Quá trình hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp thủy nông tỉnh Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá ppt (Trang 37 - 39)

toàn tỉnh có 3.467.609 người. Thành thị 318.380 người, chiếm 9,2%, nông thôn 3.149.229 người, chiếm 90,8%, số hộ nông dân là 707.271 hộ. Nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thường 40-50% GDP do nông nghiệp mang lại. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác bình quân đầu người lại giảm dần: năm 1990 bình quân đầu người là 690m2/người, đến năm 1997 là 528m2/người, trong khi dân số ngày càng tăng bình quân mỗi năm (từ 1990 đến 1997) trên 70.000 người gần bằng dân số của huyện. Công nghiệp và các ngành nghề khác phát triển chậm.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên Tỉnh uỷ, UBND, Hội đồng nhân dân tỉnh không ngừng quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức con người nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả của việc sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có vai trò thủy lợi nói chung và thủy nông nói riêng.

2.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp thủy nông tỉnh Thanh Hoá. Hoá.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, cả nước có 13 hệ thống thủy nông, trong đó Thanh Hoá có hệ thống Bái Thượng được xây dựng từ năm 1928, không có hệ thống tiêu.

Về tổ chức hình thành các ban thủy nông trực thuộc Nha thủy nông Đông dương, dưới ban thủy nông là các ty thủy nông, mỗi ty phụ trách từng vùng nhất định. Sau cách mạng tháng 8 công tác thủy lợi được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thích đáng. Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Thanh Hoá tiếp quản hệ thống Bái Thượng và được đầu tư xây dựng hai hệ thống lớn là Nam, Bắc sông Mã. Từ năm 1965 đến 1975 hàng loạt các công trình thủy nông khác ra đời, trong đó đã chú ý đến các hệ thống tiêu như: hệ thống tiêu Quảng Châu, Trường Lệ, Ngọc Giáp... tiếp đó là đầu tư xây dựng các hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ. Trong thời gian đó các tổ chức thủy nông được hình thành và được gọi với các tên "Công ty thủy nông" hoặc "Xí nghiệp thủy nông"

Từ năm 1990 trở về trước toàn tỉnh Thanh Hoá có 11 xí nghiệp thủy nông: sông Chu, Bắc sông Mã, Nam sông Mã, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Xuân, Tả Thọ Xuân và Tĩnh Gia. Trong đó có 3 xí nghiệp thủy nông liên huyện, trực thuộc ngành thủy lợi quản lý là: sông Chu, Bắc sông Mã và Nam sông Mã. Số còn lại là xí nghiệp thủy nông huyện, trực thuộc các huyện quản lý.

Đến năm 1992 thực hiện Nghị định 388-ĐHBT ngày 11/9/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) các xí nghiệp thủy nông trong tỉnh được sắp xếp lại thành 9 công ty xí nghiệp, đó là sáp nhập xí nghiệp thủy nông Tĩnh Gia, Như Xuân vào xí nghiệp thủy nông sông Chu và đổi tên thành Công ty sông Chu. Chuyển toàn bộ các xí nghiệp thủy nông trực thuộc các huyện về ngành thủy lợi quản lý và giữ nguyên mô hình tổ chức đó cho đến nay.

Trước năm 1962 Nhà nước chưa thu thủy lợi phí, các xí nghiệp thủy nông hoạt động như một đơn vị hành chính sự nghiệp, thực hiện theo chế độ "thực thanh, thực chi". Khi có Nghị định 66-CP ngày 5/6/1962 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) quy định mức thu và điều lệ thu thủy lợi phí. Thủy lợi phí được thu thông qua cơ quan tài chính, các xí nghiệp thủy nông vẫn hoạt động theo cơ chế thực thanh, thực chi. Đến ngày 25/8/1984 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) ban hành Nghị định 112- HĐBT thay thế cho quyết định 66-CP, quy định mức thu thủy lợi phí mới theo tỷ lệ % năng suất lúa bình quân 3 năm 1981 -1983. Quy định các công ty, xí nghiệp thủy nông chuyển sang hạch toán kinh tế theo cơ chế "lấy thu bù chi".

Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, các luật thuế ra đời, các xí nghiệp thủy nông bắt đầu gặp khó khăn và lúng túng. Năm 1998 sau khi có luật DNNN ra đời các xí nghiệp thủy nông được xếp vào loại hình DNNN hoạt động công ích. Hoạt động theo cơ chế tài chính được quy định tại Thông tư liên tịch số 90-1997/TTLT/TC-NN và duy trì cho đến nay.

Như vậy ta thấy xuất phát điểm của DNTN được tách ra từ hoạt động "thực thanh, thực chi" đến "gán thu bù chi" đến hạch toán kinh tế. Các chính sách tài chính đa số được hình thành từ thời kỳ bao cấp nên đến nay nhiều chính sách không còn phù hợp. Tổ chức bộ máy cũ để lại còn cồng kềnh, kém hiệu quả. Hệ thống công trình đa số được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ bao cấp nên cũng có nhiều khuyết tật như: chất lượng không cao, không đồng bộ. Đó là một trong những tồn tại lớn cho đến hiện nay, do vậy việc tiếp tục đổi mới hoàn thiện quản lý thủy nông là hoàn toàn cần thiết và khách quan.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá ppt (Trang 37 - 39)