến, gắn vào một đĩa thuỷ tinh rồi rót nước vào đĩa Lấy một lọ thuỷ tinh úp lên cây nến đang cháy (như hình) Mô tả hiện tượng xảy ra sau khi úp lọ thủy tinh.
Câu 8: Vì sao các nhà du hành vũ trụ khi đi ra ngoài khoảng không vũ trụ phải mặc các bộ áo giáp đặc biệt?
Câu 9: Tại sao trên nắp các ấm đun nước, ấm pha trà, các bình đựng nước lọc thường có các lỗ nhỏ.
Câu 10: Người ta bơm căng vừa phải một quả bóng bay và đặt trong một bình chứa khí ở áp suất thường (khoảng 101,3.10 3 Pa) Người ta dùng bơm để hút bớt khí trong bình ra, do vậy áp suất trong bình sẽ giảm Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả bóng bay.
Câu 11: Kể tên năm dụng cụ có liên quan đến ứng dụng áp suất chất khí trong đời sống
Câu 12: a) Khi hút không khí ra khỏi hộp sữa rỗng, áp suất không khí bên trong hộp thay đổi như thế nào? b) Vì sao vỏ hộp bị bẹp?
Câu 13: Để bảo vệ màn hình điện thoại di động, người ta dùng một tấm nhựa mỏng và trong suốt áp lên màn hình Nêu một lí do khiến tấm nhựa dính chặt vào kính màn hình mà không cần keo dán.
Câu 14: Tính áp lực do khí quyển tác dụng lên một mặt bàn có kích thước 60 cm × 120 cm Để tạo ra một áp lực tương tự, ta phải đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng bao nhiêu?
Câu 15: Một toà nhà cao 50 tầng, mỗi tầng cao 3,5 m Hỏi khi áp suất khí quyển ở mặt đất là
760 mmHg thì áp suất tại sân thượng của tòa nhà là bao nhiêu Coi khối lượng riêng của không khí là không đổi và bằng 1,293 kg/m 3
Câu 16: Một bóng bay thám không có thể tích V = 1 m 3 chứa khí hydrogen Biết trọng lượng của bóng bay bằng P1 = 4 N, trọng lượng riêng của không khí và của khí hydrogen lần lượt là do = 13 N/m 3 và dH = 0,9 N/m 3 Bóng bay có thể nâng lên trên không một vật nặng có khối lượng bằng bao nhiêu?
Phần 3 ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN THAM KHẢO Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
Ta có, độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li
⇒ Áp suất của máy bay ở độ cao h đó là: p = 400 mmHg Lại có: Cứ cao lên 12 m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1 mmHg.
⇒ Độ giảm áp suất tại độ cao h là: Δp = p h mmHg 12
Ta có: p = p0 − Δp → Δp = pp → Δp → Δp = pp = p0 – p = 760 – 400 = 360 mmHg ⇒ h = 4 320 m
Càng lên cao không khí càng loãng vì vậy áp suất khí quyển càng giảm.
Câu 2: Áp suất khí quyển tác dụng lên chất lỏng trong bơm kim tiêm theo mọi hướng, trong trường hợp này là hướng lên trên Lực hút của Trái Đất tác dụng lên chất lỏng cân bằng với áp suất chất khí tác dụng lên chất lỏng nên chất lỏng trong bơm kim tiêm không bị chảy ra ngoài.
Ví dụ thực tế chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển:
– Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm nên khi leo núi cao áp suất tác dụng vào cơ thể con người ở bên ngoài và bên trong không cân bằng Sự thay đổi này xảy ra đột ngột, cơ thể con người chưa kịp thích nghi nên người ta cảm thấy choáng váng khó chịu.
LÍ THUYẾT CẦN NẮM I Tác dụng làm quay của lực
Tự luận Câu 1: Thế nào là moment lực? Moment phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 2: Tại sao khi mở cánh cửa, tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề.
Câu 3: Năm người thay phiên nhau ngồi trên một chiếc bập bênh Bảng cho biết trọng lượng của mỗi người.
Dũng 560 a) Dũng ngồi ở một đầu, nhưng không có ai ở đầu bên kia Hỏi phần cuối của bập bênh di chuyển theo hướng nào? b) Hai người nào trong bảng trên có thể làm bập bênh thăng bằng? c) Linh ngồi ở đầu A, An ngồi ở đầu B Họ nhấc chân lên Mô tả những gì xảy ra với mỗi đầu của bập bênh. d) Bình ngồi ở đầu A và một người khác trong nhóm ngồi ở đầu B Đầu của Bình nằm ở dưới.
Câu 4: Hình sau là ảnh chụp một cánh cửa có tay nắm và ổ khoá Hãy kể ra những vật có thể quay được khi có lực tác dụng Mô tả rõ trục quay, lực tác dụng làm quay trong mỗi trường hợp.
Câu 5: Kể tên bốn dụng cụ có ứng dụng moment lực trong đời sống.
Câu 6: Em hãy chỉ ra những bộ phận nào ở người có thể quay khi hoạt động Với mỗi trường hợp, em có thể chỉ ra trục quay, lực tác dụng làm quay và dùng hình vẽ để mô tả lại tác dụng làm quay đó.
Câu 7: Trong hình dưới đây, các lực có độ lớn F1 = F2 trục quay O nằm chính giữa một thanh đồng chất Hãy cho biết trong trường hợp nào thanh sẽ quay Vì sao? a) b) c) d) Câu 8: So sánh moment của lực F1 và moment của lực F2 trong hai trường hợp Khi cần tháo đai ốc bị gỉ, khó tháo, nên dùng cờ lê nào trong hai chiếc này? Tại sao?
Câu 9: Vì sao tay nắm cửa thường được lắp cách xa trục bản lề?
Câu 10: Giải thích được cách sử dụng cờ lê để vặn ốc một cách dễ dàng.
Câu 11: Nêu một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật.
Câu 12: Hình sau cho thấy bác thợ dùng cờ lê để vặn một cái bu lông, lực tác dụng của bác thợ đẩy vào tay cầm của cờ lê làm nó quay Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vị trí đặt tay của bác thợ khi dùng cờ lê.
Câu 13: Lực tác dụng trong các trường hợp nào dưới đây sẽ gây ra tác dụng làm quay? Trong trường hợp đó, hãy vẽ hình để biểu diễn rõ trục quay, lực tác dụng để làm quay vật.
(1) Gập màn hình máy tính xuống.
(3) Đẩy con lăn chuột để cuộn màn hình máy tính.
(4) Gỗ lên các phím trên bản phím của máy tính.
Câu 14: Giải thích được cách tác dụng lực khi bắt đầu đạp pedal để xe đạp có thể chuyển động.
Câu 15: Hình sau mô tả một xe cút kít rỗng có trọng lượng là 80 N Người điều khiển kéo tay cầm lên với một lực 20 N như trong hình để xe cân bằng M là trọng tâm của xe, A là trục quay. a) Vẽ mũi tên chỉ trọng lực tác dụng lên xe cút kít. b) Xác định moment lực của người điều khiển tác dụng lên tay cầm và khoảng cách MA.
Câu 16: Hình vẽ cho thấy một chiếc cân cũ Nó có thể được sử dụng để kiểm tra trọng lượng của đồng bạc. Đĩa X Đĩa Y a) Anh Nam đặt một đồng bạc lên đĩa X và không đặt gì lên đĩa Y Hỏi cân sẽ quay theo chiều nào? b) Bảng dưới đây cho biết trọng lượng của năm đồng bạc. Đồng bạc A B C D E
Anh Nam đặt một đồng xu vào mỗi đĩa cân, hỏi phải chọn 2 đồng xu nào để cân thăng bằng? c) Nếu đồng xu A đặ ở đĩa X, đồng xu C đặt ở đĩa Y Hỏi cân di chuyển theo hướng nào? d) Trong một thí nghiệm khác, đồng xu B được đặt trên đĩa X và một trong những đồng xu còn lại đặt trên đĩa Y Quan sát thấy đĩa X di chuyển xuống dưới, hỏi đồng xu nào được đặt ở đĩa Y? e) Anh Nam biết trọng lượng của năm đồng bạc trong bảng Anh cũng có một đồng tiền vàng.
Giải thích làm thế nào anh Nam có thể sử dụng đồng xu bạc và cân để tìm trọng lượng gần đúng của đồng xu vàng.
Phần 3 ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN THAM KHẢO Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
Trắc nghiệm 3.2 Tự luận
Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.
– Lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn
– Giá của lực càng cách xa trục quay, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.
Khi mở cánh cửa, tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề vì tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa thì khoảng cách từ giá của lực đến trục quay càng lớn thì tác dụng làm quay của lực càng lớn, hay nói khác đi khi này moment của lực càng lớn.
Câu 3: a) Di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. b) Bình và Hoa. c) An nặng hơn Linh nên đầu của An sẽ di chuyển xuống dưới và đầu của Linh sẽ di chuyển lên trên. d) An hoặc Linh.
Vật có thể quay là cánh cửa, tay nắm cửa và núm xoay ổ khoá.
Kể tên bốn dụng cụ có ứng dụng moment lực trong đời sống
– Đầu vặn ốc (tournevit): được sử dụng để tháo hoặc lắp ốc vít Moment lực được áp dụng thông qua tay cầm để tạo ra một lực xoắn để xoay ốc vít
– Kìm cắt dây điện: dụng cụ này sử dụng moment lực để cắt và cắt đứt các vật liệu dây, cáp, dây điện bằng cách áp dụng một lực xoắn lên điểm cắt.
– Máy khoan: dùng để khoan lỗ vào vật liệu bằng cách áp dụng moment lực và xoay trục khoan Moment lực tạo ra sự xoay và lực đẩy để khoan qua vật liệu
– Mỏ lết: dùng để tăng moment lực và áp dụng một lực xoắn lên vật để nới lỏng hoặc tháo gỡ các đường ống, bulong hoặc các liên kết khác.
Một số bộ phận của con người có thể quay như: cẳng tay, cánh tay, bàn chân, ống chân, quai hàm, đầu
Hình c thanh sẽ quay vì moment lực của cả hai lực F1 và F2 đều làm thanh quay ngược chiều kim đồng hồ Moment lực của các lực trong hình a bằng 0 vì có cánh tay đòn bằng 0; hình c, d moment lực F1 làm thanh quay ngược chiều kim đồng hồ và moment lực F2 làm thanh theo chiều kim đồng hồ triệt tiêu nhau.
Moment của lực F1 lớn hơn moment của lực F2 Bởi vì cánh tay đòn của lực F1 lớn hơn cánh tay đòn của lực F2 Khi cần tháo đai ốc bị gỉ, khó tháo, ta nên dùng cờ lê có cánh tay đòn dài.
Vì moment của lực có cánh tay đòn lớn sẽ có moment lực lớn hơn.
Tay nắm cửa thường được lắp cách xa trục bản lề để cánh tay đòn d được dài hơn làm tăng tác dụng làm quay của lực lên trục bản lề giúp mở cửa, đóng cửa dễ dàng hơn.
Người ta thường sử dụng cờ lê để vặn ốc khi chiếc ốc rất chặt khó thể có dùng tay không để vặn vì một đầu cờ lê gắn với ốc tạo ra trục quay, ta cầm tay vào đầu còn lại và tác dụng một lực có giá không song song và không cắt trục quay sẽ làm ốc quay Hơn nữa giá của lực cách xa trục quay nên tác dụng làm quay ốc lớn hơn khi ta dùng tay không để vặn ốc.
– Lái xe ô tô: người lái xe tác dụng lực vào vô – lăng làm vô – lăng quay quanh trục của nó.
– Trò chơi vòng quay mặt trời: các carbin quay quanh một trục cố định.
Vị trí cầm vào cờ lê sao cho giá của lực tác dụng càng xa trục quay thì tác dụng làm quay càng lớn.
– Dựa vào đặc điểm của lực có thể làm quay vật là lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm vật quay.
– Ta thấy: Chân tác dụng lên pê – đan một lực có phương thẳng đứng hướng xuống dưới, vuông góc với pedal (pê – đan) làm đùi đĩa quay quanh trục, giúp đĩa và xích chuyển động kéo theo bánh líp xe chuyển động làm bánh xe quay.
Câu 15: a) Mũi tên chỉ trọng lực P tác dụng lên xe cút kít như hình bên dưới: b) Vì xe cân bằng nên ta có: 80.MA 20.1,5 MA 0,375 m. Moment lực của người điều khiển tác dụng lên xe là: M = 300 N.m.
Câu 16: a) Ngược chiều kim đồng hồ. b) A và D. c) Cùng chiều kim đồng hồ. d) E. e) Đặt đồng xu vàng vào một đĩa cân và đặt lần lượt các đồng xu lên để xem đồng xu nào nhẹ/nặng hơn Nếu tất cả đều nhẹ hơn thì anh Nam nên bắt đầu đặt kết hợp các đồng xu cho đến khi có giá trị thấp nhất nặng hơn và cao nhất nhẹ hơn Sau đó, anh Nam ước lượng được trọng lượng của đồng xu nằm ở giữa hai bên giá trị trên.
LÍ THUYẾT CẦN NẮM I Tác dụng của đòn bẩy
Đòn bẩy loại 1
– Là loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm trong khoảng giữa điểm đặt O1, O2 của các lực F1 và F2.
Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực
– Là loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O1, O2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F2 nằm xa điểm tựa O hơn vị trí của lực F1.
Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực
– Là loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O1, O2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F2 nằm gần điểm tựa O hơn vị trí của lực F1.
Ứng dụng của đòn bẩy
– Đòn bẩy trong máy bơm nước bằng tay là đòn bẩy loại 1 vì có điểm tựa nằm trong khoảng điểm đặt lực tác dụng và vật nâng.
Hình 6 Máy bơm nước (đòn bẩy loại 1)
– Sử dụng máy bơm nước này giúp ta lợi về lực nâng nước và thay đổi được hướng tác dụng lực theo ý con người muốn.
2 Đòn bẩy trong cơ thể người
– Đầu là một đòn bẩy loại 1 với trục quay là đốt sống trên cùng Lực tác dụng giúp đầu có thể quay quanh đốt sống là nhờ hệ thống sau gáy.
Hình 7 Đầu người (đòn bẩy loại 1)
– Cánh tay là đòn bẩy loại 2 Khi ta cầm một vật nặng trên tay, cơ bắp sẽ tạo ra một lực giúp cánh tay nằm cân bằng với trục quay chính là khớp xương ở khuỷu tay.
Hình 8 Cánh tay co (đòn bẩy loại 2) 3 Đòn bẩy trong xe đạp
Trong xe đạp có nhiều bộ phận có chức năng như một đòn bẩy Ví dụ: tay phanh.
O là điểm tựa, O1 là điểm tác dụng lực, O2 là điểm đặt vật.
Hình 9 Tay phanh xe đạp
Phần 2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 2.1 Trắc nghiệm
Câu 1: Dụng cụ nào sau đây không là một ứng dụng của đòn bẩy?
A Cái búa nhổ đinh B Cái kéo cắt giấy C Cái bấm móng tay D Cái cung tên.
Câu 2: Một xe đạp có bán kính líp xe là 3 cm, bán kính bánh xe là 36 cm Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A Bánh xe cho lợi về đường đi 3 lần.
B Líp xe quay nhanh gấp 12 lần bánh xe.
C Lực tác dụng ở líp xe lớn gấp 12 lần lực tác dụng ở lốp xe.
D Lực tác dụng ở bánh xe lớn gấp 12 lần lực tác dụng ở líp xe.
Câu 3: Đòn bẩy là dụng cụ dùng để
A làm thay đổi tính chất hoá học của vật.
B làm biến đổi màu sắc của vật.
C làm đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
D làm thay đổi khối lượng của vật.
Câu 4: Hoạt động nào dưới đây không dùng vật dụng như một đòn bẩy?
A Dùng kéo cắt giấy B Dùng búa đóng đinh.
C Dùng kìm cắt sắt D Dùng búa nhổ đinh.
Câu 5: Khi hoạt động, đòn bẩy sẽ quay quanh
A điểm tựa B đầu chịu lực.
C điểm giữa của đòn D điểm tác dụng lực.
Câu 6: Bộ phận ở xe đạp khi hoạt động có vai trò như đòn bẩy là
A yên xe B khung xe C má phanh D tay phanh.
Câu 7: Vật nào sau đây không thể dùng để tạo ra đòn bẩy?
A Thanh sắt B Cây gậy C Bút chì D Quả bóng.
Câu 8: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?
A Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
B Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
C Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
D Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.
Câu 9: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
A Cái kéo B Cái kìm C Cái cưa D Cái mở nút chai.
Câu 10: Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy ?
A Cầu trượt B Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.
C Bánh xe ở đỉnh cột cờ D Cây bấm giấy.
Câu 11: Cho đòn bẩy loại 1 có chiều dài OO1 < OO2 Hai lực tác dụng vào 2 đầu O1 và O2 lần lượt là F1 và F2 Để đòn bẩy cân bằng ta phải có:
A Lực F2 có độ lớn lớn hơn lực F1. B Lực F2 có độ lớn nhỏ hơn lực F1. C Hai lực F1 và F2 có độ lớn như nhau.
D Không thể cân bằng được, vì OO1 đã nhỏ hơn OO2.
Câu 12: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng
A Ròng rọc cố định B Mặt phẳng nghiêng
C Đòn bẩy D Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.
Câu 13: Hình bên dưới là ứng dụng nguyên tắc đòn bẩy loại mấy?
A Đòn bẩy loại 1 B Đòn bẩy loại 2.
C Đòn bẩy loại 3 D Đòn bẩy loại 1 và 2.
Câu 14: Xe cút kít là ứng dụng nguyên tắc đòn bẩy loại mấy?
A Đòn bẩy loại 1 B Đòn bẩy loại 2.
C Đòn bẩy loại 3 D Đòn bẩy loại 1 và 2.
Câu 15: Điền vào chỗ trống: "Đòn bẩy loại 2: Là loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm khoảng giữa điểm đặt O1, O2 củahai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F2 nằm …… điểm tựa O hơn vị trí của lực F1".
A xa B gần C chính giữa D bất kì.
Câu 16: Điền vào chỗ trống: "Đòn bẩy loại 1: Là loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm …… giữa điểm đặt O1, O1 của các lực F1 và F2”.
A xa B chính giữa C trong khoảng D bất kì.
Câu 17: Điền vào chỗ trống: "Trong thực tiễn có một số đòn bẩy không cho lợi về lực Trong trường hợp này điểm tựa O nằm ngoài khoảng giữa hai điểm đặt O1, O2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F2 nằm … điểm tựa O hơn vị trí của lực F1 Có tài liệu còn gọi đây là đòn bẩy loại 3”.
A xa B gần C chính giữa D bất kì.
Câu 18: Cái kẹp vỏ hạt là ứng dụng nguyên tắc đòn bẩy loại mấy?
A Đòn bẩy loại 1 B Đòn bẩy loại 2.
C Đòn bẩy loại 3 D Đòn bẩy loại 1 và 2.
Câu 19: Mái chèo là ứng dụng nguyên tắc đòn bẩy loại mấy?
A Đòn bẩy loại 1 B Đòn bẩy loại 2.
C Đòn bẩy loại 3 D Đòn bẩy loại 1 và 2.
Câu 20: Cần câu cá là ứng dụng nguyên tắc đòn bẩy loại mấy?
A Đòn bẩy loại 1 B Đòn bẩy loại 2.
C Đòn bẩy loại 3 D Đòn bẩy loại 1 và 2.
Câu 21: Đòn bẩy dùng trong máy bơm nước bằng tay là đòn bẩy loại nào?
A Đòn bẩy loại 1 B Đòn bẩy loại 2.
C Đòn bẩy loại 3 D Đòn bẩy loại 1 và 2.
Câu 22: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
A Cân Robecvan B Cân đồng hồ C Cân đòn D Cân tạ.
Câu 23: Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về?
A Khối lượng B Trọng lực C Lực D Năng lượng.
Câu 24: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?
A Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1 B Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1.
C Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 D Khi OO2 > OO1 thì F2 > F1.
Câu 25: Hình bên dưới mô tả nguyên tắc đòn bẩy loại mấy?
A Đòn bẩy loại 1 B Đòn bẩy loại 2.
C Đòn bẩy loại 3 D Đòn bẩy loại 1 và 2.
Câu 26: Hình bên dưới mô tả nguyên tắc đòn bẩy loại mấy?
A Đòn bẩy loại 1 B Đòn bẩy loại 2.
C Đòn bẩy loại 3 D Đòn bẩy loại 1 và 2.
