1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đến khả năng đổi mới sản phẩm dịch vụ và đổi mới quá trình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đến khả năng đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quá trình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Ngọc Thúy
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 830,72 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I (18)
    • 1.1. Lý do ch ọn đề tài (18)
    • 1.2. M ụ c tiêu nghiên c ứ u (20)
    • 1.3. Ph ạ m vi nghiên c ứ u (20)
    • 1.4. Ý ngh ĩa của đề tài (20)
    • 1.5. B ố c ục đề tài (20)
  • CHƯƠNG II (22)
    • 2.1. Gi ớ i thi ệ u (22)
    • 2.2. T ổng quan cơ sở lý thuy ế t (22)
      • 2.2.1. Mô hình nghiên c ứu “Đổ i m ớ i t ổ ch ứ c là kh ả năng đổ i m ớ i công ngh ệ và (22)
      • 2.2.2. Đổ i m ớ i d ự a trên ngu ồ n l ự c - RBV (Resource-based view of innovation) (23)
      • 2.2.3. Đổ i m ớ i t ổ ch ứ c (Organizational innovation - OI) (24)
      • 2.2.4. Quan h ệ đổ i m ớ i t ổ ch ức (OI) và đổ i m ớ i quá trình b ằ ng công ngh ệ (technological process innovation capabilities – technological IC) (27)
      • 2.2.5. M ố i quan h ệ gi ữa đổ i m ớ i t ổ ch ứ c và ảnh hưở ng c ủa nó đế n s ự phát tri ể n (28)
      • 2.2.7. Quan h ệ gi ữa đổ i m ớ i t ổ ch ức (OI) và đổ i m ớ i quá trình b ằ ng công ngh ệ (technological IC) và hi ệ u su ấ t công ty (firm performance) (29)
      • 2.2.8. Đề xu ấ t mô hình nghiên c ứ u và gi ả thuy ế t (29)
      • 2.2.9. Gi ả thuy ế t nghiên c ứu được đề xu ấ t (30)
  • CHƯƠNG III (32)
    • 3.1. Gi ớ i thi ệ u (32)
    • 3.2. Quy trình nghiên c ứ u (32)
    • 3.3. Nghiên c ứ u sơ bộ (33)
      • 3.3.1. L ập thang đo sơ bộ (33)
      • 3.3.2. Nghiên c ứu định tính sơ bộ (33)
      • 3.3.3. Kh ả o sát th ử nghi ệ m (41)
    • 3.4. Nghiên c ứ u chính th ứ c (41)
      • 3.4.1. B ả ng câu h ỏ i (41)
      • 3.4.2. Các bi ế n quan sát (42)
      • 3.4.3. Thi ế t k ế m ẫ u (44)
    • 3.5. K ế ho ạ ch phân tích d ữ li ệ u (45)
      • 3.5.1. Th ố ng kê mô t ả (45)
      • 3.5.2. Phân tích nhân t ố khám phá (EFA) - Ki ểm đị nh giá tr ị thang đo (45)
      • 3.5.3. Đánh giá độ tin c ậ y c ủa thang đo (46)
      • 3.5.4. Ki ểm đị nh mô hình và các gi ả thuy ế t (46)
        • 3.5.4.2. Phân tích h ồi quy đa biế n (47)
  • CHƯƠNG IV (48)
    • 4.1. Gi ớ i thi ệ u (48)
    • 4.2. Thông tin m ẫ u nghiên c ứ u (48)
    • 4.3. Ki ểm đị nh giá tr ị thang đo (50)
      • 4.3.1. Đánh giá độ tin c ậy thang đo (50)
      • 4.3.2. K ế t lu ậ n v ề độ tin c ậ y c ủa thang đo (52)
    • 4.4. Phân tích nhân t ố EFA (53)
      • 4.4.1. Đánh giá tính đơn hướ ng và giá tr ị h ộ i t ụ c ủa các thang đo (53)
      • 4.4.2. Phân tích nhân t ố v ớ i phép xoay Varimax (54)
      • 4.4.3. Phân tích giá tr ị trung bình c ủ a các nhân t ố trong thang đo (58)
    • 4.5. Hi ệ u ch ỉ nh mô hình nghiên c ứ u và các gi ả thuy ế t (59)
    • 4.6. Phân tích tương quan và hồi quy đa biế n (61)
      • 4.6.1. Ki ểm đị nh h ệ s ố tương quan Pearson (61)
      • 4.6.2. Ki ểm đị nh gi ả thuy ế t (62)
        • 4.6.1.1. Mô hình v ề s ự ảnh hưở ng c ủa đổ i m ới bên trong và đổ i m ớ i quan h ệ đế n đổ i m ớ i s ả n ph ẩ m, d ị ch v ụ (62)
        • 4.6.1.2. Mô hình v ề s ự ảnh hưở ng c ủa đổ i m ới bên trong và đổ i m ớ i quan h ệ đế n đổ i m ớ i công ngh ệ (64)
        • 4.6.1.3. Mô hình v ề s ự ảnh hưở ng c ủ a c ủa đổ i m ới bên trong và đổ i m ớ i quan h ệ đến đổ i m ớ i qu ả n lý… (65)
    • 4.7. Th ả o lu ậ n k ế t qu ả (67)
      • 4.7.1. M ố i quan h ệ gi ữa đổ i m ới bên trong và đổ i m ớ i s ả n ph ẩ m, d ị ch v ụ (67)
      • 4.7.2. M ố i quan h ệ gi ữa đổ i m ớ i quan h ệ và đổ i m ớ i s ả n ph ẩ m, d ị ch v ụ (68)
      • 4.7.3. M ố i quan h ệ gi ữa đổ i m ới bên trong và đổ i m ớ i công ngh ệ (69)
      • 4.7.4. M ố i quan h ệ gi ữa đổ i m ớ i quan h ệ và đổ i m ớ i công ngh ệ (69)
      • 4.7.5. M ố i quan h ệ gi ữa đổ i m ới bên trong và đổ i m ớ i qu ả n lý (70)
      • 4.7.6. M ố i quan h ệ gi ữa đổ i m ớ i quan h ệ và đổ i m ớ i qu ả n lý (70)
  • CHƯƠNG V (72)
    • 5.1. K ế t qu ả nghiên c ứ u (72)
    • 5.2. M ộ t s ố ki ế n ngh ị (73)
    • 5.3. Nh ữ ng h ạ n ch ế c ủa đề tài (73)

Nội dung

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tp HCM, ngày 07 tháng 09 năm 2015 Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ HẠNH Phá

Lý do ch ọn đề tài

Trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, việc đổi mới tổ chức để nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp còn khá mới mẻđối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng Đổi mới là nhu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Đổi mới không chỉ ở sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cần phải tạo ra sự khác biệt dựa trên đổi mới trong công nghệ, trải nghiệm khách hàng, hệ thống và quá trình, mô hình kinh doanh, dịch vụ, chuỗi và kênh phân phối Chiến lược đổi mới là yếu tố quyết định cho việc thực hiện thành công mục tiêu của doanh nghiệp, đòi hỏi sự kết hợp của tất cả các yếu tố và thành phần trong tổ chức

Trong cuộc tranh luận khoa học hiện nay trên thế giới, thuật ngữ'' đổi mới '' là chủ yếu liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển (R & D) tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới Có nhiều nghiên cứu về sựđổi mới cho thấy tăng các hoạt động R & D sẽ cho ra sản phẩm, dịch vụ sáng tạo giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh (Freeman và Soete, 1997 trích dẫn bởi Armbruster, Bikfalvi, Kinkel

& Lay, 2008) Đổi mới có thể được coi là một hiện tượng phức tạp bao gồm: đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quy trình (ví dụ, đổi mới phương pháp sản xuất hoặc các hình thức tổ chức mới… ) Đổi mới tổ chức bao gồm những thay đổi trong cấu trúc và các quá trình của một tổ chức do thực hiện quản lý mới, chẳng hạn như việc thực hiện tinh thần đồng đội trong sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng hoặc hệ thống quản lý chất lượng … (OECD, 2005; Damanpour, 1987; Damanpour và Evan, 1984 trích dẫn bởi Armbruster, Bikfalvi, Kinkel & Lay, 2008)

Tầm quan trọng của đổi mới tổ chức đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu mà phân tích tác động của đổi mới tổ chức trên hiệu quả kinh doanh (Caroli và Reenen, 2001; Damanpour et al., 1989; Greenan, 2003; Piva và Vivarelli, 2002 trích dẫn bởi Armbruster, Bikfalvi, Kinkel & Lay, 2008) Những nghiên cứu này chỉ ra hai kết quả khác nhau Đầu tiên, hoạt động đổi mới tổ chức như các điều kiện tiên quyết và hỗ trợ của việc sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ, kỹ thuật và đổi mới quy trình nhưng thành công của họ phụ thuộc vào mức độ mà cơ cấu tổ chức và quy trình ứng dụng các công nghệ mới Thứhai, đổi mới tổ chức tạo được lợi thế cạnh tranh do bản thân họ có một ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh đối với năng suất, chủ động về thời gian, chất lượng và tính linh hoạt (ví dụ, Womack et al., 1990; Hammer và Champy, 1993;

Goldman et al., 1995 trích dẫn bởi Armbruster, Bikfalvi, Kinkel & Lay, 2008)

Mặc dù các nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của đổi mới tổ chức sẽđạt hiệu quảkinh doanh, xác định và đo lường sựđổi mới tổ chức vẫn còn kém Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ'' Đổi mới tổ chức '' và thiếu một định nghĩa rộng rãi đư ợc chấp nhận, gây khó khăn trong việc thiết kế và thực hiện các biện pháp và các chỉ số duy trì hiệu lực trên một phạm vi rộng ( Lam, 2005 trích dẫn bởi Armbruster, Bikfalvi, Kinkel & Lay, 2008)

Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trên cảnước nói chung và ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng đều hướng tới mục đích chung là làm sao để tăng hiệu quảkinh doanh, để đạt được lợi nhuận như mong muốn mỗi doanh nghiệp đều cố gắng đưa ra những thế mạnh vốn có của mình để cạnh tranh với các đối thủ trên địa bàn và từnơi khác đến, có doanh nghiệp mạnh về nguồn vốn, có doanh nghiệp mạnh về công nghệ, về sản phẩm, dịch vụ, con người … Mỗi doanh nghiệp phải luôn tìm cách đổi mới mình về mọi mặt để tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình trên địa bàn vì đổi mới tổ chức là một trong những nguồn quan trọng nhất và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp Để hiểu rõ hơn vể đổi mới tổ chức sẽ tạo ra khả năng đổi mới sản phẩm, dịch vụ, đổi mới quá trình giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đến khả năng đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quá trình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng” nhằm tìm hiểu và khẳng định tầm quan trọng của đổi mới tổ chức giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh; ngoài ra, nó còn giúp các doanh nghiệp có những tài liệu tham khảo khi tiến hành đổi mới tổ chức để cho ra sản phẩm, dịch vụ mới, áp dụng công nghệ vào quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

M ụ c tiêu nghiên c ứ u

- Xác định ảnh hưởng của các yếu tố đổi mới tổ chức đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quá trình tại các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

- Đo lường mức độảnh hưởng của các yếu tốđổi mới tổ chức đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quá trình.

Ph ạ m vi nghiên c ứ u

Đối tượng nghiên cứu: là các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Ý ngh ĩa của đề tài

- Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về việc xác định: mối quan hệ giữa đổi mới tổ chức và đổi mới quá trình bằng công nghệ; mối quan hệ giữa đổi mới tổ chức và đổi mới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

- Kết quả nghiên cứu là nguồn tham khảo giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xem xét, bổ sung vào trong quá trình đ ổi mới doanh nghiệp đểnâng cao năng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

B ố c ục đề tài

Ngoài phần tóm tắt và phần tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài gồm có 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài Chương 1 trình bày lý do hình thành đề tài; mục tiêu và phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Chương 2: Giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài, những nghiên cứu có liên quan đến khả năng đổi mới tổ chức, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, đổi mới quá trình, dựa trên những mô hình tham khảo để đưa ra mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đến khả năng đổi mới sản phẩm, dịch vụ và khả năng đổi mới quá trình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, hiệu chỉnh, đánh giá các thang đo, các khái niệm nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết đã đề ra

Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm những phần chính sau: (1) Mô tả mẫu; (2) Đánh giá tính đơn hướng và giá trị hội tụ của các thang đo; (3) Đánh giá độ giá trị phân biệt của các thang đo, (4) Đánh giá độ tin cậy của thang đo, (5) Phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến, (6) Kiểm định giả thuyết nghiên cứu,

(7) Thảo luận kết quả nghiên cứu

Chương 5: Đưa ra kết luận và kiến nghị Trình bày tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu từ dữ liệu đã thu thập được thông qua phân tích thống kê dựa trên phần mềm SPSS 20.0, từ đó đưa kết quả nghiên cứu, ý nghĩa cũng như nh ững hạn chế của đềtài và đưa ra các kiến nghị, đề xuất.

Gi ớ i thi ệ u

Chương này giới thiệu và đánh giá các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài Chỉ ra vấn đề mà đề tài còn tồn tại, những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết Giới thiệu các định nghĩa tổng quát; mối quan hệ của đổi mới tổ chức và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của khảnăng đổi mới quá trình, đ ổi mới sản phẩm, dịch vụ; đồng thời đưa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

T ổng quan cơ sở lý thuy ế t

2.2.1 Mô hình nghiên cứu “Đổi mới tổ chức là khả năng đổi mới công nghệ và hiệu suất công ty” của César Camisón, Ana Villar – López

Năm 2014, César Camisón và Ana Villar-López đã nghiên cứu (1) mối quan hệ giữa đổi mới tổ chức với đổi mới quá trình bằng công nghệ và (2) ảnh hưởng của đối mới tổ chức và đổi mới công nghệ lên hiệu suất công ty Để thấy được tầm quan trọng của đổi mới tổ chức trong nghiên cứu và sự quan tâm gần đây về mối quan hê giữa các loại đổi mới và hiệu suất, nghiên cứu trước đây không cho được kết luận về những câu hỏi này Vấn đề chính là do những mâu thuẫn trong nhận thức và sử dụng các khái niệm đổi mới tổ chức và xu hướng nghiên cứu tác động chung của các loại đổi mới quá trình khác nhau lên lợi nhuận mà không chú ý đến một thực tế rằng các loại đổi mới quá trình khác nhau thì có thể có hiệu ứng khác nhau ảnh hưởng đến hiệu suất công ty ĐỔI MỚI TỔ CHỨC ĐỔI MỚI QUÁ TRÌNH

Hình 2.1 Mô hình nghiên c ứu của César Camisón, Ana Villar – López

2.2.2 Đổi mới dựa trên nguồn lực - RBV (Resource-based view of innovation)

Có nhiều các phân biệt đổi mới, một trong những cách phân biệt phổ biến nhất được chấp nhận là của OECD (2005) trong Oslo Manual, xác định rõ có bốn loại đổi mới: đổi mới sản phẩm, dịch vụ, đổi mới quá trình, đ ổi mới tiếp thị và đổi mới tổ chức Đổi mới công nghệliên quan đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quá trình trong khi đổi mới phi công nghệ thì liên quan đ ến đổi mới tiếp thị và đổi mới tổ chức Đổi mới dựa trên nguồn lực RBV (Resource-Based View) tạo điều kiện phân tích rõ ràng của sựđổi mới và sự kết hợp với hiệu suất (Damanpour et al, 2009; Galende & de la Fuente, 2003; Mol & Birkinshaw, 2009; Yang, Marlow & Lu, 2009)

RBV cho rằng để đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh, nguồn lực doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, công ty sẽ thành công nếu công ty trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất đối với việc kinh doanh và chiến lược của công ty

RBV không chỉ tập trung phân tích các nguồn lực bên trong mà nó còn liên kết năng lực bên trong với môi trường bên ngoài Lợi thế cạnh tranh sẽ bị thu hút về doanh nghiệp nào sở hữu những nguồn lực hoặc năng lực tốt nhất Do vậy, theo RBV, lợi thế cạnh tranh liên quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

Theo RBV, việc triển khai và sắp xếp lại các nguồn lực giúp nâng cao năng suất và đạt được mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp Đổi mới quá trình bằng công nghệ được xem là một trong những nguồn quan trọng nhất của lợi thế cạnh tranh, cụ thể: đổi mới quá trình bằng công nghệ là khảnăng thực hiện các chức năng kỹ thuật hay những hoạt động lớn trong công ty bao gồm cả khả năng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, quy trình mới và vận hành cơ sở dữ liệu có hiệu quả Nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã cung cấp bằng chứng thống kê rằng đổi mới quá trình bằng công nghệ là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu suất của doanh nghiệp (Ortega, 2009; Tsai, 2004)

2.2.3 Đổi mới tổ chức (Organizational innovation - OI)

Có nhiều khái niệm vềđổi mới tổ chức của nhiều tác giả khác nhau Những nghiên cứu khoa học đầu tiên về sựđổi mới trong doanh nghiệp là đổi mới về hành chính

(Daft, 1978; Damanpour, 1991, Damanpour & Evan, 1984 …), là sự đổi mới liên quan đến những thay đổi trong cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực Tuy nhiên, những bài viết gần đây lại đề cập đến đổi mới quản lý và đổi mới tổ chức Đổi mới tổ chức là việc thực hiện phương pháp tổ chức mới trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức lại nơi làm việc hoặc mở rộng mối quan hệ ra bên ngoài (OECD, 2005)

+ Đổi mới trong hoạt động kinh doanh: thường được định nghĩa bằng các hoạt động nghiên cứu, phát triển, đưa ra sản phẩm mới Thực tế cho thấy nhiều công ty thường đổ xô đi tìm cơ hội ở cùng một nơi, đưa ra những sản phẩm mới na ná nhau, cải tiến kỹ thuật thì giống nhau Trong khi đó ở những công ty thành công, đổi mới trong kinh doanh bao hàm nhiều nghĩa rộng hơn chứ không chỉ đơn thuần về mặt sản phẩm hay kỹ thuật Đổi mới trong kinh doanh là tạo ra những giá trị mới, những cảm nhận mới cho khách hàng Những giá trị trong cuộc sống và cảm nhận của con người thì vô cùng phong phú và tùy thuộc vào nhiều yếu tố Vì vậy có thể thực hiện đổi mới trong kinh doanh ở rất nhiều khía cạnh Trong nhiều trường hợp, những cải tiến mang đến thành công lại chẳng liên quan gì đến kỹ thuật hay sản phẩm chính của công ty Vấn đề khó khăn của doanh nghiệp là làm sao biết đổi mới, cải tiến những khía cạnh nào trong kinh doanh

OECD cho rằng đổi mới tổ chức trong hoạt động kinh doanh liên quan đến việc thực hiện các phương pháp mới để có thói quen và thành quy trình chẳng hạn như việc thiết lập dữ liệu để thực hiện một cách tốt nhất, cải thiện việc giữ chân nhân viên, giới thiệu hệ thống quản lý của doanh nghiệp

+ Đổi mới nơi làm việc trong tổ chức

Trong xã hội ngày nay với sự hội nhập kinh tế thị trường mạnh mẽ, là tìm phương pháp đ ể phân chia quyền hạn và trách nhiệm cho người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm chức năng; các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất và thu hút thêm nhiều lao động Con người chính là yếu tố quyết định cho sự thành bại của doanh nghiệp Vì vậy việc lựa chọn đúng lực lượng lao động có trình đ ộ, có tâm huyết với doanh nghiệp là điều quan trọng Nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cũng c ần biết cách giữ nhân tài Một trong những cách đó là cung cấp một môi trường làm việc thoải mái, đầy đủ tiện nghi trang thiết bị và đặc biệt an toàn với người lao động Muốn làm được điều

Về công tác quản trị nhân sự, doanh nghiệp phải hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu, phải bảo đảm đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý, sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người Trước khi phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều phải qua kiểm tra tay nghề Khi giao việc cần xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm Đặc biệt công tác trả lương, thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng này doanh nghiệp phải làm tốt công tác tổ chức và phục vụnơi làm việc Động lực tập thể và cá nhân người lao động là yếu tố quyết định tới hiệu quả kinh tế Động lực cũng là yếu tố để tập hợp, cố kết người lao động lại Trong doanh nghiệp, động lực cho tập thể và cá nhân người lao động chính là lợi ích, là lợi nhuận thu được từ sản xuất có hiệu quả hơn Các doanh nghiệp cần phân phối lợi nhuận thỏa đáng, đảm bảo công bằng, hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh Đặc biệt cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với những nhân viên giỏi, trình độ tay nghề cao hoặc có thành tích, có sáng kiến, Đồng thời cũng cần nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm Trong kinh doanh hiện đại, ở nhiều doanh nghiệp hình thức bán cổ phần cho người lao động và người lao động sẽ nhận được ngoài tiền lương và thưởng là số lãi chia theo cổ phần cũng là một trong những giải pháp gắn người lao động với doanh nghiệp bởi lẽ cùng với việc mua cổ phần người lao động không chỉ có thêm nguồn thu nhập từ doanh nghiệp mà còn có quyền nhiều hơn trong việc tham gia vào các công việc của doanh nghiệp.

+ Phương pháp tổ chức mới trong quan hệ đối tác là việc thực hiện những cách thức mới trong tổ chức: mối quan hệ với các công ty khác, tổ chức công cộng: hợp tác với những nghiên cứu của tổ chức hoặc ý kiến của khách hàng, có những phương thức để hội nhập với nhà cung cấp hoặc mở rộng dịch vụ gia công, thuê ngoài.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sản xuất của các doanh nghiệp mở rộng theo hướng sản xuất lớn, xã hội hóa và mở cửa làm cho mối quan hệ lẫn nhau trong xã hội ngày càng chặt chẽ Doanh nghiệp nào biết sử dụng mối quan hệ sẽ khai thác được nhiều đơn hàng, tiêu thụ tốt Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao cần tranh thủ tận dụng các lợi thế, hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài Đó là:

- Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng: là mục đích ý đồ chủ yếu trong kinh doanh, vì khách hàng là người tiếp nhận sản phẩm, người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp Khách hàng có được thỏa mãn thì sản phẩm mới được tiêu thụ.

- Tạo ra sự tín nhiệm, uy tín trên thị trường đối với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, tác phong kinh doanh, tinh thần phục vụ, bất cứ doanh nghiệp nào muốn có chỗ đứng trên thị trường đều phải gây dựng sự tín nhiệm Đó là quy luật bất di bất dịch để tồn tại trong cạnh tranh trên thương trường.

- Giải quyết tốt mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, đơn vị cung ứng.

Gi ớ i thi ệ u

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, bối cảnh và phạm vi nghiên cứu đã trình bày ở chương 1 và những cơ sở lý thuyết cùng mô hình nghiên cứu trong chương 2, chương 3 sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu để kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đề ra.

Quy trình nghiên c ứ u

Hình 3.1 Quy trình nghiên c ứu dựa theo quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đ ình

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài này là nghiên cứu định lượng Dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi với

Cơ sở lý thuyết Thảo luận với chuyên gia

Hiệu chỉnh Nghiên cứu sơ bộ Điều tra thử nghiệm Thang đo Thang đo thử

Phân tích tương quan Phân tích hồi quy đối tượng trả lời là các chủ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh/ dịch vụtrên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Quy trình nghiên cứu được mô tả trong hình 3.1

Nghiên cứu sẽ được tiến hành thông qua 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên c ứ u sơ bộ

3.3.1 Lập thang đo sơ bộ thang đo sơ bộ cho các thành phần trong mô hình được xây dựng dựa vào các thang đo đã được sử dụng trong các nghiên cứu định lượng trước đây Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây được sử dụng trong dịch vụ ngành khác và hầu hết đều được thực hiện tại nước ngoài nên các thang đo tương ứng cần phải được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với dịch vụngành đang nghiên cứu và bối cảnh hiện nay tại Việt Nam

Việc xây dựng thang đo sơ bộ (thang đo nháp) cho các thành phần trong mô hình với mục đích là thiết lập bảng khảo sát chính thức nhằm phục vụ cho việc thu thập dữ liệu để phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu cho đề tài Qua bước phỏng vấn định tính sơ bộ và khảo sát thử nghiệm, thang đo sơ bộ sẽđược bổ sung, hiệu chỉnh hoặc loại bỏ những phát biểu, từ ngữ không phù hợp, bổ sung hoặc loại bỏ các biến không phù hợp để hoàn chỉnh thành bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu định lượng

3.3.2 Nghiên cứu định tính sơ bộ

Phỏng vấn định tính sơ bộ được thực hiện sau khi có bộ thang đo sơ bộ ban đầu

Mục đích của các cuộc phỏng vấn này là để nghe góp ý của các đối tượng được phỏng vấn về các câu hỏi đặt ra đối với các yếu tố cần đo, nhằm kiểm tra đối tượng được phỏng vấn có hiểu được nội dung các phát biểu trong thang đo các khái niệm nghiên cứu hay không; đồng thời bổ sung, hiệu chỉnh hoặc loại bỏ những phát biểu, từ ngữ không phù hợp để hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu định lượng Từđó đưa ra các điều chỉnh và/hoặc thêm bớt các câu hỏi cho phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu là dịch vụđổi mới tổ chức

Nghiên cứu sơ bộđược tiến hành phỏng vấn trực tiếp 05 nhân viên doanh nghiệp và 05 lãnh đạo doanh nghiệp với một dàn bài lập sẵn đểđịnh hướng cuộc phỏng vấn nhằm kiểm tra đối tượng được phỏng vấn có hiểu được nội dung các phát biểu trong thang đo các khái niệm nghiên cứu hay không; đồng thời bổ sung, hiệu chỉnh hoặc loại bỏ những phát biểu, từ ngữ không phù hợp để hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu định lượng

Qua phỏng vấn, các đối tượng được khảo sát đều hiểu nội dung, hiểu đúng và rõ ràng các phát biểu trong thang đo các khái niệm nghiên cứu Đồng thời, các đối tượng này đều cho rằng việc đổi mới tổ chức sẽ giúp cho việc đổi mới sản phẩm, dịch vụ là tất yếu, việc đổi mới quá trình cùng được xem trọng

Ngoài ra các đối tượng nghiên cứu trả lời rằng không cần bổ sung hay bỏ bớt yếu tố nào mà chủ yếu điều chỉnh lại từ ngữ cho phù hợp và dễ hiểu hơn trong bối cảnh nghiên cứu

Hoàn chỉnh thang đo: Từ các thang đo ban đầu, thang đo thử nghiệm được hoàn thành dựa trên kết quả phỏng vấn định tính Sau quá trình nghiên cứu sơ bộ thì thang đo ban đầu được điều chỉnh lại, số biến sau khi hiệu chỉnh dựa vào ý kiến chuyên gia và kế toán công ty là 25 biến Ngoài ra tác giả còn chỉnh sửa lỗi wordings của một số câu hỏi theo sự góp ý của các chuyên gia nhằm giúp câu hỏi được rõ ràng hơn về nội dung và tránh gây hiểu nhầm cho người được khảo sát Nội dung cụ thể của các phát biểu trong thang đo các các thành phần của mô hình nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.2

B ả ng 3.2 B ảng thang đo sơ bộ sau khi được hiệu chỉnh và mã hoá

Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Giải thích Mã hoá

1 Đổi mới tố chức a Đổi mới hoạt động

Use of databases of best practices, lessons and other knowledge

Sử dụng dữ liệu tốt nhất để thực tiễn, bài học, kiến thức khác

Công ty của chúng tôi sử dụng dữ liệu, kiến thức tốt nhất để áp dụng vào thực tiễn công việc

Các công ty cần nghiên cứu các tổ chức có phương pháp tốt nhất, lấy đó làm chuẩn mực so sánh và học hỏi để đạt được hiệu quảcao hơn

Implementation of practices for employee development and better worker retention

Thực hiện luyện tập phát triển nhân viên và giữ lại nhân viên tốt

Công ty của chúng tôi luôn đào tạo và giữ lại nhân viên tốt Các công ty cần đầu tư thỏa đáng để phát triển quy mô bồi dưỡng lại và đào tạo mới lực lượng lao động, đội ngũ trí thức có chất lượng cao trong các doanh nghiệp Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu nguyên vật liệu, năng suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến,

Use of quality management systems

Sử dụng hệ thống quản lý chất lượng

Công ty của chúng tôi có sử dụng hệ thống quản lý chất lượng

Công ty cần áp dụng và sử dụng hệ thống quản lý chất lượng để cho ra sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, quy trình đảm bảo đạt tiêu chuẩn

OI3 b Đổi mới nơi làm việc

Thực hiện phân quyền trong quá trình ra quyết định

Công ty của chúng tôi thực hiện phân quyền trong quá trình ra quyết định

Là việc công ty thực hiện trao quyền cho cho nhân viên để họphát huy được năng lực làm việc của mình, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp

Use of inter-functional working groups

Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm từ các bộ phận chức năng khác nhau

Công ty của chúng tôi luôn tạo điều kiện và nâng cao hiệu quả làm việc nhóm từ các bộ phận, chức năng các nhau của các phòng Đánh giá cao khi phòng ban này chủđộng sang phòng ban khác để giải quyết một vấn đề, cũng như những cá nhân sẵn sàng chỉ ra một người khác trong công ty đã giúp đỡ mình trong công việc như thế nào

Trách nhiệm công việc được đánh giá một cách linh hoạt

Công ty của chúng tôi thực hiện đánh giá trách nhiệm công việc một các linh hoạt

Công ty cần thực hiện đánh giá trách nhiệm công việc một các linh hoạt

OI6 c Đổi mới quan hệ

Cộng tác với khách hàng

Công ty của chúng tôi luôn xem khách hàng là thượng đế và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của khách hàng

Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng: là mục đích ý đồ chủ yếu trong kinh doanh, vì khách hàng là người tiếp nhận sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Khách hàng có được thỏa mãn thì sản phẩm, dịch vụ mới được tiêu thụ

Use of methods for integration with supliers

Công ty của chúng tôi luôn hòa hợp với Công ty cần giải quyết tốt mối quan hệ với OI8

Sử dụng phương pháp hòa hợp với nhà cung cấp nhà cung cấp đơn vị tiêu thụ, đơn vị cung ứng

Những hoạt động kinh doanh từ nguồn lực bên ngoài

Công ty của chúng tôi có thể thuê gia công bên ngoài nếu đơn hàng quá nhiều

Công ty có thể thuê gia công bên ngoài nếu đơn hàng quá nhiều

2 Đổi mới sản phẩm, dịch vụ

My firm is able to replace obsolete products

Công ty của tôi có thể thay thế các sản phẩm, dịch vụ lỗi thời

Công ty của chúng tôi có đổi mới sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng

Công ty luôn áp dụng những công nghệ mới trong việc đổi mới sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng

Việc áp dụng công nghệ mới sẽ giúp công ty cho ra sản phẩm dịch vụ tối ưu nhất để đạt lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh Đổi mới công nghệ phải đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt công tác kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm, tránh để cho những sản phẩm chất lượng kém ra tiêu thụ trên thịtrường

My firm is able to extend the range of products

Công ty của tôi có thể mở rộng đủ các sản phẩm, dịch vụ

Công ty của chúng tôi có thể sản xuất / cung cấp các dịch vụ tối ưu nhất

My firms is able to develop environmentally friendly products

Công ty của tôi có thể phát triển sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường

Công ty của chúng tôi có thể cho ra sản phẩm, dịch vụ /dịch vụ an toàn, thân thiện với môi trường

My firms is able to improve product design

Công ty của chúng tôi có thể cải tiến thiết kế sản phẩm, dịch vụ

Công ty của chúng tôi có thể cải tiến thiết kế sản phẩm, dịch vụ /cung cấp dịch vụ tốt nhất

My firm is able to reduce the time to develop a new product until its launch in

Công ty của chúng tôi có thể cho ra sản phẩm, dịch vụ mới / cung cấp dịch vụ

Công ty cần rút ngắn thời gian xây dựng để nhanh chóng đưa ra sản phẩm, dịch vụ ,

Công ty của tôi có thể rút ngắn thời gian tung sản phẩm, dịch vụ mới ra thịtrường mới trong thời gian ngắn nhất dịch vụ mới vào hoạt động luôn là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽđến việc nâng cao hiệu quả kinh tế của đầu tư kỹ thuật công nghệ

My firm is able to create and manage a portfolio of interrelated technologies

Công ty của tôi có thể tạo và quản lý danh mục đầu tư gắn với công nghệ

Công ty của chúng tôi có thể tạo và quản lý danh mục đầu tư gắn với công nghệ

Công ty phải tự tin có thể tạo và quản lý danh mục đầu tư của mình gắn với công nghệ, luôn cập nhật công nghệ trong thời gian ngắn nhất và áp dụng nó vào việc đổi mới sản xuất, và quá trình

Khi áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất sẽ giúp công ty cắt giảm chi phí trong quá trình sản xuất

My firm is able to master and absorb the basic and key technologies of business

Công ty của tôi có thể làm chủ và tiếp thu công nghệ then chốt trong kinh doanh

Công ty của chúng tôi có thể cập nhật công nghệ trong thời gian ngắn nhất

My firm continually develops programs to reduce production costs

Công ty của tôi tiếp tục phát triển chương trình cắt giảm chi phí trong sản xuất

Công ty của chúng tôi tiến hành cắt giảm chi phí trong quá trình sản xuất

My firm has valuable knowledge for innovating manufacturing and technological processes

Công ty của tôi có đủ kiến thức có giá trị cho việc đổi mới sản xuất và đổi mới quá trình bằng công nghệ

Công ty của chúng tôi luôn cập nhật đổi mới sản xuất và đổi mới quá trình bằng công nghệ

My firm has valuable knowledge on the best processes and systems for work

Công ty của chúng tôi xử lý quá trình và hệ thống tổ chức công việc luôn

Công ty phải tiến hành xử lý quá trình và hệ PCI5 organization

Nghiên c ứ u chính th ứ c

Nghiên cứu định lượng chính thức nhằm kiểm định lại các thang đo và các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20, sau khi được mã hóa sẽ tiến hành phân tích

Phương pháp phỏng vấn sâu trong nghiên cứu sơ bộ được sử dụng để xác định và kiểm tra lại mô hình nghiên cứu Ngoài ra, thông qua bước này sẽ giúp cho công tác thiết kế bảng câu hỏi sẽđược tốt hơn trong thu thập thông tin Bảng câu hỏi có cấu trúc được thiết kế để làm công cụ thu thập dữ liệu đề tài Bảng câu hỏi đầu tiên được thiết kế dựa trên bộthang đo sơ bộ Sau đó được cải tiến và hiệu chỉnh dần sau khi có kết quả phỏng vấn định tính

Sau khi hoàn tất việc hiệu chỉnh và xây dựng thang đo, bảng câu hỏi được thiết kế gồm ba phần chính:

- Phần I – Thông tin cơ bản: Bảng câu hỏi chính thức được mở đầu bằng những thông tin tổng quát về Tên công ty mà anh/ chị đang quản lý/lãnh đạo? Năm thành lập công ty, Ngành sản xuất, kinh doanh chính của công ty, Loại hình doanh nghiệp

Các câu hỏi trong phần này dùng thang đo chỉ danh

- Phần II – Nội dung khảo sát: Phần tiếp theo là các câu hỏi liên quan đến thang đo: đổi mới hoạt động, đổi mới nơi làm việc, đổi mới quan hệ, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, đổi mới quá trình; gồm 25 biến quan sát được đo bằng thang đo Likert 05 điểm, từ(1) là “Hoàn toàn không đồng ý” đến (5) là “Hoàn toàn đồng ý”

- Phần III – Thông tin để phân loại thống kê: gồm các câu hỏi liên quan đến những thông tin về người lãnh đ ạo trực tiếp công ty như: Giới tính, nhóm tuổi, kinh nghiệm quản lý, trình độ học vấn

Bảng câu hỏi khảo sát chính thức được trình bày ở Phụ lục 2 Phương pháp giao tiếp thông tin (hỏi – trả lời) với dạng câu hỏi có cấu trúc được tiến hành thông quan hình thức phỏng vấn trực tiếp

Sau khi có được kết quả phỏng vấn chuyên gia, các câu hỏi trong bảng khảo sát được chỉnh sửa cho phù hợp ngôn ngữ nghiên cứu và tiến hành khảo sát thử nghiệm Kết quả của bước nghiên cứu này dùng đểđiều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với đối tượng được nghiên cứu Thang đo chính thức, bảng khảo sát của đề tài được chỉnh sửa hoàn chỉnh để chuẩn bịcho bước nghiên cứu định lượng chính thức tiếp theo

Các khái niệm thành phần nghiên cứu được mã hoá theo bảng 3.3 dưới đây Sau khi được mã hoá và nhập liệu trên phần mềm SPSS sẽ tiến hành phân tích kết quả

B ảng 3 3 B ảng mã hóa các biến quan sát

Khái niệm và biến quan sát Tên biến 1 Đổi mới tổ chức (organizational innovation)

1.1 Đổi mới tổ chức trong hoạt động kinh doanh (Organizational innovations in business practices)

Công ty của tôi thường sử dụng nguồn dữ liệu có từ những kinh nghiệm/bài học tốt nhất trong thực tiễn QTHD01

Công ty của tôi thường triển khai cho nhân viên thực hành để việc phát triển và duy trì nhân viên tốt hơn

Công ty của tôi thường sử dụng hệ thống quản lý chất lượng (iso 9001, iso 14001, HACCP, GMP, ISO 22000 …)

1.2 Đổi mới tổ chức nơi làm việc (Innovations in workplace orgnization)

Công ty của tôi thực hiện phân quyền trong quá trình ra quyết định TNLV04 Công ty của tôi sử dụng các nhóm làm việc tương tác theo chức năng TNLV05

Công ty của tôi có các qui định trách nhiệm công việc linh hoạt TNLV06

1.3 Đổi mới tổ chức trong quan hệđối tác (external relations)

Công ty của tôi luôn phối hợp với khách hàng QHDT07 Công ty của tôi luôn tìm cách hòa nhập với nhà cung cấp QHDT08 Công ty của tôi luôn tận dụng nguồn lực thuê ngoài QHDT09

2 Đổi mới sản phẩm, dịch vụ (Product innovation)

Công ty của tôi có thể thay thế các sản phẩm, dịch vụ lỗi thời DMSP10 Công ty của tôi có thể mở rộng nhiều dòng sản phẩm, dịch vụ DMSP11

Công ty của tôi có thể phát triển các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường DMSP12

Công ty của tôi có thể cải tiến thiết kế của sản phẩm, dịch vụ DMSP13

Công ty của tôi có thể rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, dịch vụ mới tung ra thịtrường DMSP14

3 Đổi mới quá trình (Process innovation)

Công ty của tôi có thể xây dựng và quản lý danh mục các công nghệ có liên quan với nhau DMQT15

Công ty của tôi có thể nắm vững và hấp thụ các công nghệ then chốt trong ngành kinh doanh

Công ty của tôi xây dựng các chương trình cắt giảm chi phí sản xuất/ kinh doanh một cách liên tục

Công ty của tôi có đủ kiến thức cho việc đổi mới qui trình sản xuất/kinh doanh và công nghệ

Công ty của tôi có đủ kiến thức để xây dựng các qui trình và hệ thống tổ chức công việc tốt nhất

Công ty của tôi tổ chức quá trình sản xuất/kinh doanh hiệu quả DMQT20

Công ty của tôi phân bố nguồn lực cho bộ phận sản xuất/kinh doanh hiệu quả

Công ty của tôi có thể duy trì mức tồn kho thấp nhất mà không ảnh hưởng đến hoạt động chung

Công ty của tôi có thể cung cấp quy trình sản xuất/kinh doanh thân thiện với môi trường

Công ty của tôi quản lý việc tổ chức sản xuất/kinh doanh có hiệu quả DMQT24

Công ty của tôi có thể tích hợp các hoạt động quản lý sản xuất/kinh doanh của công ty

3.4.3 Thiết kế mẫu Đối tượng nghiên cứu lấy mẫu: các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Cỡ mẫu: Do phương pháp phân tích dữ liệu chính sử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến và theo Hair & ctg (1998, trích từ Trọng & Ngọc, 2005) cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát Do vậy, với mô hình nghiên cứu có số biến quan sát là 25 biến thì theo tiêu chuẩn trên, kích thước mẫu cần thiết sẽ là n = 125 (25 x 5) Để đạt được kích thước mẫu này, dự kiến phát ra 160 bảng câu hỏi khảo sát để dự phòng trường hợp không hồi đáp và không hợp lệ

Phương pháp lấy mẫu là phương pháp lấy mẫu thuận tiện - phi xác suất

Các khách hàng phỏng vấn sẽđược phân bổ một số các NHTM trên địa bàn thành phố Đà Lạt Bảng khảo sát được gửi đến cho các khách hàng đang trong quá trình chờ giao dịch tại các NHTM trên địa bàn thành phố Đà Lạt; ngoài ra, tác giả trực tiếp đi đến các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh để xin được phỏng vấn Thông qua 160 bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho khách hàng tại các ngân hàng, và đi trực tiếp đến đơn vị Tổng số bảng câu hỏi thu về là 160 bảng

Trong đó có 09 bảng không sử dụng được do trả lời không đầy đủ hoặc chỉ chọn một giá trị cho hầu hết các câu hỏi hoặc những bảng câu hỏi có câu trả lời cho các biến trong cùng một nhân tố không nhất quán và khác biệt quá lớn Do vậy có 151 bảng câu hỏi được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

K ế ho ạ ch phân tích d ữ li ệ u

Sau khi thu thập, các bảng phỏng vấn được xem xét và loại đi những bảng không đạt yêu cầu Sau đó, dữ liệu sẽđược mã hóa, nhập liệu, làm sạch và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20

Lập bảng thống kê để mô tả dữ liệu, phân tích sơ bộ các biến từ những mẫu đã thu thập được theo các biến phân loại như ngành mà các doanh nghiệp đang hoạt động, loại hình doanh nghiệp, giới tính của lãnh đạo doanh nghiệp, khảnăng quản lý của chủ doanh nghiệp…

3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) - Kiểm định giá trị thang đo

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được thực hiện để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm Tác giả sẽ tiến hành phân tích nhân tố khám phá cho từng biến nghiên cứu, để có thể tìm ra các yếu tố cho mô hình và các phân tích tiếp theo Các tiêu chí đánh giá kết quả trong phân tích EFA:

- Phân tích EFA cho từng thang đo theo phép trích Principal Compoment, phép xoay Varimax và trích các yếu tố có Eigenvalue > 1

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một tiêu chí đánh giá sự thích hợp của dữ liệu với phân tích nhân tố Phân tích nhân tố là thích hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1 Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H 0

- Theo Hair & ctg (1998, trích từ Trọng & Ngọc, 2005), trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Axis Factoring để kiểm định EFA cho toàn bộ thang đo với phép xoay Promax (kappa = 4) Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là hệ sốtương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, đồng thời là tiêu chí đảm bảo mức ý nghĩa thi ết thực khá quan trọng trong phân tích EFA Hệ số càng lớn thì biến đại diện trong nhân tố càng lớn

: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa th ống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng & Ngọc, 2005)

+ Độ giá trị hội tụ (Convergent validity): theo Pahnila (2006, trích từ Trọng &

Ngọc, 2005) những nhân tố có hệ số tải nhân tố nhỏhơn 0.5 sẽ bị loại (Chọn factor

> 0.5) bởi vì những giá trị thấp hơn không có ý nghĩa trong thực tế

+ Độ giá trị phân biệt (Discriminant validity): theo Jabnoun & Al-Tamimi (2003, trích từ Trọng & Ngọc, 2005) thì hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố là ≥ 0.3 đểđảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố

Trong nghiên cứu này, một biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.4 (factor loading ≥ 0.4) và không tải lên nhân tố khác lớn hơn 0.25 (factor loading < 0.25) thì biến quan sát đó không bị loại ra khỏi thang đo khái niệm nghiên cứu và được xem là đảm bảo độ giá trị phân biệt

3.5.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Theo các tác giảNunnally và Bernstein (1994), Peterson (1994) và Slater (1995) đề nghị rằng Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới, hoặc người trả lời mới làm quen với dạng bảng câu hỏi nghiên cứu (Trọng & Ngọc, 2005) Tính toán hệ sốtương quan giữa biến quan sát và biến tổng cũng là một tiêu chí nhằm đảm bảo độ giá trị của thang đo, giúp loại ra những mục hỏi không đóng góp nhiều cho việc mô tả khái niệm cần đo (Trọng & Ngọc, 2005) Nếu một biến đo lường có hệ sốtương quan biến tổng ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu và đây cũng là tiêu chu ẩn dùng trong nghiên cứu này Bên cạnh đó, trong phân tích với phần mềm SPSS, hệ số Cronbach’s alpha if Item Deleted cũng được xem xét Nếu hệ số tương ứng của các mục hỏi lớn hơn hệ số

Cronbach’s alpha tương ứng thì mục hỏi đó nên được loại bỏ để tăng độ tin cậy cho thang đo (Nummally, 1978 trích từ Trọng & Ngọc, 2005) Tuy nhiên, cũng c ần xem xét đểđảm bảo vềđộ giá trị nội dung cho khái niệm cần đo.

Trong bối cảnh nghiên cứu này, chọn Cronbach’s alpha ≥ 0.6 và hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3để kiểm định thang đo các khái niệm nghiên cứu

3.5.4 Kiểm định mô hình và các giả thuyết 3.5.4.1 Phân tích tương quan

Trước khi phân tích hồi quy, cần kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập nhằm xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình hồi quy

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến trong cùng một thang đo Hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa một biến quan sát với các biến quan sát còn lại trong cùng thang đo càng cao Các biến quan sát có hệ sốtương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và bị loại khỏi thang đo (Nunnnall & Burnstein, 1994 trích từ Trọng & Ngọc, 2005)

Theo Trọng & Ngọc (2005, trang 16), hệ số tương quan được dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối quan hệ giữa 2 hay nhiều biến định lượng và định danh

Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi 2 biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ Tuy nhiên, mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc thì rất được mong đợi, nhưng mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập thì không đư ợc mong đợi (vì khi phân tích hồi quy đa biến sẽ có phát sinh hiện tượng đa cộng tuyến)

3.5.4.2 Phân tích hồi quy đa biến

Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để đánh giá mức độ tác động của các nhân tốđến giá trị mối quan hệ Đánh giá mô hình thông qua hệ số R 2

Gi ớ i thi ệ u

Chương 4 trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu Các thông tin về mẫu khảo sát sẽ được mô tả Kết quả các bước phân tích nhân tố và hồi quy đa biến sẽ được trình bày nhằm phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Thông tin m ẫ u nghiên c ứ u

Thông qua 160 bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho lãnh đạo công ty có quan hệ tiền vay, tiền gửi tại các NHTM trên địa bàn thành phốĐà Lạt và đi phỏng vấn trực tiếp tại đơn vị Tổng số bảng câu hỏi thu về là 160 bảng Trong đó có 09 bảng không sử dụng được do trả lời không đầy đủ hoặc chỉ chọn một giá trị cho hầu hết các câu hỏi hoặc những bảng câu hỏi có câu trả lời cho các biến trong cùng một nhân tố không nhất quán và khác biệt quá lớn Do vậy có 151 bảng câu hỏi được sử dụng cho các phân tích tiếp theo Mẫu nghiên cứu gồm 151 bảng khảo sát, đảm bảo điều kiện cỡ mẫu là n=5m, với m% (Hair & ctg, 1998 trích từ Trọng & Ngọc, 2005) Đây chỉ là mẫu đại diện cho các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng, vì lý do lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện, không thể thu thập được hết ý kiến của toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Đối tượng trả lời phỏng vấn là các chủ doanh nghiệp/ giám đốc công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Do đó, đây chính là những người hiểu rõ vềđổi mới tổ chức sẽgiúp cho đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quy trình tại doanh nghiệp Đối tượng được khảo sát ngay trên địa bàn thành phố Đà Lạt Phương pháp thu thập là gửi trực tiếp bảng câu hỏi nghiên cứu đến các chủ doanh nghiệp/ giám đốc công ty đến giao dịch tiền gửi, tiền vay tại các NHTM ngay trên địa bàn thành phố Đà Lạt và được triển khai bởi tác giả nghiên cứu cùng một số cộng tác viên hỗ trợ thu thập dữ liệu Cộng tác viên trước khi khảo sát được hướng dẫn và giải thích rõ ràng cũng như những lưu ý trong bảng câu hỏi khảo sát

B ảng 4.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu

Giới tính Ngành kinh doanh

Nữ 52 34.44 Thương mại/Dịch vụ 93 61.59

Kinh nghiệm quản lý Xây dựng 37 24.5

5 đến 7 năm 45 29.8 Loại hình doanh nghiệp

Cty cổ phần 12 7.95 Cty hợp danh 0

Trong 151 mẫu dữ liệu phân tích, phân bố mẫu theo một số thuộc tính của đối tượng được phỏng vấn như sau:

Bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ phân bố về giới tính của người tham gia khảo sát trong nghiên cứu này là không đồng đều (Nam là 99 người, chiếm 66%; Nữ là 52 người, chiếm 34%) Đa sốngười tham gia khảo sát đều có trên 3 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, số người có kinh nghiệm quản lý trên 7 năm (85 người chiếm tỷ lệ 56.29%), số người có nghiệm quản lý từ 5 đến 7 năm (45 người chiếm tỷ lệ 29.8%), sốngười có nghiệm quản lý từ3 đến 5 năm (17 người chiếm tỷ lệ 11.26%) Điều này cũng phù hợp với nhu cầu cần khảo sát, thực tế lãnh đạo công ty có kinh nghiệm quản lý trên 3 năm s ẽ nhìn nhận rõ ràng hơn việc đổi mới tổ chức sẽgiúp đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quá trình từ đó giúp công ty tăng hiệu suất kinh doanh

Do phương pháp lấy mẫu thuận tiện, tác giả gửi bảng khảo sát đến các ngân hàng và khách hàng (là những người lãnh đ ạo doanh nghiệp/ công ty có quan hệ tiền vay, tiền gửi tại ngân hàng) trong quá trình chờ giao dịch sẽ trả lời bảng câu hỏi và tác giảđi phỏng vấn trực tiếp Do đó, sốlượng bảng khảo sát phát ra được phân bổđều cho các ngân hàng và sốlượng bảng câu hỏi thu thập về phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ngay tại thời điểm phát bảng khảo sát, lượng khách hàng đang giao dịch tại ngân hàng đó là nhiều hay ít; mạng lưới hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn thành phốĐà Lạt; sự nhiệt tình và sẵn sàng trả lời bảng khảo sát của khách hàng…

Vì vậy, số lượng các doanh nghiệp đang giao dịch trong các ngân hàng trong bảng thông tin về mẫu nghiên cứu chỉ mang tính chất thống kê chứ không mang tính chất so sánh lượng doanh nghiệp giao dịch tại các ngân hàng

Kết quả mô tả dữ liệu bao gồm những thông tin về: doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào? Loại hình doanh nghiệp là gì? Ngư ời lãnh đạo doanh nghiệp là nam hay nữ, có bao nhiêu năm kinh nghiệm quản lý?… đã cung cấp được một số chi tiết có ý nghĩa vào quá trình mô tả mẫu.

Ki ểm đị nh giá tr ị thang đo

4.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo Đánh giá độ tin cậy thang đo được thực hiện thông qua tính toán và nhận xét về hệ số Cronbach’s Alpha Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏhơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được đánh giá là có độ tin cậy khi hệ số Cronbach’ s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6

Thang đo cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ đều có Cronbach’ s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6, cho thấy thang đo có độ tin cậy tốt Cụ thểnhư sau:

B ảng 4.2 Độ tin cậy của thang đo

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến này

Thang đo đổi mới trong quá trình hoạt động

Thang đo đổi mới tại nơi làm việc

Thang đo đổi mới quan hệđối tác

Thang đo đổi mới sản phẩm, dịch vụ

Thang đo đổi mới quá trình

4.3.2 Kết luận về độ tin cậy của thang đo

Hệ số Cronbach's Alpha của 5 thang đo có giá trị từ 0.632 đến 0.814 Tuy nhiên:

- Trong thang đo “ Đổi mới trong quá trình hoạt động”, hệ số Cronbach’s

Alpha nếu loại bỏ biến DMHD03 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này (0.795>0.792) nhưng do đây là một biến quan trọng và nếu giữ lại hệ số này vẫn được bảo đảm Do đó biến DMHD03 vẫn được giữ nguyên

- Trong thang đo “ Đổi mới tại nơi làm việc”, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến TNLV04 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này (0.674>0.632) vì vậy ta tiến hành loại bỏ biến TNLV04 và không được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo Điều này có thể giải thích bởi biến

TNLV04 thể hiện“thực hiện phân quyền trong quá trình ra quyết định”, việc đổi mới bằng cách phân quyền trong quá trình ra quyết định chưa được thực hiện phổ biến tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do các công ty này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mang tính chất gia đình cao cho nên biến TNLV04 này thật sự không cần thiết trong thang đo và có thể loại bỏ Sau khi loại bỏ biến, ta có được hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “đổi mới tại nơi làm việc” là 0.674 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến của các biến còn lại đều nhỏhơn 0.674.

- Trong thang đo “ Đổi mới trong quan hệ đối tác”, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến QHDT09 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này (0.754>0.692) nhưng do đây là một biến quan trọng và nếu giữ lại hệ số này vẫn được bảo đảm Do đó biến QHDT09 vẫn được giữ nguyên

- Trong thang đo “ Đổi mới sản phẩm, dịch vụ ”, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến DMSP10 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này (0.748>0.741), nhưng do đây là một biến quan trọng và nếu giữ lại hệ số này vẫn được bảo đảm Do đó biến DMSP10 vẫn được giữ nguyên

- Tương tự, thang đo “ Đổi mới quá trình”, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến DMQT22 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này (0.827>0.814), nhưng do đây là một biến quan trọng và nếu giữ lại hệ số này vẫn được bảo đảm Do đó biến DMQT22 vẫn được giữ nguyên

Như vậy, sau khi phân tích độ tin cậy của 5 thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, có 5 thang đo và 24 biến quan sát được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

Phân tích nhân t ố EFA

4.4.1 Đánh giá tính đơn hướng và giá trị hội tụ của các thang đo

Thang đo các yếu tố được đánh giá bằng phưo ̛ ng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) trên dữ liệ u thu thậ p được Quá trình đánh giá và sàng lọc so ̛ bộ các thang đo được thực hiệ n với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0

Phâ n tích EFA chung cho các thang đo của các thành phần khái ni ệ m liê n quan đến các yếu tốđổi mới sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quá trình được nghiê n cứu trong đề tài bằng phép xoay Varimax và đi ểm dừng khi trích các yếu tố có

Eigenvalues =1 Mụcđích của bước phâ n tích này là đánh giá đ ộ giá trị hộ i tụ và độ giá trị phâ n biệ t nộ i bộ Trong quá trình này các biến kho ̂ ng đạt yê u cầu sẽ bị loại

4.4.2 Phân tích nhân tố với phép xoay Varimax

Từ kết quảphân tích độ tin cậy của thang đo ở trên, tác giả tiến hành phân tích nhân tố với 24 biến quan sát còn lại (cả biến độc lập và biến phụ thuộc) bằng phép xoay Varimax

Theo kết quả phân tích nhân tố Lần I, cho thấy có 24 biến quan sát được nhóm thành 7 nhân tố Hệ số KMO = 0.805 (lớn hơn 0.5) nên phân tích nhân tố EFA phù hợp với dữ liệu khảo sát Kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa Sig b ằng 0.00 (nhỏ hơn 0.05) nên các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể

Tổng phương sai trích bằng 65.713% (lớn hơn 50%) cho biết 7 nhân tốđầu tiên giải thích được 65.713% độ biến thiên của dữ liệu Độ giá trị hội tụ: Với kết quả phân tích tại bảng Rotated Component Matrix cho thấy biến quan sát DMQT17 và DMQT25 có giá trị âm (< 0) nên sẽ loại ba biến này trong lần phân tích tiếp theo

Kết quả pha ̂ n tích nha ̂ n tố Lần II , (sau khi loại bỏ biến DMQT 17 và DMQT25), ta thấy có 24 biến quan sát được nhóm thành 5 nhân tố Hệ số KMO 0.801 (lớn hơn 0.5) nên phân tích nhân tố EFA phù hợp với dữ liệu khảo sát Kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa Sig bằng 0.00 (nhỏ hơn 0.05) nên các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể Tổng phương sai trích bằng 59.017% (lớn hơn 50%) cho biết 5 nhân tố đầu tiên giải thích được 59.017% độ biến thiên của dữ liệu Độ giá trị hội tụ: Với kết quả phân tích tại bảng Rotated Component Matrix cho thấy biến quan sát TNLV6, QHDT9, DMSP11, DMSP14, DMQT23 có hệ số tải nhâ n tố < 0.5 Vì vậ y, tác giả loại bỏ năm biến này trong lần phân tích tiếp theo

Kết quả phân tích nhân tố Lần III, (sau khi loại bỏ biến TNLV6, QHDT9, DMSP11, DMSP14, DMQT23), ta thấy biến QTHD03, TNLV05, DMQT15, DMQT20 cũng có hệ số tải nhân tố 0.556) vì vậy ta tiến hành loại bỏ biến DMSP10 và không được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo Mặc dù biến nay ban đầu được giữ lại, nhưng sau khi phân tích nhân tốEFA và đánh giá lại độ tin cậy của thang đo thì nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.679 > 0.556) nên tác giả quyết định loại bỏ biến DMSP10 Điều này có thể giải thích bởi biến DMSP10 thể hiện“thay thế các sản phẩm, dịch vụ lỗi thời”, việc đổi mới sản phẩm, dịch vụ bằng thay thế các sản phẩm, dịch vụ lỗi thời là điều hiển nhiên tất cả các doanh nghiệp buộc phải thực hiện để đứng vững trên thị trường, nếu thực sự có đổi mới sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp nên tạo cho sản phẩm, dịch vụ có được nét riêng biệt bằng cách cải tiến thiết kế sản phẩm, dịch vụ cho nên biến DMSP10 này thật sự không cần thiết trong thang đo và có thể loại bỏ Sau khi loại bỏ biến, ta có được hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “đổi mới sản phẩm, dịch vụ ” là 0.679 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến của các biến còn lại đều nhỏhơn 0.679.

Các hệ số tải đều lớn hơn 0.5 nên các biến quan sát đều có giá trị hội tụ trong nhân tố, do đó chúng có ý nghĩa thi ết thực Hệ số KMO đều lớn hơn 0.5 nên phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu Kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa là Sig b ằng 0.00050%) cho biết 05 nhân tố giải thích được 66.740% biến thiên của dữ liệu

4.4.3 Phân tích giá trị trung bình của các nhân tố trong thang đo

Hi ệ u ch ỉ nh mô hình nghiên c ứ u và các gi ả thuy ế t

Theo mô hình nghiên cứu xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết ban đầu có 25 biến quan sát (cả biến độc lập và phụ thuộc) gồm 5 nhân tố Sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha thì có 01 biến TNLV04 của nhân tố Đổi mới tại nơi làm việc bị loại Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố EFA có 24 biến quan sát được nhóm thành 05 nhân tố là: (1) Đổi mới bên trong

(DMBT), (2) Quan hệ đối tác (QHDT), (3) Đổi mới sản phẩm, dịch vụ (DMSP), (4) Đổi mới công nghệ(DMCN); (5) Đổi mới quản lý (DMQL)

Kết quả kiểm định EFA cho thấy 13 biến quan sát có: 3 biến quan sát của khái niệm đổi mới trong quá trình hoạt động và đổi mới tại nơi làm việc được nhóm thành 01 nhân tố“ Đổi mới bên trong” và 2 biến quan sát của khái niệm đổi mới về quan hệ đối tác được nhóm thành 01 nhân tố “ quan hệ đối tác”, 2 biến quan sát của khái niệm đổi mới về sản phẩm, dịch vụ được nhóm thành 01 nhân tố “ đổi mới sản phẩm, dịch vụ ”, 6 biến quan sát của khái niệm đổi mới về quá trình đư ợc nhóm thành 02 nhân tố“ đổi mới công nghệ” và “đổi mới quản lý Từđó, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được hiệu chỉnh lại như sau:

Hình 4.6 Mô hình hi ệu chỉnh ĐỔI MỚI BÊN TRONG ĐỔI MỚI SẢN PHẨM ĐỔI MỚI QUAN HỆ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ H1a

Các giả thuyết được phát biểu lại khi tiến hành nghiên cứu mô hình hiệu chỉnh - Giả thuyết H1a: Đổi mới bên trong có tác động dương đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ

- Giả thuyết H2a: Đổi mới quan hệcó tác động dương đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ

- Giả thuyết H1b: Đổi mới bên trong có tác động dương đến đổi mới công nghệ

- Giả thuyết H2b: Đổi mới quan hệcó tác động dương đến đổi mới công nghệ

- Giả thuyết H1c: Đổi mới bên trong có tác động dương đến đổi mới quản lý - Giả thuyết H2c: Đổi mới quan hệcó tác động dương đến đổi mới quản lý

Phân tích tương quan và hồi quy đa biế n

Sau khi tiến hành phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s

Alpha và phân tích nhân tốEFA, thu được 13 biến quan sát nhóm thành 05 nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình Phân tích tương quan Pe arson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy Kết quả phân tích hồi quy đa biến sẽđược sử dụng để kiểm định các giả thuyết của mô hình

4.6.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson

Kiểm định hệ sốtương quan Pearson dùng để kiểm định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Nếu các biến có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đềđa cộng tuyến khi phân tích hồi quy

B ả ng 4.7 H ệ số tương quan giữa các biến

Nhân tố DMBT DMCN DMQL DMSP DMQH

Ghi chú: DMBT: Đổi mới bên trong; DMCN: Đổi mới công nghệ; DMQL: Đổi mới quản lý; DMSP: Đổi mới sản phẩm, dịch vụ ; DMQH: Đổi mới quan hệ

Theo ma trận tương quan thì các biến độc lập đều có ý nghĩa v ề mặt thống kê đối với biến phụ thuộc.Trong đó, tương quan mạnh nhất là giữa DMQL và DMBT (0.444), tương quan thấp nhất là giữa DMQH và DMCN (0.155) Bên cạnh đó, giữa các biến độc lập và giữa các biến phụ thuộc cũng có sự tương quan có ý nghĩa v ề mặt thống kê, do đó cần phải có sựlưu ý đến vấn đềđa cộng tuyến khi phân tích hồi quy

Tác giả tiến hành phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc

4.6.1.1 Mô hình về sự ảnh hưởng của đổi mới bên trong và đổi mới quan hệ đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ

Mô hình thứ nhất đánh giá tác động của đổi mới bên trong và đổi mới quan hệ đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ , với phương pháp được chọn là phương pháp Enter Tất cả các biến được đưa đồng thời vào phân tích Kết quả mô hình đư ợc thể hiện ở bảng 4.8:

B ảng 4.8 K ết quả phân tích h ồi quy mô hình thứ nhất

Biến Hệ sốchưa chuẩn hóa

Hệ sốđã chuẩn hóa t Sig Collinearity

R 2 hiệu chỉnh = 0.134 Sig = 0.000 a Biến phụ thuộc: DMSP (Đổi mới sản phẩm, dịch vụ ) b Biến độc lập: DMBT (Đổi mới bên trong); DMQH (Đổi mới quan hệ)

Từ bảng kết quả trên ta thấy, biến DMBT, DMQH có ảnh hưởng đáng kể đến DMSP của doanh nghiệp và có ý nghĩa thống kê khi đưa vào phân tích do có mức ý nghĩa Sig < 0.05 Kết quả phân tích cho thấy trị số thống kê F được tính từ giá trị R 2 hiệu chỉnh có giá trị Sig rất nhỏ (Sig = 0.000) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu Các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc và mô hình có thể sử dụng được

Mô hình có R 2 là 0.146 và R 2 hiệu chỉnh là 0.134 có nghĩa là 13.4% đ ộ biến thiên dữ liệu của biến phụ thuộc DMSP có thểđược giải thích chung bởi các biến DMBT, DMQH trong mô hình nghiên cứu Mặc dù chỉ số R 2

B ảng 4 9 K ết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu hiệu chỉnh của mô hình hồi quy không cao, chỉ đạt 0.134 cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình chưa gi ải thích được nhiều (213.4%) sự biến động của biến phụ thuộc Như vậy, ngoài các yếu tố DMBT, DMQH trong mô hình, DMSP còn chịu sự tác động của các yếu tố khác mà nghiên cứu này chưa xét tới hay nói cách khác là thang đo về đổi mới sản phẩm, dịch vụ còn rất nhiều yếu tố khác phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, phù hợp với đặc trưng tại địa bàn và phù hợp với tính chất đổi mới tại bối cảnh nghiên cứu mà nghiên cứu này chưa xét đến

Hệ số Beta chuẩn hoá cho biết mức độ tác động của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc Trong mô hình, biến DMBT tác động đến DMSP của doanh nghiệp mạnh nhất do có hệ số Beta lớn nhất (β=0.245), tiếp đến là biến DMQH với β=0.235.

Nhằm tăng trị thống kê và giảm độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy để chúng có ý nghĩa hơn, ta cần đo lượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF Nhìn vào bảng phân tích hồi quy trên, ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của 02 biến DMBT và DMQH đều là 1.079 nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến Vì vậy, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy và xét một cách tổng quát là đạt yêu cầu

Từ kết quả phân tích hồi quy, các giả thuyết đã đư ợc kiểm định và được xác định như sau:

Gi ả thuy ế t H1a: Đổi mới bên trong có tác động dương đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ

Gi ả thuy ế t H2a: Đổi mới quan hệcó tác động dương đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ Chấp nhận

4.6.1.2 Mô hình về sự ảnh hưởng của đổi mới bên trong và đổi mới quan hệ đến đổi mới công nghệ

Mô hình thứ hai đánh giá tác động của đổi mới bên trong và đổi mới quan hệ đến đổi mới công nghệ, với phương pháp được chọn là phương pháp Enter Tất cả các biến được đưa đồng thời vào phân tích Kết quả mô hình được thể hiện ở bảng 4.10:

B ảng 4.10 K ết quả phân tích h ồi quy mô hình thứ hai

Biến Hệ sốchưa chuẩn hóa

Hệ sốđã chuẩn hóa t Sig Collinearity

R 2 hiệu chỉnh = 0.153 Sig = 0.000 a Biến phụ thuộc: DMCN (Đổi mới công nghệ) b Biến độc lập: DMBT (Đổi mới bên trong); DMQH (Đổi mới quan hệ)

Từ bảng kết quả trên ta thấy, biến DMBT có ảnh hưởng đáng kểđến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và có ý nghĩa th ống kê khi đưa vào phân tích do có mức ý nghĩa Sig < 0.05 Trong khi đó, biến DMQH không ảnh hưởng đáng kể đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và không có ý nghĩa th ống kê trong mô hình phân tích do có mức ý nghĩa Sig > 0.05

Mô hình có R 2 là 0.164 và R 2 hiệu chỉnh là 0.153 có nghĩa là 1 5.3% độ biến thiên dữ liệu của biến phụ thuộc DMCN có thểđược giải thích bởi biến DMBT trong mô hình nghiên cứu Mặc dù chỉ số R 2 hiệu chỉnh của mô hình hồi quy không cao, chỉ đạt 0.153 cho thấy biến độc lập đưa vào mô hình chưa gi ải thích được nhiều (15.3%) sự biến động của biến phụ thuộc Như vậy, ngoài yếu tố DMBT trong mô hình, đổi mới công nghệ còn chịu sự tác động của các yếu tố khác mà nghiên cứu này chưa xét tới hay nói cách khác là thang đo về đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn rất nhiều yếu tố khác phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, phù hợp với đặc trưng tại địa bàn và phù hợp với tính chất đổi mới tại bối cảnh nghiên cứu mà nghiên cứu này chưa xét đến

Hệ số Beta chuẩn hoá cho biết mức độ tác động của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc Trong mô hình, biến DMBT tác động đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp mạnh nhất do có hệ số Beta lớn nhất (β=0.389).

Nhằm tăng trị thống kê và giảm độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy để chúng có ý nghĩa hơn, ta cần đo lượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF Nhìn vào bảng phân tích hồi quy trên, ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của biến DMBT là 1.079 nhỏhơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến Vì vậy, mối quan hệ giữa biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy và xét một cách tổng quát là đạt yêu cầu

Từ kết quả phân tích hồi quy, các giả thuyết đã đư ợc kiểm định và được xác định như sau:

B ảng 4.1 1 K ết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu mô hình th ứ hai

Gi ả thuy ế t H1b: Đổi mới bên trong có tác động dương đến đổi mới công nghệ Chấp nhận

Gi ả thuy ế t H2b: Đổi mới quan hệcó tác động dương đến đổi mới công nghệ Bác bỏ

4.6.1.3 Mô hình về sự ảnh hưởng của của đổi mới bên trong và đổi mới quan hệ đến đổi mới quản lý

Mô hình thứba đánh giá tác động của đổi mới bên trong và đổi mới quan hệđến đổi mới quản lý, với phương pháp được chọn là phương pháp Enter Tất cả các biến được đưa đồng thời vào phân tích Kết quả mô hình được thể hiện ở bảng 4.12:

B ảng 4.12 K ết quả hồi quy mô hình thứ ba

Biến Hệ sốchưa chuẩn hóa

Hệ sốđã chuẩn hóa t Sig Collinearity

R 2 hiệu chỉnh = 0.211 Sig = 0.000 a Biến phụ thuộc: DMQL (Đổi mới quản lý) b Biến độc lập: DMBT (Đổi mới bên trong); DMQH (Đổi mới quan hệ)

Th ả o lu ậ n k ế t qu ả

Kết quả thống kê trên mẫu thu được cho là 05/06 giả thuyết của mô hình đư ợc ủng hộ Nghĩa là, các yếu tố đổi mới bên trong và đổi mới quan hệ ảnh hưởng tích cực đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ ; các yếu tố đổi mới bên trong ảnh hưởng tích cực đến đổi mới công nghệ; các yếu tốđổi mới bên trong và đổi mới quan hệảnh hưởng tích cực đến đổi mới quản lý

4.7.1 Mối quan hệ giữa đổi mới bên trong và đổi mới sản phẩm, dịch vụ

Giả thuyết H1a phát biểu “Đổi mới bên trong có tác động dương đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ ” Với kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Đổi mới bên trong và đổi mới sản phẩm, dịch vụ là 0.245 ở mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.000 nên giả thuyết H1a được ủng hộ với mẫu dữ liệu khảo sát Điều này có nghĩa là với các yếu tố khác không đổi, khi tăng yếu tố đổi mới bên trong lên 1 đơn vị thì Đổi mới sản phẩm, dịch vụ sẽtăng 0.245 Như vậy Đổi mới bên trong và đổi mới sản phẩm, dịch vụ là hai yếu tố có mối tương quan thuận

Sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA các biến DMBT01, DMBT 02, DMBT 05 được giữ lại cho các bước phân tích tương quan và phân tích hồi quy Do biến QTHD03, TNLV04, TNLV06 có nội dung tương tự với các biến trên nên loại khỏi mô hình Đ ổi mới bên trong và đổi mới sản phẩm, dịch vụ trong mô hình nghiên cứu là hai yếu tố có mối tương quan thuận với nhau Tức là trong quá trình đ ổi mới bên trong tại doanh nghiệp: việc sử dụng những kiến thức có từ kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn, đầu tư cho nhân viên được thực hành và phát triển và duy trì nhân viên sẽ làm cho quá trình sản phẩm, dịch vụ được cải tiến và sản phẩm, dịch vụ cho ra thị trường được ủng hộ do có quan tâm đến vấn đề môi trường, đây là một vấn đề nổi cộm hiện nay khi bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào tung ra thị trường cũng được người tiêu dùng quan tâm Như vậy giả thuyết H1a được chấp thuận 4.7.2 Mối quan hệ giữa đổi mới quan hệ và đổi mới sản phẩm, dịch vụ

Giả thuyết H1b phát biểu “Đổi mới quan hệ có tác động dương đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ ” Với kết quảước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Đổi mới quan hệ và đổi mới sản phẩm, dịch vụ là 0.235 ở mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.000 nên giả thuyết H1b được ủng hộ với mẫu dữ liệu khảo sát Điều này có nghĩa là với các yếu tố khác không đổi, khi tăng yếu tố đổi mới quan hệ lên 1 đơn vị thì Đổi mới sản phẩm, dịch vụ sẽtăng 0.235 Như vậy Đổi mới quan hệ và đổi mới sản phẩm, dịch vụ là hai yếu tố có mối tương quan thuận

Sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA các biến QHDT07; QHDT08 được giữ lại cho các bước phân tích tương quan và phân tích hồi quy Do biến QHDT09 có nội dung tương tự với các biến trên nên loại khỏi mô hình Đổi mới quan hệvà đổi mới sản phẩm, dịch vụ trong mô hình nghiên cứu là hai yếu tố có mối tương quan thuận với nhau Tức là trong quá trình đổi mới quan hệ tại doanh nghiệp: việc doanh nghiệp phối hợp nhịp nhàng với khách hàng và hòa nhập với nhà cung cấp sẽ giúp cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới có thiết kếđộc đáo và thân thiện với môi trường ra đời Hiện nay mọi người tiêu dùng luôn mong đợi doanh nghiệp cho ra được sản phẩm, dịch vụ có thiết kế độc đáo nhưng phải thân thiện với môi trường

Như vậy giả thuyết H1b được chấp thuận

4.7.3 Mối quan hệ giữa đổi mới bên trong và đổi mới công nghệ

Giả thuyết H2a phát biểu “Đổi mới bên trong có tác động dương đến đổi mới công nghệ” Với kết quảước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Đổi mới bên trong và đổi mới công nghệ là 0.389 ở mức ý nghĩa th ống kê Sig = 0.000 nên giả thuyết H2a được ủng hộ với mẫu dữ liệu khảo sát Điều này có nghĩa là v ới các yếu tố khác không đổi, khi tăng yếu tố đổi mới bên trong lên 1 đơn vị thì Đổi mới công nghệ sẽ tăng 0.389 Như vậy Đổi mới bên trong và đổi mới công nghệ là hai yếu tố có mối tương quan thuận

Sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA các biến DMBT01, DMBT02, DMBT05 được giữ lại cho các bước phân tích tương quan và phân tích hồi quy Do biến QTHD03, TNLV04, TNLV06 có nội dung tương tự với các biến trên nên loại khỏi mô hình Đổi mới bên trong và đổi mới công nghệ trong mô hình nghiên cứu là hai yếu tố có mối tương quan thuận với nhau Tức là trong quá trình đ ổi mới bên trong tại doanh nghiệp: việc sử dụng những kiến thức có từ kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn, đầu tư cho nhân viên được thực hành và phát triển và duy trì nhân viên sẽ làm cho đổi mới công nghệđược thực hiện bằng cách áp dụng những kiến thức vốn có, tìm hiểu và nắm vững công nghệ then chốt trong lĩnh v ực doanh nghiệp đang kinh doanh, áp dụng công nghệ đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đổi mới quy trình sản xuất, tổ chức công việc được nâng cao từđó sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Như vậy giả thuyết H2a được chấp thuận

4.7.4 Mối quan hệ giữa đổi mới quan hệ và đổi mới công nghệ

Giả thuyết H2b phát biểu “Đổi mới quan hệ có tác động dương đến đổi mới công nghệ” Với kết quảước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Đổi mới bên trong và đổi mới công nghệ là 0.050 < 0.3 ở mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.519 như vậy sựtương quan giữ yếu tốđổi mới quan hệvà đổi mới công nghệ là không có ý nghĩa v ề mặt thống kê nên giả thuyết H2b không được ủng hộ với mẫu dữ liệu khảo sát Như vậy yếu tố đổi mới quan hệ không ảnh hưởng đến yếu tố đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA các biến QHDT09 bị loại bỏ, còn lại các biến QHDT07, QHDT08 với nội dung: Việc gắn liền sự hợp tác của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp để có thể đổi mới quy trình sản xuất, tổ chức công việc được tốt hơn, nhưng thực tế mỗi doanh nghiệp đều có những bí mật riêng trong quy trình sản xuất kinh doanh để tạo được lợi thế cạnh tranh; do đó, việc doanh nghiệp chia sẻcho đối tác về công nghệ, quy trình sản xuất là điều không thể xảy ra

Như vậy giả thuyết H2b bị bác bỏ

4.7.5 Mối quan hệ giữa đổi mới bên trong và đổi mới quản lý

Giả thuyết H3a phát biểu “Đổi mới bên trong có tác động dương đến đổi mới quản lý” Với kết quảước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Đổi mới bên trong và đổi mới quản lý là 0.401 ở mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.000 nên giả thuyết H3a được ủng hộ với mẫu dữ liệu khảo sát Điều này có nghĩa là v ới các yếu tố khác không đổi, khi tăng yếu tố đổi mới bên trong lên 1 đơn vị thì Đổi mới quản lý sẽ tăng 0.401

Như vậy Đổi mới bên trong và đổi mới quản lý là hai yếu tố có mối tương quan thuận

Sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA các biến DMBT01, DMBT 02, DMBT 05 được giữ lại cho các bước phân tích tương quan và phân tích hồi quy Do biến QTHD03, TNLV04, TNLV06 có nội dung tương tự với các biến trên nên loại khỏi mô hình Đ ổi mới bên trong và đổi mới quản lý trong mô hình nghiên cứu là hai yếu tố có mối tương quan thuận với nhau Tức là trong quá trình đ ổi mới bên trong tại doanh nghiệp: việc sử dụng những kiến thức có từ kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn, đầu tư cho nhân viên được thực hành; phát triển và duy trì nhân viên sẽ làm cho quá trình quản lý được đổi mới giúp cho lãnh đạo có thể phân bổ nguồn lực được hợp lý, quản lý tổ chức sản xuất có hiệu quả đem lại lợi nhuận cho công ty

Như vậy giả thuyết H3a được chấp thuận

4.7.6 Mối quan hệ giữa đổi mới quan hệ và đổi mới quản lý

Giả thuyết H3b phát biểu “Đổi mới quan hệ có tác động dương đến đổi mới quản lý” Với kết quảước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Đổi mới quan hệvà đổi mới quản lý là 0.161 ở mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.000 nên giả thuyết H3b được ủng hộ với mẫu dữ liệu khảo sát Điều này có nghĩa là v ới các yếu tố khác không đổi, khi tăng yếu tốđổi quan hệlên 1 đơn vị thì Đổi mới quản lý sẽtăng 0.161 Như vậy Đổi mới quan hệ và đổi mới quản lý là hai yếu tố có mối tương quan thuận

Sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA các biến DMQH07, DMQH08 được giữ lại cho các bước phân tích tương quan và phân tích hồi quy Do biến DMQH09 có nội dung tương tự với các biến trên nên loại khỏi mô hình Đổi mới quan hệvà đổi mới quảy lý trong mô hình nghiên cứu là hai yếu tố có mối tương quan thuận với nhau Tức là trong quá trình đ ổi mới quan hệ tại doanh nghiệp: việc doanh nghiệp phối hợp nhịp nhàng với khách hàng; hòa nhập với nhà cung cấp sẽ giúp cho việc đổi mới quản lý được thực hiện, cụ thể: giúp cho lãnh đạo có thể phân bổ nguồn lực được hợp lý, quản lý tổ chức sản xuất có hiệu quả khi nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng của công ty, duy trì mức tồn kho thấp nhất mà không ảnh hưởng đến hoạt động chung của công ty, đem lại lợi nhuận cho công ty

Như vậy giả thuyết H3b được chấp thuận

Chương này trình bày kế t quả kiểm định mô hình thang đo và mô hình lý thuyế t Thông qua kiểm định sơ b ộ (Cronbach’s Alpha và EFA), mô hình nghiên cứu bao gồm 5 khái niệm với 13 biến quan sát Kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với dữ li ệu và có 5 giả thuyết được chấp nh ận trong số 6 giả thuyết phát biểu ban đầu Kết quả phân tích hồi quy cho thấy yếu tố đ ổi mới bên trong đóng vai trò quan trọ ng, tác động mạnh nhất so với các yếu tố khác đến đ ổi mới sản phẩm, dịch vụ, đổi mới công nghệvà đổi mới quản lý trong công ty.

K ế t qu ả nghiên c ứ u

Việc đổi mới tổ chức để giúp đổi mới sản phẩm, dịch vụ, đổi mới quá trình tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn khá mới mẻđối với bối cảnh nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Lâm Đồng Trong khi đó, nghiên cứu của César Camisón, Ana Villar -López (2014) đã xây dựng được mô hình đổi mới tổ chức ảnh hưởng đến khảnăng đổi mới quá trình bằng công nghệ và hiệu suất công ty và đạt được kết quả như sau: Đổi mới tổ chức ủng hộ sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quá trình Ảnh hưởng này được thực hiện một cách khác nhau tùy thuộc vào từng dạng đổi mới quá trình Trong khi đổi mới tổ chức ảnh hưởng trực tiếp tích cực đến sự phát triển của đổi mới quá trình, đ ổi mới tổ chức và đổi mới sản phẩm, dịch vụ phải thông qua việc đổi mới quá trình Đi ều này cho thấy rằng chỉ thực hiện các biện pháp quản lý đổi mới là không đủ để tiến hành đổi mới sản phẩm, dịch vụ Vậy, cần thiết phải đặt đổi mới quá trình giữa chúng để phát triển Hơn nữa, bằng chứng thực nghiệm từ nghiên cứu này cũng ch ứng minh rằng đổi mới tổ chức, đổi mới quá trình bằng công nghệảnh hưởng tích cực hiệu suất công ty, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân biệt giữa các loại đổi mới quá trình vì mỗi loại đều ảnh hưởng đến hiệu suất công ty khác nhau trong từng trường hợp Trong khi đổi mới tổ chức, đổi mới sản phẩm, dịch vụ có tác dụng trực tiếp trên hiệu suất công ty, các bước để đạt được sự đổi mới trong hiệu suất công ty là sự phát triển của đổi mới quá trình được thực hiện bằng việc đổi mới sản phẩm, dịch vụ

Từ kết quả nghiên cứu của 151 mẫu dữ liệu được thu thập, tác giảđã xây dựng được mô hình đánh giá sựtác động của đổi mới tổ chức đến khảnăng đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quá trình của doanh nghiệp Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết thông qua các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình cho thấy 05/06 giả thuyết của mô hình đư ợc chấp nhận: trong 02 yếu tố của thang đo đổi mới tổ chức (OI) thì yếu tố đổi mới bên trong doanh nghiệp tác động tích cực lên đổi mới sản phẩm, dịch vụ, đổi mới công nghệvà đổi mới quản lý; đổi mới quan hệcó tác động tích cực đến đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quản lý

Do đó đểđổi mới tổ chức được hiệu quả, cấp quản lý cần tăng cường phát triển cải tiến sản phẩm, dịch vụ , nâng cao kết thức, tiếp thu công nghệ mới nhất để áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

M ộ t s ố ki ế n ngh ị

Nghiên cứu này góp phần khẳng định thang đo và mô hình nghiên c ứu của các tác giả trong nghiên cứu trước đó là đổi mới tổ chức ủng hộ khảnăng đổi mới quá trình, đổi mới sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là phù hợp Ảnh hưởng này được thực hiện một các khác nhau tùy thuộc vào từng dạng đổi mới

Các nhà quản lý cần phải nhận thức được tiềm năng của chiến lược chung của đổi mới tổ chức và tăng cường phát triển sản phẩm, dịch vụ , nâng cao hiểu biết về công nghệđể cải thiện hiệu suất công ty

Sựra đời của phương thức quản lý mới là quan trọng đối với việc cải tiến sản phẩm, dịch vụ, đổi mới quá trình

Tóm lại, việc xác định các định các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới tổ chức tại mỗi doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển cải tiến được sản phẩm, dịch vụ đang có, áp dụng được những khoa học công nghệ vào doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả của công ty.

Nh ữ ng h ạ n ch ế c ủa đề tài

Mặc dù đã đ ạt được những yêu cầu cần thiết nhưng đề tài vẫn có các hạn chế nhất định

Một là, do hạn chế về thời gian cũng như chi phí dành cho vi ệc nghiên cứu đề tài nên chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp thuận tiện phi xác xuất và cỡ mẫu cũng giới hạn do nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát trong phạm vi khách hàng là chủ doanh nghiệp đang có quan hệ tiền vay, tiền gửi tại các NHTM trên địa bàn thành phốĐà Lạt và một số doanh nghiệp tác giả khảo sát trực tiếp tại đơn vị trên địa bàn Tp Đà Lạt với dữ liệu mẫu thu thập được là 151 Do đó, tạo độ chệch trong kết quả khảo sát, chưa đại diện cho tổng thể Việt Nam và có thể không phản ánh một cách chính xác nhất bức tranh tổng thể về khả năng đổi mới sản phẩm, dịch vụ, đổi mới quá trình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Hai là, nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng và yếu tố phụ thuộc nên không phản ánh khía cạnh mối quan hệ tương tác giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu SEM sẽ phân tích và giải thích kết quả tốt hơn.

Ba là, hệ số R 2 hiệu chỉnh của các mô hình hồi quy là không cao Điều này cho thấy rằng ngoài các yếu tố trong mô hình, thì đổi mới sản phẩm, dịch vụ , đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý còn chịu sựtác động của các yếu tố khác mà nghiên cứu này chưa xét tới hay nói cách khác là thang đo đổi mới tổ chức còn rất nhiều yếu tố khác phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, phù hợp với đặc trưng tại địa bàn và phù hợp với tính chất đổi mới tại các tổ chức tại bối cảnh nghiên cứu mà nghiên cứu này chưa xét đến Đây là một hướng mới cho các nghiên cứu tiếp theo

Bốn là, Phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại ngân hàng khi đại diện doanh nghiệp đến giao dịch làm hạn chếđộ tin cậy của số liệu

Armburster, H., Bikfalvi, A., Kinkel, S., & Lay, G (2008) Organizational innovation: The challenge of measuring non-technical innovation in large- scale surveys Technovation, 28, 644-657

Barney, J., Wright, M., & Ketchen, J., Jr (2001) The resource-based view of the firm: Ten years after 1991 Journal of management, 27, 625-641

Battisti, G., & Stoneman, P (2010) How innovation are UK firm? Evidence from the fourth UK community innovation survey on synergies berween technological and organizational innovations British Journal of Management, 21, 187-206

Burns, T., & Stalker, G.M (1961) The management innovation London:

Camisón, C., & Villar-López, A (2010) An examination of the relationship between manufacturing flexibility and firm performance: The mediating role of innovation International journal of Operations and Production

Camisón, C., & Villar-López, A (2012) Organizational innovation as an enabler of technological innovation capabilities and Firm performance

Darf, R L (1978) Essentials of organizations theory and design Cincinnati, Ohio: South-Western College Publishing

Damanpour, F (1991) Organizational innovation: A meta-analysis of effects of determinants and moderators Academy of management journal, 34, 555- 590

Damanpour, F., & Evan, W M (1984) Organizational innovation and performance: The problem of organizational lag Admistrative Science Quarterly, 29, 392-409

Damanpur, F., Szabat, K A., & Evan, W M (1989) The relationship between types of innovation and organizational performance Journal of Management Studies, 26(6), 587-601

Damanpur, F., Walker, R M., & Avellaneda, C N (2009) Combinative effects of innovation types and organizational performance: A longitudinal study of service organizations Journal of management studies, 46(4), 650- 675

Frisch, M., & Meschede, M (2001) Product innovation, process innovation and size Review of Industrial Organization, 19(3), 335-350

Galende, J., & de la Fuente, J M (2003) Internal factors determining a firm’s innovative behavior Research Policy, 32, 715-736

Kimberly, J R., & Evanisko, M J (1981) “Organizational innovation: The influence of indiviadual, organizational, and contextual factors on hospital adoption of technological and administrative innovations Academy of Management Journal, 24(4), 689-713

Menguc, B., & Auh, S (2010) Development and return on execution of product innovation capabilities: The role of organizational structure

Mol, M J., & Birkinshaw, J (2009) The sources of management innovation:

When firms introduce new management practices Journal of Business Research, 62, 1269-1280

OEDC (2005) The measurement of scientific and technological activities

Oslo Manual Guidelines for collecting and interpreting innovation data (3 rd

Piva, M., Santarelli, E., & Vavarelli, M (2005) The skill bias effect of technological and organisational change: Evidence and policy impications

Research Policy, 34, 141-157 ed.) Paris: OECD EUROSTAT

Ortega, M J (2009) Competitive strategies and firm performance:

Technological capabilities’ moderating role Journal of Business Research http://dx.doi.org/10.1016/j.jbusres.2009.007

Prajogo, D I., & Sohal, A S (2006) The integration of TQM and technology/R&D management in determining quality and innovation performance Omega, 34, 296-312

Tsai, K H (2004) The impact of technological capability on firm performance in Taiwan’s electronics industry Journal of High Technology Management Research, 15, 183-195

Tuominen, M., & Hyvửnen, S (2004) Organizational innovation capability:

A driver for competitive superiority in marketing channels International review of retail, distribution and consumer research, 14(3), 277-293

Yang, C C., Marlow, P B., & Lu, C S (2009) Assessing resources, logistics service capabilities, innovation capabilities and the performacne of container shipping International Journal of Production Economics, 122, 4- 20

Thọ, N Đ (2011) Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh Doanh

Hà Nội: NXB Lao Động Xã Hội

Thọ, N Đ., & Trang, N T (2007) Marketing - Ứng Dụng Mô Hình Cấu Trúc Tuyến Tính SEM Tp HồChí Minh: NXB Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh

Trọng, H., & Ngọc, C N (2005) Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS TP

Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê

PHỤ LỤC 1 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ 3.1 Dàn bài phỏng vấn định tính sơ bộ

Xin chào Anh/Chị, Tôi là Nguyễn Thị Hạnh - Học viên cao học ngành QTKD, Khoa Quản lý Công nghiệp, Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh Hiện tôi đang nghiên cứu vềđề tài “Ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đến khảnăng đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đối mới quá trình của Doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” Để giúp tôi có được số liệu phân tích, xin Anh/Chị vui lòng giúp trả lời Phiếu khảo sát dưới đây Tất cả câu trả lời của Anh/ Chị đều có giá trị và chỉ dùng dưới dạng thống kê Phiếu khảo sát này không yêu cầu Anh/Chị điền tên Xin trân trọng cám ơn. Ởđây không có quan điểm hay thái độnào đúng hay sai Tất cảcác quan điểm của Anh/Chị sẽ giúp ích cho nghiên cứu này Vì vậy, rất mong Anh/Chị dành ít thời gian trao đổi một số suy nghĩ của Anh/Chị về vấn đề này và mong nhận được sựgiúp đỡ chân thành của Anh/Chị

1 Trong quá trình điều hành doanh nghiệp/ công ty của mình, Anh/Chị cảm nhận về khảnăng đổi mới sản phẩm, dịch vụ, đổi mới quá trình trước, trong và sau khi đổi mới tổ chức (đổi mới trong quá trình hoạt động, đổi mới tại nơi làm việc, đổi mới về quan hệđối tác) như thế nào?

2 Theo Anh/Chị, các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến khả năng đổi mới sản phẩm, dịch vụ , đổi mới quá trình tại doanh nghiệp của anh chị? Vì sao?

3 Trong quá trình điều hành doanh nghiệp/ công ty, theo Anh/Chị, các phát biểu sau đây được hiểu như thế nào và có ảnh hưởng đến khảnăng đổi mới sản phẩm, dịch vụ, đổi mới quá trình tại doanh nghiệp/ công ty anh/ chi đang làm hay không? (lần lượt giới thiệu cho người được phỏng vấn những thang đo đổi mới tổ chức mà người phỏng vấn chưa liệt kê hết)

4 Theo Anh/Chị, cần bổ sung thêm yếu tố nào nữa hay không? Vì sao?

5 Anh/Chị vui lòng xem các yếu tố trong cùng một nhóm (đưa ra các yếu tố thuộc từng thành phần của đổi mới tổ chức: đổi mới trong quá trình hoạt động, đổi mới tại nơi làm việc, đổi mới về quan hệđối tác) và sắp xếp thứ tự theo tầm quan trọng của chúng trong từng nhóm Vì sao?

Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn có thể thảo luận thêm các vấn đề phát sinh nếu thấy cần thiết trong nghiên cứu

* Thông tin cá nhân (đố i tượ ng ph ỏ ng v ấ n)

5 Điện thoại/Email liên lạc:

Xin chân thành cảm ơn Anh/Chịđã dành thời gian quý báu cho cuộc phỏng vấn này

3.2 Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn định tính sơ bộ

Bước nghiên cứu sơ bộđịnh tính này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu đối với 05 chuyên gia là những người lãnh đạo của các doanh nghiệp: Ông Nguyễn Đắc Tâm – ChủDNTN TMDV Phù Đổng Ông Lê Quang Thành Liêm – Giám đốc Công ty TNHH NS Trình nhi Ông Nguyễn Văn Ngà – Giám đốc công ty TNHH XDCTDD Tuấn Tú

Bà Đinh Thị Thúy Vân – Giám đốc Công ty TNHH DVVT Đinh Vi Vân Ông Hà Văn Định – Giám đốc Công ty TNHH Hà Gia Phát

Và 05 nhân viên kế toán:

Bà Nguyễn Thị Thiên Ngân – NV Kế toán Công ty TNHH Hà Bắc

Bà Bùi Thị Thu Hà – KTT Công ty TNHH SXTM Tân Phát Ông Chu Ngọc Năng – KTT Công ty Cổ phần Thương mại Lâm ĐồngBà Đỗ Thị Quỳnh Hoa – NV kế toán CN Công ty TNHH Mobifone Đà LạtBà Chu Thị Thảo – Nv kế toán Công ty Cổ phần Khoáng sản Lâm Đồng

PHIẾU KHẢO SÁT ĐỔI MỚI TỔ CHỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Xin chào Anh/Chị!

Tôi tên là Nguyễn Thị Hạnh, là học viên cao học thuộc khoa Quản lý công nghiệp, trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM Hiện đang nghiên cứu về “Ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đển khả năng đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đổi mới quá trình của doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” Rất mong Anh/chị dành thời gian trả lời Phiếu khảo sát này

Xin trân trọng cảm ơn anh/chị

Xin lưu ý không có câu tr ả l ời đúng hay sai, tất cả ý kiến đều có giá trị cho nghiên cứu này

PHẦN I: THÔNG TIN TỔNG QUÁT

1 Anh/chịđang làm việc tại công ty: ……… ………

2 Năm thành lập công ty: ………

3 Ngành sản xuất, kinh doanh chính của công ty:

 Nông nghiệp/ Lâm nghiệp/ Thủy sản

 Khác (vui lòng nêu tên cụ thể): ……

Các phát biểu ở phần sau gọi là “X” là Cty Anh/Chịđang làm việc đã đề cập ở câu 1

PHẦN II: THÔNG TIN VỀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI

Xin cho biết mức độđồng ý và không đồng ý của anh/chịđối với mỗi phát biểu sau đây bằng cách đánh dấu (x) vào các ô tương ứng Ô số 1: Hoàn toàn không đồng ý Ô số 5: Hoàn toàn đồng ý

Các mức độkhác đánh vào ô số 2, 3, 4 tương ứng

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung dung Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Trong quá trình ho ạt độ ng, công ty c ủa tôi thườ ng…

1 …sử dụng nguồn dữ liệu có từ những kinh nghiệm/bài học tốt nhất trong thực tiễn

2 … triển khai cho nhân viên thực hành để việc phát triển và duy trì nhân viên tốt hơn

3 …sử dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001, ISO 14001,

T ại nơi làm việ c, công ty c ủ a tôi…

4 …thực hiện phân quyền trong quá trình ra quyết định 5 …sử dụng các nhóm làm việc tương tác theo chức năng 6 …có các qui định trách nhiệm công việc linh hoạt

V ề quan h ệ v ới đố i tác, công ty c ủ a tôi luôn…

7 …phối hợp với khách hàng 8 …tìm cách hòa nhập với nhà cung cấp 9 …tận dụng nguồn lực thuê ngoài

Công ty c ủ a tôi có th ể …

10 …thay thế các sản phẩm, dịch vụ lỗi thời 11 …mở rộng nhiều dòng sản phẩm, dịch vụ 12 …phát triển các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường 13 …cải tiến thiết kế của sản phẩm, dịch vụ

14 …rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, dịch vụ mới tung ra thị trường

15 …có thể xây dựng và quản lý danh mục các công nghệ có liên quan với nhau

16 …có thể nắm vững và hấp thụ các công nghệ then chốt trong ngành kinh doanh

17 …xây dựng các chương trình cắt giảm chi phí sản xuất một cách liên tục

18 …có đủ kiến thức cho việc đổi mới qui trình sản xuất và công nghệ

19 …có đủ kiến thức để xây dựng các qui trình và hệ thống tổ chức công việc tốt nhất

20 …tổ chức quá trình sản xuất hiệu quả 21 …phân bố nguồn lực cho bộ phận sản xuất hiệu quả

22 …có thể duy trì mức tồn kho thấp nhất mà không ảnh hưởng đến hoạt động chung

23 …có thể cung cấp quy trình sản xuất thân thiện với môi trường 24 …quản lý việc tổ chức sản xuất có hiệu quả

25 …có thể tích hợp các hoạt động quản lý sản xuất của công ty

PHẦN III: THÔNG TIN KHÁC

Xin Anh/Chị cho biết một số thông tin khác giúp cho việc báo cáo kết quả nghiên cứu

2 Nhóm tuổi:  < 25  25-34  35-44  45-55  > 55 3 Kinh nghiệm quản lý:  < 3 năm  Từ 3- 7 năm

4 Trình đ ộ học vấn:  Đại học/ Trên đại học  Cao đẳng  Trung h ọc

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/chị!

PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 4.1 Thống kê mẫu

4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 4.2.1 Thang đo đổi mới trong quá trình hoạt động

Total 151 100.0 a Listwise deletion based on all variables in the procedure

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

4.2.2 Thang đo đổi mới tại nơi làm việc

Total 151 100.0 a Listwise deletion based on all variables in the procedure

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

• Thang đo đổi mới tại nơi làm việc trước khi loại bỏ biến TNLV04

Total 151 100.0 a Listwise deletion based on all variables in the procedure

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

• Thang đo đổi mới tại nơi làm việc sau khi đã loại bỏ biến TNLV04

4.2.3 Thang đo đổi mới về quan hệđối tác

Total 151 100.0 a Listwise deletion based on all variables in the procedure

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

4.2.4 Thang đo đổi mới sản phẩm, dịch vụ

Total 151 100.0 a Listwise deletion based on all variables in the procedure

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

4.2.5 Thang đo đổi mới quá trình

Total 151 100.0 a Listwise deletion based on all variables in the procedure

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

4.3 Phân tích EFA cho tất cảthang đo 4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố lần 1

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .805

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Extraction Method: Principal Component Analysis

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 8 iterations

4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố lần 2

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .801

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Extraction Method: Principal Component Analysis

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 7 iterations

4.3.3 Kết quả phân tích nhân tố lần 3

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .782

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Extraction Method: Principal Component Analysis

QHDT08 810 Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 6 iterations

4.3.4 Kết quả phân tích nhân tố lần 4

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .755

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Extraction Method: Principal Component Analysis

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 6 iterations

4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi phân tích EFA cho ra biến mới

4.4.1 Thang đođổi mới bên trong

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

4.4.2 Thang đo đổi mới quan hệđối tác

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

4.4.3 Thang đo đổi mới sản phẩm, dịch vụ

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

• Thang đo đổi mớisản phẩm, dịch vụ trước khi loại biến DMSP10

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

• Thang đo đổi mới sản phẩm, dịch vụ sau khi đã loại biến DMSP10

4.4.4 Thang đo đổi mới công nghệ

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

4.4.5 Thang đo đổi mới quản lý

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

4.5 Giá trị trung bình của các nhân tố

4.6 Kiểm định mô hình và các giả thuyết

DMBT DMCN DMQL DMSP DMQH DMBT

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

4.5.2.1 Mô hình về ảnh hưởng của đổi mới sản phẩm, dịch vụ đến đổi mới bên trong và đổi mới quan hệđối tác

DMBT b Enter a Dependent Variable: DMSP b All requested variables entered

Std Error of the Estimate

Total 61.659 150 a Dependent Variable: DMSP b Predictors: (Constant), DMQH, DMBT

B Std Error Beta Tolerance VIF

4.5.2.2 Mô hình vềảnh hưởng của đổi mới công nghệ đến đổi mới bên trong và đổi mới quan hệđối tác

DMBT b Enter a Dependent Variable: DMCN b All requested variables entered

Std Error of the Estimate

Total 39.616 150 a Dependent Variable: DMCN b Predictors: (Constant), DMQH, DMBT

Standardized Coefficients t Sig Collinearity Statistics

B Std Error Beta Tolerance VIF

4.5.2.3 Mô hình vềảnh hưởng của đổi mới quản lý đến đổi mới bên trong và đổi mới quan hệđối tác

DMBT b Enter a Dependent Variable: DMQL b All requested variables entered

Std Error of the Estimate

Total 44.687 150 a Dependent Variable: DMQL b Predictors: (Constant), DMQH, DMBT

Standardized Coefficients t Sig Collinearity Statistics

B Std Error Beta Tolerance VIF

Ngày đăng: 09/09/2024, 15:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình hình  đề tài và chương 2 Đ ã ch ỉ nh s ử a l ạ i theo yêu c ầ u  Chương 1 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đến khả năng đổi mới sản phẩm dịch vụ và đổi mới quá trình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hình h ình đề tài và chương 2 Đ ã ch ỉ nh s ử a l ạ i theo yêu c ầ u Chương 1 (Trang 6)
Hình 2.1. Mô hình  nghiên c ứu của César Camisón, Ana  Villar – López - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đến khả năng đổi mới sản phẩm dịch vụ và đổi mới quá trình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hình 2.1. Mô hình nghiên c ứu của César Camisón, Ana Villar – López (Trang 23)
Hình 2.2. Mô hình nghiên c ứu đề xuất - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đến khả năng đổi mới sản phẩm dịch vụ và đổi mới quá trình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hình 2.2. Mô hình nghiên c ứu đề xuất (Trang 30)
Hình 3.1. Quy trình nghiên c ứu dựa theo quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đ ình - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đến khả năng đổi mới sản phẩm dịch vụ và đổi mới quá trình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hình 3.1. Quy trình nghiên c ứu dựa theo quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đ ình (Trang 32)
Hình 4.6 Mô hình hi ệu chỉnh - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đến khả năng đổi mới sản phẩm dịch vụ và đổi mới quá trình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hình 4.6 Mô hình hi ệu chỉnh (Trang 60)
Hình nghiên c ứ u. M ặ c dù ch ỉ  s ố  R 2  hi ệ u ch ỉ nh c ủ a mô hình h ồ i quy không cao, ch ỉ đạ t 0.153 cho th ấ y bi ến  độ c l ập  đưa  vào  mô  h ình ch ưa  gi ải  thích  đượ c nhi ề u  (15.3%) s ự  bi ến độ ng c ủ a bi ế n ph ụ  thu ộc - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đến khả năng đổi mới sản phẩm dịch vụ và đổi mới quá trình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hình nghi ên c ứ u. M ặ c dù ch ỉ s ố R 2 hi ệ u ch ỉ nh c ủ a mô hình h ồ i quy không cao, ch ỉ đạ t 0.153 cho th ấ y bi ến độ c l ập đưa vào mô h ình ch ưa gi ải thích đượ c nhi ề u (15.3%) s ự bi ến độ ng c ủ a bi ế n ph ụ thu ộc (Trang 64)
Hình h ồ i quy không cao, ch ỉ đạ t 0.211 cho th ấ y các bi ến độ c l ập đưa vào mô h ình  chưa  giải  thích  đượ c nhi ề u (21.1%) s ự   bi ến  độ ng c ủ a bi ế n ph ụ   thu ộc - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của đổi mới tổ chức đến khả năng đổi mới sản phẩm dịch vụ và đổi mới quá trình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hình h ồ i quy không cao, ch ỉ đạ t 0.211 cho th ấ y các bi ến độ c l ập đưa vào mô h ình chưa giải thích đượ c nhi ề u (21.1%) s ự bi ến độ ng c ủ a bi ế n ph ụ thu ộc (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN