Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 111 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
111
Dung lượng
1,15 MB
Nội dung
LUẬNVĂN:ĐổimớiquảnlýhoạtđộngcấpnướcđôthịtrênđịabàntỉnhThanhHoá Mở đầu 1. Tínhcấp thiết của đề tài Hoạtđộngcấpnước là hoạtđộng có liên quan đến cả ba khâu sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Nước sạch là loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư. Trong thời gian qua, hoạtđộngcấpnước nhất là cấpnướcđôthị luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp bộ ngành và các nhà tài trợ quốc tế. Đặc biệt, ngày 11/7/2007 Chính phủ ban hành nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nước sạch là cơ sở cho tổ chức, quảnlýcấpnướcđô thị. Sau gần 20 năm đổi mới, tốc độđôthịhoá của cả nước nói chung, tỉnhThanhHoá nói riêng phát triển rất nhanh. Năm 1989, dân số thànhthịThanhHoámới có 215,5 ngàn người bằng 7,2% tổng số dân (2,99 triệu người), thì năm 2006 có 360,3 ngàn người bằng 9,8 % tổng số dân (3.68 triệu người) tăng 144,8 ngàn người, như vậy tăng 67,2% so với năm 1989. Đây là một áp lực đối với hoạtđộngcấpnước sạch đôthịtrênđịabàntỉnhThanh Hoá. Tính đến nay, ThanhHoá đã có 18 dự án được triển khai với tổng vốn đầu tư khoảng 314 tỷ đồng, nhằm thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnhThanhHoá thời kỳ 2001 - 2010 trong đó có cấp nước. Tổng công suất cấpnướcđôthị hiện nay là 65.410 m 3 /ngày, bảo đảm khoảng 90% dân số đôthị được cấpnước sạch với mức 89lít /người/ngày, tỷ lệ thất thoát nước sạch đã giảm xuống 30% so với 48% năm 1999. Đã có 15 trong tổng số 30 thị trấn có hệ thống cấpnước tập trung với quy mô từ 500 - 2000m 3 /ngày được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, nhưng chủ yếu là nguồn vốn ngân sách. Những thành quả trên, cùng với sự nỗ lực của các cấp các ngành có liên quan và công ty cấpnướcThanhHoá đã nói lên tầm quan trọng cũng như mức độcấp thiết của nước sạch đôthị trong chiến lược chung nhằm phát triển kinh tế xã hội, bảo vệc sức khoẻ cộng đồng, từng bước nâng cao mức sống dân cư. Tuy nhiên, hoạtđộngcấpnước có những điều kiện đặc thù, bởi nước sạch đôthị là hàng hoá cá nhân được cung ứng công cộng, cần được đầu tư vốn lớn nhưng khả năng thu hồi vốn thấp, dođó việc xã hội hoáhoạtđộngcấpnước gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gia tăng dân số đôthị ngày càng cao đã tạo những áp lực rất lớn cho hoạtđộngcấpnước sạch đôthị cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển của ngành cấpnướcđôthịThanhHoá trong thời gian qua chưa theo kịp với tốc độđôthị hoá, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và dân sinh. Nhiều dự án cấpnước ở các thị trấn đầu tư không đồng bộ, đầu tư theo kiểu phong trào, quy hoạch không hợp lý, hiệu suất thấp và năng lực quảnlý kỹ thuật yếu kém. Những tồn tại trêndo nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Trong đó có vấn đề nổi cộm như: cơ chế chính sách chưa phù hợp, phân cấpquảnlý còn chồng chéo, mâu thuẫn; còn bất cập nhất là về giá nước; thất thu thất thoát còn lớn , trình độđội ngũ cán bộ quảnlý và người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, tổ chức mô hình cấpnước chưa phù hợp. Thực hiện Nghị định 117/CP, tính khả thi còn nhiều điều phải xem xét lại như: quy hoạch cấpnướcđôthị có đảm bảo 5 năm, 10 năm, dài hạn là 20 năm sao cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành. Hoặc UBND tỉnh chỉ đạo việc chuyển giao các công trình cấpnước tại các thị trấn huyện (đầu tư từ nguồn vốn nhà nước) cho công ty cấpnướctỉnhquản lý. Theo đó, đánh giá tài sản nhất là đối với hệ thống ống nằm trong lòng đất đúng giá trị thực để bàn giao là điều không dễ. Hiện tại quyền sở hữu tài sản còn chưa rõ ràng, các công ty cấp nước, UBND tỉnh, thậm chí cả Chính phủ có thể giữ quyền sở hữu các phần tài sản khác nhau, tuỳ thuộc vào nguồn tài chính tạo nên tài sản lúc đầu. Sẽ không phải là vấn đề lớn, như hiện nay khi các công ty cấpnướcdo UBND tỉnh làm chủ sở hữu, nhưng nó sẽ là vấn đề quan trọng khi thực hiện cổ phần hoá công ty cấpnước và hoạtđộng của công ty cấpnước ngày càng đi theo định hướng thương mại. Tất cả những lýdotrên đặt ra yêu cầu cần đổimớiquảnlýhoạtđộngcấpnướcđôthịtỉnhThanh Hóa, đó là yêu cầu xuất phát từ thực tiễn. Là người tham gia quảnlý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, trong đó có tham mưu xây dựng giá nước sạch và đánh giá lại tài sản các công trình cấpnước tại các thị trấn sắp tới, tác giả chọn đề tài "Đổi mớiquảnlýhoạtđộngcấpnướcđôthịtrênđịabàntỉnhThanh Hoá" làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quảnlý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quảnlý hoạt độngcấpnướcđôthị thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức; ở nước ta đã có một số công trình, đề tài khoa học được công bố liên quan đến hoạtđộngcấpnướcđô thị. Có thể nêu một số công trình, đề tài chủ yếu như sau: - Arjun Thapan - Ngân hàng phát triển Châu á (2002), Đổimới cơ chế, chính sách cho ngành cấpnước và về sinh đôthị Việt Nam trênquan điểm của Ngân hàng Châu á, Tham luận hội thảo. - Bộ Xây dựng (2003) Đề tài khoa học, Điều tra đánh giá thực trạng tình hình quảnlý chi phí nước sạch của một số đôthị lớn Việt Nam. - Bộ Xây dựng (Vụ tổ chức cán bộ-2005) Dự án, Điều tra đánh giá thực trạng và tổ chức năng lực của doanh nghiệp nhà nướchoạtđộng trong lĩnh vực cấp thoát nước phục vụ việc sắp xếp, đổimới doanh nghiệp. - Bộ Xây dựng (2003), Báo cáo về Thực trạng quản ký Nhà nướcđối với các doanh nghiệp nhà nướchoạtđộng trong lĩnh vực cấp thoát nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Bùi Đức Hưng (2006), Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Đổimớiquảnlý nhà nướcđối với lĩnh vực cấpnướcđôthị ở Việt Nam. - Công ty cấpnướcThanhHoá (2002), Phương án Quảnlý hệ thống cấpnước sạch tại các huyện lỵ trong tỉnh. - Công ty Nước và môi trường Việt Nam (2003), Dự án cải tạo, nâng công suất nhà máy nước Mật sơn - ThanhHoá từ 20.000m 3 /ngày,đêm lên 30.000m 3 /ngày, đêm (Nghiên cứu khả thi). - Đinh Tiến Dũng (2001), Thực trạng và tình hình giá tiêu thụ nước sạch hiện nay, Tham luận hội nghị cấpnước toàn quốc lần thứ IV. - Hội Cấp thoát nước Việt Nam (2002), Đổimới cơ chế chính sách quảnlý sản phẩm công ích cấp nước, thoát nước và vệ sinh đôthị Việt Nam, Hội thảo quốc tế. - Thanh Hà (2006), Hệ thống cấpnướcđô thị: Cần một mô hình quảnlý tổng hợp, vietnamnet. Vn. - Hồ Xuân Hùng (2002), Đổimới cơ chế quảnlý giá bánnước sạch để công ty cấpnước chuyển sang kinh doanh, Tham luận hội thảo. - Hội Cấp thoát nước Việt Nam (2003), Đổimới tổ chức và phát triển nguồn nhân lực ngành cấpnước và vệ sinh đôthị Việt Nam, Hội thảo quốc tế. - Iize Gotelli- Chuyên gia thể chế ADB (2002), Đổimới và quy định cho ngành nước, Tham luận hội thảo. - Lê Quang Vinh (2002), Đổimới cơ chế chính sách quảnlýcấp nước, Tham luận hội thảo. - Nghiên cứu mô hình quy hoạch và quảnlý hiệu quả hệ thống cấpnướcđôthị Việt Nam,http://www.moc.gov.vn/ Vietnam/ Management. - Nguyễn Văn Tình (2001), Tiếp tục hoàn thiện về quảnlý và tổ chức nâng cao hiệu quả cấpnướcđô thị, Tham luận hội thảo. - Trần văn Tá (2002), Đề xuất một số cơ chế, chính sách tài chính nhằm nâng cao hiệu qủa hoạtđộng của các doanh nghiệp cấpnước theo tinh thần Nghị quyết TW3 khoá IX , Tham luận hội thảo. Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến đổimới cơ chế quảnlý một số khía cạnh hoặc là cơ chế quảnlý nói chung, hoặc là quảnlý nhà nước ở tầm quốc gia với nhiều cách tiếp cận lý giải khác nhau. Đối với tỉnhThanhHoá đã có một phương án tổ chức hoạtđộngcấp nước; nội dung chủ yếu phản ánh tình hình thực hiện các dự án và vận hành cấpnước ở các huyện thị hiện nay, đề xuất mô hình tổ chức và định hướng phát triển của công ty cấpnướcThanhHoá đến năm 2020. Mặc dù các công trình nghiên cứu về hoạtđộngcấpnướcđôthị trong và ngoài nước khá đa dạng, nhiều cách tiếp cận, nhưng nội dung quảnlýđối với hoạtđộngcấpnướcđôthịtrênđịabàntỉnhThanh Hoá, hiện chưa có công trình khoa học nào dưới dạng luận án, luận văn từ thạc sỹ trở lên được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích: Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá đúng thực trạng, đề xuất giải pháp đổimớiquảnlýhoạtđộngcấpnướcđôthịtrênđịabàntỉnhThanhHoá trong thời gian tới. - Nhiệm vụ: + Làm rõ một số vấn đề lýluận về quảnlýhoạtđộngcấpnướcđô thị. + Phân tích thực trạng quảnlýđối với hoạtđộngcấpnướcđôthị ở Thanh Hoá, rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân. + Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đổimớiquảnlýhoạtđộngcấpnướcđôthịtrênđịabàntỉnhThanh Hoá. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Quảnlýhoạtđộngcấpnước sạch đôthị mà trọng tâm là nghiên cứu quảnlý nhà nướcđối với hoạtđộngcấpnước sạch đô thị. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quảnlýhoạtđộngcấpnước sạch đôthịtrênđịabàntỉnhThanh Hoá, chủ yếu là quy hoạch, đầu tư phát triển, quảnlý vận hành, bánnước sạch và sử dụng nước. Các vấn đề khác có đề cập chỉ để đảm bảo tính hệ thống của đề tài nghiên cứu. Thời gian: Khảo sát thực trạng từ 2002-2007; đề xuất giải pháp đến 2015 và một số giải pháp dài hạn cho những năm tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn sử dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu, trong đó, chủ yếu dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, coi trọng mối liên hệ giữa lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng, tri thức khoa học kinh tế và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với địabàntỉnhThanh Hoá. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp thống kê, so sánh, điều tra mẫu, ý kiến chuyên gia có đối chiếu quy trình, quy phạm, kinh nghiệm ở các địa phương trong nước và thế giới; phân tích so sánh kế thừa số liệu của các công trình, dự án, tài liệu khoa học của các tác giả có liên quan đến đề tài luận văn. 6. Đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá có bổ sung làm rõ cơ sở lýluận về nước sạch, quảnlýhoạtđộngcấpnước sạch đô thị. - Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất hệ thống giải pháp có căn cứ khoa học, có tính thực tiễn và khả thi nhằm tiếp tục đổimớiquảnlýhoạtđộngcấpnướcđôthịtrênđịabàntỉnhThanh Hoá. - Là tài liệu tham khảo cho các ngành, các cấptỉnhThanhHoá nghiên cứu các vần đề có liên quan đến hoạtđộngcấpnướcđô thị. - Là tài liệu tham khảo giúp lãnh đạo Công ty cấpnướcThanhHoá hoạch định đúng hướng, hiệu quả để phát triển doanh nghiệp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết. Chương 1 những vấn đề lýluận cơ bản về quảnlýhoạtđộngcấpnước sạch đôthị 1.1. một số vấn đề chung về nước sạch và hoạtđộngcấpnước sạch đôthị 1.1.1. Khái niệm và tiêu chuẩn nước sạch * Khái niệm nước sạch: Nước sạch là khái niệm chung cho các loại nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp, công cộng Theo nghị định 117/2007/NĐ-CP đưa ra khái niệm: nước sạch là nước đã qua xử lý có chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu sử dụng. * Phân loại nước sạch: Có nhiều loại nước sạch với những tiêu chuẩn tuỳ thuộc vào lĩnh vực sử dụng. - Việc phân loại nước sạch tùy thuộc vào quan điểm của các quốc gia cũng như xây dựng tiêu chuẩn đánh giá riêng biệt. Thông thường, nói đến nước sạch sẽ được hiểu là nước sạch dùng cho sinh hoạt và ăn uống. - Nước sạch trong các lĩnh vực cá biệt như y tế, hoá học được xây dựng theo chuẩn riêng khác với nước sạch dùng trong các lĩnh vực khác. - Phân loại nước sạch phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học và sự phát triển kinh tế- xã hội. Mỗi quốc gia có tiêu chí phân loại nước sạch riêng biệt. * Tiêu chuẩn nước sạch - Đối với Việt Nam: Hiện tại, tiêu chuẩn nước sạch ở Việt Nam do Bộ Y tế ban hành với 112 tiêu chí xác định. Theo đó, quy định tiêu chuẩn nước dùng trong ăn uống, chế biến thực phẩm, dùng trong các cơ sở sản xuất; nướccấp theo đường ống từ nhà máy đến các khu đô thị, nướccấp theo đường ống từ trạm cấpnước tập trung dùng cho từ 500 người trở lên. Trước đó, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 505/BYT/QĐ ngày 13/4/1992 về tiêu chuẩn vệ sinh cấpnước cho ăn uống và sinh hoạt với 29 tiêu chí đánh giá (xem phụ lục 1). - Đối với thế giới: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành tiêu chuẩn nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt với 30 tiêu chí cơ bản. Trong 30 tiêu chí của WTO có 10 tiêu chí chưa có quy định cụ thể; các tiêu chí là thống nhất, không phân biệt thành thị, nông thôn, nước mặt, nước ngầm. So với Việt Nam tiêu chuẩn của WTO có một vài khác biệt, nhưng những tiêu chí cơ bản như độ pH, Asen , độ cặn hoà tan là tương đồng (xem phụ lục 2). Tiêu chuẩn nước sạch của WHO với các tiêu chí đánh giá chỉ có tính chất tham khảo; mỗi quốc gia xây dựng theo một tiêu chí riêng, tuỳ từng điều kiện, đặc điểm của mỗi nước. Qua các tiêu chuẩn nước sạch của WHO và Việt Nam cho thấy một mặt, hệ tiêu chí đánh giá thông qua các chất không hoàn toàn giống nhau; mặt khác, trong cùng một chất giống nhau nhưng hàm lượng cũng có những khác biệt nhất định. 1.1.2. Vai trò của nước sạch đối với con người Tầm quan trọng của nguồn nước nói chung và nước sạch nói riêng không chỉ dừng lại trong phạm vi quốc gia, lãnh thổ mà là vấn đề mang tính toàn cầu, là nội dung trong chương trình nghị sự, đã và đang được bànluận sôi nổi và thu hút sự quan tâm về tình trạng cạn kiệt nguồn nước, tình trạng nước bị ô nhiễm, thiếu nước sạch ở một số nơi trên thế giới luôn là nội dung mang tính thời sự trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thế giới đã từng chứng kiến những đại dịch cướp đi sinh mạng hàng ngàn người bởi nguồn nước bị ô nhiễm hay những khó khăn mà con người phải đối mặt khi nguồn nước khan hiếm. Theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt. Nguyên nhân là do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường, việc khai thác nguồn nước dưới đất vượt mức cho phép. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thời gian qua, chúng ta chứng kiến những "làng ung thư " ở Phú Thọ, Hải Phòng mà báo chí liên tục đưa tin, tình trạng nước nhiễm bẩn ở Hà Nội, Đà Nẵng đã trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sức khoẻ, sự an toàn cá nhân và gây hoang mang trong dư luận xã hội. Hiện mức độ ô nhiễm của các dòng sông Đáy- sông Nhuệ, sông Cầu và hạ lưu sông Đồng Nai-Sài Gòn đang trong tình trạng báo động. Nhiều hồ nước tiềm ẩn khả năng tích luỹ ô nhiễm kim loại, các hợp chất hữu cơ ở rất nhiều nơi khiến cho nguồn nước mặt không sử dụng được. Nguồn nước dưới đất tại miền Bắc, miền Trung và mới đây là đồng bằng sông Cửu Long cũng đang bị ô nhiễm asen một cách trầm trọng. Chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA) cho thấy, Việt Nam đang và sẽ thiếu nước trong tương lai gần. Do vậy, bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách được đặt ra và cần quan tâm giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 cũng đã nêu rõ " bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thuỷ sinh" là nhiệm vụ đầu tiên trong 6 nhiệm vụ chính thức. Nước không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, nói cách khác là nước vượt hàm lượng tiêu chuẩn cho phép có thể dẫn đến những tác hại trước mắt cũng như lâu dài. Nếu như một số chất hoà tan vượt quá tiêu chuẩn có thể dẫn đến tử vong như Thạch tín, thì một số chất không gây ngộ độc hay tử vong ngay mà có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tiếp theo đó là Mangan hay Magiê. Lượng Amôniăc hay Sulphua vượt quá quy định sẽ gây mùi khó chịu và là môi trường tốt cho vi khuẩn E.Coli gây bệnh; lượng sắt vượt quá quy định không chỉ làm hỏng quần áo khi giặt giũ mà còn làm hỏng các thiết bị liên quan đến nước, gây thiệt hại về kinh tế Như vậy, để đảm bảo sức khoẻ của mỗi cá nhân, của cộng đồng, đảm bảo môi trường xanh, sạch thìnước ăn uống và sinh hoạt phải được cấp theo tiêu chuẩn quy định [30, tr.12]. 1.1.3. Hoạtđộngcấpnước sạch đôthị 1.1.3.1. Các khái niệm liên quan đến hoạtđộngcấpnước sạch đôthị - Hoạtđộngcấp nước: là các hoạtđộng có liên quan trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước. - Dịch vụ cấp nước: là các hoạtđộng có liên quan của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch. - Đơn vị cấp nước: là tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạtđộng khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch. - Khách hàng sử dụng nước: là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình mua nước sạch của đơn vị cấp nước. - Hệ thống cấpnước tập trung hoàn chỉnh: là một hệ thống bao gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấpnước sạch đến khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan. - Mạng lưới cấp nước: là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình phụ trợ có liên quan. [...]... tr.6] 1.2 Quản lýhoạtđộng cấp nước sạch đôthị 1.2.1 Mục tiêu quản lýhoạtđộng cấp nước sạch đôthị Trong quảnlýhoạtđộngcấpnước sạch đô thị, mục tiêu và trách nhiệm được phân định giữa cơ quanquảnlý nhà nước, với các công ty cấpnước và các tổ chức khác thực hiện sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nước sạch đôthị Trong quảnlý nhà nước lại được phân định giữa cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương... nhiều mô hình quảnlý khác nhau cho các dịch vụ cấpnước tại các thị trấn Hiện tại có thể khái quát trên 5 mô hình: (1) Uỷ ban nhân dân thị trấn trực tiếp quản lý; (2) Quảnlý bởi cộng đồng; (3) Quảnlý bởi các hợp tác xã; (4) Công ty cấpnướctỉnhquản lý; (5) Các công ty cấpnước tư nhân quảnlý Các công ty cấpnướctỉnh mặc dù chịu trách nhiệm cấpnước cho đôthị loại 4 trở lên, nhưng trên thực tế... pháp luật về cấpnước 1.2.3 Nội dung quảnlý nhà nước về hoạtđộngcấpnước sạch đôthị Trong phạm vi đề tài chủ yếu nghiên cứu nội dung quảnlý nhà nước về hoạtđộngcấpnước sạch đôthị bao gồm các nội dung chủ yếu sau: 1.2.3.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch cấpnước sạch đôthị Quy hoạch, kế hoạch cấpnướcđôthị được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạtđộngcấpnước tiếp theo Khi lập quy hoạch xây... trước Chính phủ đối với hoạtđộngcấpnướcđôthị * Mục tiêu của quảnlý nhà nướcđối với hoạtđộngcấpnướcđôthị được xác định cụ thể trong các chiến lược, chính sách về cấpnước ở cấp Chính phủ Mục tiêu định hướng phát triển cấpnướcđôthị đến 2020 xác định: (1) 100% dân cư đôthị được tiếp cận với nước sạch ở mức 120-150 lít/người/ngày; (2) Cải cách toàn bộ hệ thống ngành cấpnước theo hướng nâng... Phân cấp quảnlýhoạtđộngcấp nước sạch đôthị * Hệ thống tổ chức quản lý: Bao gồm các bộ ngành gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến hoạtđộngcấpnước sạch đôthị Trước khi có nghị định 117/CP, trách nhiệm, thẩm quyền của các Bộ, ngành được phân định tại một số văn bản pháp lý liên quan đến hoạtđộngcấpnướcđôthị về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước. .. về cấpnước * Chức năng quyền hạn của cơ quanquảnlý nhà nướccấptỉnh - Uỷ ban nhân dân cấptỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Thực hiện quảnlý nhà nước về hoạtđộngcấpnướctrênđịa bàn; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấpquảnlý về hoạtđộngcấpnước cho các cơ quan chuyên môn và uỷ ban nhân dân các cấpdo mình quảnlý Sở Xây dựng (hoặc Sở Giao thông công chính)... thực hiện quảnlý nhà nước về hoạtđộngcấpnước - Uỷ ban nhân dân cấptỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quảnlý nhà nước về hoạtđộngcấpnướctrênđịabàndo mình quảnlý - Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ cấp nước, phù hợp với sự phát triển cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về cấpnước * Chức... kinh doanh, theo cơ chế thị trường, có điều kiện quảnlý đặc thù của Nhà nước Trong hoạtđộng sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nước sạch đôthị có 3 hình thức đang tồn tại và hoạtđộngđó là: Cấpnướcdo các công ty Nhà nước, cấpnước ở các thị trấn và tự cấp - Cấpnướcdo các công ty Nhà nước Trong thời gian qua, nhiều công ty cấpnướcdo uỷ ban nhân dân tỉnhthành lập và hoạtđộng theo mô hình doanh... tế uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định về quyền sở hữu đối với dự án cấpnước tại các thị trấn Chủ dự án thường là công ty cấpnước tỉnh, trung tâm nước sạch và vệ sinh nông thôn, uỷ ban nhân dân huyện hoặc thị trấn Trong các mô hình quảnlý nêu trên, quảnlýcấpnước cho các thị trấn chủ yếu do công ty cấpnước tỉnh, uỷ ban nhân dân thị trấn; các mô hình còn lại thường cấpnước cho các thị tứ và khu vực... xác định mà đơn vị cấpnước có nghĩa vụ cung cấpnước sạch cho các đối tượng sử dụng nước trong khu vực đó [18, tr.1] - Cấpnước sạch đô thị: liên quan đến việc phân loại đôthị và cấp quản lýđô thị, quy định tại Nghị định 72/2001/NĐ-CP Loại đôthị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập gồm 6 loại, từ loại đặc biệt đến loại 5; cấpquảnlý gồm thành phố . LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động cấp nước là hoạt động có liên. nhằm đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị mà. nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp nước sạch đô thị. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, chủ