Hệ thống thủy nông được xây dựng là hệ thống đa mục tiêu, trong đó mục tiêu ưu tiên hàng đầu là cung cấp, điều hoà, phân phối nước cho nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp. Hệ thống bao gồm nhiều loại hình công trình phức tạp tổ hợp lại với nhau, phân trải rộng theo một không gian lớn, chịu tác động rất nhiều của điều kiện tự nhiên, xã hội. Tổ chức điều hành hoạt động của hệ thống thủy nông vừa phải tôn trọng các quy luật tự nhiên vừa phải tôn trọng các quy luật xã hội. Hoạt động thủy nông mang tính đặc thù, đòi hỏi phải có sự liên kết cộng đồng rất cao. Điều 29 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL khẳng định: "Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ CTTL trong phạm vi cả nước". Trên cơ sở đó phân công các ngành, các cấp, các cơ quan Nhà nước tuỳ theo chức năng quyền hạn của mình để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý thủy nông. Nội dung quản lý Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến việc ban hành các chính sách văn bản pháp quy về quản lý thủy nông và cũng như tổ chức thực hiện văn bản đó. Quản lý thủy nông muốn hoạt động tốt không thể độc lập thiếu vai trò của Nhà nước.
Nâng cao vai trò của Nhà nước trước hết cần tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thủy nông:
+ Xây dựng và hoàn thiện luật, văn bản dưới luật có liên quan đến công tác thủy nông, các văn bản này phản ánh được chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, pháp chế, quy chế điều chỉnh khi có tranh chấp.
+ Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, đặc biệt là nông dân.
Quản lý và khai thác tài nguyên nước trong thời gian vừa qua còn có nhiều hạn chế, đồng thời với việc tuyên truyền giáo dục nhân dân hiểu rõ, có ý thức sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ công trình để phát huy bền vững nguồn tài nguyên, tài sản quý giá này, phải làm tốt công tác giáo dục cho nhân dân hiểu rõ và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Một mặt phải giúp nông dân nâng cao kiến thức chuyên môn về kỹ thuật sử dụng
nước, quản lý và vận hành công trình, một mặt giúp họ hiểu rõ pháp luật, từ đó tạo ra ý thức tự giác trong việc tuân thủ pháp luật trên lĩnh vực bảo vệ, khai thác công trình thủy nông. Tăng cường vai trò tham gia quản lý thủy nông của nông dân theo xu hướng xã hội hoá công tác thủy nông là điều kiện bảo đảm quyền làm chủ của dân và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thủy lợi.
+ Kiểm tra giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm về pháp luật có liên quan đến bảo vệ khai thác CTTL. Song song với việc bổ sung hoàn thiện pháp luật có liên quan đến thủy nông, công tác kiểm tra giám sát thực hiện là điều kiện vô cùng quan trọng, bảo đảm cho hệ thống pháp luật đi vào cuộc sống. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan Nhà nước, của tổ chức thủy nông, của nông dân trong lĩnh vực này. Hiện nay tình trạng vi phạm CTTL, chiếm dụng thủy lợi phí, không thực hiện đầy đủ điều khoản thanh toán theo hợp đồng kinh tế ở các hợp tác xã chưa được xử lý nghiêm minh, tình hình này đang là gánh nặng cho các doanh nghiệp cần phải được kiểm tra giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh để tạo điều kiện cho quản lý thủy nông hoạt động được tốt hơn.
Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước còn thể hiện trong việc huy động đóng góp sức dân làm CTTL. Phương châm làm thủy lợi: " Nhà nước và nhân dân cùng làm", " Trung ương và địa phương cùng làm", là hoàn toàn đúng đắn, nhưng hiện nay do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, việc huy động sức dân gặp rất nhiều khó khăn, nếu Nhà nước, chính quyền địa phương huyện, xã không tác động vào thì các doanh nghiệp không thể huy động được. Vì vậy chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã cần phải thể chế hoá nhiệm vụ về công tác thủy lợi trong từng thời gian cụ thể của địa phương, hàng năm duy trì tổ chức các chiến dịch nạo vét kênh tiêu, đắp đê..., triển khai kiểm tra tình hình thực hiện Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL, lồng ghép chính sách thủy lợi phí với thuế nông nghiệp để nhân dân các địa phương chấp hành giao nộp thủy lợi phí.
kết luận và kiến nghị
Đất nước ta đang tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội lần thứ VIII của Đảng đề ra, thu được nhiều thắng lợi quan trọng, tạo thế và lực mới để bước vào thế kỷ 21 cùng với toàn nhân loại. Trong quá trình đó Đảng ta rất coi trọng lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Thủy lợi là một ngành kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng, công tác quản lý thủy nông phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và các mặt khác của đời sống xã hội. Để phát huy tối đa khả năng của hệ thống CTTL, phục vụ kinh tế phát triển bền vững cần phải được tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý thủy nông.
Trong điều kiện chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN hoạt động thủy nông còn gặp nhiều khó khăn: hệ thống công trình xuống cấp, khả năng tài chính có hạn, thủy lợi phí ở mức lạc hậu và bị chiếm dụng lớn, hệ thống chính sách quản lý tài chính tuy đã có nhưng còn một số chưa phù hợp, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường ý thức bảo vệ công trình và chấp hành pháp luật của người dân bị giảm sút. Đòi hỏi cần phải có sự chuyển biến về nhận thức, nghiên cứu tìm các giải pháp thích hợp mới đứng vững và phát triển.
Là một doanh nghiệp hoạt động công ích, các yếu tố đầu vào chịu chi phối của thị trường, đầu ra do Nhà nước quy định và ổn định quá lâu. Xét cả về vi mô và vĩ mô chưa phù hợp thích ứng trong điều kiện hiện nay.
Qua phân tích thực trạng tình hình hoạt động, các tồn tại vướng mắc hiện nay của các DNTN trên địa bàn Thanh hoá được nêu trong luận án, luận án đã đưa ra một số hệ thống quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới quản lý cac DNTN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Để biến các phương hướng và giải pháp thành hiện thực, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
1) Nhà nước sớm phân cấp quản lý CTTL để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế và mọi cá nhân trong việc quản lý khai thác CTTL.
2) Nhà nước sớm ban hành Nghị định mới về thủy lợi phí thay cho Nghị định 112/CP (năm 1984) đang áp dụng hiện nay. Bảo đảm nguồn thu, đủ trang trải các chi phí của các DNTN, tiết kiệm cấp phát ngân sách Nhà nước.
3) Nhà nước cần xem xét cấp bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp vì các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp này đã tăng nhiều lần trong khi đó nguồn vốn lưu động không được bổ sung.
4) Điều chỉnh, bổ sung thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19 tháng 12 năm 1997 phần phân phối lợi tức và xem xét một số chính sách tài chính khác. Khi cân đối xác định kết quả sản xuất của các DNNN nên cho được trích lập dự phòng nợ khó đòi vào phí.
Danh mục tài liệu tham khảo
[1] Báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp thuỷ nông Thanh Hoá.
Năm 1997 - 1998 - 1999.
[2] Báo cáo tổng kết công tác thuỷ lợi của Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn Thanh Hoá. Năm 1997 - 1998 - 1999.
[3] Ngô Chí Hoạt, Phương hướng phát triển thuỷ lợi và quản lý tài nguyên nước đến năm 2010 để bảo đảm an toàn lương thực của Việt Nam vào thế kỷ 21- Tạp chí thuỷ lợi số 332 (tháng 1+2/2000).
[4] Hai mươi lăm năm sự nghiệp thuỷ lợi Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Hà
Nội - 1984.
[5] Hai thập kỷ phát triển của Châu á và triển vọng của những năm 1980. Tập 1 - Nxb Khoa học xã hội - 1981.
[6] Nguyễn Quốc Luật, Đổi mới tổ chức và nội dung hoạt động của các xí nghiệp thuỷ nông trong bước chuyển sang cơ chế thị trường - Luận văn
Thạc sỹ kinh tế - Hà Nội năm 1993.
[7] ThS. Đoàn Thế Lợi, Chính sách giá nước và vấn đề đổi mới mô hình tổ chức quản lý ở các hệ thống thuỷ nông - Tạp chí thuỷ lợi số 332 (tháng
1+2/2000).
[8] Lênin, Toàn tập - Tập 39 - Nxb Tiến bộ Matxcơva năm 1979. [9] Lênin, Tuyển tập - Tập 2 - Nxb Sự thật.
[10] Hồ Chí Minh, Toàn tập - Nxb Sự thật Hà Nội - 1984. [11] Hồ Chí Minh, Tuyển tập - Nxb Sự thật Hà Nội - 1960.
[13] Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá VII).
[14] Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng
(khoá VIII).
[15] Niên giám thống kê. 1990-1994 - Thanh Hoá.
[16] Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Nxb Nông nghiệp Hà
Nội - 1996.
[17] Sơ thảo lịch sử Việt Nam, tập 1. Hà Nội - 1981.
[18] Tập san thuỷ lợi. Số 278 (tháng 1+2/1991), (tài liệu của PAO VP - Châu á
- TBD) xuất bản năm 1989.
[19] Tổng cục thống kê - Nxb Thống kê 1991,
[20] Tổ chức khai thác bảo dưỡng hệ thống tưới. Nxb Nông nghiệp - 1992.
[21] Tài liệu quy hoạch lưu trữ . Bộ Thuỷ lợi.
[22] Đào Thế Tuấn, Chiến lược phát triển nông nghiệp - Nxb năm 1986.
[23] T.S Nguyễn Đình Thịnh, Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển thuỷ nông cấp cơ sở, có sự tham gia của nông dân - Tạp chí thuỷ lợi số 333 (tháng
3+4/2000).
[24] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III. Nxb Chính trị Quốc gia năm
1960.
[25] Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII. Nxb Chính trị Quốc
gia năm 1991.
[26] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia
năm 1996.