Trong bản án, di chúc của ông Này do cha, em trai, em gái của ông Này điểm chỉ và ký tên làm chứng, những người làm chứng di chúc của ông Này không là người làm chứng hợp pháp do vi phạm
Trang 1B GIÁO D C ỘỤĐẠI H C LU T THÀNH ỌẬPHỐ Ồ H CHÍ MINH
KHOA LU T HÌNH SẬỰ ——————————————————
BUỔI TH O LU N TH SÁUẢẬỨQUY ĐỊNH VỀ DI CHÚC HỌC PHẦN MÔN: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG V Ề LUẬT DÂN SỰ,
TÀI S N,TH A KẢỪẾ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths Đặng Lê Phương Uyên
L P: HS48A2 Ớ
Hồ Chí Minh, Ngày 12, Tháng 04, Năm 2024
Trang 21 DANH SÁCH THÀNH VIÊN Nguy n Lê Minh Nh ễ ật 2353801013147
PHIẾU ĐIỂM
(kí và ghi rõ h tên) ọB ng ch ằữ B ng s ằố
Trang 31.3 Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao? 7
1.4 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này viết tay? 8
Tóm tắt Quyết định số 874/2011/DS GĐT ngày 22/11/2011 của Toà án dân sự Toà án nhân dân tối cao: 8
-1.5 Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào? 9
1.6 Cụ Hựu có biết chữ hay không? Đoạn nào của quyết định 874 cho câu trả lời? 9
1.7 Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật? 9
1.8 Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu? 10
Trang 43 1.9 Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu? 11
1.10 Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức không? Vì sao? 11
1.11 Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ 12
PHẦN 2: TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC 13
Tóm tắt Quyết định số 359/2013/DS GĐT ngày 28- -08-2013 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao 13
Tóm tắt Quyết định số 58/2018/DS-GĐT ngày 27-9-2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội 13
2.1 C ụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định s 359 cho ốcâu trả lời? 14
2.2 Đoạn nào của Quyết định s 359 cho th y tài s n c ố ấ ả ụ Hương định đoạt trong di chúc là tài sản chung c a v ủ ợ chồng c ụ Hương? 14
2.3 Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định s ố359 cho câu tr lả ời? 14
2.4 Suy nghĩ của anh/ch v ị ề hướng gi i quy t trên cả ế ủa Tòa giám đốc thẩm 15
2.5 N u c Quý chế ụ ết trước cụHương, phần nào của di chúc có giá tr pháp ịlý? Nêu cơ sở pháp lý khi tr lả ời 15
2.6 N u tài sế ản được định đoạt trong di chúc ch thu c s h u c a c ỉ ộ ở ữ ủ ụ Hương vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc c a củ ụ Hương có giá trị pháp lý không? Vì sao? 15
Trang 52.7 Quyết định s ố 58, đoạn nào cho th y quyấ ền s dử ụng đấ ủa c C và c t c ụ ụ D đã bị thu hồi trước khi hai c ụ chết? 16
2.8 Đoạn nào c a Quyủ ết định số 58 cho thấy Tòa Giám đốc thẩm xác định di sản c a c C và c D là quy n s dủ ụ ụ ề ử ụng đất? Suy nghĩ của anh/chị v ề hướng xác định vừa nêu của Tòa án đốc thẩm 16
2.9 Đoạn nào c a Quyủ ết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng cụ C và c ụ D được định đoạt theo di chúc giá tr quyên s dị ử ụng đât bị nhà nước thu hồi? Suy nghĩ của anh/ ch ị vê hướng vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm 16
Trang 65 4.2 Đối với phần đất có diện tích 4.582,3m, Tòa án có coi đây là di sản dùng vào vi c th ệ ờ cúng không? Đoạn nào c a B n án cho câu tr lủ ả ả ời? 22
4.3 Các điều kiện để xác lập di s n dùng vào vi c th ả ệ ờ cúng có được thỏa mãn không trong v ụ việc đang nghiên cứu? Nêu cơ sở pháp lý khi tr l ả ời 22
4.4 Tòa án không ch p nh n yêu c u chia phấ ậ ầ ần đất có diện tích 4.582,3m2 có thuy t phế ục không? Nêu cơ sở pháp lý khi tr lả ời 22
4.5 Tòa án xác định phần đất có di n tích 4.582,3 mệ 2trở thành tái s n chung ảcủa những người thứa kế có thuy t phế ục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trà lời 23
4.6 Tòa án xác định "mọi giao dịch chuyển nhượng, thế chấp liên quan đến phần đất này ph i có s ng ý cả ự đồ ủa các dòng th a k " có thuy t ph c không? ừ ế ế ụNêu cơ sở pháp lý khi tr lả ời 23
4.7 Tòa án xác định "Nếu bà L không th c hi n tự ệ ốt trách nhi m th cúng thệ ờ ì các đồng thừa kế có th ể giao cho người khác qu n lý, s d ng phả ử ụ ần đất này để thờ cúng" có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trà l ời 24
4.8 Suy nghĩ của anh/ch v ị ề chế đị nh di s n dùng vào vi c th cúng trong ả ệ ờBLDS 24
PHẦN 5: DANH M C TÀI LI U THAM KHỤỆẢO 26
Trang 71.1 Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở
pháp lýĐiều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý: Người lập di chúc phải tự mình viết di chúc bằng chữ viết tay, không được nhờ người khác viết, và người lập di chúc phải tự mình ký tên, điểm chỉ vào tờ di chúc
CSPL: Điều 633 BLDS 2015Về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này”
Tóm tắt Bản án số 83/2009/DSPT ngày 28/12/2009 của TAND tỉnh Phú Yên.
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Thành Hiếu.Bị đơn: Bà Đặng Thị Trọng
Nội dung: Ông Nguyễn Này và bà Đặng Thị Trọng là vợ chồng từ 1970, sở hữu tài sản chung là ngôi nhà số 27 thuộc thửa số 83, tờ bản đồ số 8 được UBND huyện Sông Hinh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 677357 ngày 2/5/2007 Năm 2008, ông Này qua đời và trước khi mất ông có lập giấy giao quyền thừa kế toàn bộ tài sản, bao gồm nhà đất thuộc quyền sở hữu chung của ông với bà Trọng cho ông Hiếu, con riêng của ông Này Bà Trọng không đồng ý với di chúc và muốn chia di sản theo pháp luật Vì vậy, ông Hiếu muốn Tòa giải quyết theo ý chí của ông Này
Quyết định của Tòa án: Tại Tòa sơ thẩm, bà Trọng được nhận toàn bộ tài sản, bao gồm nhà và đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thối chênh lệch cho ông Hiếu số tiền được chia và được nhận từ tài sản theo di chúc Tại Tòa phúc thẩm, bà Trọng rút toàn bộ đơn kháng cáo và Tòa giữ nguyên quyết định ở Tòa sơ thẩm
Trang 87
1.2 Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người đã làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợp pháp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
CSPL: Điều 654 BLDS 2005
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; 3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Trong bản án, di chúc của ông Này do cha, em trai, em gái của ông Này điểm chỉ và ký tên làm chứng, những người làm chứng di chúc của ông Này không là người làm chứng hợp pháp do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 654 BLDS 2005, đây là những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc, thuộc hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai theo quy định tại khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 như sau:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại
1.3 Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao?
Di chúc của ông Này là di chúc viết tay vì:- Phần nhận thấy của Tòa án có nêu: “Để tránh tranh chấp về sau nên ông Này viết giấy này để nhà và đất lại cho cháu Hiếu thừa hưởng sau này ông Này có mất thì cháu Hiếu có chỗ ở và thờ cúng cho ông Này” Và “giấy thừa kế của ông Này viết không được chính quyền địa phương công chứng, chứng thực nhưng được lập trong lúc ông Này còn minh mẫn, sáng suốt không bị lưà dối, đe doạ hoặc cưỡng ép và có nhiều người làm chứng” Điều này thoả mãn khoản 4 điều 652 BLDS 2005 quy định di chúc hợp pháp: “Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này” Bên cạnh đó “ Ông này lập giấy… được cha, em gái, em trai ông Này chỉ điểm và kí tên làm chứng”, thoả
Trang 9mãn khoản 2 điều 650 và điều 654 BLDS 2005 lần lượt quy định về di chúc bằng văn
bản và người làm chứng cho việc lập di chúc
1.4 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này viết tay?
Việc Tòa án công nhận di chúc của ông Này là hợp lý vì:
- Theo khoản 5 điều 652 BLDS 2005 quy định về di chúc hợp pháp:, “Di chúc
bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này”, và trong bản án đã đề cập rằng “giấy thừa kế của ông Này viết không được chính quyền địa phương công chứng, chứng thực nhưng được lập trong lúc ông Này còn minh mẫn, sáng suốt không bị lưà dối, đe doạ
hoặc cưỡng ép và có nhiều người làm chứng” việc này thoả khoản 1 Điều 652 BLDS
2005 quy định về di chúc hợp pháp: “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép” Thêm vào đó, không có điều nào trong bộ luật yêu cầu di chúc bắt buộc phải có người làm chứng Nhưng “Ông Này lập giấy… được cha, em gái, em trai ông Này chỉ điểm và kí tên làm chứng”, việc này làm làm cho
di chúc tăng thêm tính xác thực bởi vì di chúc thoả mãn khoản 2 điều 650 và điều 654
BLDS 2005 lần lượt quy định về di chúc bằng văn bản và người làm chứng cho việc lập di chúc
Tóm tắt Quyết định số 874/2011/DS GĐT ngày 22/11/2011 của Toà án dân sự Toà
-án nhân dân tối cao:
- Cụ Đỗ Thị Hữu kết hôn với cụ Đỗ Văn Hằng sinh được hai người con chung là ông Đỗ Văn Hồng (có vợ là Hoàng Thị Ngâm) và Đỗ Thị Lựu Cụ Hằng chết không để lại di chúc Sau đó cụ Hựu quan hệ với cụ Sách và có một người con chung là Đỗ Văn Quang hiện tại bà Ngâm đang quản lý sử dụng phần di sản do cụ Hựu Để lại gồm thửa đất 56 diện tích 210m, thửa đất 54 diện tích đất 462m và thửa đất 57 diện tích 526m, trên thửa đất 57 có một ngôi nhà cấp 4 năm gian và một cái giếng nước, nguồn đất này là cụ Hằng và cụ Hựu thừa hưởng được từ tổ tiên cụ Hằng để lại Dòng họ Đỗ do ông Đỗ Văn Vũ là trưởng họ) đại diện trình bày: về quan hệ huyết thống và di sản như bà (Ngâm khai Dòng họ đã nhất trí giao khối tài sản này cho bà Ngâm quản lý, sử dụng để thờ cúng chung Ngoài ra khi kê khai đăng ký quyền sử dụng đất bà Ngâm đã xuất trình 01 bản di chúc của ông Hựu lập năm 1998 với nội dung cụ Hựu để lại nhà đất cho bà Ngâm và bà Lựu Nay ông Quang khởi kiện yêu cầu huỷ di chúc trên vì bản di chúc này không hợp pháp và yêu cầu chia khối tài sản của cụ Hựu theo pháp luật, ông xin nhận một phần đất đối với các công trình, cây cối trên đất, bộ thờ cúng ông không yêu cầu
Trang 109 - Toà án quyết định huỷ bản án dân sự phúc thẩm, huỷ bản án dân sự sơ thẩm và giao cho Toà án nhân dân xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
1.5 Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?
Di chúc của cụ Hựu được đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý ký tên làm chứng, sau đó ngày 04/01/1999 bà Lựu mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn Thưởng ( trưởng thôn) và Uỷ ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận
1.6 Cụ Hựu có biết chữ hay không? Đoạn nào của quyết định 874 cho câu trả lời?
Cụ Hựu không hề biết chữ:- Quyết định 874/2001/DS GĐT cho thấy: “Đối với di chúc đề ngày 25-11
1998 của cụ Hựu do bà Ngâm xuất trình, bà Ngâm, bà Đỗ Thị Lựu và ông Vũ khai di chúc do cụ Hựu đọc chơ ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý (là mẹ của ông Vũ) ký tên làm chứng, sau đó ngày 04-01-1999 bà Lựu mang di chức đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (là Trưởng thôn) và Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận Ông Quang xác định cụ Hựu là người không biết chữ
1.7 Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?
Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật là:
Căn cứ tại khoản 3 Điều 652 BLDS 2005:
“Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.”
Mọi người đều có thể làm chứng, trừ những trường hợp không được là người làm chứng theo Điều 654 BLDS 2005 quy định:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;3 Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.”
Theo quy định tại khoản 3 Điều 630 quy định di chúc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực, Căn
cứ tại Điều 658 BLDS 2005:
“Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
Trang 111 Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2 Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.”
1.8 Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 (khoản 3 Điều 652 BLDS 2005):
“Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”.
Theo cơ sở pháp lý đó thì di chúc của ông Hựu đã đáp ứng được qua các điều kiện:
Thứ nhất: Người lập di chúc là cụ Hựu vẫn còn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc có đủ năng lực pháp lực dân sự; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật
(Quy định tại khoản 1 điều 630 BLDS 2015, khoản 1 điều 652 BLDS 2005:
“1 Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật)
Thứ hai: Có người làm chứng là ông Vũ và cụ Quý Di chúc của cụ Hựu được ông Vũ là một trong hai người làm chứng viết lại bằng văn bản Ngoài ra di chúc có sự xác nhận của ông Thưởng (trưởng thôn) và Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm
Trang 1211
1.9 Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu?
Căn cứ theo khoản 3 điều 630 BLDS 2015 (khoản 3 Điều 652 BLDS 2005) quy định:
“Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”.
Điều kiện có thể thấy là: Không được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu là vấn đề người làm chứng và công chứng, chứng thực Cụ Hựu không biết chữ nên cụ đã lập di chúc bằng miệng, cụ đọc cho ông Vũ (là người đại diện dòng họ Đỗ) viết di chúc, bà Đỗ Văn Quý là mẹ của ông Vũ ký tên làm chứng tại thời điểm đó Sau đó bà Lựu mang di chúc đến cho ông Thưởng (trưởng thôn) và UBND xã Mai Lâm ký xác nhận Vậy trong trường hợp này, ông Thưởng không chứng kiến việc cụ Hựu lập di chúc mà ông chỉ ký xác nhận do bà Lựu mang di chúc đến nhờ ông ký xác nhận (1 tháng sau khi di chúc được lập) Và việc UBND xã Mai Lâm ký chỉ là xác nhận chữ ký của ông Thưởng chứ không xác nhận nội dung của di chúc
Ngoài ra thì: “Qua giám định dấu vân tay của cụ Hựu thì Viện khoa học hình sự Tổng cục kiểm sát kết luận rằng dấu vân tay mở không thể hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định” Chính vì vậy chưa đủ căn cứ xác định bản di chúc này thể hiện đúng với ý chí nguyện vọng của cụ Hựu
1.10 Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức không?
Vì sao?
Di chúc trên không thỏa mãn nhu cầu về hình thức.Vì theo khoản 3 Điều 630 BLDS
2015 (khoản 3 Điều 652 BLDS 2005) quy định: “Di chúc của người bị hạn chế về thể
chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”.
Trong trường hợp này, di chúc của cụ Hựu chưa thỏa mãn về yêu cần cần công chứng hoặc chứng thực do quá trình công chứng chưa rõ ràng và chưa đúng với quy định của pháp luật Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật Công Chứng 2014 có quy định về công chứng di chúc như sau:“Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.”
Trong trường hợp này di chúc của cụ Hựu không được mang đi công chứng bởi chính cụ mà lại do bà Lựu mang đi công chứng, việc bà Lựu mang đi công chứng di chúc như vậy giống như việc bà hựu ủy quyền cho bà Lựu đi công chứng nên đã vi phạm khoản 1 Điều 56 Luật công chứng 2014
Trang 13Bên cạnh đó, trong di chúc cần có dấu ấn cá nhân của người lập di chúc, ở đây là điểm chỉ Trong bản di chúc này có điểm chỉ của cụ Hựu Tuy nhiên, qua giám định dấu vân tay của cụ Hựu tại bản di chúc thì Viện khoa học hình sự Tổng cục cảnh sát kết luận: Dấu vân tay mờ không thể hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định Do đó, chưa đủ căn cứ xác định di chúc nêu trên thể hiện đúng ý chí của cụ Hựu khi mà cụ lập di chúc.
1.11 Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 652 BLDS 2005, khoản 3 điều 630 BLDS 2015 quy định:
“Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”
Việc có người làm chứng (ít nhất 02 người) và người làm chứng lập di chúc thành văn bản cũng góp phần làm cho việc lập di chúc trở nên minh bạch, giúp cho ý nguyện của người lập di chúc được xác định rõ ràng, chính xác thông qua hình thức văn bản Tránh trường hợp làm giả di chúc để trục lợi cho cá nhân người thừa kế và những người có lợi ích liên quan đến tài sản thừa kế
“Có công chứng hoặc chứng thực” là một trong những điều kiện cần thiết để chứng minh sự hợp pháp, rõ ràng, minh bạch của di chúc, phòng trường hợp làm giả hoặc vấn đề gian dối trong quá trình lập di chúc Nhưng điều kiện này vẫn còn một yếu tố bất cập là quá trình của việc công chứng, chứng thực quá phức tạp, rắc rối và tốn nhiều thời gian dẫn đến việc nhiều người thiếu hiểu biết hoặc nhầm lẫn sẽ có thể tạo thành nhiều bản di chúc không hợp pháp như trường hợp của cụ Hựu ở trên