Tình hình quản lý tu sửa công trình trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá ppt (Trang 42 - 46)

- Về công tác duy tu bảo dưỡng công trình: Hệ thống CTTL được bố trí trên địa bàn rộng lớn, đa số công trình nằm ngoài trời, thường xuyên chịu tác động của tự nhiên, dễ bị hư hỏng, khó bảo quản, nhất là công trình thuộc vùng biển.

- Những năm trước đây trong cơ chế quan liêu bao cấp, công tác tổ chức quản lý công trình còn lỏng lẻo, chưa chú ý đến duy tu bảo dưỡng, cùng với khó khăn về nguồn thu, chi phí cho sửa chữa thường xuyên ít nên nhiều nơi để xảy ra tình trạng hư hỏng tài sản, chưa thực hiện đúng quy trình quy phạm dẫn đến phục vụ kém. Những năm gần đây đã được quan tâm chú ý, trước hết trong quản lý vận hành đã đảm bảo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành, đã tiến hành nhiều lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, trang bị dần thiết bị, dụng cụ cho công nhân vận hành và đã chú ý đến công tác bảo dưỡng duy tu thường xuyên, trong sửa chữa đã sử dụng các nguyên vật liệu mới để thay thế dần, đảm bảo an toàn công trình.

- Về công tác bảo vệ công trình: đã một thời gian khá dài ý thức bảo vệ CTTL có phần xem nhẹ, một mặt do trách nhiệm quản lý của các doanh nghiệp chưa cao, một mặt do ý thức của một số nhân dân ở các địa phương còn hạn chế, việc lấn chiếm đất của CTTL xảy ra khá phổ biến, nhất là những năm gần đây khi Nhà nước giao ruộng đất lâu

dài cho nhân dân thì tình trạng lấn chiếm tăng, các hành lang bảo vệ công trình bị thu hẹp hoặc không còn, gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ và tu sửa. Mặc dù hiện nay đã có pháp lệnh bảo vệ CTTL, song việc triển khai thực hiện chưa được tốt nên tình trạng vi phạm công trình vẫn còn xảy ra, số lượng vi phạm công trình ở các cấp độ khác nhau có thể nói đã đến mức báo động, kết quả thống kê kiểm tra các vi phạm CTTL ở một số các hệ thống thủy nông tỉnh như sau:

Bảng số 4: Thống kê các vi phạm Pháp lệnh bảo vệ - khai thác công trình thủy lợi trên một số hệ thống thủy nông lớn ở tỉnh Thanh hoá

(Theo báo năm 1997 của các hệ thống thủy nông)

S TT TT Tên hệ thống TN Tổng số Trong đó Nhà Cống Vật kiến trúc khác Các vi phạm khác 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 Hệ thống Sông Chu Hệ thống Sông Mực Hệ thống Yên Mỹ Hệ thống Quảng Châu Hệ thống Nam Sông Mã Hệ thống Bắc Sông Mã 1.329 91 740 1.212 176 300 521 10 155 763 50 100 34 15 23 20 25 472 30 325 143 43 100 292 46 217 306 63 75 Tổng 3.848 1.639 117 1.123 969 Ghi chú:

Cột 5: làm cống trái phép.

Cột 6: vật kiến thiết khác như nhà tắm, tường rào.

Cột 7: các vi phạm khác như trồng cây, làm ao trong phạm vi bảo vệ CTTL.

Để giải quyết vấn đề này các doanh nghiệp đã phối kết hợp với chính quyền địa phương (huyện, xã) tuyên truyền hướng dẫn cho nhân dân cùng chấp hành pháp lệnh bảo vệ công trình, tổ chức các phong trào, chiến dịch nhằm giải phóng các hành lang công trình đang bị lấn chiếm, đồng thời cắm mốc chỉ giới, riêng giá trị cột mốc đến nay các doanh nghiệp đã phải chi phí hàng tỷ đồng.

- Kết quả tu sửa và nâng cấp công trình: Thực trạng CTTL đang bị xuống cấp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó đã được phân tích ở phần trên. Quá trình quản lý khai thác đã khẳng định: Công trình đầu mối và trục chính quyết định sự tồn tại của hệ thống, mạng lưới công trình kênh mương quyết định hiệu quả sản xuất ở mức độ cao hay thấp. Như vậy trước hết kiên cố hoá kênh mương nhằm duy trì nâng cấp công trình đầu mối và trục chính để bảo tồn hệ thống. Một trong những giải pháp về công trình thì kiên cố hoá kênh mương cần được ưu tiên vì có những ưu điểm và ý nghĩa rất quan trọng:

- Kênh mương được kiên cố sẽ tiết kiệm được nước, nâng cao hiệu quả dùng nước. Tài nguyên nước của Việt Nam phong phú nhưng lâu dài nếu không biết tiết kiệm và sử dụng một cách hợp lý thì sẽ thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước. Sau khi thực hiện kiên cố hoá kênh mương có thể tiết kiệm được trên 30% lượng nước, từ đó mở rộng thêm diện tích tưới cho nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt phục vụ dân sinh. Tiết kiệm đất canh tác trong nông nghiệp 30 - 50%, nếu thực hiện hệ thống kênh ngầm chôn dưới đất thì sẽ tiết kiệm được trên 70% (cứ 100 ha tiết kiệm dôi ra từ 8 - 10ha).

- Từ chỗ tiết kiệm nước dẫn đến tiết kiệm điện năng tiêu thụ do các hệ thống bơm điện khoảng 30%, từ đó làm hạ giá thành sản xuất đáng kể.

- Tiết kiệm công lao động hàng năm phải tu bổ nạo vét kênh mương như kênh làm bằng đất trước đây từ 33 - 60%. Thời gian tưới nước cũng giảm đáng kể, phục vụ kịp thời gieo trồng (tốc độ dòng chảy trên kênh xây lát tăng từ 1,5 - 2 lần so với kênh đất).

- Kiên cố hoá kênh mương tạo điều kiện cho việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp như việc áp dụng tự động hoá, cơ giới hoá khâu tưới tiêu và canh tác nông nghiệp.

- Việc kiên cố hoá kênh mương đòi hỏi phải tập trung đầu tư nhiều so với kênh đất, phải huy động các nguồn mới có thể phát triển được. Sau một thời gian dài lúng túng, trăn trở suy nghĩ tìm hướng đi đúng, Thanh Hoá là một tỉnh đã dẫn đầu toàn diện: tiến hành sớm nhất, phát triển rộng nhất.

Hàng năm căn cứ vào mức chi phí cho tu sửa công trình ( mục sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn) các DNTN được sử dụng 15 - 25% tổng chi phí trực tiếp. Trước đây dùng để duy tu, đại tu phần đất (chưa có ý thức kiên cố hoá kênh mương). Với số kinh phí tương đối lớn mà hàng năm vẫn phải lập lại công việc đó vì công trình bằng đất nên cứ phải nạo vét, cứ phải bồi đắp. Từ năm 1990 với sự chỉ đạo thống nhất của ngành thủy lợi, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, các DNTN đã tiến hành kiên cố hoá kênh mương, trước hết bằng nguồn vốn thủy lợi phí, lấy từ khoản mục 15 - 25%. Mỗi năm chỉ sử dụng một phần nhỏ để duy tu phần đất, nạo vét thông dòng chảy ở một số kênh, số lớn còn lại tập trung cho kiên cố hoá kênh mương bằng gạch xây hoặc bê tông. Đối với kênh mương nội đồng do các hợp tác xã quản lý thì Thanh Hoá có chính sách hỗ trợ cho địa phương theo hình thức các DNTN hỗ trợ phần xi măng, sắt thép, các phần còn lại do hợp tác xã đảm nhận. Sau một vài năm thực hiện đến nay đã mang lại hiệu quả rõ rệt và đã trở thành phong trào rộng khắp ra toàn quốc.

Tính đến năm 1999 các doanh nghiệp đã kiên cố được 253 km kênh với tổng giá trị 148,7 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2000 sẽ kiên cố tiếp 204,7 km giá trị 71.726,6 triệu đồng, năm 2001 kiên cố 187 km giá trị 60.703,6 triệu đồng [2].

Đối với kênh nội đồng do hợp tác xã quản lý, tính đến năm 1999 các hợp tác xã trong toàn tỉnh đã kiên cố được 586 km kênh với tổng giá trị 77 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 16,5 tỷ, số còn lại địa phương đóng góp. Hiện nay Thanh Hoá đang thực hiện chính sách hỗ trợ cho các địa phương là 40triệu đồng/1km kênh xây lát. Phong trào đã phát triển mạnh và phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành 100% kiên cố hoá kênh nội đồng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá ppt (Trang 42 - 46)