Câu 27: Hình bên dưới mô tả nguyên tắc đòn bẩy loại mấy?
A Đòn bẩy loại 1 B Đòn bẩy loại 2.
C Đòn bẩy loại 3 D Đòn bẩy loại 1 và 2.
Câu 28: Đòn bẩy loại nào cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn?
A Đòn bẩy loại 1 B Đòn bẩy loại 2.
C Đòn bẩy loại 3 D Đòn bẩy loại 1 và 2.
Câu 29: Đòn bẩy loại nào không cho lợi về lực giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn?
A Đòn bẩy loại 1 B Đòn bẩy loại 2.
C Đòn bẩy loại 3 D Đòn bẩy loại 1 và 2.
Câu 30: Có bao nhiêu loại đòn bẩy?
Câu 31: Điền vào chố trống: "Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O, và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là ……."
A Cánh tay đòn B Trọng tâm C Trục quay D Hướng.
Câu 32: Chọn câu không đúng Đòn bẩy được chia thành các loại dựa vào:
A Vị trí của vật B Vị trí lực tác dụng.
C Điểm tựa D Nhu cầu người dùng.
Câu 33: Một người tác dụng một lực F = 150 N vào đầu A của đòn bẩy, để bẩy một hòn đá có khối lượng 60 kg Biết OB = 20 cm, chiều dài đòn AB là
Câu 34: Muốn bẩy một vật nặng 2 000 N bằng một lực 500 N thì phải dùng đòn bẩy có
Câu 35: Một đòn bẩy AB có chiều dài 1 m Ở 2 đầu người ta treo 2 vật có khối lượng lần lượt m1 = 400 g và m2 = l00 g Để đòn bẩy cân bằng, điểm tựa 0 phải cách A một đoạn ……
Cho biết đầu A treo vật 400 g.
Câu 36: Một người gánh một gánh nước Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2 Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?
A OO1 = 90 cm, OO2 = 90 cm B OO1 = 90 cm, OO2 = 60 cm.
C OO1 = 60 cm, OO2 = 90 cm D OO1 = 60 cm, OO2 = 120 cm.
2.2 Tự luận Câu 1: Dựa trên cấu tạo của cơ thể và tác dụng của đòn bẩy hãy trình bày tư thế ngồi học để làm ta đỡ mỏi cổ?
Câu 2: Có mấy loại đòn bẩy, nêu các loại đòn bẩy đó?
Câu 3: Người ta dùng đòn bẩy có dạng như hình vẽ để bẫy một hòn đá lớn Đầu nào của đòn bẩy tì vào hòn đá để có lợi về lực hơn?
Câu 4: Một quả cầu bằng nhôm và một quả cầu bằng sắt có cùng kích thước được treo vào hai đầu A và B Đòn bẩy có cân bằng không? Biết OA = OB; khối lượng riêng của sắt là 7 800 kg/ m 3 và khối lượng của nhôm là 2 700 kg/m 3
Câu 5: a) Nêu một số ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng. b) Nêu một số công việc trong thực tiễn có sử dụng đòn bẩy
Câu 6: Em hãy giải thích vì sao khi cầm vật nặng, ta cần gập sát cánh tay vào bắp tay.
Câu 7: Vận dụng được kiến thức về đòn bẩy để có các thao tác vận động đúng trong sinh hoạt hằng ngày.
Câu 8: Hình sau mô tả một thanh gỗ đang nằm ngang trên ghế, đầu bên trái của thanh gỗ có buộc một vật. a) Để nâng vật lên một chút, phải tác dụng lên đầu A một lực có hướng như thế nào? Khi đó điểm tựa của thanh gỗ là vị trí nào? b) Để hạ vật xuống một chút, phải tác dụng lên đầu A một lực có hướng thế nào? Khi đó điểm tựa của thanh gỗ là vị trí nào?
Câu 9: Cho ba dạng đòn bẩy ở hình dưới đây: Đòn bẩy loại 1 Đòn bẩy loại 2 Đòn bẩy loại 3 a) Kéo cắt giấy thuộc dạng đòn bẩy nào? b) Dùng xà beng bẩy khúc gỗ thuộc dạng đòn bẩy nào? c) Em bé dùng chổi quét nhà thuộc dạng đòn bẩy nào? d) Cái khui nút chai thuộc dạng đòn bẩy nào? e) Xe cút kít (xe rùa) thuộc dạng đòn bẩy nào? f) Cần câu cá thuộc dạng đòn bẩy nào? g) Đôi quang gánh thuộc dạng đòn bẩy nào? h) Cái kẹp vỏ hạt thuộc dạng đòn bẩy nào? i) Búa nhổ đinh thuộc dạng đòn bẩy nào?
Câu 10: Trong trò chơi cầu bập bênh, khi người bố (48 kg) chơi với người con (12 kg), cầu bập bệnh khó cân bằng Hãy đề xuất phương án để người bố và con có thể giữ thăng bằng khi chơi cầu bập bênh.
Câu 11: Trải nghiệm sáng tạo:
Chọn hai bạn có thể hình như nhau (khoẻ mạnh tương đồng nhau) chơi trò chơi thể thao vật tay theo ba phương án dưới đây rồi lí giải vì sao hoà nhau, thắng, thua. a) Bạn A và bạn B để tay cân xứng như hình vẽ mô phỏng Cơ bản, hai bên hoà nhau. b) Bạn A nắm cổ tay bạn B Ai sẽ thắng? c) Bạn B nắm giữa cổ tay và khuỷu tay của bạn A Ai sẽ không bao giờ thắng?
Câu 12: Hãy chỉ rõ điểm tựa, các điểm tác dụng lực lên đòn bẩy trong hình dưới Có nhận xét gì về vị trí của điểm tựa trong mỗi đòn bẩy? a) b) c)
Câu 13: Ở chiếc kẹp gắp đồ vật trong hình, mỗi bên kẹp có vai trò như một đòn bẩy
Chủ đề 4 ĐIỆN
LÍ THUYẾT CẦN NẮM I Sự nhiễm điện do cọ xát
1 Làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát
– Các vật sau khi bị cọ xát có thể hút hoặc đẩy nhau được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
Hình 1 Nhiễm điện do cọ xát
+ Sau khi cọ xát vào vải khô, ống nhựa nhiễm điện âm
+ Sau khi cọ xát vào lụa, thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương.
– Các vật nhiễm điện trái dấu sẽ hút nhau Các vật nhiễm điện cùng dấu sẽ đẩy nhau.
Hình 2 Tương tác vật nhiễm điện 2 Nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện khi cọ xát
– Khi các vật cách điện cọ xát với nhau, các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho vật này nhiễm điện.
– Khi thanh nhựa bị cọ xát bằng miếng vải, một số electron đã chuyển từ vải sang thanh nhựa.
Kết quả là thanh nhựa nhiễm điện âm, còn miếng vải nhiễm điện dương.
Hình 3 Nhiễm điện do cọ xát
– Khi cọ xát đũa nhựa vào vải len, các electron từ vải len dịch chuyển sang đũa nhựa Đũa nhựa nhận thêm electron nên nhiễm điện âm, mảnh vải len mất bớt electron nên nhiễm điện dương.
3 Một số hiện tượng liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát
– Hiện tượng nhiễm điện do cởi áo len thường nghe thấy tiếng lách tách nhỏ.
Giải thích: Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay - sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện Giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti Không khí khi đó bị dãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.
– Hiện tượng nhiễm điện ở bóng bay.
Hình 4 Nhiễm điện ở bóng bay
– Sét xuất hiện khi trời mưa dông.
Giải thích: Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện Khi 2 đám mây tích điện trái dấu đặt gần nhau, giữa chúng có hiện tượng phóng tia lửa điện, phát ra ánh sáng chói lòa, gọi là sét.
– Chiếc lược nhựa sau khi cọ xát vào vải khô rồi đặt nó gần dòng nước đang chảy từ vòi, ta thấy dòng nước bị hút về phía lược.
Giải thích: Chiếc lược nhựa sau khi cọ xát vào vải khô sẽ nhiễm điện âm (do nhựa là vật liệu dễ nhận electron) Vì thế lược nhựa có khả năng hút các giọt nước nhỏ, nhẹ.
Hình 6 Chiếc lược nhiễm điện đưa gần dòng chảy Tìm hiểu thêm:
Một ứng dụng khá phổ biến của sự nhiễm điện và tương tác điện giữa các điện tích là phương pháp sơn tĩnh điện, đó là quá trình phủ một lớp sơn mỏng lên bề mặt các chi tiết cần che phủ, ví dụ như các bộ phận kim loại được sử dụng trong thiết bị gia dụng, phụ tùng ô tô, …
Trong công nghệ sơn tĩnh điện dạng bột, bột sơn sẽ nhiễm điện dương, vật được sơn nhiễm điện âm Nhờ đó, bột sơn bám chặt vào vật sơn Lớp sơn này sau đó được xử lí nhiệt, làm bột sơn chảy ra và tạo thành lớp phủ tốt Ưu điểm là lớp sơn phủ bền, có độ bóng cao.
Phần 2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 2.1 Trắc nghiệm
Câu 1: Câu khẳng định nào dưới đây là đúng?
A Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được các vụn sắt.
B Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được mảnh nam châm.
C Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
D Trái Đất luôn bị nhiễm điện vì thế nó hút mọi vật gần nó.
Câu 2: Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa nhiễm điện?
A Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt bàn.
B Nhúng thước nhựa vào thanh một bình nước ấm.
C Chiếu ánh sáng đèn điện vào thước nhựa.
D Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
Câu 3: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
A Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
B Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
C Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
D Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Câu 4: Cọ xát hai đũa thủy tinh cùng loại như nhau bằng mảnh len khô Đưa hai đũa thủy tinh này lại gần nhau thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
B Không hút cũng không đẩy nhau.
D Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau.
Câu 5: Có 5 vật như sau: 1 mảnh nhôm, 1 tấm nilong, 1 thanh nhựa, 1 mảnh tôn và 1 mảnh sứ.
Câu kết luận nào sau đây là đúng?
A Cả 5 vật đều là vật cách điện.
B Thanh nhựa, mảnh tôn và mảnh nhôm là vật cách điện.
C Tấm nilong, mảnh sứ và thanh nhựa là các vật cách điện.
D Mảnh sứ, mảnh nilong và mảnh tôn là các vật cách điện.
Câu 6: Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chì, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa Câu kết luận nào sau đây là đúng nhất?
A Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện.
B Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện.
C Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện.
D Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.
Câu 7: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
A Vật mất bớt điện tích dương B Vật nhận thêm electron.
C Vật mất bớt electron D Vật nhận thêm điện tích dương.
Câu 8: Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh PE nhiễm điện hút lẫn nhau vì:
A Chúng nhiễm điện khác loại B Chúng đặt gần nhau.
C Mảnh PE nhẹ, thủy tinh nặng D Chúng đều nhiễm điện.
A Một vật trung hòa về điện nếu mang nhiều điện tích dương hơn điện tích âm.
B Một vật trung hòa về điện nếu mang điện tích âm bằng với điện tích dương.
C Một vật trung hòa về điện nếu mang nhiều điện tích âm hơn điện tích dương.
D Một vật trung hòa về điện nếu mất điện tích âm nhiều hơn điện tích dương.
Câu 10: Điện nghiệm là dụng cụ dùng để phát hiện?
A vật nhiễm điện tích dương hay điện tích âm.
B một vật có nhiễm điện hay không.
C hai vật nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu.
D vật nhiễm điện do nguyên nhân gì.
Câu 11: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
A Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
B Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
C Do dầu nhờn trong quạt đọng lại ở cánh quạt nên bám nhiều bụi.
D Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
Câu 12: Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì:
A Có khả năng đẩy các vật khác.
B Thước nhựa sau khi được cọ xát có tính chất đẩy các vật nhẹ.
C Sau khi được cọ xát, nhiều vật có khả năng hút các vật khác.
D Mảnh PE sau khi bị cọ xát bằng mảnh len không có khả năng hút hoặc đẩy các vụn giấy.
Câu 13: Kết luận nào dưới đây là đúng?
A Vật nhiễm điện có khả năng đẩy các vật khác.
B Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
C Vật nhiễm điện không đẩy, không hút các vật khác.
D Vật nhiễm điện vừa đẩy, vừa hút các vật khác.
Câu 14: Một vật trung hòa (vật chưa nhiễm điện) nếu nhận thêm electron sẽ trở thành?
D không xác định được vật nhiễm điện (+) hay (-).
Câu 15: Trong những cách sau đây, cách nào làm thước nhựa nhiễm điện?
A Nhúng thước nhựa vào nước ấm rồi lấy ra.
B Áp sát thước nhựa một lúc lâu vào cực dương của ăc quy.
C Tì sát và vuốt mạnh thước nhựa trên áo len.
D Phơi thước nhựa ngoài trời nắng trong 5 phút.
Câu 16: Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
A Vật a và c có điện tích trái dấu B Vật b và d có điện tích cùng dấu.
C Vật a và c có điện tích cùng dấu D Vật a và d có điện tích trái dấu.
Câu 17: Hai mảnh PE nhiễm điện cùng loại thì
A đẩy nhau B không đẩy, không hút.
C hút nhau D vừa đẩy, vừa hút.
A Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau.
B Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau.
C Nếu vật A tích điện dương và vật B tích điện âm thì A và B hút nhau.
D Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau.
Câu 19: Cách nào sai trong các cách phòng tránh sét đánh lúc mưa giông khi ở trong nhà?
A Nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào.
B Nên đứng gần các đồ dùng điện.
C Nên tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước.
D Không nên dùng điện thoại, nên rút phích cắm các thiết bị điện.
Câu 20: Cách nào sai trong cách phòng tránh sét đánh lúc mưa giông kho ở ngoài trời?
A Tuyệt đối không trú mưa dưới tán cây cao.
B Tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt.
C Nên đứng ở các khu vực cao hơn xung quanh.
D Không nên đứng gần các cột điện.
Câu 21: Đây là một trong những phương pháp ứng dụng khá phổ biến của sự nhiễm điện và tương tác điện giữa các điện tích mang tên là gì?
A Nhuộm kim loại B Phun phẩm màu.
C Rửa bề mặt kim loại D Sơn tĩnh điện.
Câu 22: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
B Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
Câu 23: Dùng một mảnh vải len cọ xát nhiều lần vào mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì A mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt.
B mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
C mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm.
D mảnh phim nhựa bị nóng lên.
Câu 24: Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện?
A Dùng hai tay xoa vào nhau.
B Dùng thanh nhựa cọ xát vào áo len.
C Dùng giấy bóng kính cọ xát với tóc
D Dùng bóng bay cọ xát vào áo len.
Câu 25: Hai vật mang điện trái dấu đặt gần nhau sẽ không thể
C đẩy nhau D hút nhau và phóng điện.
Câu 26: Hiện tượng nhiễm điện do cọ sát không xảy ra ở:
A Nhựa B Len C Thủy tinh D Kim loại.
Câu 27: Đọc đoạn thông tin sau:
Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên Trái Đất của chúng ta, đó là sấm sét Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta nhìn thấy tia chớp Ảnh chụp tia sét
Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do tốc độ ánh sáng nhanh hơn tốc độ của âm thanh nên ta nhìn thấy tia chớp trước) Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp vật có độ cao như cây cối, nhà cao tầng,… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất Đó là hiện tượng sét đánh.
A Sấm và sét diễn ra cùng một lúc.
B Sấm và sét đều là hiện tượng phóng điện.
C Sấm và sét là hai tên gọi khác nhau của cùng một hiện tượng vật lí
D Sấm là nguyên nhân gây ra sét.
2.2 Tự luận Câu 1: Trình bày cách nhận biết một vật đã nhiễm điện?
Câu 2: Nêu các cách làm một vật nhiễm điện do cọ sát?
Câu 3: Hãy giải thích vì sao vào mùa đông, khi ta cở áo len hay dạ ta thường nghe tiếng nổ lép bép, trong bóng tối còn có thể thấy các đốm sáng li ti, áo thường dính vào cơ thể khi kéo lên?
Câu 4: Lấy thanh thủy tinh cọ sát vào miếng lụa Miếng lụa tích điện âm Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B, hút vật C và D.
Thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Các vật B, C và D nhiễm điện gì? Đưa C và D, B và D lại gần nhau thì xuất hiện lực hút hay lực đẩy?
Câu 5: Giải thích vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô khi ta chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
Câu 6: Khi ta thổi vào mặt bàn, bụi bay đi Tại sao khi cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt đặt biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí?
Câu 7: Vào những ngày khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô, ta vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng Giải thích tại sao?
Câu 8: Hãy giải thích tại sao các xe chở xăng, dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?
LÍ THUYẾT CẦN NẮM I Dòng điện
– Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện
– Dòng điện trong dây dẫn kim loại là dòng các electron tự do chuyển dời có hướng.
– Các thiết bị hoạt động được khi có dòng điện chạy qua
Hình 1 Dòng điện làm đèn phát sáng II Nguồn điện
Máy phát điện Acquy Pin
Hình 2 Một số nguồn điện
– Muốn duy trì dòng điện trong các thiết bị tiêu thụ điện phải có nguồn điện Nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện để các dụng cụ điện hoạt động.
– Những nguồn điện thường dùng là pin, acquy, máy phát điện, tấm pin mặt trời
– Pin, acquy có hai cực: cực dương (+) và cực âm (-).
III Vật dẫn điện và vật không dẫn điện
– Sự nhiễm điện do cọ xát chỉ xảy ra ở len, nhựa, dạ, thuỷ tinh,… không xảy ra với kim loại Các thiết bị điện chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua
– Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua (ví dụ: tấm giấy nhôm, gỗ tươi, chiếc đinh thép, đoạn dây đồng, ).
– Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua (ví dụ: thước nhựa, thanh gỗ, giấy bóng kính, giày cao su, ).
Phần 2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 2.1 Trắc nghiệm
Câu 1: Dòng điện là dòng
A chất lỏng dịch chuyển có hướng.
B các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
C các hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng.
D các hạt mang điện dịch chuyển có hướng.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất?
A Dòng điện là dòng các điện tích.
B Dòng điện là dòng các electron chuyển dời có hướng.
C Dòng điện là dòng điện tích dương chuyển dời có hướng.
D Dòng điện là dòng điện tích chuyển có hướng.
Câu 3: Đang có dòng điện chạy qua trong vật nào dưới dây?
A Một mảnh nilong đã được cọ xát.
B Chiếc pin tròn được đặt trên bàn.
C Đồng hồ dùng pin đang chạy.
D Đường dây điện trong gia đình khi đã cắt cầu dao.
Câu 4: Kim loại dẫn điện vì
A trong kim loại có nhiều ion dương.
B trong kim loại có các electron tự do chuyển động không ngừng.
C kim loại cấu tạo từ các nguyên tử.
D các nguyên tử cấu tạo nên kim loại luôn chuyển động hỗn loạn.
Câu 5: Bỏ ít muối vào nước nguyên chất (nước cất), nước trở nên dẫn điện vì
B muối làm các phân tử nước bị phân li.
C các điện tích của muối dễ bị tách ra trong nước.
D các phân tử muối dễ bị phân li thành các ion dương và ion âm chuyển động tự do trong nước.
Câu 6: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không tạo thành dòng điện?
A Các hạt mang điện tích dương B Các hạt nhân nguyên tử.
C Các nguyên tử D Các hạt mang điện tích âm.
Câu 7: Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì các điện tích dịch chuyển như thế nào qua dây dẫn và dây tóc bóng đèn?
A Các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
B Các điện tích dương dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.
C Các electron tự do dịch chuyển từ cực âm sang cực dương
D Các electron tự do dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
Câu 8: Vật nào dưới đây không dẫn điện?
A Dây xích sắt B Nước biển C Thước nhựa D Cơ thể người.
Câu 9: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của
A các phân tử, nguyên tử trung hoà B chất lỏng bên trong vật.
C các bộ phận trong vật dẫn điện D các hạt mang điện.
Câu 10: Một vật dẫn được điện là do
A trong vật có các hạt mang điện có thể di chuyển được dễ dàng.
B trong vật có các nguyên tử được tạo từ các hạt mang điện.
C trong nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương.
D trong nguyên tử có các electron quay quanh hạt nhân.
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A Mỗi nguồn điện một chiều đều có hai cực.
B Hai cực của pin hay ắc quy là cực dương (+) và cực âm (-).
C Nguồn điện là thiết bị dùng để cung cấp dòng điện lâu dài cho các vật dùng điện hoạt động.
D Nguồn điện là vật nhiễm điện.
Câu 12: Vật nào dưới đây là vật cách điện?
