1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu

244 800 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 244
Dung lượng 3,94 MB

Nội dung

- BR-VT: Bà Rịa Vũng Tàu - BOT: Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao - BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa - BUSADCO: Công ty Thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - CBCNV: Cán bộ công

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

- -NGUYỄN SỸ QUẾ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS TRẦN THỊ BÍCH NGỌC

Hµ néi - 2013

Trang 2

- BR-VT: Bà Rịa Vũng Tàu

- BOT: Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao

- BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa

- BUSADCO: Công ty Thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- CBCNV: Cán bộ công nhân viên

- CBKT: Cán bộ kỹ thuật

- COD: Nhu cầu oxy hóa học

- DBMS: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

- HTTN: Hệ thống thoát nước

- GIS: Hệ thống thông tin địa lý

- GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

- ISO: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

- pH: Chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô trong dung dịch

- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

- UBND: Ủy ban nhân dân

- VIFOTEX: Quỹ hỗ trợ sáng tạo, Khoa học, Kỹ thuật Việt Nam

- XN: Xí nghiệp

Trang 3

CHƯƠNG I 3

CHƯƠNG I 3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ 3

1.1 Khái niệm về hệ thống thoát nước đô thị 3

1.2 Mục tiêu quản lý thoát nước đô thị 4

1.3 Các nội dung quản lý thoát nước đô thị: 6

1.4 Các tiêu chí đánh giá về chất lượng quản lý vận hành hệ thống thoát nước đô thị 7

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vận hành hệ thống thoát nước đô thị 10

1.5.1 Các yếu tố bên trong 10

1.5.2 Các yếu tố bên ngoài: 11

1.6 Một số phương hướng giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành hệ thống thoát nước đô thị 15

1.6.1 Về nhân lực 15

1.6.2 Công tác lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước, quản lý kiểm soát các nguồn xả 15

1.6.3 Nâng cao vai trò quản lý về công tác đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thoát nước 17

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CÁC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 18

2.1 Đặc điểm tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 18

Trang 4

2.2.1 Giới thiệu Công ty: 21

2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 25

2.3 Phân tích chất lượng quản lý vận hành hệ thống thoát nước các đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 26

2.3.1 Phân tích theo nhóm chỉ tiêu chất lượng xây dựng các công trình thoát nước 26

2.3.2 Phân tích theo nhóm các chỉ tiêu kỹ thuật về mạng lưới thu gom và chất lượng nước thải đầu ra 58

2.3.3 Phân tích chất lượng nước thải tại các đô thị trên địa bàn BR-VT 65

2.3.4 Phân tích ảnh hưởng của công tác quản trị vận hành hệ thống thoát nước đô thị đến các kết quả đầu ra của hệ thống thoát nước đô thị tại BR-VT 67

2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng quản lý vận hành hệ thống thoát nước trên các đô thị BR-VT 78

2.4.1 Các nhân tố bên trong: 78

2.4.2 Các nhân tố bên ngoài: 82

CHƯƠNG III: 86

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 86

3.1 Mục tiêu công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020 86

3.2 Các giải pháp quản lý hệ thống thoát nước tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 87

Trang 5

3.3.1 Giải pháp 1: Tăng cường năng lực cho các Ban quản lý dự án công trình thoát nước và xử lý nước thải BUSADCO 87 3.3.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác quản lý vận hành mạng lưới thoát nước tại các đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của BUSADCO 93 3.3.3 Giải pháp 3: Áp dụng phương thức quản lý hệ thống thoát nước từ quản trị tài sản sang cung ứng dịch vụ thoát nước 99

PHẦN KẾT LUẬN 109

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đô thị hoá với tốc độ ngày càng nhanh là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của các quốc gia, các đô thị đóng vai trò như những hạt nhân quan trọng Các hoạt động kinh tế, văn hoá chủ yếu của quốc gia đã và đang diễn ra chủ yếu ở các

đô thị

Cùng với sự phát triển kinh tế tại các đô thị đã phát sinh nhiều tồn tại như: hạ tầng kỹ thuật phát triển không theo kịp đô thị hóa, các con kênh, ao (hồ) tiêu thoát nước trong các đô thị thị trở thành các kênh, ao (hồ) chết, các tuyến cống truyền tải thoát nước bị người dân xây dựng các công trình lấn chiếm làm hư hại, ảnh hưởng nặng nề đến công tác thoát nước đặc biệt vào mùa mưa bão làm nảy sinh ngập lụt, ô nhiễm môi trường (nước và không khí), bệnh dịch lây lan nhanh

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: Kết hợp hài hòa giữa phát triển

kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững; tiến tới bảo đảm cho mọi người dân được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt tiêu chuẩn mức tối thiểu do nhà nước quy định

Hiện nay trên các đô thị của cả nước nói chung, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, tình trạng ngập lụt lúc triều cường hay vào mùa mưa bão, ô nhiễm môi trường vào mùa khô xảy ra phổ biến, mặc dù hàng năm nguồn kinh phí từ ngân sách dành cho các dự án liên quan đến thoát nước vệ sinh môi trường không ngừng tăng lên song tình hình vẫn không được cải thiện Từ kiến thức đã được học tập trong khóa học và thực tế bản thân học viên hoạt động trong lĩnh vực thoát nước, có điều kiện nhận thấy được tình quản lý hệ thống thoát nước còn nhiều bất cập, do đó mạnh dạn

chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn tốt nghiệp Với mong mỏi rằng có thể áp

dụng phần nào trong quá trình nghiên cứu vào thực tiễn nhằm góp phần cải thiện môi trường sống, đảm bảo sự phát triển bền vững cho xã hội

Trang 7

2 Mục đính của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích thực trạng, hệ thống thoát nước, các công cụ quản lý hiện tại về thoát nước để giải quyết được các vấn đề chủ yếu:

Một là kiểm soát ngập lụt, ô nhiễm môi trường nước thải

Hai là hoàn thiện công tác quản lý thoát nước đô thị

Ba là xây dựng các giải pháp để nâng cao chất lượng và tiến độ thực hiện các công trình thoát nước

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chất lượng hệ thống thoát nước tại các đô thị Bà Rịa – Vũng Tàu

Phạm vi nghiên cứu: lấy số liệu nghiên cứu về hệ thống thoát nước trên địa bàn các đô thị tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu từ năm 2004 đến 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như phương pháp thống kê, phân tích số liệu, tổng hợp số liệu, nhằm đề xuất một

số giải pháp hoàn thiện trong công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước các đô thị tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

5 Nội dung luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm có 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản lý hệ thống thoát nước đô thị

Chương II: Phân tích công tác quản lý hệ thống thoát nước các đô thị trên địa bàn tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu

Chương III: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trang 8

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ HTTN ĐÔ THỊ

1.1 Khái niệm về hệ thống thoát nước đô thị

Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải

Tùy theo tính chất và nguồn gốc, nước thải được phân làm ba loại chính:

- Nước thải sinh hoạt;

- Nước thải sản xuất;

- Nước mưa nhiễm bẩn

Nước thải ra sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt có chứa nhiều chất bẩn hữu

cơ và vi trùng được gọi là nước thải sinh hoạt

Nước thải sản xuất là nước thải ra từ quy trình công nghệ sản xuất, có thành phần

và tính chất rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình công nghiệp, nguyên liệu sử dụng, công nghệ áp dụng cũng như quy trình vận hành,…

Nước mưa sau khi rơi xuống, chảy trên bề mặt đường phố, quảng trường, khu dân

cư và xí nghiệp công nghiệp bị nhiễm bẩn, nhất là lượng nước mưa ban đầu cũng được xem là nước thải

Nếu trong một đô thị, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được dẫn chung trong mạng lưới thoát nước, thì hỗn hợp nước thải này được gọi là nước thải đô thị + Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:

a) Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống

b) Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt; c) Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao

để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý

Trang 9

+ Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, cửa xả ) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa

+ Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả )

và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải

+ Cống bao là tuyến cống chính có các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hoà trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và vận chuyển đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải

+ Hệ thống hồ điều hoà bao gồm các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo để tiếp nhận nước, điều hoà khả năng tiêu thoát nước cho hệ thống thoát nước

+ Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước

+ Điểm xả là nơi xả nước ra môi trường của hệ thống thoát nước hoặc các hộ thoát nước đơn lẻ

+ Lưu vực thoát nước là một khu vực nhất định mà nước mưa hoặc nước thải được thu gom, vận chuyển đưa về một hoặc một số điểm xả ra nguồn tiếp nhận + Nguồn tiếp nhận là một bộ phận của môi trường bao gồm: các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như ao, hồ, sông, suối, kênh mương, nước ngầm, biển

1.2 Mục tiêu quản lý thoát nước đô thị

Cũng giống như các lĩnh vực khác, bản chất của chất lượng quản lý hệ thống thoát nước đô thị được hiểu là mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của hệ thống thoát nước với chi phí là thấp nhất

Theo Quyết định 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 Thì mục tiêu của việc quản lý thoát nước

đô thị như sau:

Trang 10

Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015:

- Ưu tiên giải quyết thoát nước mưa:

+ Xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị loại II trở lên

+ Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước từ 50-60% hiện nay lên 70-80%

+ Toàn bộ hệ thống thoát nước được quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và theo định kỳ

- Xây dựng và nâng cấp hệ thống thoát nước thải:

+ Xây dựng các tuyến cống thu gom và trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho các đô thị từ loại III trở lên để thu gom và xử lý từ 40 - 50% lượng nước thải sinh hoạt đô thị đạt quy chuẩn quy định

+ Toàn bộ nước thải bệnh viện và nước thải các cơ sở công nghiệp được xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi xả vào cống chung của đô thị hoặc xả ra môi trường + Toàn bộ các khu công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống thoát nước thải riêng

và nước thải được xử lý đạt quy chuẩn quy định

+ Tại các đô thị loại IV, loại V, các làng nghề 30% nước thải được xử lý đạt quy chuẩn quy định

- Xây dựng, lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh công cộng đáp ứng nhu cầu của nhân dân

và khách du lịch tại các đô thị loại IV trở lên

Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Thoát nước mưa:

+ Xoá bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị từ loại IV trở lên

+ Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước đạt trên 80%

- Thoát nước thải:

+ Các đô thị loại III trở lên có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; nâng tỷ lệ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn quy định lên 60% Tại các đô thị loại IV, loại V và các làng nghề 40% nước thải được xử

lý đạt quy chuẩn quy định

Trang 11

+ Các công trình thu nước bề mặt, các tuyến cống, mương đi qua khu dân cư tập trung không được gây ô nhiễm môi trường

Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025:

- Thoát nước mưa:

+ Xoá bỏ hoàn toàn tình trạng ngập úng thường xuyên tại các đô thị

+ Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước đô thị lên 90 - 95%; đối với các đô thị từ loại IV trở lên đạt 100%

- Thoát nước thải:

+ Các đô thị từ loại IV trở lên có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; tỷ lệ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 70 - 80%, nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn quy định Tại các đô thị loại V, 50% nước thải được xử

lý đạt quy chuẩn quy định

+ Các làng nghề có trạm xử lý tập trung hoặc phân tán, hoạt động thường xuyên, chất lượng nước thải xả ra môi trường đạt quy chuẩn quy định

+ Tái sử dụng từ 20 - 30% nước thải cho nhu cầu nước tưới cây, rửa đường và các nhu cầu khác tại các đô thị, khu công nghiệp [17; 2&3]

1.3 Các nội dung quản lý thoát nước đô thị:

a) Quản lý quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước đô thị:

Ở nước ta, quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị nói chung, quy hoạch thoát nước

và quản lý hệ thống thoát nước đô thị nói riêng vẫn còn bị ảnh hưởng của quán tính bao cấp, chủ yếu dựa vào các nguyên tắc thiết kế tĩnh, thiếu linh hoạt theo hướng thị trường Trong khi đó, đô thị ngày càng khẳng định vai trò động lực then chốt trong nền kinh tế, do đó cần cải cách công nghệ về quy trình lập quy hoạch xây dựng đô thị cũng như quy hoạch thoát nước theo hướng chuyển từ quy hoạch tĩnh sang quy hoạch động, với cách tiếp cận đa ngành Với nhiệm vụ chính:

+ Đánh giá, dự báo phát triển kinh tế-xã hội, sự phát triển và bố trí dân cư, công nghiệp dịch vụ, cơ sở hạ tầng của khu vực nghiên cứu quy hoạch;

+ Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, dự báo diễn biến môi trường và khả năng tiêu thoát nước của các sông, hồ có liên quan;

+ Nhu cầu thoát nước bề mặt, thu gom, xử lý nước thải;

Trang 12

+ Triển khai lập đồng bộ từ quy hoạch tổng thể thoát nước tỷ lệ 1/5000-1/10.000

và chi tiết thoát nước tỷ lệ 1/500-1/2000;

+ Lập kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước theo quy hoạch được phê duyệt; trong đó có kế hoạch huy động nguồn vốn, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành

b) Quản lý đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước:

Trong những năm qua tình trạng thiếu vốn trầm trọng đầu tư cho phát triển cơ

sở hạ tầng Nguồn vốn ngân sách đầu tư hạn chế và chưa có hiệu quả Các dự án vốn ngân sách nhà nước tiến độ triển khai chậm, quản lý đầu tư yếu, gây thất thoát nhiều, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp Còn tồn tại phổ biến tình trạng đầu tư dàn trải, nhiều công trình dở dang, không đồng bộ, đầu tư mang tính chất chắp vá Trong cơ cấu đầu

tư, chưa dành tỷ lệ vốn thích đáng cho công tác bảo trì, bảo dưỡng mạng, không bảo đảm phát triển bền vững, tình trạng xuống cấp liên tục diễn ra Công tác quản lý xây dựng các dự án do nguồn vốn khác còn bỏ ngỏ, chất lượng công trình phụ thuộc nhiều vào đạo đức kinh doanh của chủ đầu tư Do đó công tác quản lý đầu tư xây dựng cần giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện, nhằm đảm bảo hệ thống thoát nước

đô thị đồng bộ và hiệu quả

c) Quản lý vận hành khai thác hệ thống thoát nước

Thống nhất tổ chức quản lý thoát nước từ trung ương đến địa phương, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải xác định các đơn vị thoát nước chịu trách nhiệm chính quản lý các hệ thống thoát nước trên địa bàn

Tại các địa phương, tăng cường công tác pháp chế về thoát nước, xả nước thải, đảm bảo tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu quy định

Ưu tiên nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý vận hành phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng sử dụng của từng địa phương

1.4 Các tiêu chí đánh giá về chất lượng quản lý vận hành hệ thống thoát nước

đô thị

a) Về chất lượng xây dựng công trình thoát nước:

Tiêu chí đánh giá chất lượng công trình thoát nước được đánh giá theo tiêu chí “Giải thưởng Quốc gia về chất lượng công trình xây dựng” với 6 tiêu chí:

Trang 13

1) Chất lượng công trình (an toàn chịu lực, công năng sử dụng và kiến trúc); 2) An toàn trong thi công xây dựng, an toàn phòng, chống cháy, nổ và việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường;

3) Công tác quản lý chất lượng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình; sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, các quy trình, quy phạm trong xây dựng; 4) Việc thực hiện đúng tiến độ xây dựng công trình đã được cơ quan, cấp có thẩm quyền phê duyệt;

5) Ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong xây dựng;

6) Đánh giá của người quản lý, sử dụng công trình và dư luận xã hội về chất lượng công trình

Tài liệu tham khảo http://www.giaithuong.org.vn/

b) Về tiêu chí kỹ thuật mạng lưới thu gom và chất lượng nước thải đầu ra:

Chất lượng quản lý vận hành thoát nước đô thị được đánh giá qua các thành phần như: mạng lưới thu gom - được đánh giá qua mật độ đường ống km/km²; tốc độ thoát nước trong cống, mương; chất lượng nước thải trước khi vào hệ thống và sau khi xả

ra môi trường; mùi hôi phát sinh từ cống thoát nước và tần suất ngập úng các tuyến thoát nước

Đối với yêu cầu về mạng lưới thu gom:

Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 07:2010/BXD [4,26] “Hệ thống thoát nước đô thị phải đảm bảo chức năng: thu gom nước mưa trên toàn diện tích đô thị; thu gom nước thải từ nơi phát sinh; dẫn, vận chuyển nước thải đến các công trình

xử lý, khử trùng; xử lý nước thải đạt chuẩn môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận; đảm bảo thoát nước một cách nhanh chóng tất cả nước thải, nước mưa khỏi phạm vi đô thị, dân cư để tránh ngập úng”

Đối với yêu cầu về chất lượng nước thải:

Theo Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp “Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, từ các hộ thoát nước đơn lẻ xả ra nguồn tiếp nhận phải đảm bảo các quy chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy

Trang 14

chuẩn nước thải xả ra nguồn tiếp nhận; Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn nước thải

xả vào hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp” [18,Điều 6]

Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01:2008/BXD [5,64] “Nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn nước mặt hoặc cống đô thị phải có chất lượng đạt các yêu cầu về môi trường theo các quy định chuyên ngành; Nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh trong nhà ở, nhà công cộng, phải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách trước khi xả vào cống nước thải đô thị Nếu xả vào cống nước mưa, phải xử lý riêng đạt yêu cầu môi trường; Nước thải bệnh viện phải được tách làm hai loại: Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, của cán bộ công nhân viên y tế phải được xử

lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách, trước khi xả vào cống nước thải đô thị Nếu xả vào cống nước mưa phải xử lý riêng đạt yêu cầu môi trường Nước thải y tế nguy hại phải được xử lý riêng, đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra cống thóat nước thải đô thị”

Các tiêu chí đánh giá cụ thể được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trong các bộ Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn Việt Nam:

Nước thải ngành công nghiệp có: TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải và QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Nước thải sinh hoạt có: TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép và QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về nước thải sinh hoạt

Ngoài ra, để đánh giá mức độ thoát nhanh của hệ thống thoát nước tiêu chí về vận tốc đối với từng kích thước đường ống được thể hiện:

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7957-2008 về Thoát nước-Mạng lưới và công trình bên ngoài –Tiêu chuẩn thiết kế “Đối với nước thải và nước mưa vận tốc nhỏ nhất Vmin ứng với độ đầy tính toán lớn nhất của cống qui định như sau:

Cống có đường kính: Þ150-200 Vmin=0,7m/s;

Þ300-Þ400 Vmin=0,8m/s;

Þ400-Þ500 Vmin=0,9m/s;

Þ600-Þ800 Vmin=1,0m/s;

Trang 15

Þ900-Þ1200 Vmin=1,15m/s;

Þ1300-Þ1500 Vmin=1,2m/s;

Cống >Þ1500 Vmin=1,3m/s

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vận hành hệ thống thoát nước đô thị

1.5.1 Các yếu tố bên trong

1.5.1.1 Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước

Là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thoát nước được chính quyền đô thị thành lập hoặc lựa chọn thông qua đấu thầu Nội dung quản lý, vận hành được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa chính quyền đô thị và đơn vị được giao quản lý, vận hành HTTN, thông thường nội dung bao gồm:

Quản lý HTTN mưa, nước thải, hệ thống hồ điều hòa, quản lý các công trình đầu mối; lập danh mục tài sản được giao quản lý; tổ chức bảo vệ tài sản; định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng tài sản; lập kế hoạch bảo trì công trình, thay thế hoặc mua sắm trang thiết bị mới

Việc quản lý, vận hành HTTN hiệu quả hay không của đơn vị thực hiện dịch vụ phụ thuộc vào bộ máy tổ chức đơn vị đó, như trình độ, năng lực lãnh đạo, trình độ nhân lực quản lý, vận hành…

a, Đội ngũ nhân lực lãnh đạo và quản lý:

Đối với lãnh đạo đơn vị: Là đội ngũ đề ra hướng đi, chiến lược phát triển cho công ty cũng như ban hành các nội quy quy định hoạt động, sắp xếp nhân sự, khen thưởng động viên cán bộ công nhân viên có thành tích hay kỷ luật những người vi phạm nội quy Một đơn vị thật sự vững mạnh khi có người lãnh đạo đề ra hướng đi đúng đắn, sắp xếp nhân sự phù hợp, thúc đẩy cán bộ công nhân viên đồng thời vững vàng đối phó với sự thay đổi

Đối với đội ngũ quản lý: Là đội ngũ lập kế hoạch hoạt động, tổ chức công việc cho nhân viên, kiểm soát công việc thực hiện

Trong công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị, việc lập kế hoạch hoạt động bao gồm thống kê lập dự toán kinh phí công tác duy trì nạo vét mạng lưới thoát nước, sửa chữa khắc phục sự cố hệ thống thoát nước trình chính quyền đô thị thẩm định và phê duyệt, lập phương án phòng chống ngập úng trong mùa mưa bão, tiếp nhận quản

Trang 16

lý vận hành các công trình mới được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng Dựa trên

kế hoạch dự toán đã được phê duyệt và hợp đồng kinh tế đã ký kết, phân kỳ giai đoạn thực hiện đảm bảo thứ tự ưu tiên

Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu hay không phụ thuộc vào sự phân bố nhân sự, công tác kiểm tra đôn đốc của đội ngũ quản lý

b, Đội ngũ nhân viên, công nhân trực tiếp vận hành:

Đây là đội ngũ có số lượng đông đảo, với trình độ kiến thức cũng như kinh nghiệm không đồng đều, họ là nhân lực trực tiếp thực hiện các khối lượng công việc dưới sự điều hành của đội ngũ quản lý Chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt hay không phụ thuộc vào trình độ, thái độ, ý thức trách nhiệm, kinh nghiệm vận hành cũng như

sự tuân thủ của đội ngũ công nhân viên trực tiếp đối với công tác điều hành đội ngũ quản lý

1.5.1.2 Mạng lưới hạ tầng cơ sở thoát nước

Đối với bất kỳ một đô thị nào, hiệu quả thoát nước hay không phụ thuộc chủ yếu vào mạng lưới thoát nước Mạng lưới thoát nước, trong đó bao gồm các tuyến cống thoát nước và các công trình phụ trợ khác Đô thị được đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước đồng bộ và hoàn chỉnh, mật độ đường ống cao chất lượng thoát nước sẽ tốt hơn đối với các đô thị đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước mang tính chắp vá,

kế thừa Mạng lưới thoát nước được coi là đồng bộ khi tiết diện cống thoát nước, cao

độ, độ dốc xây dựng và mật độ xây dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch chuyên ngành thoát nước

1.5.2 Các yếu tố bên ngoài:

1.5.2.1 Bộ máy quản lý nhà nước về quản lý hệ thống thoát nước:

Đây là bộ máy xây dựng hành lang pháp lý về xây dựng, có nhiệm vụ hướng dẫn, thẩm định, kiểm định, xử lý vi phạm khi có sai phạm xẩy ra nghiệm thu, tiếp nhận công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng

Theo Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị

và khu công nghiệp:

Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động thoát nước bao gồm:

Trang 17

1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên lãnh thổ Việt Nam ; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển thoát nước ở cấp Quốc gia

2 Bộ Xây dựng: chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước tại đô thị và các khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc:

a) Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về thoát nước trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;

b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển thoát nước ở cấp quốc gia;

c) Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về thoát nước; d) Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động thoát nước trên phạm vi toàn quốc

3 Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động thoát nước

4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; cấp, thu hồi giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi

5 Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Bảo đảm cân đối nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo các chương trình, kế hoạch phát triển thoát nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; b) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tu trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình thoát nước; c) Làm đầu mối vận động nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển thoát nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

6 Bộ Tài chính:

a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm cân đối vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nghiên cúu, xây dựng cơ chế, chính sách tài chính nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển thoát nước;

b) Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển thoát nước;

Trang 18

c) Phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thu và sử dụng phí thoát nước trên phạm vi toàn quốc

7 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về thoát nước

đô thị và khu công nghiệp

8 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động thoát nước cho các co quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp do mình quản lý

Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Giao thông công chính các thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước trên địa bàn

9 Ủy ban nhân dân các đô thị có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và tổ chức thực hiện các dịch vụ thoát nước trên địa bàn quản lý phù hợp với sự phát triển của cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về thoát nước, lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành, ký kết hợp đồng và tổ chức giám sát thực hiện

Với bộ máy được hình thành từ trung ương đến địa phương, tuy nhiên trong thực

tế quản lý vẫn thể hiện sự bị động, nhiều khâu pháp lý quy định chồng chéo dẫn đến không đơn vị nào chủ trì chịu trách nhiệm Khung hình phạt các vi phạm trong xây dựng còn nhẹ, mới chỉ dừng lại ở tính răn đe

Một trong các yếu tố làm ảnh hưởng đến công tác quản lý HTTN từ bộ máy quản

lý nhà nước là:

+ Sự phối hợp nhằm triển khai phổ biến các pháp lý trong đầu tư xây dựng chưa hợp lý Cụ thể, sau khi ban hành Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư, việc tập huấn để phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền nội dung để đi vào thực hiện từ Bộ xuống chính quyền địa phương, từ chính quyền đô thị xuống các tổ chức, các nhân hoạt động xây dựng phải thông suốt Tuy nhiên, do công tác tuyên truyền, hướng dẫn chưa đầy đủ nên nhiều tổ chức, cá nhân không nắm bắt rõ về nội dung thực hiện theo pháp

lý trong xây dựng

Trang 19

Ngoài ra, tình trạng pháp lý trong xây dựng thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp, việc tiếp cận nội dung cái cũ chưa đầy đủ đã ra thêm cái mới, dẫn tới nhiều chủ đầu tư, đặc biệt các chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách lúng túng

+ Theo điều 21 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ quy định UBND các đô thị là chủ sở hữu các công trình thoát nước, nhận bàn giao lại

từ các tổ chức kinh doanh, phát triển đô thị mới, từ các tổ chức cá nhân bổ vốn đầu tư

để kinh doanh khai thác công trình thoát nước có thời hạn Với quy định này, tất cả các chủ đầu tư sau khi hoàn thành xây dựng phải lập thủ tục bàn giao lại công trình cho chính quyền đô thị quản lý sử dụng Tuy nhiên, nhiều địa phương do công tác tuyên truyền, hướng dẫn chưa đến nơi đến chốn, dẫn tới tình trạng một số công trình thoát nước sau khi xây dựng xong không được bàn giao để quản lý vận hành bị hư hỏng, công trình nhanh chóng xuống cấp vì không được bảo trì

+ Công tác kiểm soát chất lượng công trình ngoài hiện trường từ các cơ quan quản

lý nhà nước chưa thực hiện tốt, nên không kịp thời phát hiện điều chỉnh, công trình xây dựng xong không đạt chất lượng như thiết kế đã phê duyệt

1.5.2.2 Ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ hệ thống thoát nước

Với tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh trong những năm gần đây, tình trạng thiếu thốn đất ở cho người dân tại các đô thị, giá đất ở bị đẩy lên quá cao so với thu nhập bình quân của người lao động, tình trạng chung tại các đô thị hiện nay là người dân xây dựng nhà trái phép, một số người dân xây dựng lấn chiếm lên các công trình thoát nước hoặc chặn dòng chảy thoát nước Từ các hệ lụy trên dẫn đến ảnh hưởng chất lượng thoát nước, gây cảnh ngập úng, mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường nước

1.5.2.3 Nguồn vốn đầu tư cho công trình thoát nước

Tại các đô thị hiện nay nhu cầu kinh phí trong công tác đầu tư xây dựng công trình thoát nước là rất lớn so với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác, trong khi nguồn vốn ngân sách hàng năm bố trí cho đầu tư xây dựng công trình thoát nước còn nhiều hạn chế nên không kịp thời đáp ứng nhu cầu thoát nước, chống ngập úng, chống ô nhiễm môi trường

1.5.2.4 Ảnh hưởng do biến đổi khí hậu

Trang 20

Biến đổi khí hậu dẫn đến tăng cường độ mưa, tăng mực nước biển sẽ làm thay đổi lớn trong các tiêu chuẩn và giải pháp quy hoạch, thiết kế hệ thống tiêu thoát nước mưa Theo dự báo vào cuối thế kỷ tới khả năng tiêu thoát nước bằng tự chảy đối với các đô thị, khu dân cư nằm ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, các vùng thấp ven biển sẽ bị hạn chế rất nhiều, thậm chí không còn Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các đô thị đồng bằng sông Cửu Long đều phải dùng bơm tiêu Năng lượng điện dùng vào nhu cầu này sẽ phải tăng gấp nhiều lần so với hiện nay [1; 22&23] Cường độ mưa lớn xuất hiện với tần suất cao hơn kết hợp với nước triều dâng làm khả năng thoát nước kém đối với một số đô thị ven biển, dẫn đến khả năng gây ách tắc giao thông do ngập nước, đường hỏng vì lũ cuốn và sạt lở đất

1.6 Một số phương hướng giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành hệ thống thoát nước đô thị

1.6.1 Về nhân lực

Nâng cao trình độ chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về quản lý hạ tầng

kỹ thuật, đội ngũ nhân lực quản lý vận hành hệ thống thoát nước

Tổ chức các lớp học và thi nâng cao trình độ cho kỹ sư, công nhân trực tiếp sản xuất và đội ngũ lao động gián tiếp

1.6.2 Công tác lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước, quản lý kiểm soát các nguồn xả

a, Công tác lập quy hoạch thoát nước:

Đối với bất kỳ đô thị nào quy hoạch chung xây dựng đô thị (quy hoạch xây dựng) đóng vai trò quyết định trong xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn năm năm, mười năm và dự báo hướng phát triển của đô thị cho giai đoạn hai mươi năm Bên cạch đó quy hoạch chuyên thoát nước đô thị có vai trò hoàn thiện quy hoạch xây dựng, được lập dựa trên cơ sở tính toán, biểu diễn mô hình thuộc lĩnh vực chuyên sâu, chuyên ngành mà trong qui hoạch xây dựng có thể hiện nhưng chưa đáp ứng hết được yêu cầu

Nội dung quy hoạch chuyên ngành thoát nước gồm:

Trang 21

+ Đánh giá hiện trạng thoát nước, mạng lưới thoát nước, trạm xử lý, khả năng tiêu thoát của hệ thống ; tình hình ô nhiễm và diễn biến môi trường nước

+ Xác định các chỉ tiêu thông số cơ bản của hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp , tổng lượng nước thải; các nguồn tiếp nhận, khả năng tiếp nhận nước thải

+ Lựa chọn hệ thống thu gom và xử lý nước thải

+ Xác định hướng, vị trí, kích thước mạng lưới cấp I, cấp II, các điểm xả, cao độ mức nước, lưu lượng xả tối đa, yêu cầu chất lượng nước thải tại các điểm xả

+ Xác định vị trí, quy mô các nhà máy xử lý nước thải

+ Xác định các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư; dự kiến nguồn vốn và kế hoạch thực hiện

+ Đánh giá môi trường chiến lược vv

b, Công tác quản lý kiểm soát các nguồn xả nước thải:

+ Áp dụng các công cụ quản lý nhà nước yêu cầu tất cả các công trình trước khi đấu nối hòa mạng thoát nước vào hệ thống cống chung đô thị phải có bước thỏa thuận đấu nối thoát nước

+ Nước thải xả ra nguồn tiếp nhận phải đạt chất lượng theo quy định tại các Quy chuẩn tiêu chuẩn Việt Nam đối với từng loại nước thải Chẳng hạn: Nước thải công nghiệp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT; QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản; QCVN 12:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy; QCVN 13:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may; nước thải sinh hoạt áp dụng QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt vv

+ Đối với nguồn thải của các tổ chức cá nhân đã đấu nối hòa mạng, chất lượng nước thải đầu ra cũng yêu cầu bắt buộc áp dụng các QCVN, TCVN

+ Quản lý nguồn tiếp nhận đặc biệt hồ điều hòa, tuyến thoát nước huyết mạch Kiểm soát chặt chẽ và có chế tài nghiêm khắc đối với đơn vị xả thải gây ô nhiễm

Trang 22

1.6.3 Nâng cao vai trò quản lý về công tác đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thoát nước

+ Trước khi xây dựng: Tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế công trình;

+ Trong quá trình xây dựng: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình ngoài hiện trường;

+ Sau khi hoàn thành xây dựng: Nâng cao chất lượng nghiệm thu công trình + Công trình đưa vào sử dụng: Lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa định kỳ

Tóm tắt chương I

Trong chương này bản luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận quan trọng của

đề tài như: Khái niệm về về thống thoát nước, mục tiêu quản lý thoát nước; các nội dung chính trong quản lý hệ thống thoát nước đô thị cũng như đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý vận hành hệ thống thoát nước Nêu ra các yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý hệ thống thoát nước: yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài,

để từ đó tổng kết đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống thoát nước đô thị Đây là các căn cứ khoa học cần thiết để thực hiện những phân tích trong chương 2 của Luận văn

Trang 23

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ HTTN CÁC ĐÔ

xã Bà Rịa, huyện Tân Thành và Châu Đức Ngày 09 tháng 12 năm 2003, Chính phủ

ra Nghị định số 152/2003/NĐ-CP tách huyện Long Đất thành lập hai huyện là Long Điền và Đất Đỏ

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, còn phía Nam giáp biển Đông Toàn tỉnh có diện tích 1.989,5km² (trong đó thành phố Vũng Tàu 150km²; thành phố Bà Rịa 91,5 km²; huyện Tân Thành 338,20 km²; huyện Châu Đức 424,50 km²; huyện Long Điền 77,50 km²; huyện Đất Đỏ 189 km²; huyện Xuyên Mộc 643,4 km²; huyện Côn Đảo 75,40 km²), dân số năm 2011 là 1.027.226 người (trong đó Vũng Tàu 305.315 người; Bà Rịa 97.628 người; Tân Thành 132.134 người; Châu Đức 147.697 người; Long Điền 129.015 người; Đất Đỏ 71.632 người; Xuyên Mộc 138.521 người; Côn Đảo 5.284 người) [25;15]

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ và được đánh giá là một Tỉnh có vị trí địa

lý thuận lợi, lại có nhiều tài nguyên đa dạng, có tiềm năng lớn về dầu khí, cảng biển,

du lịch, có trung tâm điện năng lớn nhất cả nước và nhiều điều kiện thuận lợi khác nên Bà Rịa- Vũng Tàu có khả năng thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp Một vài số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm gần đây:

20 năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh về cơ bản đã chuyển dịch đúng hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Nếu tính cả dầu khí, năm 1996 ngành Nếu tính cả dầu

Trang 24

khí, năm 1996 ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 75,7%, dịch vụ 18,9%, nông nghiệp chiếm 5,4%; năm 2000 công nghiệp tăng lên 81,6%, dịch vụ giảm xuống 14,4%, nông nghiệp 4% Nếu trừ dầu khí, giai đoạn 1996-2000, cơ cấu kinh tế tỉnh tương ứng là: công nghiệp 48,6%; dịch vụ 37,6%; nông nghiệp 13,8; đến năm 2000 cơ cấu kinh

tế chuyển dịch công nghiệp 47,2%; dịch vụ 41,2%; nông nghiệp 11,6%

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 1992-2001, không kể dầu khí tăng bình quân 18,06%/năm Quy mô GDP năm 2001 kể cả dầu khí gấp 3,7 lần so với năm

1992 GDP bình quân đầu người năm 2001 gấp 3,5 lần 1992 Các ngành kinh tế như công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, xuất khẩu, sản xuất nông-lâm nghiệp đều

có mức tăng trưởng cao Trong 5 năm (2006-2010) tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hang năm đạt 17,78%, GDP bình quân đầu người đạt 5.800 USD Bà Rịa Vũng Tàu trở thành tỉnh có quy mô kinh tế lớn trong vùng cũng như trong cả nước với cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ chiếm gần 96%, kim ngạch xuất khẩu lớn, thu ngân sách vượt chỉ tiêu đề ra, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh [23;38]

Về thu hút đầu tư:

Theo báo cáo của Sở kế hoạch và Đầu tư, trong 5 năm (2006-2010) tỉnh đã cấp mới 196 giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 24,258 tỷ USD, nâng tổng dự án đầu tư trên toàn tỉnh lên 280 dự án với tổng vốn đăng kỳ khoảng 27

tỷ USD Các dự án tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực du lịch và công nghiệp Không chỉ tăng về vốn đăng ký mà nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài đạt 3,39 tỷ USD, vượt 650 triệu USD so với chỉ tiêu đề ra và gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2001-2005 [23;39]

Về công nghiệp:

Tỉnh có 14 khu công nghiệp với quy mô 8.800 ha, trong đó 7 khu công nghiệp thành lập trước năm 2006 đã đi vào hoạt động, lấp đầy 77% diện tích Bà Rịa – Vũng Tàu đã hình thành một trung tâm khí – điện - đạm lớn nhất nước với sản lượng điện sản xuất hang năm chiếm gần 50% tổng sản lượng điện cả nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia Sản lượng đạm sản xuất từ Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang cung ứng hơn 30% nhu cầu phân bón cho ngành nông nghiệp Trung tâm công nghiệp

Trang 25

đóng tàu, trung tâm sản xuất thép , trung tâm công nghiệp dịch vụ dầu khí…là các trung tâm công nghiệp được xếp vào cỡ lớn của cả nước Trong đó, khu vực Cái Mép – Thị Vải được quy hoạch phát triển thành cảng chính, làm cửa ngõ giao lưu thương mại, kinh tế và động lực phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 37 cảng

có quy mô lớn đã được quy hoạch phát triển, dự kiến đến năm 2020 sản lượng hang hóa thong qua khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ đạt 50 triệu tấn/năm

Về du lịch:

Theo thống kê của Hiệp hội du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 6 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các cơ sở, điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu; doanh thu từ du lịch mỗi năm đạt hang ngàn tỷ đồng Hiện nay, vùng biển và ven biển từ Vũng Tàu-Long Hải – Phước Hải đến Bình Châu, nơi tập trung gần như 100% các hoạt động du lịch của Tỉnh, đang được khai thác hiệu quả với nhiều sản phẩm du lịch phong phú, hình thành một hành lang kinh tế du lịch ven biển liên hoàn

Về thủy sản:

Hiện toàn tỉnh có 6300 tàu cá, với tổng công suất 725.417 CV Trong đó, 40% là các tàu đánh bắt xa bờ 2518 chiếc, hang năm sản lượng khai thác đạt gần 250.000 tấn thủy hải sản các loại Hiện nay tỉnh có hơn 170 doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản, trong đó có 54 cơ sở chế biến xuất khẩu với tổng công suất 150.000 tấn thành phẩm/năm Hầu hết các cơ sở chế biến xuất khẩu đều đạt chuẩn HACCP, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ Nga, Nhật Bản…Nhờ đó thị trường xuất khẩu thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng rộng mở, có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ

Về nông nghiệp:

Kinh tế nông nghiệp tuy chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 4,5%GDP, nhưng số lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm khoảng 35% lao động toàn tỉnh Do đó Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại gắn với phát triển nông thôn mới

Trang 26

Từ năm 1992-2000, tốc độ tăng trưởng về sản lượng bình quân về giá trị nông nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu là 6,63%/năm, trong đó trồng trọt bình quân 7,56%/năm, chăn nuôi tăng bình quân 3,27%/năm

Về hạ tầng kinh tế, xã hội:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng cũng được quy hoạch và xây dựng ngày càng hoàn thiện, góp phần làm thay đổi diện của Bà Rịa – Vũng Tàu

Nếu như năm 1995, toàn tỉnh chỉ có 1.964 km đường giao thong, trong đó đường nhựa và bê tông nhựa là 298km thì đến nay Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hơn 2573,67

km đường giao thông với tổng vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông là 1.280 tỷ đồng Hiện, 100% các xã trên địa bàn đã có đường rải nhựa đến tận trung tâm xã

Về an sinh xã hội:

Là tỉnh có GDP bình quân đầu người cao, nhưng thu nhập thực tế của nhiều tầng lớp dân cư ở các vùng khác nhau còn thấp và chênh lệch lớn Vì vậy tỉnh luôn thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp nhân dân lao động, gia đình chính sách, đồng bào tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 6373/8500 hộ thoát nghèo theo tiêu chuẩn của tỉnh Trong năm 2010 đã có 1500 hộ thoát nghèo theo tiêu chuẩn tỉnh và 600 hộ thoát nghèo theo tiêu chẩn quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo chuẩn tỉnh giảm dưới 1%

Mạng lưới y tế không ngừng được củng cố Tính đến nay, tuyến y tế cơ sở bao gồm y tế các phường, xã đều đã hoàn thành cơ bản chỉ tiêu: 100% xã có bác sĩ; 100% phường, xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi [23;42]

2.2 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BUSADCO)

2.2.1 Giới thiệu Công ty:

Công ty Thoát nước Đô thị tỉnh được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành lập năm 2003 tại Quyết định số 5884/QĐ/UB ngày 18/6/2003

Trang 27

Ngày 23/7/2008 UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành quyết định số UBND chuyển đổi Công ty Thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước & Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2465/QĐ-Tên doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THOÁT

NƯỚC & PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Tên giao dịch quốc tế : BA RIA - VUNG TAU URBAN SEWERAGE AND

DEVELOPMENT ONE MEMBER LIMITED COMPANY

Tên viết tắt : BUSADCO

Chủ sở hữu : Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trụ sở chính : Số 6, đường 3/2, phường 8, thành phố Vũng Tàu, tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu Hiện tại, BUSADCO là một Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động công ích theo mô hình Công ty Mẹ - công ty Con và được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận là doanh nghiệp Khoa học Công nghệ BUSADCO có 05 lĩnh vực hoạt động bao gồm:

- Hoạt động công ích trong lĩnh vực thoát nước đô thị;

- Dịch vụ Tư vấn Xây dựng tổng hợp và Dịch vụ môi trường, thương mại;

- Thi công Xây lắp các công trình Dân dụng, Công nghiệp, Hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Đầu tư phát triển Dự án đa ngành, đa lĩnh vực;

- Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học công nghệ;

+ Lĩnh vực hoạt động công ích:

 Làm chủ đầu tư, xây dựng các công trình thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn và các công trình khác từ nguồn vốn ngân sách do UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao;

 Quản lý các nguồn vốn ODA do UBND tỉnh BR-VT giao để đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh;

Trang 28

 Quản lý khai thác sử dụng hệ thống các hồ điều hồ, điều tiết, kênh, mương đê bao, các cống ngăn triều phục vụ yêu cầu thóat nước đô thị;

 Duy tu, duy trì, bảo vệ, vận hành hệ thống thoát nước tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

 Kiểm soát các nguồn xả từ các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan đơn vị đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị

 Quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng hệ thống thóat nước mưa, thóat nước thải theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Lĩnh vực hoạt động dịch vụ:

 Tư vấn: điều tra Khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, nước thải, chất thải Lập dự án đầu tư xây dựng Đánh giá tác động môi trường Kiểm định chất lượng công trình Quản lý dự án các công trình xây dựng Thiết kế kỹ thuật, thiết

kế bản vẽ thi công các công trình xây dựng Thẩm tra dự toán Thẩm tra thiết kế Lập hồ sơ mời thầu Giám sát thi công các công trình xây dựng Kiểm toán công trình Kiểm toán kế toán Đánh giá công trình Đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành nước và vệ sinh môi trường Thí nghiệm vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường

 Đấu nối hệ thống thoát nước cục bộ vào hệ thống thoát nước chung

 Bao tiêu trọn gói hệ thống cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường và hút hầm vệ sinh cho các tổ chức và hộ gia đình

 Thu gom, chuyên chở các loại chất thải sinh hoạt đô thị và công nghiệp

 Kinh doanh vật liệu xây dựng, các thiết bị, phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi

trường

+ Lĩnh vực nhận thầu thi công xây lắp:

 Các loại công trình chuyên ngành cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường;

 Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình điện dưới 35KV;

 Các công trình nạo vét sông, hồ, bến cảng;

 Các công trình nông lâm thủy;

 Các công trình cầu, đường giao thông vận tải;

Trang 29

 Các công trình hoa viên

+ Đầu tư và phát triển

 Hệ thống xử lý nước thải, các chất thải rắn

 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

 Kinh doanh: bất động sản, du lịch, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, phát triển nhà ở, chứng khoán;

 Khai thác tài nguyên đất, nước, cát, đá;

 Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần

+ Nghiên cứu khoa học:

 Nghiên cứu ứng dụng các công trình khoa học, công nghệ bảo vệ môi trường

 Hợp tác với các tổ chức và các nhà khoa học trong và ngoài nước trong lĩnh vực sáng tạo khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất và đời sống

 Hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành nước và vệ sinh môi trường; Thí nghiệm vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường; Kiểm định chất lượng các công trình khoa học

Sơ đồ tổ chức

Trang 30

Cơ cấu tổ chức: gồm Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên, Phó Tổng Giám đốc và 14 đầu mối trực thuộc (các phòng, ban, các xí nghiệp, các công ty con, chi nhánh công ty)

Nhân sự: tổng số CBCNV Công ty hiện nay là trên 900 lao động (613 lao động chính thức và 287 lao động hợp đồng thời vụ), lực lượng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật chuyên ngành, chuyên sâu là 100 người, trong đó có 1 tiến sĩ và 6 thạc

sỹ Trong đó lĩnh vực công ích-duy tu sửa chữa, duy trì, bảo vệ vận hành HTTN tại các đô thị số lao động của Xí nghiệp Thoát nước Tp.Vũng Tàu có 120 người, Xí nghiệp Thoát nước Bà Rịa và các huyện có 122 người

Vốn điều lệ: 48,05 tỷ VNĐ

2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

a) Công tác quản lý vận hành bảo dưỡng hệ thống thoát nước đô thị:

Đang quản lý duy tu, duy trì, bảo vệ và vận hành hệ thống thoát nước tại các đô thị trên điạ bàn tỉnh BR-VT với tổng chiều dài: 484 Km cống các loại, 02 cống điều tiết triều, 07 cống ngăn triều, 01 trạm bơm tăng áp, 123 cửa xả

b) Công tác thực hiện quy hoạch chuyên ngành thoát nước đô thị:

Đã thực hiện các quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước thải, thoát nước mưa tại các đô thị TP.Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Đất đỏ, Long Điền và đang thực hiện quy hoạch thoát nước đô thị của huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo

c) Công tác quản lý đầu tư và xây dựng:

Đang làm chủ đầu tư 12 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 6.547 tỷ đồng – tương đương 327 triệu USD (Dự án ODA : 5.894 tỷ tương đương 294 triệu USD;)

Trang 31

- Dự án “Thu gom, xử lý và thoát nước TP Vũng Tàu” – giai đoạn 2 và dự án

"Thu gom xử lý nước thải đô thị Long Điền” sử dụng nguồn vốn ODA Chính phủ Tây Ban Nha: 2.801,7 tỷ VNĐ

- Dự án “Thu gom, xử lý nước thải khu vực Long Sơn, Gò Găng – thành phố Vũng Tàu” vốn ODA của Chính phủ Bỉ 780 tỷ VNĐ

Các dự án sự dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:

- Dự án “ Hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới tại các đô thị trên địa bàn tỉnh BR-VT” Với tổng số 21.727 hố: 209 tỷ VNĐ

- Dự án tuyến cống hộp B4x2m trục thoát nước chính thành phố Bà Rịa: 115 tỷ VNĐ

- Dự án Tuyến cống hộp B4x2m trục thoát nước chính thành phố Vũng Tàu:

300 tỷ VNĐ

Các dự án do BUSADCO làm chủ đầu tư:

- Dự án Tổ hợp Khu nhà ở Thương mại và Dịch vụ trục đường 51B, Phường 12,Thành phố Vũng Tàu: Khoảng 4.600 tỷ VNĐ

11 Dự án Chợ Du lịch Vũng Tàu: khoảng 28 tỷ VNĐ

d) Kết quả hoạt động: (Xem Phụ lục 1: Các chỉ số thể hiện kết quả kinh doanh

của Công ty đến năm 2010)

2.3 Phân tích chất lượng quản lý vận hành hệ thống thoát nước các đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

2.3.1 Phân tích theo nhóm chỉ tiêu chất lượng xây dựng các công trình thoát nước

2.3.1.1 Hiện trạng HTTN các đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

về các chuỗi kênh, hồ trước khi thoát ra biển Theo điều kiện tự nhiên và bố cục

Trang 32

không gian đô thị, hệ thống thoát nước thành phố Vũng Tàu được phân ra các 8 lưu vực chính gồm: Lưu vực Bãi trước, lưu vực Bến Đình, lưu vực Bàu Sen, lưu vực hồ

Võ Thị Sáu – Á Châu, lưu vực Bàu trũng, lưu vực Rạch Bà, lưu vực Cửa Lấp, lưu vực Đảo Long Sơn

e) Lưu vực Bãi trước:

Đây là lưu vực thoát nước có diện tích khoảng 80ha gồm toàn bộ phường 1 và một phần phường 3 Địa hình dốc dần về phía biển với cao độ từ +2.80 đến +4.80 bắt đầu từ đường Lý Thường Kiệt Mật độ cống bao phủ chiếm gần 80% các con đường Theo thống kê hiện trạng từ Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh, lưu vực hiện có tổng cộng 27,778 km cống các loại từ kích thước Þ300-Þ1200 Hướng thoát nước chủ yếu của lưu vực này là đổ ra biển qua hệ thống cống nhánh đặt dọc theo các tuyến đường Lê Lợi, Hoàng Diệu, Lê Quí Đôn, Ba Cu, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi và Trương Công Định Do đặc điểm của khu vực là khu du lịch kết hợp bãi tắm nên sau năm 1993, thành phố đã có chủ trương không xả nước bẩn ra bãi tắm và cho xây dựng tuyến cống thu gom nước thải Þ1000 dọc đường Quang Trung dẫn về trạm bơm Bãi Trước, trạm bơm có công suất 15 HP Ở đây nước thải được bơm theo tuyến ống

có áp Þ200 về hồ Bàu Sen theo trục đường Hoàng Hoa Thám

Hiện nay, trạm bơm Bãi Trước và tuyến ống áp lực này đã cũ, hư hỏng cần sửa chữa, thay thế Hệ thống cống trong lưu vực Bãi Trước vẫn chưa đáp ứng đối với những trận mưa cường độ lớn và kéo dài có chu kỳ trên 2 năm Lưu vực hiện có 02 điểm ngập úng, thời gian ngập sau khi mưa là 20 phút đến 30 phút, diện tích ngập mỗi điểm từ 400m² đến 1500 m², chiều sâu ngập 0,25m-0,3m [32;3 ]

f) Lưu vực Bến Đình:

Lưu vực này có diện tích khoảng 250ha, gồm toàn bộ phường 6, một phần phường

4 và phường 7 Đây là lưu vực tập trung đông dân cư sinh sống, chủ yếu là dân nghèo

có thu nhập thấp Đặc biệt khu cảng cá Bến Đình là nơi tập trung nhiều cơ sở chế biến thủy sản, cơ sở sửa chữa tàu thuyền, do đó nước thải không qua xử lý đã gây ô nhiễm lớn cho toàn bộ dải biển ven bờ

Lưu vực tương đối bằng phẳng, có cao độ địa hình từ +2.00 đến +4.70 dốc dần về phía biển Hệ thống thoát nước lưu vực là hệ thống cống chung có tổng chiều dài gần

Trang 33

40,032 km cống các loại, kích thước từ Þ300 – Þ1500 Hướng thoát nước chính của lưu vực đều đổ ra cảng cá Bến Đình Các trục tiêu thoát nước chính của khu vực gồm: tuyến Lê Lợi Þ1500, Lê Hồng Phong Þ1000, Phạm Hồng Thái Þ1000, Nguyễn An Ninh Þ1000, Lê Văn Lộc Þ1000 và tuyến Trần Phú BxH=600x800mm

Hiện nay hệ thống thoát nước vẫn hoạt động tương đối tốt đảm bảo thoát nước mưa với chu kỳ ngập lụt nhỏ hơn 2 năm Tuy nhiên ở một vài điểm, do xây dựng các khu dân cư không theo quy hoạch đã phát sinh một số tuyến đường ngập lụt cục bộ như: hẻm 74 đường Thắng Nhì, đường vành đai Bến Đình, đường Trần Phú đoạn trước số 588 Diện tích ngập úng của các điểm trung bình từ 800m²-2000m², chiều sâu ngập từ 0,25m-0,6m, thời gian ngập sau khi mưa từ 25 phút đến 40 phút [32;2]

g) Lưu vực Bàu Sen:

Đây là lưu vực có diện tích khoảng 300ha nằm trong khu Nam sân bay bao gồm phường 2, phường Thắng Tam và một phần phường 3, phường 4 Địa hình lưu vực tương đối bằng phẳng, dốc dần về hồ Bàu Sen với cao độ địa hình từ +2,30 đến +4,3

Hồ Bàu Sen như cái rốn của lưu vực, thu gom toàn bộ nước thải và nước mưa khu đô thị cũ của thành phố

Hệ thống thoát nước là hệ thống cống chung có tổng chiều dài cống và mương 34,338 km kích thước cống từ Þ300 – Þ1500, lưu vực có 9 cửa xả chính đổ về hồ Bàu Sen

Mạng lưới thoát nước trong lưu vực bao phủ khoảng 65-70% Các tuyến ống phần lớn được xây dựng từ năm 1993 trở lại đây, hiện còn hoạt động tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được tốc độ đô thị hoá trong khu vực Vì vậy các trục thoát nước chính cần cải tạo, xây mới nhằm tăng cường khả năng thoát nước cho khu vực khi có những trận mưa lớn, kéo dài

Hiện lưu vực có 05 điểm ngập úng cục bộ tại ngã tư Lê lai – Thống Nhất, ngã năm Lê Hồng Phong-Ba Cu, ngã ba Huyền Trân Công Chúa-Lê Hồng Phong, ngã ba Thống Nhất Mới-Lê Hồng Phong, ngã ba Thi Sách-Thùy Vân và đường vào khu tập thể khách sạn Tháng 10 Diện tích các điểm ngập úng từ 400 m² đến 1000 m², chiều sâu ngập từ 0,25-0,30m, thời gian ngập sau khi mưa từ 25 phút đến 30 phút [32;4&5]

h) Lưu vực hồ Võ Thị Sáu – Á Châu:

Trang 34

Lưu vực này có diện tích khoảng 120ha, gồm toàn bộ phường 2, là lưu vực có Núi Nhỏ, việc thu gom nước thải, đặc biệt nước mưa gặp nhiều khó khăn do trong khi mưa, nước cuốn theo đất cát, lá cây làm bịt lấp các miệng thu nước gây tình trạng ngập úng cục bộ trên đường Phan Chu Trinh

Hệ thống thoát nước lưu vực là hệ thống cống chung có tổng chiều dài 18,463 km cống các loại, kích thước từ Þ300 – Þ1500 Hướng thoát nước chính của lưu vực đều

đổ về các hồ Võ Thị Sáu và hồ Á Châu Các trục tiêu thoát nước chính của khu vực gồm: tuyến Phan Chu Trinh Þ1000, Hoàng Hoa Thám Þ1000, tuyến cống nối Phan Chu Trinh hồ Bàu Sen Þ1500 Lưu vực hiện có 02 điểm ngập úng cục bộ: đường Nguyễn Bỉnh Khiêm từ chùa Tàu ra Hoàng Hoa Thám và ngã ba Hoàng Hoa Thám-

Xô Viết Nghệ Tĩnh Diện tích ngập úng của các điểm trung bình từ 500m², chiều sâu ngập từ 0,20m-0,25m, thời gian ngập sau khi mưa từ 25 phút đến 30 phút [32;3]

i) Lưu vực Bàu trũng:

Lưu vực Bàu Trũng có diện tích lớn nhất trong các lưu vực chiếm khoảng 650ha nằm trong các phường 8, 9, Nguyễn An Ninh và một phần phường Thắng Nhất Lưu vực Bàu Trũng được giới hạn từ đường Lê Hồng Phong đến đường Chí Linh, là nơi

có các đô thị mới hình thành chen lẫn các khu dân cư tự phát, khu ổ chuột

Cao độ địa hình lưu vực từ +1,00 đến 3,70 dốc về tuyến kênh thoát nước chính thành phố Hệ thống thoát nước lưu vực là hệ thống cống chung có tổng chiều dài cống và mương 54,040 km, kích thước cống từ Þ300 – Þ1500, mương từ B2000 đến B12000 Mật độ cống thoát nước bao phủ còn thấp còn thấp 83m/ha Với hạ tầng lưu vực chưa hoàn thiện nên khả năng thoát nước chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều khu dân cư chưa có hệ thống thoát nước gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị do nước thải chảy tràn ra mặt hẻm Việc quy hoạch hồ điều hòa Bàu Trũng, đầu tư xây dựng các tuyến thoát nước cho các khu dân cư tự phát, ổ chuột rất khó khăn là thách thức cho chính quyền địa phương

j) Lưu vực Rạch Bà:

Đây là lưu vực có diện tích 550ha bao gồm các phường Thắng Nhất, Rạch Dừa, phường 10 và phường 11, được giới hạn theo các đường Chí Linh, Quốc lộ 51A, Cầu Cháy và Quốc lộ 51B Lưu vực có địa hình trũng thấp với cao độ trung bình từ +0,70

Trang 35

đến +3,00, dốc dần về hồ Rạch Bà, hồ Rạch Bà hiện hữu có diện tích khoảng 12ha Mạng lưới thoát nước trong lưu vực này chưa nhiều, chủ yếu thoát nước dựa vào hệ thống kênh mương tự nhiên đổ về hồ Rạch Bà, một số tuyến đường huyết mạch vẫn chưa có hệ thống thoát nước như: đường Lưu Chí Hiếu, đường Bình Giã, đường 30/4, đường Bắc Sơn Với việc nhiều tuyến đường huyết mạch chưa có hệ thống thoát nước nên nước thải được xả tạm qua các hồ nhỏ, ao, ruộng trũng Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh trong các năm gần đây, nhiều hồ, ao, ruộng bị san lấp để xây dựng công trình dẫn tới tình trạng nước thải không có lối thoát, ô nhiễm môi trường nhiều khu vực đã đến mức báo động

Hồ Rạch Bà có vị trí vô cùng quan trọng trong công tác thoát nước không chỉ cho lưu vực này mà còn cho toàn khu vực nội thành của thành phố Hồ này điểm cuối cùng của trục thoát nước chính thành phố trước khi đổ ra biển Sau năm 1993 thành phố đã chủ trương cải tạo, nạo vét hồ theo qui hoạch 70ha và đặt cống ngăn triều để điều hoà nước mưa, nước thải khi triều dâng Hiện nay cống ngăn triều Rạch Bà đã xuống cấp nhiều van phai đã hư hỏng cần có dự án cải tạo, sửa chữa

Hệ thống thoát nước lưu vực là hệ thống cống chung có tổng chiều dài 68,390 km cống các loại, kích thước từ Þ300 – B4000, mương hở B1200-B12000

Lưu vực hiện có 09 điểm ngập úng cục bộ gồm: ngã ba Nguyễn Hữu Cảnh-30/4, đường Nguyễn Thiện Thuật, đường 30/4 (từ Nơ Trang Long đến khu công nghiệp Đông Xuyên), đường Nơ Trang Long, hẻm 484/22 đường 30/4, đường Ngô Quyền (từ Lưu Chí Hiếu đến Nơ Trang Long), ngã tư 30/4-khu công nghiệp Đông Xuyên, hẻm 54 Hàn Thuyên, hẻm 140 Lưu Chí Hiếu Chiều dài ngập các tuyến từ 150m đến 1000m, chiều sâu ngập từ 0,20m-0,40m, thời gian ngập sau khi mưa từ 30 phút đến

60 phút [32;8&9]

k) Lưu vực Cửa Lấp:

Lưu vực này có diện tích khoảng 480ha bao gồm một phần phường 10, 11 và phường 12 Đây là khu vực trũng thấp có cao độ địa hình trung bình từ +0,50 đến +1,00 Lưu vực dân cư thưa thớt, mật độ mạng lưới cống thoát nước thấp nhất thành phố, đất chủ yếu nằm trong các dự án quy hoạch treo Hệ thống thoát nước mới chỉ có

ở khu lịch Thanh Bình, một phần khu trung tâm đô thị Chí Linh, tuyến đường 51B và

Trang 36

3/2 Toàn bộ nước mưa, nước thải của lưu vực được thoát ra mương thoát nước chính thành phố B8000 hoặc tự thấm Cũng giống lưu vực Rạch Bà, Cửa Lấp là điểm cuối của trục thoát nước chính thành phố, nước thải qua cống ngăn triều Cửa Lấp trước khi đổ ra biển

Hệ thống thoát nước lưu vực là hệ thống cống chung có tổng chiều dài 39,27 km cống các loại, kích thước từ Þ300 – B4000, mương hở B3000-B8000

Lưu vực hiện có 03 điểm ngập úng cục bộ gồm: khu phố 2 phường 10, hẻm 1172 đường 30/4 thuộc khu phố 3 phường 12, khu phố 6 phường 12 Chiều sâu ngập úng

từ 0,15m – 0,20 m, thời gian ngập sau khi mưa trung bình từ 30 phút đến 2 giờ

l) Lưu vực đảo Long Sơn

Đảo Long Sơn nằm phía Tây Bắc thành phố, cách thành phố khoảng 7km theo đường chim bay Với đặc thù bốn mặt giáp biển, mật độ dân cư còn thấp nên hệ thống thoát nước của xã đảo chủ yếu thoát ra kênh, mương tự nhiên Toàn xã hiện tại có 02 tuyến thoát nước chính gồm tuyến B600 nằm trên đường trục chính xã Long Sơn và tuyến thoát nước trên đường nối Quốc lộ 51 sang Gò Găng- Long Sơn, cống có kích thước từ Þ600 đến B2000 Những năm gần đây do việc xây dựng tuyến đường nối liền giữa đảo và đất liền đã làm tăng khả năng thông thương giữa đất liền và đảo

Hệ thống thoát nước của xã là hệ thống cống chung có tổng chiều dài 12,150 km, chưa có điểm ngập úng

Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt:

Theo số liệu điều tra của dự án “Thu gom, xử lý và thoát nước thành phố Vũng Tàu năm 2000” dự án thuộc nguồn vốn ODA Cộng hòa Pháp tài trợ, chưa quá 30%

số hộ đấu vào hệ thống thoát nước thành phố Với số lượng lớn các hộ trong khu vực

đô thị sử dụng công trình tự thấm (70%) đã làm gây ô nhiễm nghiêm trọng tầng nước ngầm mạch nông, khiến không thể sử dụng vào mục đích ăn uống, sinh hoạt Đặc biệt vào mùa mưa khả năng tự thấm của đất kém, nước thải gây mùi hôi thối và ô nhiễm Hiện nay, hệ thống thoát nước thành phố Vũng Tàu đa phần vẫn chưa có cống để thu gom nước thải Một số các công trình mới xây dựng gần đây như trung tâm đô thị Chí Linh, khu dân cư Sao Mai Bến Đình, Đại An, đã hình thành hệ thống cống thu gom nước thải riêng nhưng điểm xả cuối cùng vẫn vào hệ thống cống chung của

Trang 37

thành phố Hiện tại thành phố chưa có một nhà máy xử lý nước thải đô thị nào đi vào hoạt động, dự kiến cuối năm 2013 đến đầu năm 2014 nhà máy xử lý nước thải Rạch

Bà, dự án ODA Cộng hòa Pháp tài trợ sẽ đi vào vận hành

Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải của các công trình công cộng:

Về mặt lý thuyết, tất cả các công trình công cộng đều phải được xử lý riêng Nhưng thực tế hầu như không có một công trình công cộng nào có trạm xử lý nước thải hoặc nếu có thì hoạt động cũng không hiệu quả

Đối với nước thải bệnh viện, hiện tại thành phố có 01 bệnh viện và 10 trạm y tế phường Lượng nước thải từ bệnh viện ước tính khoảng 150m3/ngày có tải lượng chất bẩn cao, thành phần phức tạp, hiện nay đã có hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên hoạt động không hiệu quả nên vẫn xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của thành phố

Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải của các xí nghiệp công nghiệp:

Nước thải sản xuất từ các xí nghiệp thành phố Vũng Tàu chủ yếu là nước thải từ các xí nghiệp, cơ sở chế biến hải sản Việc chế biến cá thủ công, cũng như công nghệ lạc hậu tại các xưởng chế biến tư nhân, xả trực tiếp nước thải xuống kênh rạch không qua xử lý đã gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt Vào ngày hè nóng, nước thải bốc lên gây mùi khó chịu trên diện rộng

Nước thải của các đơn vị này có hàm lượng chất hữu cơ cao, ứ đọng lâu ngày, có màu đen và mùi hôi thối Cụ thể ví dụ như: Xí nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu II –

93 Trương Công Định đã có hệ thống xử lý nước thải sản xuất, nhưng kết quả kiểm tra cho thấy chất lượng nước thải chưa đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945 – 1995, loại B (BOD5 đầu ra = 750 mg/l, so với chỉ tiêu cho phép 80mg/l)

Đánh giá chung hiện trạng hệ thống thoát nước thành phố Vũng Tàu

- Hệ thống thoát nước được đầu tư không đồng bộ, chắp vá, hạ tầng cơ sở chưa

đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị Về hệ thống thoát nước mưa chưa đầu tư kịp thời các tuyến huyết mạch, hệ thống thu gom nước thải phần lớn chưa có

- Chưa có trạm xử lý nước thải nào đi vào hoạt động

- Số lượng các hộ dân đấu nối hòa mạng thoát nước vào cống đô thị thấp

Trang 38

- Việc nước thải từ các xí nghiệp, cơ sở chế biến hải sản xả thẳng ra môi trường

chưa qua xử lý đạt chuẩn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm và nước mặt nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp ngăn ngừa

b Thành phố Bà Rịa

* Tổng quan:

Thành phố Bà Rịa có 8 phường Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Trung, Long Tòan, Kim Dinh, Long Hương, Long Tâm thuộc nội thị và 3 xã Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng thuộc ngoại thị Diện tích thành phố 91,5 km², dân số năm

2011 là 97.628 người

Ranh giới thành phố: Phía Bắc giáp huyện Châu Đức; phía Nam giáp thành phố Vũng Tàu; phía Đông giáp thị trấn Long Điền (huyện Long Điền); phía Tây giáp huyện Tân Thành

Hệ thống thoát nước mưa thành phố Bà Rịa giai được chia làm 5 lưu vực thoát nước chính: Lưu vực 1, lưu vực 2, lưu vực 3, lưu vực 4, lưu vực 5

1) Lưu vực 1: Nằm giữa Sông Dinh và Rạch Thủ Lựu, trong đó bao gồm toàn bộ khu vực thành phố cũ và một phần phát triển mới lên phía Bắc:

Diện tích lưu vực khoảng 530ha, bao gồm các phường Phước Trung, Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Long Tâm

Hệ thống thoát nước của lưu vực được hình thành theo 2 hướng chính là về sông Dinh và về rạch Thủ Lựu Dọc bờ sông Dinh có tuyến bao đón là tuyến Þ1000-Þ1200 đường 27/4 và Þ1500 đường Phạm Thành Duy, dọc rạch Thủ Lựu có tuyến bao đón là cống hộp BxH=4000x2000-4000x2500 đường Phạm Hùng Đây là lưu vực trung tâm hành chính chính trị tỉnh và thành phố nên có mật độ cống thoát nước khu phố cũ tương đối dày đặc, bao gồm các tuyến cống tròn và cống hộp Mạng lưới cống thoát nước xây dựng phần lớn nằm trên vỉa hè (trên 90%) và đặt ngầm, đỉnh cống cách mặt vỉa hè từ 0,1 đến 1,0m Tuy nhiên, nhiều khu vực dân cư mới hình hạ tầng cơ sở chưa

có nền đường đang là nền đất, cao độ nền nhà dân thấp trũng

Hệ thống thoát nước lưu vực bao gồm chủ yếu là hệ thống cống chung, ngoài trừ khu trung tâm hành chính chính trị tỉnh Tổng chiều dài cống thoát nước cống các loại

Trang 39

mương hở B1500-B2500 Nước thải và nước mưa sau khi thu gom vào hệ thống cống chung được xả thẳng ra sông Dinh và rạch Thủ Lựu

Lưu vực hiện có 08 điểm ngập úng cục bộ khi có mưa gồm: hẻm đất cạnh Trạm y tế phường phước Hiệp đường thanh Đằng, đường Trần Xuân Độ và tổ 2 khu phố 3 phường Phước Trung, đường Phạm Ngọc Thạch trước cổng Bệnh viện Bà Rịa, khu dân

cư sau lưng Phòng Công chứng số 2, khu Trung tâm thương mại thành phố, đường Bạch Đằng (từ Nguyễn Hữu Thọ đến Dương Bạch Mai), khu phố 5 phường Phước Hiệp, khu dân cư Đông Quốc lộ 56 Diện tích ngập úng từ 1000 m² đến 4000 m², chiều sâu ngập từ 0,25m đến 0,3m, thời gian ngập sau khi mưa từ 30 phút đến 60 phút Nguyên nhân ngập úng các địa điểm nêu trên chủ yếu do chưa có hệ thống thoát nước, khu vực thấp trũng, nước không có điểm xả

2) Lưu vực 2: Nằm ở phía Tây Sông Dinh, giới hạn từ chân núi Dinh đến bờ Tây sông Dinh và quốc lộ 51A

Lưu vực này nằm trên địa bàn phường Long Hương, dưới chân Núi Dinh Hiện nay, toàn lưu vực chỉ có hai tuyến cống D800mm chạy dọc theo vỉa hè đường Cách Mạng Tháng Tám (từ cổng vào Thành phố Bà Rịa đến cầu Long Hương) và thoát ra sông Dinh bằng 2 cửa xả chính D800, tổng chiều dài 2 tuyến cống thoát nước D800 L

= 2260m Còn lại toàn bộ lưu vực việc tiêu thoát nước chủ yếu là thoát tự nhiên theo các kênh Mương hiện trạng hình thành theo sự thay đổi bề mặt địa hình và theo kênh thuỷ lợi thoát ra sông Dinh, một phần qua cống qua quốc lộ 51 A Với mật độ dân cư còn thấp, nên nước thải được xả trực tiếp ra vườn, ruộng Khu vực sát núi Dinh, khi

có mưa nước từ trên núi đổ xuống nhanh gây ngập úng cục bộ một số nơi như khu vực suối Lồ ồ – hồ Lồ ồ, ở đường Sa Trường (đường nối đường Phước Tân – Châu Pha ra quốc lộ 51A)

3) Khu vực 3: Nằm ở phía Đông rạch Thủ Lựu, giới hạn từ bờ phía Đông Rạch Thủ Lựu đến Huyện Long Điền

Lưu vực này chủ yếu là vùng nông nghiệp, nước mưa thoát ra rạch Thủ Lựu theo các vệt trũng, các rạch, kênh nhỏ Mật độ dân cư thưa thớt nên nước thải xả trực tiếp

ra vườn, ruộng và tự thấm Lưu vực hiện có các tuyến cống chính thoát nước: Nguyễn

Trang 40

Văn Cừ Þ1000, Trần Phú Þ1000, Trường Chinh kích thước cống từ Þ800 đến cống hộp B2000 Tổng chiều dài của hệ thống thoát nước lưu vực là 7,27km

4) Lưu vực 4: Giới hạn bởi ranh giới thành phố Bà Rịa với huyệnTân Thành đến đường Nguyễn Hữu Cảnh và đường quốc lộ 51A

Lưu vực nằm trên địa bàn xã Kim Dinh, đường giao thông chủ yếu là đường đất, đường nhựa nhỏ chưa có vỉa hè, dân cư thưa thớt, toàn khu vực mới chỉ có 03 tuyến đường gồm trục chính xã Kim Dinh, đường vào Trường trung học cơ sở Phan Bội Châu và tuyến mương hộp B500 dọc quốc lộ 51A thoát nước mặt đường Việc tiêu thoát nước lưu vực này chủ yếu theo địa hình tự nhiên chảy vào các vệt trũng dẫn đến các suối nhỏ sau đó chảy ra cống qua đường quốc lộ 51A Chiều dài hệ thống thoát nước toàn lưu vực khoảng 6,49 km, kích thước cống từ Þ600 đền B2000

5) Lưu vực 5: Lưu vực bao gồm hai xã Hoà Long – Long Phước

Xã Hòa Long và xã Long Phước là 2 xã ngoại thành thành phố Bà Rịa, tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm, dân cư thưa thớt Trục thoát nước chính là các tuyến mương, suối như suối Đá Bàng, suối Chùa Các công trình về thoát nước chưa được đầu tư nhiều, hiện có 02 tuyến là tỉnh lộ 52 đi qua trung tâm 2 xã và hương lộ 3

Tuyến tỉnh lộ 52 có hệ thống thoát nước cống hộp B x H = 600 x 800mm 2 bên vỉa hè, tổng chiều dài cống L = 10,7 km Tuyến đường Hương Lộ 3 tuyến cống hộp B

x H = 600 x 800mm, chiều dài tuyến L = 490m, cống tròn Þ800 chiều dài L=2000m Với mật độ cống thoát nước lưu vực quá thấm, việc tiêu thoát nước thải của các

hộ dân chủ yếu thự thấm, nước mưa chảy tràn về các rãnh trũng và đổ về suối Đá Bàng hoặc suối Chùa

Tình trạng ngập úng của lưu vực hiện chỉ có 1 điểm tại đầu ngã ba Cổng chào xã Hòa Long, nguyên nhân đây là khu vực thất trũng, nước mưa từ các tuyến thượng nguồn tràn về, tuyến cống hộp B600 thu nước không kịp Diện tích ngập khoảng 700 m², chiều sâu ngập 0,5m sau khi mưa 30 phút đến 40 phút nước mới rút hết

* Hiện trạng thu gom nước thải sinh hoạt:

Theo số liệu thống kê từ dự án “Thu gom và xử lý nước thải thị xã Bà Rịa năm 2004-2010” dự án sử dụng nguồn vốn ODA của chính phủ Thụy Sỹ tỷ lệ đấu nối thoát nước thải sinh hoạt của các hộ dân địa bàn Bà Rịa chỉ đạt khoảng 25% Đến nay,

Ngày đăng: 09/10/2016, 23:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Báo Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 11/3/2008, Báo động về nguồn nước nhiễm thạch tím, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo động về nguồn nước nhiễm thạch tím
[3] Bà Rịa – Vũng Tàu, 20 năm phát triển và hội nhập, Nhà xuất bản Công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: 20 năm phát triển và hội nhập
Nhà XB: Nhà xuất bản Công thương
[22] GS.TS Kinh tế Đỗ Văn Phức, Quản lý doanh nghiệp, Nhà xuất bản Bách khoa – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Bách khoa – Hà Nội
[26] Niên giám thống kê 2011-Cục thống kê Bà Rịa-Vũng Tàu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2011
[27] Nguyễn Thị Kim Thái (Chủ biên), Sinh thái học và bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản Xây dựng năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái học và bảo vệ môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng năm 1999
[28] PGS.TS Trần Văn Bình, Tài liệu môn học Kỹ năng lãnh đạo và quản lý [29] Trần Thanh Lâm, Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, Nhà xuất ban3lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu môn học Kỹ năng lãnh đạo và quản lý " [29] Trần Thanh Lâm, "Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế
[4] Bộ Xây dựng, QCVN 07:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Khác
[5] Bộ Xây dựng, QCVN 01:2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng Khác
[6] Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Khác
[7] Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt Khác
[8] Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại Khác
[9] Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 24:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Khác
[10] Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản Khác
[11] Bộ Tài nguyên và Môi trường, TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải Khác
[12] Bộ Tài nguyên và Môi trường, TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép Khác
[13] Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7957-2008 về Thoát nước-Mạng lưới và công trình bên ngoài –Tiêu chuẩn thiết kế Khác
[17] Chính phủ, Quyết định 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng về việc phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 Khác
[18] Chính phủ, Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp Khác
[19] Chính phủ, Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
[20] Chính phủ, Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013về quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w