1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Thuyết minh dự Án khu liên hợp xử lý, tái chế chất thải sinh hoạt và công nghiệp www.duanviet.com.vn/HOT

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khu Liên Hợp Xử Lý, Tái Chế Chất Thải Sinh Hoạt Và Công Nghiệp
Thể loại Dự Án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Lạng Sơn
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 6,51 MB

Nội dung

0918755356 Cung cấp các dịch vụ http://lapduandautu.vn/dichvu/ 1. Tư vấn lập dự án đầu tư 2. Chuẩn bị hồ sơ cho nhà đầu tư 3. Viết dự án vay vốn, xin đầu tư 4. Soạn thảo các văn bản xin đầu tư 5. Soạn thảo tờ trình xin đầu tư 6. Viết dự án kêu gọi đầu tư, 7. Thiết kế quy hoạch 1/500 8. Thiết kế mô hình đầu tư Nếu quý khách có nhu cầu hãy liên hệ 0918755356 để được tư vấn

Trang 2

DỰ ÁN KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ, TÁI CHẾ CHẤT

THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP

Địa điểm:, tỉnh Lạng Sơn

ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁNCHỦ ĐẦU TƯ

CÔNG TY CP

0918755356-0903034381Tổng giám đốc

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 6

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 6

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 6

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 7

3.1 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam – Theo báo cáo hiệntrạng môi trường quốc gia 2019 7

3.2 Lạng Sơn: Triển khai nhiều giải pháp quản lý chất thải rắn 10

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 11

V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 13

5.1 Mục tiêu chung 13

5.2 Mục tiêu cụ thể 14

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 15

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰÁN 15

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 15

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 18

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 20

2.1 Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện trên thế giới 20

2.2 Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện ở Việt Nam 22

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 24

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 24

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng) 26

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 31

4.1 Địa điểm xây dựng 31

4.2 Hình thức đầu tư 31V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.31

Trang 4

5.1 Nhu cầu sử dụng đất 31

5.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 32

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNGTRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 33

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 33

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 34

2.1 Phân loại chất thải 34

2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt 37

2.3 Áp dụng công nghệ đốt rác phát điện 42

2.4 Thuyết minh công nghệ đốt 44

2.5 Xử lý rác thải y tế bằng công nghệ cao tần 56

2.6 Sản phẩm tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt, rác thải công nghiệp 61

2.7 Quy trình chế biến hạt nhựa 62

2.8 Tổ chức duy tu, bảo dưỡng 65

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 68

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢXÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 68

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 68

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 68

1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 68

II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 68

2.1 Các phương án xây dựng công trình 68

2.2 Các phương án kiến trúc 70

III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 71

3.1 Phương án tổ chức thực hiện 71

3.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 72

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 73

I GIỚI THIỆU CHUNG 73

Trang 5

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 73

III NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐIVỚI MÔI TRƯỜNG 74

3.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 74

3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 76

IV PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 80

V BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 80

5.1 Giai đoạn xây dựng dự án 80

5.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 85

VI KẾT LUẬN 88

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀHIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 89

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 89

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 91

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 91

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 91

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 92

2.4 Phương ánvay 92

2.5 Các thông số tài chính của dự án 93

KẾT LUẬN 96

I KẾT LUẬN 96

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 96

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 97

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 97

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 98

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 99

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 100

Trang 6

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 101

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 102

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 103

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 104

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 105

Trang 7

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng kýđầu tư, gồm:

Họ tên: NGUYỄN XUÂN ĐỖ

Chức danh:Tổng giám đốcGiới tính: Nam Sinh ngày: 02/10/1966 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Căn cước công dân số: 027066001357 Ngày cấp: 05/04/2021 Nơi cấp: Cục cảnh sát QLHC về TTXH

Địa chỉ thường trú: khu Tân Lập, phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnhBắc Ninh, Việt Nam

Chỗ ở hiện tại: khu Tân Lập, phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh BắcNinh, Việt Nam

I MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án:

“Khu liên hợp xử lý, tái chế chất thải sinh hoạt và công nghiệp”

Địa điểm thực hiện dự án:xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 486.000,0 m2 (48,60 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.Tổng mức đầu tư của dự án: 316.780.713.000 đồng

(Ba trăm mười sáu tỷ, bảy trăm tám mươi triệu, bảy trăm mười ba nghìn đồng)

Trong đó:+ Vốn tự có (15%) : 47.517.107.000 đồng.+ Vốn vay - huy động (85%) : 269.263.606.000 đồng.Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

+ Công suất xử lý:

Trang 8

Hạng mụcKhối lượng/ĐơngiáĐơn vịlượngKhốiĐơn vị

Thu gom và xử lý rác thải

124.100,0 tấn/năm340,0tấn/ngày đêm500.000VND1,0 TấnTái chế rác thải14.235,0 tấn/năm39,0

tấn/ngày đêm7.000.000VNĐ1 tấn

+ Khối lượng rác đưa vào đốt:

Hạng mụcKhối

lượngĐơn vị

Khốilượng/ngày

+ Khối lượng rác, tro, xỉ đưa vào chôn lấp (0,3%): 365,0 tấn/năm (1tấn/ngày đêm)

II SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

I.1 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam – Theo báo cáohiện trạng môi trường quốc gia 2019.

Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và bối cảnh quốc tế

Các thông tin, số liệu về dân số, phát triển các thành phần kinh tế, phát triểnđô thị và nông thôn cũng như thu nhập bình quân của người lao động Việt Namgiai đoạn 2009 - 2019 và những yếu tố khác cho thấy: phát triển KT-XH, pháttriển đô thị và nông thôn là những yếu tố tác động đang tạo áp lực rõ rệt đếnphát sinh CTR nói chung và CTRSH ở Việt Nam Tăng trưởng kinh tế và đô thịhóa nhanh chóng với số lượng các ngành sản xuất kinh doanh, các khu côngnghiệp (KCN) và dịch vụ đô thị ngày càng phát triển đã tạo ra dòng di cư từnông thôn ra thành thị; một mặt tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động;tuy nhiên, cũng tạo nên sức ép về mọi mặt đối với môi trường, làm tăng lượngCTR phát sinh, đặc biệt là CTRSH

CTRSH tại các đô thị với 35.624 tấn/ngày trong năm 2019 so với lượngCTRSH nông thôn là 28.394 tấn/ngày, chiếm đến hơn 50% tổng lượng CTRSHcủa cả nước Trong khi đó, hệ thống công trình hạ tầng đô thị và nông thôn chưađược phát triển đồng bộ; trình độ và năng lực quản lý chưa đáp ứng nhu cầu phát

Trang 9

triển của quá trình đô thị hóa, làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường vàsức khỏe cộng đồng Trong những năm gần đây ô nhiễm môi trường từ CTRSH,đặc biệt là tại các bãi chôn lấp, đã và đang là vấn đề bức xúc đối với xã hội Vớimức gia tăng phát sinh CTRSH trong nước, CTR từ nước ngoài với thành phầnđa dạng được nhập khẩu vào Việt Nam theo hình thức phế liệu nhập khẩu để sảnxuất chưa đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cũng tạogánh nặng quản lý CTRSH đối với các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như cáccơ sở xử lý CTR.

Thực trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

Tương tự các quốc gia đang phát triển và trong khu vực, các nguồn phátsinh CTRSH ở Việt Nam phát sinh từ hộ gia đình, khu thương mại dịch vụ, côngsở và khu vực công cộng, dịch vụ công cộng và các hoạt động sinh hoạt của cơsở sản xuất Ngoài các thành phần chủ yếu là các thành phần hữu cơ (chất thảithực phẩm, giấy, vải, bìa các tông, rác vườn ) và vô cơ (nhựa, cao su, kimloại ), CTRSH còn có thể lẫn các chất thải khác như chất thải điện tử, chất thảicó thể tích lớn, pin, dầu thải Trong những năm gần đây, chất thải khó phânhủy từ các đồ gia dụng nhựa, túi ni lông có xu hướng gia tăng đang là một trongnhững vấn đề thách thức đối với công tác xử lý CTRSH ở Việt Nam

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng khối lượngCTRSH phát sinh trên toàn quốc là khoảng 44.400 tấn/ngày Đến năm 2019, consố này là 64.658 tấn/ngày (khu vực đô thị là 35.624 tấn/ngày và khu vực nôngthôn là 28.394 tấn/ngày), tăng 46% so với năm 2010 Các địa phương có khốilượng CTRSH phát sinh trên 1.000 tấn/ngày chiếm 25% (trong đó có Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh phát sinh trên 6.000 tấn/ngày)

Khối lượng CTRSH tăng đáng kể ở các địa phương có tốc độ đô thị hóa,công nghiệp hóa cao và du lịch như Thành phố Hồ Chí Minh (9.400 tấn/ ngày),thủ đô Hà Nội (6.500 tấn/ngày), Thanh Hoá (2.175 tấn/ngày), Hải Phòng (1.982tấn/ngày), Bình Dương (2.661 tấn/ngày), Đồng Nai (1.885 tấn/ngày), QuảngNinh (1.539 tấn/ngày), Đà Nẵng (1.080 tấn/ ngày) và Bình Thuận (1.486tấn/ngày)

Tỷ lệ thu gom CTRSH ở Việt Nam trung bình năm 2019 tại khu vực đô thịđạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%

Hiện nay, trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm 381 lò đốtCTRSH, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều

Trang 10

bãi chôn lấp không hợp vệ sinh (Bộ TNMT, 2019c) Một số cơ sở áp dụngphương pháp đốt CTRSH để thu hồi năng lượng phát điện hoặc có kết hợp nhiềuphương pháp xử lý Trong các cơ sở xử lý CTRSH, có 78 cơ sở cấp tỉnh, còn lạilà các cơ sở xử lý cấp huyện, cấp xã, liên xã Trên tổng khối lượng CTRSHđược thu gom, khoảng 71% (tương đương 35.000 tấn/ngày) được xử lý bằngphương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bã thải từ các cơ sở chế biến compost vàtro xỉ phát sinh từ các lò đốt); 16% (tương đương 7.900 tấn/ ngày) được xử lý tạicác nhà máy chế biến compost; 13% (tương đương 6.400 tấn/ngày) được xử lýbằng phương pháp đốt Về thời điểm đưa vào vận hành, 34,4% các cơ sở chếbiến compost và 31,8% bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành trước năm2010 Trong khi đó, chỉ có 4,5% các cơ sở xử lý theo phương pháp đốt được vậnhành trước năm 2010 Hầu hết các lò đốt được xây dựng sau năm 2014 Điềunày cho thấy xu hướng chuyển dịch từ phương pháp xử lý bằng chôn lấp sangphương pháp đốt trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, chất thải nhựa khó phân hủy đang là vấn đề thách thức trong côngtác quản lý CTRSH, với số liệu ước tính tỷ lệ chất thải nhựa trong các bãi chônlấp CTRSH khoảng 6 - 8%, cộng với nhận thức của cộng đồng còn nhiều hạnchế nên công tác xử lý chất thải nhựa chưa thực sự được chú trọng theo hướnggiảm thiểu, tái sử dụng, tái chế Những vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắctrong thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH đô thị và nông thôn tại 06 vùngphát triển kinh tế của Việt Nam đã được phân tích, xác định nguyên nhân làm cơsở cho việc đề xuất giải pháp kiểm soát, tăng cường hiệu quả quản lý

Tác động của CTRSH đối với môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng vàkinh tế - xã hội

Tác động có thể thấy rõ đến môi trường cảnh quan như các hình ảnh về cácbãi rác lộ thiên gây mất mỹ quan tại các đô thị, khu dân cư, khu vực công cộng;ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm do nước rỉ rác với nhiều thànhphần kim loại nặng và chất nguy hại… không xử lý đạt yêu cầu theo quy định;CTRSH bị đổ xuống mạng lưới thoát nước gây tắc nghẽn, các chất thải lắngxuống đáy làm tăng khối lượng trầm tích phải nạo vét hàng năm; khí nhà kính,khí gây ô nhiễm môi trường hoặc mùi khó chịu phát sinh từ quá trình phân hủycác chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩm dư thừa, xác độngthực vật…) trong CTRSH, khí thải từ các lò đốt CTRSH là những nguồn có khảnăng gây ô nhiễm môi trường không khí nếu không có biện pháp kiểm soát, xửlý khí thải đảm bảo quy định Các loại vi khuẩn, mầm bệnh trong đất, nước,không khí bị ô nhiễm gây ra những bệnh liên quan đế hệ thần kinh, hệ hô hấp,

Trang 11

hệ tiêu hóa, bệnh về da liễu Quá trình đốt CTRSH phát sinh bụi, hơi nước vàkhí thải (CO, axit, kim loại, dioxin/furan) Nếu không có biện pháp kiểm soátđúng quy định, những chất ô nhiễm này có thể góp phần gây nên các bệnh vềhen suyễn, tim, làm tổn hại đến hệ thần kinh và đặc biệt là dioxin/furan có khảnăng gây ung thư rất cao Thiệt hại về kinh tế do không quản lý triệt để CTRSHkhông chỉ bao gồm chi phí xử lý ô nhiễm môi trường, mà còn bao gồm chi phíliên quan đến khám chữa bệnh, thiệt hại đến một số ngành như du lịch, thủysản Bên cạnh đó là các hệ lụy về xung đột, bất ổn xã hội, đặc biệt tại các khuvực xung quanh cơ sở xử lý CTR Mặc dù vậy, nếu tận dụng tối đa các lợi thế từhoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải thì sẽ là nguồn động lực tích cực trongphát triển kinh tế nói chung và công nghiệp môi trường nói riêng.

Nguồn: Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019, chuyênđề “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt” của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

II.1 Lạng Sơn: Triển khai nhiều giải pháp quản lý chất thải rắn

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về quảnlý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm2050

Kế hoạch nhằm quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện các nội dungcủa Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầmnhìn đến năm 2050 phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Lạng Sơn; Tăngcường năng lực quản lý chất thải rắn, thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trườngnói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng

Theo đó, đến năm 2025 tỉnh Lạng Sơn phấn đấu 100% tổng lượng chấtthải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế, 80%chất thải rắn nguy hại phát sinh tại hộ gia đình, cá nhân được phân loại, thugom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; 100% cácphường, thị trấn, thị tứ có đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thảitrên địa bàn, 97% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị, 80%lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung đượcthu gom, vận chuyển, xử lý, sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trườngtại các trung tâm thương mại, siêu thị; 100% tổng lượng chất thải rắn côngnghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, 90% tổnglượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được được thu gom, tái sửdụng, tái chế và xử lý

Trang 12

Phấn đấu đến năm 2050 tất cả các loại chất thải rắn phát sinh trên địa bànđều được phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng công nghệ tiêntiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương,hạn chế khối lượng chất thải rắn chôn lấp đến mức thấp nhất.

Để thực hiện đạt mục tiêu này, tỉnh Lạng Sơn đề ra nhiều giải pháp như:Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trườngở các cấp, các ngành đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường nói chung và côngtác quản lý chất thải rắn nói riêng Nâng cao chất lượng công tác xây dựng ýkiến góp ý cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý chấtthải rắn; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý chất thảirắn được giao theo thẩm quyền Xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đốivới các dự án đầu tư thu gom, vận chuyển, xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn;các hoạt động tái sử dụng, tái chế và sử dụng sản phẩm tái chế từ chất thải Bốtrí nguồn ngân sách tỉnh, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và một phầnkinh phí sự nghiệm môi trường hàng năm thực hiện kế hoạch

Bên cạnh đó, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chấtthải rắn, sống thân thiện với môi trường; coi rác thải là một nguồn tài nguyênquý giá; có lộ trình đưa vào chương trình giáo dục phổ thông, từ cấp mầm non,tiểu học để người dân sớm có ý thức trách nhiệm đối với rác thải và bảo vệ môitrường; Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch tuyên truyền về thu gom,phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; Tăng cường nghiên cứu, áp dụng công nghệtiên tiến về tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn, đặc biệt ưu tiên phát triểncông nghệ thu hồi năng lượng, phát điện từ xử lý chất thải rắn; Khuyến khíchcác tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu các công nghệ xử lý chất thải rắn phùhợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn tỉnh

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Khu

liên hợp xử lý, tái chế chất thải sinh hoạt và công nghiệp”tại xã Tân Thành,huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh củamình, đồng thời chủ động xử lý rác thải đúng quy trình, đúng kỹ thuật, giảmthiểu các tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễmkhông khí, đảm bảo việc vận chuyển và xử lý rác thải nhanh gọn, kịp thời và tiếtkiệm chi phí, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuậtthiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhxử lý rác thảicủa tỉnh Lạng Sơn

Trang 13

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của QuốcHộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 củaQuốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thunhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổsung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chiphí đầu tư xây dựng;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanhnghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xâydựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạchxây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xâydựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tạiPhụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 củaBộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;

Trang 14

 Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộphận kết cấu công trình năm 2022.

 Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy địnhvề thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;

 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lýchất thải nguy hại;

 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

 Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủtướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;

 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại;  Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chấtthải y tế;

 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn thugom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;

 Thông tư 08/2017/TT-BXD quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng; Thông tư 07/2017/TT-BXD hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xửlý chất thải rắn sinh hoạt;

 Quyết định 166/QĐ-TTg năm 2014 Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảovệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

 Quyết định 985a/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốcgia về quản lý chất lượng không khí đến 2020, tầm nhìn đến 2025

 Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 31 tháng 03 năm 2021 của UBND tỉnhLạng Sơn về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, tầmnhìn đến năm 2050;

 Quyết định số: 38/2022/QĐ-UBNDngày 15 tháng 12 năm 2022 củaUBND tỉnh Lạng Sơn Quy định về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thảirắn y tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

IV MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁNIV.1 Mục tiêu chung

Phát triển dự án “Khu liên hợp xử lý, tái chế chất thải sinh hoạt và công

nghiệp” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại,xử lý rác thải sinh hoạt và cung cấp

các sản phẩm sau tái chế chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao đảm bảo

Trang 15

tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh môi trường đáp ứng nhu cầu thị trường góp phầntăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước. 

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái củakhu vực huyện Hữu Lũng, của tỉnh Lạng Sơn

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế củađịa phương, của tỉnh Lạng Sơn

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định chonhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoámôi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án

IV.2 Mục tiêu cụ thể

 Thu gom vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tái chế, tiêu hủy chất thải sinh hoạt,chất thải công nghiệp và chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tăng cườngcông tác xã hội hóa, công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thảisinh hoạt công nghiệp nguy hại nói riêng

 Áp dụng công nghệ xử lý rác thải hiện đại : công nghệ đốt rác phát điện,tiết kiệm chi phí, năng lượng, tăng hiệu quả kinh tế, (tận dụng nguồn điện tạo racung cấp điện cho toàn bộ khu liên hợp)

 Thúc đẩy tăng cường các hoạt động phân loại, tái chế, tăng vòng đời sửdụng vật liệu như: Tái chế dầu, dung môi, nhựa, giấy, kim loại, sản xuất phânbón hữu cơ, xử lý tiêu hủy chất thải nguy hại, góp phần giảm thiểu khối lượngchất thải, hạn chế chôn lấp và thải ra môi trường Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệmôi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân vì mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện vàbền vững

 Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng phát triểntrong công tác quản lý chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng, tuyêntruyền nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp trong việc giữ gìn bảo vệmôi trường

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nângcao cuộc sống cho người dân

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnhLạng Sơnnói chung

Trang 16

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁNI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN

DỰ ÁNI.2 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án

Phía nam giáp tỉnh Bắc GiangPhía tây giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên.Các điểm cực của tỉnh Lạng Sơn:

Điểm cực bắc tại: xã Khánh Long, huyện Tràng Định

Trang 17

Điểm cực đông tại: xã Bắc Xa, huyện Đình Lập.Điểm cực tây tại: bản Na Lou, xã Thiện Long, huyện Bình Gia.Điểm cực nam tại: xã Lâm Ca, huyện Đình Lập.

Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đănghuyện Cao Lộc và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị; có một cửa khẩu quốc gia: ChiMa (Huyện Lộc Bình) và 10 lối mở biên giới với Trung Quốc

Địa hình

Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh.Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình252 m so với mặt nước biển Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũngvà nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 31km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng cótuyết rơi vào mùa đông

Khí hậu, thời tiết

Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miềnBắc Việt Nam Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bốkhông đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanhchóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gâynên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng

Nhiệt độ trung bình năm: 17-22 °CLượng mưa trung bình hàng năm: 1200–1600 mmĐộ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85%

Lượng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trờiSố giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ

Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tốhoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóngthịnh hành gió Nam và Đông Nam Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình0,8–2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh

Hệ thống sông ngòi

Trang 18

Sông Kỳ Cùng Độ dài: bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộchuyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; dài 243 km; diện tích lưu vực khoảng 6660km2, hầu hết thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn Đây là con sông duy nhất ở miền BắcViệt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, từ nơi bắt nguồn qua cáchuyện Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Thành phố Lạng Sơn, Văn Lãng, TràngĐịnh và cháy theo hướng đông nhập vào hệ thống sông Tây Giang thuộc Khu tựtrị Choang Quảng Tây Trung Quốc Do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là"nơi dòng sông chảy ngược".

Sông Bản Thín, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, chiều dài 52 km, diện tích lưuvực: 320 km², bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc huyện Ninh Minh, Quảng Tây(Trung Quốc) chảy vào nước ta ở xã Tam Gia huyện Lộc Bình; nhập vào sôngKỳ Cùng tại xã Khuất Xá huyện Lộc Bình (Trong các tài liệu và Maps đang nóivề con sông này có tên là Ba Thín Thực tế tên nó là Sông Bản Thín, đặt tênchung đoạn qua thôn Bản Thín, xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình)

Sông Bắc Giang, phụ lưu lớn nhất của sông Kỳ Cùng: bắt nguồn từ vùngnúi xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn, dài 114 km, diện tích lưu vực2670 km², nhập vào sông Kỳ Cùng tại huyện tràng Định

Sông Bắc Khê, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, dài 54 km, diện tích lưu vực801 km², thuộc huyện Tràng Định

Sông Thương là sông lớn thứ hai của tỉnh Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núiNa Pa Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng vàchảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, dài: 157 km, diện tích lưu vực: 6640 km²

Sông Hoá, chi lưu của sông Thương, dài: 47 km, diện tích lưu vực: 385km²

Sông Trung, chi lưu của sông Thương, bắt nguồn từ vùng núi phía đônghuyện Võ Nhai tỉnh Thái nguyên, dài: 35 km; diện tích lưu vực: 1270 km².(Cũngcó tài liệu viết dòng sông này là dòng chính của sông Thương, ngược lại dòngbắt nguồn từ huyện Chi lăng là phụ lưu) Sông Trung với lưu vực chủ yếu làvùng núi đá vôi thuộc vòng cung Bắc Sơn nên nước thường xuyên trong xanh.Còn nhánh còn lại lưu vực một phần là núi đất nên khi mưa lũ dòng chảy đục cómàu đỏ dài ngày hơn Từ đây dòng sông Thương mới có bên trong bên đục khihai dòng hợp lưu tại xã Hồ Sơn Hữu Lũng trở đi đến địa đầu tỉnh Bắc Giang

Ngọn nguồn dòng chính sông Lục Nam bắt nguồn từ huyện Đình Lập

Trang 19

Một chi lưu của sông lục Nam là sông Cẩm Đàn bắt nguồn từ các xã phíanam huyện Lộc Bình.

I.3 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

Kinh tế

Theo Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, kinh tế tỉnh Lạng Sơn phục hồi đà tăngtrưởng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 25.644 tỷ đồng, tốc độ tăngtổng sản phẩm trên địa bàn 7,0% (mục tiêu từ 7 - 7,5%), trong đó: nông, lâmnghiệp và thuỷ sản tăng 6,55%, đóng góp 1,64 điểm phần trăm vào mức tăngchung; công nghiệp - xây dựng tăng 8,18%, đóng góp 2,0 điểm phần trăm vàomức tăng chung; dịch vụ tăng 6,77%, đóng góp 3,12 điểm phần trăm vào mứctăng chung; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,39% đóng góp 0,24 điểmphần trăm vào mức tăng chung

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Các chính sách đặc thù khuyến

khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 tiếp

Trang 20

tục phát huy hiệu quả; tổ chức rà soát, đánh giá các khó khăn, vướng mắc trongquá trình triển khai thực hiện chính sách Việc đánh giá, phân hạng sản phẩmOCOP được thực hiện đúng quy định mới ban hành, các sản phẩm sau khi đượccông nhận đã đem lại những chuyển biến tích cực về giá trị sản phẩm, quy mô,chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, hệ thống nhậndiện thương hiệu, đã công nhận mới 26 sản phẩm, nâng tổng số sản phẩm đượcchứng nhận OCOP lên 110 sản phẩm.

Khu vực công nghiệp - xây dựng: Sản xuất công nghiệp cơ bản ổn định,

tiếp tục phục hồi, tăng trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 ước tăng7,68% so với cùng kỳ Sản lượng 9/13 sản phẩm công nghiệp chủ yếu hoànthành và vượt chỉ tiêu kế hoạch Công tác thẩm định, thành lập các cụm côngnghiệp đạt hiệu quả cao, đến nay đã có 06 cụm công nghiệp được thành lập,quyết định chủ trương đầu tư, lựa chọn được nhà đầu tư, đủ điều kiện triển khaiđầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; đang thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trươngđầu tư cụm công nghiệp Na Dương 1, Na Dương 3; hoàn thiện hồ sơ thành lậpcụm công nghiệp Minh Sơn, cụm công nghiệp phía Đông Nam thị trấn ĐồngMỏ Hoàn thành, đưa vào vận hành dự án thủy điện Bản Lải, thủy điện BảnNhùng; tiếp tục hướng dẫn nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu các dự án điện giótrên địa bàn tỉnh

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 đãcó sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng trong phát triển kinhtế của tỉnh Lạng Sơn trong năm 2023 Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịchđược đẩy mạnh; các chương trình, hoạt động du lịch, lễ hội đã được triển khaitrở lại sau thời gian dài hạn chế, tạm hoãn để thực hiện các biện pháp phòng,chống dịch Covid-19, thu hút số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài tỉnh,doanh thu tăng cao so với cùng kỳ Dự ước Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanhthu tiêu dùng cả năm 2023 ước đạt 35.129 tỷ đồng, tăng 26,96% so với cùng kỳ

Quy mô GRDP theo giá hiện hành ước tính đạt 48.239 tỷ đồng Cơ cấukinh tế chuyển dịch đúng định hướng: nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm24,74%, công nghiệp - xây dựng 23,58%, dịch vụ 47,44%, thuế sản phẩm trừ trợcấp sản phẩm 4,24% GRDP bình quân đầu người ước đạt 59,75 triệu đồng,tương đương 2.542 USD

Dự ước tổng chi ngân sách địa phương là 15.736 tỷ đồng, tăng 9,1% sovới cùng kỳ, trong đó: Chi cân đối ngân sách địa phương là 10.738, 7 tỷ đồng,

Trang 21

tăng 17,2% so cùng kỳ; Chi các chương trình mục tiêu và một số nhiệm vụ khác2.576,4 tỷ đồng tăng 41,1% so với cùng kỳ.

Dân cư

Dân số 781.655 người (điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019); có 7dân tộc chính, trong đó dân tộc Nùng 42,97%, Tày 35,92%, Kinh 16,5%, còn lạilà các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông, khác: 4,61% Dân số sống ở đô thị20,40%; dân số sống ở nông thôn 79,60%

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau với14.663 tín đồ, nhiều nhất là đạo Tin Lành đạt 9.226 người, tiếp theo là Cônggiáo có 4.960 người, Phật giáo có 460 người Còn lại các tôn giáo khác nhưMinh Lý đạo có sáu người, Hồi giáo có năm người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội ViệtNam có ba người, Phật giáo Hòa Hảo có hai người và 1 người theo đạo Cao Đài

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãido có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khínhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi

I.1 Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện trên thế giới

Lượng chất thải rắn toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng, từ hơn 3,5 triệutấn mỗi ngày trong năm 2010, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 triệu tấn mỗi ngàyvào năm 2025 Chất thải từ các thành phố đã đủ để lấp đầy một dòng xe chởhàng dài 5.000 cây số mỗi ngày Do đó, việc xử lý chất thải trở thành vấn đề cấpbách cần giải quyết Khi việc chôn lấp chất thải trở nên lạc hậu và kém hiệu hiệuquả, nhiều phương pháp xử lý mới đã được phát triển như đốt, chế biếncompost Nhiều quốc gia thậm chí còn tận dụng chất thải để trở thành nguồnnguyên liệu cho sản xuất điện và gặt hái được nhiều thành công, điển hình làmột số nước Châu Âu, Nhật và Trung Quốc

Ở Châu Âu: sau khi lệnh cấm chôn lấp chất thải không qua xử lý đượcban hành, nhiều lò đốt chất thải đã được xây dựng để xử lý chất thải rắn (CTR)

Trang 22

Gần đây, một số thành phố đã bắt đầu xây dựng và đưa nhiều lò đốt CTR phátđiện đi vào hoạt động Tại châu Âu, điện tạo ra từ chất thải được coi là từ mộtnguồn năng lượng tái tạo (Renewable Energy Resorce - RES) và nếu cơ sở đốtchất thải phát điện do tư nhân điều hành thì sẽ được hưởng một số khoản ưu đãithuế.

Điển hình của việc áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện là ThụyĐiển: trong số chất thải cần xử lý, lượng chất thải cần phải chôn lấp chỉ chiếmkhoảng 1%, lượng chất thải được tái chế chiếm 47% và lượng chất thải được đốtđể sản xuất nhiệt và điện chiếm 52% Thụy Điển đã thiết lập mạng lưới đốt chấtthải để thu lại nguồn điện, hoà vào mạng điện Quốc gia và 50% lượng điện năngtiêu thụ trong nước là từ năng lượng tái tạo

Để đáp ứng “nhu cầu về chất thải” rất lớn này, người dân Thuỵ Điển đãvà đang thực hiện theo một quy trình phân loại chất thải rất khoa học, kể từnhững năm 1970 Tuy nhiên lượng chất thải trong nước vẫn không đủ, ThuỵĐiển còn phải nhập khẩu chất thải từ các nước khác Đây là một chính sáchthông minh, Thuỵ Điển không những tận dụng rất tốt “tài nguyên chất thải”, màcòn được các nước lân cận trả tiền để “sử dụng” chất thải hộ

Ở Nhật Bản: So với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là Quốc giađi đầu về tái chế chất thải Nhưng họ là Quốc gia đi đầu trong việc phân loạichất thải và xử lý chất thải hiệu quả, trong đó phải kể đến việc đốt chất thải mộtcách triệt để bằng công nghệ CFB (Circulating fluidized bed - Công nghệ đốthóa lỏng tầng sôi)

Công nghệ CFB xử lý chất thải bằng cách vùi chất thải vào một lớp cát,sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóachất khác để tiêu hủy chất thải Chất thải bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục,và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu khó tiêu hủy.Không chỉ vậy, công nghệ này cũng giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảmđi rất nhiều, cùng giá thành rẻ hơn những loại hình khác Lượng nhiệt năng saukhi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện (1)

Trang 23

Ở Trung Quốc: Đốt chất thải phát điện trở thành xu thế mới tại TrungQuốc Do nền kinh tế phát triển nhanh chóng và tốc độ đô thị hóa cao, mỗi nămTrung Quốc thải ra 250 triệu tấn chất thải Chất thải sinh hoạt một mặt đang tạoáp lực rất lớn đối với môi trường và sự phát triển của đô thị, mặt khác lại lànguồn tài nguyên đem lại lợi ích kinh tế to lớn Việc khai thác chất thải cũng trởthành bộ phận cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp bảo vệ môi trườngtại quốc gia này.

Công tác xử lý đốt chất thải đô thị của Trung Quốc phát triển khá nhanh,khả năng xử lý đốt chất thải của năm 2011 tăng gấp 33 lần so với năm 2000, đạt940 tấn/ngày Đến cuối năm 2012, có 142 nhà máy đốt chất thải sinh hoạt phátđiện đã được xây dựng và đưa vào vận hành hoạt động, tổng quy mô xử lý là124 nghìn tấn, tổng công suất lắp đặt khoảng 2.600 MW Phát điện nhờ chất thảitại Trung Quốc có bước khởi đầu khá muộn Nhà máy phát điện nhờ chất thảiđầu tiên được đưa vào vận hành năm 1987, thiết bị kỹ thuật chủ yếu đều nhập từnước ngoài

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng từ thiết bị lò đốt nhập khẩu đến lò chếtạo trong nước rồi đến lò hơi tầng sôi tuần hoàn đã khiến cho ngành công nghiệpphát điện nhờ chất thải tại Trung Quốc đi từ không đến có, đồng thời đạt đượcsự phát triển nhanh chóng Hiện tại, số lượng hệ thống đốt chất thải mới xây tạiTrung Quốc đã chiếm hơn một nửa của thế giới Hiện nay, khả năng đốt chấtthải phát điện trên toàn Trung Quốc có thể đạt trên 310 nghìn tấn/ngày (2)

I.2 Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện ở Việt Nam

Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễnra mạnh mẽ, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đang gia tăng cả về khối lượng vàchủng loại Cả nước phát sinh trung bình 64.658 tấn CTRSH, trong đó khu vựcđô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45% Tỷ lệ thu gom và xử lýCTRSH tại khu vực đô thị trung bình đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%,trong số chất thải rắn thu gom được, khoảng 71% (tương đương 35.000

Trang 24

tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bã thải từ cáccơ sở chế biến compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt); 16% (tương đương7.900 tấn/ngày) được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% (tươngđương 6.400 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp đốt.

Để xử lý lượng chất thải rắn này, hiện trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lýCTRSH, gồm 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãichôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh Một số cơ sở ápdụng phương pháp đốt CTRSH kết hợp nhiều phương pháp xử lý, trong đó phảikể đến phương pháp đốt thu hồi năng lượng phát điện

Quy trình công nghệ đốt chất thải phát điện như sau: lò đốt được trang bịhệ thống trao đổi nhiệt và nồi hơi để thu hồi nhiệt năng từ việc đốt CTRSH Hơinước sinh ra được sử dụng để chạy tua-bin phát điện Về cơ bản có thể coi nhàmáy đốt CTRSH phát điện là một nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu làCTRSH Hiện nay, nhiều nhà máy, tổ chức tại Việt Nam đã lựa chọn nghiên cứuáp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện trong xử lý CTRSH Điển hình cóKhu xử lý CTR ấp Trường Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai của Cần Thơ,Nhà máy phân loại xử lý CTRSH, sản xuất điện và phân bón khoáng hữu cơ xãLý Trạch, huyện Bố Trạch của Quảng Bình, Khu liên hợp xử lý chất thải NamSơn, Sóc Sơn, Hà Nội (nhà máy NEDO) với công suất xử lý 75 tấn/ngày chấtthải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng phát điện với công suất 1.930kW Nhiều địa phương khác đang trong quá trình nghiên cứu để đầu tư như HàNội với 2 dự án lớn gồm: Nhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 4.000tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, vận hành trong năm 2021; vàNhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 1.500 tấn/ngày tại Khu xử lý chấtthải rắn Xuân Sơn, dự kiến vận hành từ tháng 4/2023; Thành phố Hồ Chí Minhvới dự án Nhà máy đốt chất thải phát điện Tâm Sinh Nghĩa tại Khu xử lý chấtthải Tây Bắc xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, có công suất xử lý đốt chất thải phátđiện 2.000 tấn/ngày đêm; Đồng Nai với dự án Điện chất thải Vĩnh Tân có côngsuất xử lý 600 tấn chất thải/ngày, công suất phát điện 30MW

Trang 25

II QUY MÔ CỦA DỰ ÁNII.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

Trang 26

II.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)

Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022, Thông tưsố 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tưxây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

Trang 27

III ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNGIII.1 Địa điểm xây dựng

Dự án“Khu liên hợp xử lý, tái chế chất thải sinh hoạt và công nghiệp”

được thực hiệntại, tỉnh Lạng Sơn

III.2 Hình thức đầu tư

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới

IV NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU

VÀO

IV.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địaphương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện làtương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sửdụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi choquá trình thực hiện

Trang 28

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNGCÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

NGHỆI PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ

II.1 Phân loại chất thải

II.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt

Là những loại rác thải được thải ra môi trường trong quá trình sinh hoạt củacon người Thành phần chính của loại chất thải này gồm chất hữu cơ và vô cơ.Các chất thải này gồm loại nguy hại và không nguy hại, cụ thể:

Chất thải hộ gia đình là chất thải từ thực phẩm chứa các chất hữu cơ dễphân hủy và các loại rác thải không bị phân hủy nhưng có thể gây ra bụi như cácphần còn lại của quá trình cháy (tro than, tro xỉ …)

Chất thải từ dịch vụ, những cơ sở công cộng là các loại rác thải rắn nguyhại khác không bị hoặc ít bị phân hủy thối rữa như đồ nhựa, kim loại, gốm sứ,chai lọ thủy tinh, đất, sỏi,… được thu gom từ công viên, bãi tắm, sân chơi,trường học, công sở hoặc đường phố

II.1.2 Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp là toàn bộ những chất thải được thải ra dưới dạngphế liệu phế phẩm từ ngành sản xuất công nghiệp, từ hoạt động sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ Hiện nay, loại chất thải này có thể chia thành 2 loại như sau:

Danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường: Không nguy hại hoặc ítnguy hại, thế nhưng cần được dọn dẹp, xử lý và tái chế cẩn thận Ví dụ sắt thép,kim loại bị gỉ hoặc không dùng nữa

Các ngành công nghiệp chính sẽ tạo ra chất thải rắn thông thường bao gồm:Ngành công nghiệp cơ bản

Ngành công nghiệp khai khoáng.Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Trang 29

Chất thải thông thường không có hoặc có chứa rất ít các chất/ hợp chất cókhả năng gây hại đến con người và môi trường tự nhiên.

Danh mục chất thải rắn công nghiệp nguy hại: Gồm những chất thải độchại, gây ngộ độc, cháy nổ, ăn mòn, tác động xấu đến sức khỏe nhân loại, cơ sởvật chất, môi trường sống

II.1.1 Rác thải y tế

Rác thải y tế là bất kỳ sản phẩm phụ của hoạt động chăm sóc sức khỏe.Chúng bao gồm phẫu thuật, nhà cung cấp dịch vụ nha sỹ, phòng thí nghiệm vàbệnh viện Những chất thải này gồm các vật chất có thể tiếp xúc với cơ thể trongquá trình nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị và sử dụng thuốc

Có nhiều loại rác thải y tế Chúng được phân loại tùy thuộc vào vật liệu vàphương pháp xử lý Nói chung, có 4 loại rác thải y tế lớn: Chất thải thôngthường, chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại và chất thải phóng xạ

Rác thải y tế thông thường

Bao gồm các vật sắc nhọn, và chúng là những vật như lưỡi dao, dao cạorâu, kim tiêm tùy thuộc vào cách chúng được sử dụng Nếu sử dụng vào mụcđích khác nhau cũng sẽ được phân loại khác nhau Đôi khi các vật dụng nàycũng nằm trong nhóm chất thải lây nhiễm

Trang 30

Rác thải y tế lây nhiễm

Bao gồm các bộ phận cơ thể người, dịch cơ thể và các mô, dịch cấy và gạc.Đôi khi những vật liệu này được gọi là chất thải giải phẫu hoặc chất thải nguyhại sinh học

Một số thuốc được phân loại là chất thải dược phẩm nguy hại Ví dụ nhưthuốc và vắc xin đã hết hạn

Điều quan trọng là phải hiểu các loại rác thải y tế khác nhau để có thể phânloại chúng phù hợp Nhằm bảo vệ mọi người và xử lý an toàn

Các chất thải khác nhau đòi hởi những cách xử lý phù hợp Để bất kỳ vậtliệu lây nhiễm nào đều ở đúng nơi quy định, không lây lan cho cộng đồng

Một số rác thải y tế được xử lý tại bãi chôn lấp Tuy nhiên, một số yêu cầuxử lý chuyên biệt, như lò đốt Việc tiêu hủy đảm bảo tất cả các dấu vết củ nhiễmtrùng hoặc mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn

Rác thải y tế nguy hại

Là chất thải dưới dạng hóa chất Bao gồm các dạng chất thải nguy hiểmđược tạo ra từ dung môi và thuốc thử của phòng thí nghiệm Như chất khửtrùng, chất tẩy rửa và kim loại y tế

Những chất thải như bã thuốc có thành phần đột biến gen, quái thai và gâyung thư Những chất này được đánh giá là rất nguy hại tới tế bào trong cơ thể.Ngoài ra, chúng có các yếu tố đã bị ô nhiễm bởi cùng 1 loại thuốc

+ Ngân hàng máu và trung tâm truyền máu.+ Nhà dưỡng lão và cơ sở chăm sóc người già

Trang 31

+ Cơ sở nghiên cứu và kiểm tra vật nuôi trang trại.

II.2 Thành phần rác thải sinh hoạt

Các nguồn phát sinh CTRSH bao gồm:

- Hộ gia đình.- Khu thương mại, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…).- Công sở (cơ quan, trường học, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện…).- Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, bến xe, sân bay, công viên, khu vui chơigiải trí, đường phố…)

- Dịch vụ vệ sinh (quét đường, cắt tỉa cây xanh…).- Các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất

Thành phần

Thành phần CTRSH khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, điều kiệnkinh tế và nhiều yếu tố khác

Bảng 2.1 Các loại chất thải rắn đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt

CTRSH của Việt Nam có đặc trưng là độ ẩm cao (dao động trong khoảng65 - 95%), độ tro khoảng 25 - 30% (khối lượng khô), tổng hàm lượng chất rắnbay hơi (TVS - Total Volatile Solid) dao động trong khoảng 70 - 75% (khối

Trang 32

lượng ướt) Thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩmthải) trong CTRSH của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn các thành phần khác vàthành phần này đang thay đổi theo chiều hướng giảm dần Từ năm 1995, thànhphần chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ rất cao (80 - 96%) nhưng đến năm 2017thành phần này giảm xuống còn khoảng 50 - 70%; điều này thể hiện sự thay đổilối sống của cư dân đô thị là nhanh và tiện lợi (Nguyễn Trung Việt, 2012;CENTEMA, 2017).

Thành phần giấy và kim loại trong CTRSH thay đổi tùy thuộc vào nguồnphát sinh và có xu hướng tăng dần Nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chếnhư vải, da, cao su có tỉ lệ thấp, tuy nhiên các thành phần này đang có chiềuhướng tăng qua các năm Ngoài ra sự gia tăng chất thải nhựa trong thành phầnCTRSH là một trong những vấn nạn đối với xử lý CTRSH của Việt Nam

Bảng 2.2 Khối lượng phát sinh, chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình

quân trên đầu người của các địa phương (2010 - 2019)

(Nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Trang 33

Bảng 2.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình tại một số địa

phương tại Việt Nam

(Đơn vị: % trọng lượng ướt)

(Nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Trang 34

Bảng 2.4: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Việt Nam

(Nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Bảng 2.5 Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị và nông thôn

(theo vùng, 2019)

Trang 35

II.2 Áp dụng công nghệ đốt rác phát điện

II.2.1 Đánh giá sự phù hợp giữa công suất đốt thiết kế và công suất đốt thựctế

Công suất đốt thiết kế từ 50 tấn/24h đến 300 tấn/24h phù hợp với thịtrường Việt Nam, nhất là các huyện trung du, miền núi, dân cư thưa, lượng rácít Nếu có vận chuyển về nhà máy tập chung là sẽ rất tốn kém Ngoài sự tốn kémnó còn nguồn gốc lây lan dịch bệnh giữa huyện nọ sang huyện kia

Trang 36

II.2.2 Đánh giá về cấu trúc lò đốt.

Buồng đốt không có góc chết

Hầu hết các lò đốt trên thị trường hiện nay là lò có dạng nhiều góc vuông.Nên có rất nhiều góc chết, nhiều vùng lửa không đến được, nhiều lò có sảnphẩm sau đốt tỷ lệ còn lại rất cao Tất cả các tro xỉ chưa cháy hết sẽ là tác nhângây ô nhiễm nước và đất và gây ra một số bệnh cho con người Khi vận hành thìthời gian đạt tới nhiệt độ cao là rất lâu đồng nghĩa với tốn kém cho nhà đầu tư

Chính vì vậy chúng tôi đã áp dụng công nghệ lò đốt không có góc chết,lửa được bao trùm toàn lòng lò và cháy được tất cả các loại rác.Thỏa mãn đượcnhiệt độ cao theo quy chuẩn QCNV 61-MT:2016/BTNMT

Thay vì lò đốt có buồng đốt sơ cấp và thứ cấp thì lò đốt không góc chếtchỉ có một buồng đốt duy nhất, lò đốt có dạng hình trụ đứng, đỉnh lò có phễuchóp nón thu nhiệt, ống thu nhiệt nằm trên cân tâm của chóp nón Lò có ba tầngghi và bốn mặt cháy:

- Tầng 1: Ghi chuyển động có dạng hình nón quay đều trong lòng lò, bộphận này giúp rác khô được trải đều khắp lòng lò Riêng tầng ghi này lửa cháycả hai mặt ghi Chính tại tầng này cũng là vách ngăn tạo ra buồng đốt có haivùng cháy cơ cấp và vùng cháy thứ cấp Thông nối giữa hai tầng là cửa ở đỉnhchóp nón

Trang 37

- Tầng 2; Rác từ tầng một cháy không hết rơi xuống tầng hai tiếp tục đượcđốt cháy trên mặt ghi tĩnh.

-Tầng 3; Lượng rác chưa cháy hết từ các tầng xuống đến đây tiếp tụcđược đốt cháy tại tầng ghi ở gần đáy lò Giai đoạn này là giai đoạn cháy ủ, xỉ chỉcòn là các chất vô cơ không cháy được, còn các chất hữu cơ bị cháy triệt để

Việc chia rác cháy thành các tầng khiến rác được trải đều có sự thoáng vàhấp thụ được nhiều ô xy hơn tạo ra sự cháy tốt hơn đốt hết một cách triệt để hơn

Trên đỉnh lò đốt cho thêm một nồi hơi, nồi hơi này vừa để lấy áp xuất hơinước ra dùng cho chạy động cơ hơi nước để phát điện phát điện, vừa để giảmnhiệt của lò xuống để bảo toàn vật liệu trong lò đốt được bền hơn

Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của được thiết kế một cách com lêvà đồng bộ luôn được đốt rác khô chính vì vậy nó cũng giảm lượng khói đi rấtnhiều và cũng cháy được triệt để hơn

Lò được khởi động bằng củi trong vòng thời gian từ 1->1,5 giờ tùy thuộcvào công suất dây chuyền Thời gian khởi động lò ngắn hơn so với một số loạilò khác đang hoạt động trên thị trường từ 5-50 lần khi có cùng công xuất, nhiệtcao tốn ít củi công suất lớn.Từ khi lò bắt đầu châm lửa, bộ phận hòa khí cũngđồng thời hoạt động, xử lý khí thải phát sinh trong quá trình đốt

Lò đốt chỉ cần có một buồng đốt duy nhất không cần phải qua sơ cấp vàthứ cấp

- Xỉ hỗn hợp của lò đốt được đưa qua máy sàng phân loại.- Sắt được tách qua lo từ

- Các loại như: gạch, ngói, thủy tinh, bê tông không cháy được đem đinghiền làm nguyên liệu để sản xuất gạch không nung hoặc làm vật liệu san lấp

Với dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt này, rác thải các loạiđược cháy triệt để, sản phẩm sau đốt không còn là tác nhân gây bệnh thứ cấp vềsau

Lò đốt không góc chết không bao giờ bị đóng cứng ở đáy lò khi đốt rác cótỷ lệ nilon cao như rác thải công nghiệp

II.2.3 Đánh giá về hệ thống xử lý khí thải:

Hệ thống xử lý khí thải thực hiện các chức năng sau: Giảm thật nhanhnhiệt độ của khí thải từ trên > 12000C xuống 2000C để tránh sự tái sinh của

Trang 38

dioxin và furan; Tại lồng sấy, rác được làm khô bởi nhiệt lượng được dẫn từ ốngnhiệt của lò đốt đưa sang Rác được đưa vào lồng sấy khi còn rất ướt.

Dưới sức nóng do nhiệt từ lò đốt đưa sang và dòng đối lưu cộng với quạthút trên tháp hòa khí tạo ra, lúc này rác ướt được hấp thụ toàn bộ nhiệt độ của lòđốt làm rác bốc hơi cưỡng bức Phần này chính là phần làm nhiệt của cuối ốngdẫn nhiệt của lò đốt , từ nhiệt độ trên 1200𝑜C tụt đột ngột xuống dưới 200𝑜C.Phần này cũng là phần làm mất đi tính chất của Đioxin và Furand do các tạpchất của rác cùng với nhiệt của lò đốt gây ra Tác nhân gây ung thư và các bệnhhô hấp do xử lý rác thải gây ra đã được dập tắt ngay taị đây Tất cả các côngnghệ xử lý rác khác nhập ngoại cũng như trong nước đang và đã rất khó thậmchí còn không làm được thì ở đây với công nghệ xử lý rác thải của chúng tôi đãlàm được một cánh đơn giản và mất triệt để chất Đioxin và furand Kèm theochuyển động của lồng sấy lúc này rác được sấy cho đến khi thoát hết hơi nước.Rác trong lồng luân chuyển ra khỏi lồng và luôn trong tình trạng tơi sốp và khô,thuận lợi cho công đoạn đốt rác.lọc bụi, hấp thụ các khí có tính axit bằng dungdịch sữa vôi; tích nước bằng xyclon trước khi sang tháp hấp phụ bằng than hoạttính Vì lò có công suất nhỏ, chúng tôi đã thực hiện kết hợp các chức năng nàychỉ trong 3 thiết bị: Thiết bị đa chức năng (giảm nhiệt + lọc khí + hấp thụ khíđộc) - xyclon tách nước và tách bụi - tháp hấp thụ bằng than hoạt tính

Hệ thống xử lý khí vận hành với áp suất âm của lò bằng sức hút của quạtli tâm và dòng đối lưu

Ống khói cao 20m; điểm lấy mẫu khí thải đáp ứng đúng QCNV MT:2016/BTNMT

61-II.3 Thuyết minh công nghệ đốt

II.3.1 Những tính năng mới của công nghệ

1/ Không gây ô nhiễm môi trường.2/ Không cần bãi chứa rác trước khi đưa vào xử lý 3/ Không phải phân biệt loại rác.(Trừ rác thải xây dựng, gạch, vữa, bêtông)

4/ Không tốn nhiên liệu để đốt rác 5/ Không phụ thuộc thời tiết nắng hoặc mưa 6/ Không còn tác nhân gây bệnh ung thư 7/ Không có bụi của tro khi nhà máy hoạt động

Trang 39

8/ Không phải phân loại trước khi đưa vào dây chuyền mà phân loại saukhi rác đã được sấy khô nên sẽ đảm bảo được sức khỏe cho công nhân khi phânloại rác.Và rác lúc này không còn mầm mống của bệnh tật

9/ Diện tích nhà xưởng nhỏ.(Phù hợp với tình hình diện tích đất đangngày càng rất khan hiếm)

10/ Dùng nhiệt của rác vào trước sấy rác vào sau (dùng rác sấy rác) 11/ Rác được đốt trên nhiều mặt ghi

12/ Lò đốt không có góc chết (Lửa được bao chùm tất cả lòng lò) 13/ Lò có ghi chuyển động

14/ tỷ lệ sản phẩm cuối tro sau đốt chỉ còn dưới 3% (100m3 còn sau đốtdưới 3m3)

15/ Xử lý triệt để không để lại gây ô nhiễm thứ cấp về sau do tro của rácsinh ra (Không ô nhiễm đất và tầng nước ngầm do tro của rác gây ra)

16/ Công suất có thể Điều chỉnh theo khối lượng thực tế rác của từng địaphương

17/ Tạo ra năng lượng điện trong quá trình đốt rác

II.3.2 Quy trình công nghệ đốt chất thải rắn sinh hơi và phát điện

Sơ đồ quy trình công nghệ đốt chất thải rắn sinh hơi và phát điện

Tiếp nhận rác và Phần bóc bao

Sơ đồ khu tiếp nhận rác

Rác được xe môi trường chở về qua trạm cân rồi đổ thẳng vào hệ thốngbóc bao Tất cả rác không phải phân loại được chạy qua hệ thống tự động hóa.Không dùng thủ công

Máy bóc bao

Trang 40

Máy bóc bao bóc phá tất cả các bao, bì, túi dựng đầy rác do người dânchứa từ các gia đình.

Khi rác đã được tách rời khỏi các bao, túi, được băng chuyền đưa tới máynghiền

Máy nghiền rác

Khi rác không còn trong các bịch, túi được đưa tới máy nghiền, rác đượcnghiền ra có kích thước tương đối đồng đều để khi sấy nhanh khô hơn Với côngnghệ không cần bãi chứa nên thiết bị nghiền có thiết kế lớn hơn công suất củadây chuyền nhằm luôn có rác nghiền dư để phòng khi sự cố máy nghiền thì vẫncòn rác nghiền sẵn, để hệ thống dây chuyền không bị dán đoạn Cũng nhằm đểthợ cơ khí có đủ thời gian để sử lý sự cố

Khi xe rác về dây chuyền nghiền luôn, sau khi nghiền sẽ chứa tại ca bin.Mục đích đưa máy nghiền ra xa mà đưa ca bin chứa vào gần lò đốt và nồihơi nhằm tránh rủi ro khi nghiền phải vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh Đểan toàn cho nồi hơi và lò đốt

Ngày đăng: 11/09/2024, 14:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w