1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn những quy định chung về luật dân sự tài sản và thừa kế đề tài thảo luận chủ thể của pháp luật dân sự

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Thể Của Pháp Luật Dân Sự
Tác giả Nguyễn Duy Khang, Đỗ Trần Phương Linh, Vương Nhật Minh, Bùi Phan Hà My, Lê Thị Như Loan, Nguyễn Trần Cẩm Ly, Phùng Thị Hằng, Nguyễn Nguyễn Diệu Linh
Trường học Trường Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Đề Tài Thảo Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

MỤC LỤC BẢNG KÍ TỰ VIẾT TẮT...4Vấn đề 1: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC LẬP GIAO DỊCH...5Câu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

MÔN NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ

THỪA KẾĐỀ TÀI THẢO LUẬN: CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Người thực hiện: Nhóm 4 – 128-QT46A21 Nuyễn Duy Khang - 21538010151142 Đỗ Trần Phương Linh - 21538010151293 Vương Nhật Minh - 2153801015149

5 Lê Thị Như Loan - 21538010152976 Nguyễn Trần Cẩm Ly - 2153801015140

8 Nguyễn Nguyễn Diệu Linh - 2153801015133

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC BẢNG KÍ TỰ VIẾT TẮT 4Vấn đề 1: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC LẬP GIAO DỊCH 5

Câu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên 5Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam? 7Câu 3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu? 7Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thế) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu? 7Vấn đề 2: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ NHẬN THỨC8Câu 1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhân thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự? 8Câu 2: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự? 8Câu 3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có bị vô hiệu không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào? 8Câu 4: Trong thực tế có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết? 9Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý 10Câu 6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có bị vô hiệu không? Vì sao? 11Vấn đề 3: GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI 11Câu 1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS 2005 và BLDS 2015; 11

Câu 2: Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối? 11

Trang 3

Câu 3: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắng tắttiền lệ anh/chị biết 12Câu 4: Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì sao? 12Câu 5: Trong quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu? 13Câu 6: Trong quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyênbố hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao? 13Câu 7: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao? 14Câu 8: Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?

14

Vấn đề 4: HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU 15Câu 1: Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 15Câu 2: Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công tyPhú Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao? 15

Câu 3: Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việcmà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào? 16

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu 16Câu 5: Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụkhông vô hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?.16Câu 6: Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu? 16Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu trong Quyết định trên 17

Trang 4

Câu 8: Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 17Câu 9: Trong Bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận giấy chứng nhận cấp cho anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu không? Vì sao? 18

Trang 5

BẢNG KÍ TỰ VIẾT TẮT

Trang 6

Vấn đề 1: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG

XÁC LẬP GIAO DỊCHCâu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.

BLDS 2005 quy định:

“Điều 122 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.2 Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”

BLDS 2015 quy định:

“Điều 117 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phùhợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấmcủa luật, không trái đạo đức xã hội.

2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịchdân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong Bộ luật dân sự 2015 cónhững điểm mới và tiến bộ hơn so với Bộ luật dân sự 2005:

Thứ nhất, về điều kiện chủ thể xác lập giao dịch:

Điểm a khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 quy định điều kiện để giao dịch cóhiệu lực là “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự” Nộidung này đã được thay đổi ở BLDS 2015 tại điểm a khoản 1 Điều 117 quy

định “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù

hợp với giao dịch dân sự được xác lập” Như vậy, BLDS 2015 không chỉ

đề cập đến năng lực hành vi dân sự mà còn đề cập đến năng lực pháp luậtcủa chủ thể Việc bổ sung này là hợp lý vì chặt chẽ hơn so với BLDS 2005

Trang 7

do có những trường hợp năng lực pháp luật của chủ thể có thể bị hạn chếdo đó không thể mặc nhiên cho rằng mọi chủ thể đều có năng lực pháp luậtnhư nhau khi xác lập giao dịch dân sự.

Thứ hai, Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về năng lực hành vi dân sự

của chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự Trong BLDS 2005, chủ thể chỉcần có năng lực hành vi dân sự thì đã xác lập được giao dịch, nhưng BLDS

2015 quy định thêm “năng lực hành vi dân sự này phải phù hợp với giao

dịch dân sự đã xác lập” Sự thay đổi này là phù hợp vì trên thực tế có rất

nhiều loại giao dịch dân sự khác nhau và mỗi giao dịch cụ thể lại liên quanđến năng lực hành vi dân sự cụ thể của chủ thể Pháp luật quy định ngườikhông có năng lực hành vi dân sự thì không được xác lập giao dịch dân sự,người có năng lực hành vi dân sự nhưng không đầy đủ có thể thực hiện mộtsố giao dịch nhất định (thường là giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinhhoạt hằng ngày), người có năng lực hành vi dân sự được xác lập mọi giaodịch dân sự Như vậy, tùy vào từng giao dịch dân sự cụ thể mà điều kiện vềnăng lực của chủ thể cũng có sự khác nhau (hợp lý và chặt chẽ hơn so vớiquy định của BLDS 2005)

Thứ ba, về điều cấm của luật, ở điểm b khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 quy

định: “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của

pháp luật, không trái đạo đức xã hội”, còn điểm b khoản 1 Điều 117 BLDS

2015 thay “pháp luật” thành “luật” Việc thay đổi này nhằm làm hẹp lạiđiều cấm mà cá nhân có thể mắc phải

Thứ tư, về hình thức của giao dịch dân sự, ở khoản 2 Điều 122 BLDS

2005 quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực

của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật có quy định” còn ở khoản

2 Điều 117 BLDS 2015 đã đổi “pháp luật” thành “luật” Theo đó, BLDS2005 dùng từ “pháp luật” có phạm vi rất rộng, bao gồm cả văn luật và vănbản dưới luật, còn BLDS 2015 sử dụng từ “luật” có phạm vi hẹp hơn, tứcchỉ có văn bản luật mới có thể chi phối, áp đặt hình thức như là một điềukiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Hướng sửa đổi như trong BLDS2015 đã tạo ra sự tự do cho các chủ thể dân sự trong việc lựa chọn hìnhthức xác lập giao dịch, đồng thời việc giới hạn quyền tự do lựa chọn vềhình thức giao dịch của các chủ thể phải do luật quy định

Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về điều kiện có hiệu lựccủa giao dịch dân sự đã thể hiện tư duy tiến bộ, mới mẻ của các nhà làmluật

Trang 8

Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Ông T và bà H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theoquy định Luật đất đai 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 thì ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa

mãn các điều kiện sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu

dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động vănhóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằmphục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tạiViệt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định đượcsở hữu nhà ở tại Việt Nam” “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không,

thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáutháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T

và bà H không được quyền sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồngcây lâu năm tại Việt Nam

Câu 3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu?

Đoạn của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòaán tuyên bố vô hiệu: Vô hiệu giấy nhường đất thổ cư ngày 02/06/2004, giấycho nền thổ cư ngày 31/05/2004 và giấy cam kết ngày 16/03/2004

Các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/05/2004, giấy nhường đất thổcư ngày 02/06/2004 và giấy cam kết ngày 16/03/2004 bị vô hiệu do viphạm điều cấm của pháp luật và do không tuân thủ quy định về hình thứctheo điều 117, 123, 129 của BLDS

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thế) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?

Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi Ông T,bà H là người nước ngoài nên năng lực pháp luật sẽ khác so với bà Đồng(công dân Việt Nam) Với Điều 5 Luật đất đai 2013 có thể thấy người nướcngoài không có quyền sở hữu về nhà ở nên không được phép mua bán nhà ởtại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 125 Luật nhà ở 2014 Nên giaodịch trên, Tòa án tuyên bố vô hiệu là hợp lý

Trang 9

Vấn đề 2: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ NHẬN THỨCCâu 1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhân thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?

Thực chất từ năm 2007 ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thứcđược Nhưng đến ngày 10/8/2010 Tòa án nhân dân Tuy Hòa mới tuyên bố ông Hộimất năng lực hành vi dân sự

Câu 2: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước haysau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?

Ngày 8/2/2010 bà Hương đã tự ý bán căn nhà và diện tích đất cho vợ chồng ôngLưu Hoàng Phi Hùng, giao dịch được xảy ra trước khi ông Hội bị tuyên mất nănglực hành vi dân sự

Câu 3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có bị vôhiệu không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?

Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội vô hiệu.Khi giao dịch dân sự giữa bà Hương và vợ chồng ông Hùng được xác lập, ông Hộivẫn chưa có sự đồng ý và tự nguyện, đồng thời Tòa án vẫn chưa tuyên ông Hội mấtnăng lực hành vi dân sự và quyết định người đại diện theo pháp luật Căn cứ theođiều 22, khoản 1 điều 117, điều 112 BLDS 2015, giao dịch dân sự trên bị vô hiệu.- Theo điều 22 BLDS 2015:

1 Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thểnhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi íchliên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bốngười này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám địnhpháp y tâm thần

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thìtheo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quanhoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết địnhtuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

2 Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đạidiện theo pháp luật xác lập, thực hiện

Trang 10

- Khoản 1 điều 117 BLDS 2015: Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp vớigiao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm củaluật, không trái đạo đức xã hội

- Điều 122 BLDS 2015: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác Theo đó, khi giao dịch dân sự giữa bà Hương và vợ chồng ông Hùng được xác lập,ông Hội vẫn chưa có sự đồng ý và tự nguyện, đồng thời Tòa án vẫn chưa tuyên ôngHội mất năng lực hành vi dân sự và quyết định người đại diện theo pháp luật Căncứ theo điều 22, khoản 1 điều 117, điều 112 BLDS 2015, giao dịch dân sự trên bịvô hiệu

Câu 4: Trong thực tế có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết?

Trong thực tiễn có vụ việc của ông Diện tại Quyết định số 102/2015/DS-GĐT ngày10/4/2015 giống hoàn cảnh của ông Hội

Cụ thể: Ngày 16/01/1993, ông Diện viết “Giấy nhượng tài sản” để chuyển nhượngcho ông Sơn ba gian nhà tranh Tại quyết định số 07/2009/QĐTST-DS ngày15/12/2009 Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm tuyên bố ông Diện mất năng lực hànhvi dân sự Tuy nhiên, tại Giấy chứng nhận số 744/KHTH ngày 07/8/2007, bệnhviện tâm thần Hà Nội chứng nhận ông Diện bị bệnh tâm thần phân liệt đã đượcđiều trị 07 lần từ ngày 14/3/2003 đến ngày 24/10/2003 Tại biên bản giám địnhpháp y tâm thần số 41/PYTT ngày 25/11/2009, Trung tâm giám định pháp y tâmthần Sở Y tế Hà Nội, ông Diện bị bệnh tâm thần phân liệt thể Paranoid từng giaiđoạn với thiếu sót ổn định, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi bị hạn chế, cầncó người giám hộ Như vậy, ông Diện xác lập giao dịch ở thời điểm chưa bị tuyên

Trang 11

bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng thực tế ở thời điểm này đã “bị bệnh tâmthần phân liệt thể Paranoid từng giai đoạn với thiếu xót ổn định, khả năng nhậnthức và làm chủ hành vi hạn chế”.1

Hướng giải quyết của Tòa án: Tòa giám đốc thẩm đã theo hướng “có cơ sở để xácđịnh tại thời điểm lập giấy chuyển nhượng tài sản ông Diện đã mất năng lực hànhvi dân sự Lẽ ra, trong quá trình giải quyết vụ án tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấpphúc thẩm phải làm rõ có hay k sự gian dối khi hai bên ký kết hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất; tại thời điểm giao kết hợp đồng ông Diện đã bị tâmthần thì việc chuyển nhượng có hợp pháp không và có bị áp dụng về thời hiệu khởikiện không?”.2

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý.

Giao dịch mua bán giữa bà Hương (vợ ông Hội) và vợ chồng ông Hùng, bà Trinhdiễn ra ngày 08/02/2010 nhưng năm 2007 ông Hội đã mất năng lực hành vi dân sự,đến 10/08/2010 Tòa án nhân dân Thành phố Tuy Hòa mới tuyên bố ông Hội mấtnăng lực hành vi dân sự cho nên giao dịch mua bán giữa bà Hương và vợ chồngông Hùng là hợp lí theo Khoản 1, Điều 22,BLDS 2005

Không hợp lí ở chỗ vì trước khi diễn ra giao dịch mua bán ông Hội đã mất nănglực hành vi dân sự, bên cạnh đó bà Hương không phải là người đại diện theo phápluật của ông Hội mà là chị Ánh nên chị Ánh khởi kiện là hợp pháp Đồng thời theoĐiều 130,BLDS 2005 thì giao dịch phải do chị Ánh xác lập thực hiện cho nên giaodịch này vô hiệu

Về việc 43,7m chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên hợp đồng2

mua bán giữa bà Hương và vợ chồng ông Hùng là vô hiệu

Câu 6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịchđó có bị vô hiệu không? Vì sao?

Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó khôngbị vô hiệu Vì theo Khoản 2 Điều 125 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự của người

1 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ sáu) Bản án số 56, tr426-427

2 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ sáu) Bản án số 56, tr427

Ngày đăng: 11/09/2024, 19:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w