Phần 2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 2.1. Trắc nghiệm
2.2. Tự luận Câu 1: Áp suất là gì? Đơn vị đo áp suất? Làm cách nào để tăng áp suất?
Câu 2: Thông thường người ta làm mũi khoan, mũi kim nhọn, các vật dụng như dao, kéo,…
người ta thường mài sắc. Hãy giải thích hiện tượng này.
Câu 3: Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn?
Câu 4: Áp lực là gì? Đơn vị đo áp lực? Làm cách nào để tăng áp lực?
Câu 5: Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt
trên đường để người hoặc xe đi?
Câu 6: Dùng khái niệm áp suất giải thích:
a) Làm thế nào để đóng các cọc gỗ vào đất dễ dàng?
b) Để ô tô có thể vượt qua các vùng đất sụt lún người ta thường làm thế nào?
c) Hổ có răng nhọn để làm gì?
Câu 7: Lấy một ống nghiệm hai đầu hở, khi lấy ngón tay bịt phía trên và kéo ống ra khỏi nước,
cột nước vẫn còn trong ống, không bị chảy ra ngoài, giải thích vì sao?
Câu 8:
a) Nêu được biện pháp làm tăng, giảm áp suất bằng cách thay đổi áp lực hoặc diện tích mặt bị ép trong những tình huống cụ thể.
b) Giải thích được vì sao ống hút cắm vào hộp sữa có một đầu nhọn.
Câu 9: Tại sao sau khi đổ bê tông lên đường, người ta thường bắc ván để cho xe hạng nhẹ (xe
đạp, xe máy, ...) và người đi qua?
Câu 10:
a) Vì sao khi một người đứng trên tấm nệm thì bề mặt của nệm bị lún nhiều hơn so với khi nằm?
b) Khi láng sân xi măng, vữa trên sân chưa khô hẳn, nếu đi trực tiếp trên đó thì sẽ để lại các vết chân lún sâu. Để tránh hỏng mặt sân, người ta thường đặt những tấm ván trên mặt sân để đi trên đó. Vì sao người ta lại làm như vậy?
Câu 11: Một cốc nước đặt trên mặt bàn nặng 4 N, đáy cốc nước có diện tích là 0,003 m2. Tính áp suất mà cốc nước tác dụng lên mặt bàn.
Câu 12: Một cái hộp có trọng lượng 250 N đang nằm yên trên bàn. Nếu áp suất do hộp tác
dụng lên mặt sàn là 25 000 Pa thì hộp tiếp xúc với sàn diện tích bao nhiêu?
Câu 13: Nếu em đang cầm một cuốn sách nặng 2 kg trong lòng bàn tay và diện tích tiếp xúc
giữa tay em và cuốn sách là 0,003 m2 thì hãy tìm áp suất mà cuốn sách tác dụng lên tay em.
Câu 14: Một bình hoa có khối lượng 2 kg đặt trên bàn. Biết đáy bình là mặt tròn bán kính 5
cm. Tính áp suất của bình lên mặt bàn ra đơn vị N/m2 và Pa.
Câu 15: Áp suất ở tâm Trái Đất có trị số vào khoảng 4.1011 Pa. Để có áp suất này trên mặt đất phải đặt một vật có khối lượng bằng bao nhiêu lên một mặt nằm ngang có diện tích 1m2 ?
Câu 16: Theo tính toán của các kĩ sư xây dựng áp suất của các công trình trên nền đất cứng có
giá trị nhỏ hơn 98 000 Pa thì công trình mới không bị lún, nghiêng.
Một căn nhà khối lượng 1 000 tấn phải có diện tích móng tối thiểu là bao nhiêu để không bị lún?
Câu 17: Dùng tay ấn một lực 40 N vào chiếc đinh. Diện tích của mũ đinh là 0,5 cm2, của đầu đinh là 0,1mm2. Hãy tính áp suất tác dụng lên mũ đinh và của đầu đinh tác dụng lên tường.
Câu 18: Bác Minh muốn bơm lốp ô tô của mình. Máy bơm của bác ấy có 1 pít tông có diện
tích tiết diện là 7 cm2. Bác ấy ấn tay cầm xuống với lực 175 N.
a) Áp suất mà bác Minh tác dụng lên không khí trong máy bơm là bao nhiêu?
b) Áp suất không khí trong lốp xe là 27 N/cm2. Cần áp suất bao nhiêu trong máy bơm để bơm thêm không khí vào lốp?
c) Một chiếc lốp ô tô khác của bác Minh tác dụng lên mặt đường một áp suất 30 N/cm2. Diện tích mặt lốp tiếp xúc với mặt đường là 95 cm2. Lực mà lốp xe tác dụng lên mặt đường là bao nhiêu?
Câu 19: Một vật khối lượng 0,84 kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm × 6cm × 7cm.
Lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang. Hãy tính áp lực và áp suất vật tác dụng lên mặt sàn trong từng trường hợp và nhận xét về các kết quả tính được.
Câu 20: Bạn Linh đi một đôi giày cao gót, khối lượng của bạn là 50 kg và mỗi chiếc giày có
diện tích tiếp xúc với sàn là 10 cm2. a) Áp suất tác dụng của giày lên mặt sàn là bao nhiêu?
b) Bây giờ Linh đi một đôi dép đi trong nhà, mỗi chiếc dép có diện tích tiếp xúc với sàn nhà là 150 cm2. Tính áp suất mà Linh tác dụng lên sàn.
Câu 21:
a) Một miếng gỗ hình hộp có kích thước 0,5m × 0,3m × 2m, khối lượng riêng 5 000 kg/m3. Phải đặt như thế nào để áp suất miếng gỗ tác dụng lên nền là nhỏ nhất và tính giá trị của áp suất này?
b) Nếu tăng chiều dài mỗi cạnh lên gấp đôi thì áp suất của khối gỗ lên nền thay đổi như thế nào?
Câu 22: Đặt một bao gạo 60 kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp
xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm². Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất?
Câu 23: Một máy kéo bánh xích có trọng lượng 10 000 N, diện tích tiếp xúc của các bản xích
xe lên mặt đất là 1,25 m2. a) Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đường nằm ngang.
b) Hãy so sánh áp suất của xe với áp suất của một ô tô trọng lượng 15 000 N có diện tích tiếp xúc là 250 cm2.
Câu 24: Một cái bàn có 4 chân, mỗi chân tiếp xúc với mặt đất với diện tích 30 cm2. Khi đặt lên mặt đất thì áp suất tác dụng lên mặt đất là 9 000 N/m2.
a) Tính khối lượng của bàn.
b) Đặt lên bàn một vật có khối lượng m2 thì áp suất tác dụng lên mặt bàn lúc này là 12 000 N/
m2. Tính khối lượng của vật đặt lên mặt bàn.
Câu 25: Một miếng gỗ có dạng hình hộp chữ nhật, trọng lượng 50 N, chiều dài 15 cm, chiều rộng
10 cm và chiều cao 8 cm. Tính áp suất lớn nhất và nhỏ nhất mà miếng gỗ tác động lên mặt đất khi đặt nó nằm trên mặt đất.
Câu 26: Để xây một chiếc cầu, người ta làm năm trụ cầu hộp chữ nhật, có kích thước đáy là 3 m × 4 m. Nền đất ở đáy sông chịu được áp suất tối đa 300 000 N/m2. Tính khối lượng tối đa của chiếc cầu (kể cả trụ cầu) nếu áp suất của cầu lên nền đất chỉ được phép bằng 70 % áp suất tối đa nói trên.
Câu 27: Một đoàn tàu dài 337,5 m có 15 toa, khối lượng mỗi toa là 24 000 kg. Phía dưới đường
ray có các thanh tà vẹt, diện tích tiếp xúc của mỗi thanh tà vẹt với mặt đường là 0,4 m2, khoảng cách liên tiếp giữa hai thanh tà vẹt là 75 cm. Tính áp suất trung bình của đoàn tàu lên mặt đất.
Phần 3. ĐÁP ÁN
ĐÁP ÁN THAM KHẢO Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 11 A 21 C 31 A 41 C
2 C 12 B 22 B 32 B 42 A
3 B 13 B 23 A 33 C 43 D
4 C 14 B 24 A 34 A 44 A
5 A 15 D 25 B 35 B 45 A
6 A 16 A 26 D 36 B 46 C
7 A 17 B 27 B 37 B 47 A
8 B 18 A 28 C 38 B 48 D
9 A 19 D 29 C 39 C 49 B
10 C 20 D 30 B 40 B
Hướng dẫn giải