nay.
Cùng với sự chuyển đổi và phát triển của nền kinh tế, do yêu cầu thực tế sản xuất đòi hỏi luôn luôn nảy sinh mâu thuẫn cần phải được điều chỉnh, hoàn thiện để phù hợp trong quá trình vận độngvà phát triển. Gần đây Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách quy định cho các doanh nghiệp hoạt động như về cơ chế quản lý tài chính, từ năm 1998 trên cơ sở luật DNNN được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 4 năm 1995, pháp lệnh bảo vệ CTTL ngày 31 tháng 8 năm 1994, nghị định 56/CP ngày 22 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ về DNNN hoạt động công ích, thông tư số 06 TC/DN ngày 24 tháng 2 năm 1997 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà ước hoạt động công ích. Ngày 19 tháng 12 năm 1997 liên bộ tài chính - NN&PTNT đã ra thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN " Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với DNNN hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác CTTL". Trong quá trình thực hiện bước đầu đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song vẫn bộc lộ một số vướng mắc cần được quan tâm tháo gỡ và hoàn thiện:
- Việc xác định kết quả hoạt động tài chính: Cũng như mọi doanh nghiệp được xác định theo công thức:
Kết quả SXKD = Doanh thu - Chi phí + Nếu có lãi được phân phối theo thứ tự:
Nộp thuế lợi tức theo luật định
Trừ các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định lợi tức chịu thuế.
Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi tức trước thuế.
Phần còn lại được trích lập các quỹ: quỹ đầu tư phát triển, mức tối thiểu 50%, quỹ dự phòng tài chính 10% (số dư của quỹ này tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ), trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế (nếu hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước), các trường hợp còn lại được trích bằng 2 tháng lương
+ Nếu thu nhỏ hơn chi, Nhà nước trợ cấp đủ phần thiếu so với chi phí, cấp 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương thực tế.
Với cách cân đối và phân phối như trên trong quá trình thực hiện đã nảy sinh bất hợp lý là: Kết quả tài chính xác định không phản ánh đúng thực chất của kết quả hoạt động sản xuất vì thông thường trong hoạt động mọi doanh nghiệp đều phát sinh công nợ dây dưa (gồm nợ khó đòi và nợ không ai đòi). Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì nợ khó đòi hàng năm được trích lập dự phòng nợ khó đòivào chi phí (tăng chi phí) nếu cuối kỳ thu được nợ thì hoàn nhập trở lại (giảm phí). Nếu không thu được thì giữ nguyên trong chi phí số đã trích lập. Như vậy thực chất cân đối tài chính ở đây là cân đối giữa số thực thu và chi phí.
Đối với DNTN theo quy định hiện nay không được trích lập quỹ dự phòng nợ khó đòi do đó dẫn đến tình trạng bất hợp lý giữa nguồn và vốn.
Phân tích kết quả tài chính theo số liệu bảng 10, tính trên phạm vi toàn tỉnh thì có kết quả như sau:
các doanh nghiệp thủy nông tỉnh Thanh Hoá.
ĐVT:1000 đ
Năm Chi phí so với doanh thu Chi phí so với thực thu
1997 1998 1999 + 1.578.463 - 913.110 + 244.760 - 1.675.696 - 5.895.806 - 3.492.277
So sánh doanh thu với chi phí năm 1997 toàn tỉnh có số lãi 1.578.463.000 đồng nhưng so với thực thu thì lỗ 1.675.696.000 đồng. Nếu thực hiện phân phối 1.578.463.000 đồng thì dẫn tới lỗ 3.254.159.000 đồng vì năm 1997 toàn tỉnh chỉ thu được 90% số còn lại gần như tương đương với số chênh lệch giữa doanh thu và kinh phí, số nợ này hàng năm luỹ kế thành nợ khó đòi và thực tế không đòi được. Thực chất là lỗ 1.675.696.000 đồng chứ không phải là lãi 1.578.463.000 đồng. Phân tích tiếp năm 1999 cũng tương tự như trên. Như vậy theo cách cân đối lấy doanh thu trừ chi phí thì số chênh lệch phản ánh không đúng bản chất hoạt động kinh tế, cứ nhìn về nguồn vốn đơn thuần thì có nguồn nhưng không có khả năng chuyển thành vốn để hoạt động, nếu cứ xác định số thuế thu nhập phải nộp, trích lập các quỹ theo quy định của thông tư 90 thì không có khả năng nộp và chi được vì đây chính là số nợ tồn đọng không thu được. Giả sử vay ngân hàng để nộp và chi quỹ thì sẽ dẫn đến sai chính sách và dẫn đến phá sản.
