1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài khoa học cấp Bộ: Đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt động xây dựng pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Phần 2)

314 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

không thuộc lĩnh vực MT (không phải là VB điều chỉnh trực tiếp) nhưng có thể có những tác động gián tiếp lớn tới MT, chẳng hạn các luật thuế như Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế thu nhập DN Nghị quyết 41/NQ/TU đã khẳng định, một trong những giải pháp chính là áp dụng các biện pháp KT trong BVMT. Như vậy, chính sách thuế bao gồm cả thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập DN cần nhìn nhận cả dưới giác độ MT Không chỉ những luật thuế trong lĩnh vực MT (như Luật thuế BVMT), với CS thuế khác nhau thì tác động tới MT có thể

khác nhau Do đó, sự tham gia vào quá trình thâm tra của UBKHCN&MT hoặc

các thành viên của UBKHCN&MT là cần thiết Tuy nhiên, UBKHCN&MT không tham gia vào quá trình thẩm tra các dự án luật này Tham tra là hoạt động mang tính phản biện và cần thiết, nhất là đối với những chính sách mà CP đệ trình trong dự án, dự thảo Tuy nhiên, số lượng ĐBQH kiêm nhiệm chiếm đa số và không ít đại biểu trong các UB, HĐDT lại đang là cán bộ, công chức cua CQ trình dự án luật, pháp lệnh Do đó, các đại biểu này ít khi có những ý kiến trái chiều mang tinh phản biện ?.

- Sau quá trình thẩm tra, UBTVQH xem xét, cho ý kiến về dự án luật, pháp lệnh và sau khi chỉnh ly, bổ sung trình QH thảo luận, thông qua Trên thực tế, các luật được xem xét, thảo luận tại hai kỳ họp QH Tuy nhiên, do thời gian họp QH ngắn nên các ĐBQH không được nghe giải trình, phản biện đầy đủ,

nhiều chiều cũng như thời gian không đủ dé thảo luận sâu các van dé của dự

thảo luật nên các ý kiến liên quan đến dự thảo luật chưa thực sự thực chất,

trên cơ sở tranh luận thắng thắn để đạt đến sự thoả hiệp trong việc cân bằng

các nhóm lợi ích trong XH mà chỉ mang vốn của ngành, của địa phương mình "xài" được chừng nào thì "xài", kể cả DB chuyên trách”.

2.4 Hoạt động lẫy ý kiến nhân dân

Hoạt động lấy ý kiến CQ, tổ chức và người dân về dự án luật, pháp lệnh được quy định trong Luật ban hành VBQPPL năm 2008 đã có những bước tiến mới trong vấn để này (Điều 35, Điều 33 khoản 6) Việc lấy ý kiến các CQ, tô chức có liên quan đến dự án luật, pháp lệnh là một khâu rất quan trọng nhằm bảo đảm cho dự án luật, pháp lệnh phù hợp hơn với cuộc sống Tuy

213 Báo cáo nghiên cứu Đánh giá quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, Viện nghiên cứu chính sách, pháp luậtvà phất triển, Nxb Lao động — xã hội, Hà nội 2008 Trang 122.

Trang 2

nhiên, hoạt động lấy ý kiến thường không đạt được mục đích này Có nhiều nguyên nhân dén đến tình trạng này, trong đó nguyên nhân chủ yếu là thời gian lây ý kiến các tổ chức liên quan chỉ mang tính đại diện (ví dụ thông qua Hội bảo vệ thiên nhiên MT, VCCI) nhưng với thời gian yêu cầu cho ý kiến ngắn, tài liệu gửi kèm để lấy ý kiến chỉ dừng lại ở VB dự thảo và có thể là

một giải trình ngắn về dự án luật, pháp lệnh Do đó, các CQ, tổ chức có liên quan khó có thể có điều kiện (về thời gian đũng như chính sách chủ yếu, ý đồ

mà dự án dé cập) dé xem xét, đánh giá cân trọng các van dé có liên quan đến

VB dự thảo Hoạt động lấy ý kiến Hội bảo vệ thiên nhiên MT Việt Nam khi ST Luật BVMT, Luật đa dạng sinh hoc đã chứng minh nhận xét này” `” Việc

lấy ý kiến người dân thông qua việc đăng các dự án luật, pháp lệnh về BVMT

trên mạng Internet để lấy ý kiến cũng mạng tính hình thức và chỉ đăng dự thảo luật Cơ chế giải trình phản hồi những ý kiến đóng góp (kể cả trong

trường hợp là CQ phản biện chính thức dự án luật) của các CQ, tổ chức được

thực hiện một cách hình thức CQ chủ trì ST dự án luật, pháp lệnh không có

sự giải trình cụ thể về những ý kiến tiếp thu, không tiếp thu và lý do của

những quyết định này đối với ý kiến đóng góp, phản biện Đây là tình trạng lấy ý kiến trong quá trình ST luật nói chung, Luật BVMT năm 2005 nói riêng

71° là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng của Luật BVMT năm 2005 Với quy định tại Điều 33 khoản 6, Điều 35 Luật ban hành VBQPPL năm 2008, hy vọng rằng, tình hình lấy ý kiến, giải trình về việc tiếp

thu hoặc không tiếp thu các ý kiến của CQ, tổ chức về những dự án luật, pháp lệnh nói chung và các dự án luật, pháp lệnh về BVMT nói riêng được thực hiện tốt hơn ?!”, Cũng cần nhấn mạnh là, Điều 35 khoản 3 Luật ban hành VBQPPL năm 2008 xác định, Bộ TN-MT có trách nhiệm góp ý kiến bằng VB về tác động tới MT của các dự án, dự thảo luật, pháp lệnh Quy định này trong bản thân Luật ban hành VBQPPL năm 2008 cũng đã thể hiện sự quan tâm của

QH trong việc triển khai thực hiện các quan điểm về PTBV.

?'° Cá những giai đoạn Bộ Tài nguyên vả Môi trường gửi dụ thảo (Luật bảo vệ mâi trường Luật đa dạngsinh học) va dé nghị góp ý kiến cha Hội bao vệ thiên nhiên và môi trường Việt nam với yêu câu về mặt thờiian rất hạn chế, có trường hợp chỉ trong vòng ! 5 ngày thậm chí trong vòng 05 ngày phải có ý kiến phan hỗi.“1 Một trong những có quan phản biện chính thức Luật bảo vệ môi trường là Hội bảo vệ thiên nhiên và môi

trường, cơ quan được lấy ý kiến là VCCI.

? Điều 33 khoản 6 Luật BHVBQPPL 2008 quy định về nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo phải chuẩnbị báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và đăng tải các tải liệu này trên trang thông tin điện

tu của Chính phủ hoặc cơ quan 16 chức chủ trì soạn thảo.

Trang 3

2.5 Thực trạng của PLMT hiện hành

Các luật, pháp lệnh đã được ban hành trong thời gian qua gồm: Luật tài nguyên nước năm 1998, Luật đi sản VH năm 2001, Luật khoáng sản năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005), Luật thuỷ sản năm 2003, Luật đất đai năm 2003, Luật bảo vệ và PT rừng năm 2004, Luật BVMT năm 2005, BLDS năm 2005, BLHS năm 1999, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001, Pháp lệnh VSAT thực phẩm (VSATTP) năm 2003, Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004, Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 Có thể đánh giá rằng, trong thời gian qua, QH, UBTVQH đã có nhiều nỗ lực nhằm XD luật, pháp lệnh về MT, BVMT và các nguồn tài nguyên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và mục tiêu về PTBV Với Chương trình XD luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ XII, nếu Chương trình này được thực hiện trên thực tế, thì trong thời gian tới QH đã hoàn thành nhiệm vụ chung được đề cập

tại Nghị quyết 41-NQ/TƯ: Bảo vệ đa dạng sinh học thông qua việc XD, thông qua, ban hành Luật đa dạng sinh học; quan tâm BVMT biển thông qua việc

XD, thông qua, ban hành Luật bảo vệ TNMT biển; áp dụng các biện pháp KT trong BVMT thông qua việc XD, thông qua, ban hành Luật thuế BVMT Tuy nhiên, Chương trình XD luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ XII chưa chú trọng BVMT không khí Trong Chương trình này không có chủ trương XD Luật về không khí sạch, 14 một trong những đạo luật quan trọng trong hệ thống các VBQPPL về MT của các quốc gia trên thé giới Như vậy, trước năm 2011, chúng ta sẽ chưa có Luật (hoặc pháp lệnh) về BVMT không khi.

Có thé đánh giá chất lượng của các VBQPPL về MT và BVMT như sau : - Thứ nhất, còn tôn tại nhiều mâu thuân trong các VBOPPL Giữa các

VBQPPL và ngay trong một VBQPPL cũng tồn tại những mâu thuẫn Vi dụ:

trong Điều 43 Luật BVMT, tổn tại mâu thuẫn giữa khoản | và khoản 2 của Điều này Trong khi Điều 43 khoản 1 mục a Luật BVMT năm 2005 đã xác

định điều kiện phế liệu được phép nhập khẩu là đã được phân loại, làm sạch

thì tại Điều 43 khoản 1 mục b lại cho phép phế liệu có chứa những tạp chất không nguy hại Điều 43 khoản 1 mục b quy định: "không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xêp, vận chuyên" Như vậy, có thê hiệu rang, trước khi "bi rời ra trong quá

Trang 4

trình bốc xếp, vận chuyên" thì các tạp chất này lẫn trong phế liệu và như vậy

các phế liệu nhập khẩu được phép chứa một số những tạp chất không nguy

hại Khăng định này còn được củng cô bởi quy định tại Điều 43 khoản 2 mục b về điều kiện của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu là: "có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu" Nếu phế liệu đáp ứng đầy đủ yéu cầu là được làm sạch thì việc pháp luật quy định bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải có năng lực xử lý tạp chất là không cần thiết.

Và nếu điều này là cần thiết nhằm BVMT chung thì rõ ràng PL đã cho phép phế liệu chứa những tạp chất không nguy hại, ít nhất được hiểu là chứa một tỉ

lệ nhất định những tạp chất này Mặc dù trong quy định về điều kiện đối với

phế liệu nhập khẩu không khẳng định rõ sự cho phép nhập khẩu những phế liệu có lẫn những tạp chất không nguy hại nhưng với những phân tích ở trên

chúng ta thấy rõ sự cho phép đó Như vậy, các quy định nêu trên có tính chất loại trừ lẫn nhau Theo bất cứ cách hiểu nào thì cũng tạo ra sự mâu thuẫn giữa

các quy định này và sẽ là nguyên nhân gây ra những khó khăn trong qua trình

áp dụng PL Theo Điều 24 Luật BVMT, cơ sở SX, KD, dịch vụ quy mô hộ

gia đình và đối tượng không thuộc quy định tại Điều 14 và Điều 18 của Luật này phải có bản cam kết BVMT Như vậy, những chiến lược, chính sách, kế hoạch không thuộc Điều 14 ví dụ như các Quy hoạch SDĐ của UBND cấp huyện phải thực hiện lập bản cam kết BVMT và trong trường hợp này thì UBND cấp huyện phải lập bản cam kết rồi lại nộp cho UBND huyện để đang ký theo quy định tại Điều 25 Đây là việc làm không hề có một chút ý nghĩa

và giá trị về quản lý MT Một chủ thể (UBND huyện) vừa là đối tượng phải

thực hiện nghĩa vụ BVMT vừa là CQQL.

Thứ hai, còn tôn tại những quy định chưa bảo đảm phù hợp với lý luận và

thực tiễn Trong các luật về MT và BVMT còn tổn tại xu hướng không kiểm

soát được thì cắm mà không xem xét tới những ảnh hưởng của quy định này

tới hoạt động PT KT Chang hạn, Điều 42 Luật BVMT quy định: cấm nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá đỡ Theo quy định này, các loại tau cũ, bất kể loại tàu đó có chứa chat thải nguy hại và làm phát sirh chất thải nguy hại sau quá trình phá dỡ hay không đều bị cấm nhập khẩu Dưới góc độ lý luận của PLMT, pháp luật chỉ cắm nhập khâu những hang hoá gâ/ ảnh hưởng xâu đôi với MT Như vậy, những hang hoá (trong đó có

Trang 5

phương tiện giao thông đã qua sử dụng) không chứa những yếu tô nguy hại cho MT thì không cần cắm nhập khẩu Trong trường hợp này, pháp luật sé phải lựa chọn hình thức cho phép có kiểm soát Thực tế cũng cho thấy, không phải mọi tàu cũ đều chứa chất thải với tỉ lệ cao Trong số tàu cũ vẫn có những loại tàu không hoặc chứa rất ít chất thải, trong đó có thể có tỉ lệ nhất định chất thải nguy hại sau khi phá dỡ Như vậy, quy định nêu trên chưa phù hợp với cảlý luận và thực tiễn s

Thứ ba, HTPL chưa bảo đảm tính kế thừa Nhiều quy định của Luật BVMT năm 2005 không kế thừa những quy định của Luật BVMT năm 1993, mặc dù những quy định này đã bảo đảm tính chính xác về mặt KH Chẳng hạn như những định nghĩa về khái niệm ô nhiễm MT, suy thoái MT Luật BVMT năm 2005 định nghĩa: 6 nhiêm MT là sự làm biến đổi các thành phan MT, không phù hợp với tiêu chuẩn MT?”, gay ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

Không phù hợp với tiêu chuẩn MT trong trường hợp này phải được hiểu là vi

phạm tiêu chuân MT Trong khi đó, Luật BVMT năm 1993 định nghĩa: ô

nhiêm MT là sự làm biến đổi các thành phan, vi phạm tiêu chuẩn MT So sánh hai khái niệm này chúng ta thấy, cụm từ vi phạm tiêu chuẩn MT của Luật BVMT năm 1993 chính xác hơn cụm từ không phù hợp với tiêu chuẩn

MT theo Luật BVMT năm 2005 Tương tự như vậy, khái niệm suy thoái MT

của Luật BVMT năm 2005 đã thay cum từ biến đỗi về chất lượng và số lượng của thành phần MT thành cụm từ suy giảm về chất lượng và số lượng của

thành phần MT Trong trường hợp suy thoái MT xảy ra, có thể có những

thành phần của MT tăng lên, có thể có thành phần giám đi Do đó, sử dụng

cụm từ biến đổi trong Luật BVMT năm 1993 chính xác hơn cụm từ suy giảm

trong Luật BVMT năm 2005.

