Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
726,44 KB
Nội dung
LUẬNVĂN: Tiếp tụcđổimới quản lýcácdoanhnghiệpkhaitháccôngtrìnhthủylợitrênđịabàntỉnhThanhhoálời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài: DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quảnlý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanhnghiệpquản lý. DNNN hoạt động kinh doanh là doanhnghiệp hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận, còn DNNN hoạt động công ích là doanhnghiệp hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ hàng hoácôngcộng theo chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Doanhnghiệpkhaithác CTTL (Gọi tắt là DNTN) là loại hình doanhnghiệp đặc thù khác biệt so với loại hình doanhnghiệp khác như: về sản phẩm, hình thái vật chất, giá trị và giá cả của nó. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì hoạt động của loại doanhnghiệp này gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do các hệ thống chính sách quảnlý được hình thành từ thời bao cấp. Gần đây Nhà nước đã ban hành một số chính sách và cơ chế hoạt động cho loại hình doanhnghiệp này và xếp vào loại hình DNNN hoạt động công ích tuy đã giảm bớt phần khó khăn song vẫn chưa thoát khỏi cơ chế "xin cho", phần lớn vẫn còn lung túng, mất cân đối về mặt tài chính, thu không đủ chi (do thu thủylợi phí thấp ) gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và đe doạ đến an toàn CTTL. Để hoạt động thủy nông cùng với công tác thủylợi nói chung góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, thực hiện được mục tiêu của chương trình an ninh lương thực quốc gia v.v Các DNTN cần phải được củng cố và tiếptụcđổimới hoàn thiện. Thanhhoá là một Tỉnh đất rộng người đông, có điều kiện địalý tự nhiên phức tạp, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Các DNTN trong tỉnh đã có nhiều đóng góp quan trọng trong nền kinh tế đó, để ổn định phát triển kinh tế xã hội được bền vững dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanhhoá đã và đang quan tâm nhiều đến công tác thủylợi nói chung và công tác thủy nông nói riêng, kết quả những năm gần đây tuy đã mang lại hiệu quả rõ rệt phục vụ tốt cho mặt trận nông nghiệp, côngnghiệpđời sống dân sinh và môi trường sinh thái trênđịabàn song so với nhu cầu phát triển còn đòi hỏi cao hơn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các DNTN trênđịabànTỉnhThanhhoá cũng nằm trong tình trạng chung của các DNTN nói chung là vẫn gặp khó khăn vướng mắc từ khâu tổ chức quảnlý đến cơ chế chính sách tài chính, vấn đề tiếp tụcđổimới hoàn thiện cơ chế quảnlýthủy nông là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Do đó tôi chọn đề tài : "Tiếp tụcđổimớiquảnlýcácdoanhnghiệpkhaitháccôngtrìnhthủylợitrênđịabàntỉnhThanh hoá" làm đề tài luận án thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành quảnlý kinh tế nhằm đáp ứng những đòi hỏi cụ thể mà thực tiễn đang đặt ra trong lĩnh vực thủy nông ở tỉnhThanh hoá. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Cho đến nay, trên lĩnh vực quảnlýkhaithác CTTL ở nước ta đã có một số côngtrình nghiên cứu và các bài viết đăng trêncác tạp chí chuyên ngành với nhiều nội dung và cách tiếp cận khác nhau. Riêng ở Thanh Hóa, chưa có một côngtrình nào nghiên cứu mang tính hệ thống dưới dạng luận án khoa học về quảnlýthủy nông. Để thực hiện đề tài, chúng tôi tham khảo, kế thừa có chọn lọc những ý tưởng của cáccôngtrình đã được công bố, kết hợp với quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễn từ đó đề xuất ý kiến riêng của mình trên lĩnh vực quảnlýthủy nông nói chung và ở ThanhHóa nói riêng. 