Phần 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM I. Dòng điện
III. Vật dẫn điện và vật không dẫn điện
2.2. Tự luận Câu 1: Hãy kể tên 5 dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin?
Câu 2: Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện gọi là dynamo tạo ra dòng điện để thắp
sáng đèn. Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn?
Câu 3: Hãy điền các cụm từ thích hợp: được tích điện, không còn điện tích nữa, dòng các điện
tích dịch chuyển, có hướng, hỗn loạn, hai đầu dây bóng đèn vào chỗ trống trong khung dưới đây để trả lời cho câu hỏi.
– Trước khi đèn ở bút thử điện lóe sáng, tấm phim …... Sau khi đèn ở bút thử điện lóe sáng rồi
tắt, tấm phim …...
– Vậy, đèn lóe sáng là do có ... qua …..., đèn tắt là do không còn có ….... qua……
– Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển ...
Câu 4: Hãy điền các cụm từ thích hợp: các cục pin, pin, không sáng nữa, pin lâu hết điện vào
chỗ trống trong khung dưới đây để trả lời câu hỏi và để chỉ ra nguyên nhân duy trì dòng điện chạy trong mạch điện.
– Bóng đèn pin sáng được là do có dòng điện chạy qua bóng đèn. Dòng điện này do …... trong
đèn cung cấp. Khi ……. hết điện, bóng đèn …... vì không có dòng điện do pin cung cấp chạy qua bóng đèn. Bóng đèn ở đèn pin sáng lâu được do …...
– Vậy ….. là nguyên nhân duy trì dòng điện chạy qua bóng đèn pin.
Câu 5: Trả lời các câu sau:
a) Tại sao khi mảnh phim nhựa được tích điện, chạm lại bút thử điện vào mảnh tôn thì thấy đèn ở bút thử điện lóe sáng ? Tại sao sau khi lóe sáng, đèn tắt ngay ?
b) Tại sao bóng đèn ở đèn pin khi bật công tắc không lóe sáng rồi tắt ngay giống như bóng đèn ở bút thử điện?
Câu 6: Điền các cụm từ thích hợp: electron tự do, kim loại, dịch chuyển có hướng vào chỗ
trống trong khung dưới đây.
Các ... trong ... tạo thành dòng điện chạy trong kim loại. Vì vậy, bản chất dòng điện trong kim loại là dòng các ...
Câu 7: Nêu các nguyên nhân có thể làm cho một mạch điện không có điện và cách khắc phục?
Câu 8: Tại sao khi lắp pin vào rađiô hay các thiết bị dùng pin khác cần phải kiểm tra xem đã
đúng ký hiệu “cực” của nó chưa?
Câu 9: Tại sao ở các tiệm điện lại bán đủ các pin hay ắc quy lớn nhỏ khác nhau?
Câu 10: Tại sao không nên nối hai cực của nguồn điện bằng các sợi dây kim loại?
Câu 11: Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa pin và ắc quy?
Câu 12: Nối hai quả cầu A và B bằng một sợi dây kim loại.
Hỏi có dòng điện chạy qua dây dẫn không, nếu có thì electron dịch chuyển theo chiều nào trong các trường hợp sau:
a) A tích điện dương, B không tích điện.
b) A và B không tích điện.
c) A tích điện âm, B không tích điện.
d) A không tích điện, B tích điện dương.
e) A không tích điện, B tích điện âm.
Câu 13: Một học sinh cho rằng dòng điện trong kim loại là hai dòng chuyển dời có hướng
ngược nhau của các electron tự do mang điện tích (-) và các nguyên tử mang điện tích (+).
Theo em điều đó đúng hay sao? Tại sao?
Câu 14: Tại sao người ta thường làm cột thu lôi bằng sắt, đồng mà không làm bằng gỗ? Từ
hiện tượng sét, có thể kết luận gì về điện tích các đám mây và mặt đất?
Câu 15: Hãy điền các cụm từ thích hợp: các cục pin, pin, không sáng nữa, pin lâu hết điện vào
chỗ trống trong khung dưới đây để trả lời câu hỏi b, và để chỉ ra nguyên nhân duy trì dòng điện chạy trong mạch điện.