Nguyên nhân của tình trạng trên: Nhu cầu chi phí của các doanh nghiệp đòi hỏi nhiều (không phải dừng ở mức như số liệu đã phân tích ở trên) nhưng trong thực tế những năm trước đây và cho đến nay thủy lợi phí chỉ thu đạt mức 80-90%, nếu căn cứ vào kế hoạch để chi phí thì cuối năm không có nguồn bù đắp do đó các doanh nghiệp chủ động cắt giảm chi phí, đảm bảo ở mức tương đương với số thực thu (trừ trườnghợp những năm thiên tai xảy ra phải chi phí bắt buộc) do đó kết quả hàng năm thường xảy ra là:
Thực thu Chi phí < doanh thu.
Đây là một trong những vướng mắc lớn của các doanh nghiệp về việc chấp hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ năm 1996 trở lại đây liên ngành Tài chính - Thuế - Nông nghiệp Thanh hoá đã tạm thời xử lý cho hạch toán chênh lệch thu lớn hơn chi này
vào quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp. Đây là cách xử lý tình thế, thực chất có nguồn nhưng không có vốn nên quỹ này không có ý nghĩa kinh tế. Vì vậy cần phải được xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
- Giá thu thủy lợi phí quá lạc hậu dẫn đến thu không bù đắp chi phí cần thiết tối thiểu của các doanh nghiệp.
CTTL được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân. Các DNTN được giao nhiệm vụ quản lý khai thác phục vụ sản xuất và đời sống xã hội. Trong cả nước hàng năm cung cấp hàng chục tỷ m3 nước phục vụ cho trên 6 triệu ha gieo trồng lúa, màu, cây công nghiệp, sản xuất công nghiệp... Để đảm bảo cho các hệ thống công trình được vận hành an toàn hàng năm cần phải có khoảng 1.200 - 1.500 tỷ đồng để duy tu bảo dưỡng và quản lý (chưa tính đến yêu cầu nâng cấp khôi phục công trình hư hỏng do sử dụng lâu ngày và do thiên tai gây ra). Trước đây các khoản chi phí này được Nhà nước bao cấp, các doanh nghiệp thực hiện theo chế độ thực thanh thực chi. Để có nguồn bù đắp một phần chi phí, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người dùng nước, trách nhiệm tiết kiệm chi phí ở các doanh nghiệp, Nhà nước đã có chủ trương thu thủy lợi phí và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các DNTN. Năm 1962 Hội đồng Chính phủ đã ban hành nghị định 66 CP quy định điều lệ thu thủy lợi phí, mức thu thấp và số thủy lợi phí thu được không đáng kể. Ngày 25 tháng 8 năm 1984 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị định 112 /HĐBT thay thế cho nghị định 66 CP quy định mức thu thủy lợi phí mới tính theo tỷ lệ phần trăm sản lượng lúa bình quân trong 3 năm 1981 - 1983. Trong mức thu của nghị định đã khẳng định "... tạm thời chưa trích khấu hao cơ bản của công trình đất xây đúc và các loại máy bơm lớn, xem đây như một khoản trợ cấp của Nhà nước đốivới nông nghiệp, khi cần trang bị thêm hoặc thay thế Nhà nước sẽ cấp trực tiếp không qua kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm". Ngày 31 tháng 8 năm 1994 Quốc hội đã ban hành pháp lệnh bảo vệ và khai thác CTTL, nội dung cũng khẳng định về chính sách thủy lợi phí, coi thủy lợi phí là một nguồn thu chủ yếu của các DNTN.
1997: 310.000 tấn, năm 1998: 327.000 tấn, trị giá 500 - 600 tỷ đồng, nguồn kinh phí này dùng để trang trải các chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình, đã giảm được phần đáng kể bao cấp của ngân sách Nhà nước. Song với mức thu như trên đến nay không đáp ứng được yêu cầu chi phí hợp lý, hàng năm Nhà nước vẫn phải hỗ trợ bình quân 100 tỷ đồng/năm, chủ yếu là hỗ trợ tiền điện tiêu úng, các chi khác chưa được quan tâm nên việc tu sửa công trình còn hạn chế.
Xem xét cụ thể ta thấy mức thu thủy lợi phí được tính bằng tỷ lệ % sản lượng bình quân 3 năm 1981-1983. Với mức thu này vào những năm đầu áp dụng thì hợp lý nhưng đến nay năng suất sản lượng lúa của toàn quốc nói chung và Thanh hoá nói riêng đã tăng nhiều lần:
+ Cả nước: năm 1980 năng suất 20,8 tạ/ha/vụ, sản lượng 11 triệu tấn
năm 1986 năng suất 28,1 tạ/ha/vụ, sản lượng 19,7 triệu tấn, năm 1992 năng suất 31,9 tạ/ha/vụ sản lượng 21,5 triệu tấn
+ Thanh hoá chỉ tính từ năm 1996 đến 1999 năng suất đã tăng từ 33,9 tạ/ha/vụ (năm 1996) lên 38,3 tạ/ha/vụ (năm 1999) và sản lượng tăng từ 1 triệu tấn lên 1,365 triệu tấn.
Năng suất sản lượng đã tăng gần gấp 2 lần nhưng mức thu vẫn giữ nguyên do đó có thể nói mức thu thủy lợi phí quá lạc hậu so với sản phẩm đầu ra của nông nghiệp.
- Tình trạng khê đọng thủy lợi phí xảy ra khá phổ biến: thực hiện thu thủy lợi phí các DNTN hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, mất rất nhiều thời gian, thất thu thủy lợi phí là vấn đề vô cùng phức tạp, nan giải chưa được giải quyết. Việc thu thủy lợi phí đã chiếm mất quá nửa số công lao động của doanh nghiệp nhưng vẫn không thu đủ số đã nghiệm thu, hiện tượng nợ đọng thất thu thủy lợi phí khá phổ biến và kéo dài. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì đến tháng 6 năm 1994 tổng thất thu trong toàn quốc là 112.374 tấn thóc, trong đó năm 1993 lên tới 45.729 tấn, riêng tỉnh Hà bắc, Thanh hoá mỗi tỉnh thất thu tới 10.000 tấn.
Trong 3 năm gần đây (bảng 12 - trang 67) tình hình thu thủy lợi phí ở Thanh hoá chỉ đạt 90%, số nợ tồn đọng là 10%. Tính đến 31 tháng 12 năm 1999 nợ tồn đọng thủy lợi phí lên đến 15.669 tấn thóc, trị giá 18,6 tỷ đồng. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do nông dân gặp quá nhiều khó khăn không thu nộp thủy lợi phí, phần lớn là do các hợp tác xã chiếm dụng chi tiêu sai mục đích. Điển hình ở huyện Thọ Xuân (thuộc Công ty thủy nông sông Chu quản lý) có hợp tác xã nợ đến hàng tỷ đồng như: HTX Xuân Khánh: 450 triệu đồng, Thọ Diên 695 triệu đồng, Xuân Phong 1.054 triệu đồng.
* Nguyên nhân của tồn tại:
- Do hệ thống chính sách tài chính về thủy nông chưa đồng bộ, chậm đổi mới trong khi nền kinh tế phát triển, các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội tác động đến đầu vào của thủy nông, đã có nhiều chuyển đổi như: giá cả hàng hoá, vật tư đã tăng nhiều lần so với trước đây, một số chính sách tiền lương, bảo vệ xã hội, bảo hiểm y tế đã thay đổi. Một số chính sách mới ra đời gần đây chưa bao gồm hết đặc thù của loại hình doanh nghiệp này.
- Nhận thức về DNTN của một số địa phương còn hạn chế, còn cho rằng thủy nông hoạt động công ích, Nhà nước bao cấp nên thiếu tinh thần trách nhiệm trong quan hệ thanh toán. Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao dân trí trong nhân dân còn chưa tốt, trách nhiệm bảo vệ công trình chưa cao, thậm chí còn vi phạm pháp lệnh bảo vệ CTTL.
- Vai trò và trách nhiêm của chính quyền địa phương chưa cao, chưa đôn đốc kiểm tra và tổ chức cho nhân dân làm công tác thủy lợi một cách thường xuyên. Một số cán bộ hợp tác xã, chủ tịch UBND xã vi phạm pháp luật như: tham ô, làm trái nguyên tắc tài chính, chiếm dụng thủy lợi phí, sử dụng sai mục đích chưa được xử lý nghiêm minh và kịp thời.
Chương 3
Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới quản lý các doanh nghiệp thủy nông.