Từ những trình bày ở trên, có thé thấy hệ thống PLMT và BVMT chưa bảo

đảm tính kế thừa Mặc dù còn có những nhược điển nhất định, trong thời gian qua, QH, UBTVQH, CP, các bộ đã nỗ lực XD các VBQPPL nhằm đáp ứng

như cầu thực tiễn đặt ra, góp phần bảo đảm PTBV Do đó, đến thời điểm này, hệ thống các quy định của PLMT và BVMT khá day đủ Đây là cơ sở pháp lý cho hoạt động BVMT của CQQLNN, của tổ chức và cá nhân.

Trang 6

3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNGPHAP LUAT VE MOI TRƯỜNG TRƯỚC YEU CẢU PHÁT TRIEN BEN VỮNGDAT NƯỚC TRONG BOI CANH HIEN NAY

Việc hoàn thiện PLMT nhằm bảo dam PTBV cần dựa trên quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu được đề cập trong các văn kiện của Đảng, mà quan trọng nhất là Nghị Quyết 41/NQ/TƯ của Bộ chính trị ngày 15 tháng11 năm 2004 về BVMT trong thời kỳ day mạnh CNH, HĐH đất nước Quá trình hoàn thiện phải tạo tiềm lực để BVSKND và các nguồn tài nguyên trước những áp lực

của quá trình hn Tích cực sử dụng các sự trợ giúp của thành viên của các

Điều ước QT về MT và từ các nước OECD Giải quyết thoả đáng mối quan hệ

giữa thương mại và MT trên cơ sở các nguyên tắc và quy định trong các Hiệp định của WTO, các nguyên tắc và các quy định của Hiệp định MT đa biên mà Việt nam là thành viên Việt Nam có thể giảm những thách thức bằng việc ST một cách cần trọng (có đánh giá và xem xét tới Hiệp định về thương mại và

Hiệp định về MT đa phương) Cân bằng CS KT và MT trong quá trình tăng

cường quan hệ giữa CS của Việt Nam và QT trong các vấn đề thương mại và MT Phải bảo đảm đến mức tối đa sự hỗ trợ lẫn nhau giữa tự do hoá KT và BVMT Chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau: 1) Trong quá trình ST dự thảo VBQPPL vẻ MT cần huy động được sự tham gia của các nhà KH, các chủ thể có liên quan như các hiệp hội về KT, các hội về MT và người dân Can XD cơ chế phản biện của các tô chức XH và giải trình của CQ chủ trì ST.

Phải tránh được tỉnh trạng khép kín trong quá trình XD VBQPPL thì mớitránh được tinh trạng CQ chủ trì ST cai những lợi ích ngành vào trong cácquy định của PL; 2) VBQPPL trong lĩnh vực MT, BVMT và các VBQPPL có ảnh hưởng lớn tới MT cần được lấy ý kiến chính thức (có thể đưới dang phản biện chính thức) của tổ chức đại diện cho hoạt động bảo vệ thiên nhiên và MT

là Hội bảo vệ thiên nhiên và MT Việt Nam; 3) Các CQST dự thảo VBQPPL

cần thực hiện nghiêm túc việc đăng tải dự thảo trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet theo quy định của Luật ban hành VBQPPL và thực hiện việc phản hỏi, giải đáp về những ý kiến đóng góp của các chủ thể khác nhau; 4) Cần tăng cường năng lực cho các ĐBQh thông qua các hoạt động phục vụ cung cấp thông tin, tài liệu, kiến thức về MT và BVMT cho họ Việc bảo đảm năng lực, kiến thức về MT cho ĐBQH có ý nghĩa quan trọng đối với

Trang 7

chất lượng các luật nói chung, các về MT và BVMT nói riêng; 5) QH,

UBTVQH cần chỉ đạo các CQST dự thảo các luật về MT và BVMT như Luật thuế BVMT, Luật BVMT biển thực hiện nghiêm túc kế hoạch ST theo Chương trình XD luật, pháp lệnh của QH; 6) QH, UBTVQH cần xem xét, cân

nhắc để bổ sung vào Chương trình XD luật, pháp lệnh dự án luật hoặc pháp

lệnh về bảo vệ không khí sạch; 7) QH, UBTVQH có những Nghị quyết nhằm chi đạo các CQ có thầm quyền sớm ban hành và thực thi các CS, công cụ KT

trong lĩnh vực BVMT nhằm thúc đây XH hóa hoạt động BVMT, PT dịch vụ MT, hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động BVMT, đó là các nghị định như:

Nghị định về phương pháp xác định bồi thường thiệt hại về MT, Nghị định về XH hoá công tác BVMT, Nghị định về thu hồi các sản phẩm sau khi sử dụng; 8) QH hoặc UBTVQH cần phải có kế hoạch XD Nghị quyết của QH về Chương trình nghị sự 21 về BVMT ở Việt Nam Đây là một nội dung rất cần

thiết nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng KT với CBXH, BVMT.

‘Dong thời, khi Nghị quyết này được ra đời cũng được xem là một công cụ có tính pháp lý nhằm thể chế hóa mục tiêu chiến lược, bảo đảm điều kiện thực hiện các nội dung Nghị Quyết 41/NQ/TƯ của Bộ chính trị ngày 15 tháng11 năm 2004 về BVMT trong thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH đất nước; 9) Cần tích cực thực hiện hoạt động giải thích luật, pháp lệnh của UBTVQH nhằm bảo đảm tính thống nhất trong quá trình áp dụng PLMT và BVMT; 10) Về

mặt td chức, Đảng Đoàn QH cần xem xét và cân nhắc về vấn đề tách

UBKH-CN&MT của QH thành 2 UB độc lập là UB về KH - CN va UB về MT, vi

hiện nay lĩnh vực BVMT và TNTN đang đóng một vai trò cực ky quan trọng

đối với đời sống XH hàng ngày và được xem là một trong 3 trụ cột của nội dung phát triển bền vững của Việt Nam trong thập kỷ 21 Việc thành lập một UB về MT độc lập của QH sẽ giúp cho QH tăng cường được hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực XDPL, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về BVMT và PTBV.

Trang 8

2 CÁC CHUYEN DE VE DAM BẢO YÊU CAU PHÁT TRIEN BEN VUNG TRONG HOAT DONG XAY DUNG PHAP LUAT VE LAO DONG - VIEC LAM, AN SINH XA HOI, CHAM

SOC VA BAO VE SUC KHOE NHAN DAN, BINH DANG

CHUYEN DE 10

DAM BAO YEU CAU PHAT TRIEN BEN VUNG TRONG HOAT

DONG XAY DUNG PHAP LUAT VE LAO DONG - VIEC LAM O VIET NAM TRONG BOI CANH DOI MOI VA HOI NHAP QUOC TE

TS Luu Binh Nhưỡng

1 PHAP LUAT VE LAO DONG - VIEC LAM CUA VIET NAM TRONG BOICANH DOI MOI VA HOI NHAP QUOC TE

1.1 Khái niệm pháp luật về LD-VL

Pháp luật về LĐ-VL bao gồm hệ thống các QPPL điều chỉnh các quan hệ LD (QHLĐ) theo hợp đồng LD (HĐLĐ) và các quan hệ liên quan trực tiếp

với QHLĐ đó Hệ thống các QPPL về LD - VL được cấu tạo các chế định chủ

yếu sau: a) Chế định VL - điều chỉnh các quan hệ về tạo và giải quyết VL; b) Chế định học nghề - day nghề - điều chỉnh các quan hệ về hoạt động day nghề của các cơ sở dạy nghề, quan hệ giữa người LD, người học nghề VỚI CáC CƠ SỞ dạy nghề nhằm đạt được trình độ nghề nhất định; c) Chế định đại điện trong LD - điều chỉnh các quan hệ về đại diện của người LD (chủ yếu là tổ chức

công đoàn), của người sử dung LD (SDLD), tức là giữa các tô chức, hiệp hội

của người SDLĐ với nhau và với NN về các vấn đề LĐ-VL; d) Chế định

thương lượng tập thé - điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quá trình thương

lượng tập thể giữa tập thé LD với bên SDLĐ nhằm thiết lập, sửa đôi, bỗ sung các điều kiện LD và giải quyết các van dé trong qua trình LD; đ) Chế định HĐLĐ - điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quá trình giao kết, duy trì và

chấm dứt HDLD cá nhân giữa người LD và người SDLD; e) Chế định quản lý

Trang 9

LĐ (QLLĐ)trong các đơn vị SDLĐ - điều chỉnh các QH liên quan đến quá

trình QLLD của chủ SDLĐ, các biện pháp pháp lý được người SDLD áp dụng

dé đảm bảo trật tự của quá trình LD; f) Chế định QLNN về LD - điều chỉnh các QH về hoạt động QLLĐ - VL của các CQNN có thẩm quyền nhằm đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh PL về LĐ-VL; g) Chế định tranh chấp LD và giải

quyết tranh chấp LD - điều chỉnh các QH nảy sinh từ việc giải quyết các tranh chấp LD, bao gồm tranh chấp LD cá nhân và tranh chấp LD tập thể giữa người LD, tập thé LD với bên SDLĐ; h) Chế định đình công - điều chỉnh các

quan hệ liên quan đến việc thực thi quyền đình công của người LD trong các

DN; i) Chế định tiền lương và phúc lợi, trả công LD - điều chỉnh các QH liên quan đến quá trình xác định tiền lương và trả tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi cho người LD; j) Chế định thời giờ làm việc,

thời giờ nghỉ ngơi - điều chỉnh các QH về xác định và thực hiện các quy định của PL, các thoả thuận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người

LD; k) Chế định bảo hộ LD (BHLĐ), an toàn LD (ATLĐ), vệ sinh LD (VSLĐ)- điều chỉnh các quan hệ về xác lập, thực thi các quy định, thoả thuận

về đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ, nhân cách cho người LD trong quá trình LD và trách nhiệm của người SDLD liên quan đến các rủi ro trong quá

trình LD Các chế định tiền lương và phúc lợi, trả công LD, thời giờ làm việc,

thời giờ nghỉ ngơi, BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ hợp thành các quy định về các điều kiện lao LD cơ bản của PL về LĐ-VL PL về LD-VL chủ yếu được cầu thành bởi PLLĐ và PL về VL PL về LD bao gồm các quy định về thiết lập, duy trì, chấm dứt QHLD, tiêu chuẩn về LD hay là các điều kiện LD (tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng và phúc lợi, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, ATLĐ, VSLĐ); về tranh chấp LD, đình công, PL về LD quan hệ mật thiết với các

loại PL khác như ASXH, DN, đầu tư, hiến pháp, hành chính, DS, lao động

quốc tế (LDQT) và khu vực Các nguồn chứa đựng các QPPL về LD không

chỉ là các VBQPPL do NN ban hành, mà còn cả các VBQPPL của các tổ chức

LĐQT liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ LD-VL mà NN Việt Nam phê chuẩn PL về VL bao gồm các quy định về tạo và giải quyết VL cho người LD PL về VL xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của

NN, DN, người LD trong lĩnh vực VL như: kế hoạch về số lượng VL được tạo ra, sự đảm bảo về chất lượng của VL, cơ chế tạo VL, cơ chế đảm bảo sự

Trang 10

BD về cơ hội VL cho những người LD thuộc các thành phan KT, TC giải quyết VL, cơ chế CS khuyến khích tạo và giải quyết VL, giải quyết VL cho

người LD đặc thù, chế độ giải quyết VL đối với người LD thất nghiệp

1.2 PL về LĐ-VL của Việt Nam trước khi có Bộ luật lao động (BLLĐ)

năm 1994

Có thể nêu những nhận xét cơ bản như sau: a) PL về LĐ-VL còn manh min,

chưa có tính hệ thống, chưa đồng bộ Các VBQPPL được ban hành qua nhiều

năm không được xem xét, tu chỉnh lại Việc sử dụng các VB cũ, mới lẫn lộn

dẫn đến những khó khăn cho các CQ và những người trực tiếp thi hành, kiểm

soát và giải quyết chế độ cho người LD; b) Các VBQPPL thời kỳ này có hiệu

lực thấp, chủ yếu do CP và Bộ LD - thương binh - XH (Bộ LD-TB-XH) ban hành, chưa có những đạo luật, bộ luật; c) Có tính "co cụm", chỉ chủ yếu đáp ứng việc thực thi chức năng QLNN về LD hơn là điều chỉnh QHLĐ; d) Chưa

đáp ứng được yêu cầu chung là đảm bảo quyền LD cho mọi người dân ma chủ yếu là huy động nhân lực cho NN, vì kế hoạch KT - XH của CP; quyền tự do VL và quyền được giải quyết VL của công dân còn bị hạn chế; đ) PL về LĐ-VL đã được “giao nhiệm vụ” vượt quá chức năng và phạm vi điều chỉnh

của nó vì đã thực hiện điều chỉnh QHLD giữa “CQ, xí nghiệp NN” với các

“công nhân, viên chức NN”; đã làm thay chức năng của PL hành chính

(PLHC) Kể từ khi sức LD được thừa nhận là hàng hoá, tức là thừa nhận sự tồn tai của thị trường LD thì PL về LD-VL đã có sự thay đổi căn bản, tiếp cận

gần hơn với HTPL LĐQT nhằm phục vụ cho tiến trình đổi mới và HNKTQT.

Các VBQPPL về LD-VL giai đoạn 1987-1993 đã tạo nên nén tảng quan trọng mang tính chat “thir nghiệm” dé XD BLLĐ năm 1994 ở Việt Nam.

1.3 Pháp luật về LD-VL kể từ khi có BLLD năm 1994

Ngày 23/6/1994 BLLĐ được chính thức thông qua Các năm 2002, 2006 và

2007 BLLĐ được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đời

sống XH Bên cạnh đó, các đạo luật chuyên biệt cũng được ban hành như

Luật dạy nghề năm 2006, Luật người LD Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, Luật BHXH 2006 Các luật đó đã tạo nên tính quy

Trang 11

mô và sát với thực tiễn của HTPL về LĐ-VL của nước ta Tuy nhiên, HTPL về LĐ-VL hiện hành vẫn bộc lộ những bat cập, hạn chế sau:

Một là, thiếu tính pháp điển BLLĐ từ khi được thông qua năm 1994, sau ba lần sửa đỗi, bỗ sung hau như vẫn chỉ có tính chất “luật khung” Đi kèm với BLLĐ là hàng chục VB khác, nhiều nhất ở cấp TƯ là các VB của CP, Thủ tướng CP, Bộ LD-TB-XH Nói cách khác, mặc dù có tư cách là một “bộ luật” nhưng BLLD phải “sống nhờ” và “nép mình” dưới bóng của các VB dưới luật khác Có những vấn đề BLLĐ đề cập tới cơ bản là mang nặng tính nghị quyết và tính CS mà chưa đảm bảo tính quy phạm hoặc đưa ra nhưng không kiểm soát được một cách sâu sát Điển hình là các quy định về VL, tiền lương, HDLD, công đoàn, LD đặc thù, thanh tra Các quy định đó cơ ban là dua ranhững ý tưởng mang tính mục tiêu lý tưởng chứ không phải là các quy phạm

để trực tiếp diéu chỉnh QHLĐ Có những vẫn dé rất quan trọng chưa được

đưa vào, trong khi các luật khác cũng chưa hề đề cập vì khi làm luật đó các

nhà làm luật chưa tính toán, dự liệu hết tính chất chuyên biệt của lĩnh vực LD Vi dụ: việc xử lý hình sự đối với người LD, cán bộ công đoàn, người SDLĐ BLLĐ đưa một van dé khái quát và không có sự giải thích thoả đáng mang

tính chuyên ngành về cam xâm phạm danh dự, nhân phẩm (khoản 3 Điều 8

BLLĐ) Các quy định về xử lý trách nhiệm pháp lý đối với các chủ SDLĐ,

lãnh đạo tổ chức công doan chỉ mới có tính tượng trưng Điều đó làm cho

BLLĐ chưa xứng tầm, với tư cách là một “bộ luật”.

Hai là, thiéu những định nghĩa cơ bản, chính xác và tập trung Sau lần thông qua năm 1994 và ba lần sửa đổi, bỗổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007, cho đến nay BLLĐ nói riêng và HTPL về LĐ-VL nói chung vẫn chưa

có một hệ thống các định nghĩa hoàn chỉnh và đảm bảo tính KH Hầu hết các

định nghĩa về các hiện tượng được BLLĐ đề cập tới nằm rải rác trong các

chương, điều khác nhau và thậm chí phải sử dụng đến các VB hướng dẫn thi

hành (dưới luật) dé định nghĩa Có những định nghĩa chưa đảm bảo độ chính

xác (VL, đình công ) Một bộ luật có tính pháp điển là phải đưa ra được một

hệ thống các định nghĩa chuẩn để tất cả những chủ thể áp dụng phải hiểu giống

nhau, tránh nhằm lẫn Các định nghĩa phải được tập hợp có tính hệ thống trong một chương hoặc một mục riêng để tiện tra cứu và áp dụng Việc để các định

Trang 12

nghĩa rải rác tại các chương, VB hướng dẫn thi hành và thiếu những định nghĩa

cơ bản có độ KH cao là điêu dang tiéc cân phải nghiên cứu khắc phục.

Ba là, chưa tiếp thu hết những quy tắc căn bản của QHLP trong KTTT.

Trong nền KTTT và trong thị trường LD, PLLĐ có vai trò quan trọng là thúc

đây mạnh khả năng tự điều chỉnh của các QHLĐ và các quan hệ liên quan Một trong những yêu cầu của HTPL là tạo ra nền PL đồng nhất điều chỉnh các quan hệ đó Nhưng việc điều chỉnh không thể và không nên biến các QHXH

trong lĩnh vực LD thành các đối tượng điều chỉnh có tinh thụ động mà phải

tạo ra điều kiện pháp lý — XH dé các quan hệ đó vận động phù hợp với quy

luật KT-XH đang vận hành Đối chiếu với yêu cầu này có thể thấy nhiều quy định của BLLĐ còn mang nặng tính mệnh lệnh, chỉ thị Một trong những bất cập rõ nét về tính áp đặt là khi tiến hành sửa đổi bổ sung BLLĐ được năm 2006 đã ghi nhận một trong những nội dung không thích hợp là giao quyền giải quyết tranh chấp LD cho Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh dưới dạng can thiệp về mặt HC Trong đó, quy định của Bộ luật quan tâm nhiều tới việc Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét xử lý vi phạm hơn là phân xử tranh chấp LD PL về LD-VL đã không có quy định rõ ràng về van dé XD và vận hành cơ chế ba bên ở Việt Nam Trong BLLĐ mới chỉ tổn tại quy định về tham khảo ý kiến của các bên mà không có quy định rõ ràng về cơ chế ba bên Nhà nước (CP) vẫn tự cho mình là người đứng trên tất cả, thoát ly sự đối thoại bình đẳng với hai bên trong QHLĐ Mặt khác, vì không có những quy định cần thiết về cơ chế ba bên nên các CQNN khi thay mặt NN trực tiếp giải

quyét các vụ việc nhiêu khi trở nên ling túng khi giải quyét van dé này.

Một trong những quy định gây nhiều bất cập và ach tắc là ở chỗ: quyên đình công chưa được quy định cụ thể Việc cho phép đình công khi có tranh chấp về quyền chứng tỏ các nhà làm luật quá coi trọng tính chất XH mà coi nhẹ quan điểm KT và PT trong LD, trong khi đó thì các cuộc đình công về quyền có xu hướng giảm đi, các cuộc đình công vẻ lợi ích có xu hướng gia

tang.”'? Sự thiếu hai hoà của các quy định về đình công này dẫn đến những hệ quả khó lường khi xử lý các tranh chấp LD và các cuộc đình công vi các chủ

*"! Theo đánh giá của ông Lê Xuân Thanh, Phó Vụ trường Vụ LĐ-TL Bộ LĐTBXH thi trong năm 2007 cáccuộc đình công về quyển chỉ chiém 18.4% trong đó đình công về lợi ích là 79.6%.

Trang 13

thể liên quan, với tư cách “đương sự”, hầu như từ bỏ quyền yêu cầu giải quyết

đình công, làm cho tình hình càng trở nên phức tạp Điều đó dẫn tới việc NN

phải sử dụng cơ chế không chính thức để giải quyết các vụ việc Các quy định

về Trọng tài LD làm cho người ta nhớ lại CQ “Trọng tài KTNN” của những

năm 1980 Trọng tài LD được cấu tạo như là một CQ có thành phần khá đầy đủ, có tính ba bên, với nhiệm vụ khá quan trọng nhưng thực chất không có quyển năng thực tiễn Sau khi sửa đổi, bổ sung lần thứ hai (2006) trọng tài LD bị thu hẹp quyền năng, biến thành “người hoà giải mang tên trọng tài” và chỉ

còn giữ lại quyền ra phán quyết khi giải quyết tranh chấp LD trong các DN

không được đình công Nhưng điều đáng nói là số phận các phán quyết của

trọng tai LD vẫn không hè thay đổi vì Bộ luật vẫn ghi rằng: “Nếu một hoặc cả

hai bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài LD thì có quyển

yêu cầu TAND giải quyết???0 Có nghĩa là, trọng tài LD trong thực tế không có

vai trò gì nếu xét ở khía cạnh rộng rãi cũng như khía cạnh “tài phán” của nó Hơn thế nữa, trọng tài LD “nửa bắt buộc” mang tinh XH — NN là một sản phẩm mang tính chất độc tôn của BLLĐ Bởi vì, BLLĐ không có bất kỳ quy

định nào về loại hình trọng tài tự nguyện, cái đáng ra cần phải mở rộng trong

thị trường LD nhằm tạo điều kiện cho các bên thực thi quyền tự định đoạt của họ với điều kiện duy nhất là không trái PL.

Bốn là, có quy định chưa chuẩn hợp với các đạo luật liên quan Một trong

những vấn đề gây nhiều tranh cãi tại Hội thảo về toàn cầu hoá mối QHLĐ

năm 1998 tại Hà Nội là quy định của BLLĐ về việc thành lập công đoàn.

Hiến pháp năm 1992, Luật công đoàn đều quy định rằng Công đoàn là tổ chức

chính trị - XH do người LD tự nguyện lập ra vì những mục tiêu KT-XH phù

hợp với PL Khoản 2 Điều 7 BLLD cũng đã khang định: “Người LD có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo Luật công đoàn để bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình” Tuy nhiên, tại chương XIII BLLĐ lại

quy định rằng: “Ở những DN đang hoạt động chưa có tổ chức công đoàn thì

chậm nhất sau sáu tháng, ké từ ngày Luật sửa đổi, bố sung một số điều của

BLLĐ có hiệu lực và ở những DN mới thành lập thì sau sáu tháng kế từ ngày

bắt dau hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành có trách nhiệm

Trang 14

thành lập tổ chức công đoàn tại DN để đại điện, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người LP và tập thể LĐ ”.””” Quy định này dẫn tới cách giải thích và

hiểu, áp dụng sai trong thực tiễn.

Năm là, vai tro cua NN chưa rõ ràng, CP chưa thực sự đặt mình vào

QHLĐ và BLLĐ chưa xác định và giao trách nhiệm đó cho CP Gan đây, vào

ngày 18/8/2008 Thủ tướng CP đã ký Quyết định 1129/QĐ-TTg “Triển khai

Nghị quyết số 22/CT-TƯ ngày 05/6/2008 về tăng cường công tác lãnh đạo,

chỉ đạo XD QHLĐ hai hoà, én định và tiến bộ trong DN”, trong đó đã chính

thức xác định Nhà nước là một bên (“bên thứ ba”) trong QHLĐ Đây là một

tín hiệu đáng mừng bởi vì nó đã phản ánh đúng cơ cấu và tính chất của QHLD trong nền KTTT NN không phải là người đứng trên QHLĐ mà ở khía

cạnh XH, NN là một bên (theo đúng nghĩa) của QHLD - với tư cách một quan

hệ công nghiệp (industrial relations) Tuy nhiên, Quyết định 1129/QĐ-TTg đã

bộc lộ hai nhược điểm lớn: một là, quyết định chỉ do Thủ tướng CP ban hành,

về mặt hình thức, chưa đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực cao Thực ra, việc

quy định này cần phải được thể hiện rõ ràng trong các chương, điều của

BLLĐ chứ không phải chỉ ở cấp Thủ tướng CP; hai là, Quyết định chỉ mới thừa nhận các CQNN ở TU và câp tỉnh, thành phố là một bên của QHLD.

Điều này cũng dễ hiểu bởi vì Thủ tướng CP có thẩm quyển không rộng như CQ lập pháp khi quy định về một vấn đề mới thuộc trình tự lập pháp Nhưng

đó không phải là điều căn bản Vẫn dé quan trọng là ở chỗ BLLĐ phải đưa ra

được một hệ thống quan hệ công nghiệp, ở đó CP và các CỌNN ở địa phương, kể cả cấp tỉnh và huyện (với tư cách đại diện của NN) cũng phải là

một bên của QHLĐ CP (không phải Thủ tướng) có thể giao cho Bộ LĐ-TB-XH thực hiện sự uỷ quyền của mình với tư cách là “bên thứ ba” trong trong

QHLĐ và là một bên trong “cơ chế ba bên”.

Sáu là, chưa tiếp cận, tiếp nhận và thích ứng mạnh với các tiêu chuẩn LDOT.

Cho đến thời điểm này Việt Nam đã phê chuẩn 18 Công ước của Tổ chức LĐQT (ILO), trong đó một công ước (số 5 năm 1919, sửa đổi năm 1921) đã bị bãi bỏ Các công ước này không được áp dụng trực tiếp mà chủ yếu là vận dụng tinh thần của nó khi XD các QPPL về LD Việc giải thích chính thức và 21 Điều 153.1 Bộ luật lao động (đã sửa đôi bé sung 2002)

Trang 15

áp dụng các công ước của ILO vao điều chỉnh các QHLĐ chưa được thực hiện Nhìn chung các công ước sau khi được phê chuẩn hầu như chỉ là “vật sở hữu riêng” của các CQ TƯ chứ chưa phải là một phan thực sự của HTPL về LĐ Việc phê chuẩn các công ước của ILO, do đó, xét cho cùng chỉ là một vấn đề tiếp cận và thích ứng với các tiêu chuẩn LĐQT mang tính hình thức Một trong những nhiệm vụ của BLLĐ là phải thích ứng một cách thực chất với các tiêu chuẩn LĐQT, trong đó có những vấn đề từ lâu đã trở thành kinh điển của ILO như quyền tự do kết hợp/ liên kết, vấn đề xoá bỏ LD bắt buộc và LD cưỡng bức, vấn đề xoá bỏ LD trẻ em và xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong LĐ Hơn nữa, các vấn đề về xúc tiến VL nhân văn (decent work) hay đối thoại XH (social dialogue) trong LD, vấn đề đối xử thiếu đúng đắn, bất công trong LD (unfair labour practice) là những cái thường xuyên được quy định, giám sát thực hiện và xử lý các chủ thể có hành vi đi ngược lại với công lý

trong LD.

Bảy là, chưa tạo được cơ sở pháp lý thật sự KH cho việc giải quyết tranh chấp LD và đình công Có thé nói, cho đến thời điểm này, cái thiếu thành

công nhất của BLLĐ là không đưa ra được một cơ chế giải quyết tranh chấp

LD và đình công hợp lý và có tính KH Mặc dù đã được tu chỉnh nhiều lần nhưng phần quy định về tranh chấp LD và đình công vẫn là tâm điểm gây

nhiều rắc rồi nhất, làm ảnh hưởng tới việc thực thi công bằng trong LD Các

quy định về tranh chấp LD và giải quyết tranh chấp LD càng ngày càng trở nên rối rắm Việc “ôm” gần như trọn gói các việc tranh chấp vào hệ thống toà án tư pháp (court of justice) vốn rất yếu kém và không thạo việc; việc đặt ra

hệ thống quy định về hội đồng hoà giải LD cơ sở có vẻ như rất nhân văn nhưng thực tế lại không có tác dụng; việc không coi trọng hoà giải của các hoà giải viên trung lập; việc đưa ra một hệ thống trọng tài LD duy nhất nhưng chỉ cho trọng tài quyền năng hạn chế gần như chỉ có tính “ví dụ” đã làm cho các quy định của BLLĐ về giải quyết tranh chấp không phát huy được tính tích cực trong việc giải quyết xung đột ngày càng gia tăng và gay gắt giữa các bên trong bối cảnh KTTT Các quy định về đình công cũng bộc lộ nhiều điểm yếu khi chậm thay đổi tư duy về đình công với tư cách là một quyền năng to lớn nhưng khắt khe về sự thi hành của những người LD Mặc dù đình công là một bộ phận quan trọng của quyền tự do dân chủ nhưng trong MT công

Trang 16

nghiệp nó cần được quy định hop lý và đúng dan vi lợi ích của người lao

động, của hai bên và của toàn XH Trong một thời gian dài việc “để lỏng”

quyền đình công thông qua việc cho phép đình công về quyền là một điều

không thực sự thích hợp Nó không những không làm giảm bớt sức nóng của

những bức xúc thường ngày của người LD vốn thường bị xâm hại về quyền mà lại làm tăng thêm những nguy cơ mới, có tính bức xúc cao hơn trong QHLD Cơ chế đảm bảo quyên đình công và giải quyết đình công mới chỉ giải quyết được khía cạnh số lượng và đáp ứng đòi hỏi về sự hiện diện trước XH

mà chưa đảm bảo tính thực tiễn vì không có tính KH Việc cho phép đình

công với các tranh chấp về quyên va chưa có quy định chuẩn mực về nội dung

giải quyết đình công đã cho thay rằng các quy định của BLLĐ chưa có sức

thuyết phục đối với các bên trong QHLĐ và đối với toàn XH.

Sự trình bay ở trên chứng tỏ rằng, PL về LD-VL chưa đảm bảo đưa vào

một cách toàn điện những nội dung cần phải điều chỉnh bằng PL hoặc đã có sự quy định không chuẩn xác Điều này liên quan đến quan niệm về PL về và mỗi quan hệ của nó đối với các quá trình, hiện tượng xung quanh, trong đó có KT, XH, thị trường LD và cả HTPL hiện hành Bên cạnh đó, việc chưa tiếp thu các quan điểm KH về luật hiện đại về LD-VL, về kinh nghiệm của các QG và nội ham của PLLĐQT vào việc cấu trúc và bỗ sung hoàn thiện nội

dung của PL về LD-VL Việt Nam.

2 XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VẺ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM TRƯỚC YÊU CÀUDAM BẢO PHÁT TRIEN BEN VỮNG TRONG BOI CANH DOI MỚI VÀ HỘINHAP QUOC TE

2.1 Những yêu cầu cơ bản đối với PL về LD-VL trong bối cảnh hiện nay

Trong bối cảnh hiện nay, để đảm bảo thực hiện chức năng điều chỉnh các

QHLĐ-VL trong XH và tham gia vào quá trình phân công và hợp tác LĐQT, PL về LĐ-VL cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, bám sát và đáp ứng những đòi hỏi của thị trường LD Các yêu té cơ bản của thị trường LD gồm: phía người LD, người SDLD, NN, các yếu tố KT, XH khác Thị trường LD ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vị QG

Trang 17

Việt Nam mà còn mở rộng, lan toa và dần dan ăn sâu vào thị trường LDQT do sự thúc đây của quá trình mở cửa, HN, toàn cầu hoá, trong đó có quá trình toàn cầu hoá mối QHLĐ.

Thứ hai, thuc đây mạnh mẽ sự năng động cua các chu thể trong các QHLĐ-VL trong bỗi cảnh toàn cẩu hoá mỗi QHLĐ PL về LD-VL trong qua

trình điều chỉnh cần chú trọng tạo MT pháp lý để các chủ thể có khả năng tự

mình giải quyết được các van dé của chính họ Về phương diện này PL cần tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên thông qua việc xúc tiến các hoạt động đối thoại XH, thoả thuận XD các điều kiện LD ở những cấp độ khác

nhau và tăng cường sự vận hành của cơ chê ba bên.

Thứ ba, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế ba bên trong LD Trước

hết, cần XD các quy định về cơ chế ba bên ở Việt Nam Cơ chế ba bên có vai trò to lớn trong lĩnh vực LD Việc quy định và áp dụng PL về cơ chế ba bên

do đó cần được tiến hành nhằm mang lại những lợi ích cho MT LD, để việc bảo vệ những quyên lợi thiết thực của các bên và của toàn XH Việc XD cơ chế ba bên trước hết phải bắt đầu từ việc công nhận sự tồn tại và vai trò của hiệp hội, tổ chức của những người SDLĐ (giới chủ) bên cạnh tổ chức của

người LD (công đoàn, các hiệp hội LD) Tổ chức của người SDLĐ phải là

một tổ chức có tính thống nhất, bao gồm nhiều hiệp hội khác nhau của giới

SDLD hợp thành Tránh hiện tượng cùng lúc có nhiều tổ chức tham gia với tư

cách đều là người đại diện cho giới SDLĐ như hiện nay Bởi vì nó gây nên sự chia cắt không cần thiết, làm ảnh hưởng tới việc thực hiện vai trò của nó trong LD Bên cạnh đó, các quy định của PLLD cần xác lập cơ cầu ba bên ở cấp QG, cấp khu vực (vùng), cấp địa phương như các hội đồng, UB ba bên dé

các cơ cấu đó hoạt động như một chỉnh thể thống nhất vì lợi ích chung Việc

cải tiễn các quy định về thành phan của các hội đồng trọng tài LD, hội đồng

giải quyết án LD và đình công hiện nay cũng cần được tiến hành theo hướng

bổ sung thành phan đại diện cho giới LD và giới SDLĐ vào các cơ cấu đó.

Thứ tư, thich ứng ngày càng cao với các tiêu chuẩn LDQT PLLĐ Việt

Nam cần có sự thích ứng với PLLĐQT, đặc biệt là PLLĐ khu vực nhằm đáp ứng yêu cầu HNKT và toàn cầu hoá QHLĐ Ngày nay, cùng với tiến trình

Trang 18

HNKTQT, quá trình toàn cầu hoá KT và toàn cầu hoá mối QHLĐ, các

QPPLOT đã trở thành tài sản chung của các QG Sự chuyển hướng tích cực đó không còn là mới mẻ đối với Việt Nam bởi vì Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức QT, trong đó có ILO Việc giao lưu KT và tham gia vào

quá trình phân công và hợp tác LĐQT đòi hỏi Việt Nam phải tìm cách hoà nhập bằng cách rút ngắn khoảng cách về sự khác biệt giữa HTPLLĐ của mình với HTPL LĐQT và PLLĐ của các QG có quan hệ giao lưu đó Việc gia nhập

và sinh hoạt trong cộng đồng các nước Asean cũng đòi hỏi Việt Nam và các QG trong khu vực cần có giải pháp tạo ra sự thích ứng để xử lý các vẫn dé LD

như phục vu cho các LD di trú, việc đưa LD di làm việc ở nước ngoài, tiếp

nhận LDQT phục vụ cho quá trình đầu tư, giải quyết các tranh chấp LD có yếu tổ nước ngoài, công nhận và thi hành các bản án hoặc phán quyết của trọng tài nước ngoài về LD.v.v PLLD cần tiếp cận các tiêu chuẩn LĐQT theo một tư duy mới trong tiễn trình HNKT và phân công, hop tác LD trên phạm

vi toàn thế giới Sự PT của XH nói chung, của QHLĐ nói riêng đã thúc đây những quan điểm, tư tưởng thực hiện các vấn đề vì quyền con người của người LD Sự bảo vệ LD ngày nay không còn đơn thuần và cổ điển theo kiểu chỉ chú trọng đến việc chống lại sự xâm hai từ phía chủ SDLD Điều quan trọng là tạo ra những điều kiện LD tốt hơn cho sự phát triển những giá trị của con người đối với LD Trên tinh thần ấy, ILO đã khuyến cáo các QG thành viên phê chuẩn và thực hiện các Công ước QT về LD Các công ước quan trọng nhất của ILO cần được quan tâm phê chuẩn là Công ước số 29 (1930), về LD cưỡng bức; 87 (1948) về quyền tự do kết hợp và bảo vệ quyền tổ chức; 98 (1949) về quyền tổ chức va thương lượng tập thé; 105 (1957) về xoá bỏ

LD cưỡng bức.

2.2 Một số kiến nghị về HDXDPL về LĐ-VL, ở Việt Nam nhằm đảm bảo

mục tiêu PTBV

Một là, cần nghiên cứu kỹ lưỡng và đánh giá tác động của hệ thông CS

LD-VL đối với thị tường LD trước khi tiến hành XDPLvé LD-VL Áp dụng

các phương pháp đánh giá dự báo tác động PL (RIA - Regulatory Impact

Trang 19

Assesement)”” vào quá trình XDPL được thực hiện với mục đích là để thăm

dò một cách thực chất, rộng rãi ảnh hưởng và sự mong đợi của người dân, các

CQ, tổ chức - những người có trách nhiệm trực tiếp thi hành và chịu sự tác động của PLLĐ như các DN, tô chức công đoàn, người LD thuộc mọi loại hình DN và thuộc mọi thành phần KT Theo phương pháp này, các HĐXDPL về LĐ-VL đều được nghiên cứu, XD, đánh giá một cách nghiêm túc Sự phản hồi của các đối tượng chủ yếu được PL điều chỉnh sẽ cho biết khả năng thành công khi đưa PL vào cuộc sống.

Hai là, nghiên cứu vận dụng các thành tựu của KH pháp lý về PL trong lĩnh vực LD-VL và kinh nghiệm cua các QG trên thế giới Trước hết, cần tổ chức nghiên cứu lý luận, coi việc nghiên cứu XDPL nói chung, PL về LD-VL

nói riêng như là tổ chức nghiên cứu các đề tài KH Tăng cường XD và nghiên cứu các đề tài KH về PL về LĐ-VL Bởi vì, từ trước đến nay đây là lĩnh vực

chưa được quan tâm va đầu tư thoả đáng Các dé tài về PL về LD-VL được

thực hiện trong quá trình đào tạo luật học trong các trường, học viện và các cơ

sở đào tạo chưa được sử dụng hoặc được sử dụng chưa triệt dé.

Ba là, cần huy động sự tham gia của các nhà KH chuyên ngành vào việc

XD và đánh giá tính hiệu quả của HTPL về LĐ-VL Cần tăng cường sự tham gia của các nhà KH chuyên ngành: KT-XH - pháp lý vào quá trình XDPL về LĐ-VL Việc tham gia của các nhà KH phải mang tính chất chính thức, có thể trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng CP hoặc CQ được CP giao quyền thành lập ban/ tiểu ban dự thảo hoặc ban (tiểu ban) phản biện các luật, pháp lệnh Việc tham gia của các nhà KH cần được quy định trong một VBQPPL

riêng Các nhà KH có thể tham gia từ khâu dự thảo: nêu ý tưởng về sự cần

thiết ban hành PL về LĐ-VL; đưa ra các định hướng căn bản và lý giải về

định hướng đó trên cơ sở các kết quả nghiên cứu KH; đánh giá tam ảnh

hưởng của các quy phạm hoặc VB dự kiến XD trong thời gian hiện tại và tiếp theo; XD khung VBQPPL với những nội dung chủ yếu; tổ chức phân tích, đánh giá, phản biện KH; tổ chức thử nghiệm hoặc thí điểm áp dụng; hoàn

?1? hộ Tu pháp đã tổ chức một chương trình tog đàm và giới thiệu về phương pháp đánh giá dự ›áo tác độngpháp luật vào ngày 21/12/2005, được nhiều ý kiến ủng hộ và đánh giá đó là phương pháp tốt khi xây dựng

Trang 20

thiện Bên cạnh đó, cần phải huy động sự tham gia của các CQ pháp chế ngành, pháp chế HĐND, pháp chế DN vào quá trình XDPL về LD-VL Cần nghiên cứu cơ chế đấu thầu XDPL để áp dụng vào HĐXDPL, đặc biệt là

trong khâu dự thảo và tổ chức đánh giá tác động PL.

Bốn là, cần có cơ chế thích hợp để tham gia và áp dụng các công ước QT về LĐ-VL CP cần chủ trì việc tổ chức nghiên cứu, đánh giá và hoc tập kinh

nghiệm của các QG để phê chuẩn công ước về LĐ-VL của Tổ chức LĐQT

(ILO) Bộ LĐ-TB-XH, Bộ ngoại giao, Bộ TP cần sẽ tham mưu cho CP trong

việc xem xét các công ước để trình CP quyết định hoặc để CP trình Chủ tịch nước, QH quyết định Ngoài những nỗ lực về ngoại giao, đây mạnh công tác

QLLD ở nước ngoài, Việt Nam cần xem xét phê chuẩn Công ước về LD di trú

và ký kết các Hiệp định song phương hoặc đa phương để cùng các QG thực hiện các cam kết QT dé bảo vệ người LD Bởi lẽ, nếu cùng phê chuẩn Công ước về LD di trú hoặc cùng tham gia các Hiệp định thì các QG cùng có thái độ tôn trọng, hợp tác và cùng có cơ sở pháp ly để giải quyết các van dé phát sinh từ việc di chuyển LD và sử dụng người LD Việt Nam đúng đắn, CB Bên cạnh đó, CP cũng cần XD các quy định về tổ chức thực hiện các công ước đã được phê chuẩn Trong quá trình XDPL về LD, cần chú trọng tới việc “thích img” các QPPLQT về LD, tổ chức thực hiện nghiên cứu dưới dạng một hoặc nhiều đề tài KH với sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan và các nhà KH

ở các lĩnh vực luật pháp, KT, XH ở cả trong và ngoài nước.

Năm là, cần thiết kế lại quy trình XDPL về LD-VL Việc XDPL về LD-VL

chưa được thay đổi về quy trình và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của các quy phạm Hiện nay, nếu chỉ lẫy riêng việc XD luật, pháp lệnh ra xem xét thì đã có thể thấy được sự khô cứng trong quy trình đó Quy trình XD các đạo

luật và pháp lệnh hiện nay, theo Luật ban hành VBQPPL năm 2008 như sau:

a) Dé nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh; b) Thâm tra để nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh; c) Lập dự kiến Chương trình XD luật, pháp lệnh; d) Quyết định Chương trình XD luật, pháp lệnh; d) T rién khai Chương trình XD luật,

pháp lệnh Việc triển khai chương trình XD luật, pháp lệnh được thực hiện theo các bước chủ yếu sau: a) Thanh lập Ban ST và phân công chủ trì ST; b)

ST dự thảo luật, pháp lệnh và lấy ý kiến vé dự thảo luật, pháp lệnh; c) Thâm

Trang 21

định dự án luật, pháp lệnh; d) Chinh lý dự án luật, pháp lệnh trước khi trình

CP; đ) CP thảo luận và quyết định về việc trình dự án luật, pháp lệnh; e)

Tham tra của HĐDT, các UB của QH; f) UBTVQH xem xét cho ý kiến đối

với dự án luật, pháp lệnh; g) QH thảo luận thông qua dự thảo luật, UBTVQHxem xét thông qua pháp lệnh.

Trong các bước chủ yếu theo quy trình nói trên cé.thé thấy việc tham gia trực tiếp của nhân dân, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của PL là rất hạn chế Việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân và đặc biệt là các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của PL không được chú trọng mặc dù có đề cập tới tại Điều 4 của Luật ban hành VBQPPL năm 2008 Luật không có quy định riêng về việc tham gia và vai trò thực sự của các nhà KH chuyên ngành vào quá trình XDPL Vì vậy, cần cải tiến các HĐXDPL theo hướng áp dụng quy trình XDPL trong đó có hoạt động đánh giá tác động PL đã được thí điểm vào

việc XD HTPL về LD-VL ở nước ta, cụ thể: Bước 1: Sáng kiến PL Quá trình

nêu sáng kiến PL phai đưa ra được những ý tưởng và van dé sau: Tên gọi của đạo luật dự kiến ban hành; mục đích của đạo luật; cơ sở để đề xuất việc ban hành luật; lợi ích và bất lợi của việc ban hành luật; thuận lợi và khó khăn của việc ban hành luật; đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng của luật; nội dung cơ bắn (sơ bộ các chương) của luật Bước 2: Tổ chức nghiên cứu về sáng kiến PL Việc nghiên cứu sáng kiến về luật có thể được thực hiện thông qua thực hiện một dé tài KH Việc nghiên cứu đó có thể tiến hành thông qua

chỉ định cho một cơ sở nghiên cứu KH chuyên ngành có uy tín hoặc chỉ định

một nhà KH có chuyên môn cao làm Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu Đối với

kiến về một đạo luật có tầm bao quát rộng, chuyên ngành rộng, có thể tổ chức

nghiên cứu nhiều dé tài hoặc phân ra nhiều tiểu dé tài và có thể tổ chức dau thầu rộng rãi Tổ chức báo cáo kết quả dé tài trước một Hội đồng đánh giá sáng kiến PL và lập báo cáo về việc đánh giá sáng kiến PL trình CQ có thẩm quyền (CP hoặc CQ được CP uỷ quyền) quyết định Bước 3: ST đự thảo luật Sau khi có quyết định về việc ST dự thảo luật và quyết định thành lập Ban ST luật, sẽ tiến hành viết dự thảo luật Dự thảo luật lần thứ nhất chưa cần thiết phải chi tiết và chủ yếu là đưa ra những nội dung cơ bản nhất Kèm theo mỗi

nội dung chương, điều luật phải có phần lý giải về các chương, điều luật đó.

Bước 4: Tổ chức thảo luận, hoàn thiện dự thảo luật Trước khi hoàn thiện dự

Trang 22

thảo luật cần tổ chức một hội thảo rộng nhằm trình bày và thảo luận về các nội dung của dự thảo Bước 5: Tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động của các quy định dự kiến ban hành và lấy ý kiến nhân dân Việc tô chức thử nghiệm có thể tiễn hành đối với các đạo luật

có ảnh hưởng lớn, sâu sắc, lâu dài đối với đời sống nhân dân, nền KT- XH và đối với QHQT Bước 6: Tổ chức đánh giá kết quả áp dụng thử nghiệm và lấy

ý kiến nhân dân, các đối tượng chịu sự tác động của các quy định dự kiến ban

hành Đối với PL về LD-VL, cần tổ chức lấy ý kiến rộng rãi và sự lý giải có tính KH của các đối tượng chịu tác động trực tiếp là: người LD - người SDLĐ và CQLĐ Việc tổ chức cần đưa về các DN, trong đó, từng DN có sự đánh

giá độc lập của đại diện hai bên trong QHLD và tiếp đến là ý kiến phối hợp của hai bên sau khi kết thúc lấy ý kiến riêng rẽ Bởi vì bản thân các bên khi

phối hợp sẽ cho thấy đâu là nội dung có khả năng không làm mất đi hoà khí

và giảm bớt xung đột từ khi XDPL Nhà làm luật có thể dựa vào đó để ban hành luật với sự tin tưởng cao Bước 7: Hoàn thiện dự thảo trình CP dé dua ra OH Bước nay áp dụng các hoạt động theo quy trình chung về XDPL Quy

trình 7 có thể áp dụng vào việc XD các VBQPPL về LĐ-VL của các cấp, ngành và tuỳ vào tính chất, quy mô của VBQPPL mà xác định các bước cho

phù hợp.

Để đảm bảo tính PTBV của PL về LĐ-VL của nước ta, cần chú trọng

nghiên cứu các phương án khác nhau Dưới đây là một số phương án về

XDPL về LĐ-VL trong thời gian tới Về nội dung: Để khắc phục những nhược điểm và hạn chế của BLLĐ cần có một sự nghiên cứu công phu hơn

nhằm đánh gia tác động PL trên phạm vi rộng lớn và chính xác, không thể chỉ

dựa vào các báo cáo Chúng tôi đề xuất một số phương pháp hoàn thiện như

sau: a) Nghiên cứu XD một BLLĐ hoàn chỉnh, có tính pháp điển cao với tư cách một “bộ luật” với đầy đủ các nội dung và có khả năng thi hành dé dang khi áp dụng vào đời sống LD (phương án này là rất công phu, khó khăn, lâu

dai); b) XD các đạo luật chuyên biệt cho van dé LDXH, theo đó, BLLD sẽ bị

cáo chung và thay vào đó là các luật, như Luật về VL, Luật về học nghề và

dạy nghề, Luật về người LD Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (có thé đưa vào Luật VL), Luật về QHLĐ, Luật về tiêu chuẩn LD (hoặc Luật về bảo vệ

LE), Luật về giải quyết tranh chap LD (trong đó quy định mở về tài phán LD

Trang 23

theo định hướng cơ chế ba bên), Luật về đình công ; c) Thực hiện sự tích hợp hai phương thức trên, theo đó, BLLD vẫn tôn tại nhưng chỉ cô dong các

van dé; phan chi tiét sé thay thé bang các đạo luật chuyên biệt như đã néu trên

và huỷ bỏ dân việc ban hành nhiều nghị định, thông tư, những cái thường gây

ra sự phức tap cho những người áp dụng, đặc biệt là người LD và các DN.

BLLĐ sẽ quy định những vấn đề cơ bản nhất, đó là: a) Xác định những

nhiệm vụ chính của BLLĐ, ví dụ: giữ gìn hoà bình công nghiệp, tạo cơ sở

pháp lý cho việc XD các đạo luật hoặc các VBQPPL khác để điều chỉnh có hiệu quả các QHLD, thúc đây sự PT QHLD-VL, thúc đây sự PT của thị trường LD, tạo sự BD về cơ hội LĐ-VL cho mọi người LD, tạo cơ sở cho sự hợp tác và phân công LD trong nước và QT; b) Xác định đối tượng điều chỉnh: Bộ luật điều chỉnh các QHXH trong lĩnh vực LD gồm QHLĐ (được

xác lập) theo HDLD và các QHXH khác liên quan trực tiếp với QHLĐ; c)

Xác định phạm vi áp dụng: BLLD được áp dụng trong phạm vi lãnh thé Việt Nam, với các đối tượng chủ thể là người LD, người SDLĐ, tổ chức công đoàn, tổ chức (hiệp hội) của người SDLD va Nhà nước (CP) và các cơ cau ba

bên của người LĐ-người SDLĐ-NN Bộ luật được áp dụng ngoài lãnh thé

Việt Nam đối với các QHXH về LD-VL được di chuyén ra nước ngoài nhưng không chịu sự điều chỉnh của PL của nước khác; d) Những nguyên tắc cơ bản: BLLĐ phải xác định các nguyên tắc cơ bản cho toàn bộ ngành luật như:

nguyên tắc bảo vệ người LD, nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của người SDLD, nguyên tắc tôn trọng và khuyến khích quyền tự định đoạt

của các bên, nguyên tắc kết hợp CSKT và XH, nguyên tắc đảm bảo phù hợp

với các tiêu chuẩn LDQT; đ) Các định nghĩa và giải thích từ ngữ: Phan này phải

đưa ra các định nghĩa chính xác và sự giải thích từ ngữ có tính chuyên ngành như:

“người LD”, “người SDLĐ”, “QHLD”, “VL”, “học nghề”, “dạy nghề”, “đại diện của người LD”, “đại diện của người SDLĐ"; e) Vấn đề QLNN: BLLĐ sẽ quy

định về quyền của NN trong lĩnh vực QLLĐ, bộ máy các CQQLNN, thanh tra LD, các biện pháp QLNN về LD, các biện pháp xử lý vi phạm PLLĐ, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo về LD; F) Co chế ba bên và UB về

QHLĐ: BLLĐ phải quy định về “Cơ chế ba bên” với các cơ cấu và biện pháp,

hình thức vận hành; UB về QHLĐ QG, UB về QHLĐ cấp tỉnh, huyện, vùng

và chức năng, nhiệm vụ của các UB đó; g) Ap dụng các quy định PLOT: Bộ

Trang 24

luật cần quy định về hiệu lực và việc áp dụng các công ước, hiệp định hoặc

khuyến nghị đã phê chuẩn vào điều chỉnh QHLĐ-VL.

Về phương pháp: UB về các vấn dé XH của QH chủ trì nghiên cứu các dé án, dé tài XDPL về LD-VL dé XD các luật, pháp lệnh; CP chủ trì với sự phối hợp tham gia của các bên trong cơ chế ba bên gồm: CP - Tổng liên đoàn LD Việt Nam - Đại diện của người SDLĐ trong việc XD các dự thảo luật, pháp

lệnh; Bộ LD - TB - XH là CQ tham mưu cho CP trong quá trình dự thảo có

trách nhiệm thành lập một ban cố vấn hoạt động bên cạnh Vụ pháp chế của Bộ, theo đó cần tăng cường cán bộ PL giỏi cho Bộ LD - TB - XH để có kha năng tham mưu các van để pháp lý về LD-VL ở tầm mức sâu hơn; thành lập ban (tiểu ban) ST và chỉ đạo việc hoàn thiện PL về LĐ-VL theo hướng PTBV Các ban này vừa đảm bảo tính cơ cầu nhưng phải đặc biệt chú trọng

về chuyên môn; huy động sự tham gia của các nhà KH chuyên ngành vào ban

(tiểu ban) phản biện pháp luật; CP, Bộ TP, Bộ LD - TB - XH cần lập một danh sách những nhà KH chuyên ngành luật LD-VL của Trường Dai học luật Hà Nội và các trung tâm khác; cần tổ chức thu nhận sự phản biện từ các tổ chức XH khác liên quan như Hội luật gia Việt Nam, Đoàn luật sư toàn quốc, MTTQ Việt Nam.

CHUYEN ĐÈ 11

DAM BAO YEU CAU PHÁT TRIEN BEN VUNG TRONG HOAT

DONG XÂY DUNG PHAP LUAT VE AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIEN NAY

TS Tran Thuy Lam

1 SU CAN THIET PHAI THUC HIEN AN SINH XA HOI VA TRACH NHIEM

CUA NHÀ NƯỚC DOI VOI AN SINH XA HOI

Trong cuộc sống, con người không phải lúc nào cũng gặp may mắn và có một cuộc sống bình thường, ôn định Lúc nay hoặc lúc khác họ có thể gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên phát sinh như bão lụt, thiên tai, ốm đau, bệnh tật Bởi vậy, ngay từ xa xưa con người đã tìm ra những biện pháp đề phòng cân thiét dé bảo vệ mình trước những rủi ro ngâu nhiên phat sinh ay như tiệt

Trang 25

kiệm, tích luỹ, trao đổi tài sản, chia sẻ đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, làng xã họ tộc Những nét đẹp của cơ chế mang tính truyền thống này vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay, bất chấp sự ảnh hưởng của

XH hiện đại Tuy nhiên, trong XH hiện đại, co chế mang tính truyền thống

này đã không khắc phục được hết các rủi ro Rất nhiều rủi ro mới đã xuất hiện

như bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất VL phá sản do dau tư cỗ phiếu Cũng

có những biện pháp chia sẻ rủi ro mang tính thị trường như ký kết các hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) nhưng đây là hình thức KD theo nguyên tắc người

KD phải có lợi nên không phải cá nhân nào cũng có khả năng tham gia Hơn

nữa, việc khắc phục rủi ro cho những người tham gia loại bảo hiểm này chủ yếu mang tính cá thể, tác dụng XH rất hạn chế Do đó, đòi hỏi phải có những

biện pháp và phương thức bảo vệ mang tính AT và hiệu quả hơn từ phía NN,

mang tính XH, thực hiện trong cả cộng đồng dé tất cả các thanh viên đều

được bảo vệ và những rủi ro của họ (nếu có) được chia sẻ trong phạm vi rộng

rãi Tất cả những cách thức, biện pháp chống lại các rủi ro bảo vệ cuộc sống của con người do NN tổ chức thực hiện cũng như những biện pháp tương trợ

truyền thống trong cộng đồng dân cư được gọi là ASXH Về khái niệm,

ASXH được hiểu là sự bảo vệ của XH đối với các thành viên của mình thông

qua các biện pháp công cộng để đối phó với những khó khăn về KT, XH gây

ra bởi các rủi ro, biến cố, bất hạnh nhằm đảm bảo thu nhập, sức khoẻ và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho các thành viên của mình, góp phần

đảm bảo AT và PTBV XH ASXH tiếp cận theo hai phạm vi rộng và hẹp Theo nghĩa rộng, ASXH được tiếp cận dưới góc độ quyền con người nên nội

dung của nó rất rộng bao gồm mọi lĩnh vực như AN chính trị, GD, YT, VL,

LD, Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các QG trên thế giới đều tiếp cận khái niệm ASXH theo phạm vi hẹp với nội dung cụ thể tuỳ thuộc vào điều

kiện riêng của mình ở những giai đoạn phát triển cụ thể Ở Việt Nam khái

niệm ASXH cũng được tiếp cận theo phạm vi hẹp và nội hàm của nó được xác định gồm bốn nội dung cơ bản, đó là BHXH, BHYT, UDXH và TGXH.

Trong đó BHXH được coi là trụ cột của hệ thống ASXH Những nội dung này nhìn chung phù hợp với thông lệ QT đồng thời cũng thẻ hiện được những

nét đặc thù riêng xuất phát từ truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Trang 26

Để tổ chức và thực hiện van dé ASXH, NN đã tiến hành triển khai ở nhiều phương diện trong đó có việc ban hành các VBQPPL về ASXH PL về ASXH được ban hành dưới nhiều hình thức như luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, Cụ thể, trong lĩnh vực BHXH, NN đã ban hành Luật BHXH năm 2006,

Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Nghị định 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007

hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với lực lượng vũ trang Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 về BHXH tự

nguyện Trong lĩnh vực UDXH, NN đã ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có

công với cách mạng (đã được sửa đổi nhiều lần) và mới nhất là Pháp lệnh ưu

đãi người có công với cách mạng năm 2005, Pháp lệnh công nhận danh hiệuba mẹ Việt Nam anh hùng, Nghị định 105 ngày 16/9/2008, Thông tư

07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi Trong lĩnh vực BHYT, NN đã ban hành Nghị định

63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005, Thông tư 21/TTLB-BYT-BTC ngày

27/7/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ BHYT bat buộc, Thông tư 22/TTLB-BYT-BTC ngày 24/8/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ BHYT tự

nguyện Trong lĩnh vực CTXH, NN đã ban hành Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007, Thông tư số 9/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 hướng

dân nghị định 67/2007/NĐ-CP Các VBQPPL nay đã tạo nên HTPL về

ASXH Tuy nhiên, các VBQPPL về ASXH để được ban hành phải tuân theo

trình tự thủ tục của luật ban hành VBQPPL Điều đó có nghĩa, việc ban hành

luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư trong lĩnh vực ASXH phải tuân theo quy

trìah ban hành VBQPPL đã được quy định Tức là phải bao gồm các khâu như XD dự thảo, té chức lay ý kiến, thâm định, thâm tra, đánh giá, thảo luận,

thòng qua Toàn bộ quá trình ban hành các VBQPPL đó được gọi là

HDXDPL trong lĩnh vực ASXH Như vậy, HDXDPL về ASXH được hiểu là toan bộ hoạt động của quy trình ban hành các VBQPPL về ASXH.

Tuy nhiên, một vẫn đề được đặt ra là làm sao phải tạo ra được một HTPL

về ASXH bên vững Đảm bảo yếu tô bền vững trong HTPL nói chung, PL về

ASXH nói riêng được coi là vấn dé hết sức quan trong trong XH ngày nay.

Vci vai trò là kiến trúc thượng tang, điều chỉnh các mối quan hệ trong XH, PL là :ơ sở dé phát triển XH ồn định và bên vững Dé có PL về ASXH bền vững

Trang 27

thì trước hết HDXDPL về ASXH phải bền vững, tức là các khâu (công đoạn)

của quá trình ST, thảo luận và thông qua, ban hành VBQPPL về ASXH phải đảm bảo yếu tố PTBV Sự PTBV ở đây được hiểu là sự PT, trong đó kết hợp được chặt chẽ, hài hoà giữa ba yếu tố: tăng trưởng KT, đảm bảo CBXH, TBXH và BVMT Khi chúng ta PT KT thì cũng phải chú ý đến việc giải quyết các van dé XH và đặc biệt là phải xem xét cả các yếu tố về MT Tránh tình trạng chi trọng tâm PT KT mà quên di các vẫn dé XH và MT hoặc ngược

lại chỉ quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề XH mà không chú ý đến sự

phát triển KT Ba yếu tố này gắn kết với với nhau, không tách rời nhau, bổ sung cho nhau tạo ra sự PTBV Vì vậy, đảm bảo yêu cầu PTBV trong HĐXDPL về ASXH cũng có nghĩa là đảm bảo các yếu tô về KT, XH và MT trong nội dung các giai đoạn của quy trình XD và ban hành các VBQPPL về ASXH để cho ra đời một sản phẩm PL vừa bảo đảm cho lĩnh vực ASXH

PTBV mà còn tạo ra sự PTBV cho KT, XH và MT.

ASXH là một phạm trù KT - XH tổng hợp, mang trong mình bản chất KT

và XH sâu sắc Về bản chất KT, ASXH là một bộ phận thu nhập quốc dân, thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập XH, điều hoà lợi ích, đầu tư và PT KT ASXH không chi là những cơ chế đơn giản nhằm thay thé thu nhập mà còn được nhìn nhận như những véctơ hỗn hợp của cái gọi là“ những chuyển

giao KT” trong XH nhằm phân phối lại tiền bạc, của cải và các dịch vụ XH (DVXH) cho những nhóm dân cư yếu thé hơn trong XH Về ban chất XH, có thể nhìn nhận ASXH là sự tập hợp có tổ chức của các thành viên XH nhăm chống lại những rủi ro, bất hạnh của mỗi cá nhân ASXH không nhằm mục đích KD, lợi nhuận mà chỉ đơn thuần là sự đảm bảo an toàn đời sống cho

cộng đồng XH, mang tính nhân văn sâu sắc Chính vì vậy mà ASXH đã có tác dụng đặc biệt đối với đời sống cộng đồng và sự 6n định, PT chung của XH và

đó chính là giá trị vượt trội của ASXH so với các biện pháp chia sẻ rủi ro

khác Bản chất KT và XH của ASXH là vấn dé không tách rời và luôn phải đặt trong mối quan hệ hài hoà ASXH là vấn đề mang tính XH sâu sắc nhưng

để thực hiện được điều đó cần phải có những nguồn TC nhất định Chính vì

vậy mà các CS, các quy định của PL về ASXH phải luôn kết hợp và đảm bảo cả hai yếu tố này Đó sẽ là điều quan trọng làm cho MTXH ồn định và PTBV Hiện nay, trên thế giới hình thành hai trường phái cơ bản tiếp cận về ASXH

Trang 28

đó là trường phái KT và trường phái XH Nhưng dù theo quan điểm của trường phái nào thì PL về ASXH của các nước cũng đều đảm bảo cả hai yếu

tố KT, XH và có tính đến van dé MT Chỉ có điều ở những nước theo trường

phái KT thì yếu tổ KT được chú trọng nhiều hơn và người ta quan tâm nhiều đến nguồn TC thực hiện AS, coi đây là yếu tố quyết định cho sự thành công của ASXH Tiêu biểu cho trường phái này là quan niệm về ASXH cũng như PL về ASXH của những nước có nền KTTT tự do phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada Còn các nước tiếp cận ASXH theo trường phái XH, thì yếu tố XH được chú trọng nhiều hơn và người ta quan tâm nhiều đến yếu tố cộng đồng cũng như độ bao phủ của ASXH Những nước theo trường phái này như

Đức, Thuy Điển, Đan Mach, Trung Quốc, Việt Nam, Chính vì vậy, yêu cầu

đặt ra đối với HĐXDPL về ASXH nham đảm bảo yếu tổ PTBV đó là phải tạo

ra và đảm bảo được mạng lưới ASXH cho mọi thành viên trong XH, đảm bảo

được cuộc sống cho các đối tượng nay khi họ gặp khó khăn rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống ASXH phải là tắm lá chắn an toàn cho mọi thành viên trong XH, đặc biệt là những đối tượng yếu thế Tuy nhiên, mức trợ cấp cho các đối tượng này cần phải căn cứ vào điều kiện KT-XH của mỗi thời kỳ, vào nguồn trợ cấp, tránh tình trạng mức trợ cấp quá cao khiến quỹ chi trả bị thâm thụt hoặc mức trợ cấp quá thấp khiến đời sống của các đối tượng trợ cấp gặp nhiều khó khăn, không đủ để họ tổn tại.

Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả đảm bảo yêu cầu PTBV đối với HĐXDPL về ASXH là phải tạo ra được sản phẩm các VBQPPL thống nhất, đồng bộ, được thực hiện trong một thời gian dài, ít phải sửa đổi bd sung, có tính khả thi

phù hợp với thực tế, chi phí cho việc triển khai thực hiện PL ít, đời sống dân

sinh ổn định, MT bền vững Khi XD và ban hành PL, đòi hỏi các CQ có thâm

quyền không chỉ tính đến lợi ích của các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của PL về ASXH mà còn cần phải tính đến cả lợi ích của các chủ thể khác, cân đối với lợi ích của các chủ thể khác trong XH Đồng thời trong HDXDPL về ASXH, các CQ có thâm quyển cũng như có trách nhiệm tham gia ST, thầm

định, thâm tra VBQPPL cần phải có sự đánh giá tác động các quy định của

PL về ASXH trên mọi bình diện, đặc biệt là về vẫn đề KT, XH và MT.

2 THỰC TRẠNG PL VẺ ASXH

Trang 29

2.1 Ưu điểm và thành tựu

Như trên đã phân tích, hệ thống ASXH ở Việt Nam bao gồm BHXH, BHYT, CTXH và ƯÐXH, vì vậy PL về ASXH cũng bao gồm bốn lĩnh vực PL cơ bản: PL về BHXH, PL về BHYT, PL về CTXH, PL về UDXH Với bốn nội dung này, PL về ASXH Việt Nam đã tạo ra mạng lưới bao phủ tương đối rộng tới các thành viên trong XH như: người LD, người có công với cách mạng, các đối tượng yếu thế như người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, các đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hạn hán, bão lụt, Đây cũng là bốn nội dung cơ bản mà ILO đã khuyến cáo các QG thành viên áp dụng khi thực hiện ASXH Việc xác định và thực hiện được những nội dung cơ bản của AS trong HTPL cũng là yếu tố hết sức quan trọng nhằm đảm bảo yếu tố PTBV Những chế độ mang tính trụ cột, cơ bản của an sinh chúng ta đã thực hiện, sau này khi có điều kiện chúng ta có thể mở rộng thêm

các chế độ AS khác Nhìn chung, PL về ASXH Việt Nam cũng đã kết hợp được chính sách KT và XH trong các quy định của PL nên đã đảm bảo được

sự PTBV, tạo MTXH ổn định Quyền ASXH của công dân cơ bản được dam bảo Mức trợ cấp ASXH tuy còn thấp nhưng cũng đã đảm bảo và hỗ trợ được cuộc sống cho các đối tượng cần trợ cấp Đặc biệt, PL về ASXH đã thực hiện CSXH hoá trong công tác AS Điều này đã tạo điều kiện cho tất cả các thành viên trong XH đều có thể tham gia vào ASXH Họ có thể tham gia với tư cách là chủ thể được hưởng ASXH hoặc chủ thể thực hiện ASXH (hỗ trợ cho người gặp khó khăn) Cụ thể yếu tố PTBV trong nội dung PL về ASXH được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Đối với PL về BHXH: BHXH được coi là trụ cột chính của hệ thông ASXH bởi độ bao phủ của BHXH tương đối rộng và đối tượng BHXH lại chính là người LD - lực lượng SX trong XH Chính vi vậy, CS về BHXH luôn được Đảng và NN ta quan tâm.Trong lĩnh vực ASXH, PL về BHXH có thể coi là tương đối hoàn thiện nhất, đảm bảo được nhất các yếu tố PTBV Luật BHXH năm 2006 và các VB hướng dẫn thi hành về có bản đã được XD trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa yếu tố KT, yếu tố XH và có tính đến yếu tố MT.

Mặc dù Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước số 102 của tổ chức LDQT (ILO)

về ATXH nhưng nhìn chung các chế độ BHXH của chúng ta cũng đã phù hợp với nội dung của Công ước này Đôi tượng BHXH đã được mở rộng dén mọi

Trang 30

đối tượng LD, bao gồm cả những LD có thời hạn tương đối dai (từ 3 tháng trở

lên) lẫn những đối tượng LD khác nếu có nhu cầu tham gia BH (BHXH tự nguyện) Mức trợ cấp BHXH của từng chế độ được tính trên cơ sở mức đóng góp của người tham gia BH nhưng cũng có tính đến sự tương trợ cộng đồng Chính vì vậy, mà ở một số chế độ, mức trợ cấp BH đã cao hơn so với trước (trước khi có Luật BHXH) như chế độ tai nạn LD, bệnh nghé nghiệp; chế độ BHXH một lần, Luật BHXH đã có những quy định về quỹ BHXH - nguồn TC cho việc thực hiện các chế độ BHXH Quỹ BHXH được hạch toán độc lập, trên cơ sở cân đối giữa thu và chi, đây là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự PTBV của BHXH Để đảm bảo sự PTBV của quỹ BHXH khi xu hướng tudi thọ bình quân tăng lên, Luật BHXH đã quy định điều chỉnh tăng mức đóng góp nhằm đảm bảo cân đối thu chỉ, tránh tình trạng thâm thụt quỹ Theo Luật BHXH, bắt đầu từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm một lần người LD và người

SDLĐ đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8% (đối với người LD),

18% (đối với người sử dụng LD) Tuy nhiên, sự điều chỉnh này được tiễn hénh có lộ trình nên đã tránh được tình trạng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người LD cũng như hoạt động SX, KD của DN Điều đó cũng tao cho MTXH ổn định, là cơ sở để PTBV Bên cạnh đó, Luật BHXH năm 2006 còn

quy định về BHXH tự nguyện (với hai chế độ hưu trí và tử tuất) và BHXH

thắt nghiệp Tại thời điểm ban hành Luật, chúng ta chưa thể thực hiện được ngay nên Luật BHXH đã xác định lộ trình để thực hiện các vấn đề này.

BHXH tự nguyện bắt đầu được thực hiện từ năm 2008 và BH thất nghiệp bắt dau được thực hiện vào năm 2009 Điều này thé hiện sự bao quát trong việc hoạch định chính sách về BHXH tránh việc phải thường xuyên sửa đổi, bé suag Cùng với các chế độ BHXH bat buộc như chế độ ốm đau, thai sản, tai nai LD, bệnh nghé nghiệp, hưu trí va tử tuất, BHXH tự nguyện được thực hiển đã tạo điều kiện cho tất cả mọi người LD (đặc biệt là các nông dân) nếu có nhu cầu đều có thé tham gia BHXH Đặc biệt, chế độ BH thất nghiệp được

thưc hiện đã đảm bảo hơn cuộc sống cho người LD khi tham gia QHLĐ nếu bị nat VL Điều này đặc biệt quan trọng, bdi trong nền KTTT, việc người LD

mít việc làm vì lý do KT (như DN thay đổi cơ cấu công nghệ, sáp nhập, hợp

nhìt, cũng như gặp khó khăn về TC do khủng khoảng KT) là điều khó tránh

khi.

Trang 31

- PL về BHYT: BHYT là hình thức BH nhằm BV&CSSK cho các thành

viên trong XH, không vì mục đích lợi nhuận, do NN tổ chức thực hiện Tuy nhiên, BHYT lại là một phạm trù KT-XH nên đòi hỏi PL về BHYT citing phải thé hiện được cả hai yếu tố này Bên cạnh những yếu tố mang tính XH như

đối tượng áp dụng rộng, sự tượng trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro theo nguyên

tắc số đông bù số ít (mức hưởng không phụ thuộc vào mức đóng mà phụ

thuộc vào bệnh ly), PL về BHYT cũng đã giải quyết các yếu tô về KT Đó là

việc cân đối giữa thu và chi quỹ BHYT đồng thời sử dụng sao cho hợp lý và hiệu quả quỹ tiền tệ từ nhiều nguồn khác nhau nhằm BV&CSSK cho những

người tham gia Mức hưởng BHYT đã được chi trả trên cơ sở với mức cân đối quỹ Quỹ BHYT đã được điều chỉnh theo hướng tăng mức đóng: góp tối

đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người LD, trong đó người

SDLD đóng 2/3 và người LD đóng 1/3(trước đây pháp luật quy định người

SDLD đóng 2/%, người LD đóng 1%) Điều đó thé hiện, PL về BHYT đã tính đến sự ôn định lâu dài của quỹ, đảm bảo được yếu tố PTBV.

- PL về UDXH: UDXH được hiểu là sự đãi ngộ của NN, XH, cộng đồng đối với những người có công với cách mạng Vì các đối tượng này là người có công với đất nước nên trách nhiệm chi trả UPXH trước hết thuộc về NN.

Bởi vậy, nguồn trợ cấp UD chủ yếu được lấy từ ngân sách của NN Tuy nhiên, nguồn NSNN chỉ có hạn nên dé đảm bảo sự PTBV, PL về UDXH cũng đã thực hiện CS XH hoá, phát huy sự tham gia của các tổ chức và thành viên trong XH Mức trợ cấp UD được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu va được điều chỉnh khi lương tối thiểu thay đổi Mức trợ cấp UD tuy không cao nhưng đã góp phan đảm bảo và nâng cao đời sống cho người được UD, nhất là những ai không có nguồn thu nhập nào khác va đó cũng là yếu tố quan trọng dé đảm bảo sự ồn định và bền vững XH.

- PL về CTXH: CTXH là sự giúp đỡ của NN, XH, cộng đồng cho các thành viên XH khi gặp những khó khăn, rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống vì

những nguyên nhân khác nhau PL về CTXH là một bộ phận cấu thành quan

trọng của PL về ASXH Tuy nhiên vì đây là nội dung mang tính XH sâu sắc, thé hiện thái độ của NN, cộng đồng đối với người “yếu thé” trong XH nên sự can thiệp của PL vào vẫn đề này chỉ ở những mức độ nhất định, chủ yếu chỉ là những quan hệ CTXH do NN tổ chức thực hiện từ nguồn TC từ thu nhập

Trang 32

chung QG Tuy nhiên, bên cạnh đó NN cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào các hoạt động CT nhằm trợ giúp cho các đối tượng yếu thế, cũng như những người gặp các hoàn cảnh khó khăn, éo

le trong cuộc sống Chính vì vậy mà PL về CTXH, về cơ bản, cũng đã đảm

bảo được yếu tố PTBV, kết hợp được yếu tố KT và XH trong các vấn đề của

CTXH từ phạm vi đối tượng trợ g1úp, chế độ trợ giúp cũng như nguồn TC trợ giup '

2.2 Nhược điểm và tồn tại

- Đối tượng ASXH tuy đã được mở rộng nhưng nhìn chung độ bao phủ còn thấp Cho đến nay chúng ta mới chỉ có khoảng hơn 7 triệu người tham gia BHXH bắt buộc trong tổng số khoảng hon 40 triệu người trong độ tuổi LD, hơn 37 triệu người tham gia BHYT bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện trên tổng số hơn 80 triệu dân TGXH thường xuyên mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho khoảng hơn 50% trong tỏng số hơn 1,5 triệu đối tượng có nhu cầu Như vậy, còn một bộ phận lớn dân cư chưa tiếp cận được với hệ thống ASXH nên chưa đảm bảo được yếu tố PTBV Đặc biệt là những đối tượng di cư từ nông

thôn ra thành thi (di dân).

- Còn tồn tại nhiều điểm bat hợp lý trong nội dung các chế độ ASXH như

về đối tượng hưởng, điều kiện hưởng, mức hưởng nên sự tác động của

ASXH đến đời sống dân cư còn thấp Đặc biệt, còn chưa dự trù được những

biến động của nền KTTT, nên mức trợ cấp còn thấp thường xuyên phải có sự thay đổi khi giá cả biến động nên tính 6n định và bền vững chưa cao.

- Để thực hiện ASXH, quỹ TC là vấn đề rất quan trọng Tuy nhiên, hệ

thống TC thực hiện ASXH hiện hành còn thiếu tính bền vững thể hiện ở nguy cơ mat AT trong cân đối thu chi quỹ BHXH, BHYT và thiếu tập trung nguồn

luc trong TGXH.

- Trong lĩnh vực ASXH, chúng ta đã thực hiện CSXH hoá, song tinh XH

hoá trong các quy định của PL về ASXH chưa cao nên chưa phát huy được hết khả năng nội lực cho sự nghiệp PT ASXH Bên cạnh đó, cơ chế quản lý, tổ chức và thực hiện ASXH manh mun, phân tán thiểu tập trung và thiểu biện

pháp thực hiện có hiệu quả nên còn thiếu tính bền vững.

Trang 33

Những hạn chế cơ bản của PL về ASXH nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Xét về mặt khách quan, đó là do điều kiện lịch sử cũng như điều kiện KT-XH ở Việt Nam nên chúng ta chưa XD được hệ thống PL về ASXH đồng bộ và hoàn chỉnh Hơn nữa, những vấn dé lý luận và thực tiễn về ASXH còn khá mới mẻ trong khi nhu cầu thực tiễn lại đòi hỏi chúng ta phải thực hiện ngay nên PL về ASXH khó tránh khỏi những bat cập và đặc biệt là chưa đảm bảo được yếu tố bền vững Xét về chủ quan, thì vai trò, vị trí của PL về ASXH chưa được nhận thức đầy đủ Còn có nhiều quan điểm khác nhau về ASXH và các bộ phận cấu thành Vì vậy việc thiết lập khung PL về ASXH với các nội dung nhiều khi còn mang yếu tố chủ quan, chưa có luận cứ và tôn trọng day đủ các quy luật, điều kiện khách quan nên tính bền vững trong các nội dung của PL về ASXH chưa cao.

3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VẺ AN SINH XÃ HỘI Có thể nói, nhìn chung, HĐXDPL về ASXH cũng đã đảm bảo được yếu tố

PTBV Trong các công đoạn của quá trình XD va ban hành các VBQPPL về ASXH, chúng ta đã cố gắng đưa vào các yếu tô KT, XH Trước khi XD mới các VBQPPL về ASXH, đã tiến hành đánh giá thực trạng các quy định PL hiện hành về vẫn dé đó trên hai phương diện ưu điểm, nhược điểm, trên cơ sở đó xác định nội dung trong các VBQPPL sẽ được ban hành Các CQ chuyên môn (như Bộ LD-TB-XH, Bộ YT, ) đều được giao chủ trì ST các dự thảo

luật, pháp lệnh về ASXH nhằm đảm bảo tính khả thi cud chúng Các CQ thầm định, thấm tra bao giờ cũng xem xét tính hợp pháp, hợp lý cũng như những

tác động của các quy định PL về ASXH đến sự PT của KT, XH và MT Đặc biệt, khi XD luật, bao giờ chúng ta cũng tham khảo pháp luật của nước ngoài

và đi khảo sát thực tế ở nước ngoài Tuy nhiên, bên cạnh đó, HĐXDPL về

ASXH vẫn còn một số những hạn chế ảnh hưởng đến sự PTBV Điều đó thể hiện ở chỗ, các VBQPPL về ASXH (đặc biệt là trong lĩnh vực ƯĐXH) có quá nhiều nên rất khó tra cứu Ngoài Luật BHXH năm 2006 , Luật BHYT năm

2008, còn lại các VBQPPL về ASXH lại chủ yếu được ban hành ở hình thức

dưới luật nên thường xuyên thay đổi, thiếu tính ồn định (nhất là VB xác định

mức trợ cấp) Vi vậy, đôi khi không biết VB nảo còn hiệu lực, VB nào hết hiệu lực PL đã được thay thế Điều đó thể hiện tính bền vững trong các

VBQPPL chưa cao, HĐXDPL về ASXH chưa đảm bảo được yếu tổ PTBV.

Trang 34

Trong quá trình XD các VBQPPL về ASXH, đặc biệt là khi XD Luật BHXH,

chúng ta cũng đã tổ chức lấy ý kiến của các CQ, ban, ngành có liên quan, các

nhà KH, song tính dân chủ còn chưa cao, sự tham gia của công chúng vào

HĐXDPL về ASXH còn ít du đây là lĩnh vực liên quan đến hau hết các thành viên trong XH Việc lấy ý kiến của dân chúng trong HĐXDPL về ASXH

nhiều khi chỉ mang tính hình thức Mặt khác các thành viên tham gia ST dự

thảo các VBQPPL còn mang tính cơ cầu, chưa có sự tham gia tích cực của

các chuyên gia cũng như của các nhà KH.

4 NHỮNG YÊU CAU VE NOI DUNG CUA PHÁP LUAT VE AN SINH XÃ HỘI VÀHOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUAT VE AN SINH XÃ HỘI

4.1 Những yêu cầu về nội dung của PL về ASXH

- Cần xác định khung PL về ASXH, trong đó quan trọng nhất là xác định các bộ phận cấu thành cơ bản của PL về ASXH Theo quan điểm của chúng tôi, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, khung PL về ASXH được hình thành từ 4 bộ phận là PL về BHXH, PL về BHYT, PL về CTXH và PL về UDXH là hợp lý và đảm bảo được yếu tố bền vững Sau này khi có điều

kiện chúng ta sẽ mở rộng thêm các lĩnh vực ASXH khác.

- Từng bước mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng trong từng nội dung cơ

bản của ASXH tiến tới bao phủ toàn bộ đối tượng, đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận với hệ thống bảo vệ của AS, kể cả những đối tượng di dân từ nông thôn ra thành thị Đặc biệt đối với BHYT, chúng ta cần phải tiến tới thực hiện BHYT toàn dân.Đối tượng CTXH cũng cần được mở rộng hơn

nhằm đảm bảo cuộc sống cho những ngưởi yếu thế.

- Từng bước bé sung thêm các chế độ trợ cấp va nâng cao mức trợ cấp

nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của đối tượng hưởng Mức trợ cấp cho một số đối tượng (đặc biệt và UDXH và CTXH) hiện nay còn thấp cần phải có sự điều chỉnh Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng bảo vệ của hệ thống ASXH phải được tiễn hành đồng bộ trong các nội dung của PL về ASXH Một số những quy định của PL trong lĩnh vực ASXH cũng cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp và đảm bảo tính bền vững Chang hạn như trong lĩnh

vực BHXH cần sửa đổi một số chế độ như ốm đau (quy định thêm điều kiện pha: đóng BH thêm một thời gian mới được hưởng để tránh tinh trạng lạm

Trang 35

dụng và trục lợi quỹ); chế độ hưu trí (cần có lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo mức tăng của tuôi thọ trung bình nhằm đảm bảo sự cân đối quỹ) hay như trong lĩnh vực BHYT cần có những quy định nhằm tránh sự lạm dụng quỹ.

- Cần phải thiết lập hệ thống TC về ASXH ổn định va bền vững Chang hạn với cơ chế đóng góp của BHXH và BHYT cần thực hiện các giải pháp trung và dài hạn trong việc cân đối TC, đảm bảo sự CB cho người thụ hưởng và an toàn cho quỹ Với UDXH và CTXH chế độ hưởng không dựa trên cơ sở đóng góp thì cần phân bổ nguồn TC một cách KH và 6n định Nên nhanh chóng thành lập quỹ TGXH thống nhất từ TƯ đến địa phương làm cơ sở huy động nguồn lực, đảm bảo chỉ trả kịp thời, CB cho các đối tượng.

- Phát huy hơn nữa CSXH hoá hoạt động ASXH PL về ASXH cần phải

hướng tới việc khuyến khích khu vực tư nhân cùng với NN tham gia hoạt động ASXH theo hướng có lợi cho quốc kế dân sinh NN tuy giữ vai trò là

trung tâm điều tiết hoạt động ASXH và bảo trợ về TC trong phạm vi giới hạn trách nhiệm của mink nhưng không làm thay trách nhiệm của XH, cá nhân.XH hoa ở đây không có nghĩa chỉ dừng lại ở sự sẻ chia trách nhiệm XH trong việc huy động nguồn lực mà còn là những quy định đảm bảo sự tham gia thực hiện của khối tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ XH Điều đó không chỉ phù hợp với nền KTTT mà còn đem lại sự bảo vệ tốt hơn cho cộng đồng dân chúng.

4.2 Các yêu cầu HDXDPL về ASXH nhằm đảm bảo PTBV

- HĐXDPL về ASXH phải được gắn liền với sự phát triển của nền KTTT

và đặc điểm riêng của QG Cơ chế KTTT tạo ra động lực cho sự PT KT

nhưng đồng thời cũng đòi hỏi chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề về XH như VL, thất nghiệp, tệ nạn XH, MT Điều này sẽ là gánh nặng cho hệ thống ASXH Chính vì vậy, cần phải thiết lập HTPL về ASXH phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của điều kiện KTTT PL về ASXH không thể đặt ra những

yếu cầu quá cao (như mức trợ cấp quá cao) trong khi điều kiện KT của chúng ta không cho phép nhưng cũng không thẻ đặt ra những yêu cầu quá thấp (như mức trợ cấp quá thấp) làm giảm đi giá trị và vai trò của AS.

Trang 36

- HĐXDPL về ASXH phải mở rộng hơn nữa quyền được hưởng ASXH

của các thành viên XH, hướng tới mục tiêu bao quát toàn bộ dân chúng, đảm

bảo cho ASXH thực sự là tâm lá chắn an toàn cho mọi thành viên trong XH.

- HDXDPL về ASXH phải dam bảo tính bền vững vé-TC; phải thiết lập

được cơ chế TC có tính ôn định lâu dài, phù hợp trong tương quan trách

nhiệm giữa các chủ thé, đảm bảo cân đối thu chi và công bằng về quyên lợi, trách nhiệm Đây được coi là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công cũng như tính bền vững của HTPL về ASXH.

5 GIẢI PHÁP DAM BAO YÊU CẢU PHÁT TRIEN BEN VỮNG TRONG HOẠTDONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VE AN SINH XÃ HOI

- Đối với các dé nghị, kiến nghị XD dự án luật trong lĩnh vực ASXH Trong HDXDPL về ASXH, van dé cơ bản đầu tiên dé đảm bảo yếu tế PTBV là phải có tầm nhìn chiến lược về kế hoạch chương trình làm luật, pháp lệnh.

Cụ thể các chủ thể đề nghị, kiến nghị XD các dự án luật về ASXH phải nêu rõ

sự đánh giá về mức độ PTBV của luật và sự tác động của luật đó đối với sự phát triển về KT, MT Sự thâm tra của UBPL, UB các vấn đề XH và các UB khác có liên quan trong trường hợp này là hết sức cần thiết.

- Đối với việc ST dự thảo luật về ASXH, các CQ, t6 chức tổ chức chủ tri ST, Bộ TP, CP, UB các vấn dé XH của QH cần đánh giá sự tác động của VB

tới hiện trạng lĩnh vực KT, XH và MT và đặc biệt cần XD báo cáo đánh giá tác động của dự thảo luật Cụ thể, các CQ cần phải có những đánh giá về những tác dụng và tính hiệu quả của các quy định PL về ASXH khi được ban hành Sự đánh giá tác động này càng cụ thể bao nhiêu sẽ càng hữu ích bấy nhiêu Hay nói cách khác là các CQ có thâm quyên trong quá trình ban hành VBQPPL về ASXH cần phải lập báo báo đánh giá tác động Một trong những phương pháp được coi là tiên tiến trong việc lập báo cáo đánh giá tác động

các dự án luật đó là tiến hành theo phương pháp RIA Theo đó, các nhà làm

luật cần xác định cụ thể đối tượng áp dụng cũng như chịu tác động của luật ban hành kinh phí cho việc tổ chức thực hiện luật đó VB luật được ban hành có ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác (đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật) hay không và nêú có ảnh hưởng thi mức độ như thé

nào Trường hợp, có những quy định trong luật chưa thực hiện được ngay thì

Trang 37

cũng phải xác định lộ trình cho việc thực hiện quy định đó như thế nào Khi thực hiện việc đánh giá tác động các VBQPPL về ASXH cần phải xác định các van dé cần đánh giá, các phương án cho từng van dé trong đó có phân tích

cụ thể lợi ích của từng phương án để từ đó lựa chọn phương án hiệu quả nhất

và ít tốn kém nhất Các chỉ số phân tích khi đánh giá tác động thường là: sự tham gia của công chúng: độ đáp ứng ý kiến, phản ánh từ công chúng của khối NN, các chi phí DN phải chịu, các rủi ro DN phải chịu, mức độ tuân thủ

các quy định của DN, tính hiệu quả của công tác XD luật, tính hiệu quả trong

việc đạt được mục tiêu dé ra của chính sách công, tính hiệu quả và hiệu suất

của các hoạt động thực thi và tuân thủ quy định, các chi phí cho ngân sách.

Một trong những thủ tục của việc XD VBQPPL nói chung VBQPPL về ASXH nói riêng là lấy ý kiến đóng góp về các dự thảo VBQPPL Thủ tục này có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi sự tham gia của công chúng vào quá trình ST VB sẽ giúp cho VB được XD tốt hơn, có tính thực tiễn cao hơn và hiệu quả chính sách tăng lên đáng kể Hon nữa, thông qua việc lay ý kiến công chúng, mối quan hệ giữa NNN và nhân dân sẽ được củng cố tăng cường và người dân biết đến PL Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là trong lĩnh vực ASXH cần phải xác định phạm vi bắt buộc phải lấy ý kiến sao cho hợp lý Chẳng hạn

như đối với lĩnh vực BHXH, cần phải lay ý kiến của người LD, công đoàn,

người sử dung LD (DN) Đối với lĩnh vực UD cần lấy ý kiến đóng góp của chính đối tượng người có công Mặt khác các thành viên của Ban ST các VBQPPL hiện nay đôi khi vẫn còn mang tính cơ cau (các CQ, ban ngành có

liên quan) chứ chưa thực sự có những chuyên gia thuộc lĩnh vực này Đặc

biệt, sự tham gia của các nhà KH vào HĐXDPL vẫn còn hạn chế, mới chỉ ở

những mức độ nhất định Bởi vậy, trong thời gian tới cần có cơ chế để các nhà KH được tham gia nhiều hơn, ngay từ giai đoạn đầu của quá trình ST chứ không chỉ đơn thuần là việc đóng góp ý kiến cho dự thảo luật sau này Đặc

biệt, đối với những dự thảo luật, ngoài việc lập báo cáo đánh giá tác động, đến

dự thảo cuối cùng, có thê tiến hành thủ tục phản biện dự án luật Việc phan

biện này sẽ được đưa cho các chuyên gia và trên cơ sở ý kiến phản biện đó, sẽ

tiếp tục chỉnh sửa dé dự án luật được hoản thiện hơn.

- Đối với việc thẩm tra dự án luật trong lĩnh vực ASXH Trước khi trình dự

thảo luật ra trước QH, UB các van dé XH va các UB hữu quan khác của QH

Trang 38

có trách nhiệm thẳm tra một số nội dung liên quan đến sự PTBV như phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo luật, những yếu tố đảm bảo sự PTBV của dự thảo luật, sự phù hợp giữa các yếu tố PTBV của nội dung dự thảo luật với đường lối, CS của Đảng, với Hiến pháp, PL và tính thống nhất của dự thảo

luật với HTPL, tinh khả thi của các quy định PTBV trong dự thảo luật Trước

khi trình QH, dự thảo luật về lĩnh vực ASXH còn duoc xem xét cho ý kiến bởi

UBTVQH đề trên cơ sở đó tiếp tục chỉnh sửa dự thảo luật lần nữa Thủ tục này là hết sức cần thiết giúp cho dự thảo luật tăng thêm tính bền vững.

- XD và ban hành các VB dưới luật (nghị định) về ASXH Nội dung của các VB dưới luật về ASXH phải phù hợp với các VB luật về ASXH và đảm bảo

yếu tố PTBV Trong quá trình ST phải tổ chức lấy ý kiến của bộ, CQ ngang bộ, CQ thuộc CP, các đối tượng chiy sự tác động trực tiếp của nghị định về đảm bảo PTBV, nêu những vấn đề PTBV cần xin ý kiến đóng góp và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến đóng góp Việc trình tự thảo luận cũng như thông qua dự thảo nghị định cần phải KH, hợp lý và chặt chẽ Một trong các vấn đề cũng được đặt ra đối với sự PTBV của PL về ASXH hiện nay đó là hình thức các VB Các VBQPPL về ASXH ở Việt Nam hiện tại đang được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và theo từng lĩnh vực như BHXH có

luật, nghị định, thông tu; UDXH có pháp lệnh, nghị định, thông tu; CTXH có

nghị định, thông tư, Do đó, hiện đang tồn tại hai quan điểm khác nhau Quan điểm thư nhất cho rằng cần phải XD một bộ luật ASXH quy định tổng hợp các nội dung của ASXH bao gồm cả PL BHXH, BHYT,UDXH,CTXH.

Trên cơ sở đó thống nhất CQ tổ chức thực hiện Quan điểm này là của một số

nhà KH chuyên ngành LĐ-XH Quan điểm thứ hai cho rằng không nhất thiết phải XD bộ luật đồ sé mang tính tổng hợp mà chi cần XD các luật chuyên biệt điều chỉnh từng nội dung cơ bản của ASXH như luật BHXH, luật BHYT, Những nội dung nào chưa đủ điều kiện ban hành luật thì ban hành dưới dạng pháp lệnh, nghị định Theo chúng tôi quan điểm này là hợp lý bởi các bộ phận PL cấu thanh nên PL về ASXH có đối tượng, mục đích, nội dung nguồn quỹ chi trả , khác nhau Chang hạn, như đối tượng của BHXH là thu nhập của người LD thì đối tượng của BHYT lại là sức khoẻ của người dan, đối với CTXH là nhu cầu của sự tổn tại thi UDXH là sự tôn vinh công trạng Do vậy, nếu quy định tất cả trong một bộ luật thì cũng chỉ là sự lắp ghép về

Trang 39

mặt kỹ thuật các bộ phận với nhau, không đảm bảo được tính KH và khó

tránh khỏi sự bất cập, chồng chéo Mặt khác, thực tiễn thực hiện PL về ASXH cũng cho thấy, trình độ tổ chức, QL của chúng ta còn yếu kém cùng với sự khác nhau trong việc tổ chức thực hiện của mỗi nội dung PL về ASXH nên nếu quy định trong một bộ luật sẽ thiếu tinh khả thi Da số các QG đều có xu hướng cụ thé hoá, chi tiết hoá các nội dung điều chỉnh của PL, rất ít nước có

“ một bộ luật chung điều chỉnh quan hệ ASXH và thống nhất CQ thực hiện.

Hơn nữa, Việt Nam là QG dang ở giai đoạn PT nên PL thường xuyên có sự sửa đổi b6 sung cho phù hợp với thực tế cuộc sống nên PL về ASXH cũng không thể tránh khỏi xu hướng đó Vì vậy, nếu quy định tất cả vin đề ASXH trong một bộ luật lớn sẽ rất khó đảm bảo được sự linh hoạt của việc điều

chỉnh cũng như trong việc sửa đổi, bố sung Vi vậy, việc ban hành các đạo

luật riêng về từng nội dung của ASXH sẽ là phù hợp hơn.

Đối với BHXH, BHYT chúng ta vẫn giữ hình thức luật là hợp lý Nhưng

đối với lĩnh vực CTXH cần tiếp tục nghiên cứu để ban hành Luật TGXH.

Riêng đối với ƯĐXH, thiết nghĩ vẫn chỉ nên đừng lại ở hình thức pháp lệnh,

bởi xu hướng số lượng các đối tượng hưởng ưu đãi sẽ ngày càng ít đi nên không cần thiết phải “nâng” pháp lệnh ưu đãi lên thành luật ASXH là vẫn đề mới nhưng xu hướng sẽ ngày càng được quan tâm coi trọng ở Việt Nam Vì vậy, việc tạo lập một HTPL về ASXH bền vững là điều hết sức cần thiết Do

đó, trong HĐXDPL về ASXH, các CQ, ban, ngành cần phải đưa yếu tố PTBV vào mọi khâu, công đoạn của quá trình soạn thảo, đảm bảo yếu tố bền vững ngay từ những thủ tục XD va ban hành Do là những yếu tố cần thiết và quan trọng để HĐXDPL về ASXH PTBV.

Trang 40

CHUYÊN ĐÈ 12

DAM BAO YÊU CAU PHÁT TRIEN BEN VỮNG TRONG HOẠT DONG XAY DUNG PHAP LUAT VE CHAM SOC VA BAO VE SUC

KHOE NHAN DAN O VIET NAM HIEN NAY

Luật gia Lương Phan Cừ

1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VE

CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE NHÂN DÂN TRƯỚC YÊU CẢU PHÁT

TRIEN BEN VUNG DAT NƯỚC

1.1 Sức khỏe (SK), CS&BVSKND và HDXDPL về CS&BVSKND

Theo Tổ chức y tế thé giới (WHO), “SK là trạng thái thoải mái toàn diện

về thể chất, tỉnh thần và XH chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật” Mục tiêu chung của WHO là phan dau dé đạt được cho tất cả mọi người một mức độ cao nhất có thể được về SK Luật BVSKND của Việt Nam năm 1989 xác định SK là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển KT, VH, XH và bảo vệ Tổ quốc Thuật ngữ “Chăm sóc va bảo vệ sức khỏe nhân dân” được dé cập trong nhiều VB của

Đảng và NN và đã trở thành một trong những nhiệm ưu tiên hàng đầu của

NN CS&BVSKND sử dụng những phương pháp và kỹ thuật thực hành về YT nhằm tăng cường SK, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi SK cho mọi người dân đạt được mức SK (vẻ thé chat và tinh thần) cao nhất có thé được.Theo Quyết định số 35/2001/QD-TTg, CSSKND là hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu "Phấn đấu dé mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSK ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử đụng các dich vụ YT có chất lượng Mọi người đều được sống trong cộng đồng AT, PT tốt về thể chất và tỉnh thần Giảm tỷ lệ mac bénh, nang cao thé luc, tang tudi tho va PT giống noi" XDPL về CS&BVSKND là một hình thức hoạt động chủ yếu của NN nhằm tao ra các QPPL liên quan đến lĩnh vực CS&BVSKND Các QPPL này được chứa đựng trong các VBQPPL Chính vì vậy, XDPL về CS&BVSKND, về thực chất, là XD các VBQPPL về CS&BVSKND mà thủ tục, trình tự đã được quy định trong Luật ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004 Ví dụ, đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị

Ngày đăng: 29/04/2024, 23:56

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w