A Một đoạn ruột bút chì B Một đoạn dây thép.
C Một đoạn dây nhựa D Một đoạn dây nhôm.
Câu 13: Trong các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện?
A Kẽm B Nhựa C Sứ D Cao su.
Câu 14: Vật nào dưới đây không cho dòng điện đi qua?
A Một đoạn dây nhôm B Một đoạn dây nhựa.
C Một đoạn ruột bút chì D Một đoạn dây thép.
Câu 15: Trong vật nào dưới đây đang có dòng điện chạy qua?
A Một thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng mảnh lụa.
B Một chiếc đèn pin mà bóng đèn của nó bị đứt dây tóc.
C Một chiếc bút thử điện đặt trong quầy bán đồ điện.
D Một chiếc điện thoại di động đang được dùng để nghe và nói.
Câu 16: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không tạo thành dòng điện?
A Các hạt mang điện tích dương B Các hạt nhân của nguyên tử.
C Các nguyên tử D Các hạt mang điện tích âm.
Câu 17: Trong vật nào dưới đây không có dòng điện chạy qua?
A Máy ảnh dùng pin lúc đang chụp ảnh.
B Máy tính lúc màn hình đang sáng.
C Nồi cơm điện lúc đang nấu cơm.
D Quạt điện khi chưa cắm điện.
Câu 18: Chọn câu trả lời sai Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi
A có dòng điện chạy qua chúng.
B có các hạt mang điện chạy qua.
C có dòng các electron chạy qua.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A Nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện để các dụng cụ điện hoạt động.
B Nguồn điện như pin hay ắc quy luôn có hai cực âm và dương.
C Bóng đèn bút thử điện sáng chứng tỏ có điện tích dịch chuyển qua nó.
D Khi mắc bóng đèn vào mạch điện mà đèn không sáng thì có dòng điện qua đèn.
Câu 20: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A Thanh gỗ khô B Một đoạn dây sắt.
C Một đoạn thanh nhựa D Thanh thủy tinh.
Câu 21: Điền vào chỗ trống: "Dòng điện là dòng các hạt …(1) dịch chuyển (2)…"
A (1) electron; (2) có hướng B (1) electron; (2) tự do.
C (1) mang điện; (2) có hướng D (1) mang điện; (2) tự do.
Câu 22: Vật dẫn điện là
A vải khô B giấy bóng C dây đồng D thanh nhựa.
Câu 23: Vật nào dưới đây dẫn điện?
A Sứ B Len C Cao su D Nước chanh.
Câu 24: Vật nào dưới đây dẫn điện?
A Tấm giấy nhôm B Tấm gỗ khô C Cao su D Thước nhựa.
Câu 25: Vật nào dưới đây không dẫn điện?
A Tấm giấy nhôm B Tấm gỗ ướt C Cao su D Chiếc đinh thép.
Câu 26: Điền vào chỗ trống: "Vật dẫn điện là vật …(1)… dòng điện đi qua Vật cách điện là vật …(2)… dòng điện đi qua."
A (1) cho; (2) cho B (1) không cho; (2) không cho.
C (1) không cho; (2) cho D (1) cho; (2) không cho.
Câu 27: Các thiết bị nào sau đây hoạt động không cần nguồn điện?
A Bàn ủi điện B Nồi cơm điện C Bếp dầu D Bếp điện.
Câu 28: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A Quạt máy B Acquy C Bếp lửa D Đèn pin.
Câu 29: Một đèn pin đang sáng nếu ta tháo pin ra và đảo chiều một cục pin thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A Đèn vẫn sáng B Đèn không sáng C Đèn sẽ bị cháy D Đèn sáng mờ.
Câu 30: Đặc điểm chung của nguồn điện là gì?
A Có cùng hình dạng, kích thước B Có hai cực là dương và âm.
C Có cùng cấu tạo D Cùng hình dạng, số lượng điện.
Câu 31: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chiều dòng điện là chiều từ …… qua …… và
A Cực dương, dẫn dây, cực âm, thiết bị điện.
B Cực dương, dẫn dây, thiết bị điện, cực âm.
C Cựa âm, dẫn dây, thiết bị điện cực dương.
D Cực âm, thiết bị điện, dẫn dây, cực dương.
Câu 32: Đâu không phải thiết bị điện?
A Ô tô B Điôt C Chuông điện D Công tắc.
Câu 33: Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện?
A Pin B Bóng đèn điện đang sáng.
C Đinamô lắp ở xe đạp D Ắc quy.
2.2 Tự luận Câu 1: Hãy kể tên 5 dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin?
Câu 2: Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện gọi là dynamo tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn?
Câu 3: Hãy điền các cụm từ thích hợp: được tích điện, không còn điện tích nữa, dòng các điện tích dịch chuyển, có hướng, hỗn loạn, hai đầu dây bóng đèn vào chỗ trống trong khung dưới đây để trả lời cho câu hỏi.
– Trước khi đèn ở bút thử điện lóe sáng, tấm phim … Sau khi đèn ở bút thử điện lóe sáng rồi tắt, tấm phim …
– Vậy, đèn lóe sáng là do có qua … , đèn tắt là do không còn có … qua……
– Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển
Câu 4: Hãy điền các cụm từ thích hợp: các cục pin, pin, không sáng nữa, pin lâu hết điện vào chỗ trống trong khung dưới đây để trả lời câu hỏi và để chỉ ra nguyên nhân duy trì dòng điện chạy trong mạch điện.
– Bóng đèn pin sáng được là do có dòng điện chạy qua bóng đèn Dòng điện này do … trong đèn cung cấp Khi …… hết điện, bóng đèn … vì không có dòng điện do pin cung cấp chạy qua bóng đèn Bóng đèn ở đèn pin sáng lâu được do …
– Vậy … là nguyên nhân duy trì dòng điện chạy qua bóng đèn pin
Câu 5: Trả lời các câu sau: a) Tại sao khi mảnh phim nhựa được tích điện, chạm lại bút thử điện vào mảnh tôn thì thấy đèn ở bút thử điện lóe sáng ? Tại sao sau khi lóe sáng, đèn tắt ngay ? b) Tại sao bóng đèn ở đèn pin khi bật công tắc không lóe sáng rồi tắt ngay giống như bóng đèn ở bút thử điện?
Câu 6: Điền các cụm từ thích hợp: electron tự do, kim loại, dịch chuyển có hướng vào chỗ trống trong khung dưới đây.
Các trong tạo thành dòng điện chạy trong kim loại Vì vậy, bản chất dòng điện trong kim loại là dòng các
Câu 7: Nêu các nguyên nhân có thể làm cho một mạch điện không có điện và cách khắc phục?
Câu 8: Tại sao khi lắp pin vào rađiô hay các thiết bị dùng pin khác cần phải kiểm tra xem đã đúng ký hiệu “cực” của nó chưa?
Câu 9: Tại sao ở các tiệm điện lại bán đủ các pin hay ắc quy lớn nhỏ khác nhau?
Câu 10: Tại sao không nên nối hai cực của nguồn điện bằng các sợi dây kim loại?
Câu 11: Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa pin và ắc quy?
Câu 12: Nối hai quả cầu A và B bằng một sợi dây kim loại.
Hỏi có dòng điện chạy qua dây dẫn không, nếu có thì electron dịch chuyển theo chiều nào trong các trường hợp sau: a) A tích điện dương, B không tích điện. b) A và B không tích điện. c) A tích điện âm, B không tích điện. d) A không tích điện, B tích điện dương. e) A không tích điện, B tích điện âm.
Câu 13: Một học sinh cho rằng dòng điện trong kim loại là hai dòng chuyển dời có hướng ngược nhau của các electron tự do mang điện tích (-) và các nguyên tử mang điện tích (+).
Theo em điều đó đúng hay sao? Tại sao?
Câu 14: Tại sao người ta thường làm cột thu lôi bằng sắt, đồng mà không làm bằng gỗ? Từ hiện tượng sét, có thể kết luận gì về điện tích các đám mây và mặt đất?
Câu 15: Hãy điền các cụm từ thích hợp: các cục pin, pin, không sáng nữa, pin lâu hết điện vào chỗ trống trong khung dưới đây để trả lời câu hỏi b, và để chỉ ra nguyên nhân duy trì dòng điện chạy trong mạch điện.
Bóng đèn pin sáng được là do có dòng điện chạy qua bóng đèn Dòng điện này do trong đèn cung cấp Khi hết điện, bóng đèn vì không có dòng điện do pin cung cấp chạy qua bóng đèn Bóng đèn ở đèn pin sáng lâu được do
Vậy là nguyên nhân duy trì dòng điện chạy qua bóng đèn pin.
Câu 16: Thế nào là dòng điện, nguồn điện? Kể các loại nguồn điện thông thường mà em biết?
Câu 17: Trong mạng điện của gia đình có sử dụng những thiết bị nào sau đây: cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện? Hãy nêu công dụng của chúng?
Câu 18: Thế nào là vật dẫn điện và vật cách điện? Nêu các vật dẫn điện và vật cách điện thông thường mà em biết?
Câu 19: Như đã biết, pin hay acquy có hai cực âm dương cố đinh Hãy cho biết dòng điện do pin hay acquy cung cấp có chiều từ cực nào đến cực nào và chiều dòng điện này có thay đổi không?
LÍ THUYẾT CẦN NẮM I Thiết bị điện, mạch điện
– Để mô tả mạch điện ta dùng sơ đồ mạch điện
– Dựa vào sơ đồ mạch điện có thể biết được các thiết bị điện, cách ghép nối và từ đó có thể lắp hoặc sửa chữa mạch điện.
– Mạch điện đơn giản gồm có nguồn điện, dây nối, công tắc và các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện.
Bảng Kí hiệu một số linh kiện điện tử
Thiết bị điện Kí hiệu
Dây dẫn Công tắc Ampe kế
Bóng đèn sợi đốt Điện trở Biến trở Điôt Điôt phát quang (đèn LED)
– Bản vẽ mạch điện cần dùng các kí hiệu như quy ước, có thể dùng mũi tên để biểu diễn dòng điện trên sơ đồ.
– Người ta quy ước chiều dòng điện trong mạch kín là chiều đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện
Hình 1 Ví dụ về sơ đồ mạch điện
Hình 2 Ampe kế và vôn kế II Công dụng của một số thiết bị điện
1 Thiết bị an toàn a Cầu chì
Cầu chì được mắc nối tiếp với thiết bị cần bảo vệ ở mạch điện
Hình 3 Các loại cầu chì thường dùng b Rơle
Trong mạch điện, rơle hoạt động như một công tắc, dung để đóng ngắt mạch điện có dòng điện lớn hoặc điều khiển các dòng điện tùy mục đích.
Hình 4 Rơle c Cầu dao tự động
Còn gọi là aptomat; khi có sự cố làm dòng điện quá lớn, cầu dao tự động gạt về phía OFF hoặc khi cần ngắt dòng điện, chỉ kéo cần gạt về phía OFF, sửa chữa xong thì gạt lên ON.
(a) Cầu dao đôi (b) Cầu dao đơn
Hình 5 Một số loại cầu dao tự động
Khi có dòng điện chạy qua thì chuông sẽ phát ra tiếng kêu để báo hiệu.
Hình 6 Chuông điện và sơ đồ Phần 2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
2.1 Trắc nghiệm Câu 1: Với các dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nổi, công tắc, để bóng đèn phát sáng ta phải nối chúng lại với nhau thành một mạch kín, gọi là?
A Công tắc B Cầu dao C Biến trở D Mạch điện.
Câu 2: Điền vào chỗ trống: "Cầu dao tự động cũng có tác dụng ngắt mạch như cầu chì, và được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch khi dòng điện đột ngột …… "
A Giảm quá mức B Tăng quá mức.
C Thay đổi liên tục D Gia tăng công suất.
Câu 3: Cầu chì có tác dụng gì?
A Thay đổi dòng điện khi dòng điện đột ngột giảm quá mức.
B Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức.
C Thay đổi dòng điện khi dòng điện đột ngột tăng quá mức.
D Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột giảm quá mức.
Câu 4: Để ngắt những dòng điện lớn mà hệ thống mạch điều khiển không thể can thiệp trực tiếp, ta sử dụng?
A Rơ le B Cầu chì C Biến áp D Vôn kế.
Câu 5: Điền vào chỗ trống: "Ngoài các thiết bị cung cấp và tiêu thụ điện, trong mạch điện còn có các thiết bị như cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện để bảo vệ mạch điện và ……."
A Ngắt mạch điện B Đổi chiều dòng điện.
C Cảnh báo sự cố xảy ra D Cung cấp điện.
Câu 6: Rơ le có tác dụng nào sau đây?
A Thay đổi dòng điện B Đóng, ngắt mạch điện.
C Cảnh báo sự cố D Cung cấp điện.
Câu 7: Chuông điện thường được đặt ở vị trí nào trong nhà?
A Cửa nhà B Phòng ngủ C Ban công D Sân nhà.
Câu 8: Nhằm mô tả đơn giản một mạch điện và lắp mạch điện đúng yêu cầu, người ta sử dụng?
C Công thức D Số đo và mạch điện.
Câu 9: Cấu tạo cơ bản của cầu chì?
A Dây chì B Dây đồng C Dây sắt D Dây thép.
Câu 10: Điền vào chỗ trống: "Bất cứ mạch điện nào cũng gồm các bộ phận: nguồn điện, dây nối và các thiết bị (bóng đèn, động cơ điện, bếp điện, quạt điện, ti vi)."
A Thay đổi dòng điện B Đóng, mở mạch điện.
C Tiêu thụ năng lượng điện D Bảo vệ mạch điện.
Câu 11: Chuông điện có công dụng gì?
C Phát ra âm thanh khi có dòng điện chạy qua.
D Dùng bảo vệ mạch điện.
Câu 12: Kí hiệu này là bộ phận nào của mạch điện?
C Bóng đèn sợi đốt D Điôt phát quang.
Câu 13: Kí hiệu này là của thiết bị điện nào?
C Bóng đèn sợi đốt D Điôt phát quang.
Câu 14: Kí hiệu này là của thiết bị điện nào?
A Biến trở B Điện trở C Điôt D Cầu chì.
Câu 15: Kí hiệu này là của thiết bị điện nào?
A Biến trở B Điôt C Cầu chì D Ampe kế.
Câu 16: Kí hiệu này là của thiết bị điện nào?
A Biến trở B Chuông điện C Đèn LED D Cầu chì.
Câu 17: Kí hiệu này là của thiết bị điện nào?
A Biến trở B Điện trở C Điôt D Đèn LED.
Câu 18: Kí hiệu này là của thiết bị điện nào?
A Biến trở B Điện trở C Điôt D Đèn LED.
Câu 19: Kí hiệu này là của thiết bị điện nào?
A Biến trở B Điện trở C Điôt D Đèn LED.
Câu 20: Trong mạch điện kín người ta quy ước chiều dòng điện:
A đi ra từ cực âm và đi vào cực dương của nguồn điện.
B đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện.
C đi ra từ cực âm.
D đi vào từ cực dương.
Câu 21: Bóng đèn nào có thể tiết kiệm năng lượng nhất?
A Đèn sợi đốt B Đèn huỳnh quang C Đèn Halogen D Đèn LED.
Câu 22: Thiết bị nào không phải thiết bị an toàn?
A cầu chì B điôt C rơle D cầu dao tự động.
Câu 23: Mạch điện có dòng điện chạy qua khi:
A công tắc đóng B công tắc mở và có nguồn điện.
C có nguồn điện D các thiết bị điện trong mạch hoạt động.
Câu 24: Cầu chì được mắc như thế nào với các thiết bị điện?
A mắc song song với thiết bị điện và mắc sau nguồn điện.
B mắc nối tiếp với thiết bị điện và mắc sau nguồn điện.
C mắc song song với thiết bị điện và mắc trước nguồn điện.
D mắc nối tiếp với thiết bị điện và mắc trước nguồn điện.
Câu 25: Công tắc mắc vào mạch điện như thế nào?
A Mắc nối tiếp với đèn và cầu chì B Mắc nối tiếp với ổ cắm và cầu chì.
C Mắc nối tiếp cầu chì, song song với đèn D Mắc trên dây trung hòa.
Câu 26: Chuông điện là thiết bị điện ứng dụng của:
Câu 27: Rơle hoạt động như thiết bị điện nào?
A Nam châm điện B Công tắc.
Câu 28: Chuông điện phát ra âm thanh khi nào?
A có một bóng đèn B có một rơle trong mạch.
C có một công tắc trong mạch D có dòng điện chạy qua.
Câu 29: Chiều dòng điện trong mạch kín quy ước là
A chiều quay của kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
B chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
C chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch.
D chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các dụng cụ điện đến cực âm của nguồn điện.
Câu 30: Một mạch điện không thể thiếu
A bóng đèn B chuông điện C cầu chì D dây nối điện.
Câu 31: Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào không dùng để giữ an toàn cho mạch điện?
A Chuông điện B Rơle C Cầu dao tự động D Cầu chì.
Câu 32: Điều nào sau đây là không đúng? Cầu chì là dụng cụ
A đóng, ngắt dòng điện khi cần thiết như một công tắc.
B có đoạn dây chì nóng chảy ở nhiệt độ thấp.
C có tác dụng bảo vệ các thiết bị trong mạch.
D khi dòng điện tăng cao thì dây chì nóng chảy làm ngắt mạch.
Câu 33: Điều nào sau đây không đúng? Chuông điện dùng để
A làm chuông chùa, nhà thờ B làm chuông gọi cửa.
C làm chuông báo giờ D làm chuông báo cháy.
Câu 34: Điều nào sau đây không đúng? Cầu dao tự động là dùng để
A ngắt dòng điện khi cần thiết như một cầu chì.
B cho dòng điện trong mạch ổn định.
C bảo vệ các thiết bị điện trong mạch.
D khi dòng điện tăng cao thì cầu dao tự động ngắt mạch.
Câu 35: Các thiết bị nào có tác dụng bảo vệ mạch điện
A Cầu chì, cầu dao tự động, chuông điện.
B Cầu chì, cầu dao tự động, bóng đèn.
C Cầu chì, cầu dao tự động, role.
D Cầu chì, cầu dao tự động, bút thử điện.
Câu 36: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.
B Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.
C Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.
D Mỗi nguồn điện đều có hai cực Dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện.
Câu 37: Để cùng một độ sáng thì đèn LED sẽ giảm được bao nhiêu năng lượng điện so với đèn sợi đốt?
Câu 38: Đây là thiết bị gì?
A Điôt B Chuông điện C Cầu dao tự động D Ampe kế.
Câu 39: Đây là thiết bị gì?
A Điôt B Chuông điện C Cầu dao tự động D Rơ le.
Câu 40: Đây là thiết bị gì?
A Điôt B Cầu chì C Cầu dao tự động D Rơ le.
Câu 41: Đây là thiết bị gì?
A Điôt B Cầu chì C Cầu dao tự động D Rơ le.
Câu 42: Đây là thiết bị gì?
A Điôt B Cầu chì C Biến trở D Rơ le.
Câu 43: Đây là thiết bị gì?
A Ampe kế B Cầu chì C Vôn kế D Rơ le.
Câu 44: Đây là thiết bị gì?
A Ampe kế B Cầu chì C Vôn kế D Rơ le.
Câu 45: Đây là thiết bị gì?
A Ampe kế B Cầu chì C Vôn kế D Điôt.
Câu 46: Đây là thiết bị gì?
A Ampe kế B Điện trở C Vôn kế D Điôt.
Câu 47: Đây là thiết bị gì?
A Ampe kế B Công tắc C Vôn kế D Điôt.
Câu 48: Sơ đồ mạch điện sau gồm các thiết bị nào dưới đây?
A một công tắc, bốn pin, một ampe kế, một vôn kế, một bóng đèn điện, các dây dẫn.
B hai công tắc, một pin, một ampe kế, một vôn kế, một bóng đèn điện
C một công tắc, hai pin, một ampe kế, một vôn kế, một bóng đèn điện, các dây dẫn.
D một công tắc, hai pin, một ampe kế, một vôn kế, một bóng đèn điện
2.2 Tự luậnCâu 1: Cho sơ đồ mạch điện sau Hỏi đèn có sáng không? Tại sao?
Câu 2: Nêu tên các bộ phận trong sơ đồ mạch điện sau? Hỏi đèn có sáng không? Chiều dòng điện vẽ đúng chưa?
Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ sau Nêu tên các bộ phận của mạch điện Cần đóng khóa K vào vị trí nào (1, 2, 3) để: a) Cả 3 đèn đều sáng. b) Chỉ 1 đèn sáng. c) Có 2 đèn sáng.
