1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn Học Xã Hội Học Dư Luận Xã Hội Trong Hoạt Động Xây Dựng Và Áp Dụng Pháp Luật.pdf

38 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dư luận xã hội trong hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật
Tác giả Phạm Quỳnh Lan Anh, Phạm Thị Phương Ngọc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Hữu Tỳc
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xã Hội Học
Thể loại Bài Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 3,81 MB

Nội dung

Dư luận xã hội thuật ngữ tiếng Anh là Public Opinion la thuật ngữ đề chỉ về tập hợp những luỗng ý kiến, phản ứng của quần chúng nhân dân thê hiện thái độ, sự đánh giá của họ đối với các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

1996

TRUONG DAI HOC LUAT TP HO CHI MINH

Môn học: XÃ HỘI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Hữu Túc

Trang 2

MỤC LỤC 1 _ Dư luận xã hội trong hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật 3

1.1 Khái quát vẻ dư luận xã hội - S1 2111112111151 1821 HE HH rệt 3 1.1.1 Đối tượng của dư luận xã hội L1 2L 2111 HH neo 5 1.1.2 Chủ thẻ của dư luận xã hội - 2212 21222212211 HH He 6 1.1.3 Phân biệt dư luận xã hội với tin đỗn - + : cv 8 1.2 Đặc điệm của dư luận xã hội .- - S1 S121 1191221221 E HH nh Hea 10 1.2.1 Tính khuynh hướng +2: 1k 12212111111 121521 E1 E2 10 4.2.2 Tinh lan truyen a.dadaaa ad 11 1.2.3 Tính bền vimng trong déi va dé bién d6i 00 teeteeeeee 12 1.2.4 Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội 13

1.3 Vai trò của dư luận xã hội trong hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật .13 1.3.1 Tác động tích Cực oi x11 xxx kg 13 1.3.2 Tác động tiêu Cực TQ 0000000001112 1 1111111 nh nh Hào 16

1.4, Quá trình hình thành dư luận xã hội - L1 2 212112222 re 19

1.4.1 Qua trinh Ninh thanh cc ececccccceeeseuesssuesesereeeeeeeeveusuansesereees 19

1.4.2 Nhân tố tác động đến quá trình hình thành dư luận xã hội 19 2 Khái niệm truyền thông đại chúng .- 1 2111211211112 122181 HH ya 21

2.1 Truyền thông -c c S121 111111511 HH HT HH HH Hà HH Hy tk Hết 21

2.3 Truyền thông đại chúng . c2: 2.22221111111211 111 181182 1 1H HH heo 23 2.4 Đặc điểm của truyền thông đại chúng .- : : S221 1n yrya 25

2.5 Vai trò của truyền thông đại chúng trong hoạt động xây dựng và áp dụng pháp

0 Ẽ.Ẽ.ẽ &š&š< 30

2.5.1 Tác động tích Cực Cn ng 11111111 xku 30

2.5.2 Ví dụ về vai trò của Thông tin đại chúng thông qua quy trình sửa đổi Hiến

2.5.3 Tác động tiêu Cực Q Q00 0000000011111 1 1111 nh nh HH trào 33

Trang 3

1 Dư luận xã hội trong hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật

1.1 Khái quát về dư luận xã hội

Trong quá trình phát triển xã hội của loài người qua các giai đoạn lịch sử, dư luận xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết các mối quan hệ xã hội và định hình hành vi cộng đồng, ngay cả khi xã hội chưa trải qua sự phân hoá giai cấp, chưa có sự hình thành của các tô chức như Nhà nước và Pháp luật Ph Ăng-ghen đã nhận xét rằng, không tôn tại bất kỳ phương tiện ép buộc nào khác ngoài dư luận xã hội Cơ chế tác động vả điều tiết được triển khai dựa trên phương thức tác động xã hội, hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ chín mudi cua du luận xã hội, đồng thời ứng xử với sự xâm nhập và tác động của nó Sự thành công của cơ chế này cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, làm tăng cường tính hiệu quả của dư luận xã hội trong quá trình duy trì và quản lý các

quan hệ xã hội

Từ lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Triết học Mác - Lênin đã trình bảy rõ về vai trò to lớn và sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố tính thần đối với hoạt động sống của con người, trong đó dư luận xã hội đóng một vai trò quan trọng Sức mạnh vô song của dư luận xã hội bắt nguồn từ vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong quá trình lịch sử Sự gia tăng vị thế của các tầng lớp nhân dân trong xã hội đã dẫn đến tăng cường hiệu lực và tính hiện thực của dư luận xã hội, tạo nên sức mạnh đồng thời về mặt vật chất va tinh than, góp phần cải biến xã hội Ph Ăng-ghen, nhận thức rõ sức mạnh lớn lao của dư luận xã hội trong công cuộc cải tạo xã hội mới, đã đặt ra quan điểm cho rằng: “để có thê chỉ it nghi đến việc hoàn thành được cuộc cải tạo đó, thì trước hết phải diễn ra sự tiễn bộ lớn lao trong dự luận xã hội” Kế thừa tư tưởng, V.I Lênin xác khẳng định rằng, đề chiến thắng, cách mạng cần phải tận dụng sức mạnh to lớn của dư luận xã hội, cả về mặt vật chat va tinh than Sau thang lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, ông không ngừng nhân mạnh về sự cần thiết phải sử dụng sức mạnh của dư luận xã hội để củng cố ký luật lao động, đấu tranh với những tàn dư của xã hội cũ Lênin quả quyết khẳng định: “Cưng fa muốn rằng chính phú bao giờ cũng phải được dư luận công chúng của nước mình kiểm soát” Quá đó có thé thay rang, các triết gia Mác - Lênin luôn nhìn nhận và ghi nhận vai trò to lớn của dư luận xã hội đối với mọi khía cạnh của đời sống xã hội

Trang 4

Dư luận xã hội (thuật ngữ tiếng Anh là Public Opinion) la thuật ngữ đề chỉ

về tập hợp những luỗng ý kiến, phản ứng của quần chúng nhân dân thê hiện thái

độ, sự đánh giá của họ đối với các vấn đề xã hội, sự kiện, hiện tượng diễn ra

trong đời sông, những sự việc mang tính thời sự, thời cuộc chung, có liên quan đến lợi ích của họ, những điều họ quan tâm trong cuộc sống, và những điều này được thê hiện thông qua các nhận định của họ hoặc những hoạt động thực tiễn Dư luận xã hội được coi là một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt, là vật truyền dẫn, cầu nối giữa ý thức xã hội và hảnh động xã hội của con người.! Dư luận xã hội biểu thị góc độ nhìn nhận cũng như phán xét, sự đánh giá và thái độ của các cá nhân hoặc cộng đồng xã hội đối với những vấn đề có liên quan đến lợi ích trực tiếp, gián tiếp hay lâu dài của các cá nhân, cộng đồng trong xã hội Đây cũng là một hình thức dé cá nhân, cộng đồng xã hội có thẻ thể hiện tâm tư, ý chí và nguyện vọng của mình đối với các vẫn đề trong xã hội Dư luận xã hội xuất phát từ hiện thực khách quan, vì vậy nên đồng thời nó cũng mang tính trách nhiệm xã

hội (ý chỉ cách giải quyết vẫn đề xã hội đó).2

Dư luận xã hội không chỉ là một sự diễn đạt của ý thức xã hội, mà còn là một phương thức tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội, là một yếu tố tương tác tích cực trong cầu trúc ý thức xã hội Dư luận xã hội không chỉ bao gồm các thành phần cơ bản như nhận thức, tình cảm, và ý chí, mà còn gan kết chặt chẽ với các khía cạnh phức tạp khác của ý thức xã hội như tâm lý xã hội, hệ tư tưởng, ý thức chính trị, ý thức pháp quyên, ý thức đạo đức và thâm mỹ Dư luận xã hội không tồn tại độc lập, mà thực sự là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc ý thức xã hội,có mặt trong tất cả các bộ phận, các thành phần ý thức xã hội Khi có một sự kiện, hiện tượng xã hội nảo đó xảy ra, dù là thuộc lĩnh vực của ý thức xã hội thông thường, ý thức xã hội lý luận, tâm lý xã hội, hoặc hệ tư tưởng xã hội, và khi nó liên quan đến lợi ích của cộng đồng xã hội và thu hút sự quan tâm của họ, dư luận xã hội sẽ nảy sinh và trở thành một phần không thể thiếu trong

quá trình diễn đạt và đánh giá ý thức xã hội

Nói một cách tong quat, die ludn xa hdi la tap hop các ÿ kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự

† Mai Quỳnh Nam (1995), “Dư luận xã hội - Mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu”, Tạp chí

Xã hội học

2 Đặng Thị Thu Hương, Truyền thông đại chứng, truyền thông xã hội và đư luận xã hội, Tạp chí Khoa học và Công nghệ ngày 07/4/2015

Trang 5

quan tâm của nhiễu người và được thể hiện trong các nhận định và hành động thực tiễn của họ

Các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng có những khái niệm khác nhau về dư luận xã hội Phần đông các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên Xô định nghĩa dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm Ví dụ, theo B K Paderm: “?2 luận xã hội là tổng thê các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phán ánh ý nghĩa của các thực tế, quả trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ”

Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng nêu ra định nghĩa tương tự Ví dụ “Công luậnŠ là sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tâm quan trọng, được hình thành sau khi có sự tranh luận công khai” (Young, 1923) Nhà nghiên cứu Mỹ khác lại định nghĩa: “Công luận là kết qua tong hop các ÿ kiến trả lời của mọi "người đối với các câu hỏi nhất định, dưới điểu kiện của cuộc phỏng vấn ” (Warner, 1939) Có những định nghĩa rất đơn giản, nhưng rất phô biến trong giới nghiên cứu Mỹ: “Cổng luận là các tập hợp ý kiến cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng ta có thé tim được ” (Childs, 1956)

Nói tóm lại, dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị thái độ, đánh giá, nhận xét, phán xét của cộng đồng về vấn đề mang tính thời sự mà họ quan tâm Dư luận xã hội xuất hiện khi loài nguoi xuất hiện các cộng đồng nguoi ma ở đó xảy ra các tương tác tác xã hội, quan hệ giao tiếp tác động qua lại làm xuất hiện các vấn đề xã hội từ đó trở thành mối quan tâm của cộng đồng

Vĩ dụ: Việc tranh chấp chủ quyên biển Đông có nhiễu ý kiến tranh luận, bàn bạc về vấn đề này thông qua các website, bảo chí, truyền thông

1.1.1 Đối tượng của dư luận xã hội Dư luận xã hội không phải là tất cả những sự kiện thực tế nói cung trong xã hội, không tập trung vào mọi khía cạnh của thực tế xã hội, mà chỉ chú trọng đến những vẫn đề mà cộng đồng xã hội quan tâm, bởi chúng liên quan đến nhu cầu

3 Công luận: 2 /uận xã hội Những người theo học ở Liên-xô (cũ) thường sử dụng thuật ngữ “ luận xã hội ” (dịch trực tiếp từ thuật ngữ tiếng Nga) Những người biết tiếng Anh thường sử dụng thuật ngữ “cồng luận” (dịch từ thuật ngữ tiếng Anh: “?øublic opimion ”)

5

Trang 6

lợi ích về cả mặt vật chất và tỉnh thần Không phải mọi sự kiện hay hiện tượng

đều trở thành đối tượng của dư luận xã hội mà chỉ những sự kiện và hiện tượng xã hội mang tính thời sự, cập nhật trình độ hiểu biết của công chúng, và thu hút

sự quan tâm mới có khả năng trở thành trọng tâm của dư luận xã hội

Dư luận xã hội chỉ xuất hiện khi có những vấn đề đặc biệt, có ý nghĩa xã hội,

va chạm trực tiếp đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội, và mang đặc điểm cấp bách, yêu cầu sự phê phán, đánh giá, và đưa ra các hướng giải quyết cụ thê Những vấn đề nay có thể là về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, hoặc đạo đức, nhưng quan trọng nhất là chúng đều đòi hỏi sự tham gia tích cực của dư luận xã hội để tạo ra ý kiến phê bình và hướng dẫn hành động