3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục tiêu: Nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lýluận và thực tiễn về quảnlýthủy nông, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất, hệ thống chính sách và cơ chế hoạt động nhằm khắc phục các tồn tại vướng mắc hiện nay để nâng cao hiệu quả quảnlýthủy nông góp phần đắc lực vào côngnghiệphoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Thanh hoá. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Phân tích vai trò, đặc điểm của các DNTN chỉ ra những nét đặc thù của loại hình doanhnghiệp này. + Phân tích đánh giá hiện trạng, rút ra được những kết quả đạt được, những tồn tại còn vướng mắc và các nguyên nhân của nó. + Đề xuất một số giải pháp tiếp tụcđổimới hoàn thiện cơ chế quảnlýcácdoanhnghiệpthủy nông trênđịabànThanh hoá. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các DNTN trênđịabànThanh hoá. - Số liệu nghiên cứu được lấy trong 3 năm gần đây: 1997, 1998, 1999. - Có tham khảo một số tài liệu khác trong nước và nước ngoài. 5. Phương pháp nghiên cứu: Từ phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn rút ra những vấn đề có tínhlýluận và quan điểm chung, gắn lýluận với thực tiễn, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp thống kê so sánh với hệ thống báo biểu phục vụ cho mục đích kinh tế. 6. Những đóng góp của luận án: - Góp phần vào việc bổ xung hoàn thiện cơ chế tổ chức, hoạt động của các DNTN. - Làm tài liệu nghiên cứu và giúp cho cán bộ quảnlý trong lĩnh vực thủy nông một số cơ sở lýluận và nhận biến để nâng cao năng lực tổ chức quảnlý và điều hành trong doanhnghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương 9 tiết. - Chương 1: Yêu cầu khách quantiếptục yêu cầu quảnlýdoanhnghiệpthủy nông ở nước ta hiện nay. - Chương 2: Thực trạng quảnlý hoạt động của cácdoanhnghiệpthủy nông trênđịabàntỉnhThanh hoá. - Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đổimớiquảnlýcácdoanhnghiệpthủy nông Chương 1 Yêu cầu khách quantiếptụcđổimớiquảnlýdoanhnghiệpthủy nông ở nước ta. 1.1. Doanhnghiệpthủy nông - một doanhnghiệp Nhà nước đặc thù. Doanhnghiệpthủy nông ở nước ta chủ yếu là DNNN, nó có vai trò và đặc điểm của DNNN nói chung và có tính đặc thù riêng, là một loại hình doanhnghiệpcông ích, vừa phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, trước hết là nông nghiệp, vừa phục vụ mục tiêu xã hội, dân sinh và bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó để nghiên cứu đổimớiquảnlý DNTN cần phải nghiên cứu vấn đề DNNN nói chung, từ đó làm cơ sở cho lýluận nghiên cứu vai trò, đặc điểm, yêu cầu và nội dung quảnlý DNTN. 1.1.1. Doanhnghiệp Nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân nước ta. DNNN là những cơ sở kinh doanh do Nhà nước sở hữu hoàn toàn hoặc một phần. Quyền sở hữu thuộc về Nhà nước là đặc điểm cơ bản nhất để phân biện DNNN với cácdoanhnghiệp khác trong nền kinh tế và trong khu vực tư nhân. Đặc trưng này quy định sự kiểm soát trong một chừng mực nào đó của Chính phủ bao gồm cả sự lãnh đạo, chỉ đạo và quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh của DNNN. * Vai trò của DNNN trong nền kinh tế. Sự ra đời của khu vực DNNN ở các nước trên thế giới từ những lý do khác nhau, song đều bắt nguồn từ nhu cầu tự nhiên của nền kinh tế với những mục đích khác nhau như khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường, bù đắp những thiếu hụt của khu vực kinh tế tư nhân Nói cách khác khu vực DNNN có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho Nhà nước thực hiện các chức năng như: điều chỉnh thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội. Có thể khái quát khu vực DNNN có các vai trò sau: + Vai trò kinh tế: - ở các nước phát triển, DNNN được sử dụng như là một phương tiện để Chính phủ tác động và thực hiện những mục tiêu kinh tế mà khu vực tư nhân không thể hoặc không muốn thực hiện, hoặc DNNN như là một cách để ngăn ngừa sự độc quyền của khu vực tư nhân đối với những lĩnh vực dễ ảnh hưởng chung đến lợi ích xã hội. Mặt khác, các DNNN ở những nước phát triển cũng được lập ra để kiểm soát những khu vực có tầm quan trọng chiến lược như các ngành côngnghiệp quốc phòng, khaithác mỏ hoặc một số ngành côngnghiệp mũi nhọn khác. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), ở các quốc gia phát triển, DNNN thường chiếm khoảng 10% GDP. - ở các nước đang phát triển, Chính phủ thành lập các DNNN để tạo lập kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, khác với các quốc gia phát triển, vì đi sau muốn tiến nhanh, đuổi kịp các nước tiên tiến, Chính phủ các nước đang phát triển thường dựa nhiều hơn vào các DNNN, xem chúng như là những công cụ chủ yếu để tăng trưởng nền kinh tế. - Đối với các nước quá độ lên CNXH. Để thực hiện chiến lược tăng tốc rút ngắn và tạo dựng cơ sở kinh tế của Nhà nước XHCN, Nhà nước đã lựa chọn giải pháp xây dựng và phát triển các DNNN và được coi như điều kiện tiên quyết của sự phát triển đất nước. Sự lựa chọn này không phải mang tính chủ quan, mà có đòi hỏi sự tất yếu của bản thân nền kinh tế.Điều đó được quy định bởi hai ưu thế tuyệt đối của các DNNN ở thời kỳ quá độ của sự phát triển: Thứ nhất là: ưu thế về quy mô tập trung sản xuất, nhờ đó có ưu thế về khả năng huy động vốn và khả năng tham gia vào thị trường thế giới. Thứ hai là: Với sức mạnh dựa vào quy mô tập trung sản xuất kinh doanhcác DNNN có ưu thế trong việc chuyển giao công nghệ hiện đại. Điều này đồng thời làm cho cácdoanhnghiệp trở thànhđối t ác chính với các nhà đầu tư nước ngoài. Các ưu thế của DNNN có thể quy về những điểm chính: tập trung vốn, tập trung sản xuất, chuyển giao công nghệ và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những ưu thế này khiến cho DNNN trở thành một yếu tố quyết định con đường phát triển với chiến lược tăng tốc và rút ngắn khoảng thời gian quá độ lên CNXH. Mặt khác, trong quan hệ với cơ chế điều tiết của Nhà nước, DNNN có một vai trò đặc biệt. Đối với những nền kinh tế đang trong bước chuyển sang nền kinh tế phát triển, hệ thống doanhnghiệp nói chung còn kém phát triển, đặc biệt là khu vực tư nhân còn bé nhỏ thì DNNN với quy mô lớn, trình độ công nghệ cao là một công cụ trực tiếp có tính quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế. Do đó các DNNN có vai trò đặc biệt trong việc làm thay đổi cơ cấu sản xuất xã hội và định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế. Khu vực DNNN ở các nước này trở thànhcông cụ trực tiếp để Chính phủ tham gia quyết định những vấn đề trong nền kinh tế thị trường. Đó là việc DNNN có thể tham gia khắc phục trạng thái độc quyền tự nhiên, những tác động hướng ngoại tiêu cực phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời DNNN là một công cụ quan trọng lấp vào những chỗ trống mà doanhnghiệp tư nhân không muốn làm bởi lợi nhuận thấp hoặc không có khả năng làm. Đó là những trường hợp cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đầu tư vào những lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ cao, thời gian thu hồi vốn dài, và hiệu quả thấp nhưng có ý nghĩa quyết định đối với đời sống kinh tế - xã hội, đối với sự phát triển bền vững lâu dài của nền kinh tế. Có thể nói, DNNN có vai trò đặc biệt trong việc đầu tư vào những ngành quyết định cho sự phát triển dài hạn và hiệu quả chung của nền kinh tế. + Vai trò chính trị. Đối với các nước quá độ lên CNXH, DNNN có ý nghĩa chính trị đặc biệt. Nó là bộ phận định hướng về mặt kinh tế và là công cụ thực hiện chính sách theo định hướng XHCN. Thực vậy ở nước ta hệ thống DNNN cung cấp cho Nhà nước một cơ sở kinh tế để Nhà nước trở thành một lực lượng chi phối trực tiếpđối với bộ phận kinh tế tư nhân. Thêm vào đó, ở giai đoạn đầu của tiến trình phát triển, DNNN là bộ phận tạo thành nền tảng của nền kinh tế. Nó cung cấp nguồn lực chính, chủ yếu cho hoạt động của Nhà nước, như đóng góp cho ngân sách Nhà nước, đồng thời là công cụ trực tiếp hữu hiệu để thúc đẩy nền kinh tế theo định hướng XHCN và thực hiện những mục tiêu kinh tế, xã hội do Đảng Cộng sản và Chính phủ đề ra. Đối với an ninh quốc gia, các DNNN ngoài việc tham gia trong việc tăng cường bố phòng ở các vùng chiến lược, trong việc gắn phát triển kinh tế với quốc phòng, DNNN đảm nhận nhiệm vụ đặc biệt trong việc cung cấp những hàng hoá, dịch vụ cho các hoạt động quốc phòng, mà trong điều kiện một nước chậm phát triển, tư nhân không thể làm được hoặc không được phép làm, hoặc không muốn làm vì không có mức lợi nhuận hấp dẫn. + Vai trò xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, đã là doanhnghiệp dù của Chính phủ hay của tư nhân, đều chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Để tồn tại và phát triển, doanhnghiệp phải tạo ra được lợi nhuận. Nhưng hoạt động của kinh tế thị trường có những khuyết tật gây hiệu ứng xã hội. Đó là, trong giai đoạn khủng hoảng, lợi nhuận giảm đáng kể, nhiều doanhnghiệp rút khỏi kinh doanh, tạo ra thất nghiệp lớn. Để điều tiết nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, những chính sách kinh tế vĩ mô chiếm vị trí quyết định. Tuy nhiên, ở đây DNNN với tính cách là một công cụ trực tiếp cũng có vai trò xã hội nhất định. Một mặt nó góp phần đẩy kinh tế qua thời kỳ khủng hoảng nhưng mặt khác, mặt quan trọng là mặt xã hội, nó tạo ra công ăn việc làm giúp cho xã hội giữ được trạng thái ổn định. - Trong nền kinh tế thị trường, sự phân hoá giầu nghèo là không tránh khỏi. Một trong những nguồn gốc của quá trình này là tập trung hoá, hiện đại hoá và kết quả là giải phóng lao động, gây nên nạn thất nghiệp. Nhưng tập trung hoá, mở rộng quy mô, thúc đẩy công nghệ kỹ thuật tiến bộ là tất yếu của quá trình theo đuổi tăng lợi nhuận, vì thế không thể cản trở được quá trình này. Để tạo ra nhiều việc làm thì phải tạo ra những doanhnghiệp sử dụng những lao động. Đây là chỗ Nhà nước cần can thiệp, bằng DNNN sử dụng nhiều lao động, Nhà nước có thể giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập, do đó giảm sự bất bình đẳng trong xã hội. - Trong một quốc gia, có những vùng xa xôi hẻo lánh, trình độ phát triển thấp, dân cư ở những vùng này phải chịu nhiều thiệt thòi vì sự phát triển mất cân đối. Để cải thiện những vùng này, vấn đề là phải có chính sách đầu tư và những cơ sở việc làm ở đây. Cũng nhờ có những DNNN mới đủ điều kiện để thực hiện những chương trình dự án cải thiện những vùng kém phát triển của đất nước. - Xã hội phát triển, hàng hoá và dịch vụ côngcộng cũng tăng. Nhưng hàng hoá và dịch vụ côngcộng này sẽ tăng phúc lợi lên đáng kể. ở đây, phúc lợicôngcộng cũng tức là tăng mức độ công bằng. Đối với những nước chậm phát triển doanhnghiệp tư nhân còn nhỏ, phân tán, thì DNNN có vai trò quyết định đối với việc sản xuất hàng công cộng. Tuy nhiên các DNNN sẽ thực hiện sự phát huy mạnh hơn vai trò của chúng khi hiệu quả SXKD ngày càng được nâng cao, nhất là trong môi trường kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động và yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Đặc điểm hoạt động của doanhnghiệp Nhà nước. Thứ nhất: DNNN phải hướng tới rất nhiều mục tiêu thiếu rõ ràng, đôi khi mâu thuẫn nhau, chẳng hạn mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội. Chủ sở hữu muốn các DNNN phải đạt được hiệu quả kinh doanh cao, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, song phải chịu áp lực lớn về lực lượng lao động quá đông. Thứ hai: Những người quảnlý DNNN bị hạn chế tính chủ động, tính linh hoạt trong đối phó với những điều kiện thayđổi của thị trường so với những đồng nghiệp của họ trong cácdoanhnghiệp thuộc khu vực tư nhân. Thứ ba: thiếu động lực kích thích, cả với người quảnlý lẫn với người lao động. Cụ thể là thu nhập, thưởng đối với nhà quảnlý và người lao động được khống chế ở mức thấp so với cácdoanhnghiệp cùng loại thuộc thành phần kinh tế khác. Thứ tư: hoạt động theo kế hoạch Nhà nước, DNNN buộc phải thoả mãn những yêu cầu tiêu dùng trong nước với giá ưu đãi phải đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ nào đó ở bất kỳ đâu do Chính phủ yêu cầu. Các DNNN cũng có thể bị yêu cầu chỉ được vay vốn từ một số định chế cho vay nào đó, hoặc từ những nguồn cung cấp trong nước nào đó. Các DNNN cũng có thể phải đầu tư phù hợp với kế hoạch quốc gia, phải hy sinh lợi nhuận để thực hiện những mục tiêu xã hội. [...]... lang pháp lý nâng cao tính tự chủ cho cácdoanhnghiệp + Đổimới tổ chức quản lý: Phân công phân cấp cụ thể về quản lýkhaithác CTTL, tiến hành xã hội hoácông tác quảnlýthủy nông, tăng cường tổ chức thủy nông cơ sở Chuyển dần hoạt động thủy nông sang hoạt động kinh doanh và đa dạng hoácông tác thủy nông Chương 2 thực trạng quảnlý hoạt động của cácdoanhnghiệpthủy nông trênđịabànThanhhoá 2.1... hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, căn cứ vào thực trạng quảnlýthủy nông hiện nay đặt ra yêu cầu khách quan và cấp thiết phải đổimớiquảnlý DNTN trên những phương hướng chính sau đây: + Sắp xếp lại doanh nghiệp: Từng địa phương cần đánh giá hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp, phân tích rõ nguyên nhân, căn cứ vào chủ trương đổimớidoanhnghiệp của Nhà nước hiện nay để tiến hành sắp xếp lại các. .. nên một doanhnghiệp độc lập quảnlý ít nhất là một hệ thống côngtrìnhTính hệ thống này chi phối đến việc tổ chức sắp xếp cácdoanhnghiệp trong một địa phương, một vùng lãnh thổ, có thể thành lập công ty thủy nông huyện, liên huyện hoặc công ty thủy nông tỉnh, tuỳ thuộc điều kiện cụ thể về trình độ quảnlý của cán bộ, đặc điểm công trình, tính hoàn chỉnh của côngtrình để chọn mô hình tổ chức cho... động thủy nông mang tính xã hội cao, gắn liền với địabàn nông thôn, nông nghiệp và nông dân Từ lúc tưới, tiêu đến lúc thu thủylợi phí không thể tách rời sự lãnh đạo của chính quyền địa phương Nơi nào chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ công tác thủy lợi, thì nơi đó công tác thu thủylợi phí tốt hơn, nông dân sử dụng nước tiết kiệm hơn, tham gia làm công tác thủylợi và bảo vệ công trình. .. thác tài nguyên nước phục vụ cho các ngành kinh tế bảo đảm đời sống nhân dân ở các khu côngnghiệp và thành thị TrênđịabàntỉnhThanh Hoá, ngoài việc cung cấp nước cho nông nghiệp, các DNTN còn cung cấp nước cho sản xuất côngnghiệp với khối lượng rất lớn như: Nhà máy đường Lam Sơn, Giấy Mục Sơn, đường Nông Cống, điện Bàn Thạch, Nhà máy nước Thanh hoá, Bia Thanhhoá và tới đây sẽ cung cấp nước cho... xếp vào loại hình DNNN hoạt động công ích có những đặc điểm sau đây: 1.2.2.1- Hoạt động thủy nông mang tính hệ thống cao Hoạt động thủy nông là quản lýkhaitháccôngtrìnhthủylợi diễn ra trong phạm vi rộng do côngtrình mang tính hệ thống, nó bao gồm nhiều loại côngtrình có liên hệ mật thiết với nhau và yêu cầu đồng bộ Một hệ thống côngtrình phải bao gồm: côngtrình đầu mối (hồ, đập, trạm bơm... tố thủylợi được coi trọng và giải quyết tốt Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 công tác thủylợi nói chung, thủy nông nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thích đáng và được xác định: " thủylợi là biện pháp hàng đầu để phát triển nông nghiệp" Ngay sau khi Miền Bắc được giải phóng, chúng ta đã tiếpquảncác CTTL do chính quyền cũ quảnlý và tiến hành đầu tư để khôi phục tất cả cáccông trình. .. hỏi cácdoanhnghiệp phải có lãi - lợi nhuận Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí Ta có: TP = DT - TCP Trong đó: TP: Tổng lãi của doanhnghiệp DT: Là tổng doanh thu; TCP: Tổng chi phí Trước kia cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta quy định cách xác định lợi nhuận theo các loại hình doanhnghiệp khác nhau Trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường, đối với mỗidoanh nghiệp. .. Đối với côngnghiệp giao thông, du lịch - Đối với sản xuất công nghiệp: Tất cả các cơ sở sản xuất nói chung đều cần phải có một khối lượng nước nhất định để phục vụ sản xuất Trong sản xuất côngnghiệp yêu cầu nước không lớn như trong nông nghiệp nhưng đòi hỏi chất lượng và mức độ bảo đảm cao hơn, khi sự nghiệpcôngnghiệphoá càng được đẩy mạnh thì càng phải phát triển thủylợi tương ứng để khai thác. .. cho doanhnghiệp Để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động thủy nông, cần phải nhận thức đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng trên Tuỳ từng điều kiện cụ thể, từng thời kỳ để có những tác động tích cực 1.3.3 Phương hướng đổimớiquảnlý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanhnghiệpthủy nông - Thành tựu và sự đóng góp của DNTN đối với nông nghiệp và nền kinh tế: Trong mấy chục năm qua công tác thủylợi . chế quản lý thủy nông là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Do đó tôi chọn đề tài : " ;Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá& quot;. LUẬN VĂN: Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá lời. nhằm đổi mới quản lý các doanh nghiệp thủy nông Chương 1 Yêu cầu khách quan tiếp tục đổi mới quản lý doanh nghiệp thủy nông ở nước ta. 1.1. Doanh nghiệp thủy nông - một doanh nghiệp