Trong mỗi trường hợp chỉ rõ chiều dòng điện trong mạch.
Câu 4: Cho mạch điện như sơ đồ sau Nêu tên các bộ phận của mạch điện Cần đóng ngắt công tắc như thế nào để: a) Cả 3 đèn đều sáng. b) Có 2 đèn sáng.
Câu 5: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1 công tắc K, 1 pin; dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện quy ước khi K đóng
Câu 6: Vẽ sơ đồ mạch điện và biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện: Nguồn gồm 2 pin mắc nối tiếp, một công tắc, một bóng đèn.
Câu 7: Vẽ sơ đồ mạch điện: Nguồn gồm 2 pin mắc nối tiếp, hai bóng đèn có thể bật tắt riêng biệt.
Câu 8: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 3 pin, 1 khóa K, 1 đèn Biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện trên.
Câu 9: Vẽ sơ đồ thiết kế mạch điện dùng cho hai anh em cùng ngồi học trong một phòng có hai bàn riêng biệt gồm 1 công tắc điều khiển 2 bóng đèn giống nhau có hiệu điện thế định mức là 110 V vào nguồn điện 220 V.
Câu 10: Một mạch điện gồm: Một nguồn điện, một công tắc chung cho hai bóng đèn mắc song song Vẽ sơ đồ của mạch điện, xác định chiều dòng điện?
Câu 11: Hãy vẽ một mạch điện gồm 1 nguồn, hai đèn, ba khóa K sao cho:
+ K3 đóng thì cả hai đèn đều tắt.
Câu 12: Vẽ một sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, hai bóng đèn, khóa K1 và K2 sao cho:
+ Đóng K1 hai đèn cùng sáng.
+ Đóng K1 và K2 một đèn sáng.
Câu 13: Hãy sử dụng các cụm từ thích hợp: một đầu, chưa được nối, đã được nối, chưa có, đang có, chưa hoạt động, đang hoạt động, điền vào chỗ trống cho trong khung dưới đây.
Mạch điện gồm nguồn điện, dụng cụ điện và dây dẫn điện được gọi là hở khi: ít nhất của dụng cụ điện vào nguồn điện Khi đó dòng điện chạy qua dụng cụ điện, nên dụng cụ điện
Câu 14: Mắc mạch điện gồm nguồn điện và bóng đèn, công tắc điện Đóng công tắc quan sát xem đèn có sáng không? Nếu đèn không sáng thì thử dự đoán có thể do những nguyên nhân nào? Kiểm tra các dự đoán để xác định dự đoán nào đúng rồi tiến hành khắc phục nguyên nhân để đèn sáng.
Câu 15: Nêu sự giống và khác nhau của cầu chì, cầu dao tự động, rơle?
Câu 16: Cầu chì là gì? Nêu cấu tạo và hoạt động của cầu chì?
Câu 17: Trong mạch điện, cầu dao tự động và rơle là gì? Nêu tác dụng của chúng.
Câu 18: Hãy điền các cụm từ sau vào chỗ trống cho trong khung dưới đây để tạo thành nội dung câu trả lời cho câu hỏi trên: một cách đơn giản và thống nhất, dùng lời hay hình vẽ, dùng kí hiệu, ứng với. Để mô tả các mạch điện , thay vì mô tả các bộ phận của mạch điện, người ta Mỗi kí hiệu một bộ phận trong mạch điện cần mô tả.
Câu 19: Ghép tên của các thiết bị ở cột bên trái với kí hiệu tương ứng của chúng khi biểu diễn trong sơ đồ mạch điện ở cột bên phải.
Câu 20: Nêu tác dụng của một số dụng cụ điện trong mạch điện Trả lời bằng cách nối 2 cột của bảng sau:
Tên dụng cụ Tác dụng
1 Nguồn điện A Có tác dụng truyền dẫn điện.
2 Công tắc B Dùng để thay đổi điện trở, do đó thay đổi cường độ dòng điện trong mạch điện.
3 Dây dẫn C Dùng để đo hiệu điện thế.
4 Ampe kế D Cung cấp năng lượng điện.
5 Vôn kế E Dùng để đo cường độ dòng điện.
6 Biến trở G Dùng để đóng/bật (ngắt/mở) dòng điện.
Câu 21: Tác dụng của cầu dao tự động là gì? Kể tên một số vị trí thường mắc cầu dao tự động trong mạng điện ở gia đình em.
Câu 22: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các câu dưới đây khi nói về mạch điện, sơ đồ mạch điện.
STT Nói về mạch điện, sơ đồ mạch điện Đánh giá
1 Mạch điện bao gồm các bộ phận: nguồn điện, các vật tiêu thụ điện và các dây dẫn nổi các vật tiêu thụ điện với hai cực nguồn điện Đúng Sai
2 Mạch điện kín chỉ bao gồm các dụng cụ tiêu thụ điện được nối lại với nhau bằng dây dẫn Đúng Sai
3 Sơ đồ mạch điện là ảnh chụp mạch điện thật hoặc là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ Đúng Sai 4 Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận trong mạch điện Đúng Sai
Câu 23: Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? Nếu phát biểu sai, hãy sửa lại cho đúng.
(1) Trong một mạch điện, khi dòng điện lớn quá, dây cầu chỉ tự mở rộng để cho dòng điện đi qua dễ dàng hơn.
LÍ THUYẾT CẦN NẮM I Tác dụng nhiệt
Vật dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua, đó là tác dụng nhiệt của dòng điện.
II Tác dụng phát sáng
Dòng điện không chỉ có tác dụng nhiệt mà còn có tác dụng phát sáng.
Hình 1 Mạch điện minh họa tác dụng phát sáng
❗Dùng đèn LED chiếu sáng tiết kiệm năng lượng hơn đèn sợt đốt vì nhiệt toả ra trên đèn LED không đáng kể và tuổi thọ đèn LED lớn Đèn LED còn được ứng dụng trong y học.
Hình 2 Đèn Led III Tác dụng hoá học
Hình 3 Thí nghiệm điện phân dung dịch
Dòng điện chạy qua dung dịch điện phân có thể làm tách các chất khỏi dung dịch, đó là tác dụng hoá học của dòng điện
IV Tác dụng sinh lí
Dòng điện đi qua cơ thể người có thể làm cho cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt Tác dụng đó là tác dụng sinh lí của dòng điện.
Hình 4 Tác dụng sinh lí dòng điện
Phần 2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 2.1 Trắc nghiệm
Câu 1: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt vừa có tác dụng phát sáng?
A Bóng đèn điện loại dây tóc B Radio (máy thu thanh).
C Đèn LED D Ruột ấm điện.
Câu 2: Để mạ bạc cho chiếc hộp bằng đồng thì làm theo cách nào dưới đây?
A Nối hộp đồng với cực dương của nguồn điện rồi nhúng hộp vào dung dịch muối bạc.
B Nối hộp đồng với cực âm của nguồn điện rồi nhúng hộp vào trong dung dịch muối bạc.
C Nối một thỏi bạc với cực âm của nguồn điện, nối hộp đồng với cực dương của nguồn điện, tất cả nhúng trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch.
D Nối một thỏi bạc với cực dương của nguồn điện, nối hộp đồng với cực âm của nguồn điện, tất cả nhúng trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch.
Câu 3: Hãy chọn câu đúng.
A Khi có dòng điện chạy qua, dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng.
B Dây tóc bóng đèn được làm bằng bất cứ kim loại nào.
C Bên trong bóng đèn sợi đốt là chân không.
D Tuổi thọ của bóng đèn sợi đốt rất cao.
Câu 4: Đồ dùng điện nào dưới đây không sử dụng pin để hoạt động?
A Chiếc đèn pin B Chiếc điện thoại C Cái sạc điện D Cái điều khiển ti vi.
Câu 5: Dòng điện được sử dụng trong trường hợp nào dưới dây sẽ có tác dụng hoá học?
A Thắp sáng các bóng đèn B Làm biến đổi các chất.
C Làm nóng chảy kim loại D Làm nóng bàn là điện.
Câu 6: Dòng điện chạy qua bóng đèn sợi đốt để làm cho đèn phát sáng, đồng thời dòng điện qua đèn này còn có tác dụng nào dưới đây?
A Không có tác dụng khác B Tác dụng nhiệt.
C Tác dụng hoá học D Tác dụng sinh lí.
Câu 7: Tia sét có tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng rất mạnh, nhưng con người không khai thác để sử dụng được năng lượng từ dòng điện của tia sét vì A thời gian tồn tại tia sét quá ngắn B các đám mây tích điện ở quá cao.
C tia sét gây tiếng nổ quá to D tia sét đi theo các đường quá phức tạp.
Câu 8: Khi dùng bàn là, tác dụng của dòng điện được ứng dụng chủ yếu là
A tác dụng hoá học B tác dụng sinh lí.
C tác dụng phát sáng D tác dụng nhiệt.
Câu 9: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
A Tác dụng hóa học B Tác dụng sinh lí.
C Tác dụng từ D Tác dụng từ và tác dụng hóa học.
Câu 10: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:
A Tác dụng sinh lí của dòng điện B Tác dụng hóa học của dòng điện.
C Tác dụng từ của dòng điện D Tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 11: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?
A Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
B Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
C Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.
D Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.
Câu 12: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?
A Tác dụng hóa học B Tác dụng từ.
C Tác dụng sinh lí D Tác dụng nhiệt.
Câu 13: Sốc điện ngoài lồng ngực là một trong những dụng tác dụng nào của dòng điện?
A Tác dụng hóa học B Tác dụng từ.
C Tác dụng sinh lí D Tác dụng nhiệt.
Câu 14: Bếp điện là một trong những dụng tác dụng nào của dòng điện?
A Tác dụng hóa học B Tác dụng nhiệt.
C Tác dụng từ D Tác dụng sinh lí.
Câu 15: Đèn giao thông là một trong những dụng tác dụng nào của dòng điện?
A Tác dụng hóa học B Tác dụng phát sáng.
C Tác dụng từ D Tác dụng sinh lí.
Câu 16: Mạ điện là một trong những dụng tác dụng nào của dòng điện?
A Tác dụng hóa học B Tác dụng từ.
C Tác dụng sinh lí D Tác dụng nhiệt.
Câu 17: Máy sấy tóc là một trong những dụng tác dụng nào của dòng điện?