Vi dụ: Nhà nước quyết định thực hiện một sự điều chỉnh lớn về thuế thu nhập cá nhân, điều này có thể trở thành đối tượng của dự luận xã hội Người dân sẽ quan tâm đến cách thức điều chính thuế ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống hàng ngày của họ Dw luận xã hội sẽ chỉ náy sinh khi có sự kích thích từ các sự kiện và quyết định thực tế, trong trường hợp này là quyết định về chính sách thuế Dư luận xã hội có thể phản ánh ý kiến đa dạng từ cộng động về cách thức điều chính thuế, với những đánh giá về ảnh hưởng của nó đổi với kinh tế, phân phối thu nhập, và cuộc sống hàng ngày của người dân Những cuộc thảo luận này và những ý kiến được thể hiện có thể tạo ra áp lực và ảnh hướng đến quá trình đưa ra quyết định cuối cùng về chính sách thuế

1.1.2 Chủ thể của dư luận xã hội

Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội Chủ thể của dư luận xã hội không chỉ là sự kết hợp của những cá nhân mà còn là một tập hợp đa đạng của các nhóm người, bao gồm cả những giai cấp và tầng lớp xã hội đa dạng

Cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội không chỉ là một đám đông đồng đều về mặt lợi ích hay quan điểm, mà còn bao gồm cả sự đa dạng của ý kiến từ đa số và thiểu số Chủ thể của dư luận xã hội có thể bao gồm những

nhóm người thuộc các tầng lớp khác nhau, thậm chí là những đối lập về lợi ich,

nhưng lại có sự kết nối thông qua những đặc điểm tâm lý, nhận thức chung mà họ chia sẻ Mỗi nhóm người, dù có lợi ích và quan điểm khác nhau, đều đóng góp vào sự hình thành và phát triển của dư luận xã hội, làm cho nó trở nên phong phú và phản ánh đầy đủ hơn thực tế đa dạng của xã hội

Trang 7

Những yếu tố có vai trò quyết định đến việc chủ thê của dư luận xã hội thuộc có góc nhỉn như thế nào với các sự kiện trong dư luận xã hội, chăng hạn như: trình độ văn hóa, đặc biệt là trình độ văn hóa chính trị hay trình đệ lý luận chính tri; tam ly của riêng một cá nhân, ngoài ra còn có các yếu tô thuộc về tâm lý đám đông có khả năng tác động đến tâm lý cá nhân cũng như nhận thức của chủ thể dư luận xã hội, bên cạnh đó còn có tâm lý xã hội của cộng đồng Những yếu tô này có vai trò quyết định đến sự tiếp nhận, phán xét và đưa ra đánh giá của các chủ thể dư luận xã hội về các hiện tượng, sự kiện diễn ra trong đời sống xã hội Chúng quyết định phương hướng, nội dung cũng như bản chất của sự việc, hiện tượng đó của sự đánh giá, phán xét Tuy nhiên, mỗi yếu tổ trên lại không hoàn toàn giống nhau về mức độ tác động hay mức độ ảnh hưởng đối với các chủ thé của dư luận xã hội mà sẽ khác nhau và biến đổi linh hoạt theo từng chủ thể dư luận xã hội khác nhau

Có thể nói răng, văn hóa chính trị là một trong những yếu tô có ảnh hưởng lớn đến sự phán xét của chủ thể, và điều nảy càng thể hiện rõ trong những vẫn đề có mang sắc thái liên quan đến chính trị Là nhân tố quyết định đến cả phương

pháp lẫn khuynh hướng đánh giá của chủ thê dư luận xã hội Nếu đặt vào trường

hợp mà cộng đồng hay công chúng có trình độ lý luận nhất định, có hiểu biết rộng rãi về vấn đề chính trị, kết hợp với những kinh nghiệm góp nhặt được nêu đã từng tham gia các hoạt động chính trị thì những chủ thể đư luận xã hội sẽ có sự nhanh nhạy, nhạy cảm về những biến động, thay đổi của sự kiện chính trị, có cái nhìn và óc phân tích sắc bén để đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và những giải pháp xử lý đúng đắn, kịp thời ngăn chặn những tình huống xấu

nhất, cải thiện tinh hình nếu gặp những vấn đề chính trị có tính bức xúc Những

người này thường có thái độ bình tnh, sáng suốt và nhanh nhạy khi đánh giá những biến cố của đời sống chính trị từ những dấu hiệu nhỏ nhất cho đến lớn nhất Và từ những suy luận sắc sảo, sự phân tích nhanh nhạy, soi xét đến cả các tình huống khách quan, phát hiện được những vấn đề mới, những đánh giá của họ thường chính xác và mang tính chân thực, khách quan cao hơn những chủ thể

dư luận xã hội có góc nhìn phiến diện, nóng nảy khi nhìn nhận vả phân tích vẫn đề

Chủ thể có hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật sẽ có biểu hiện cũng

như ảnh hưởng rất khác so với những chủ thê không có hiểu biết cũng như ý thức tuân thủ pháp luật Vì những yếu tô này có tác động không nhỏ đến các chiều hướng dư luận xã hội, dư luận xã hội đúng hay sai thì phụ thuộc vào các nhân td

Trang 8

này Khi chủ thể có sự am hiểu pháp luật dù ở mức độ nào, cơ bản hay sâu sắc thi vẫn sẽ có một nền tảng kiến thức, trình độ đề từ đó đánh giá những sự kiện, vấn đề xã hội, hiện tượng một cách khách quan dựa trên chuẩn mực pháp luật vả chuẩn mực đạo đức Việc đánh giá dựa trên cái chung một cách đúng đắn sẽ tạo ra chiều hướng thống nhất ý kiến của cộng đồng, công chúng theo điểm chung một cách đúng đắn và dẫn đến dư luận sẽ đi theo hướng hợp lý, khách quan và đúng đắn Ở vấn đề ngược lại, khi chủ thể của dư luận xã hội mà không có sự

hiểu biết về pháp luật, không có kiến thức về các vấn đẻ xã hội cũng như vô ý

thức trong việc chấp hành pháp luật thì theo lẽ tất yêu, sẽ không thê đánh giá sự việc lý trí, khách quan mà rất đễ mang tính chủ quan, thậm chí là “gió chiều nào xoay chiéu ay”, dé bi những kẻ có ý định xấu tác động tiêu cực lên dư luận dẫn dắt dẫn đến có thái độ tiêu cực với vẫn đề xã hội, sự việc, hiện tượng và kéo theo hệ lụy là có những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật

1.1.3 Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn

Tin đồn là một hiện tượng tâm lý xã hội, nhưng khác biệt với dư luận xã hội ở điểm tin đồn không phản ánh tư duy phán xét của cá nhân mang nó Tin đồn được định nghĩa là “chỉ là fim tức vỀ sự việc, sự kiện, hay hiện tượng có thể có thật, có thể không có thật hoặc chỉ có một phan sự thật được lan truyền tir newoi

này sang người khác ” Tin đồn là đạng không chính thức, chưa được kiểm chứng

về sự trung thực và do đó chủ thể của tin đồn không được rõ ràng Tin đồn là những thông tin chủ yếu được lan truyền trong xã hội, từ người này lan sang cho người khác bằng phương pháp truyền miệng Ngoài phương pháp truyền tin bằng miệng là phô biến nhất, tin đồn còn được lan truyền bằng nhiều phương pháp khác nhau như bằng đường thư tín, fax, tin nhắn qua những thiết bị điện tử, thiết bị di động như máy tính, điện thoại, Tin đồn là một sản phẩm thuộc về tâm lý xã hội, nó không mang tính khách quan cao đo còn phụ thuộc nhiều vào trạng thái tâm lý của cả cá nhân người tiếp nhận lẫn người truyền

tin Tin đồn không chỉ xuất hiện ở những nơi công tác thông tin kém và còn có

thê xuất hiện ở những nơi mà trình độ truyền và tiếp nhận thông tin phát triển Về việc tin đồn xuất hiện ở những địa điểm mà nơi đó công tác thông tin kém là do những chỗ đó không được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, do tính tò mò, người ta thường hay nghe những tin đồn nghe ngóng được từ người khác,

* Các yêu tô tác động đến sự hình thành đư luận xã hội, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên ngày 15/12/2018

Trang 9

và từ đây có rất nhiều những tin đồn sai hoặc mang tinh bia dat, “tam sao that bản” Khi những tin đồn này được lan truyền rộng rãi và cảng nhiều người tiếp cận những thông tin này sớm hơn thì khi thông tin chính thức được truyền tới sẽ

kém hiệu lực vì độ phô biến cũng như nhanh nhạy không bằng những tin đồn

kia, người ta đã nghe những tin đồn trước đó thì sẽ không chú ý tới thông tin chính thức nữa, hoặc có khả năng sẽ không tin những thông tin này do đến sau, và họ đã tin những tin đồn được lan truyền trước đó

Ngược lại, dư luận xã hội là kết quả của tư duy phán xét cá nhân Dư luận xã hội được hình thành thông qua phương pháp truyền thông tin, giao tiếp, trao đối và tranh luận giữa các cá nhân trong một cộng đồng hoặc một nhóm cộng đồng này với một nhóm cộng đồng khác hoặc giữa một cá nhân với một nhóm cộng đồng Khi cá nhân ở trong tình trạng thiếu thông tin và có nhu cầu tìm kiếm thêm và trao đôi thông tin thì dư luận xã hội được hình thành, và trong quá trình sẽ luôn có vận động và biến đôi Quá trình truyền thông tin có bốn giai đoạn: phát hiện thông tin, tiếp cận thông tin, truyền đạt thông tin và biến đôi thông tin.Š Tin đồn có thê trở thành một phần của dư luận xã hội khi người ta, dựa trên nền tảng cua tin đồn, thể hiện ý kiến và thái độ của mình Khi thông tin được kiêm chứng và các nhóm xã hội có thê tiếp cận nguồn thông tin, một quá trình trao đôi ý kiến công khai và bảy tỏ thái độ qua con đường công khai có thể xảy ra, tạo nên dư luận xã hội có tính chính thức và thể hiện ý kiến của cộng đồng

Tin đồn và dư luận xã hội đều có những điểm giống nhau ở mức tương đôi như sau:

Thứ nhất, cả hai đều là những kết cấu tỉnh thần và tâm lý đặc trưng của những nhóm xã hội nhất định Khi phân tích, trong cau trúc của cả hai sự vật này đều chứa cả thành phân trí tuệ lẫn cảm xúc và ý chí; có thể chúng đều có chung nguồn gốc Khi những sự việc, sự kiện ban đầu diễn ra, nếu có liên quan đến lợi ích, cảm xúc của một số người hoặc nhóm người thì sẽ được tô chức lại theo những quy luật về tâm lý — xã hội nhất định

Thứ hai, các nhân tô khác có thê kế đến như nhu cầu và mong muốn, lợi ích

của cá nhân hay nhóm xã hội, hoặc giai cấp có khả năng chỉ phối rất mạnh mẽ đến cả quá trình hình thành nên cả dư luận xã hội lẫn tin đồn

Š Lê Ngọc Hùng, Dư luận xã hội: Lý thuyết truyền thông và cơ chế hình thành, Tạp chí Khoa học Việt

Nam trực tuyên

Trang 10

Thứ ba, cả tin đồn và dư luận xã hội đều là những thứ được lan truyền với tốc độ cực kỳ nhanh và dễ biến dạng theo từng người, từng nơi tiếp nhận thông tin truyền ra và có thê thay đôi thành nhiều bản khác nhau Ngoài ra, trên thực tế, có một số tin đồn được chuyền hóa thành dư luận xã hội hoặc không được chuyền hóa thành dư luận xã hội tùy thuộc vao đối tượng khách quan như các sự kiện, vấn đề xã hội đó phát triển như thế nảo, thực thi ra làm sao hay chỉ đơn giản là liệu sự kiện, vấn đề xã hội đó liệu có thực sự tồn tại hay không Mối quan hệ giữa tin đồn và dư luận xã hội là mối quan hệ vừa mang tính cộng hưởng nhưng đồng thời cũng mang tính loại trừ, triệt tiêu sâu sắc

Ví dụ, có thông tin cho rằng hiện nay giá vàng lên xuống bất thường Trong trường hợp này, nếu như giá vàng vẫn ôn định và không có sự lên xuống liên tục, thì thông tin này chỉ là tin đồn, và điều này cũng sẽ không dẫn đến việc vàng có mức giá như nào, đắt hơn hay rẻ hơn vì mức giá vàng vẫn giữ ở mức ôn định Đến đây tin đồn đã bị triệt tiêu hoặc biến thê thành một bài học Tuy nhiên, nếu như ở trường hợp ngược lại, giá vàng thất sự có biến động và lên xuống thất thường, một điều tất yêu là sau đó sẽ có một làn sóng dư luận về vấn đề giá vàng biến động ra sao, thay đôi giá vàng giữa hôm qua, hôm nay và ngày mai như thế

nào, ê

Tóm lại, tin đồn là những lời bàn tán chưa được ai xác minh, khăng định sự thật; còn dư luận xã hội là tin đồn xuất phát từ sự thật hoặc không thật hoặc không phải sự thật

Vĩ dụ: Cùng một vấn đề nhưng từ A — B có thể là tin đồn, B— C có thê là dự luận xã hội Đây là vấn đề xác mình, khi được cơ quan diéu tra xdc minh, lam rõ thì những vấn đề đó là dự luận xã hội Trường hợp ngược lại, cơ quan chức năng không điều tra xác mình làm rõ thì tin đồng có đúng là sự thật hay không thì cũng không thể là dự luận xã hội

1.2 Đặc điểm của dư luận xã hội 1.2.1 Tính khuynh hướng

Dư luận xã hội mang tính khuynh hướng, nghĩa là dư luận xã hội thường phải mang thái độ phán xét về một vấn để nào đó Tính khuynh hướng của dư

Š Phan Tân, Vấn đẻ tin đồn trong nghiên cứu du luận xã hội: Gợi mở hướng ứng xử với tin đồn trong tình hình hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội số 4 (200) 2015 ngày 07/06/2018

10

Trang 11

luận xã hội mang tính chất mở, có thể đồng tình hay không đồng tình, hoặc có thê vừa đồng tình, vừa không đồng tình, hoặc có thể đưa ý kiến đánh giá, thâm

bình, kiến nghị khác về một vẫn đề nào đó Nói chung, tính khuynh hướng của

dư luận xã hội phải được thể hiện dưới dạng đưa ra ý kiến, quan điểm về một vấn đề nào đó trong xã hội, không nhất thiết phải theo một quan điểm duy nhất và mãi mãi, dư luận xã hội có thể thay đổi theo thời gian

Ngoài ra, cũng có thé phan chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng khác nhau như tích cực hoặc tiêu cực; đồng tình hay phản đối: Tuy nhiên, thái độ tán thành hoặc phản đối ở mỗi khuynh hướng lại không chỉ đơn giản như vậy mà còn có thê phân chia ra nhiều mức độ nhỏ hơn, cụ thể khác nhau, chăng hạn như rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối Bên cạnh đó, tính khuynh hướng của dư luận xã hội cũng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của các luồng ý kiến của dư luận xã hội Nếu xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị phân bố ý kiến về dư luận xã hội có dạng hình chữ U thì biểu thị sự xung đột của hai luồng ý kiến trái chiều về một vấn để xã hội, sự việc, hiện tượng đối lập nhau một cách cân xứng Nếu đồ thị có dang hình chữ J biểu thị các cân nghiêng về phía một luồng ý kiến trong xã hội về vấn đề xã hội, sự việc, hiện tượng đó, chứng tỏ răng quan điểm đó có tỉ lệ số người ủng hộ cao, còn quan điểm kia bị đa số người phản đối, tỷ lệ được ủng hộ thấp

hơn nhiều

1.2.2 Tính lan truyền

Dư luận xã hội là biểu hiện của một sự đánh giá tập thé thông qua quá trình

bàn bạc, trao đổi Chính vì thế, đặc trưng của dư luận xã hội là hiệu ứng lan truyền, khởi điểm từ cá nhân hay nhóm xã hội sẽ gây nên các chuỗi kích thích

các cá nhân khác, nhóm xã hội khác tạo nên hiệu ứng phản xạ quay vòngŠ Tính

lan truyền của dư luận xã hội duy trì và phát triển trong bao lâu còn tùy thuộc vào độ “nóng” của nguồn thông tin và thái độ của chính cá nhân hay nhóm xã

hội khởi điểm Dư luận xã hội sẽ nhanh chóng lan truyền nêu nguồn thông tin

được xã hội quan tâm sâu sắc, các cá nhân hay nhóm xã hội nắm bắt nguồn thông tin bằng hình ảnh, âm thanh sống động, trực tiếp và có tinh thời sự có thê được coi là các nhân tố tác động Các luỗng thông tin nay sé tác động lên các đối tượng

Ý Các tính chất của dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang ngày 03/10/2016 8 Các tính chất của dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang ngày 03/10/2016

11

Trang 12

công chúng, các nhóm công chúng khác nhau để tiếp tục bày tỏ sự quan tâm của mình đối với dư luận xã hội thông qua hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thêm thông tin và cùng chia sẻ trạng thái tâm lý của mình với người xung quanh

1.2.3 Tính bền vững tương đối và dễ biến đối

Bên vững tương đối của dư luận xã hội nói đến khả năng của dư luận để duy trì một quan điểm, ý kiến hoặc hành vi trong thời gian dài, bất chấp sự ảnh hưởng tỪ các yếu tố khác nhau Điều này có nghĩa là dư luận có thể chịu được áp lực từ các yếu tố bên ngoài và vẫn giữ vững quan điểm ban đầu Tuy nhiên, bền vững tương đối không có nghĩa là dư luận không thay đôi Dư luận xã hội có thể bị ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian Các yêu tô như thông tin mới, sự thay đối trong môi trường xã hội, sự ảnh hưởng của các nhóm lợi ích và các sự kiện quan trọng có thể làm thay đổi dư luận Điều quan trọng là bền vững tương đối của dư luận xã hội phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng và các tô chức xã hội, sự truyền thông hiệu quả vả sự tương tác giữa các nhóm dư luận khác nhau

Tuy nhiên, dư luận xã hội cũng có khả năng dễ biến đối Sự biến đối này có thê xảy ra khi có sự thay đổi lớn trong môi trường xã hội, thông tin mới được tiếp cận hoặc thông qua chiến lược tác động từ các nhóm lợi ích Một sự biến đổi trong dư luận có thể dẫn đến thay đôi quan điểm, ý kiến và hành vi của một cá nhân hoặc cộng đồng Vị vậy, dư luận xã hội có thể có tính bền vững tương đối trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng cũng có khả năng dễ biến đôi dưới tác động của các yếu tổ khác nhau