Bóng đèn pin sáng được là do có dòng điện chạy qua bóng đèn. Dòng điện này do ...
trong đèn cung cấp. Khi ... hết điện, bóng đèn ... vì không có dòng điện do pin cung cấp chạy qua bóng đèn. Bóng đèn ở đèn pin sáng lâu được do ...
Vậy ... là nguyên nhân duy trì dòng điện chạy qua bóng đèn pin.
Câu 16: Thế nào là dòng điện, nguồn điện? Kể các loại nguồn điện thông thường mà em biết?
Câu 17: Trong mạng điện của gia đình có sử dụng những thiết bị nào sau đây: cầu chì, cầu dao
tự động, rơle, chuông điện? Hãy nêu công dụng của chúng?
Câu 18: Thế nào là vật dẫn điện và vật cách điện? Nêu các vật dẫn điện và vật cách điện thông
thường mà em biết?
Câu 19: Như đã biết, pin hay acquy có hai cực âm dương cố đinh. Hãy cho biết dòng điện do
pin hay acquy cung cấp có chiều từ cực nào đến cực nào và chiều dòng điện này có thay đổi không?
Câu 20: Sau đây là các chất dẫn điện: vàng, đồng, than chì, các dung dịch acid, kiềm, muối,
nước thường dùng và các chất cách điện: nước nguyên chất, gỗ khô, chất dẻo, nhựa, thủy tinh, sứ. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần theo chiều mũi tên về tính dẫn điện và cách điện.
Câu 21: Dùng cụm từ thích hợp đề điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
– Mỗi …… đều có hai cực, đó là ……. và ……….
– Trên vỏ của mỗi ……… đều có kí hiệu dấu (+) là ………, kí hiệu dấu (-) là …….
– ………… chỉ có thể hoạt động khi có ……… chạy qua nó.
Phần 3. ĐÁP ÁN
ĐÁP ÁN THAM KHẢO Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 8 C 15 D 22 C 29 B
2 D 9 D 16 C 23 D 30 B
3 C 10 A 17 D 24 A 31 B
4 B 11 D 18 D 25 C 32 A
5 D 12 C 19 D 26 D 33 B
6 C 13 A 20 B 27 C
7 C 14 B 21 C 28 B
Hướng dẫn giải
3.1. Trắc nghiệm 3.2. Tự luận Câu 1:
Các dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin bao gồm: Đèn pin, rađio, máy tính bỏ túi, máy ảnh tự động, đồng hồ điện (điện tử), ô tô đồ chơi chạy điện, bộ phận điều khiển ti vi từ xa, …
Câu 2:
Để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn ta làm như sau:
– Ta cần ấn vào lẫy để núm xoay của nó tì sát vào vành xe đạp của dynamo tiếp xúc với vỏ xe đạp.
– Làm quay bánh xe đạp thì bánh răng của dynamo quay, đồng thời dây nối từ đinamô tới đèn không có chỗ hở (có thể vỏ của dynamo là cực âm và chỗ dây điện nối với dynamo lên đèn là cực dương).
Câu 3:
– Trước khi đèn ở bút thử điện lóe sáng, tấm phim được tích điện. Sau khi đèn ở bút thử điện lóe sáng rồi tắt, tấm phim không còn tích điện nữa.
– Vậy, đèn lóe sáng là do có dòng các điện tích dịch chuyển qua hai đầu dây bóng đèn, đèn tắt là do không còn có dòng các điện tích dịch chuyển qua hai đầu dây bóng đèn.
– Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Câu 4:
– Bóng đèn pin sáng được là do có dòng điện chạy qua bóng đèn. Dòng điện này do các cục
pin trong đèn cung cấp. Khi pin hết điện, bóng đèn không sáng nữa vì không có dòng điện do
pin cung cấp chạy qua bóng đèn. Bóng đèn ở đèn pin sáng lâu được do pin lâu hết điện.
– Vậy pin là nguyên nhân duy trì dòng điện chạy qua bóng đèn pin.