A Tác dụng hóa học B Tác dụng từ.
C Tác dụng sinh lí D Tác dụng nhiệt.
Câu 18: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?
A Thanh nung của nồi cơm điện B Rađiô (máy thu thanh).
C Điôt phát quang (đèn LED) D Ruột ấm điện.
Câu 19: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:
A Chạy điện khi châm cứu B Chụp X – quang.
C Đo điện não đồ D Đo huyết áp.
Câu 20: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Bóng đèn chỉ nóng lên B Bóng đèn chỉ phát sáng.
C Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên D Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.
Câu 21: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí?
A Bóng đèn dây tóc B Bàn là.
C Cầu chì D Bóng đèn của bút thử điện.
Câu 22: Sắp xếp theo thứ tự các chất có nhiệt độ nóng chảy tăng dần
A Vonfram, thép, đồng, chì B Chì, đồng, thép, vonfram.
C Chì, thép, đồng, vonfram D Thép, đồng, chì, vonfram.
Câu 23: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
A Nồi cơm điện B Quạt điện.
C Máy thu hình (tivi) D Máy bơm nước.
Câu 24: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với……… được phủ một lớp đồng Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng
A Cực dương, tác dụng hóa học B Cực âm, tác dụng nhiệt.
C Cực âm, tác dụng hóa học D Cực dương, tác dụng từ.
Câu 25: Trong các trường hợp sau đây, những trường hợp nào không ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện?
A Mạ kim loại B Châm cứu C Luyện kim D Đúc điện.
Câu 26: Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng để:
A Chế tạo bóng đèn B Chế tạo nam châm C Mạ điện D Chế tạo quạt điện.
Câu 27: Dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc gây ra tác dụng
A phát sáng, hóa học B phát sáng, nhiệt.
C hóa học, phát sáng D phát sáng, sinh lý.
Câu 28: Dòng điện chạy qua mạch kín gồm một pin, dây nối, công tắc Tác dụng nào của dòng điện gây ra trên tất cả các dụng cụ nêu trên?
A Tác dụng phát sáng B Tác dụng nhiệt.
C Tác dụng hóa học D Tác dụng sinh lí.
Câu 29: Dòng điện chạy qua cơ thể người gây ra nguy hiểm do tác dụng nào sau đây?
A Tác dụng phát sáng B Tác dụng nhiệt.
C Tác dụng hóa học D Tác dụng sinh lí.
Câu 30: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
A Bóng đèn bút thử điện B Đèn điôt phát quang.
C Quạt điện D Không có trường hợp nào.
Câu 31: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A Điện thoại di động B Radio (máy thu thanh).
C Tivi (máy thu hình) D Nồi cơm điện.
Câu 32: Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng?
A Bóng đèn của bút thử điện B Bóng đèn dây tóc.
C Đèn LED D Ấm điện đang đun nước.
Câu 33: Hãy viết đầy đủ câu kết luận dưới đây: Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị …….
A đốt nóng và phát sáng B mềm ra và cong đi.
Câu 34: Sự tỏa nhiệt khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào sau đây?
A Bếp điện B Đèn LED ( đèn điôt phát quang).
C Máy bơm nước D Tủ lạnh.
Câu 35: Trong các liệt kê dưới đây, liệt kê nào gồm toàn các dụng cụ điện mà hoạt động của chúng dựa chủ yếu vào tác dụng từ của dòng điện?
A Máy tính cá nhân, quạt điện, radio, tivi.
B Máy bơm nước, quạt điện, cần cẩu điện, chuông điện.
C Điện thoại di động, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện.
D Bút thử điện, bóng đèn dây tóc, bàn là, lào sưởi điện.
Câu 36: Dụng cụ nào sau đây không sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện?
A Bếp điện B Tủ lạnh C Bàn là D Nồi cơm điện.
Câu 37: Vì sao ta nên sử dụng đèn LED thay thế cho các đèn sợi đốt?
A Đèn LED phát sáng mạnh hơn.
B Đèn LED phát sáng đẹp hơn.
C Hiệu suất phát sáng và tuổi thọ đèn LED cao hơn.
D Đèn LED không gây ra tác dụng sinh lí.
Câu 38: Người ta thường dùng dòng điện để phủ kim loại quý như vàng, bạc lên bề mặt các vật dụng như đồng hồ, đồ trang sức là do ứng dụng của tác dụng
A phát sáng B nhiệt C hóa học D sinh lí.
Câu 39: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A Bàn là điện B Máy sấy tóc.
C Đèn LED D Ấm điện đang đun nước.
Câu 40: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong những dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường.
A Quạt điện B Bóng đèn bút thử điện.
C Cầu chì D Không có trường hợp nào.
Câu 41: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường.
A Công tắc B Đèn báo của ti vi.
C Máy bơm nước chạy điện D Dây dẫn điện ở gia đình.
Câu 42: Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sulfat được biểu hiện ở chỗ:
A làm dụng dịch này nóng lên.
B làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
C làm biến đổi màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
D Làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
Câu 43: Làm theo cách nào dưới đây khi chú ý tới tác dụng sinh lí của dòng điện?
A Không sử dụng bất cứ một dụng cụ điện nào, vì dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
B Sử dụng tùy ý mọi dụng cụ điện, không cần tránh việc dòng điện có thể đi qua cơ thể người.
C Chỉ sử dụng dòng điện khi cần chữa một số bệnh.
D Sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết và chú ý đảm bảo an toàn về điện.
Câu 44: Kết luận nào dưới đây là sai? Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của dòng điện có thể:
A làm các cơ co giật B làm tim ngưng đập.
C làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt D không có tác dụng gì.
Câu 1: Thế nào là tác dụng nhiệt của dòng điện? Nêu các ứng dụng của tác dụng nhiệt của dòng điện trong đời sống mà em biết?
Câu 2: Thế nào là tác dụng hóa học của dòng điện? Nêu các ứng dụng của tác dụng hóa học của dòng điện trong đời sống mà em biết?
Câu 3: Hãy tìm các thiết bị điện: a) Phát sáng nhiều, phát nhiệt ít. b) Phát sáng ít, phát nhiệt nhiều. c) Vừa phát sáng, vừa phát nhiệt.
Câu 4: Thế nào tác dụng phát quang của dòng điện? Nêu các ứng dụng của tác dụng phát quang của dòng điện trong đời sống mà em biết?
Câu 5: Tại sao khi trời mưa gió, không được lại gần các cột điện hay dây điện rơi xuống?
Câu 6: Xét các dụng cụ điện sau:
Hỏi khi các dụng cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?
Câu 7: Hãy điền các nội dung tương ứng vào các ô ở cột mục đích dùng dụng cụ theo mẫu như ở dòng đầu của bảng Theo hiểu biết của em thì hoạt động của từng dụng cụ điện này dựa trên tác dụng gì của dòng điện? Hãy ghi câu trả lời vào cột cuối cùng của bảng.
Tên dụng cụ điện được dùng Mục đích dùng dụng cụ
Hoạt động của dụng cụ điện này dựa trên tác dụng sau đây của dòng điện
Bóng đèn tròn Thắp sáng
Nồi cơm điện Bếp điện có dây mayso Chuông điện
Thiết bị mạ đồng cho các vật
Câu 8: Hãy sắp xếp các thiết bị điện sau vào đúng cột tương ứng với tác dụng của dòng điện.
Máy giặt, bàn là điện, Bóng đèn compăc, pin, ắc qui, lò sưởi điện, nồi cơm điện, châm cứu điện, tinh luyện kim loại, bóng đèn LED, quạt điện, máy sấy tóc.
Câu 9: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn điện, bóng đèn sẽ phát sáng đồng thời nóng lên Như vậy hai tác dụng của dòng điện cùng phát huy một lúc Hỏi trong hai tác dụng trên tác dụng nào là quan trọng hơn ? Vì sao?
Câu 10: Muốn mạ Nikel cho một chiếc chìa khóa bằng thép người ta dựa vào tác dụng nào của dòng điện? Nguyên tắc mạ như thế nào?
Câu 11: Khi dòng điện đi qua máy sấy tóc thì dòng điện gây ra những tác dụng gì?
LÍ THUYẾT CẦN NẮM I Cường độ dòng điện
– Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện và được đo bằng ampe kế
– Đơn vị cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.
– Cường độ dòng điện kí hiệu là I.
– Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta dung đơn vị miliampe, kí hiệu là m.
Hình 2 Mô hình đo cường độ dòng điện
– Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện chạy qua một thiết bị điện, cần chọn thang đo có GHĐ phù hợp, mắc đúng các chốt và mắc ampe kế nối tiếp với thiết bị điện đó.
– Kí hiệu của ampe kế trong mạch điện là:
Hình 3 Kí hiệu ampe kế
– Hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nó và được đo bằng vôn kế
– Đơn vị là vôn, kí hiệu V.
– Hiệu điện thế kí hiệu là U.
– Đối với các hiệu điện thế lớn hoặc nhỏ, người ta dùng đơn vị milivôn, kí hiệu mV hoặc kilovôn kí hiệu kV.
Hình 5 Mô hình đo hiệu điện thế
– Khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một thiết bị điện, cần chọn thang đo có GHĐ phù hợp, mắc đúng các chốt và mắc vôn kế song song với hai đầu thiết bị điện đó.
– Kí hiệu của vôn kế trong mạch điện là:
Hình 6 Kí hiệu vôn kế
– Hiệu điện thế mạng điện gia đình là 220 V, khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các nguồn điện được sử dụng trong thí nghiệm cần có hiệu điện thế nhỏ hơn 40 V Khi tiếp xúc với các nguồn điện có hiệu điện thế trên 40 V thì dòng điện chạy qua cơ thể có thể lên đến 70 mA và gây hại tới cơ thể người.
Phần 2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 2.1 Trắc nghiệm
Câu 1: Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì?
A Để đo nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu.
B Để đo lượng electron chạy qua đoạn mạch.
C Để đo độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch.
D Để đo cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.
Câu 2: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?
A Niutơn (N) B Ampe (A) C Đêxiben (dB) D Héc (Hz).
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A Liên hệ giữa ampe với miliampe là 1A = 1 000 mA.
B Liên hệ giữa miliampe với ampe là 1mA = 0,01A.
C Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là: A.
D Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế và miliampe kế.
Câu 4: Cường độ dòng điện cho ta biết:
A độ mạnh của dòng điện.
B dòng điện do nguồn nào gây ra.