Tủy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể, trong từng môi trường khác nhau mà dư luận xã hội còn có thê biến đổi theo đối tượng nhận xét của vấn đề, sự đánh giá của cộng đồng, công chúng khi họ phát hiện thêm các mối liên hệ giữa đối tượng xuất hiện ban đầu củng các sự kiện, hiện tượng, diễn ra kèm theo nó và quá trình biến đối của sự vật, hiệu tượng đó Mặt khác, xuất phát từ các nhận xét, đánh giá bang loi dé thê hiện thái độ đồng tình, lưỡng lự hay phản đối của mình, dư luận xã hội cũng có thể thay đổi để chuyền hóa thành các hành động mang tính tự phát hoặc có tô chức

12

Trang 13

1.2.4 Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội đề cập đến mức độ mà dư luận có thể phản ánh chính xác và đầy đủ những sự kiện, thông tín và hiện thực của thế giới xung quanh Dư luận xã hội có thể có tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tó

Tóm lại, tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội

phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm nguồn thông tin, phương tiện truyền thông, sự đa dạng và phân tán của dư luận, và sự ảnh hưởng xã hội và nhóm áp lực

1.3 Vai trò của dư luận xã hội trong hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật

1.3.1 Tác động tích cực Dư luận xã hội ảnh hưởng đến hệ tư tưởng pháp luật của công dân: Dư luận xã hội có thể có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ tư tưởng pháp luật của công dân Dư luận xã hội bao gồm tập hợp các quan điểm, ý kiến và giá trị của cộng đồng trong một thời điểm nhất định và có thể tác động đến nhận thức

và nhận định của cá nhân về pháp luật Từ việc nhận xét, đánh giá vấn đề của pháp luật, dư luận xã hội làm nảy sinh

trong nhận thức của mọi người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý Dư luận xã hội sẽ phân chia thành các trường phái khác nhau, chứa đựng quan điểm về pháp luật khác nhau trong xã hội Mỗi trường phái là một tập thé, một nhóm người cùng ý kiến, quan điểm, cách nhìn nhận về một vấn đề pháp luật Từ đó, xã hội sẽ hình thành nên các khái niệm, các hệ tư tưởng pháp luật chính thống và chung nhất

Hệ tư tưởng pháp luật chính thống của một xã hội nhất định thông thường là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Do đó, trong mỗi học thuyết, quan điểm pháp lý đều chứa đựng những tư tưởng về quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội và ý chí của một giai cấp nhất định Chúng nảy sinh, tồn tại phát triển hay bị thủ tiêu đều phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh nhất định

Dư luận xã hội đóng vai trò là "người lính canh giữ", bảo vệ những quyền lợi, các giả trị phố biến của xã hội, cũng như các giá trị, lợi ích cá nhân chính đáng của con người Mỗi khi quyên lợi, các giá trị của quốc gia, dân tộc bị xâm

13

Trang 14

hại thì dư luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án, phản đối gay gắt Mỗi

khi các cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, dư luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chặn hành vi đó Chăng hạn, những vụ phạm pháp hình sự đặc biệt nghiêm trọng, như giết người dã man, xâm hại an ninh quốc gia thường khiến cho dư luận xã hội hết sức công phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội Trong trường hợp này, nội dung phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý của dư luận xã hội phù hợp với hệ tư tưởng pháp luật tiến bộ, đang phố biến trong xã hội, đáp ứng được lợi ích, nguyện vọng của đông đảo các lực lượng tiến bộ trong xã hội Điều đó cho thay, dư luận xã hội có tác dụng củng cố, bảo vệ tính dân chủ, tính khoa học và

tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật Dư luận xã hội ảnh hưởng đến tâm lý pháp luật: Tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát dưới dạng tỉnh cảm, cảm xúc, tâm trạng của các cá nhân vả các nhóm xã hội đối với pháp luật, cũng như những hiện tượng pháp lý diễn ra trong

đời sống xã hội Tâm lý pháp luật chỉ biểu hiện cấp độ nhận thức thông thường

dựa trên cơ sở tình cảm pháp luật truyền thống, kinh nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã hội Tâm lý pháp luật, cũng như những yếu tổ tâm lý vốn có của con người là sự phản ánh trực tiếp các sự kiện, hiện tượng bên ngoài có liên quan đến

pháp luật Những sự kiện, hiện tượng pháp luật đó đồng thời cũng là đối tượng

phản ánh của dư luận xã hội

Tuy nhiên, dư luận xã hội không phải lúc nào cũng đồng nhất và không phải

mỌI người đều bị ảnh hưởng bởi nó một cách tương tự Mỗi cá nhân có sự đa dạng và khả năng tự quyết định riêng về tâm lý pháp luật của mình dựa trên nhiều yếu tô khác nhau

Dư luận xã hội luôn có tác động mạnh mể đến tâm lý pháp luật: Tác động đó được thể hiện trên ba phương diện:

Thứ nhất, tác động tới tình cảm pháp luật của con người, góp phần định hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật của mỗi công dân Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tình cảm pháp luật của mỗi người dân Các quy định pháp luật, quy tắc và nguyên tắc hành vi xã hội được nhúng vào ý thức của cá nhân thông qua quá trình giáo dục, trải nghiệm, và tương tác xã hội Việc hiểu và chấp nhận pháp luật giúp xây dựng lòng tôn trọng đối với quy định và nền tảng pháp lý, góp phần vào sự tuân thủ và tích cực tham gia trong xã hội

14

Trang 15

Thứ hai, tác động tới tâm trạng của con người trước luật pháp cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực Pháp luật có thể tạo ra tâm trạng tích cực khi nó được xem là công băng, bảo vệ quyền lợi và tạo ra một môi trường an toàn cho cộng đồng Ngược lại, nếu người dân cảm thấy pháp luật không công bằng, áp đặt, hoặc không đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội, họ có thé trai qua tâm trạng tiêu cực, từ sự bất mãn đến sự phản đối

Thứ ba, tác động đến sự tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi Ứng xử của mỗi cá nhân trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành Pháp luật thường đặt ra những tiêu chuẩn hành vi và xác định rõ ràng hậu quả của các hành vi không tuân thủ Điều này có thê tạo động lực cho việc tự đánh giá và tự

kiêm soát hành vi cá nhân Nhìn nhận hậu quả pháp lý có thê thúc đây người dân

điều chỉnh hành vi của họ đề tuân thủ quy tắc và tránh những hậu quả tiêu cực Tóm lại, tác động của pháp luật không chỉ giới hạn trong lĩnh vực pháp lý mà còn mở rộng ra ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm, và hành vi của con người trong xã hội

Dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho công dân:

Một trong những đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội là tính lan truyền Dư luận xã hội là sản phẩm của tư duy phán xét, là sự thê hiện quan điểm, thái độ của các cá nhân trước các hiện tượng pháp lý Dư luận xã hội lan truyền càng rộng thì càng có xu hướng thông nhất về nội dung các phán xét, đánh giá, càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những van dé mang tinh bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật Do đó ảnh hưởng của du luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật còn thê hiện ở chỗ, dư luận xã hội tham gia vào việc phô biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật

Tính lan truyền của dư luận xã hội thường được thấy qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, và các cuộc trò chuyện hàng ngày Khi một quan điểm, đánh giá hoặc thông tin pháp ly được lan truyền rộng rãi, nó có thể tạo ra một sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với ý kiến công cộng và tạo nên một "dòng

chảy" ý kiến chung Khi dư luận xã hội lan truyền rộng, có xu hướng hình thành

sự thống nhất trong nội dung các phán xét và đánh giá về một vấn đề pháp lý Điều này có thể ảnh hưởng đến cách mọi người hiểu và đánh giá các khía cạnh pháp luật, tạo ra một "tâm trạng chung" trong cộng đồng Tính lan truyền của dư

15

Trang 16

luận xã hội có thể làm cho mọi người nhận thức sâu sắc hơn về các vấn để pháp luật và hiểu rõ hơn về bản chất của những hiện tượng pháp lý đang xảy ra Điều này có thê tạo ra sự chú ý và nhận thức tăng cao về quyền lợi, trách nhiệm, và giá trị pháp luật trong xã hội Dư luận xã hội không chỉ là kết quả của tư duy phán xét mà còn là nguồn lực quan trọng đối với hệ tư tưởng pháp luật Sự tương tác giữa dư luận và hệ tư tưởng pháp luật là một quá trình động, khi cả hai đều ảnh hưởng lẫn nhau và hình thành một cách nhìn toàn diện vẻ pháp luật trong xã hội Dư luận xã hội thường tham gia vào việc phô biến và tuyên truyền giá trị pháp luật trong cộng đồng Việc này có thê thúc đây ý thức pháp luật, tạo ra sự tuân thủ, và góp phần vào việc xây dựng một xã hội tuân thủ pháp luật hơn

Tóm lại, mỗi quan hệ giữa dư luận xã hội và hệ tư tưởng pháp luật là một quá trình động và tương tác, có ảnh hưởng lẫn nhau và định hình cách xã hội

hiểu và đánh giá về pháp luật

1.3.2 Tác động tiêu cực Dư luận xã hội có thể đóng vai trò quan trọng trong hình thành và thay đôi quan điểm của cộng đồng đối với các vấn đề, bao gồm cả pháp luật Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với việc phát sinh những rủi ro và thách thức, tạo ra sự lệch hướng khi một nhóm người hoặc cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ tạo ra ý kiến chủ đạo và đưa ra quan điểm của mình Dưới đây là một số điểm quan trọng cần

xem xét:

1 Sự lệch hướng của tư tưởng Dư luận xã hội có thé bị lệch hướng khi người ta chỉ tập trung vào một quan điểm cụ thể mà không xem xét đầy đủ các góc nhìn khác nhau Sự lệch hướng này có thể là kết quả của thông tin chon lọc hoặc truyền thông có chủ đích, làm mất cân băng thông tin, khi đó người ta chấp nhận thông tin không chính xác hoặc đánh giá một vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân thay vì dựa trên sự thật và chứng cứ khoa học Họ có thể cỗ ý bóp méo thông tin, tạo nên những tin đồn hoặc đưa ra quan điểm đơn chiều để làm ảnh hưởng ý kiến công chúng Việc này có thể tạo ra sự hiểu lầm và đưa ra quyết định sai lệch từ phía người nghe 2 Chuyển hướng theo uy tín

Trong trường hợp này tư tưởng, quan điểm của các cá nhân hay nhóm xã hội đang thiên về một hướng nhưng khi được nghe một cá nhân hay nhóm xã hội khác có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực đang được đề cập thì họ sẽ chuyển

16

Trang 17

hướng theo những chủ thể uy tín Người có uy tín cao có thể tạo ra sự lệch hướng khi họ đưa ra quan điểm một cách độc đáo, người nghe có thể chấp nhận quan điểm của họ mà không xem xét cân thận Nếu một nhóm xã hội có quyền lực lớn và kiểm soát thông tin, họ có thể tạo ra hình ảnh chệch hướng về một vấn đề hay sự kiện nào đó Điều này có thé dẫn đến việc theo đuôi ý kiến của những người nỗi tiếng mà không tự đặt ra những câu hỏi hay phân tích đầy đủ thông tin, có thể tạo ra sự chuyền động đột ngột trong dư luận xã hội mà không có sự xác nhận hoặc đánh giá đầy đủ

3 Nguy hiểm của "Gió chiều nào theo chiều ấy" Động thái “Gió chiều nào theo chiều ấy” như thế cũng rất nguy hiểm Bởi lẽ, có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan mà các cá nhân, nhóm xã hội này cố tình bẻ cong sự thật, chia rẽ tư tưởng chung của nội bộ thậm chí làm các chủ thê khác hiểu sai quy định pháp luật dẫn đến hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật Nếu có nhóm xã hội cố ý tạo ra dư luận xã hội để phục vụ mục đích riêng, điều này có thể dẫn đến sự chia rẽ và xung đột trong cộng đồng Nguy cơ là những quyết định và hành động được đưa ra dựa trên sự chuyên động của dư luận, chứ không phải dựa trên cân nhắc kỹ lưỡng và thông tin đầy đủ Tư duy này có thê dẫn đến việc mù quáng theo đuôi một quan điểm ma không cân nhắc các khía cạnh khác của vấn đề Sự hiểu lầm về quy định pháp luật có thể xuất hiện, và những hành động không chính xác có thể được thực hiện do sự tưởng tượng về sự không công bằng

4 Nhóm xã hội tự tạo dư luận Đây là trường hợp những nhóm xã hội hay các cá nhân am hiểu về pháp luật có xu hướng tự tạo ra dư luận bằng cách cố ý tìm ra những bắt cập hay những quy định chưa cụ thê rồi dùng lập luận của mình “lên án” các quy định pháp luật

