Nhiệm vụ khai thác CTTL với mục tiêu là phát huy tối đa hiệu quả, sử dụng một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo cân bằng nước phục vụ yêu cầu của sản xuất và đời sống, giữ gìn nguồn nước trong lành và bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện nhiệm vụ đó, các doanh nghiệp cần giải quyết hai vấn đề cơ bản là: quản lý khai thác nguồn nước gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên nước trong hệ thống, thực hiện có hiệu quả việc phân phối nước đến các đối tượng dùng nước trong địa bàn. Giải quyết hai vấn đề này chính là thực hiện chức năng phân phối sản phẩm của mình đến người tiêu dùng sao cho việc sử dụng nước có hiệu quả nhất, vừa đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, vừa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.
Kết quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau. (Bảng 5):
+ Tổng diện tích nghiệm thu bình quân 3 năm (1997-1999) tương đối ổn định là 130.127 ha/năm so với kế hoạch đặt ra 133.961 ha/năm, đạt 91%.
+ Đã đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị cao, góp phần làm tăng sản lượng lương thực từ 1 triệu tấn/năm (1997) lên 1,2 triệu tấn/năm (1999) và phấn đấu năm 2000 sẽ đạt 1,365 triệu tấn/năm. Năng suất lúa mỗi năm được tăng lên rõ rệt. Theo số liệu của Cục thống kê Thanh hoá năng suất lúađược tăng như sau:
Bảng 6 : Kết quả năng suất lúa của Thanh hoá thời kỳ 1996-1999 [2]
ĐVT: Tạ/ha
Năm Tổng Chia ra
cả năm Vụ chiêm Vụ mùa
1996 1997 1998 1999 33,9 28,2 38,6 38,3 38,6 40,1 47,9 45,3 30,0 18,2 30,6 32,3
Ngoài việc phục vụ cho sản xuất trên địa bàn, các doanh nghiệp còn cung cấp nước cho:
+ Nhà máy nước Thanh hoá với công suất 6 triệu m3nước/năm.
+ Nhà máy bia, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Nông Cống 4 triệu m3 nước/năm.
Về công tác tiêu úng: diện tích tiêu úng thường tập trung vào 16 huyện, thị, đồng bằng, trung du với diện tích tự nhiên là 308.884 ha, diện tích canh tác là 134.121 ha, các hệ thống tiêu đã phát huy khá tốt, góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân trong tỉnh. Theo số liệu thống kê hàng năm của ngành nông nghiệp thì những năm mưa lũ bình thườngvới lượng mưa 200-300mm trong ngày thì diện ngập úng sẽ xảy ra ở các
huyện đồng bằng ven biển, diện tích gần 38.000 ha trong đó mất trằng vụ mùa 18.600 ha, vụ đông 10.000 đến 15.000 ha. Trong những năm gần đây tuy ngập úng nhưng hiệu quả về tiêu đạt 73% diện tích canh tác.
Bảng 7: Kết quả tiêu của các hệ thống thủy nông Thanh hoá năm 1999 [2]
ĐVT: Ha
STT Hệ thống
Diện tích canh tác được tiêu
Diện tích bị ngập úng Tổng
Chia ra
Tự chảy Bơm điện
1 2 3 4 5 6
Nam Sông Chu Nam Sông Mã Bắc Sông Mã Bắc Sông Lèn Vĩnh Lộc Tĩnh Gia 51.246 6.500 14.950 15.050 4.760 6.180 40.740 6.200 11.490 7.550 2.770 6.000 10.506 300 3.460 7.500 1.990 180 18.826 5.700 4.730 5.344 1.900 1.200 Cộng 98.686 72.900 25.786 37.700 2.3.4. Thực trạng về hoạt động tài chính:
Quản lý tài chính là một trong ba nội dung cơ bản của các DNTN, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho việc quản lý công trình, quản lý nước thực hiện tốt nhiệm vụ. Từ năm 1984 đến 1997 cơ chế hoạt động tài chính của các DNTN được thực hiện theo nghị định 112 HĐBT (nay là Chính phủ) năm 1984, thông tư liên bộ số 47-TT/LB của Bộ tài chính và Bộ thủy lợi năm 1984, thông tư 43-TT/LB năm 1985 về " hướng dẫn hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp thủy nông"... hoạt động thủy nông được thực hiện theo phương thức hạch toán kinh tế " gán thu bù chi". Nếu số thu lớn hơn số chi thì được trích lập vào phần thủy nông, quỹ thủy nông này do UBND tỉnh và ngành thủy lợi quản lý. Nếu thu nhỏ hơn chi thì được bù đắp bằng quỹ thủy nông, sau khi bù còn thiếu thì được ngân sách tỉnh cấp bù. Trong chi phí chưa trích khấu hao của các tài sản thuộc công trình xây đúc, đất và các loại máy bơm có công suất 8.000m3/h trở lên. Lợi nhuận của các xí nghiệp được hưởng
theo lợi nhuận định mức bằng 18% quỹ lương thực tế để hình thành hai quỹ khen thưởng và phúc lợi (không trích lập quỹ phát triển sản xuất).
Từ năm 1998 trở lại đây DNTN được xếp vào loại hình DNNN hoạt động công ích, cơ chế tài chính hoạt động theo thông tư liên tịch số 90-1997/TTLT/TC-NN ngày 19 tháng 12 năm 1997 của Bộ tài chính và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Về hạch toán kinh tế vẫn hạch toán chưa đầy đủ, phân phối kết quả tài chính có sự thay đổi so với trước đây, nếu thu lớn hơn chi thì được phân phối theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thu nhỏ hơn chi được ngân sách Nhà nước cấp bù cả phần chi phí thiếu và hai quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương thực tế. So với trước đây tuy có rõ ràng hơn song chưa thoát khỏi cơ chế bao cấp, chưa nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, còn một số khó khăn bất cập nhất định.
Thực trạngvà hoạt động tài chính của các DNTN Thanh hoá trong 3 năm 1997-1999 như sau:
- Về vốn và công nợ: (Bảng 8 - trang 55):
+ Tổng vốn kinh doanh của 9 doanh nghiệp đến thời điểm 31 tháng 12 năm 1999 là 148.272 triệu đồng, trong đó vốn cố định 141.077 triệu đồng, vốn lưu động 7.195 triệu đồng. Tổng vốn giá tài sản cố định 271.528 triệu đồng, giá trị còn lại là 141.077 triệu đồng. Do một số tài sản thuộc công trình xây đúc, đất và máy bơm 8.000 m3/h trở lên không phải trích khấu hao nên số liệu phản ánh ở đây không có ý nghĩa kinh tế, do không khấu hao nên không có nguồn để cải tạo nâng cấp, tái tạo tài sản, mà hàng năm phụ thuộc váo cấp phát của ngân sách Nhà nước.
+ Vốn lưu động có 7.195 triệu đồng trong khi đó yêu cầuv ốn cho một doanh nghiệp là gần 20 tỷ đồng, như vậy ta thấy thiếu vốn nghiêm trọng, hàng năm các doanh nghiệp phải vay ngân hàng quá lớn nên dẫn đến chi phí tăng và công nợ dây dưa thường xuyên xảy ra.
+ Về công nợ: Số dư công nợ đến 31 tháng 12 năm 1999 cho thấy cả nợ phải thu và nợ phải trả của các doanh nghiệp đều khá lớn, tổng nợ phải thu lớn gấp 2 lần tổng nợ phải trả mà trong đó chủ yếu là thủy lợi phí, như vậy vốn lưu động đã ít lại bị chiếm dụng quá nhiều nên càng khó khăn hơn về vốn (xem bảng 9 - trang 57)
- Về kết quả sản xuất kinh doanh: theo số liệu về kết quả hoạt động tài chính trong 3 năm 1997-1999 của các doanh nghiệp cho thấy tổng doanh thu dao động từ 35 tỷ đến 38 tỷ đồng nhưng thực thu chỉ đạt 31 - 34,3 tỷ đồng (xem bảng 10 - trang 58). Hầu hết các doanh nghiệp đều ở tình trạng thu nhỏ hơn chi. Trong thực tế yêu cầu chi phí còn cao hơn nhưng các doanh nghiệp đều dựa vào khả năng thực thu của mình để bố trí chi phí cho phù hợp, phần lớn mới tập trung chi trả tiền lương, tiền điện, chi phí quản lý vận hành và các chi phí tối thiểu khác, riêng chi phí tu sửa công trình gần như bị cắt giảm so với yêu cầu, đặc biệt một số doanh nghiệp chi phí tiền lương cũng bị cắt giảm (chỉ áp dụng được mức lương tối thiểu).
Nguồn thu chủ yếu của các DNTN là thủy lợi phí, mỗi năm ghi thu được 25.000 tấn thóc so với kế hoạch giao, đạt 98% nhưng số thực thu chỉ đạt 85-90% số ghi thu, do đó nguồn thu hầu như không được đảm bảo. Vào những năm thời tiết diễn biến phức tạp dẫn đến mất mùa trong nông nghiệp, Nhà nước miễn giảm cho dân, làm giảm doanh thu của doanh nghiệp nhưng chưa có chính sách cấp bù phần chi phí. Trong khi đó vào những năm này chi phí ở các doanh nghiệp tăng nhiều so với kế hoạch. Như vậy càng làm cho mất cân đối thu chi.
Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến doanh thu của DNTN là giá cả lương thực hàng năm. Theo nghị định 112 HĐBT ngày 25 tháng 8 năm 1984 và quyết định số 1054 NN/UBTH ngày 12 tháng 9 năm 1993 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, thủy lợi phí được tính bằng thóc thu bằng tiền, giá thóc được UBND tỉnh thông báo hàng vụ trong năm. Giá thóc này phụ thuộc vào tình hình cung cầu, xuất nhập khẩu gạo của Nhà nước nên không ổn định. Khi có thay đổi giá thấp hơn so với giá khi cân đối kế hoạch thì Nhà nước chưa có chính sách giải quyết số chênh lệch này mà các doanh nghiệp phải tự cân đối để chi phí cho phù hợp với nguồn thu.
Ngoài nguồn thu chủ yếu là thủy lợi phí, DNTN còn có các nguồn thu khác: thu vận tải phí, thu phục vụ môi trường thủy sản, thu cung cấp nước cho khu công nghiệp. Đây là số thu ít và được cân đối theo cơ chế tài chính của các DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Về chi phí: Hiện nay các khoản chi phí được thực hiện theo các khoản mục trong thông tư 90 bao gồm:
+ Chi phí tiền lương và phụ cấp lương
+ Các khoản phải nộp tính theo lương như: BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn. + Khấu hao cơ bản tài sản cố định (những tài sản phải tính khấu hao).
+ Nguyên vật liệu chính để vận hành bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị. + Sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.
+ Chi phí tiền điện bơm nước tưới tiêu.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí đàm thoại,vận hành bằng hệ thống máy vi tính để điều hành nước).
+ Chi phí phòng chống bão lụt.
+ Chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, xây dựng chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật.
+ Chi phí cho công tác thu thủy lợi phí. + Chi khác
+ Hàng năm chi phí được xây dựng trong kế hoạch tài chính năm, mục tiêu đặt ra là phấn đấu giảm chi phí ở mức thấp nhất, song thực tế các yếu tố đầu vào này chịu ảnh hưởng lớn của cơ chế thị trường, giá cả vật tư, hàng hoá những năm gần đây có biến động tăng, tiền lương cũng tăng làm cho tổng chi phí có xu hướng ngày một tăng, mặt khác chi phí còn tăng do những năm thời tiết khó khăn các doanh nghiệp phải khắc phục hậu quả bão lụt ,chống hạn.