Câu 5:
a) Khi mảnh phim nhựa được tích điện, chạm lại bút thử điện vào mảnh tôn thì thấy đèn ở bút thử điện lóe sáng bởi vì Sau khi tấm phim được tích điện ( hay nói cách khác là tấm phim bị nhiễm điện) đã phóng điện qua mảnh tôn (Sỡ dĩ phóng điện qua được là vì thí nghiệm cho mảnh mảnh tôn đặt trên tấm phim nhựa) → Mảnh tôn bị nhiễm điện → Khi chạm lại bút thử điện vào mảnh tôn thì thấy đèn sáng.
Khi lóe sáng đèn tắt ngay bởi vì: mảnh phim được tích điện chỉ là nhiễm điện tạm thời nên không thể duy trì dòng điện lâu được.
b) Bóng đèn ở đèn pin khi bật công tắc không lóe sáng rồi tắt ngay giống như bóng đèn ở bút thử điện bởi vì nó được duy trì bởi một nguồn điện, nên dòng điện di chuyển liên tục.
Câu 6:
Các electron tự do trong kim loại tạo thành dòng điện chạy trong kim loại. Vì vậy, bản chất dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Câu 7:
*Mạch điện không có điện có thể do hai nguyên nhân chính:
+ Dây dẫn điện bị đứt, hở, không được kết nối chặt với thiết bị điện hoặc nguồn điện.
+ Công tắc đang mở + Pin hay acquy đã hết điện.
*Để khắc phục thì ta cần:
+ Kiểm tra lại hệ thống dây dẫn, xem có bị đứt hay nối chưa chặt ở đâu không và sửa lại.
+ Đóng công tắc.
+ Thay nguồn điện mới.
Câu 8:
Mỗi nguồn điện đều có hai cực: cực dương (+) và cực âm (-). Vì vậy khi lắp thiết bị điện với nguồn là pin hay acquy cần nối đúng cực dương của thiết bị điện với cực dương của nguồn, cực âm của thiết bị điện với cực âm của nguồn. Nếu mắc ngược hay sai thì dụng cụ không hoạt động.
Câu 9:
– Các dụng cụ điện khác nhau thì cần sử dụng nguồn điện có kích thước, độ mạnh yếu khác nhau.
– Ví dụ:
+ Đồng hồ thường dùng pin cúc, pin con thỏ,..
+ Ô tô hay xe máy thì cần dùng Ắcquy.
– Vì vậy người bán hàng cần cung cấp nhiều loại pin, acquy với kích thước, độ mạnh yếu khác nhau cho người dùng tùy chọn sao cho phù hợp với thiết bị.
Câu 10:
Nối hai cực của nguồn điện bằng sợi dây kim loại không thông qua thiết bị sử dụng điện nào có thể khiến cho nguồn điện nhanh hết, bị cháy hỏng. Với acquy, có thể làm dây dẫn kim loại bị nóng đỏ, cháy sáng, rất nguy hiểm với người dùng.
Câu 11:
– Giống nhau:
+ Về cấu tạo: pin và acquy đều có hai cực, đó là cực dương (+) và cực âm (-).
+ Về tác dụng: pin và acquy đều có khả năng tạo ra dòng diện lâu dài trong các thiết bị điện – Khác nhau:
Ắcquy Pin
Cấu tạo cồng kềnh, nặng nề, di chuyển khó khăn hơn pin rất nhiều.
Cấu tạo gọn, nhẹ và dễ dàng di chuyển.
Thời gian sử dụng dài hơn, có khả năng cung cấp điện mạnh, tạo ta dòng điện lớn hơn pin.
Thời gian sử dụng ngắn hơn, khả năng cung cấp điện yếu, tạo ra dòng điện nhỏ hơn ắc
quy.
Có thể tiếp tục sử dụng bằng cách nạp điện khi hết điện.
Đa số khi hết điện thì pin không sử dụng được mà phải bỏ.
Câu 12:
a) A tích điện dương, B không tích điện thì các electron sẽ di chuyển từ quả cầu B sang quả cầu A qua dây dẫn nên có dòng điện.
b) A và B không tích điện thì không có dòng điện nên không có sự dịch chuyển của các electron từ quả nào sang quả nào.
c) A tích điện âm, B không tích điện thì các electron sẽ di chuyển từ quả cầu A qua dây dẫn sang quả cầu B nên có dòng điện.
d) A không tích điện, B tích điện dương thì các electron sẽ di chuyển từ quả A sang quả B qua dây dẫn, nên có dòng điện.
e) A không tích điện, B tích điện âm thì các electron sẽ di chuyển từ quả B qua dây dẫn sang quả A nên có dòng điện.
Câu 13:
Điều khẳng định trên của bạn học sinh là sai, vì trong dây dẫn kim loại chỉ có sự chuyển động của các electron tự do để tạo thành dòng điện.
Câu 14:
Trong các cơn giông, thường có sét. Sét là hiện tượng phóng điện trong không khí ẩm khi các đám mây bị cọ xát tích điện trái dấu với mặt đất. Sét là dòng điện rất mạnh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Thông thường thì các đám mây tích điện dương, mặt đất tích điện âm. Người ta thường làm các cột thu lôi bằng sắt, đồng vì chúng là các vật liệu dẫn điện.
Cột thu lôi được đặt trên nóc nhà, để thu hút sét đánh vào đó. Khi sét đánh vào cột thi lôi, dòng điện được truyền xuống mặt đất, không gây nguy hiểm cho người, nhà cửa.
Câu 15:
Bóng đèn pin sáng được là do có dòng điện chạy qua bóng đèn. Dòng điện này do các cục
pin trong đèn cung cấp. Khi pin hết điện, bóng đèn không sáng nữa vì không có dòng điện do
pin cung cấp chạy qua bóng đèn. Bóng đèn ở đèn pin sáng lâu được do pin lâu hết điện.
Vậy pin là nguyên nhân duy trì dòng điện chạy qua bóng đèn pin.
Câu 16:
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện cho các dụng cụ điện hoạt động. Pin, ăcquy là những nguồn điện có hai cực, một cực là cực dương (kí hiệu +), một cực là cực âm (kí hiệu -). Ngoài ra còn có những nguồn điện khác như máy phát điện, pin Mặt Trời.
Câu 17:
Trong mạng điện của gia đình hầu như có sử dụng tất cả những thiết bị đã cho như cầu chì, cầu dao tự động role, chuông điện. Công dụng của chúng là cầu chì mắc trước một dụng cụ ví dụ như bóng đèn hoặc một đoạn mạch nhỏ dùng để bảo vệ dụng cụ hay mạch điện đó. Cầu dao tự động, thường mắc sau công tơ điện, trước đoạn mạch điện vào nhà đoạn mạch dùng để bảo vệ mạch điện. Rơle dùng để đóng ngắt tự động mạch điện ví dụ như điều khiển bóng đèn bật sáng khi có người... Chuông điện mắc ở cổng để báo cho người nhà mở cổng.
Câu 18:
Vật dẫn điện là vật cho dòng điện chạy qua, vật không dẫn điện (vật cách điện) là vật không cho dòng điện chạy qua. Vật dẫn điện thường gặp là những vật làm bằng kim loại, vật cách điện thường gặp là những vật làm bằng sứ, nhựa, cao su, thủy tinh,..
Câu 19:
Dòng điện do pin hay acquy cung cấp có chiều từ cực dương đến cực âm và chiều dòng điện này không thay đổi.
Câu 20:
– Thứ tự tăng dần về tính dẫn điện: nước thường dùng, muối, dung dịch kiềm, dung dịch acid, than chì, vàng, đồng.
– Thứ tự tăng dần về tính cách điện: nước nguyên chất, gỗ khô, nhựa, cao su, thủy tinh, sứ.
Câu 21:
– Mỗi nguồn điện đều có hai cực, đó là cực dương và cực âm.
– Trên vỏ của mỗi nguồn điện đều có kí hiệu dấu (+) là cực dương, kí hiệu dấu (-) là cực âm . – Các thiết bị sử dụng điện chỉ có thể hoạt động khi có dòng điện chạy qua nó.