1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài khoa học cấp Bộ: Đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt động xây dựng pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Phần 1)

314 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảm Bảo Yêu Cầu Phát Triển Bền Vững Trong Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật - Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả PGS.TS. Nguyễn Văn Động, PGS.TS. Thỏi Vĩnh Thang, FGS.TS. Trần Ngọc Dũng, TS. Trần Minh Hương, TS. Nguyễn Văn Quang, TS. Nguyễn Quang Tuyến, TS. Lưu Bình Nhưỡng, TS. Nguyễn Văn Phương, TS. Trần Thị Thủy Lõm, TS. Phạm Thị Giang Thu, TS. Nguyễn Thị Thuận, ThS. Nguyễn Ngọc Bích, PGS.TS. Trần Phương Đạt, PGS.TS. Chu Hồng Thanh, TS. Ngụ Đức Mạnh, Luật gia Lương Phan Cừ
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Động
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Thể loại Đề tài khoa học
Năm xuất bản 2008 - 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 314
Dung lượng 82,26 MB

Nội dung

Các chuyên dé về những vấn đề ly luận của việc đảm bảo yêu 32cầu shat triển bền vững trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nan trong điêu kiện đôi mới, phát triển bền vững và hội nhậ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPVIEN KHOA HỌC PHÁP LÝ

DAN BẢO YEU CẦU PHÁT TRIEN BỀN VỮNG TRONG

HOA1DONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT - NHỮNG VAN ĐỀ

LÝ LUẬN VA THỰC TIEN

BỀTÀI KHOA HOC CAP BỘ NĂM 2008 - 2009:

Thời gian thực hiện: Từ § - 6 - 2008 đến 5 - 12 - 2009

(hủ nhiệm dé tài: PGS.TS Nguyễn Van Dong

* TOÁN BO NỘI DUNG CÔNG TRÌNH:

- BAO CÁO PHÚC TRINH VE DE TÀI

- CÁC CHUYEN DE CUA DE TÀI

* PHU LUC

* LUAN DIEM CHINH VA NHUNG DONG GOP VE

KHOA HOC VA THUC TIEN CUA DE TAI

TRUNG TAM THONG TIN THU VIÊN:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AYALA no!

PHÒNG ĐỌC ——2 2 _ 1

HA NỘI — 2009

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 P5S.TS Nguyễn Văn Động - Trường Đại học luật Hà Nội

2 PGS.TS Thái Vĩnh Thang - Trường Dai học luật Hà Nội

3 FGS.TS Trần Ngọc Dũng - Trường Dai học luật Hà Nội

4 TS Trần Minh Hương - Trường Dai học luật Ha Nội

5 1S Nguyễn Van Quang - Trường Đại học luật Hà Nội

6 TS Nguyên Quang Tuyến - Trường Đại học luật Hà Nội

7 1S Lưu Bình Nhưỡng - Trường Dai học luật Hà Nội

8 1S Nguyên Văn Phương - Trường Dai học luật Hà Nội

9 1S Trần Thị Thúy Lâm - Trường Đại học luật Ha Nội

10.TS Phạm Thị Giang Thu - Trường Đại học luật Hà Nội

11.TS Nguyễn Thi Thuận - Trường Dai học luật Hà Nội

12 ThS Nguyễn Ngọc Bích - Trường Đại học luật Hà Nội

13.PGS.TS Trần Phương Đạt - Học viện cảnh sát nhân dân

14.PGS.TS Chu Hồng Thanh - Bộ giáo dục và đào tạo

15 TS Ngô Đức Mạnh - Ủy ban đối ngoại của Quốc hội

16 Luật gia Lương Phan Cừ - Uy ban các vấn dé xã hội của Quốc hội

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Phần thứ nhất: Toàn bộ nội dung công trình Ị

A - áo cáo phúc trình về Đề tài I

1 Mc dau |1.1 Mục tiêu của Đề tài |

I.11.Mục tiêu chung cua Dé tài 11.1.2 Muc tiéu cu thé cua Dé tai |

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu của ^

Dé ta

1.2.1 Tinh hình nghiên cứu o ngoài nước 2 1.22 Tình hình nghiên cứu Ø trong nước 71.221 Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về môi 7

trương

1.222 Một số công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế hoc, xa hdi 8

học và một số ngành khoa học xã hội khác

1.223 Các công trình nghiên cứu của các nhà luật học 10

1.3 Tinh cấp thiết của Dé tài 14 1.4 Những van đề mới được đặt ra dé nghiên cứu Đề tài 21

1.5 Cách tiếp cận Dé tài và hướng giải quyết ba vấn dé cơ bản của 23

Dé tei

1.51 Cách tiếp cận Đề tài 231.511 Cách tiếp cận chung đối với cả Dé tài 241.512 Cách tiếp cận riêng từng van dé chủ yếu của Đề tài 25

1.52 Hướng giải quyết ba van dé cơ bản của Đề tài 28

1.6 Nội dung nghiên cứu Dé tài 29

1.61 Khai quát chung 291.62 Các chuyên dé của Dé tài 321.62.1 Các chuyên dé về những vấn đề ly luận của việc đảm bảo yêu 32cầu shat triển bền vững trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt

Nan trong điêu kiện đôi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Trang 4

1.6.2.2 Các chuyên đề về đảm bảo yêu cầu phát triển bên vững trong

hoạt động xây dựng pháp luật về kinh tế, tài chính - ngân hàng, đất

đai, môi trường

1.6.2.3 Các chuyên đề về đảm bảo yêu cầu phát trién bền vững trong

hoạt động xây dựng pháp luật lao động - việc làm, an sinh xã hội,

chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bình đăng giới

1.6.2.4 Các chuyên đề về dam bảo yêu cầu phát triển bền vững trong

hoạt động xây dựng pháp luật về văn hóa, giáo dục, khoa học - công

nghệ

1.6.2.5 Các chuyên dé về đảm bảo yêu cau phát triển bền vững trong

hoạt động xây dựng pháp luật về an ninh - quốc phòng, đối ngoại

1.7 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể của

Đề tài

1.7.1 Phương pháp luận của Dé tài

1.7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thé cua Dé tài

1.8 Khả năng ứng dụng, phương thức và địa chi chuyển giao kết

quả nghiên cứu

1.9 Các lợi ích mang lại và tác động của kết quả nghiên cứu ĐỀ tài

2 Kết quả nghiên cứu Đề tài

2.1 Những van đề lý luận của việc đảm bảo yêu câu phái triển bên

vững trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay

2.1.1 Quan điêm của Đảng cộng san Việt Nam về phát triên bên vững

và xảy dựng pháp luật phục vụ phát triển bên vững ở Việt Nam trong

điều kiện đổi mới và hội nhập quốc rễ

2.1.2 Hoạt động xáy dựng pháp luật trước yêu cầu phát triển bên

vững của Việt Nam hiện nay

2.1.3 Cách thức xác định nội dung phát triên bên vững của pháp luật và

lông ghép chúng vào quá trình xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay

2.1.4 Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ đảm bảo yêu câu phát triên

bên vững trong hoạt động xây dựng pháp luật cua Việt Nam hiện nay

2.1.5 Hài hòa hóa giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế

trong việc đảm bảo yêu câu phát triển bên vững trong hoạt động xây

dựng pháp luật của Việt Nam hiện nay

50

56 64

65

Trang 5

2.2 Dan bảo yêu câu phát triển bên vững trong hoạt động xây dựng

pháp lat về kinh tế, tài chính- ngân hàng, đất dai, môi trường

2.2.1 Foạt động xáy dung pháp luật về kinh tế trước yêu cầu dam bao

phát trên bên vững của Việt Nam trong điều kiện đôi mới và hội nhap

quốc t

2.2.2 đoạt động xây dung pháp luật về tài chính - ngắn hàng trước

yêu cdr dam bao phat triên bên vững ở Việt Nam hiện nay

2.2.3 Két hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triên kinh tế với dam bao

tiễn bộ xã hội và bao vệ môi trường trong hoạt động xây dựng pháp

luật về đất dai ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

2.2.4 Dam bảo yêu cau phát triển bên vững trong hoạt động xây dựng

pháp lat về môi trường ở Việt Nam trong điêu kiện đổi mới và hội nhập

quốc te

2.3 Dem bao yéu cau phat trién bén vững trong hoạt động xây dựng

pháp lat vê lao động - việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc và bảo vệ

sức khỏe nhân dân, bình dang giới

2.3.1 Dam bảo yêu cau phát triển bên vững trong hoạt động xây dựng

pháp luật về lao động - việc làm trong bối cảnh đôi mới và hội nhập

quốc té

2.3.2 Đảm bảo yêu câu phát triển bên vững trong hoạt động xây dung

pháp laật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

2.3.3 Đảm bảo yêu câu phát triển bền vững trong hoạt động xây dựng

pháp luật về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ở Việt Nam hiện nay

2.3.4 Đảm bảo yêu câu phát triển bên vững trong hoạt động xây dựng

pháp luật về bình đăng giới ở Việt Nam hiện nay

2.4 Dim bảo yêu cầu phát triển bén vững trong hoạt động xáy dựng

pháp luật vé văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ

2.4.1 Dam bảo yêu cau phát triển bên vững trong hoạt động xây dung

pháp mật vê văn hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đôi mới và hội nhập

quốc fê

2.4.2 Đảm bảo yêu câu phát triên bên vững trong hoạt động xây dựng

pháp luật vê giáo dục ở Việt Nam hiện nay

2.4.3 Lông ghép “phát triển bên vững " vào hoạt động xây dựng pháp

luật về khoa học - công nghệ của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 6

2.5 Đảm bảo yêu câu phát triển bên vững trong hoạt động xây dựng

pháp luật về an ninh - quốc phòng, doi ngoại

2.5.1 Hoạt động xáy dựng pháp luật về an ninh - quốc phòng trước

yêu câu dam bao phát triển bên vững cua nước ta hiện nay

2.5.2 Hoạt động xáy dựng pháp luật về đổi ngoại trước yêu câu dam

bao phát triển bên vững cua nước ta trong giai đoạn hiện nay

B - Các chuyên đề của Đề tài

1 Các chuyên đề vê những van dé lý luận của việc dam bảo yêu

cầu phát triển bền vững trong hoạt động xây dựng pháp luật ở

Việt Nam trong điều kiện đổi mới, phát triển bền vững và hội

nhập quốc tế

1.1 Chuyên đề 1: Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát

triển bên vững và xây dựng pháp luật phục vu phát triển bền vững ở

Liệt Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế

1 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển bền vững ở

Việt Nam

1 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng pháp luật

phục vụ phát triển bên vững ở Việt Nam

1.2 Chuyên đề 2: Hoạt động xây dựng pháp luật trước yêu cau phát

triển bên vững của Việt Nam hiện nay

1 Quan hệ giữa phát triển bền vững của đất nước với hoạt động xây

dựng pháp luật

2 Một số nhược điểm trong nội dung của pháp luật và trong hoạt động

xây dựng pháp luật trước yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

3 Phương hướng đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt

động xây dựng pháp luật

1.3 Chuyên đề 3: Cách thức xác định nội dung phát triển bên vững

của pháp luật và long ghép chúng vào quá trình xây dựng pháp luật

ở nước ta hiện nay

1.4 Chuyên đề 4: Các tiêu chuẩn danh giá mức độ dam bảo yêu cau

phát triển bên vững trong hoạt động xây dựng pháp luật cua Việt

Nam hiện nay

1.5 Chuyên đề 5: Hài hòa hóa giữa pháp luật quốc gia với pháp

luật quốc tế trong việc đảm bảo yêu câu phát triển bên vững trong

156

156

163

17] 17]

Trang 7

1 Một số vẫn đề lý luận về quan hệ giữa pháp luật quốc gia với pháp

luật quốc tế

2 Hài hòa hóa giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế

2 Các chuyên đề về đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong

hoạt động xây dựng pháp luật về kinh tế, tài chính - ngân hàng,

đất đai, môi trường

2.1 Chuyên đề 6: Hoạt động xây dựng pháp luật về kinh 1é trước

yêu cầu đảm bảo phát triển bền vững của Việt Nam trong điều kiện

đổi mới và hội nhập quốc tế

1 Một số van dé lý luận về hoạt động xây dựng pháp luật vẻ kinh tế

2 Thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật về kinh tế trước yêu cầu

phát triển bền vững của đất nước và những yêu cầu được đặt ra

3 Nhiệm vụ, quyển hạn của các cơ quan, cá nhân có thâm quyền xây

dựng pháp luật về kinh tế trước yêu cau phát triển bền vững của đất nước

2.2 Chuyên đề 7: Hoạ động xây dựng pháp luật VỀ tài chính - ngân

hàng trước yêu cầu đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

1 Những van dé ly luận của việc đảm bảo yêu câu phát triển bền vững

trong hoạt động xây dựng pháp luật về tài chính - ngân hàng

2 Thực trạng đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt động

xây dựng pháp luật về tài chính - ngân hàng

3 Giải pháp dam bảo yêu cau phát triển bền vững trong hoạt động xây

dựng pháp luật về tài chính - ngân hàng

2.3 Chuyên đề 8: Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế

với đảm bảo tiễn bộ xã hội và bảo vệ môi trường trong hoạt động

xây dựng pháp luật vê dat dai ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

1 Những van dé lý luận của việc lồng ghép nội dung phát triển bền

vững vào hoạt động xây dựng pháp luật về đất đai ở nước ta

2 Thực trạng lồng ghép nội dung phát triển bền vững vào hoạt động

xây dựng pháp luật về đất đai

3 Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả lồng ghép nội

dung phát triển bền vững vào hoạt động xây dựng pháp luật về đất đai

2.4 Chuyên đề 9: Dam bảo yêu cau phái triển bên vững trong hoạt

động xây dựng pháp luật về môi trường ở Việt Nam trong điều kiện đổi

mới và hội nhập quốc tế

228 244

Trang 8

1 Những vấn đề lý luận của hoạt động xây dựng pháp luật về môi

trường ở Việt Nam hiện nay

2 Thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật về môi trường trước yêu

cầu phát triển bền vững đất nước

3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động xây dựng pháp

luật về môi trường trước yêu cầu phát trién bền vững đất nước trong

bối cảnh hiện nay

3 Các chuyên đề về đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong

hoạt động xây dựng pháp luật lao động - việc làm, an sinh xã hội,

chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bình đắng giới

3.1 Chuyên đề 10: Dam bảo yêu cau phát triển bên vững trong hoạt

động xây dựng pháp luật về lao động - việc làm trong bối cảnh đổi

mới và hội nhập quốc tế

1 Pháp luật về lao động - việc làm của Việt Nam trong bối cảnh đổi

mới và hội nhập quốc tế

2 Xây dựng pháp luật về lao động - việc làm trước yêu cầu đảm bảo

phát triển bền vững trong bồi cảnh đôi mới và hội nhập quốc tế

3.2 Chuyền đề 11: Dam bảo yêu câu phat triển bền vitng trong hoạt

động xây dựng pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

1 Sự cần thiết phải thực hiện an sinh xã hội và trách nhiệm của Nhà

nước đối với an sinh xã hội

2 Thực trạng pháp luật vê an sinh xã hội

3 Thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật về an sinh xã hội

4 Những yêu cầu về nội dung của pháp luật vé an sinh xã hội và hoạt

động xây dựng pháp luật về an sinh xã hội

5, Giải pháp đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt động xây

dựng pháp luật về an sinh xã hội

3.3 Chuyên đề 12: Dam bảo yêu cau phát triển bên Vững trong hoạt

động xây dựng pháp luật vê chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ở

Việt Nam hiện nay

1 Những vân đề lý luận về hoạt động xây dựng pháp luật về chăm sóc

và bảo vệ sức khỏe nhân dân

2 Thực trạng đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt động

xây dựng pháp luật về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trang 9

3 Các giải pháp đảm bảo yêu câu phat trién bền vững trong hoạt động

xây dựng pháp luật vê chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

3.4 Chuyên đề 13: Dam bảo yêu câu phát triển bén vững trong hoạt

động xây dựng pháp luật về bình đăng giới ở Việt Nam hiện nay

1 Một số van đê lý luận về đảm bảo yêu câu phát triên bên vững trong

hoạt động xây dựng pháp luật về bình đăng giới

Đảm bảo yêu câu phát triên bền vững trong hoạt động xây dựng

sa luật về bình đăng giới ở Việt Nam trong những năm gân đây

3 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật về

bình đăng giới đáp ứng yêu câu phát triển bén ving của dat nước

4 Các chuyên dé về đảm bảo yêu cau phát triển bền vững trong

hoạt động xây dựng pháp luật về văn hóa, giáo dục, khoa học

-công nghệ

4.1 Chuyên đề 14: Đảm bảo yêu cau phat trién bén vững trong hoạt

động xây dựng pháp luật về văn hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đối

mới và hội nhập quốc tế "¬

1 Cơ sở lý luận của việc đảm bảo yêu câu phát triên bên vững trong

hoạt động xây dựng pháp luật về văn hóa

2 Thực trạng đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong pháp luật về

văn hóa và hoạt động xây dựng pháp luật về văn hóa

3 Quan điểm và giải pháp đảm bảo yêu cầu phát triển bên vững trong

hoạt động xây dựng pháp luật về văn hóa

4.2 Chuyên đề 15: Dam bảo yêu câu phát triển bên vững trong hoạt

động xây dựng pháp luật về giáo dục ở Việt Nam hiện nay

1 Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật giáo dục nham bao

đảm thực hiện Luật giáo dục dục một cách nghiêm chỉnh

2 Hoàn thiện pháp luật về hệ thống giáo dục quốc dân bảo đảm cho

nên giáo dục phát triển bên vững

3 Hoàn thiện pháp luật về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

4 Hoàn thiện pháp luật về đầu tư cho giáo dục

5 Hoàn thiện pháp luật về người học

6 Hoàn thiện pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

7 Hoàn thiện pháp luật về thanh tra giáo dục

8 Hoàn thiện pháp luật về văn bang, chứng chi, công nhận tốt nghiệp,

phô cập giáo dục

9 Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đôi với giáo dục

10 Hoàn thiện pháp luật về giáo dục nói chung

376

379 383

38#

38Á"388

388

388

388

389

Trang 10

4.3 Chuyên đề 16: Lông ghép “phát triển bên vững” vào hoạt động

xây dựng pháp luật về khoa học - công nghệ của Việt Nam trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa dat nước

1 Hoạt động xây dựng pháp luật vê khoa học - công nghệ và lông

phép nội dung phát triển bền vững vào hoạt động xây dựng pháp luật

vệ khoa học - công nghệ

2 Thực trạng lồng ghép nội dung phát triển bền vững vào hoạt động

xây dựng pháp luật về khoa học - công nghệ

3 Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả lông ghép nội dung phát

triển bền vững vào hoạt động xây dựng pháp luật vé khoa học - công

nghệ

5 Các chuyên dé về đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong

hoạt động xây dựng pháp luật về an ninh - quốc phòng, đối ngoại

5.1 Chuyên đề 17: Hoạt động xây dựng pháp luật VỀ an ninh - quốc

phòng trước yêu câu đảm bao phát triển bên vững của nước ta hiện

nay

1 Pháp luật vê an ninh - quôc phòng trong thời ky công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước

2 Thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật về an ninh - quốc phòng

trước yêu câu phát triển bền vững đất nước

3 Định hướng và giải pháp đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong

hoạt động xây dựng pháp luật về an ninh - quốc phòng trong thời gian tới

5.2 Chuyên đề 18: Hoạt động xây dựng pháp luật về đối ngoại

trước yêu câu đảm bảo phát triển bên ving cua nuéc ta trong giai

doan hién nay ¬ ¬¬

1 Quan hệ giữa xây dựng pháp luật về đôi ngoại với phát triên bền

vững đât nước

2 Thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật về đối ngoại

3 Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật về đối

ngoại vì mục tiêu phát triển bền vững

Phan thứ hai: Phụ lục

1 Báo cáo tổng quan tư liệu Đề tài cấp bộ năm 2008

-2009: "Đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt

động xây dựng pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực

tiến"

1.1 Cac văn ban của Dang cộng sản Việt Nam và Nhà nước

394 39h

433

Trang 11

1.1.1 Các văn bản của Đảng cộng sản Việt Nam

1.1.1.1 Các văn bản của Đảng cộng sản Việt Nam trong Đại hội Đảng

lần thứ VI (năm 1986)

1.1.1.2 Các văn ban cua Đảng cộng sản Việt Nam trong Đại hội Dang

lần thứ VII (năm 1991)

1.1.1.3 Các văn bản của Đảng cộng sản Việt Nam trong và sau Đại

hội Đảng lần thứ VIII (năm 1996)

1.1.1.4 Cac văn ban cua Đảng cộng sản Việt Nam trong va sau Đại

hội Đảng lần thứ IX (năm 2001)

1.1.1.5 Cac văn ban của Đảng cộng sản Việt Nam trong va sau Đại

hội Đảng lần thứ X (năm 2006)

1.1.2 Các văn bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam

1.1.2.1 Các văn bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam chứa đựng

chủ trương, chính sách

1.1.2.2 Cac van ban của Nhà nước CHXHCN Việt Nam chứa đựng

các quy phạm pháp luật

1.2 Các công trình khoa học ở trong nước và ngoài nước

1.2.1 Các công trình khoa học ở trong nước

1.2.1.1 Một sô công trình khoa học vê môi trường và quản lý môi trường,

1.2.1.2 Một số công trình khoa học của các nhà triết học, kinh tế học,

xã hội học

1.2.1.3 Các công trình khoa học của các nhà luật học

1.2.2 Các công trình khoa học ở ngoài nước

1.3 Nhận xét chung

2 Ba mẫu điều tra xã hội học trong các lĩnh vực kinh tế, xã

hội, tài nguyên - môi trường và Báo cáo xử lý, phân tích số

liệu điều tra Xã hội học trong các lĩnh vực đó phục vụ nghiên

trién bên vững trong hoạt động xây dựng pháp luật - những

van dé lý luận và thực tiễn”

2.1 Ba mẫu phiếu điều tra xã hội học trong các lĩnh vực kinh tế,

xã hội, môi trường

2.2 Báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra xã hội học trong các

lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường

3 Hai biên bản của hai Hội thảo khoa học phục vụ nghiên

cứu dé tài cấp bộ — Bộ Tư pháp năm 2008 - 2009: “ Dam

bảo yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt động xây dựng

pháp luật — những vấn đề lý luận và thực tiễn”

3.1 Biên bản Hội thảo khoa học ngày 10 - 1 - 2009

477

486

489 491

521

569

569

Trang 12

3.2 Biên bản Hội thảo khoa học ngày 15 - 4 - 2009 572

4 Hai bài báo có liên quan đến Dé tai đã được đăng trên Tạp 574chí "Luật học” của Trường Đại học luật Hà Nội

4.1 Bài 1: Sự cần thiết của việc nghiên cứu van dé đảm bảo yêu 575cầu phát triển bền vững trong hoạt động xây dựng pháp luật ở

nước ta hiện nay Tạp chí Luật học, số 8 - 2008, trang 8 - 13, 40

4.2 Bai 2: Nghiên cứu van đề đảm bảo yêu cầu phát triển bền 584vững trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay Tạp

chí Luật học, số 10 - 2008, trang 11 - 17

Phan thứ ba: Luận điểm chính và những đóng góp 5%

về khoa học và thực tiễn của Đề tài

1 Những luận điểm và đóng góp về lý luận 593

2 Những luận điểm va đóng góp về thực tiễn 604

Trang 13

BANG CHỮ VIET TAT

AN - QP: An ninh quốc phòng

ASXH: An sinh xã hội

ATLĐ: An toàn lao động

BCHTU: Ban chấp hành Trung

BDXH: Bao dam xã hội

HDXDPL: Hoạt động xây dựng pháp luật

HTPL: Hệ thống pháp luật HĐH: Hiện đại hóa

KH-XH: Khoa học xã hội KTTT: Kinh tế thị trường

KT-XH: Kinh tế xã hội

KD: Kinh doanh LDVL: Lao động việc làm

Trang 14

MTTN: Môi trường tự nhiên

MTNT: Môi trường nhân tao

MTTN: Môi trường thiên nhiên

PLQG: Pháp luật quốc gia

PLVN: Pháp luật Việt Nam

TLSX: Tư liệu sản xuất TB: Tiến bộ

TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp TT: Trung tâm

U: | UDXH: Uu đãi xã hội

UBTVQH: Uy ban thường vụ

quốc hội

UBND: Uỷ ban nhân dân UBTP: Uỷ ban tư pháp UBPL: Uy ban pháp luật UBKT&NS: Uỷ ban kinh tế và

ngân sách

UB: Uy ban

V: VH: Van hóa

VB: Van ban VBQPPL: Van ban quy pham pháp luật

VPQH: Văn phòng quốc

Vụ PLDS-KT: Vụ pháp luật

dân sự-kinh tế

Vụ PLHS-HC: Vụ pháp luật hình sự-hành chính

VSATTP: Vệ sinh an ninh

toàn thực phẩm

VSLD: Vệ sinh lao động

X: XH: Xã hội

XDPL: Xây dựng pháp luật XD: Xây dựng

XDCB: Xây dựng cơ bản Y: YTDP: Y té du phong

Trang 15

PHAN THỨ NHẤT

TOÀN BỘ NỘI DUNG CÔNG TRÌNH

A- BAO CÁO PHÚC TRÌNH VE DE TÀI

1 MỞ DAU

1.1 MỤC TIEU CUA DE TÀI

1.1.1.MỤC TIEU CHUNG CUA DE TÀI

Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểmcủa Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước (NN) và pháp luật (PL), đặc biệt là

về các yêu cầu phát triển bền vững (PTBV) đối với chiến lược, chính sáchphát triển kinh tế (KT), văn hoá (VH), xã hội (XH), an ninh - quốc phòng

(AN-QP), đối ngoại (PN); các quan điểm của NN về PTBV được thé hiện chủ

yếu trong Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương trình nghị sự

21, được ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (CP) số153/2004/QD-TTg ngày 17 thang 8 năm 2004), các thành viên Đề tài sẽ phân

tích cơ sở lý luận của việc đảm bảo yêu cầu PTBV trong hoạt động xây dựngpháp luật (HDXDPL); phân tích, làm rõ việc vận dụng lý luận vào thực tiễn

dam bảo yêu cầu PTBV trong xây dựng pháp luật (XDPL) về KT, tài chính ngân hàng (TC-NH), đất đai (DD), môi trường (MT), lao động - việc làm(LD-VL), an sinh xã hội (ASXH), chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân(CS&BVSKND), bình dang giới (BĐG), VH, giáo dục (GD), khoa học - côngnghệ (KH-CN), AN-QP, DN và đánh giá sâu sắc, khách quan, đầy đủ, toàndiện thực trạng của việc vận dụng đó; xây dựng (XD) các giải pháp dam bảoyêu cầu PTBV trong HDXDPL ở nước ta trong điều kiện đổi mới, PTBV vàhội nhập quốc tế (HNQT)

-1.1.2 MỤC TIEU CU THE CUA DE TÀI

- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của việc dam bảo yêu cầu PTBV trongHĐXDPL ở nước ta trong điều kiện đổi mới, PTBV và HNQT Cụ thé là tìm

hiểu quan điểm PTBV của Liên hiệp quốc (LHQ), các tổ chức QT và của các

nhà khoa học (KH) trên thế giới; các quan điểm cơ bản của Đảng, NN và của

Trang 16

các nhà KH Việt Nam về PTBV và việc đảm bảo yêu cầu PTBV trongHĐXDPL; nghiên cứu làm rõ sự cần thiết khách quan của việc đảm bảo yêucầu PTBV trong HDXDPL, lý luận về HDXDPL của NN ta trong điều kiệnđảm bảo yêu cầu PTBV, như khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nội

dung, quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo,

- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề vận dụng lý luận vào thực tiễn đảm bảoyêu cầu PTBV trong HDXDPL về các lĩnh vực KT, TC-NG, DD, MT, LD-

VL, ASXH, CS&BVSKND, VH, GD, KH-CN, AN-QP, DN nhằm thấy đượcnhững đặc điểm chung và đặc điểm riêng về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc,nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục lồng ghép nội dung PTBV vào các giaiđoạn của quá trình HDXDPL về những lĩnh vực ay; phan tich, danh gia thuctrang HDXDPL trong từng lĩnh vực đó xét từ góc độ đảm bảo yêu cầu PTBVtrên các mặt: mục tiêu, nội dung, quy trình, thủ tục, nhằm nêu ra những ưuđiểm, nhược điểm và thấy rõ được nguyên nhân khách quan, chủ quan của ưuđiểm, nhược điềm đó.

- Luận giải để XD nên một hệ thống các giải pháp cơ bản có tính khả thi

về đảm bảo yêu cầu PTBV trong HDXDPL ở Việt Nam trong thời gian tới

theo hướng đổi mới tư duy pháp lý về HDXDPL trong điều kiện đảm bảo yêu

cầu PTBV, hoàn thiện PL về đảm bảo yêu cầu PTBV trong HDXDPL, nângcao kỹ thuật XDPL phục vụ việc đảm bảo yêu cầu PTBV trong HĐXDPL,tăng cường công tác kiểm tra và giám sát việc đảm bảo yêu cầu PTBV trongHDXDPL, xử lý vi phạm PL về đảm bảo yêu cầu PTBV trong HDXDPL

1.2 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC

CUA ĐÈ TÀI

1.2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC

Thập kỷ 70, thuật ngữ "xã hội bền vững" xuất hiện trong các công trìnhnghiên cứu của các học giả phương Tây như "Kinh tế học nhà nước mạnh"cua Herman Daily (1973), "Những con đường sử dụng năng lượng mềm: về

một nền hoà bình lâu dài" của Amory Lovins (1977) Khái niệm XDPL tiếp

tục được đề cập và bổ sung với những đóng góp quan trọng trong các tác

Trang 17

phẩm của Maurice Strong (1972), và Ignacy Sachs (1975) Đặc biệt, kháiniệm này được đề cập toàn diện nhất trong công trình của Laster Brown "Xâydựng một xã hội bền vững" (1981) Đầu thập niên 80, thuật ngữ “phát triểnbền vững” lần đầu tiên được sử dụng trong chiến lược bảo tồn thế giới do

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên (TN) và tài nguyên thiên nhiên (TNTN) QT,

Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình MT do Liên hiệp quốc đềxuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO Tuy nhiên, khái niệm nàychính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau Báo cáo Brundrland (1987)

Ké từ sau Báo cáo Brundtland, khái niệm bén vững trở thành khái niệm chìakhoá giúp các quốc gia XD quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gỡ bế tắctrong các vấn đề phát triển (PT) Đây cũng được xem là giai đoạn mở đườngcho Hội thảo về PT và MT của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được

tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazin) (1992) và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về

PTBV tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 Theo Brundtland, "PTBV là sự

PT thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năngđáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Đó là quá trình PTKT dựa vào

nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự

đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống củacon người, động vật và thực vật” Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm

này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tổ

sinh thái mà còn di vào các nhân tố XH, con người, nó hàm chứa sự bìnhđẳng (BD) giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ Thậm chí nó

còn bao hàm sự cần thiết phải giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết

nhằm giải phóng nguồn TC cần thiết để áp dụng khái niệm PTBV Như vậy,khái niệm PTBV được đề cập trong Báo cáo Brundtland với một nội hàm

rộng, nó không chỉ là sự nỗ lực nhằm hoà giải KT và MT, hay thậm chí PTkinh tế - xã hội (KT-XH) và bảo vệ môi trường (BVMT) Nội dung khái niệmnày còn bao hàm những khía cạnh chính trị - XH, đặc biệt là bình đẳng xã hội(BĐXH) Với ý nghĩa này, nó được xem là "tiếng chuông" hay nói cách khác

là "tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại

Ké từ khi khái niệm này xuất hiện, nó đã gây được sự chú ý và thu hút sựquan tâm của toàn nhân loại (các tổ chức QT, tổ chức phi CP, đảng phái chính

trị, các nhà tư tưởng, các phong trào XH, và đặc biệt là giới KH với việc làm

Trang 18

day lên các tranh luận về khái niệm này mà đến nay vẫn chưa ngã ngũ) Một

số quan điểm cho răng khái niệm PTBV mới chỉ dừng lại ở cấp độ lý thuyết

mơ hồ và phức tạp Theo chúng tôi, khái niệm này mặc dù mới chỉ dừng lại ởcấp độ lý luận trừu tượng nhưng nó đã có những đóng góp nhất định Dé hiểu

rõ khái niệm và khả năng áp dụng nó ở từng phạm vi hay cấp độ, cần phảiđịnh nghĩa và thao tác hoá khái niệm trong khuôn khổ mỗi phạm vi hay cấp_ độ, khả năng áp dụng và tính phù hợp của khái niệm này chỉ có thé đo lườngthông qua kiểm chứng thực tế

Tóm lại, PTBV có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có một ý

nghĩa riêng Một mẫu hình PTBV là mỗi địa phương, vùng, quốc gia

(QG) không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố kia Vấn đề là ápdụng nó như thé nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác nhau của

đời sống XH Để chuyển hoá khái niệm PTBV từ cấp độ lý thuyết áp dụng

vào thực tiễn, khái niệm này cần được làm sáng tỏ sau đó áp đụng trực tiếp

đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH Dưới đây là một số côngtrình nghiên cứu về PTBV:

- PTBV trong thể giới năng động Thay đổi thể chế, tăng trưởng và chất lượngcuộc sống Sách tham khảo Người dịch: Vũ Cương, Nguyễn Khánh Cầm Châu,Hoàng Thanh Dương, Hoàng Thuý Nguyệt Người hiệu đính: Vũ Cương Nhà

xuất bản (Nxb) Chính trị quốc gia (CTQG), Hà Nội (HN), 2003, 353 trang (tr.)

Sách là Báo cáo PT thế giới năm 2003 của Ngân hang thé giới, tập trung ban về

sự tăng trưởng thu nhập va năng suất cần thiết ở các nước đang PT dé xoá đóigiảm nghèo và phát triển một cách bền vững cả về mặt MT và XH, nâng cao

chất lượng cuộc sống Ngoài phần tổng quan, lời nói đầu, sách còn có 9 chương:

1 Thành tựu và thách thức, 2 Quản lý (QL)một cơ cấu tài sản đa dạng hơn, 3.Các thể chế cho sự phát triển, 4 Cải thiện sinh kế tại các vùng đất khó khăn, 5.Chuyên đổi các thé chế về đất nông nghiệp, 6 Tranh thủ những điều tốt nhất từcác thành phó, 7 Tang cường sự phối hợp QG, 8 Những van dé toàn cầu và cácmỗi quan ngại địa phương, 9 Con đường đi tới một tương lai bền vững Trongsách này, phan liên quan trực tiếp đến Dé tài là Chương 3 Khái niệm "thể chế" ởđây được hiểu là "những quy tắc, tổ chức và các chuẩn mực XH tạo điều kiệncho sự phối hợp hành động của con người" (tr 76) Tư tưởng xuyên suốt trong

Trang 19

Chương này là các thê chế phải bảo vệ được người dân trước những thách thức

là tăng trưởng KT nhưng không quan tâm đến bảo đảm tiến bộ xã hội (TBXH),CBXH va cải thiện, nâng cao chất lượng và BVMT; các thể chế vừa phải ổnđịnh, vừa có tính năng động, có khả năng thích ứng với những thay đổi trongvòng 50 năm tới như đô thị hoá, đổi mới công nghệ, tăng trưởng KT, thay đổi vềgiá trị XH và mức độ khan hiếm tài nguyên môi trường (TNMT) và tự nhiên, cácmối liên kết chặt chẽ hơn giữa các QG; cần có thể chế mới để thích ứng vớinhững thay đổi đó Cuốn sách nói chung, Chương 9 nói riêng, mặc dù khôngtrực tiếp đề cập những vấn đề tổ chức - kỹ thuật của việc lồng ghép nội dungPTBV trong quá trình XDPL, nhưng đã đưa ra những định hướng tư tưởng quýbáu cho việc XDPL có chứa đựng nội dung PTBV ở các QG trên thé giới

- Trong tác phẩm "Living with Environmenttall Change", Publishing houseTaylor & Francis, ISBN: 978041527224, hai tac gia la P Mick Kelly vaNguyen Huu Ninh Neil Adger cho rằng, Việt Nam va các nước quanh ViệtNam 6 Déng Nam A dang gap phải những thách thức da dang do quá trìnhphát triển nóng đã tác động đến hệ thống KT, XH, MT và nguồn lực Bằngcách tiếp cận nghiên cứu đa ngành, các tác giả cuốn sách đã phân tích sâu tình

hình Việt Nam, xác định các yếu tố định hình những ảnh hưởng và sự bàng

quang của quá trình hoạch định chính sách đối với sự thay đổi MT và cânnhắc các giải pháp cho sự PTBV Còn cụ thé những giải pháp nào và đặc biệt

là các giải pháp pháp lý thì chưa được đề cập trong cuốn sách

- Về phương diện luật học, trước đây, nghiên cứu PTBV chủ yếu tập trungvào việc giải quyết các van đề pháp lý về MT ở các nước PT Trong nhữngnăm gần đây, nghiên cứu PTBV đã hướng tới việc lồng ghép các van đề phápluật quốc tế (PLQT) liên quan đến KT, XH và MT với mục tiêu xoá đói, giảm

nghèo ở các QG đang PT Cũng cần nhân mạnh rằng, về phương diện luật

học, van dé hiện còn đang tranh luận là có nên coi PTBV là một nguyên tắccủa PLQT và pháp luật quốc gia (PLQG) hay nó chỉ nên được xem là mộtkhái niệm mang tính định hướng cho việc XD, hoạch định chính sách và PL.

