Phần 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM I. Tác dụng của đòn bẩy
III. Ứng dụng của đòn bẩy
2. Đòn bẩy trong cơ thể người
2.2. Tự luận Câu 1: Dựa trên cấu tạo của cơ thể và tác dụng của đòn bẩy hãy trình bày tư thế ngồi học để
làm ta đỡ mỏi cổ?
Câu 2: Có mấy loại đòn bẩy, nêu các loại đòn bẩy đó?
Câu 3: Người ta dùng đòn bẩy có dạng như hình vẽ để bẫy một hòn đá lớn. Đầu nào của đòn
bẩy tì vào hòn đá để có lợi về lực hơn?
Câu 4: Một quả cầu bằng nhôm và một quả cầu bằng sắt có cùng kích thước được treo vào hai
đầu A và B. Đòn bẩy có cân bằng không? Biết OA = OB; khối lượng riêng của sắt là 7 800 kg/
m3 và khối lượng của nhôm là 2 700 kg/m3.
Câu 5:
a) Nêu một số ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng.
b) Nêu một số công việc trong thực tiễn có sử dụng đòn bẩy.
Câu 6: Em hãy giải thích vì sao khi cầm vật nặng, ta cần gập sát cánh tay vào bắp tay.
Câu 7: Vận dụng được kiến thức về đòn bẩy để có các thao tác vận động đúng trong sinh hoạt
hằng ngày.
Câu 8: Hình sau mô tả một thanh gỗ đang nằm ngang trên ghế, đầu bên trái của thanh gỗ có
buộc một vật.
a) Để nâng vật lên một chút, phải tác dụng lên đầu A một lực có hướng như thế nào? Khi đó điểm tựa của thanh gỗ là vị trí nào?
b) Để hạ vật xuống một chút, phải tác dụng lên đầu A một lực có hướng thế nào? Khi đó điểm tựa của thanh gỗ là vị trí nào?
Câu 9: Cho ba dạng đòn bẩy ở hình dưới đây:
Đòn bẩy loại 1
Đòn bẩy loại 2
Đòn bẩy loại 3 a) Kéo cắt giấy thuộc dạng đòn bẩy nào?
b) Dùng xà beng bẩy khúc gỗ thuộc dạng đòn bẩy nào?
c) Em bé dùng chổi quét nhà thuộc dạng đòn bẩy nào?
d) Cái khui nút chai thuộc dạng đòn bẩy nào?
e) Xe cút kít (xe rùa) thuộc dạng đòn bẩy nào?
f) Cần câu cá thuộc dạng đòn bẩy nào?
g) Đôi quang gánh thuộc dạng đòn bẩy nào?
h) Cái kẹp vỏ hạt thuộc dạng đòn bẩy nào?
i) Búa nhổ đinh thuộc dạng đòn bẩy nào?
Câu 10: Trong trò chơi cầu bập bênh, khi người bố (48 kg) chơi với người con (12 kg), cầu bập
bệnh khó cân bằng. Hãy đề xuất phương án để người bố và con có thể giữ thăng bằng khi chơi cầu bập bênh.
Câu 11: Trải nghiệm sáng tạo:
Chọn hai bạn có thể hình như nhau (khoẻ mạnh tương đồng nhau) chơi trò chơi thể thao vật tay theo ba phương án dưới đây rồi lí giải vì sao hoà nhau, thắng, thua.
a) Bạn A và bạn B để tay cân xứng như hình vẽ mô phỏng. Cơ bản, hai bên hoà nhau.
b) Bạn A nắm cổ tay bạn B. Ai sẽ thắng?
c) Bạn B nắm giữa cổ tay và khuỷu tay của bạn A. Ai sẽ không bao giờ thắng?
Câu 12: Hãy chỉ rõ điểm tựa, các điểm tác dụng lực lên đòn bẩy trong hình dưới. Có nhận xét
gì về vị trí của điểm tựa trong mỗi đòn bẩy?
a) b) c)
Câu 13: Ở chiếc kẹp gắp đồ vật trong hình, mỗi bên kẹp có vai trò như một đòn bẩy.
Em hãy chỉ ra:
a) Cách dùng chiếc kẹp để gắp đồ vật.
b) Vị trí điểm tựa, lực tác dụng và vật cần tác dụng lực khi dùng kẹp để gắp đồ vật.
Phần 3. ĐÁP ÁN
ĐÁP ÁN THAM KHẢO Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 9 C 17 B 25 C 33 C
2 C 10 D 18 B 26 A 34 B
3 C 11 B 19 A 27 B 35 C
4 B 12 C 20 C 28 A 36 B
5 A 13 A 21 A 29 C
6 D 14 B 22 B 30 C
7 D 15 A 23 C 31 A
8 B 16 C 24 C 32 D
Hướng dẫn giải
3.1. Trắc nghiệm 3.2. Tự luận Câu 1:
Dựa trên cấu tạo của cơ thể và tác dụng của đòn bẩy ta thấy đầu là một đòn bẩy mà trục quay là đốt sống trên cùng. Để làm ta đỡ mỏi cổ thì đầu phải cân bằng. Vì thế cần ngồi ngay ngắn, đầu không nên gục về phía trước hoặc ngửa về sau hay nghiêng sang phải, sang trái vì ở các tư thế này các cơ đầu đều phải co giãn làm việc để giữ cho đầu thăng bằng. Ngồi ở tư thế ngay ngắn, nhìn thẳng sẽ làm các cơ đầu ít phải co giãn, vì thế làm ta đỡ mỏi cổ.
Câu 2:
Có thể phân đòn bẩy làm hai loại chính như sau:
– Đòn bẩy loại 1: Loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm trong khoảng giữa điểm đặt O1,O2 của các lực F1 và F2,
– Đòn bẩy loại 2: Loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm ngoài khoảng giữa điểm O1,O2 của các lực F1 và F2, lực tác dụng lên đòn bẩy F2, nằm xa điểm tựa O hơn vị trí của lực F1 .
– Trong thực tiễn có một số đòn bẩy không cho ta lợi về lực. Trong trường hợp này, điểm tựa O nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O1,O2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F2 nằm gần điểm tựa O hơn vị trí của lực F1.
Câu 3:
Đầu A của đòn bẩy tì vào hòn đá thì có lợi về lực nhất.
Câu 4:
Đòn bẩy không cần bằng.
Vì có cùng kích thước nên thể tích 2 vật bằng nhau, khối lượng mỗi quả cầu là:
mS = DS.V = 7 800.V (kg) mn = Dn.V = 2 700.V (kg) Vì khối lượng của quả sắt lớn hơn quả nhôm, do đó trọng lượng quả cầu sắt cũng lớn hơn nên đòn bẩy không cân bằng mà bị nghiêng về phần quả cầu sắt.
Câu 5:
a) Ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng:
– Đưa vật lên khỏi hố.
– Nhổ đinh.
b) Ví dụ một số công việc sử dụng đòn bẩy:
– Dùng xà beng để bẩy vật.
– Dùng mái chèo để chèo thuyền.
Câu 6:
Khi cầm vật nặng, ta cần gập sát cánh tay vào bắp tay khi đó làm giảm được độ dài cánh tay đòn giúp làm giảm được tác dụng của trọng lượng của vật lên cánh tay để tránh mỏi cơ.
Câu 7:
– Nên ngồi thẳng người, đi đứng thẳng xương sống để tránh mỏi cổ.
– Khi cầm vật nặng nên đưa tay gập sát cánh tay vào bắp tay.
Câu 8:
a) Khi nâng vật, ta cần tác dụng lực hướng xuống. Điểm tựa lúc này là điểm M.
b) Khi hạ vật xuống, cần tác dụng lực hướng lên. Điểm tựa lúc này là điểm N.
Câu 9:
Các đòn bẩy được xếp vào ba dạng dưới đây:
– Đòn bẩy dạng 1: cần câu cá; em bé dùng chổi quét nhà.
– Đòn bẩy dạng 2: cái kẹp vỏ hạt; xe cút kít (xe rùa); cái khui nút chai.
– Đòn bẩy dạng 3: kéo cắt giấy; cân Roberval; xà beng bẩy khúc gỗ; búa nhổ đinh; đôi quang gánh.
Câu 10:
Có thể có ba phương án dưới đây để khi chơi cầu bập bênh, người bố và con có thể giữ thăng bằng được.
– Phương án 1: người bố ngồi gần trục quay hơn vị trí của người con.
– Phương án 2: để thêm vật nặng lên phía người con, hoặc rủ thêm vài bạn ngồi về phía người con.
– Phương án 3: người bố thỉnh thoảng chống chân để nâng cầu bên phần người bố lên.
Câu 11:
Thực nghiệm trò chơi thể thao vật tay.
a) Bạn A và bạn B để tay cân xứng như hình vẽ mô phỏng. Cơ bản, hai bên hoà nhau. Bởi vì cánh tay đòn như nhau, lực tác dụng như nhau thì về cơ bản, moment lực của hai bên như nhau, hai bạn A và B sẽ hoà nhau.
b) Bạn A nắm cổ tay bạn B. Khi đó, cánh tay đòn của bạn B ngắn hơn. Nếu dùng sức như nhau thì bạn B sẽ có lợi thế hơn, bạn B sẽ thắng.
c) Bạn B nắm giữa cổ tay và khuỷu tay của bạn A, bạn B sẽ không bao giờ thắng. Vì cánh tay đòn của bạn A khi đó rất ngắn, cần phải tác dụng lực rất lớn mới có thể làm cho cánh tay của A quay quanh khuỷu tay. Vì thế, A giành phần thắng.
Câu 12:
Các đòn bẩy ở hình a, b, c đều có điểm tựa O nằm trong khoảng giữa hai lực, nên được gọi là đòn bẩy loại 1.
a) b) c)
Câu 13:
a) Để gắp được đồ, cần đưa vật vào khoảng giữa hai đầu kẹp, sau đó dùng lực của hai ngón tay ép vào hai nhánh của kẹp và hướng gần vào nhau.
b) Điểm tựa của hai đòn bẩy này là đầu uốn hai nhánh kẹp. Lực tác dụng ở khoảng giữa nhánh kẹp, vật cần tác dụng lực là vật cần kẹp.