Biện Pháp Thi Công Ô Chôn Lấp - Giai Đoạn 1 Xây Dựng Khu Chôn Lấp Chất Thải Rắn Bao Gồm Đường Vào Và Trạm Đốt Chất Thải Bệnh Viện. Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Rắn Gia Minh.pdf

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Biện Pháp Thi Công Ô Chôn Lấp - Giai Đoạn 1 Xây Dựng Khu Chôn Lấp Chất Thải Rắn Bao Gồm Đường Vào Và Trạm Đốt Chất Thải Bệnh Viện. Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Rắn Gia Minh.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Liên danh Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng – CTCPvà Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Úc

BIỆN PHÁP THI CÔNGÔ CHÔN LẤP - GIAI ĐOẠN 1

PHẦN 1

Gói thầu C: Xây dựng khu chôn lấp chất thải rắn bao gồm đường vào và Trạm đốt chất thải bệnh viện.

Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn Gia Minh

( Thuộc Dự án Thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng, giai đoạn I)

Chủ đầu tư: Ban quản lý Dự án Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường Hải Phòng Tư vấn giám sát: Liên danh Công ty TNHH Yachiyo Engineering và Công ty TNHH Nippon Koei

Nhà thầu: Liên danh Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng – CTCP và Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Úc

Trang 2

Hải Phòng, ngày 18 tháng 10 năm 2015

Số hiệu chỉnh của biện pháp thi công

Bảng phụ lục

I.Trình tự thi công ô chôn lấp 4

II Trình tự thi công chi tiết ô chôn lấp 4

1.Thi công đường công vụ phục vụ thi công 4

2.Thi công đắp đất đê bao 4

3.Dọn dẹp mặt bằng, đào bóc đất hữu cơ 5

3.1.Dọn dẹp mặt bằng 5

3.2.Đào bóc đất hữu cơ 5

4.Thi công bơm cát san nền 6

5.Thi công cừ Larsen 7

6.Thi công rọ đá 9

7.Thi công bơm cát thoát nước 9

8.Cắm bấc thấm 10

9.Thi công hệ thống thoát nước khi gia tải 13

10.Thi công đường vận hành 14

11.Thi công đắp gia tải 14

11.1 Biện pháp gia tải bằng cát 14

Rev.NgàyMô tả

0 15/10/2015 Phần 1- Biện pháp thi công ô chôn lấp – Giai đoạn 11 18/10/2015 Phần 1- Biện pháp thi công ô chôn lấp – Giai đoạn 1

Trang 3

11.2 Biện pháp gia tải bằng đất 14

12 Biện pháp quan trắc lún 15

Trang 4

I.Trình tự thi công ô chôn lấp.

Trình tự thi công Ô chôn lấp:

1 Thi công đường công vụ phục vụ thi công.2 Thi công đắp đất đê bao.

3 Dọn dẹp mặt bằng, đào bóc đất hữu cơ.4 Thi công bơm cát san nền.

5 Thi công cừ Larsen.6 Thi công rọ đá

7 Thi công bơm cát thoát nước.8 Cắm bấc thấm.

9 Thi công hệ thống thoát nước gia tải.10 Thi công đường vận hành11 Thi công đắp gia tải.12 Quan trắc lún.

Biện pháp thi công chi tiết Nhà thầu sẽ diễn giải theo từng công việc, kết hợp vớibản vẽ biện pháp thi công để làm rõ phương thức triển khai công việc.

II.Trình tự thi công chi tiết ô chôn lấp.1.Thi công đường công vụ phục vụ thi công.

Để tiếp cận xuống khu chôn lấp để thi công, nhà thầu tiến hành thi công đườngcông vụ để phục vụ cho các công tác thi công ô chôn lấp.

Trang 5

Dùng máy xúc đào bóc đất hữu cơ phạm vi thi công đường công vụ, ô tô vậnchuyển đất kết hợp với máy xúc san ủi đất đắp sau đó lu lèn chặt Hướng thicông đường công vụ thi công lấn dần từ đường đê xuống khu chôn lấp.Đường công vụ sẽ được bóc bỏ trước khi thi công cắm bấc thấm.

Vị trí, kích thước và cao độ đường công vụ nhà thầu thể hiện chi tiết trong bảnvẽ biện pháp thi công.

2.Thi công đắp đất đê bao.

Đê bao đất sét K=0,90 được đắp phía trong tường cừ Larsen tới cao độ đỉnh EL+2.00 để giữ ổn định cho tường cừ.

Phía ngoài tường cừ giáp với sông được kè rọ đá hộc D=150-200mm, kích thướcrọ W1000xH500xL2000mm.

Trình tự thi công đê bao như sau:- Định vị tim và phạm vi thi công đê bao.- Vét đất hữu cơ chiều dày tối thiểu 30cm.

- Đắp đất đê bao, chiều dày mỗi lớp đắp tối đa 30cm - Lu lèn đạt độ chặt tối thiểu 90%.

3.Dọn dẹp mặt bằng, đào bóc đất hữu cơ.3.2.Dọn dẹp mặt bằng

Sau khi nhận bàn giao mặt bằng từ Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ bắt tay vào việc khảosát lại toàn bộ mặt bằng hiện trạng, xác định cao độ tự nhiên, phạm vi cây, cỏ,rác, và cao độ mặt nước sau đó tiến hành làm sạch mặt bằng thi công Cây cối, cỏvà rác thải trên bề mặt thi công sẽ được làm sạch và thu gom thành đống, vậnchuyển ra khỏi phạm vi thi công

Nhân công dùng máy cắt và dìu chặt cây và dùng liềm cắt cỏ toàn bộ phạm vi thicông.

Sau khi thi công xong nhà thầu tiến hành bơm tiêu thoát nước toàn bộ bề mặtphạm vi thi công Nhà thầu dùng máy xúc đắp đê quai quanh phạm vi thi công đểngăn nước ngoài sông vào, sau đó tiến hành dùng bơm bơm thoát nước trong khuvực thi công ra ngoài sông Tại vị trí bãi cao nhà thầu sẽ khai rãnh để nước dồnxuống các đầm trũng để bơm thoát ra sông.

Rác trong phạm vi thi công nhà thầu sẽ mời tư vấn giám sát và ban quản lý đođạc và xác nhận khối lượng rác Sau đó nhà thầu tiến hành gom rác và đắp đất sétphủ, chiều dày lớp sét phủ là 50cm Phạm vi tập kết rác nhà thầu thể hiện trongbản vẽ.

Sau khi thi công hoàn thiện xong ô 4.1 và 4.5 nhà thầu tiến hành vận chuyển toànbộ rác và đất phủ về ô 4.1, 4.5 chôn lấp và xử lý.

Trang 6

3.3.Đào bóc đất hữu cơ

Để đảm bảo độ ổn định của nền đất thi công, việc tiếp theo phải làm là đào bóclớp đất hữu cơ trên bề mặt Đối với địa chất của dự án, lớp đất hữu cơ có chiềudày trung bình khoảng 30cm.

Đào bóc đất hữu cơ bằng máy xúc, để đào bóc hữu cơ nhà thầu dùng biện phápchia thành từng luống thi công rộng 30m, đất hữu cơ đào bỏ sẽ được tập kết đắpthành bờ có chiều rộng 7m hai bên luống thi công Sau khi thi công san lấp cácluống đã đào bóc đất hữu cơ, ô tô có thể di chuyển trên lớp cát san lấp được thìtiến hành đào bỏ các bờ đất để vận chuyển đất ra bãi tập kết và 1 phần sẽ dùng đểlàm đất mầu trồng cây xanh.

Trong quá trình thi công sẽ kết hợp đào rãnh 2 bên luống đào dọc về hố thu đểthoát nước trong quá trình thi công san lấp Trong quá trình bóc đất hữu cơ nhàthầu sẽ kết hợp đắp bờ quây và đào rãnh dọc về hố thu nước để thoát nước trongquá trình bơm cát san lấp Cứ khoảng 50m dài rãnh tiến hành đào 1 hố thu đểlắng lại cát, trong quá trình bơm nước ra sông sẽ đảm bảo không làm ảnh hưởngđến môi trường nước.

Tại các luống chia có vị trí ao sâu, quá trình bóc đất hữu cơ nhà thầu sẽ tập kếtthành từng đống, sau khi san lấp sẽ tiến hành xúc vận chuyển đến bãi tập kết.Sau khi đào bóc lớp đất hữu cơ xong, Nhà thầu sẽ mời Tư vấn giám sát và Chủđầu tư nghiệm thu công việc, được chấp thuận sẽ thi công công tác tiếp theo.Mặt bằng thi công, hướng thi công phần đào đất hữu cơ nhà thầu thể hiện trênbản vẽ biện pháp thi công.

4.Thi công bơm cát san nền.

Sau khi phần đất hữu cơ dày khoảng 30cm được đào bóc và vận chuyển tới vị trítập kết, Nhà thầu sẽ triển khai bơm cát từ tàu phía ngoài sông Đá Bạc để san nềnkhu vực các ô chôn lấp.

Công suất bơm cát là 150m /h, ống bơm cát đường kính D200mm, được kê trên3những bao tải cát Cát được bơm từ ngoài tàu vào giữa ô và thay đổi vị trí lan dầnsang các vị trí xung quanh

Cát được đắp thành từng lớp có chiều dày 30cm và san gạt lu lèn.

Biện pháp tiêu thoát nước: Nhà thầu sẽ sử dụng máy xúc đào các tuyến rãnh

thoát nước xung quanh khu vực bơm, tập trung nước về các hố thu và bơm khỏimặt bằng thi công.

Cát sau khi đắp được san gạt bằng máy ủi và đầm chặt tới độ chặt K=0.9 Toàn bộ công tác san lấp sẽ được Nhà thầu mời Tư vấn và Chủ đầu tư nghiệmthu : Cao độ san lấp, độ chặt của nền cát san lấp.

Trang 7

Minh họa biện pháp san lấp bằng bơm cát của Nhà thầu thể hiện như sau:

Phương án thi công trên mặt bằng được Nhà thầu thể hiện trong bản vẽ biện phápthi công.

Trong quá trình thi công san nền, cao độ san nền sẽ được khống chế theo lướithiết kế Các lưới khống chế được kiểm soát bằng máy toàn đạc trong quá trìnhthi công, được Nhà thầu cắm mốc bao quanh từng lưới khống chế Cao độ sannền khi thi công trong từng ô lưới sẽ được Nhà thầu kết hợp máy toàn đạc vàmáy thủy bình để đảm bảo đúng với cao độ thiết kế.

Trang 8

5.Thi công cừ Larsen.

Để thi công cọc cừ, Nhà thầu tiến hành thi công đường tiếp cận bãi ra phạm vi thicông cọc cừ và đường tiếp cận dọc theo cọc cừ để máy đóng cọc cừ đứng và thicông Kích thước, vị trí và chiều dài đường tiếp cận thi công cọc cừ nhà thầu thểhiện cụ thể trong bản vẽ biện pháp thi công Sau khi thi công xong cọc cừ, đườngtiếp cận này sẽ được dùng để làm đê bao sau này

Cọc cừ Larsen được đóng bằng búa đóng thủy lực Độ sâu đóng cừ và chiều dàicừ được quy định trong bản vẽ Thiết kế, Nhà thầu sẽ liên tục kiểm tra trong quátrình thi công thực tế.

Công tác định vị tuyến ép cừ được triển khai bằng máy toàn đạc để đảm bảo cừđược đóng đúng tuyến, thẳng hàng và thẳng đứng Đặc biệt quan trọng là 3 cọccừ đầu tiên phải thật chính xác để máy đóng cừ có thể triển khai đóng cừ 1 cáchchính xác nhất.

Nếu phát hiện ra mép trước của thành cọc lệch so với độ thẳng đứng của tườngvượt cọc quá mức dung sai cho phép, Nhà thầu sẽ tiến hành sửa chữa ngay khiđược Kỹ sư tư vấn chấp thuận bằng cách chỉnh lại độ ngay của cọc bị lỗi và đảmbảo cho độ ngay của các cọc kế tiếp nằm trong phạm vi dung sai được quy định Các cọc vát mũi chỉ được sử dụng nếu tất cả các biện pháp khắc phục khác đềukhông hiệu quả Chiều dài vát cho phép đối với bất kỳ cọc vát mũi nào sẽ là 3mmcho mỗi chiều dài 30cm Mỗi lượt cọc sẽ được đóng liên tục từ lúc bắt đầu vàkhông đóng cọc xuống cao độ thấp hơn cao độ của các cọc phía sau đó trongcùng một lượt trừ khi các cọc sau đó không thể được đóng sâu hơn Nếu cọc cừbên cạnh cọc đang đóng có xu hướng xuống thấp hơn cao độ thiết kế thì nó cóthể được hàn vào cọc bên cạnh nó.

Nếu gặp phải lớp đất cứng trong quá trình đóng cọc gây cản trở đến việc đóngcọc đến độ xuyên được chỉ định thì Nhà thầu sẽ phải lập đề xuất biện pháp thicông thay thế và trình Kỹ sư xét duyệt.

Sau khi đóng cừ tới độ sâu theo thiết kế, Nhà thầu sẽ tiến hành cắt đầu cọc cừ.Cao độ cắt đầu cọc cừ là +2.7m (Dung sai cho phép là 10cm cao hơn so với cốtcao độ này) Hàng cọc cừ sau khi cắt phải đảm bảo tính thầm mỹ, vết cắt gọngàng và ngang bằng nhau.

Trong quá trình thi công, Nhà thầu sẽ lập và lưu giữ Nhật ký đóng cọc với cácthông số như sau:

- Số hiệu cọc (Vị trí)- Loại cọc

- Kích thước mặt cắt danh định

Trang 9

- Số liệu và thời gian đóng cọc, đóng cọc lại hoặc khoan- Cao độ mặt đất tại vị trí cọc (bề mặt khởi công)- Cốt hoạt động của máy đóng cọc

- Cao độ mũi cọc- Cao độ thi công đầu cọc- Cao độ cắt cọc

- Tất cả các thông tin liên quan đến việc chậm trễ hoặc gián đoạn khác trongqui trình công việc.

Tất cả các thông tin liên quan đến độ nghiêng thẳng đứng song song hoặc vuônggóc với tường cọc cừ đã đóng cũng sẽ được theo dõi để có biện pháp khắc phục(nếu cần).

Các biện pháp khắc phục trong quá trình thi công cọc cừ nhà thầu thể hiện chitiết trong biện pháp thi công cừ Larsen.

6.Thi công rọ đá.

Trình tự thi công rọ đá:

Bước 1: Tập kết máy móc thiết bị và vật tư về công trường.

- Trước khi thi công Nhà thầu huy động các loại máy móc thiết bị và vật tư về côngtrường Bao gồm:

+ Rọ thép đã được gia công chế tạo sẵn tại xưởng (Số liệu theo bản vẽ thiết kế).+ Đá xếp rọ cứng chắc, đường kính từ 150mm đến 200mm.

+ Máy xúc

Bước 2: Định vị để xác định vị trí đặt rọ đá:

- Sau khi có mặt bằng nhà thầu tiến hành khảo sát đo đạc xác định vị trí đặt rọ đá.- Sử dụng các cọc định vị có sơn màu đỏ trắng để đánh dấu vị trí.

Bước 3: Thi công rọ đá:

- Sau khi xác định vị trí tiến hành đặt rọ thép theo thiết kế, cố định vị trí.- Đổ đá vào rọ thép bằng máy xúc hoặc thủ công

+ Đá đổ được lèn chặt bằng xà beng sao cho độ rỗng giữa các viên đá là nhỏ nhất.+ Đổ lớp đầu tiên phải nhẹ nhàng để không làm hỏng lớp bảo vệ thép đáy rọ.+ Các rọ đá phải được chèn đều và khi hoàn thiện phải có dung trọng tối thiểu là1.400 kg/m 3

Trang 10

+ Sau khi đầy rọ không bị tung mối buộc, không bị phình, giữ được hình dạng vàkích thước ban đầu.

- Đậy nắp buộc rọ: Sau khi đổ đá và đầy rọ tiến hành san phẳng rồi đậy và buộc nắpcần giữ cho nắp rọ không bị căng quá và đậy kín rọ.

7.Thi công bơm cát thoát nước.

Phía trên lớp cát san lấp được bơm từ tàu là lớp cát vàng gia cố nền dày 50 cm, từcao độ EL +1.5 đến EL +2.0.

Để tận dụng hệ thống ống bơm và hệ thống tiêu thoát nước đã có khi bơm cát sanlấp, công tác đắp cát vàng gia cố nền cũng được thực hiện bằng bơm.

Tàu vận chuyển cát tập kết tại bờ sông Đá Bạc, kết nối với hệ thống bơm và tiếnhành bơm cát vào mặt bằng thi công

Tốc độ đắp cát không vượt quá 30cm/2 ngày.

Sau khi dừng bơm cát, Nhà thầu sẽ sử dụng máy ủi, máy san để tạo mặt bằng cholớp cát, tiến hành lu lèn sau đó để đạt độ chặt theo thiết kế.

Công tác san ủi tạo mặt bằng vẫn được kiểm soát qua các lưới khống chế theobản vẽ thiết kế, biện pháp xác định lưới khống chế và kiểm soát cao độ lớp cátđắp cũng tiến hành tương tự như trên.

8.Cắm bấc thấm.

Bấc thấm PVD là vật liệu địa kỹ thuật dùng để thoát nước nhằm gia tăng quátrình cố kết của nền móng Bấc thấm có cấu tạo hai lớp: lớp áo lọc gọi là lớp vỏlọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt chế tạo từ sợi PP hoặc PET 100%, khôngthêm bất cứ chất kết dính nào và lớp lõi thoát nước đùn từ nhựa PP, có rãnh dẫnnước cả hai phía.

Bấc thấm được kết hợp với phương pháp gia tải để thúc đẩy nhanh quá trình cốkết của nền đất.

Yêu cầu kỹ thuật của bấc thấm sử dụng cho Dự án phải thỏa mãn Tiêu chuẩn ViệtNam 22TCN262-2000 như bảng sau:

Đặc tính của túi lọc và lõi bấc thấmTiêu chuẩn thí nghiệmYêu cầu

Lưu lượng ở áp lực 350kN/m2 ASTM D4716–87 qw ≥ 60.10 m-63/giây

Trang 11

Hệ số thấm của nắp lọc ASTM D4491 ≥ 1.10 m/giây-4Sức kéo tương đương với ít hơn 10% sức

kéo liên tục khi lắp đặt Bấc thấm ASTM 4595 ≥ 1KN/Bấc thấm

Trang 12

Trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, các cuộn bấc thấm phải được xếp cẩnthận, ngay ngắn Kho chứa các cuộn bấc thấm phải khô ráo, sạch sẽ và tránh xacác nguồn dễ cháy Các cuộn bấc vận chuyển tới công trường phải nguyên vẹn,có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc và chất lượng Bấc thấm trước khi thicông phải được lấy mẫu và có sự chấp thuận từ Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư.

Trình tự thi công:

Sơ đồ di chuyển máy cắm bấc thấm như sau:

Thiết bị thi công bấc thấm có các đặc trưng kỹ thuật như sau:

Trang 13

Trục tâm để lắp bấc thấm có tiết diện 60x120mm, dọc trục có vạch chia đến cmđể theo dõi độ sâu cắm bấc và phải có quả dọi để thường xuyên kiểm tra độ thẳngđứng khi cắm bấc thấm vào lòng đất.

Máy phải có lực đủ lớn để cắm bấc đến độ sâu thiết kế.Sơ đồ di chuyển của máy phải đảm bảo nguyên tắc: - Hành trình di chuyển máy là ít nhất.

- Máy không đè lên các đầu bấc thấm đã thi công khi di chuyển

Trước khi tiến hành thi công chính thức, Nhà thầu sẽ tổ chức thi công thí điểmtrên phạm vi đủ để máy di chuyển 2-3 lần khi thực hiện các thao tác ấn bấc thấm(việc đóng bấc thí điểm này có sự chứng kiến của các bên liên quan, đạt yêu cầumới được phép thi công đại trà).

Trình tự thi công đại trà:

- Định vị tim bấc và đánh dấu tim bấc Sai số cho phép về vị trí của bấc so vớithiết kế là ≤150mm

- Đưa máy cắm bấc thấm vào vị trí theo đúng hành trình đã vạch trước Xác địnhvạch xuất phát trên trục tâm để tính chiều dài bấc thấm được cắm vào lòng đất,kiểm tra độ thẳng đứng của trục tâm bằng dây rọi hoặc thiết bị con lắc đặt trên giáép Độ lệch theo phương thẳng đứng không vượt quá 1/50.

- Lắp bấc thấm vào trục tâm và điều khiển máy đưa đầu trục tâm tới vị trí cắmbấc thấm.

- Gắn đầu neo vào đầu bấc thấm với chiều dài bấc thấm được gấp lại tối thiểu là30cm và được ghim bằng ghim thép Các đầu neo phải có kích thước phù hợp vớibấc thấm Kích thước của đầu neo là 85x150mm bằng tôn dày 0,5mm.

- Cắm trục tâm đã được lắp bấc thấm đến độ sâu thiết kế với tốc độ đều trongphạm vi 0,2-0,6 m/s Sau khi cắm bấc thấm xong, kéo trục tâm lên (lúc này đầuneo sẽ giữ bấc thấm lại trong lòng đất) Khi trục tâm đã được kéo lên hết, dùngkéo cắt đứt bấc thấm, cao đô „ đầu bấc thấm +2.00 và quá trình lại bắt đầu lại từđầu đối với mỗi vị trí cắm bấc thấm khác.

Sau khi ép hết mỗi cuộn bấc, cuộn mới được nối với phần cũ bằng cách nối măngsông, phần măng sông là 30cm và được kẹp lại chắc chắn bằng ghim bấm.

Trang 14

Để đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục phải giữ cho cuộn bấc không bịxộc xệch, trật ra ngoài băng dẫn bấc.

Khi thi công cắm bấc nếu gặp những điều bất thường, Nhà thầu sẽ dừng thi côngvà báo cáo để xin ý kiến của Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư giải quyết.

Sau khi cắm bấc thấm xong, Nhà thầu sẽ dọn dẹp sạch sẽ các mảnh vụn bấc thấmrơi vãi trên mặt bằng.

KiYm tra và nghiệm thu:

- Bấc thấm đảm bảo yêu cầu về chất lượng như đã nói trên.

- Mỗi lô hàng phải có chứng chỉ xuất xưởng và kiểm tra chất lượng kèm theo Cứtrung bình 10000m thí nghiệm 1 mẫu hoặc khi có thay đổi lô hàng nhập.- Ghi lại chiều dài mỗi cuộn bấc và quan sát bằng mắt thường xem bấc có bị gãylõi không.

- Trước khi thi công bấc thấm, Nhà thầu sẽ tổ chức thí nghiệm lớp đệm cát dướisự chứng kiến của Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư.Kiểm tra, nghiệm thu chấtlượng thi công bấc thấm:

- Máy cắm bấc thấm phải đủ năng lực làm việc theo yêu cầu của thiết kế.- Kiểm tra kích thước các đầu neo, ghim thép và các thao tác thử dụng cụ ghimthép (mỗi ca máy kiểm tra 1 lần).

- Vị trí cắm bấc thấm không sai lệch so với thiết kế 15cm

- Độ lệch theo phương thẳng đứng không lệch quá 1/50- Chiều dài bấc thấmkhông được sai với chiều dài thiết kế quá 1%

- Thi công xong bấc thấm phải có biên bản và bản vẽ hoàn công, có chữ ký chấpthuận của Tư vấn giám sát.

Xử lý đầu trên của bấc thấm:

Sau khi lớp đất trên hoàn thành cố kết phần móng ở các khu vực đã đề cập, vậtliệu đắp phải được loại bỏ hoặc lấp thêm theo tuyến và cao độ cuối cùng nhưtrong Bản vẽ dựa trên độ lún cố kết ở mỗi khu vực Phần trên của bấc thấm nhôlên khỏi bề mặt tại các khu chôn lấp sau khi di dời vật liệu lấp, phải uốn cong phùhợp để ít nhất 50 cm cát đầm chặt phủ lên trên chúng để không làm hư hại màngHDPE

9.Thi công hệ thống thoát nước khi gia tải.

Trong quá trình bơm vật liệu gia tải sẽ phát sinh rất nhiều nước trên mặt bằng, vàtrong quá trình gia tải sẽ phát sinh nước ngầm thấm qua bấc thấm lên, để thoátnước cho quá trình thi công bơm cát gia tải và thoát nước từ nền đất lên Nhà thầutiến hành thi công hệ thống đường ống ngang và hệ thống đường ống đứng.

Ngày đăng: 21/05/2024, 13:26

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan