Đổimới hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá ppt (Trang 73 - 78)

3.3.3.1. Đổi mới chính sách thủy lợi phí:

Chính sách thủy lợi phí (giá nước) là vấn đề khá phức tạp vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như: kinh tế kỹ thuật, chính trị, xã hội, là một chính sách lớn có ảnh hưởng trực

tiếp đến hoạt động của các DNTN. Hiện nay thu thủy lợi phí ở nước ta đang được thực hiện theo nghị định 112 CP của Chính phủ ban hành từ tháng 8 năm 1984 đã có nhiều nội dung không còn phù hợp, cần phải được thay đổi, mục tiêu là nâng mức thủy lợi phí lên cho phù hợp với chi phí của các DNTN và năng suất sản lượng lúa thu hoạch hiện nay.

Trước hết chúng ta phải khẳng định nước tưới lấy từ CTTL là hàng hoá, vì nó tồn tại dưới hình thái vật chất và thoả mãn đầy đủ hai thuộc tính của hàng hoá, đó là giá trị và giá trị sử dụng, do đó nhất thiết phải có giá (giá thành sản xuất và giá bán). Tuy nhiên đây là hàng hoá đặc biệt không giống như hàng hoá thông thường vì xác định giá thành và giá bán có những đặc điểm riêng. ở đây ta xem xét nước đối với sản xuất nông nghiệp, đối tượng phục vụ chủ yếu của DNTN. Nước ở đây là lượng nước vừa đủ cho cây trồng phát triển, khi thiếu cần cung cấp được gọi là tưới, khi thừa cần phải thoát đi gọi là tiêu, lượng nước vừa đủ đó mới được gọi là "nước hàng hoá", vậy để có hàng hoá cần phải kết hợp với tưới và tiêu được tính trên diện tích cây trồng các loại.

- Những căn cứ để xây dựng chính sách thủy lợi phí:

+ Căn cứ vào chi phí hoạt động của các DNTN bao gồm các khoản mục được quy định trong thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19 tháng 12 năm 1997.

+ Căn cứ vào thực trạng của sản xuất nông nghiệp ở nước ta. So với nhiều nước trên thế giới nông nghiệp nước ta còn ở trình độ thấp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đời sống của toàn xã hội, do đó nâng cao hiêụ quả sản xuất nông nghiệp không chỉ là trách nhiệm của ngành nông nghiệp mà còn là trách nhiệm của nhiều ngành kinh tế và nói chung là của toàn xã hội. Biện pháp về thủy lợi là "đầu vào" quan trọng cho nông nghiệp thường được Nhà nước xác định mức thủy lợi phí thấp hơn chi phí giá thành của Nhà nước.

Theo số liệu của tổng cục thống kê điều tra ở m ột số tỉnh miền Bắc và miền Trung thì thủy lợi phí chiếm tỷ lệ chung là 5,3% tổng sản lượng thu hoạch của nông dân (vào năm 1992). Và thủy lợi phí phân tích theo các yếu tố chi phí trong sản xuất nông nghiệp được phản ánh ở bảng dưới đây

Yếu tố Tổng chi phí (tấn) Tỷ lệ (%) Nước Phân Cày bừa Giống

Chăm sóc, thu hoạch

0,38 2,70 0,64 0,40 0,81 7,7 54,8 13,0 8,2 16,4

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy mức thủy lợi phí chiếm tỷ lệ 5,3% tổng sản lượng thu hoạch là một tỷ lệ thấp, so với tổng chi phí sản xuất nông nghiệp chi phí về nước chiếm 7,7% đây cũng là tỷ lệ thấp không tương xứng với tỷ lệ của các yếu tố khác trong khi nước là yếu tố quan trọng hàng đầu. Theo tính toán của ngành nông nghiệp nước ta nếu giá nước được tính đúng, tính đủ các chi phí thì phải thu tới 17-20% tổng sản lượng thu hoạch. Rõ ràng phải tăng mức thủy lợi phí nhưng trong lĩnh vực này không thể theo nguyên tắc ngang giá vì 17 - 25% tổng sản lượng thu hoạch là quá lớn, nếu thu sẽ ảnh hưởng đến đời sống của nông dân và không thúc đẩy sản xuất phát triển ( đây là đối tượng mà xã hội cần phải quan tâm). Theo các chuyên gia của tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc thì: " Tăng thuế (giá) nước là vấn đề khá tinh tế, phải phân tích kỹ trước khi quyết định. Có trường hợp phương pháp này đã thất bại, sau khi tăng người nông dân không nộp thuế nước nữa"[5, 109].

Cần có sự lựa chọn giảm giá đầu vào hay tăng giá đầu ra với hàng hoá nông sản, xét về hiệu quả thì giảm giá đầu vào nói chung vẫn là biện pháp dễ được chấp nhận hơn. Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã nhất trí rằng: "Lợi ích của người sản xuất được đảm bảo bằng cách cung cấp kết cấu hạ tầng nông nghiệp để tạo điều kiện tăng năng suất lúa" [5, 199].

+ Căn cứ vào quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng cho rằng nông nghiệp, nông

nông nghiệp nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nhiều yếu kém, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân, nhiều nơi đời sống nông dân còn rất khó khăn. Do đó cần phải có chính sách để tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển, chính sách thủy lợi phí cần phải được xem xét ở mức độ nhất định để góp phần vào việc phát triển nông nghiệp nói trên.

+ Kinh nghiệm của một số nước về thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản các CTTL và thu thủy lợi phí.

Đối với hệ thống công trình chính từ đầu mối đến kênh cấp II phần lớn vốn được trích từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh. Một số nước như Nam Triều Tiên, Inđônêxia, Nhà nước đầu tư 100% cho khâu quy hoạch thiết kế, 70-80% cho xây dựng cơ bản, còn lại 20-30% là vốn vay và phải trả trong quá trình khai thác do các đối tượng hưởng lợi thực hiện. Các nước Đông Âu cũ Nhà nước đầu tư 100%, Philippin Nhà nước đầu tư 70%, nông dân 30%. Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, nông dân đóng góp 30% vốn đầu tư đốivới các dự án tưới có diện tích 3.000 ha, các dự án có diện tích nhỏ hơn 2.000 ha thì Nhà nước hỗ trợ 45%. Một số nước trong khu vực cũng tiến hành thu thủy lợi phí nhằm trang trải một phần chi phí nhưng còn ở mức độ thấp như: ấn Độ 12 USD/ha/năm, Băng la đet, Pakistan 5USD/ha/năm, Thái Lan không thu thủy lợi phí mà Chính phủ cấp toàn bộ kinh phí lấy từ thuế đất. Có 4 nước xung quanh nước ta có chủ trương trang trải lại chi phí này bằng việc thu thủy lợi phí ở mức 100 kg thóc/ha/vụ trở lên như: Nam Triều Tiên 175 kg, Philippin 146 kg, Trung Quốc thu từ 4 đến 8% sản lượng trên diện tích tưới. Với mức thu trên Nam Triều Tiên đủ trang trải theo yêu cầu, Philippin, Trung Quốc đảm bảo khoảng 50%, các nước khác chỉ đủ trang trải cho chi phí quản lý, khai thác và 15 đến 20% nhu cầu bảo dưỡng công trình.

Giá nước và vấn đề tổ chức quản lý có mối quan hệ khăng khít với nhau: cơ cấu tổ chức, quy trình công nghệ sản xuất là căn cứ để xác định các khoản mục chi phí, xác định giá thành sản xuất và giá bán cho người sử dụng. Trong điều kiện hiện nay muốn xác định giá trị sản phẩm theo đơn vị m3 thì cầnphải đổimới mô hình tổ chức quản lý theo hướng chuyển giao quản lý cho người sử dụng. Các DNTN nên chuyển giao cho các hội dùng

