1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật phòng chống tham nhũng qua khảo sát trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay

89 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Xã Hội Tác Động Đến Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Phòng Chống Tham Nhũng Qua Khảo Sát Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Tú Minh, Vũ Hoài Nam, Bùi Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Ngọc Minh, Vũ Hương Giang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Xã Hội Học Pháp Luật
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 3,52 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do lựa chọn đề tài (0)
  • 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài (0)
  • 3. Giả thuyết nghiên cứu (7)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • 5. Chọn mẫu điều tra (7)
  • 1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài (8)
    • 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài (9)
    • 1.2. Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài (14)
    • 1.3. Nhận thức và xây dựng pháp luật liên quan đến đề tài (0)
  • 2. Thực trạng các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật phòng chống tham nhũng trên địa bàn Hà Nội (15)
  • 3. Nguyên nhân các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật phòng chống tham nhũng trên địa bàn Hà Nội (38)
  • 4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật phòng chống (55)
  • KẾT LUẬN (72)
  • PHỤ LỤC (76)
  • MỞ ĐẦU (0)

Nội dung

Trang 1 BIÊN BẢN XÁC NHẬN MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓMBỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIBÀI TẬP NHÓMMÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬTĐỀ BÀI: 03Các yếu tố xã hội tác động đến hoạt độngxây

Giả thuyết nghiên cứu

- Các yếu tố xã hội như chính trị, kinh tế, đạo đức, dư luận xã hội, năng lực soạn thảo các dự án luật là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật về phòng chống tham nhũng.

- Đề tài góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về hối lộ, tham nhũng và xây dựng pháp luật về phòng chống tham nhũng.Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở trong các kiến nghị về xây dựng pháp luật phòng chống tham nhũng.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp thống kê và phân tích số liệu.

- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp Ankét.

- Đối tượng khảo sát: sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội và người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Hình thức khảo sát: Khảo sát online thông qua phiếu khảo sát được thiết kế trên ứng dụng google form.

Chọn mẫu điều tra

- Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu ngẫu nhiên.

- Những người tham gia trả lời: người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Số lượng phiếu phát ra: 50 phiếu.

- Số lượng phiếu thu về: 50 phiếu.

- Phương pháp xử lý kết quả điều tra: Ý kiến phản hồi được thu thập online và tổng hợp trên file excel Sau đó tính toán, trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ để làm báo cáo.

Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài

Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

Tham nhũng - Quốc nạn của đất nước, hành vi tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của Nhà nước Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2018 nêu rõ: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.

“Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó” Theo Tổ chức Minh bạch thế giới, tham nhũng hay tham ô là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”

Giáo trình “Lý luận và pháp luật về PCTN” thì cho rằng: Về khái niệm, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một định ngh椃̀a chung về tham nhũng được thừa nhận và áp dụng một cách chính thức và rộng rãi trên phạm vi toàn cầu Công ước của Liên hợp quốc (United Nations Convention against Corruption UNCAC) – văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản nhất về vấn đề này hiện nay không đưa ra một định ngh椃̀a về tham nhũng Thay vào đó, UNCAC chỉ xác định một tập hợp những hành vi cần được coi là tham nhũng Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do những n̀ lực xây dựng một định ngh椃̀a chung về tham nhũng luôn gặp phải những khó khăn xuất phát từ sự khác biệt về nhận thức, quan điểm giữa các quốc gia liên quan không chỉ đến các khía cạnh về pháp lý, văn hóa, mà đôi khi là cả về chính trị của tham nhũng Ở góc độ chung nhất, thuật ngữ “tham nhũng” (corruption) có gốc là một động từ tiếng La-tinh "corruptus” - ngh椃̀a là lạm dụng (abuse), phá hoại (destroy) hay vi phạm (break) Như vậy, từ gốc rễ của nó, thuật ngữ “tham nhũng” hàm ý những hành vi trái phép hoặc bất hợp pháp.

Mặc dù có nhiều định ngh椃̀a khác nhau về tham nhũng nhưng có thể hiểu là tham nhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vi tham ô, hối lộ, lộng quyền, lộng hành, sách nhiễu gây khó khăn cho người khác, dùng quyền lực để mưu lợi cá nhân, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, dùng tiền thao túng quyền lực, chiếm đoạt quyền lực.

Hành vi tham nhũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển làm cho kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gây rối loạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nghèo đói ngày càng trầm trọng Hơn nữa, nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tấn công ta, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh Có thể nói, tham nhũng là căn bệnh của bộ máy quyền lực, là một trong những nguyên nhân tạo ra sự trì trệ, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Tính đến sự đa dạng về chế độ chính trị, hệ thống pháp lý của các quốc gia trên thế giới nên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng không đưa ra khái niệm chung về tham nhũng, cũng như khái niệm về PCTN Tuy nhiên, Công ước quy định về các biện pháp phòng ngừa cũng như các yêu cầu về hình sự hóa đối với các hành vi tham nhũng được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn trong cả khu vực công và tư Ở Việt Nam, Luật PCTN và các văn bản pháp luật khác về vấn đề này cũng không đưa ra một khái niệm về PCTN Tuy nhiên, từ những nội dung quy định trong Luật này, có thể hiểu

PCTN là tổng thể những biện pháp mà một nhà nước áp dụng để ngăn chặn

(phòng) và xử lý (chống) những hành vi tham nhũng Những biện pháp đó có thể là lập pháp (ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh những hành vi tham nhũng), hành pháp (thực hiện những quy định pháp luật về PCTN), tư pháp (xử lý những hành vi tham nhũng theo như luật định), hoặc những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của những chủ thể có liên quan về vấn đề này.

Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của nhà nước nhằm tạo ra công cụ, phương tiện hữu hiệu phục vụ công tác quản lí nhà nước, xã hội Đây là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền nhằm soạn thảo và ban hành các bộ luật, luật, văn bản quy phạm pháp luật khác Nói một cách khái quát, hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt động soạn thảo, ban hành các bộ luật, luật, văn bản pháp luật, bao gồm từ khâu nghiên cứu, soạn thảo, thông qua và công bố văn bản “Nếu nói về hoạt động xây dựng pháp luật thì về thực chất là đề cập việc xây dựng và ban hành các loại văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cá nhân có thẩm quyền ở trung ương và địa phương.” 1

1 Nguyễn Văn Động, “Hoạt động xây dựng pháp luật trước yêu cầu phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học, số 3(118)/2010, tr 12.

Xây dựng pháp luật phòng chống tham nhũng là hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt động soạn thảo, ban hành các bộ luật, luật, văn bản pháp luật quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng nhằm góp phần ổn định bộ máy nhà nước, đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan công quyền.

Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến việc xây dựng pháp luật phòng chống tham nhũng bao gồm

- Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.

- Yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế – xã hội, hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội.

- Đạo đức là l椃̀nh vực thuộc đời sống tinh thần của xã hội, nảy sinh từ thực tiễn các quan hệ xã hội giữa con người với nhau; bao gồm các quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… cùng với các quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội trong xã hội

- Năng lực là khả năng và thực lực mà một tác nhân phải thực hiện các hành động khác nhau để đạt được kết quả Năng lực là tổng hợp các đặc điểm và thuộc tính tâm lý cá nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hoạt động đó đạt hiệu quả Năng lực soạn thảo dự án luật là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của một người có thể đáp ứng đối với việc soạn thảo dự án luật

- Yếu tố chính trị là toàn bộ yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chính trị, hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng, ý thức chính trị,cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu không khí chính trị - xã hội.

Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài

- Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14

- Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26/11/2013

- Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12

- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng chống, tham nhũng

- Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng chống, tham nhũng

- Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

1.3 Xây dựng pháp luật liên quan đến đề tài

Có thể khẳng định rằng, công tác PCTN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên.

Có thể khái quát một số đặc điểm của công tác PCTN ở Việt Nam như sau:

- Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào;

- Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó;

Nhận thức và xây dựng pháp luật liên quan đến đề tài

- Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;

- Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác PCTN ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN hiệu quả chưa cao, hiện tượng phải hối lộ, bôi trơn hoặc tác động bằng hình thức khác để được thuận lợi hơn trong giải quyết công việc còn phổ biến; một số cơ chế, chính sách còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn; thực thi pháp luật có lúc, có nơi chưa nghiêm,… Do đó, việc xây dựng pháp luật về PCTN chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Thực trạng các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật phòng chống tham nhũng trên địa bàn Hà Nội

Trong phần này, nhóm sinh viên sẽ nghiên cứu về đánh giá của người dân trên địa bàn Hà Nội về các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật phòng chống tham nhũng Sau khi xử lý thông tin thu được từ phiếu điều tra dưới dạng biểu đồ, nhóm sinh viên trình bày như sau:

2.1 Yếu tố dư luận xã hội

Biểu đồ nhận biết tội phạm tham nhũng

Biểu đồ trên đã cho thấy rõ ràng trong số 50 câu trả lời thu về, có tới 94% người được khảo sát cho biết họ biết đến tội phạm tham nhũng, điều này là hợp lý trong hoàn cảnh hàng loạt vụ án tham nhũng được điều tra gần đây.

Biểu đồ sự phổ biến của các phương tiện truyền thông trong việc thông tin các vụ án tham nhũng

Bảng số liệu trên cho ta biết được trong số những người biết về tội phạm tham nhũng, công cụ thông tin các vụ án tham nhũng đến họ chủ yếu là từ truyền thông cá nhân (80%); truyền thông đại chúng (88%) và truyền thông xã hội (90%) Có thể thấy không có sự khác biệt quá lớn giữa các phương tiên trên, đồng thời nhận ra được tầm quan trọng của dư luận xã hội cũng như vai trò của báo chí trong việc mang người dân đến gần hơn pháp luật phòng,chống tham nhũng.

Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Báo chí, dư luận xã hội và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay” được phối hợp tổ chức bởi Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Hội Nhà báo Việt Nam đã khẳng định báo chí và dư luận xã hội là những lực lượng, công cụ chủ lực trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 2 Hiện nay, báo chí có vai trò quan trọng trong việc truyền tải các quan điểm, ý chí của Nhà nước đến người dân cũng như là công cụ để Nhân dân nói lên tiếng nói của mình Báo chí chính là công cụ của việc tự do biểu đạt Báo chí vừa là công cụ kích thích dư luận xã hội qua việc truyền tải thông tin, vừa là công cụ tiếp nhận và phản ánh dư luận xã hội từ phía nhân dân đến Nhà nước Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách, báo chí lại có thể trở thành công cụ bị lợi dụng bởi các thế lực phản động Nhiều bài báo không chỉ để cung cấp thông tin mà còn chứa đựng quan điểm, nhận xét, đánh giá của người viết, tác giả có thể dễ dàng lôi kéo người đọc suy ngh椃̀ theo hướng mình mong muốn.

Biểu đồ mức độ tham gia của người dân trong công tác xây dựng pháp luật chống tham nhũng

Trong số những người được khảo sát, có tới 58% người đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác xây dựng pháp luật phòng chống tham

2 Báo chí, dư luận xã hội và cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam, báo ANTV, 23/06/2023, https://antv.gov.vn/chinh-tri-2/bao-chi-du-luan-xa-hoi-va-cuoc-dau-tranh-phong-chong-tham- nhung-tieu-cuc-o-viet-nam-5DFDBA297.html, truy cập ngày 05/09/2023 nhũng là “Ít tham gia Tiếp đến, đáp án “Không tham gia” đứng thứ 2 với 22% Có 18% số người được hỏi lựa chọn đánh giá ở mức “Tích cực tham gia” và cuối cùng số lượng người đáng giá sự tham gia của người dân là “Rất tích cực tham gia” chỉ chiếm 2% số phiếu thu về.

Việc đảm bảo sự tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật của cá chủ thể pháp luật, đặc biệt là của đông đảo các tầng lớp nhân dân là một khía cạnh quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật phòng, chống tham nhũng. Nghị quyết 126/NQ-CP đòi hỏi phải kiên quyết xử lý các hành vi "tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm" trong công tác xây dựng pháp luật mà một biện pháp cụ thể được nêu ra là chú trọng tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân Hiến pháp 2013 và luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020 cũng có các điều luật tạo điều kiện để nhân dân đóng góp ý kiến của mình Ý kiến của các cơ quan, tổ chức, người dân sẽ giúp cho cơ quan xây dựng, ban hành pháp luật có cái nhìn đa dạng, gần gũi với cuộc sống, tránh sa vào ý chỉ chủ quan, áp đặt từ một phía.

Tuy nhiên, trên thực tế, cách thức lấy ý kiến của người dân hiện nay chỉ chủ yếu được thực hiện bằng việc đăng tải dự luật, dự thảo pháp lệnh trên Cổng Thông tin Điện tử của bộ, ngành, địa phương mà ít khi được thực hiện bằng hình thức hội thảo, qua phương tiện thông tin đại chúng, đối thoại trực tiếp giữa cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật với đối tượng chịu tác động trực tiếp Việc đơn thuần đăng tải văn bản pháp luật trên Cổng Thông tin Điện tử là cách làm dễ dàng nhất và cũng ít hiệu quả nhất.

Theo Bộ Tư pháp, đang tồn tại tình trạng là nhiều cơ quan, tổ chức khi được xin ý kiến về một chính sách, điều luật thì không có ý kiến góp ý hoặc trả lời chung chung là “nhất trí." Từ phía đối tượng chịu tác động của pháp luật cũng vậy, nhiều người không có ý thức đóng góp cho việc xây dựng pháp luật hoặc không có năng lực để phản biện 3

3 Trần Quang Vinh, Chống 'tham nhũng chính sách' - Lấy ý kiến nhân dân một cách thực chất, báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam, 23/08/2023, https://baotintuc.vn/thoi-su/chong-tham-nhung-chinh-sachlay-y-kien- nhan-dan-mot-cach-thuc-chat-20230823152334429.htm, truy cập ngày 05/09/2023

Mã số Phương án Số lượng Tỷ lệ

Tại câu hỏi khảo sát số 5: “ Theo anh/chị, hoạt động nào là biểu hiện phổ biến của tham nhũng kinh tế?” Đa số những hoạt động nhóm đưa ra đều được người tham gia khảo sát lựa chọn Trong đó, hoạt động tham ô tài sản và nhận hối lộ chiếm tỉ lệ rất cao với lần lượt là 92% và 94% Hoạt động chiếm đoạt tài sản mặc dù không được chọn nhiều bằng nhưng vẫn được 40 người tham gia lựa chọn chiếm tỷ lệ 80% Từ kết quả trên, có thể đánh giá rằng, tình trạng tham nhũng về mặt kinh tế đang rất phổ biến nhất là trong xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay

Khi xã hội phân chia giai cấp và hình thành nhà nước, một hiện tượng xã hội mới mang tên tham nhũng khởi nguồn Đặc biệt hơn, khi thế giới ngày này với mức sống ngày một tiến bộ, thì tham nhũng càng có cơ hội tồn tại. Tham nhũng kinh tế là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản lý kinh tế như sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài sản, được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế, những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước Các biểu hiện của tham nhũng kinh tế gồm: chiếm đoạt trái phép các tài sản của nhà nước, công dân nhằm trục lợi cá nhân; ra các quyết định kinh tế trái pháp luật hoặc thiên vị nhằm trục lợi cá nhân; lợi dụng sơ hở của pháp luật hoặc vi phạm pháp luật để tiến hành sản xuất, kinh doanh, trục lợi, gây thiệt hại cho xã hội Chính vì xuất phát từ những đối tượng có chức vụ, quyền hạn nên hâ ̣u quả tham nhũng để lại vô cùng nghiêm trọng, không chỉ là những tổn thất lớn về mă ̣t kinh tế, sự xuống cấp về chất lượng bô ̣ quản quản lý vâ ̣n hành mà còn ảnh hướng tới niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và hình ảnh của quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế Trên thực tế, các hành vi tham nhũng ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn bởi những đối tượng thực hiê ̣n là những người có quyền hành, hiểu biết că ̣n kẽ về luâ ̣t và luôn tìm cách lợi dụng l̀ hổng trong quy định Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận lại vì sao những đối tượng có quyền hành, hiểu biết cặn kẽ về luật pháp lại bất chấp và tìm cách tạo những cơ hội để bản thân trục lợi Bởi lẽ, thu nhập của họ so với mức sống vẫn còn hạn chế Hiện nay mức sống xã hội tăng cao, song tiền lương lại không theo kịp, nhiều cán bộ công chức, viên chức mới vào hệ thống công vài năm, thậm chí 5-7 năm, thì tiền lương vẫn thấp hơn nhiều so với mức sống tối thiểu Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, tính từ ngày 1/1/2020 đến 30/6/2022, số lượng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc là 39.552 người, chiếm 1,94% tổng số biên chế được giao Mặc dù, Bậc lương cơ sở của cán bộ, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước đã tăng 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023, theo Nghị quyết của Quốc hội (thay thế mức lương cơ sở cũ là 1.490.000 đồng/tháng được tính đến ngày 30/6/2023) 4 song vẫn chưa đảm bảo về đời sống kinh tế Các công việc nhà nước có tính đặc thù cao, phải chịu áp lực công việc lớn nhưng chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức vẫn chưa phản ánh đúng giá trị lao động của loại lao động đặc biệt này Tiền lương và thu nhập của công chức, viên chức còn thấp hơn so với thu nhập cùng với trình độ làm việc ở khu vực tư Từ đó, dẫn đến những biểu hiện tham nhũng phổ biến như tham ô tài sản, nhận hối lộ, chiếm đoạt tài sản đang

4 Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bảng lương công chức từ tháng 7/2023, https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chi-tiet-bang-luong-cong-chuc-tu-1-7-2023-

119221113081252991.htmhttps://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chi-tiet-bang-luong-cong-chuc-tu- 1-7-2023-119221113081252991.htm#:~:text=T%C4%83ng%20l%C6%B0%C6%A1ng%20c

%E1%BB%9F%20hi%E1%BB%87n%20h%C3%A0nh., truy cập ngày 04/09/2023 ngày một gia tăng với tính chất phức tạp Những năm gầy đây, có rất nhiều vụ đại án về kinh tế đã được đưa ra xét xử liên quan tới các l椃̀nh vực như ngân hàng, quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, đất công sản Khía cạnh tài chính có nhiều sự liên hê ̣ tới các vụ đại án này, vì vâ ̣y cần có những đánh giá, nhìn nhâ ̣n về công tác PCTN từ góc đô ̣ tài chính, từ đó rút ra những giải pháp hoàn thiê ̣n là vô cùng cấp thiết

Xét đến cùng những điều kiện để tham nhũng phát triển thì con người ta không thể không để tâm đến vấn đề quản lý kinh tế Theo Điều 51 trong Hiến Pháp năm 2013 quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngh椃̀a với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.” Do đó, thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò hàng đầu trong sự phát triển nền kinh tế quốc gia Nhiệm vụ chính là việc thực hiện hoạt động kinh tế ở các khu vực trọng yếu, điều tiết thương mại, đảm bảo những lợi ích chung và quyền lợi của người dân Sự phát triển của các hình thái Nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế tạo ra tiền đề khách quan cho tham nhũng nảy sinh, phát triển Chính phủ vừa có báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022, theo đó, năm 2022, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng, có nhiều mặt cao hơn những năm trước Trong kỳ báo cáo cáo, đã có 542.337 người thực hiện kê khai tài sản, thu nhập Đến nay, có 7.662 người được xác minh tài sản, thu nhập; 4.934 cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được kiểm tra việc thực hiện Qua xác minh có 74 người kê khai chưa đúng quy định, đã chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý theo quy định Thực tế, từ sau Phiên họp thứ 21 củaBan Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống tham nhũng, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố mới 297 vụ án/682 bị can về các tội tham nhũng(tăng 153 vụ, 298 bị can so với cùng kỳ năm trước) Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đã khởi tố mới 08 vụ án/29 bị can,khởi tố thêm 40 bị can trong 12 vụ án; kết thúc điều tra 10 vụ án/134 bị can, kết thúc điều tra bổ sung 6 vụ án/142 bị can; truy tố 7 vụ án/77 bị can; xét xử sơ thẩm 5 vụ án/55 bị cáo, xét xử phúc thẩm 6 vụ án/53 bị cáo Các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được hơn 9.027 tỷ đồng trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo (tăng hơn 7.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước)

Bên cạnh các kết quả đã và đang đạt được, thực tế cũng cho thấy, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện dẫn đến các hành vi tham ô tài sản, tiêu biểu là đại án Việt Á; hành vi nhận hối lộ với vụ án Chuyến bay giải cứu 5 rúng động và hành vi chiếm đoạt tài sản vẫn diễn ra thường xuyên với mức độ nặng nhẹ khác nhau Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc Tham nhũng cũng giống như một tảng băng trên biển, chúng ta chỉ có thể nhận biết được phần nổi của tảng băng - là những vụ việc đã được phát hiện, xử lý Thông qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và hiện nay, căn cứ vào việc đánh giá của các cơ quan chức năng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định rằng: tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng

5 Emagazine, “12 đại án tham nhũng, kinh tế giai đoạn 2012-2022”,https://danviet.vn/nhin-lai-12- dai-an-tham-nhung-kinh-te-trong-10-nam-2022062804425177.htm, truy cập ngày 04/09/2023.

Biểu đồ đánh giá thực trạng nhận hối lộ, tham nhũng của các cán bộ, công chức viên chức ở Việt Nam

Nguyên nhân các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật phòng chống tham nhũng trên địa bàn Hà Nội

Thực trạng thực hiện pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề nan giải và nhóm tổng hợp các ý kiến từ cuộc khảo sát để tìm ra nguyên nhân chính khiến hoạt động thực hiện pháp luật còn hạn chế như sau:

3.1 Yếu tố dư luận xã hội

Biểu đồ các vai trò của dư luận xã hội đối với công tác xây dựng pháp luật phòng chống tham nhũng

Trong 4 lựa chọn vai trò được đưa ra, không có quá nhiều sự khác biệt về sự chênh lệch về số người lựa chọn ở m̀i đáp án với các số liệu lần lượt như sau: 82% cho vai trò “Phát huy tính dân chủ trong hoạt động lập pháp”; 86% cho vai trò “Trực tiếp cung cấp thông tin giúp phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng”; 86% cho vai trò “Giám sát, đánh giá hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng” và 82% cho vai trò “Động viên tinh thần đấu tranh ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng” Có thể đưa ra nhận xét rằng tầm quan trọng của các vai trò được nêu trên là ngang nhau và điều này nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết của dư luận xã hội trong công tác xây dựng pháp luật.

Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung của nhân dân, nên nó là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật Ngay từ Hiến pháp của CHXHCNVN đã khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và đảm bảo việc thực thi quyền lực nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân và luôn nằm dưới sự kiểm soát của nhân dân Cần tiếp tục phát huy hơn nữa quyền dân chủ của nhân dân; hoàn chỉnh hình thức dân chủ đại diện, mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp.

Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý ngh椃̀a rất quan trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đối với việc ban hành các quyết định của các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền.

Dư luận xã hội là một trong những kênh thông tin quan trọng giúp trực tiếp cung cấp thông tin giúp phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cũng như là công cụ hữu hiệu góp phần đánh giá, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động phòng, chống tham nhũng Thực tế thời gian qua cho thấy, chínhDLXH và báo chí là lực lượng giám sát khách quan, hiệu quả, bảo đảm việc thực thi các biện pháp phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân được vận hành công khai, minh bạch, có kết quả rõ ràng.

Thông qua việc cung cấp thông tin trên các phương tiện truyền thông, dư luận xã hội cũng đã góp phần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế quản lý và các chế tài xử phạt, chấn chỉnh sai phạm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng Dư luận xã hội có thể tập hợp và đưa ra những khuyến nghị sáng suốt, đưa ra ý kiến phản biện xác đáng đối với các quyết định của các cơ quan đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội về các vấn đề liên quan đến phòng, chống tham nhũng Đồng thời, thông qua các phương tiện truyền thông, nhân dân có thể tham gia nhận xét, thẩm định, đánh giá, góp ý cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng.

Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng nó lại có sức mạnh rất to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên trong xã hội.

Thông qua dư luận xã hội, ý thức của m̀i cá nhân về phòng, chống tham nhũng được nâng cao, tinh thần dũng cảm lên án tố giác hành vi tham nhũng được cổ vũ, phát huy Dư luận xã hội giúp động viên tinh thần đấu tranh ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng qua việc góp phần chi phối ý thức cá nhân để điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực mang tính chung nhất Bằng sự khen, chê, khuyên can kịp thời đối với các hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với lợi ích, các giá trị xã hội, nhất là các giá trị đạo đức,luân lý, dư luận xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục cho các thế hệ ý thức về sự phải - trái, đúng - sai, thiện - ác, đẹp - xấu Từ sự bức xúc củaDLXH, có thể hình thành các phong trào xã hội kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, tạo động lực, áp lực để các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc nhanh hơn, quyết liệt hơn trong xem xét, xác minh, xử lý hành vi tham nhũng.Mặt khác, DLXH còn có khả năng răn đe, cảnh báo, gây áp lực với chính các đối tượng có hành vi tham nhũng.

Biểu đồ đánh giá mức độ hợp lý của chính sách tiền lương của cán bộ, công chức và viên chức so với mặt bằng chung thị trường lao động

Qua biểu đồ trên, có thể thấy đa số sinh viên khi được khảo sát về chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức đều cho rằng chưa thật sự hợp lý với 98% kết quả khảo sát chọn mức độ từ 1-3 và chỉ có duy nhất 2% còn lại tương ứng với 1 kết quả khảo sát chọn mức độ 4 trên thang đo từ chưa hợp lý đến rất hợp lý Điều này cho thấy, so với các lao động cùng trình độ tại khu vực tư thì chính sách tiền lương của những lao động phục vụ nhà nước còn chưa tương xứng với chuyên môn, công sức và giá trị của loại lao động đặc biệt này Từ đây, ta có thể hiểu sự khó khăn trong việc duy trì cuộc sống của cán bộ, công chức và viên chức khi xã hội ngày càng phát triển với mức sống ngày một gia tăng

Tham nhũng là tệ nạn gắn liền với yếu tố kinh tế, bởi tham nhũng chính là sự trục lợi cá nhân về lợi ích, trong đó lợi ích vật chất là trọng tâm Chính vì vậy, yếu tố kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ tới thực hiện pháp luật PCTN.Khi kinh tế không bảo đảm cho cuộc sống của đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức, cho đời sống nhân dân sẽ không đủ khả năng để duy trì sự liêm chính của một bộ phận, bản chất tham lam của con người nhất là trong điều kiện họ có thể “cải thiện” cuộc sống của mình thông qua việc thực thi công vụ của họ Chính sách tiền lương với mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/ tháng như hiện tại chưa thể tiến kịp với sự gia tăng của giá cả, chưa tương xứng với giá trị sức lao động, chất xám mà các nhân sự khu vực công bỏ ra Hiện nay không ít công chức, viên chức phải làm “chân trong, chân ngoài”, thậm chí

"chân ngoài dài hơn chân trong" Lý do chính bởi chính sách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức chưa tương xứng, mức thu nhập còn quá thấp so với trình độ chuyên môn của họ Thẩm phán - một trong những công việc trong bộ máy nhà nước với yêu cầu tuyển chọn gắt gao và áp lực công việc lớn nhưng mức lương thẩm phán vẫn còn khá thấp so với mức sống trung bình hiện nay Thẩm phán sơ cấp được hưởng mức lương trung bình là 6.500.000 đồng/ tháng, thẩm phán trung cấp là 10.000.000 đồng/tháng, thẩm phán cao cấp là 12.500.000 đồng/tháng 11 Chính sách tiền lương thấp và phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước theo kiểu “gọt chân cho vừa giày” với tư duy coi tiền lương là một “khoản chi phí” do đó chưa thực hiện đầy đủ “trả lương đúng cho người lao động là đầu tư cho phát triển” Trong số hàng triệu cán bộ công chức, có thể một bộ phận nhỏ tiền lương với họ không có ý ngh椃̀a quá lớn, còn lại đa số cán bộ công chức vẫn đang sống nhờ vào tiền thu nhập chính thức và có nguyện vọng tập trung vào công vụ, sống được bằng tiền lương Thời gian qua dù nhà nước đã tìm cách tăng thêm thu nhập, nhưng mức lương của công chức, viên chức vẫn thấp hơn mức sống trung bình Từ đó chứng minh là, việc thu nhập của cán bộ, công chức viên chức trong bộ máy nhà nước còn chưa tương xứng chính là một trong những lý do trực tiếp và cơ bản dẫn tới tình trạng tham nhũng Thực tế, ở nhiều l椃̀nh vực, lương của các cá nhân làm việc cho bộ máy nhà nước được đánh giá là còn chưa thực sự phù hợp với trình độ năng lực chuyên môn của họ Với mức lương không đủ

11 Thư viện pháp luật, Bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân và Thư ký Toà án từ ngày 01/7/2023, https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/bang-luong-tham-phan-toa-an-nhan-dan-va-thu-ky- toa-an-tu-ngay-0172023-co-gi-thay-doi-hay-khong-50600.html, truy cập ngày 04/09/2023 trang trải cuộc sống, khi đó họ buộc phải ngh椃̀ cách để gia tăng thu nhập, một trong số đó chính là việc lợi dụng quyền lực, chức vụ

Tiếp theo, không thể không nhắc đến cơ chế quản lý kinh tế Cơ chế quản lý kinh tế là hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước quy định về quản lý và điều hành nền kinh tế Việc quản lý này ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt nhiều quan hệ xã hội bao gồm các hành vi tham nhũng Lịch sử đã chứng minh rằng, cơ chế quản lý kinh tế phù hợp và năng động là cơ sở, tiền đề để phát triển kinh tế Trong thế kỷ XX, khi mà xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, nhiều quốc gia trên thế giới đã chọn lựa cơ chế thị trường trong phát triển kinh tế Chính bởi sự lựa chọn này, nhiều quốc gia trên thế giới đã có thêm nhiều động lực để thúc đẩy nền kinh tế song cơ chế thị trường cũng làm nảy sinh những mặt trái đó là xu hướng tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi giá, khiến nền kinh tế phát triển thiếu bền vững Điều này được giải thích bởi khi nền kinh tế phát triển, vô hình chung tạo nên sức ép về đồng tiền lên nhân dân, từ đó, người ta cho rằng tất cả mọi thứ đều có thể trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất hay phi vật chất khác, dẫn đến nhiều chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục trong xã hội bị đảo lộn, xâm hại từ đó tác khiến tham nhũng ngày một gia tăng và trở nên trầm trọng hơn Nhược điểm của cơ chế thị trường là nó chỉ khuyến khích những hoạt động có lợi ích cho bản thân cá nhân, và không khuyến khích những hoạt động chỉ có lợi ích cho cộng đồng Do đó, trong công tác chống tham nhũng, hiệu năng của những biện pháp mà mục đích là nhằm giảm đi động lực tham nhũng sẽ càng thấp khi mức độ thị trường hoá của nền kinh tế càng cao Nói cách khác, nhiều biện pháp chống tham nhũng (ví dụ như cổ vũ kiên trì đạo đức, hồi phục truyền thống cách mạng) có hiệu quả ở một khâu đoạn này của quá trình thị trường hoá có thể sẽ không còn hiệu quả ở một khâu đoạn khác của quá trình đó Thực tế ở nước ta hiện nay, cũng như các quốc gia khác cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi, làm thúc đẩy nền kinh tế của đất nước Nhưng cũng bởi sự ra đời những quan hệ kinh tế vận động, được phát triển một cách linh hoạt theo phương thức tự do cạnh tranh trong kinh doanh đã nảy sinh tham nhũng ở nhiều nơi, đặc biệt là ở những l椃̀nh vực mà pháp luật còn quy định thiếu chặt chẽ và sự quản lý của Nhà Nước còn bộc lộ yếu kém, buông lỏng hoặc không đủ khả năng để theo kịp sự vận động của cơ chế thị trường

Biểu đồ nhận biết tác động của đạo đức đến hoạt động xây dựng pháp luật

Câu hỏi: “ Theo anh/chị, đạo đức ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xây dựng pháp luật nói chung và xây dựng pháp luật phòng chống tham nhũng nói riêng? ” nhận về 74% lượng bình chọn đạo đức là nền tảng xây dựng pháp luật, tác động đến tâm lý của các nhà làm luật và ảnh hưởng đến ý thức tuân thủ và tôn trọng pháp luật của người dân Có thể thấy rằng người dân đánh giá rất cao vai trò của yếu tố đạo đức trong việc xây dựng pháp luật phòng chống tham nhũng Đạo đức phải là những khuôn mẫu, chuẩn mực, nền tảng để xây dựng lên hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,văn minh

Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật phòng chống

4.1 Yếu tố dư luận xã hội Để cải thiện chất lượng, cải thiện các đánh giá từ phía dư luận xã hội cũng như năng cao vai trò của dư luận xã hội trong phòng, chống tham nhũng, Nhà nước cần tiếp tục phát huy những giải pháp sau trong quá trình lâu dài.

Thứ nhất, dư luận xã hội bắt nguồn từ chính xã hội, vậy nên khi dân trí được nâng cao, xã hội phát triển, tiến bộ, công tác tuyên truyền thông tin được tiếp cận đông đảo đến người dân thì dư luận xã hội mới tiến bộ và có sức ảnh hưởng Việc tiếp nhận và xem xét phản ứng của người dân từ các địa bàn, hoàn cảnh sống khác nhau sẽ giúp dư luận xã hội đa chiều, gần gũi và sát với thực tế Bên cạnh đó, việc quan tâm đến giáo dục cũng như tuyên truyền pháp luận về phòng, chống tham nhũng đông đảo đến người dân đảm bảo chất lượng của dư luận xã hội, nâng cao ý thức pháp luật, tránh việc người dân đưa ra nhận xét sai lệch khi chưa hiểu rõ nội dung vấn đề.

Thứ hai, báo chí là cơ quan chính trong việc truyền thông tin đến người dân vậy nên cần nâng cao vai trò của báo chí và thông tin đại chúng Quy định rõ và cụ thể hóa Luật Phòng, chống tham nhũng về vai trò và trách nhiệm của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng Cần xác định rõ trách nhiệm của cơ quan báo chí trong việc thông tin kịp thời, chính xác về các vụ tham nhũng được thanh tra, điều tra và xét xử; thông tin về kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng của các cơ quan chức năng, các ngành, địa phương, cá nhân; cung cấp thông tin ban đầu cho các cơ quan chức năng; điều tra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, để báo chí thực sự “là diễn đàn của nhân dân”.

Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật Cần nghiên cứu dư luận xã hội một cách bài bản, khoa học; từ đó xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cần thiết để nhân dân tham gia vào hoạt động phòng, chống tham nhũng Xóa bỏ mọi rào cản, khơi dậy tiềm năng, trí tuệ của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng Xây dựng, hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý tố cáo về tham nhũng, tránh bỏ lọt thông tin, đồng thời có biện pháp, chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng quyền tố cáo để gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân Tạo điều kiện để cơ quan báo chí thực hiện tốt chức trách nghề nghiệp của mình, bảo đảm quyền được thông tin của người dân trong phòng, chống tham nhũng 12

12 ThS Đinh Thị Hương Giang, Vai trò của dư luận xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị số 3-2015

Biểu đồ thể hiện giải pháp kinh tế nào tác động tới hoạt động phòng chống tham nhũng hiện nay

Thông qua câu hỏi “ Theo anh/ chị, giải pháp kinh tế nào tác động tới hoạt động phòng chống tham nhũng hiện nay?” , có 90% người tham gia đưa ra quan điểm rằng cần phải bảo đảm mặt kinh tế và đời sống cho các lao động công Bên cạnh đó, những biện pháp như kê khai tài sản (84%) hay xây dựng cơ chế kinh tế minh bạch, phù hợp với điều kiện của đất nước (80%) cũng được đa số người tham gia lựa chọn Từ những số liệu trên, có thể thấy những người điền khảo sát đồng tình với những giải pháp kinh tế mà nhóm đưa ra trong việc phòng chống tham nhũng hiện nay

Thứ nhất cần bảo đảm về mặt kinh tế, đời sống cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Bác Hồ từng khẳng định: “Cán bộ bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức nhà nước là nhân tố quyết định làm nên những thành tựu to lớn, có ý ngh椃̀a lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ, phát triển kinh tế đất nước Để xây dựng được đội ngũ cán bộ tận tâm với công việc, còn cần phải đột phá chế độ tiền lương Ngoài sự n̀ lực vươn lên của bản thân m̀i cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thì trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp phải thật sự quan tâm đến điều kiện làm việc, thu nhập và cuộc sống cho họ Chống đặc quyền, đặc lợi, đồng thời có những chính sách, quy định chế độ khen thưởng cả về vật chất và tinh thần, bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng giữa các cấp quản lý cán bộ và giữa cán bộ, công chức với nhân dân Nhằm đảm bảo cán bộ phải sống và sống tốt bằng lương để họ không cần phải tham nhũng. Đây chính là điều kiện quan trọng của công chức Xin-ga-po không muốn tham nhũng Nước ta đã qua bốn lần cải cách chế độ tiền lương Nhưng thực tế không đạt được mục tiêu đề ra Vì vậy, đột phá trong cải cách tiền lương là yêu cầu bức thiết cả trước mắt và lâu dài để phòng, chống tham nhũng Nếu nhà nước có sự bảo đảm về mặt kinh tế, đời sống cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thì họ sẽ không phải tính toán, tìm cách trục lợi cá nhân trong quá trình thực thi công vụ của mình Nếu chúng ta không làm được điều này, thì nhiều giải pháp chống tham nhũng đề ra cũng chỉ là hình thức Tuy nhiên, hiện nay không ít kẻ tham nhũng để làm giàu và rất giàu, nên cùng với đột phá về tiền lương còn phải nghiêm trị những tổ chức, cá nhân sai phạm, tham nhũng

Thứ hai, cần xây dựng cơ chế kinh tế minh bạch, phù hợp với điều kiện của đất nước L椃̀nh vực kinh tế là nơi mà khả năng tham nhũng dễ nảy sinh nhất, vì vậy, các quy định pháp luật về quản lý kinh tế là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thực hiện pháp luật PCTN Một cơ chế kinh tế minh bạch, công khai, bảo đảm sự khách quan, công bằng sẽ tạo một môi trường lành mạnh giảm thiểu nguy cơ tham nhũng khó có thể xảy ra Ngược lại, nếu pháp luật, chính sách kinh tế không chặt chẽ, nhiều kẽ hở thì sẽ là mảnh đất dung dưỡng các hành vi tham nhũng Cần phải xây dựng, ban hành và thực thi các cơ chế về kiểm soát quyền lực để PCTN Mọi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn đều phải được kiểm soát chặt chẽ từ bên trong và kiểm soát từ bên ngoài bằng các cơ chế và quy định rõ ràng, cụ thể; quyền lực phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu, trách nhiệm đến đó; văn bản có quy định về việc thực hiện thì bắt buộc phải quy định về chế tài xử lý vi phạm; tăng nặng các chế tài pháp lý, từ xử lý kỷ luật, xử lý hành chính cho đến xử lý hình sự, bảo đảm tính nghiêm khắc và đủ sức răn đe hơn nữa đối với các vi phạm Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xóa bỏ cơ chế "xin -cho" trong quản lý kinh tế - xã hội, hoàn thiện các quy định về quản lý tài sản công, đấu thầu các dự án, đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản công theo hướng minh bạch, công khai, chặt chẽ và đồng bộ, bảo đảm môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng và công bằng, lường trước và “bịt kín” tất cả các “l̀ hổng”, khắc phục những hạn chế, triệt tiêu khả năng phát sinh tham nhũng, "tham nhũng vặt", “sách nhiễu”, “vòi v椃̀nh” trong việc thực hiện các thủ tục hành chính Để góp phần thực hiện pháp luật PCTN có hiệu quả thì các chủ trương, chính sách, pháp luật trong l椃̀nh vực kinh tế phải tiên lượng được mọi tình huống, có thể trao cơ hội trục lợi cho các cá nhân, tổ chức liên quan, dự liệu được các dạng của hành vi tham nhũng sẽ nảy sinh trong cơ chế thị trường từ đó hạn chế một cách tối đa khả năng và môi trường sản sinh tham nhũng, đồng thời để xây dựng các quy định của pháp luật vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển nhưng cũng vừa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng một cách nhanh chóng, kịp thời và triệt để

Thứ ba, là kê khai minh bạch, chi tiết, rõ ràng tài sản của cán bộ, công chức, viên chức Pháp luật đã có những quy định rõ về kê khai tài sản nhằm giúp cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra dấu hiệu vi phạm, tiêu cực Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này chưa đạt hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi phải đổi mới về nội dung, hình thức và có cơ chế kiểm soát kê khai hiệu quả hơn Cần kiểm soát những thu nhập của công chức, trước hết nguồn từ ngân sách theo nguyên tắc mọi khoản chi cho công chức từ ngân sách M̀i công chức có thể có nhiều tài khoản, nhưng phải có một tài khoản để nhận mọi khoản thu nhập từ ngân sách Bên cạnh đó, việc kiểm soát tài sản thu nhập hiện nay thiếu tính chuyên nghiệp, nặng tính hình thức, việc tiến hành xác minh lại quá phức tạp dẫn đến số bản kê khai được xác minh là rất ít Thêm nữa, xác minh tài sản của một cá nhân là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi người xác minh phải có nghiệp vụ, thậm chí là các biện pháp nghiệp vụ điều tra, thu thập thông tin bí mật…Do đó, cần xây dựng cơ quan hay đơn vị chuyên trách, từ việc tiếp nhận và rà soát bản kê khai đến việc thẩm tra xác minh trong mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan đến quản lý các loại tài sản, thu nhập (thuế, đăng ký bất động sản…) Cơ quan này phải được quyền chủ động đánh giá và tiến hành xác minh khi có nghi ngờ về tính trung thực trong các bản kê khai tài sản và khi cần thiết đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc Làm như vậy, chúng ta dễ dàng có ngay một hình dung đáng tin cậy về thu nhập của công chức nói chung và người có chức vụ, quyền hạn nói riêng Những khoản thu khác của công chức như tham gia kinh doanh, góp vốn, mua đi bán lại bất động sản, cổ phiếu… sẽ được quản lý bằng cơ quan thuế (thuế kinh doanh, thuế thu nhập…) và cơ quan quản lý khác Hơn nữa, cần công khai bản kê khai tài sản nhằm phát huy sự giám sát của xã hội đối với tài sản của người có chức vụ, quyền hạn Một trong những kênh kiểm soát quyền lực nói chung và tài sản của công chức nói riêng chính là từ phía xã hội, trong đó báo chí và người dân là lực lượng chủ yếu Đây là điều mọi người đều thừa nhận và thực tế vừa qua cho thấy, chính báo chí và công luận, kể cả mạng xã hội, đã góp phần phanh phui những khối tài sản khổng lồ, giúp cơ quan Đảng và Nhà nước đưa ra ánh sáng và xử lý người vi phạm

Thứ tư, cần có những sự động viên về mặt vật chất và tinh thần đến lực lượng tham gia phòng chống tham nhũng Kinh tế cũng là yếu tố có khả năng kích thích việc thực hiện PCTN có hiệu quả Các chủ thể tham gia công cuộcPCTN luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, thậm chí phải gánh chịu những rủi ro, hiểm nguy cho cuộc sống của bản thân mình, bởi chống tham nhũng là chống lại những đối tượng có sức mạnh quyền lực nhất định.

Vì thế, nếu nhà nước quan tâm đến lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần) của những người tham gia PCTN thì sẽ khuyến khích, động viên họ sẵn sàng cùng với các cơ quan chức năng vạch mặt và trừng trị các hành vi tham nhũng Tạo điều kiện, tạo niềm tin cho các công dân để họ vững tâm sát cánh cùng các cơ quan nhà nước trong đấu tranh PCTN sẽ là một trong những yếu tố góp phần thực hiện pháp luật PCTN đạt kết quả cao, đem lại sự tin tưởng của nhân dân vào Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh cam go này.

Biểu đồ đánh giá vai trò của việc tăng cường giáo dục về pháp luật và đạo đức công việc cho các cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên Ở câu hỏi “ Anh/chị hãy đánh giá vai trò của việc tăng cường giáo dục về pháp luật và đạo đức công việc cho các cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên trong việc xây dựng pháp luật về phòng chống tham nhũng ”, có đến 84% lượt đánh giá mức độ từ cần thiết trở lên trong việc tăng cường giáo dục về pháp luật và đạo đức cho các cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên.

Từ đó có thể thấy được nhận thức về pháp luật và đạo đức là yếu tố tiên quyết hàng đầu trong việc xây dựng pháp luật về phòng chống tham nhũng Do vậy nhóm đưa ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, để xây dựng pháp luật về phòng chống tham nhũng cần nâng cao các tư tưởng chính trị nhận thức về lối sống, đạo đức cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, chú trọng giáo dục về bản l椃̀nh chính trị, kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, ý thức tự phê bình và phê bình,tự giác trong rèn luyện cần, kiệm, liêm, chính giữ gìn phẩm chất, xây dựng đoàn kết nội bộ. Chỉ có thấm nhuần các phẩm chất đạo đức, cán bộ, đảng viên mới giữ gìn được lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh với chủ ngh椃̀a cá nhân, cơ hội, thực dụng và mọi tệ nạn xã hội Chính phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là sức “đề kháng” mạnh mẽ chống lại mọi suy thoái, biến chất.

Thứ hai, xác định tiêu chí và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, kết hợp hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóaXII của Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức bao gồm toàn bộ các hoạt động, từ giáo dục cán bộ,đảng viên về đạo đức cách mạng, kiên quyết chống chủ ngh椃̀a cá nhân và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xử lý theo pháp luật và kỷ luật đảng đối với cán bộ, đảng viên vi phạm; rèn luyện lập trường quan điểm, bồi dưỡng tư tưởng, lý tưởng cách mạng, nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức, lối sống theo chuẩn mực tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đến xây dựng tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, đảng viên, cụ thể hóa thành tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ; phát huy tính tiền phong gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên… Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng chỉ phát huy hiệu quả nếu m̀i cán bộ, đảng viên và cơ quan, đơn vị kiên trì, kiên quyết từng bước đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

Thứ ba, xây dựng một pháp luật đầy đủ, hoàn thiện dựa trên các chuẩn mực về đạo đức.Thiết lập cơ chế kiểm tra và giám sát mạnh mẽ để phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng Điều này có thể bao gồm việc thành lập các cơ quan giám sát độc lập, tăng cường khả năng điều tra và truy cứu trách nhiệm pháp lý, và khuyến khích người dân tham gia vào việc giám sát và báo cáo hành vi tham nhũng để kịp thời kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta.

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w