Phần 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM I. Tác dụng làm quay của lực
3.1. Trắc nghiệm 3.2. Tự luận
Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng
moment lực.
– Lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.
– Giá của lực càng cách xa trục quay, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.
Câu 2:
Khi mở cánh cửa, tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề vì tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa thì khoảng cách từ giá của lực đến trục quay càng lớn thì tác dụng làm quay của lực càng lớn, hay nói khác đi khi này moment của lực càng lớn.
Câu 3:
a) Di chuyển ngược chiều kim đồng hồ.
b) Bình và Hoa.
c) An nặng hơn Linh nên đầu của An sẽ di chuyển xuống dưới và đầu của Linh sẽ di chuyển lên trên.
d) An hoặc Linh.
Câu 4:
Vật có thể quay là cánh cửa, tay nắm cửa và núm xoay ổ khoá.
Câu 5:
Kể tên bốn dụng cụ có ứng dụng moment lực trong đời sống.
– Đầu vặn ốc (tournevit): được sử dụng để tháo hoặc lắp ốc vít. Moment lực được áp dụng thông qua tay cầm để tạo ra một lực xoắn để xoay ốc vít.
– Kìm cắt dây điện: dụng cụ này sử dụng moment lực để cắt và cắt đứt các vật liệu dây, cáp, dây điện bằng cách áp dụng một lực xoắn lên điểm cắt.
– Máy khoan: dùng để khoan lỗ vào vật liệu bằng cách áp dụng moment lực và xoay trục khoan. Moment lực tạo ra sự xoay và lực đẩy để khoan qua vật liệu.
– Mỏ lết: dùng để tăng moment lực và áp dụng một lực xoắn lên vật để nới lỏng hoặc tháo gỡ các đường ống, bulong hoặc các liên kết khác.
Câu 6:
Một số bộ phận của con người có thể quay như: cẳng tay, cánh tay, bàn chân, ống chân, quai hàm, đầu...
Câu 7:
Hình c thanh sẽ quay vì moment lực của cả hai lực F1 và F2 đều làm thanh quay ngược chiều kim đồng hồ. Moment lực của các lực trong hình a bằng 0 vì có cánh tay đòn bằng 0; hình c, d moment lực F1 làm thanh quay ngược chiều kim đồng hồ và moment lực F2 làm thanh theo chiều kim đồng hồ triệt tiêu nhau.
Câu 8:
Moment của lực F1 lớn hơn moment của lực F2. Bởi vì cánh tay đòn của lực F1 lớn hơn cánh tay đòn của lực F2. Khi cần tháo đai ốc bị gỉ, khó tháo, ta nên dùng cờ lê có cánh tay đòn dài.
Vì moment của lực có cánh tay đòn lớn sẽ có moment lực lớn hơn.
Câu 9:
Tay nắm cửa thường được lắp cách xa trục bản lề để cánh tay đòn d được dài hơn làm tăng tác dụng làm quay của lực lên trục bản lề giúp mở cửa, đóng cửa dễ dàng hơn.
Câu 10:
Người ta thường sử dụng cờ lê để vặn ốc khi chiếc ốc rất chặt khó thể có dùng tay không để vặn vì một đầu cờ lê gắn với ốc tạo ra trục quay, ta cầm tay vào đầu còn lại và tác dụng một lực có giá không song song và không cắt trục quay sẽ làm ốc quay. Hơn nữa giá của lực cách xa trục quay nên tác dụng làm quay ốc lớn hơn khi ta dùng tay không để vặn ốc.
Câu 11:
Ví dụ:
– Lái xe ô tô: người lái xe tác dụng lực vào vô – lăng làm vô – lăng quay quanh trục của nó.
– Trò chơi vòng quay mặt trời: các carbin quay quanh một trục cố định.
Câu 12:
Vị trí cầm vào cờ lê sao cho giá của lực tác dụng càng xa trục quay thì tác dụng làm quay càng lớn.
Câu 13:
(1), (2), (3).
Câu 14:
– Dựa vào đặc điểm của lực có thể làm quay vật là lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm vật quay.
– Ta thấy: Chân tác dụng lên pê – đan một lực có phương thẳng đứng hướng xuống dưới, vuông góc với pedal (pê – đan) làm đùi đĩa quay quanh trục, giúp đĩa và xích chuyển động kéo theo bánh líp xe chuyển động làm bánh xe quay.
Câu 15:
a) Mũi tên chỉ trọng lực P tác dụng lên xe cút kít như hình bên dưới:
b) Vì xe cân bằng nên ta có: 80.MA 20.1,5 MA 0,375 m. Moment lực của người điều khiển tác dụng lên xe là: M = 300 N.m.
Câu 16:
a) Ngược chiều kim đồng hồ.
b) A và D.
c) Cùng chiều kim đồng hồ.
d) E.
e) Đặt đồng xu vàng vào một đĩa cân và đặt lần lượt các đồng xu lên để xem đồng xu nào nhẹ/nặng hơn. Nếu tất cả đều nhẹ hơn thì anh Nam nên bắt đầu đặt kết hợp các đồng xu cho đến khi có giá trị thấp nhất nặng hơn và cao nhất nhẹ hơn. Sau đó, anh Nam ước lượng được trọng lượng của đồng xu nằm ở giữa hai bên giá trị trên.