nước quản lý từ kênh cấp II trở xuống là hiệu quả nhất, các công ty thực hiện phương thức bán nước đầu kênh cấp II thì việc đo đếm xác định khối lượng tiêu thụ theo m3 có thể thực hiện được và giá bán nước chỉ nên quy định đến điểm đo nhận nước đầu kênh cấp II, các hội dùng nước tự xây dựng giá bán nước đến người sử dụng. Do đó cần phải phân cấp quản lý, đổi mới mô hình tổ chức, tạo tiền đề cho việc hình thành giá nước mới. Thực hiện cơ chế giá trên cơ sở mô hình tổ chức quản lý khoa học sẽ là giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ quyền tự chủ trong hoạt động và bình đẳng trước pháp luật, gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm thông qua kết quả hoạt động sản xuất. Về phía Nhà nước rất thuận lợi trong việc quản lý và điều tiết vĩ mô, bảo đảm công bằng giữa các vùng dân cư trong cả nước, những đối tượng thuộc diện xoá đói giảm nghèo, những nơi khó khăn như miền núi vùng sâu vùng xa Nhà nước có thể thực hiện chính sách giảm hoặc miễn giá bán, khi thực hiện các cơ quan có thẩm quyền cũng dễ dàng trong việc tính toán cấp bù cho các DNTN bảo đảm tính chính xác và tránh được thất thoát lãng phí ngân sách Nhà nước.

3.3.3.2. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế tài chính

- Về chi phí nợ khó đòi: để xác định đúng kết quả hoạt động tài chính của các DNTN điều cần thiết trước hết phải khẳng định được các yếu tố đầu vào và xác định đầu ra của doanh nghiệp. Các yếu tố đầu ra đã được thể hiện ở phần chính sách thủy lợi phí. Ngoài yếu tố đầu vào hiện nay đang áp dụng còn một khoản mà chưa được đề cập đến đó là nợ khó đoì. Nợ khó đòi của các DNTN chủ yếu là thủy lợi phí, hàng năm nợ tồn đọng là 10-15% số ghi thu, thực tế khẳng định là không thu được. Trong cân đối xác định kết quả tài chính hàng năm, so sánh doanh thu với chi phí thì đều có thu lớn hơn chi nhưng thực chất thu nhỏ hơn chi, vì số chênh lệch này là số không thu được mà các doanh nghiệp đã chủ động cắt giảm chi phí. Nếu được lập quỹ dự phòng khó đòi vào chi phí như các doanh nghiệp khác thì trong cân đối sẽ không có số chênh lệch này, vì vậy cần sửa đổi chính sách cho phép các DNTN được trích lập dự phòng nợ khó đòi vào kinh phí như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Khi cân đối xác định kết quả nếu thu nhỏ hơn chi thì được Nhà nước cấp bù, nếu thu lớn hơn chi thì thu về ngân sách Nhà nước, đây là nguyên tắc chung. Cần phải cụ thể hơn để đảm bảo công bằng lợi ích giữa các doanh nghiệp phải có sự phân biệt khuyến khích các doanh nghiệp có lãi, hạn chế các doanh nghiệp bị lỗ. Qua thực tế hoạt động của các doanh nghiệp chúng tôi đề xuất nên xác định kết quả phân phối như sau: lấy doanh thu trừ chi phí (doanh thu và chi phí đã được đổi mới ở phần trên).

+ Nếu số lãi bằng 2 tháng lương thực tế thì được trích lập 2 quỹ khen thưởng phúc lợi bằng 2 tháng lương.

+ Nếu số lãi lớn hơn 2 tháng lương thực tế thì được trích 2 quỹ khen thưởng phúc lợi bằng 2 tháng lương cộng 10% số lớn hơn. Số còn lại (90%) nộp ngân sách Nhà nước.

+ Nếu lỗ thì được Nhà nước cấp bù 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi ở mức 70-90% 2 tháng lương thực tế.

+ Số lãi sau khi doanh nghiệp trích lập 2 quỹ thì được trích vào quỹ dự phòng tài chính, không nên thực hiện phân phối như thông tư liên tịch số 90 hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá ppt (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)