Hiệu quả của hoạt động DNTN với tư cách là một doanh nghiệp công ích, bao gồm cả hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
* Hiệu quả sản xuất: hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả là một doanh nghiệp thoả mãn được tối đa nhu cầu của thị trường và xã hội về hàng hoá, dịch vụ trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có và thu được lợi nhuận nhiều nhất, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
Đây là một vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: lao động, vốn, tài sản và trình độ quản lý của doanh nghiệp... chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bằng công thức:
Hiệu quả sản xuất = Error!
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu kết quả đầu ra. Với một khối lượng chi phí đầu vào nhất định, chỉ tiêu hiệu quả tỷ lệ thuận với lượng đầu ra, tỷ lệ nghịch với chi phí đầu vào. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. Kết quả đầu ra có thể được tính bằng chỉ tiêu giá trị sản lượng, doanh thu,lợi tức chi phí đầu vào có thể được tính bằng chỉ tiêu giá thành sản xuất, giá vốn hàng bán, chỉ tiêu lao động, vốn cố định.
* Một số chỉ tiêu cụ thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu lợi nhuận: Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lãi - lợi nhuận. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Ta có: TP = DT - TCP.
Trong đó: TP: Tổng lãi của doanh nghiệp.
DT: Là tổng doanh thu; TCP: Tổng chi phí.
Trước kia cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta quy định cách xác định lợi nhuận theo các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường, đối với mỗi doanh nghiệp phân biệt lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính, phụ ... và lợi nhuận của doanh nghiệp được hạch toán và báo cáo riêng, theo tính chất chính, phụ của sự phân loại (điều này được Bộ tài chính quy định tại mẫu biểu báo cáo số 02/BCKT ban hành tại quyết định số 224-TC/CĐKT ngày 18/9/1990.
Theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính áp dụng từ 01/01/1996 của hệ thống chế độ kế toán mới, đối với doanh nghiệp lợi nhuận được báo cáo dưới một cách chung nhất không phân biệt loại hình kinh doanh. Lợi nhuận là chênh lệch
giữa tổng thu và tổng chi. Cách nhìn nhận chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp theo quyết định số 1141 trên đây của Bộ tài chính lần này gần gũi với cách nhìn nhận phổ biến về lợi nhuận trong hệ thống kế toán Quốc tế.
Hiện nay, hoạt động của doanh nghiệp khá đa dạng. Chúng có thể bao gồm hoạt động sản xuất, hoạt động mua bán hàng hoá, vật tư, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, hoạt động môi giới, hoạt động dịch vụ... Đối với mỗi doanh nghiệp, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không còn các giới hạn nghiêm ngặt. Mỗi doanh nghiệp phải tự lo nguồn hàng, nguồn vật tư cũng như tự lo khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
Mặc dù doanh nghiệp thủy nông là doanh nghiệp hoạt động công ích nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, trong chi phí đầu tư, chi phí sản xuất, tiết kiệm tiêu dùng nước và sử dụng nước có hiệu quả đối với cây trồng vật nuôi.
* Hiệu quả xã hội.
- Cung cấp nước cho đời sống dân sinh, bảo đảm nguồn nước và chống ô nhiễm: nước được dùng để ăn, uống, tắm giặt... trong đời sống con người. Nước dưới đất lâu nay là nguồn cung cấp chủ yếu, song nếu không có nước bề mặt thì nguồn nước ngầm sẽ bị hạn chế. Thông qua các hoạt động cung cấp nước cho nông nghiệp, công trình thủy lợi đã góp phần tạo tăng nguồn nước ngầm và ổn định nguồn nước ngầm, ngoài ra còn cung cấp trực tiếp cho nhiều vùng dân cư về nước sinh hoạt cũng như nước cho vật nuôi khác.
- Các CTTL phát triển, kết hợp tạo nên một mạng lưới giao thông thuận lợi trong làng xã, góp phần tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới.
* Hiệu quả môi trường:
Thông qua hoạt động của các CTTL bảo vệ được môi trường sinh thái: cải tạo đất, làm thay đổi khí hậu ở một số tiểu vùng, tạo thêm các vùng nước lợ, nước ngọt, khắc phục được tình trạng nước mặn.
Ngoài hiệu quả kinh tế xã hội hoạt động thủy nông còn có hiệu quả về môi trường đó là cải tạo đất, tạo thêm các vùng nước lợ, thay đổi khí hậu ở một số vùng. Hạn chế được
lũ lụt và tham gia cắt lũ, khi có lũ lớn xảy ra trên các sông ngòi tự nhiên. Góp phần bảo vệ tài sản và đời sống nhân dân trong toàn bộ xã hội.
Cả ba loại hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường có liên quan mật thiết với nhau không thể xem nhẹ một loại hiệu quả nào. Trong điều kiện thời tiết diễn biến bình thường thì hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế có vị trí hàng đầu, trái lại khi gặp thiên tai thì việc cấp nước, tiêu thoát nước cho dân sinh phải được coi trọng, ưu tiên, nhưng không vì thế mà xem nhẹ hiệu quả kinh tế.