Các công trình nghiên cứu về PTBV ở phương diện luật học của các học

giả trên thé giới được phân chia thành hai nhóm co bản: a) Nhóm thứ nhất làcác công trình nghiên cứu liên quan đên những vân đê chung về PTBV với tư

Trang 20

cách là một yêu cầu đặt ra cho PLQT va PLQG trén mọi lĩnh vực.có liênquan Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp những vấn đề ly luận va

thuc tién hét sitc co ban vé PTBV dat trong méi quan hệ với việc XD va thực

hiện PL trên bình diện QT và QG Các công trình tiêu biểu trong nhóm này

phải kế đến PL về PTBV: nguyên tắc, thực tiên và triển vọng của Marie-Claire

Cordonier Segger và Ashfaq Khalfan, Nxb Dai hoc Oxford tại NewYork,

2004, 464 tr.; PLOT va chính sách (CS) PTBV [International law and policy

of sustainable development] của Duncan French, Nxb Đại học Manchester,

2005, 218 trang; PLOT về PTBV: nguyên tắc và thực tiễn dp dung

[International law and sustainable development: principles and practice] của Nico Schrijver va Friedl Weiss, Nxb Martinus Nijhoff, 2004, 714 tr Trong

số các công trình nghiên cứu về những vấn đề chung về PL và PTBV, cuốnsách PL về PTBV: nguyên tắc, thực tiên và triển vọng của Segger và Khalfan(2004) được giới học thuật đánh giá cao Sách này đã phân tích một cách kháchi tiết khái niệm PTBV và các kết quả của Hội nghị thượng đỉnh thé giới vềPTBV tại Johannesburg Công trình nghiên cứu này cũng đã nhân mạnh đến

ba nền tảng cơ bản của PTBV ở mọi cấp độ và nỗ lực quyết tâm chung đểxóa đói, giảm nghèo, thay đổi mô hình tiêu dùng và sản xuất (SX) và QL, bảo

vệ nguồn TNTN Đặc biệt, sách đã tập trung vào việc phân tích vấn đề PL và

PTBV trên bình diện QT ở sáu lĩnh vực được coi là phù hợp với yêu cầuPTBV, đó là: PL về thương mại (TM), đầu tư và cạnh tranh, PL về nguồnTNTN, PL về quyền con người và chống đói nghèo, PL về bảo vệ sức khỏe(BVSK), PL về đa dang sinh học, và PL về biến đổi khí hậu; b) Nhóm côngtrình nghiên cứu thứ hai đi sâu vào phân tích yêu cầu PTBV trong việc XD vàthực hiện PL ở từng lĩnh vực chuyên biệt cụ thể trên bình diện QT hoặc ởtừng QG, đưa ra những kiến giải hướng tới việc đảm bảo thực hiện yêu cầuPTBV ở từng lĩnh vực cụ thé này Trong số các công trình nghiên cứu đó phải

kế đến PL về sử dụng đất cho mục tiêu PTBV [Land use law for sustainabledevelopment] do Nathalie J Chalifour, Patricia Kameri-Mbote, Lin Heng Lye

và John R Nolon biên tập, Nxb Dai hoc Cambridge, 2007, 652 tr.; PTBVtrong luật thương mai thé giới [Sustainable development in world trade law]

do Markus W Gehring va Marie-Claire Cordonier Segger bién tap, Nxb.Kluwer International, 2005, 735 tr.; PL bao vé rung va van dé PTBV: sảng tỏ

Trang 21

những thách thức hiện tại từ hoạt động cải cách PL [Forest law and sustainable development: addressing comtemporary challenges through legalreform] của Lawrence C Christy va các cộng sự, Nxb.Ngân hang thé giới,

2007, 256 tr.; PL về năng lượng và van dé PTBV [Energy law and sustainable

development] do Andrian J Bradbrook va Richard Ottinger bién tap do IUCN

(Hiệp hội QT về bảo tồn thiên nhiên và nguồn TNTN) phat hành năm 2003

Cần nhắn mạnh rằng, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu của các

tác giả nước ngoài về vấn dé PL và PTBV, nhưng cho đến nay chưa có côngtrình nghiên cứu nào dé cập đến van dé đảm bảo yêu cầu PTBV trong

HPXDPL trong bối cảnh cụ thé của Việt Nam Qua tình hình nghiên cứu của

các nhà KH ở nước ngoài có thê thấy được rằng họ đều nhấn mạnh ý nghĩa, tầm

quan trọng của PTBV đối với thế giới nói chung, mỗi QG, mỗi dân tộc nói riêng

Tuy nhiên, do xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, cho nên các nhà

KH đều rất ít, nếu như không muốn nói là không, trực tiếp đề cập đến các vấn đề

về những phương pháp (cách thức) thể chế hoá những tư tưởng về PTBV thành

PL về từng lĩnh vực quan hệ XH (QHXH) cơ bản được PL điều chỉnh Nói cáchkhác, việc nghiên cứu của họ về PTBV chưa thật hay rat it gắn với HDXDPL

của NN dé tạo ra một hệ thống pháp luật (HTPL) bảo đảm PTBV cho mỗi OG,

môi dân tộc

1.2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

1.2.2.1 Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về môi trường

Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào khoảng

cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới

KH nước ta tiếp thu nhanh Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu có liên

quan đến PTBV mà trước hết là những công trình của các nhà KH về MT.Đầu tiên là "Tién tới môi trường bên vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên

và môi trường (TN&MT), Đại hoc Tổng hợp HN Công trình này đã tiếp thu

và thao tác hoá khái niệm PTBV theo báo cáo Brundtland như một tiến trìnhđòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: bền vững về mặt KT, bên vững về mặtnhân văn, bên vững về mặt MT, bên vững về mặt kỹ thuật Công trình thứ hai

là "Nghiên cứu XD tiêu chi phát PTBV cấp OG ở Việt Nam - giai đoạn I’

(2003) do Viện MT và PTBV, Hội Liên hiệp các Hội KH - kỹ thuật Việt Nam

Trang 22

thực hiện Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí PTBV của Brundtland và kinh

nghiệm các nước Trung Quốc, Anh, Mỹ, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ

thé về PTBV đối với một QG là bền vững KT, bền vững XH và bền vững

MT, đồng thời cũng dé xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí PTBV choViệt Nam Tiếp đến là "Quản hy MT(QLMT) cho sự PTBV" (2000) của Lưu

Đức Hải và cộng sự, trong đó đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và

hành động QLMT cho PTBV Công trình này đã xác định PTBV qua các tiêuchí: bền vững KT, bền vững MT, bền vững VH; đã tổng quan nhiều mô hìnhPTBV như mô hình 3 vòng tròn KT, XH, MT giao nhau của Jacobs va Sadler

(1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực KT, chính trị, hành chính, công nghệ,

QT, SX, XH của WCED (1987), mô hình liên hệ thống KT, XH, sinh thái củaVillen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu KT, XH, MT của World Bank Chủ

dé này cũng được bàn luận sôi nỗi trong giới khoa học xã hội (KHXH) Trongcông trình "Đổi mới chính sách XH (CSXH) - luận cứ và giải pháp" (1997),

tác giả Phạm Xuân Nam đã làm rõ 5 hệ chỉ bao thể hiện quan điểm PTBV:

PTXH, PTKT, BVMT, PT chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là chỉ báo

QT về PT Bai "XH hoc Việt Nam trước ngưỡng của thé lỳ XXT" của tac giảBùi Đình Thanh (Tạp chí Xã hội học, 2003) cũng chỉ ra 7 hệ chỉ báo cơ bản

về PTBV là chỉ báo KT, XH, MT, chính trị, tỉnh thân, trí tuệ, VH, vai trò củaphụ nữ và chỉ báo QT Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này có một

điểm giống nhau là thao tác hoá khái niệm PTBV theo Brundtland Tuy nhiên,cũng cần nói thêm rằng những thao tác này còn mang tính liệt kê, tính thíchứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ địa phương,vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống XH vẫn chưa được làm

ro.

1.2.2.2 Một số công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học, xã hội học

và một số ngành khoa học xã hội khác ngoài lĩnh vực pháp luật

1) Đổi mới QLKT và MT sinh thái Viện nghiên cửu QLKT trung ương

(TU), tập thể tác giả, Nxb CTQG, HN, 1997, 341 tr Trong Mục III, Chương

3 - Khuyến nghị những định hướng CS QLKT gắn liền với BVMT, các tác

giả đã kiến nghị "Hoàn thiện và tăng cường hiệu lực của khung pháp lý" (tiểumục 1 của Mục II) về QLKT gan với BVMT, gồm xác định rõ hon quyền SỞ

Trang 23

hữu và quyển sử dụng đối với TNTN; quy định rõ rang hơn, cụ thé hơn vàchặt chẽ hơn về khai thác tai nguyên; hoàn thiện các thủ tục hành chính và cácquy định cho các tiêu chuẩn MT, giám sát MT và xử lý vi phạm BVMT (tr.

143 - 144); 2) Đổi mới và thực hiện đồng bộ các CS, cơ chế QLKT, tập thé tácgiả, Nxb CTQG, HN, 1997, 388 tr Các tác giả đề xuất giải pháp thực hiện đồng

bộ các CSKT với bảo đảm TBXH theo quan điểm coi con người là trung tâmcủa CS KT - XH (tr 107 - 114); bảo đảm CBXH (tr 120 - 125); khai thác hợp lýTNTN (tr 338 - 339); kết hop chặt chế giữa mục tiêu tăng trưởng KT vớiPTBV, ổn định chính tri, XH, AN-QP và sự bền vững của sinhh thái (tr 350 -351); 3) PGS TS Mai Ngọc Cường, KT thị trường (KTTT) định hướng XHCN

ở Việt Nam (Sách tham khảo), Nxb CTQG, HN, 2001, 442 tr Tác giả đề xuấtgiải pháp gắn PT KTTT định hướng XHCN với phân phối thu nhập, đảm bảo

bình đẳng xã hội (BĐXH), xoá đói giảm nghèo, cải cách chế độ tiền lương, thựchiện bảo hiểm xã hội (BHXH), (tr 373 - 439); 4) PGS TS Nguyễn Đắc Hy,

PTBV trong tâm nhìn của thời đại, năm 2003, 475 trang, do Viện sinh thái và

MT phát hành Tác giả đã xem xét và giải quyết vẫn đề PTBV từ góc độ của

KH về MT và QLMT và PT Ngoài các nội dung mang tính tổng luận chung

về van dé PTBV, sách dành một phan đáng ké phân tích van dé này trong béicảnh cụ thé của Việt Nam từ góc độ chính sách và QLMT Đặc biệt, từ góc độ

QLMT, cuốn sách đã có những phân tích khá chi tiết (trang 437 - 475) về

hoàn thiện nội dung của pháp luật môi trường (PLMT)Viét Nam dam bảo yêucầu PTBV Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, xét vỀ phương diện luật

học, công trình nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Đắc Hy chỉ tập trung phântích về việc đảm bảo yêu cầu PTBV trong việc XDPL về MT ở Việt Nam và

chưa có điều kiện phân tích yêu cầu này trong HĐXDPL ở các lĩnh vực quantrọng khác Ngay cả khi tập trung phân tích các yêu cầu về PTBV trong lĩnhvực MT, cuốn sách này cũng chỉ đề cập đến khía cạnh nội dung của của cácquy định PL gắn với yêu cầu PTBV mà chưa nghiên cứu, phân tích, đánh giáyêu cầu này gắn với các giai đoạn của quá trình XDPL về MT ở Việt Nam; 5)

Bộ khoa học và công nghệ (Bộ KH&CN) Dự án VIE/01/021 Kinh nghiệm XD

và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về PTBV của Trung Quốc (Tài liệu thamkhảo), tập thể tác giả, HN, tháng 10 năm 2003, 2003 tr Sách nêu khó khăn củaTrung Quốc hiện nay là dân số tăng nhanh, thiếu tài nguyên và ô nhiễm MT; xác

Trang 24

định biện pháp ưu tiên để khắc phục tăng cường XD năng lực PTBV, đặc biệt làtiêu chuẩn hoá việc thành lập các hệ thống CS, PL, các quy định và các chỉ số vềmục tiêu chiến lược; 6) Nguyễn Thị Hiên - Lê Ngọc Hùng, Nông cao năng lực

PTBV BĐG, giảm nghèo Nxb Lý luận chính trị, 2004, 235 tr Các tác gia đề

xuất các giải pháp tạo dựng MT thê chế thuận lợi cho PTBV, trong đó đặc biệt

coi trọng yếu tố PL (tr 151 - 154); 7) CS, PL biển của Việt Nam và chiến lượcPTBV (Sách chuyên khảo), tập thể tác giả, chủ biên: PGS TS Nguyễn Bá

Diễn, Nxb Tư pháp (TP), HN, 2006, 690 tr Các tác giả đã phân tích ý nghĩa,

tầm quan trọng của CS, PL về biển của Việt Nam trong chiến lược PTBV ởnước ta Đối với PL về biển, các tác giả kiến nghị phải rà soát lại các văn bản(VB), bãi bỏ điểm bất cập, sự chồng chéo trong nội dung, quy định rõ tráchnhiệm cá nhân, công dân và cộng đồng trong việc bảo vệ, cải thiện, nâng cao

chất lượng MT biển (tr 433 - 434); 8 Báo cáo PT Trung Quốc: tình hình và

triển vọng Sách của Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện KHXH Việt Nam,tập thể tác giả, chủ biên: PGS TS Đỗ Tiến Sâm, Nxb Thế Giới, HN, 2007,

422 tr Các tác giả trình bày những thách thức đang đặt ra đối với Trung Quốc

và kinh nghiệm của Trung Quốc thực hiện Chiến lược PTBV; 9) GS TSKH.Nguyễn Quang Thái, PGS TS Ngô Thắng Lợi, PTBV ở Việt Nam: thành tựu,

cơ hội, thách thức và triển vọng, Nxb Lao động - xã hội (LD-XH), HN, 2007,

483 tr Các tác giả trình bày những quan điểm của mình về những thách thức

đang đặt ra ở nước ta về KT, XH, MT và triển vọng giải quyết các thách thức đó,

trong đó có XD các thể chế đảm bảo PTBV

Từ việc nghiên cứu của các nhà KT học, XH học và một số ngành KHXH

ngoài lĩnh vực PL nêu trên, có thé thấy các kết qủa nghiên cứu về PTBV do, nhìn

chung van chưa thật sự gan với HĐXDPL của NN Nhiều vẫn đề của PTBV đãđược xem xét từ góc độ KT học, XH học, nhưng các van đề đó có ý nghĩa như

thế nào đến việc thể chế hoá thành PL để cả XH phải thực hiện, thì lại chưa được

làm sáng tỏ.

1.2.2.3 Các công trình nghiên cứu của các nhà luật học

1) PGS TS Nguyễn Văn Động, Một số ý kiến về nâng cao chất lượng vahiệu quả hệ thống hoá PL ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, số 5/2006,

Trang 25

tr 11 - 17 Tác giả luận giải để kết luận rằng phải cải tiến công tác hệ thốnghoá PL, đặc biệt là pháp điển hoá ở nước ta hiện nay Tuy vậy, tác giả cònchưa đề cập vấn đề lồng ghép nội dung PTBV vào quá trình XDPL; 2) TS.

Nguyễn Minh Đoan, PL với việc khắc phục những mặt trái của nên KTTT,

Tạp chí Luật học, số 5/2006, tr 30 - 35 Bên cạnh nhiều ưu thế, những điểmtích cực, nền KTTT cũng có rất nhiều điểm hạn chế, những mặt trái cần được

khắc phục Việc đi sâu phân tích vai trò của PL trong việc khắc phục những

mặt trái của nền KTTT có ý nghĩa thiết thực, góp phần làm rõ một số phương

hướng cơ bản trong sự PT của PL hiện nay Tác giả phân tích vai trò của PL

biểu hiện trên những khía cạnh chủ yếu như chống cạnh tranh không lành

mạnh, sự phân hoá giàu nghèo; chống các hành vi tiêu cực xâm hại quyên, lợi

ich hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và của NN; tránh tinh trạng bat én địnhcủa nền KT - XH hay sự PT mất cân đối, thiểu hài hoà; 3) ThS Nguyễn HiềnPhương, KTTT và yêu cẩu hoàn thiện PL ASXH, Tạp chí Luật học, số 4/2006,

tr 40 - 47 Sau khi dé cập những tác động của nền KTTT đối với vấn đềASXH, thực trạng PL về ASXH Việt Nam hiện nay, tác giả phân tích một sốđịnh hướng, quan điểm và các giải pháp cơ bán nhằm hoàn thiện PL về

ASXH nước ta: Hạn chế đến mức tôi đa bất BĐXH, kết hợp hài hoà các CS

KT - XH, XH hoá, đồng bộ; cần pháp điển hoá PL về ASXH, đẩy mạnh chiến

lược phát triển bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, hoàn thiện PL về cứu trợ XH(CTXH), xoá đói giảm nghèo ; 4) PGS.TS Nguyễn Như Phát, Dua PL

chỗng cạnh tranh không lành mạnh vào cuộc sống, Tạp chí Luật học, số

6/2006, tr 29 - 35 Tác giả phân tích đặc điểm, tính chất, cơ cấu chung của PLcạnh tranh, khả năng phi thông lệ của PL hiện hành; đảm bảo sự hài hoà,tương thích giữa các luật có liên quan Cơ chế xử lí hành vi cạnh tranh không

lành mạnh; 5) ThS Bùi Thị Đào, Van bản quy pham(VBQPPL) trái PL và xử

lí VBQP trái PL, Tạp chí Luật học, số 10/2007, tr 21 - 26 Tác giả phân tíchkhái niệm VBQPPL trái PL, các trường hợp cụ thể, thâm quyền và hình thức

xử lí Bài viết đi sâu phân tích một số khía cạnh của trường hợp VBQPPL cónội dung trái PL; 6) ThS Doan Thị Tổ Uyên, Hoạt động lập pháp của Quốchội (QH) trong thời kì đổi mới, Tạp chí Luật học, số 11/2007, tr 70 - 74.Theo tác giả, hoạt động lập pháp của Quốc hội (QH) qua hơn 20 năm đổi mới

có bước chuyển biến mạnh mẽ, đã thu được nhiều thành tựu to lớn Tuy

Trang 26

nhiên, hoạt động lập pháp của QH vẫn còn một số bất cập và hạn chế như luật

và pháp lệnh còn mang tính khung, chưa cụ thể, quá trình tổ chức thực hiện

có nhiều khó khăn; nội dung của một số luật, pháp lệnh chưa theo kip sự đòihỏi của XH, lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn, kĩ thuật lập pháp còn hạn

chế; lực lượng giúp việc cho QH trong hoạt động lập pháp còn yếu, tính

chuyên nghiệp chưa cao Bài viết đưa một số giải pháp cơ bản nhằm tăng

cường năng lực lập pháp của QH; 7) GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà, Luật hình sự

Việt Nam - sự PT trong hai mươi năm đổi mới và các định hướng hoàn thiện,

Tạp chí Luật học, số 1/2007, tr 2 - 10 Tác giả phân tích, so sánh khái quát

quá trình PT của luật hình sự Việt Nam qua các giai đoạn trước khi có Bộ luật

hình sự (BLHS) năm 1999 và khi có BLHS năm 1999 Sự đổi mới của luật

hình sự Việt Nam qua hai giai đoạn này được thể hiện trên ba nội dung lớn là:Hoàn thiện một bước các quy định thuộc phần chung để đảm bảo tính KH và

thực tiễn; thay đôi kết cầu các chương tội phạm theo hướng vừa phù hợp vớidiễn biến mới của tình hình tội phạm vừa phù hợp với xu hướng chung củathé giới; phân hoá trách nhiệm hình sự ở mức độ cao hon đề nâng cao hiệuquả của luật trong thực tiễn áp dụng Sau khi đi sâu phân tích các nhóm nộidung đổi mới đó, tác giả tập trung kiến giải các định hướng hoàn thiện luật

hình sự Việt Nam trong điều kiện hiện nay Các hướng chính được đề cập là:

thay đổi quan niệm về nguồn của luật hình sự, bên cạnh các loại tội phạmthông thường được quy định trong BLHS, các tội phạm gắn liền với lĩnh vực

cụ thể như MT, TC, công nghệ thông tin nên quy định trong chính các đạo

luật đó; thay đôi quan điểm về chủ thể của trách nhiệm hình sự; v.v ; 8) Viên Thế Giang, Hoàn thiện PL về cạnh tranh của các tổ chức có hoạt động ngân

hàng trước yêu câu thực hiện các cam kết OT, Tap chí Luật học, số 11/2007,

tr 21 - 26 Tác giả đánh giá PL hiện hành về cạnh tranh của các tổ chức có

hoạt động ngân hàng trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO; phântích các nguyên tắc và các giải pháp hoàn thiện lĩnh vực PL này; 9) PGS.TS

Đào Thị Hang, Vấn dé LD, việc làm, thu nhập của người lao động khi ViệtNam là thành viên của WTO và một số giải pháp hoàn thiện PL, Tạp chí Luật

học số 11/2007, trang 27 - 35 Phân tích cơ hội, thách thức về vấn đề LD, VL

và thu nhập của người LD khi Việt Nam là thành viên WTO; hướng hoànthiện PL điều chỉnh lĩnh vực này trên một số khía cạnh cụ thể; 10) ThS Trần

Trang 27

Thuý Lâm, PL wu đãi xã hội (UDXH) trong thời kì đổi mới và một số kién

nghi, Tạp chí Luật học, số 5/2007, tr 11 — 14, 33 Điểm lại quá trình PT của

PL về UDXH từ thời điểm đổi mới đến trước và sau khi có Pháp lệnh ưu đãi

người có công năm 1994 đến nay, nêu một số kiến nghị hoản thiện; 11)

Nguyễn Hiền Phương, Hoàn thiện PL về trợ giúp XH (TGXH) trong HTPLASXH Việt Nam, Tạp chi Luật học, số 11/2007, tr 43 - 49 Theo tác giả, cầnhoàn thiện PL về TGXH theo những hướng chính như: cơ chế huy độngnguồn lực và QL sử dụng nguồn lực TGXH; mở rộng phạm vi, đối tượnghưởng TGXH có tính đến khả năng đáp ứng của điều kiện KT - XH hiện nay;

cải cách về mức TGXH; XH hoá công tác TGXH; hoàn thiện PL về giải quyếttranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực TGXH; 12) TS Nguyễn Viết Tý,

Hai mươi năm PT của luật KT - nhìn dưới giác độ phương pháp luận; Tạp chí

Luật học số 1/2007, tr 63 - 68 Tác giả phân tích những thay đổi cơ bản về

đối tượng, chủ thể và phương pháp điều chỉnh, sự phát triển toàn diện về nộidung của luật KT trong quá trình đổi mới; 13) Hồ Văn Phú, PL về dau tư -kinh doanh (KD) của một số nước trong ASEAN, Tạp chí Luật học, số 9/2007,

tr 51 - 56 Bài viết đề cập nguồn, nội dung cơ bản của PL điều chỉnh hoạt

động đầu tư - KD các nước như Thái Lan, Malaysia, Phillipine, Singapore,

Việt Nam; 14) PGS TS Thái Vĩnh Thắng, Bàn về những nguyên tắc chung của

PL Việt Nam trong thời ky đổi mới và HNOT, Tạp chí Luật học, số 7/ 2006) Tácgiả phân tích những nguyên tắc chung của PL Việt Nam Tuy nhiên, bài viếtchưa dé cập vấn dé đảm bảo yêu cầu PTBV trong nội dung của PL như là mộtnguyên tắc quan trong; 15) PGS TS Thái Vĩnh Thắng, May vấn dé li luận vềpháp điển hoá, Tạp chí Luật học, số 7/ 2006 Tác giả phân tích những vẫn đề lýluận của pháp điển hoá, góp phần đóng góp vào việc cải tiến hoạt động phápđiển hoá của QH Rất tiếc, bài viết còn chưa bàn tới việc đảm bảo yêu cầu

PTBV trong nội dung hoạt động pháp điền hoá

Các công trình nghiên cứu của giới luật học trên đây, mặc đù có ý nghĩa

nhất định đối với sự nhận thức về HĐXDPL, nhưng vẫn chưa gắn HDXDPL

với PTBY.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu KH ở ngoài nước và trong nước đều cónhững hạn chế nhất định: có nghiên cứu PTBV nhưng chưa gắn PTBV với

Trang 28

HPXDPL; ngược lại có nghiên cứu HĐXDPL nhưng cũng chưa gắn

HĐXDPL với PTBY.

1.3 TINH CAP THIET CUA ĐÈ TÀI

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, việc nghiên cứu Dé tài trở nên cấp thiết

bởi những lý do dưới đây:

Một là, PTBV đang là xu thế PT tất yếu của các QG trên thế giới nói

chung, của Việt Nam nói riêng mà bản chất, nội dung chủ yếu của nó là kết

hợp hài hoà, thống nhất giữa tăng trưởng KT với bảo đảm TBXH và bảo vệ,cải thiện, nâng cao chất lượng MT Sự bất cập trong PTKT, bảo đảm TBXH

và BVMT dẫn đến phá vỡ tính thống nhất hài hoà giữa ba thành tố tạo nên

khái niệm PTBV đó đã đây không ít nước đứng trước bờ vực thắm Ở nhiềunước, nhất là các nước PT và đang PT, mặc dù tốc độ PT KT của họ rất nhanh

mà người ta gọi đó là "nền KT nóng", nhưng họ đang phải gánh chịu nhiềuhậu qủa tai hại do chính họ gây nên như bất CBXH, nghèo đói, bệnh tật, tệnạn XH, gia tăng dân số, ô nhiễm MT, hiệu ứng nhà kính, tài nguyên kiệt qué

và suy thoái, lũ lụt, hạn hán, Chăng hạn, Trung Quốc là nước có tốc độ tăng

trưởng KT nhanh nhất thế giới, Mỹ là nước có nền KT hùng mạnh nhất thế

giới nhưng cả hai nước này đang phải đối mặt với nhiều thách thức về XH và

có lượng khí thải gây ô nhiễm MT và gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế

giới Theo Báo cáo phát triển Thế giới năm 2005 của Ngân hàng Thế giới

IMF, ESCAP, năm 2004, Trung Quốc có tốc độ tăng GDP là 8,5% so với năm

2000, nhưng thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp, mới chỉ là 5.530

theo ti giá USD theo sức mua tương đương '; năm 2003 có số nợ nước ngoài

nhiều nhất châu A (193,6 tỉ USD) ”; có chỉ số phát triển GD (EDI - chi số

được tổng hợp trên cơ sở các chỉ tiêu tỷ lệ phổ cập GD tiểu học (GDTH), tỷ lệ

biết chữ từ 15 tuổi trở lên, mức cân bằng về giới trong GD, chất lượng GD) la

0, 930, xếp thứ 54 trong 127 nước (Báo cáo giám sát GD toàn cầu 2005 củaUNESCO) : so với các nước trong khu vực, có tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới Š

tuổi năm 2002 đạt khá cao - 38%, đứng thứ 2 sau Inđônêxia va so với các

' Phát triển bền vững ở Việt Nam (Số tay tuyên truyền) của Văn phòng Phát triển bền vững Dự án

VIE/01/21, Hà Nội, 2006, tr 68.

? Phát triển bền vững ở Việt Nam (Số tay tuyên truyền), sách đã dẫn, tr 70.

? Phát triển bền vững ở Việt Nam (Số tay tuyên truyền), sách đã dẫn, tr 75.

Trang 29

nước trong khu vực, có chỉ số phát triển con người HDI năm 2001 đạt thấp 0,

721 điểm, đứng thứ 104 trong 177 nước trên thế giới (Báo cáo PT thế giớinăm 2005 của Ngân hàng Thế giới) ° Về ô nhiễm MT trên thế giới, mới đây(tháng 12 - 2007), LHQ đã tổ chức Hội nghị QT vẻ biến đổi khí hậu ở Bali(Indonesia) Báo cáo của LHQ tại Hội nghị đã khẳng định rằng nguyên nhâncủa biến đổi khí hậu 90% do con người (mà chủ yếu là nạn phá rừng bừa bãi

và PT công nghiệp tràn lan), 10% do tự nhiên LHQ cũng công bố 10 nướcthải khí CO2 nhiều nhất vào bầu khí quyển làm phá vỡ tầng ô zôn gây hiệuứng nhà kính, trái đất nóng lên và băng tan ở Bắc cực, trong đó nỗi bật nhất là

Mỹ (gần 2,8 tỉ tấn/năm), Trung Quốc (2,7 tỉ tan/nim), Nga (66ltriệutan/nam), An Độ (583/năm), Nhật Ban (400 triệu tấn/năm), Ngoài nhữngthảm hoa ở trên, còn khoảng 20 - 30% các loài động thực vật sẽ bị diệt chủng,nhiều cuộc tranh chấp về TNTN sẽ nỗ ra, mùa mang thất bát, 500 triệu người

sẽ buộc phải rời bỏ quê hương, bản quán để di cư đến những vùng ít bị ảnhhưởng bới biến đổi khí hậu, ”

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, nhưng một trong những nguyênnhân chủ yếu nhất là nhiều nước trên thế giới, khi hoạch định CS và XDPL

PTKT - XH đã không hoặc rất ít tính tới giải pháp bảo đảm kết hợp tăng

trưởng KT với bảo đảm TBXH và BVMT Cụ thê là họ không (hay tất ít) lồngghép yếu tố PTBV trong nội dung các chương trình, kế hoạch, CS, PL pháttriển KT - XH Cũng có một vài nước, khi XD chính sách, PL cũng có đề cậpyếu tổ PTBV này nhưng không thực hiện đến nơi, đến chốn, không kiểm tra,

giám sát và đặc biệt là không có những biện pháp đủ mạnh để xử lý các

trường hop phá hoại MTTN ảnh hưởng cuộc sống của con người Đại hội Xcủa Đảng ta đã dự báo rang, trong những năm sắp tới "Nhiều vẫn dé toàn cầubức xúc đòi hỏi các QG và các tổ chức QT phối hợp giải quyết: khoảng cáchchênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; sự giatăng dân số cùng với các luồng di cư; tình trạng khan hiém nguồn năng lượng,cạn kiệt tài nguyên, MT tự nhiên (MTTN) bị hủy hoại; khí hậu diễn biến ngàycàng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các dịch bệnh lớn, các tội

* Phát triển bền vững ở Việt Nam (Sỗ tay tuyên truyền), sách đã dẫn, tr 76, 78.

* Báo Lao Động cuối tuần, số 51, ngày 28 - 30/12/2007.

Trang 30

phạm xuyên QG có chiều hướng tăng".” Bức tranh toàn cảnh của thé giới về

PTBV và dự báo của Đảng ta về tình hình thế giới xét từ góc độ PTBV trongnhững năm tới như trên đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực hoạt động ở nước ta, trong đó có hoạt động KH pháp lý.

Hai là, ở nước ta hiện nay, việc thực hiện đường lối, CS của Đảng va PLcủa NN về PTBV còn nhiều bat cập Đại hội IX của Dang đã xác định: "PT

nhanh, hiệu qủa và bén vững, tang trưởng KT đi đôi với thực hiện TBXH,CBXH và BVMT" 7 Báo cáo chính trị của BCHTU Đảng khoá IX Tại Đại

hội X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: "Phan đấu tăng trưởng KT với nhịp độ

nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gan với PT con người" 8 Báo cáo củaBCHTU Đảng khoá IX về phương hướng PT KT - XH 5 năm 2006 - 2010 chỉrõ: " PT nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững, hai mặt tác động lẫnnhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dàihạn Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện MT ngay trong từng bước PT "Ÿ;

"Coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ BVMT trong mọi hoạt động

KT, XH" '” Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, QH đã ban hành nhiều đạo luật,

bộ luật về PT KT XH và BVMT, trong đó có Luật BVMT ngày 29 11

-2005 Đặc biệt, Thủ tướng CP đã ban hành Quyết định số 153/2004/QD-TTgngày 17 - 8 - 2004 về Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chươngtrình nghị sự 21 của Việt Nam), trong đó nêu mục tiêu tổng quát PTBV ởnước ta là "đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và VH, sự

bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của XH, sự hài hoà giữa conngười và tự nhiên; PT phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là

phát triển KT, phát triển XH và BVMT"; tám nguyên tắc PTBV là: coi conngười là trung tâm của PT, PTKT là nhiệm vụ trung tâm, bảo vệ và cải thiệnchất lượng MT phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trìnhphát triển, quá trình PT phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầucủa thê hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sông của các thê hệ tương

6 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2006, tr 74.

? Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toần quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

-2001, tr 162.

* Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, sách đã dẫn, tr 76.

? Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, sách đã dẫn, tr 178 - 179.

'° Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, sách đã dẫn, tr 221 - 222.

Trang 31

lai, KH&CN là nền tang và động lực cho công nghiệp hóa (CNH), hiện đại.hóa (HĐH), thúc day PT nhanh, mạnh và bền vững đất nước, PTBV là sunghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương: củacác cơ quan (CQ), doanh nghệp (DN), đoàn thể XH, các cộng đồng dân cư vàmọi người dân, gan chặt việc XD nền KT độc lập, tự chủ với chủ động hộinhập KTQT (HNKTQT) để PTBV đất nước, kết hợp chặt chẽ giữa PTKT,PTXH và BVMT với đảm bảo AN-QP và trật tự an toàn XH (TTATXH); balĩnh vực hoạt động cần ưu tiên trong phát PTBV là KT, XH, TN-MT Tuy

nhiên, việc thực hiện đường lỗi, CS của Dang, PL của NN về PTBV chưanghiêm chỉnh va thống nhất dẫn đến tình trạng là vẫn còn nhiều hộ nghèo, tệnạn XH (TNXH) gia tăng, bất CBXH chưa được giải quyết, MT bị ô nhiễm

nặng nề, tài nguyên bị suy thoái và kiệt quệ nghiêm trọng, hạn hán, lũ lụt, sụt

lở đất, đá, thay đôi khí hậu và thời tiết bất thường, dịch bệnh gia tang, Mac

dù tốc độ tăng trưởng KT của Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới (sau Trung

Quốc), đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kê từkhi đổi mới (năm 1986) đến nay, nhưng chúng ta đang đứng trước nhiều nguy

cơ, thách thức mà nếu không có giải pháp kịp thời, cứng rắn, đồng bộ, toàn

diện thì sự PT đất nước chắc chắn sẽ không thể bền vững va én định được

Trong Báo cáo của CP về tình hình KT-XH năm 2007 và nhiệm vụ năm 2008tại Kỳ hop thứ hai, QH khoá XII, Thủ tướng Nguyễn Tan Dũng đã nhận định

về KT, XH và MT như sau: "năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sảnphẩm và của cả nền KT tuy đã có bước tiến bộ nhưng vẫn còn thấp: hiệu quả

đầu tư còn kém, chỉ phí sản xuất (SX) còn cao; SX và cung ứng điện chưa đáp

ứng kịp yêu cầu phát triển; công nghiệp gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, côngnghiệp phụ trợ chưa có tiến bộ rõ nét Cơ cấu KT chuyên dịch còn chậm";

"nhiều vấn đề XH bức xúc khắc phục còn chậm"; "Công tác bảo vệ môitrường còn nhiều yếu kém KT tăng trưởng cùng với quá trình đô thị hoá và

dân số tăng nhanh đã làm gia tăng ô nhiễm và gây áp lực lớn đối với MT

sống Nhiều hệ thống sông, như sông Sai Gon, Đồng Nai, Thị Vải, sông Cầu,

sông Nhué, sông Day, bi 6 nhiễm nghiêm trọng; nhiều khu công nghiệp XDtrước đây với công nghệ và máy móc lạc hậu, nhiêu vùng khai thác khoáng

R = |TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN|

TRƯỜNG ĐẠI HOG LUẬT HÀ NOI!

PHÒNG ĐỌC „2U

Trang 32

_)_—— đây của các nhà KH, bão, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn đang xảy ra thường xuyên hơn và khó dự đoán; khí hậu Việt Nam đã nóng lên 0,1 - 0,2 độ C tronghơn 10 năm qua; mực nước biển cũng đã dâng cao hơn; thời điểm mưa đã

thay đổi, mùa khô kéo dài hơn, mùa mưa nhiều mưa hơn; '? Tháng 1 năm

2005, diễn đàn KT thé giới hop tại Davos (Thuy Sĩ) công bố báo cáo hàngnăm về chỉ số về tính bền vững MT Theo báo cáo này, xét về độ an toàn của

MT, Việt Nam cùng với Philipin đứng cuối bảng trong số 8 nước ASEAN và

xếp thứ 88 trong 117 nước đang PT"

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên mà một trong những nguyênnhân chính là chưa có sự thông nhất cao trong nhận thức và hành động vềviệc kết hợp chặt chẽ, thông nhất, hài hoà giữa tăng trưởng KT với bảo đảm

TBXH với bảo vệ, cải thiện, nâng cao chất lượng MT - vốn vừa là một yêucâu cơ bản, một nguyên tắc quan trọng, vừa là động lực, mục tiêu, kết qủatrong các CS và PL PL KT - XH và trong tổ chức thực hiện các CS, PL đó.Tình hình thực hiện đường lối, CS của Đảng, PL của NN về PTBV như trên

và yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục PT đất nước bền vững mà Đảng, Nhà nước đã

dé ra, đã va đang tác động mạnh mẽ tới tâm tư, tình cảm va thái độ của các

!! Báo Nhân Dân ngày 23 - 10 - 2007.

'? Báo Lao Động cuối tuần, số 51, ngày 28 - 30/12/2007.

3 Phát triển bên vững ở Việt Nam (Sô tay tuyên truyện), sách đã dan, tr 84.

Trang 33

nhà KH pháp lý nước ta, suy nghĩ và hành động như thé nào dé góp phan vào

sự nghiệp PTBV của đất nước

Ba là, trong thời gian qua ở nước ta, nội dung cuaPL về KT XH, VH, GD, KH

- CN, MT, AN-QP, PN chua chita dung yếu t6 PTBV, tức là chưa có su két hop

chặt chẽ, thông nhất, hài hoà giữa tang trưởng KT với bảo đảm TBXH vaBVMT Nhìn chung, những VBQPPL về KT còn thiên về tăng trưởng nhanh KT

mà ít chú ý tới van đề TBXH và chưa quan tâm day đủ, đúng mức đến tính bềnvững khi khai thác và sử dụng TNTN và BVMT; các VBQPPL về chính trị, XH,

AN-QP đối ngoại cũng chủ yếu thiên về ổn định XH, giữ vững AN chính trị,

TTATXH, tăng cường phòng thủ đất nước, mở rộng quan hệ DN về chính trịchứ chưa thật sự chú trọng tới yếu tố thúc đây tăng trưởng KT và bảo vệ, cảithiện, nâng cao chất lượng MT; các VBQPPL về BVMT lại chú trọng việc giải

quyết các sự cố MT, phục hồi suy thoái MT, mà chưa định hướng PT lâu dàinhằm đáp ứng những nhu cầu tương lai của XH, đặc biệt còn ít quan tâm tới kíchthích, thúc đây sự PTKT và làm lành mạnh MT XH, TBXH Bởi thiếu yếu tổ

PTBV trong nội dung, cho nên nhìn chung, PL nước ta hiện nay vẫn chưa đảm

bảo được tính toàn diện, tính đông bộ, tính KH, tính thực tiễn và tinh bên vững,

dân đến khó khăn và nhiều bất cập trong thực hiện trên thực tế Những khiếmkhuyết nêu trên trong nội dung của PL nước ta hiện nay xét trên phương diệnđảm bảo yêu cầu PTBV, đã và đang đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ không chỉ chocác CQ, tô chức, cá nhân có thẩm quyên trực tiếp XDPL, mà còn cho cả giới KHnước nhà, trước hết và đặc biệt là giới KH pháp lý Mọi người suy nghĩ và hành

động như thế nào để khắc phục có hiệu qủa những hạn chế trong nội dung của

PL?

Bốn la, HDXDPL ở nước ta từ trước tới nay, xét từ góc độ đảm bảo kết hopchặt chẽ, thống nhất, hài hod giữa tăng trưởng KT với bảo đảm TBXH vớibảo vệ, cải thiện, nâng cao chất lượng MT, cũng còn nhiều bất cập Sự bấtcập đó được thể hiện ở chỗ: trong nhận thức còn chưa coi đảm bảo yêu cầuPTBV vừa là một yêu cầu cơ bản, một nguyên tắc quan trọng, vừa là động lực,nguồn lực, mục tiêu và kết quả của HĐXDPL của nước ta trong thời kỳ đổi mới,

phát triển nhanh, bền vững và HNQT; chưa lồng ghép được nội dung PTBV vào

các giai đoạn của quá trình XD các VBQPPL về KT, XH, VH, GD, KH-CN,

MT, AN-QP, DN, nhất là những VBQPPL do QH, Ủy ban thường vụ QH

Trang 34

(UBTVQH), CP ban hành, từ giai đoạn lập chương trình, kế hoạch XD

VBQPPL, soạn thảo (ST) VBQPPL, thâm định, thâm tra đến thảo luận và thông

qua VBQPPL Tình hình đó đang làm cho HDXDPL nước ta không đáp ứngđược các yêu cầu cơ bản của nước ta và thế giới về một HTPL PTBV trong ¡thời

đại hiện nay Đây cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc phải nghiên ‹cứu

để xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đảm bảo yêu cầu PTBV trcongHDXDPL ở nước ta hiện nay, đặc biệt là tìm ra được cách thức (phương thức,phương pháp) và cơ chế hữu hiệu nhất cho việc lồng ghép nội dung PTBV wàoquá trình HDXDPL dé khắc phục những hạn chế, thiếu sót về nội dung của JPLnhư đã nêu ở trên Những hạn chế trong HDXDPL nêu trên, xét từ góc độ dmbảo yêu cầu PTBV, đã và đang đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho các CQ, tô chứfc,

cá nhân có thầm quyền trực tiếp XD hệ thống các quy phạm pháp luật (QPPIL)phải nhanh chóng đổi mới, cải tiến nội dung, hình thức, phương pháp, quy

trình HDXDPL và tổ chức thực hiện quá trình hoạt động đã được đổi mới, c:ải

tiến đó nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo nội dung PTBV trong từng giai doaincủa quá trình HDXDPL Sự bất cập trong HDXDPL, xét trên phương diệnđảm bảo lồng ghép nội dung PTBV vào toàn bộ quy trình XDPL, cũng đang

đặt ra nhiệm vu của KH pháp lý nước nhà phải làm gi và làm như thế nào dé

cung cấp kịp thời và đầy đủ những luận cứ KH cho việc đổi mới, cải tiến nội

dung, hình thức, phương pháp, quy trình HĐXDPL và tổ chức thực hiện quái

trình HĐXDPL đã được đổi mới, cải tiến đó, nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo›nội dung PTBV trong từng giai đoạn của quá trình HDXDPL.

Năm là, công tác nghiên cứu KH pháp lý dé cung cấp những luận cứ KH”cho việc đảm bảo yêu cầu PTBV trong HĐXDPL thời gian qua chưa đượcquan tâm đúng mức và đây đủ, dan đến sự chậm trễ trong việc cung cấp

những luận cứ KH cho Đảng, NN hoạch định đường lối, CS, PL về PTBV,

đặc biệt cho NN trong việc đổi mới, cải tiễn nội dụng, hình thức, phươngpháp, quy trình HDXDPL và tổ chức thực hiện quá trình HĐXDPL đã đượcđổi mới, cải tiến đó Một trong những hạn chế lớn nhất trong nghiên cứu KH

ở trong và ngoài nước về PTBV và HĐXDPL thời gian qua là có nghiên cứuPTBV nhưng chưa gan PTBV với HĐXDPL, có nghiên cứu HĐXDPL nhưngcũng chưa gan HDXDPL với PTBV Nhiệm vụ của KH pháp lý hiện nay lànghiên cứu phối hợp giữa PTBV với HĐXDPL, trong đó trọng tâm nghiêng

Trang 35

về nghiên cứu quá trình HDXDPL găn với PTBV, phục vụ cho PTBV Nhiềuvấn đề quan trọng và cấp bách liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc kếthợp chặt chẽ, hai hoà giữa tăng trưởng KT, bảo đảm TBXH với BVMT trong

HNQT Những yếu kém trong nghiên cứu KH pháp lý thời gian qua về van dé

này không những đã gây khó khăn, lúng túng cho việc đổi mới, cải tiến nội dung, hình thức, phương pháp, quy trình HĐXDPL và tổ chức thực hiện quá

trình HDXDPL đã được đổi mới, cải tiễn đó trước yêu cầu đảm bảo nội dung

PTBV trong từng giai đoạn của quá trình HĐXDPL, mà còn góp phần tạo nên

sự trì trệ, thiếu tính nhạy bén, tính năng động và tính hiện đại của KH pháp lý

trước xu thé PTBV của thế giới và của Việt Nam Những hạn chế trongnghiên cứu KH pháp lý trước yêu cầu PTBV của đất nước đã và đang đặt ra

nhiệm vụ cho các nhà KH pháp lý phải nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ,

toàn diện tất cả những van dé lý luận và thực tiễn về HDXDPL trước yêu cầu

đảm bảo nội dung PTBV trong toàn bộ quá trình XDPL, nhằm tạo ra mộtHTPL thật sự toàn diện, đồng bộ, KH, thực tiễn, bền vững phục vụ sự nghiệpPTBV của nước ta trong điều kiện đổi mới và HNQT Việc nghiên cứu nàycũng sẽ là một hành động tích cực góp phần vào việc cung cấp những luận cứ

KH cho Đảng ta XD Chủ thuyết phát triển Việt Nam trong thé kỷ XXI vàtương lai.

Từ những điều trình bày ở trên, cho phép chúng tôi khẳng định rằng nghiêncứu vén đề "Đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt động xây dựng

pháp hật - những vấn dé lý luận và thực tiễn" Ja việc làm thực sự mang tínhcấp thiết, vừa có ý nghĩa lý luận sâu sắc, vừa có giá trị thực tiễn to lớn.1.4 NHỮNG VAN DE MỚI DUOC ĐẶT RA DE NGHIÊN CỨU DETÀI

- Trước hết, cần xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Dé tai vìđây là những vân đê cốt lõi cùng với mục tiêu nghiên cứu Đê tài quy định các

Trang 36

van đề mới về lý luận và thực tiễn mà Đề tài đặt ra cần nghiên cứu Cũng cầnnói thêm rằng việc phân định các vấn đề lý luận và những vấn đề thực tiễn chỉmang ý nghĩa tương đối Đảm bảo yêu cầu PTBV trong PTXH là đối tượng

nghiên cứu của nhiều ngành KH như triết học, KT học, XH học, luật học, MT

học, Mỗi ngành KH xem xét vấn đề này từ góc độ riêng của mình với cácphương pháp cụ thé đặc trưng cho ngành KH nhằm đạt được mục tiêu nghiên

cứu đã đặt ra Luật học là một KHXH nghiên cứu vẫn đề đảm bảo yêu cầuPTBV cũng từ góc độ riêng của mình mà một trong những đặc trưng của góc

độ nghiên cứu ấy là gắn vấn đề được nghiên cứu với lĩnh vực PL, do đó, đốitượng nghiên cứu của Đề tài là những vấn đề liên quan đến đảm bảo yêu cầuPTBV trong lĩnh vực PL phục vụ việc PTBV của đất nước Thế nhưng, đảmbảo yêu cầu PTBV trong lĩnh vực PL lại là một van dé rất rộng va phức tạpcần có nhiều thời gian và công sức dé nghiên cứu một cách toàn diện Điều

này liên quan đến phạm vi nghiên cứu của Đề tài, theo đó, Đề tài chỉ tập trungnghiên cứu van dé đảm bảo yêu cầu PTBV trong "HDXDPL ở Việt Nam hiệnnay" Nhu vậy, việc nghiên cứu Đề tài sẽ được tiễn hành không chỉ trongphạm vi (giới hạn) nhất định của lĩnh vực hoạt động PL của NN mà còn trongphạm vi (giới hạn) nhất định theo không gian và thời gian

A L4 Lạ id ~ 4 a ` a cA tA ? i Bind

Trên cơ sở xác định rõ được đôi tượng va phạm vi nghiên cứu của Dé tai

như vậy, có thé thay Dé tài đặt ra 3 van dé mới, cơ bản về lý luận và thực tiễn

cân nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, cơ sở lý luận của việc đảm bảo yêu câu PTBV trong HDXDPL ở

nước ta Việc nghiên cứu những vẫn đề này có giá trị to lớn không chỉ đối với

nhận thức tư tưởng, nhận thức lý luận KH về một vấn đề có ý nghĩa sống còncủa nước ta và của toàn thế giới là PTBV và về việc đảm bảo PTBV trong

HĐXDPL ở Việt Nam, mà còn đối với việc giải quyết 2 vẫn đề cơ bản còn lại

trong nội dung nghiên cứu của Đề tài là thực tiễn đảm bảo nội dung PTBVtrong HĐXDPL về các lĩnh vực QLNN, QLXH và thực trạng của việc đảmbảo đó; những giải pháp đảm bảo nội dung PTBV trong HDXDPL.

Thứ hai, đảm bảo yêu cầu PTBV trong HDXDPL vê KT, TC-NH, DD, MT,LĐ-VL, ASXH,CS&BVSKND, BPG, VH, GD, KH-CN, AN-OP, DN Day là những vân dé liên quan đền việc van dung lý luận vảo thực tiên của Dé tài mà

Trang 37

việc nghiên cứu chúng sẽ giúp chúng ta hiểu được những điểm chung, giống

nhau và điểm riêng, khác nhau trong vận dụng, bởi vì mỗi lĩnh vực QHXH cơbản mà PL điều chỉnh đều có những tính chất, nội dung, đặc điểm riêng; cũng

như điểm chung, giống nhau và điểm riêng, khác nhau giữa Việt Nam với một

số nước trong khu vực và trên thế giới nói chung Bên cạnh đó, chúng ta cũngthấy được bức tranh toàn cảnh của HĐXDPL của nước ta từ trước tới nay xét

từ góc độ đảm bảo yêu cầu PTBV, bởi vì người nghiên cứu không chỉ tìm

hiểu, luận giải để đi tới những kết luận cần thiết mà còn phải phân tích, đánh

giá thực trạng HDXDPL xét trên quan điểm đảm bảo yêu cầu PTBV

Thứ ba, những giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo yêu cau PTBV trongHDXDPL ở nước ta trong điều kiện đổi mới và HNOT Đây là van đề vừamang tính lý luận vừa có tính thực tiễn Giải pháp đảm bảo yêu cầu PTBVtrong HĐXDPL ở nước ta thì có nhiều và có thể được chia thành hai cấp độ -cấp độ chung và cấp độ riêng Ở cấp độ chung, có các giải pháp về KT, chínhtrị, tư tưởng, VH, XH, tổ chức, Còn ở cấp độ riêng, theo quan niệm củachúng tôi, là các giải pháp mang tính tổ chức - kỹ thuật XDPL được áp dụng

để lồng ghép nội dung PTBV vào các giai đoạn của quy trình XDPL (mà vềthực chất là các giai đoạn của quy trình XD các VBQPPL) và các thành viên

Đề tài sẽ phải tập trung nghiên cứu các giải pháp này

1.5 CÁCH TIẾP CAN DE TÀI VÀ HƯỚNG GIẢI QUYET BA VAN DE

CƠ BẢN CUA DE TÀI

1.5.1 CÁCH TIẾP CAN DE TÀI

Trong mục về tình hình nghiên cứu Đề tài, chúng tôi đã trình bày và đưa ra

kết luận rằng trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian qua, tuy đã có

nghiên cứu vấn dé PTBV nhưng chưa gắn PTBV với HĐXDPL; ngược lại,cũng đã có nghiên cứu HĐXDPL nhưng cũng chưa gắn HĐXDPL với PTBV

Do đó, có thể nói, cho tới nay trong KH pháp lý trong nước và ngoài nước,đảm bảo yêu cầu PTBV trong HDXDPL là một van dé hoàn toàn mới mẻ

chưa được nghiên cứu Do đó, việc nghiên cứu vấn đề này như là một đề tài

KH độc lập ở cấp độ cao sẽ mang tính tổng thể, tính toàn diện, tính hệ thống,

tính thực tiễn và tính năng động hơn rất nhiều Với ly do như vay, cần có cách

Trang 38

tiép cận chung va cách tiêp cận riêng từng van dé sau đây dé việc nghiên cứu

Đề tài đạt được các mục tiêu đã đặt ra

1.5.1.1 Cách tiếp cận chung đối với cả Đề tài

- Cách tiếp cận tổng thể, toàn diện và có tính hệ thong Cách tiếp cận này

nhằm mục đích nghiên cứu kỹ lịch sử hình thành, PT, bản chất của quan điểm

PTBV với nội dung là kết hợp tăng trưởng KT, bảo đảm TBXH với bảo vệ,cải thiên, nâng cao chất lượng MT và đảm bảo yêu cầu PTBV trongHĐXDPL trên thế giới và ở Việt Nam; nghiên cứu sâu sắc lý luận và thựctiễn đảm bảo yêu cầu PTBV trong HDXDPL ở ngoài nước và trong nước.Như đã nói ở trên, vấn đề đảm bảo yêu cầu PTBV trong HDXDPL còn chưađược nghiên cứu, thậm chí chưa bao giờ giới nghiên cứu về PTBV vàHDXDPL coi việc dam bảo yêu cầu PTBV trong HĐXDPL như là mộtnguyên tắc, đòi hỏi, yêu cầu, động lực, nguồn lực, mục tiêu và kết quả của

quá trình HDXDPL ở nước ta trong bối cảnh đổi mới, PTBV và HNQT Vi

vậy, cách tiếp cận tổng thể, toàn diện, hệ thống của việc nghiên cứu Đề tài sẽ

làm rõ được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó XD các giải pháp khả thi

nhằm đảm bảo yêu cầu PTBV trong HĐXDPL của nước ta trong thời gian

tỚI.

- Cách tiếp cận thực tiên Mục đích của cách tiếp cận này là nhằm tổng kết,đánh giá thực tiễn đảm bảo yêu cầu PTBV trong HDXDPL ở nước ta dé rút ranhững bài học thành công và chưa thành công Ngoài việc tông kết, đánh giáthực tiễn Việt Nam, các thành viên Đề tài sẽ còn phải nghiên cứu cả thực tiễncủa một số nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, để có căn cứ so sánh vớiViệt Nam Cách tiếp cận thực tiễn còn được thể hiện ở tính khả thi của nhữnggiải pháp được đề xuất, sao cho các giải pháp đó có thể được áp dụng ngaytrong thực tiễn XDPL của nước ta trong thời gian gần nhất

- Cách tiếp cận "động" Bằng cách tiếp cận này, các vấn đề mà Đề tài đặt ra

sẽ được nghiên cứu trong bối cảnh vận động không ngừng của các QHXH cóliên quan, đặc biệt là của những đối tượng mà PL điều chỉnh Cách tiếp cận

Đề tài mang tính "động" còn được thể hiện ở chỗ: các giải pháp được đưa ra

phải có tính năng động, linh hoạt, uyễn chuyển phù hợp với sự PT nhanh

chóng của đất nước; của đổi mới tư duy nói chung, tư duy pháp lý nói riêng;

Trang 39

của HTPL, Việt Nam, PLQT và của mức độ, phạm vi, quy mô, nội dung, hình

thức HN QT, trong đó có HNPL của nước ta hiện nay.

1.5.1.2 Cách tiép cận riêng từng van dé chủ yêu của Đề tai

- Trước khi dé cập cách tiếp cận riêng từng vấn dé cơ bản của Dé tài cầnquan triệt quan diém tiép cận sau đáy: nhằm khắc phục nhược điểm trongnghiên cứu KH thời gian qua về PTBV và HĐXDPL, các thành viên Đề tàicân nghiên cứu phối kết hợp nhudn nhuyễn, linh hoạt, sáng tạo giữa PTBVvới IĐXDPL; không nghiên cứu sâu van dé PTBV trong mối quan hệ vớiHĐXDPL ma chủ yếu là nghiên cứu HĐXDPL trong mỗi quan hệ chặt chẽ,thong nhất với PTBV Xuất phát từ quan điểm đó, có thé đi tới nhận định rang

để nghiên cứu Đề tài thì không thể không dé cập các vấn dé về tăng trưởng

KT, bảo đảm TBXH, bảo vệ, cải thiện và nâng cao chất lượng MT; mối quan

hệ chặt chẽ, thông nhất, tác động qua lại giữa ba yếu tố đó đã tạo nên bản chấtcủa PTBV, cũng như sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà ba yếu tố đó như là một yêu

cầu, một nguyên tắc vô cùng quan trọng trong XD và PT đất nước, nhằm đảm

bảo cho nước ta vừa PT nhanh vừa PTBV Tuy nhiên, cả ba vấn đề đó lạikhông phải là đối tượng nghiên cứu chính của Đề tài, mà chủ yếu chúng là đối{long nghiên cứu của KT học, XH học và KH QL, BVMT Tiếp thu có chọn

lọc những thành qủa của ba KH nói trên, ở đây, các thành viên Đề tài cần tiếp

cận Đề tài từ góc độ KH pháp lý, đặc biệt là tir góc độ tổ chức - kỹ thuật

XDPL đề giải quyết các van đề lý luận và thực tiễn mà Đề tài đặt ra trên cơ sởmặc nhiên thừa nhận tính đúng đăn, tính lợi ích của PTBV (ma nội dung thựcchất của nó là kết hợp thống nhất, hài hoà giữa tăng trưởng KT với TBXH vớibảo vệ, cải thiện và nâng cao chất lượng MT) trong sự PT của đất nước nói

chung, của HTPL nước nhà nói riêng.

- Các thành viên Đề tài cần tiếp cận những vấn đề liên quan tới việc đảmbảo yếu tố "kết hợp chặt chẽ, thống nhất, hài hoà giữa tăng trưởng KT với bảo

đảm TBXH với bảo vệ, cải thiện, nâng cao chất lượng MT" trong HDXDPL

dé cho ra đời một sản phẩm PL có tính bền vững, én định, khả thi nhằm bảo

đảm sự PTBV của đất nước Cần thấu triệt nguyên tắc thống nhất giữa ba yếu

tố cầu thành khái niệm PTBV là tăng trưởng KT, bảo đảm TBXH và bảo vệ,cải thiện, nâng cao chất lượng MT Nếu chỉ thiên về hay quá nhắn mạnh một

Trang 40

yếu tố nào trong cơ cấu ba thành thống nhất của nội dung khái niệm PTBV

trong HDXDPL thì đều dẫn tới sự phá vỡ tính thống nhất của mối quan hệgiữa ba yếu tố đó và như vậy sẽ không đạt được mục tiêu nghiên cứu của Détài Tuy nhiên, đối tượng điều chỉnh của PL ở nước ta bao gồm nhiều lĩnh vựcQHXH cơ bản như KT, XH, VH, GD, KH-CN, MT, AN-QP, DN, vớinhững đặc điểm, tính chất và nội dung khác nhau, cho nên việc lồng ghép nộidung PTBV vào HĐXDPL về mỗi lĩnh vực QHXH cơ bản đó cũng đòi hỏiphải có nội dung, hình thức, phương pháp, mức độ, phạm vi khác nhau Điều

đó cho thấy lồng ghép nội dung PTBV vào HDXDPL là một yêu cầu, một

-nguyên tắc pháp lý bắt buộc, nhưng -nguyên tắc đó phải được vận dụng một

cách uyén chuyển, linh hoạt, sáng tạo trong từng lĩnh vực QHXH cơ bản được

PL điều chỉnh, sao cho việc lông ghép đó vừa tương xứng với mục đích vàphạm vi điều chỉnh của PL, vừa phù hợp với tính chất, nội dung, đặc điểmcủa lĩnh vực QHXH cơ bản mà PL điều chỉnh

- Mục đích HĐXDPL ở nước ta hiện nay là nhằm sáng tạo ra một hệ thống

các QPPL có chất lượng và có tính khả thi cao, mà toàn bộ những QPPL đóđược chứa đựng trong các loại VBQPPL khác nhau do các CQNN có thâm

quyền và cá nhân có thâm quyền ban hành, theo trình tự, thủ tục do PL quy

định Như vậy, xét theo khía cạnh này (khía cạnh hình thức chứa đựng hayhình thức thé hiện nội dung của các QPPL) thì HDXDPL chính là hoạt động

XD các VBQPPL theo trình tự, thủ tục do PL quy định, và việc lồng ghép nộidung PTBV vào HĐXDPL thì về thực chất, là đưa nội dung "kết hợp chặt

chẽ, thống nhất, hài hoà giữa tăng trưởng KT với bảo đảm TBXH với bảo vệ,

cải thiện, nâng cao chất lượng MT" vào các giai đoạn của quá trình XD cácVBQPPL Với nhận thức như vậy, tiếp cận sâu thêm Đề tài, chúng ta thấy cầnnghiên cứu cả trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn van dé lồng ghép nội dung

PTBV vào các giai đoạn của quá trình XD các VBQPPL của TƯ và địa

phương theo quy định của PL hiện hành, nhằm tạo cơ sở KH cho việc vậndụng những thành qủa nghiên cứu đó vào quá trình XD các VBQPPL về từnglĩnh vực cụ thê.

- Vận dụng những thành quả nghiên cứu lý luận về đảm bảo yêu cầu PTBVtrong HDXDPL vào thực tiễn XDPL về KT, TC-NH, DD, MT, LD-VL,CS&BVSKND, BĐG, VH, GD, KH - CN, AN-QP, DN là một hướng nghiên

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w