Tuy nhiên, những nhóm xã hội tự tạo dư luận có thể không đầy đủ kiến thức

pháp luật, và việc họ đưa ra lập luận không chính xác có thê tạo ra sự hiểu lầm về quy định pháp luật Hệ quả tất yếu đó là dẫn đến việc người nghe tín theo mù quáng và hành động không đúng với quy định của pháp luật Ngoài ra, nhóm xã hội tự tạo dư luận có thể ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và thực thi pháp luật, có thê làm tăng áp lực để thay đôi hoặc cập nhật pháp luật

5 Hậu quả về chuẩn mực pháp luật Sự lệch hướng của dư luận xã hội có thể dẫn đến hành động không tuân thủ theo quy định pháp luật và làm mắt đi chuân mực xã hội Có thê tạo ra sự đảo

17

Trang 18

ngược về chuẩn mực pháp luật khi người dân không hiểu rõ về quy định và hành động theo quan điểm tạo ra từ dư luận, không phải từ thông tin chính xác

Khi dư luận xã hội có nhiều chiều hướng, điều đó đồng nghĩa với việc người dân sẽ có nhiều luỗng tư tưởng, ý kiến khác nhau trong vấn để xã hội, sự kiện đó Theo lẽ tất nhiên, trong những luồng dư luận đó sẽ có những ý kiến sai lệch về chuẩn mực đạo đức cũng như chuẩn mực pháp luật Những người thiếu hiểu biết nếu như ủng hộ, bảo vệ ý kiến sai lệch chuẩn mực pháp luật đó sẽ làm trật

tự đúng đắn của xã hội bị ảnh hưởng, tạo nên hệ quả xấu hay thậm chí nghiêm

trọng hơn, có thể làm đảo lộn trật tự xã hội 6 Tác động tiêu cực của dư luận

Mặc dù ảnh hưởng của dư luận xã hội có thể tích cực trong việc tạo áp lực và thúc đây sự thay đối tích cực, nhưng cũng có thể tạo ra sự hoang mang và hiểu lầm Nếu dư luận xã hội không được quản lý một cách cân nhắc, nó có thê tạo ra sự không ôn định và hỗn loạn trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật Điều này có thể dẫn đến việc đưa ra quyết định không chính xác hoặc không công bằng Tuy ảnh hưởng tiêu cực của dư luận xã hội không nhiều nhưng nó vẫn luôn tồn tại song hành với sự vận động và phát triển của pháp luật

7 Tác động đối với pháp luật

Dư luận xã hội có thể tạo ra áp lực đề thay đổi pháp luật, nếu có sự không hài lòng rộng rãi, đù có phải là quy định có lợi hay không Điều đó cũng có thê làm mắt lòng tin và én định nếu nó được hình thành dựa trên thông tin không chính xác hoặc lệch lạc Trong môi trường thông tin ngày nay, quản lý và kiểm soát dự luận xã hội trở nên ngày càng quan trọng đề đảm bảo sự minh bạch, chính xác, và công bằng trong xã hội

Việc dư luận xã hội có sự tác động lên pháp luật, làm một bộ phận người dân không hài lòng với những chính sách, chủ trương và pháp luật dẫn đến việc người dân mất lòng tin vào nhà nước và hệ thống pháp luật thì sẽ tạo ra cơ hội cho những kẻ chống phá nhà nước hoạt động công khai và mạnh mẽ hơn, từ đó lôi kéo những người dân cả tin, bất mãn với chính quyền hoặc có suy nghĩ sai lệch về làm việc cho mình, gây ảnh hưởng sâu sắc và nghiêm trọng đến an ninh đất nước

18

Trang 19

1.4 Quá trình hình thành dư luận xã hội

1.4.1 Quá trình hình thành

Dư luận xã hội hình thành khi các quyết định cơ bản được hình thành, đi đến được thông nhất đại đa số Ví dụ: Sau một biến cố, xã hội lên án ung hộ

Bước 1: Khi tiếp nhận thông tin về một vấn đề thì sẽ có cảm nghĩ sơ bộ

về vấn đề đó Nếu chủ thê đó có cảm xúc thì sẽ hình thành nên suy nghĩ

Đây là giai đoạn ý thức cá nhân hình thành khi đón nhận thông tin về một

van dé gi do Bước 2: Ý thức cả nhân chuyền thành ý thức xã hội khi mọi người trao

đôi với nhau về vấn để đó Tuỳ từng vấn đề thì sẽ có sự trao đi trực tiếp hoặc gián tiếp, có tô chức hoặc không có tổ chức, Nhiều người có vị thé, vai trò và công việc khác nhau thì sẽ có góc nhìn khác nhau Điều đó sẽ dẫn đến xung đột và bất đồng quan điểm Tuy nhiên, đến một thời điểm nhất định thì sẽ hình thành thay đôi cơ bản về quan điểm

Bước 3: Quá trình bàn bạc, trao đổi đi đến thông nhất thì dư luận xã hội hình thành Đó là khuynh hướng của dư luận xã hội là phê phản hay lên

án

1.4.2 Nhân tổ tác động đến quá trình hình thành dư luận xã hội

Dư luận xã hội hình thành nhanh hay chậm, lâu hay mau phụ thuộc nhiều

yếu to:

Thứ nhất, nhân tô thuộc về khách thể của dư luận xã hội: phụ thuộc vào tính chất, quy mô Vấn đề lớn hay nhỏ, liên quan đến ai sẽ liên quan đến quy môn lớn — nhỏ của dư luận xã hội

Nếu những sự kiện, hiện tượng cùng diễn ra mà liên quan trực tiếp đến lợi ích của chính những công chúng đó thi họ sẽ quan tâm và đưa ra nhận xét

trước hết

Còn nếu những sự kiện quan trọng, liên quan đến lợi ích lâu dài, có ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của đại đa số quần chúng thì dự luận thường sẽ hình thành và lan truyền với tốc độ rất nhanh, gây tác động lớn với đông đảo quần chúng nhân dân ảnh hưởng đến những quyết định, chính sách thực hiện.9

Các yêu tô tác động đến sự hình thành đư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên ngày 15/12/2018

19

Ngày đăng: 11/09/2024, 13:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN