1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tinh thần doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Lâm Đồng

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của tinh thần doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Nguyễn Văn Pháp
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Nguyễn Hậu
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG - TPHCM
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU (0)
    • 1.1 Giới thiệu (14)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.4 Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài (17)
    • 1.5 Cấu trúc của Luận văn (17)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa (18)
      • 2.1.1 Khái niệm (18)
      • 2.1.2 Đặc trưng của DNNVV (19)
    • 2.2 Nhìn lại những tài liệu có liên quan đến tinh thần doanh nghiệp (19)
      • 2.2.1 Tinh thần doanh nghiệp (19)
      • 2.2.2 EO và hoạt động của tổ chức (22)
    • 2.3 Đề xuất các thành phần EO (24)
    • 2.4 Mô hình nghiên cứu (28)
  • CHƯƠNG 3.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1 Phương pháp nghiên cứu (30)
    • 3.2 Mẫu (31)
    • 3.3 Xử lý dữ liệu (32)
    • 3.4 Thiết kế thang đo (32)
  • CHƯƠNG 4.PHÂN TÍCH KẾT QỦA (0)
    • 4.1 Tổng hợp số liệu mẫu khảo sát (35)
    • 4.2 Phân tích nhân tố với phép xoay varimax (37)
    • 4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (40)
    • 4.4 Phân tích nhân tố chung với phép xoay promax (43)
      • 4.4.1 Các yếu tố “nhân” (44)
      • 4.4.2 Phân tích nhân tố chung cho yếu tố “quả” (46)
    • 4.5 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh (46)
      • 4.5.1 Tạo biến đại diện (46)
      • 4.5.2 Các giả thuyết (48)
      • 4.5.3 Kiểm tra thang đo của mô hình điều chỉnh (48)
    • 4.6 Phân tích hồi qui đa biến (50)
    • 4.7 Kiểm định giả thuyết (51)
    • 4.8 Đánh giá các yếu tố tác động đến Kết quả kinh doanh của DNNVV (53)
  • CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT (0)
    • 5.1 Kết luận (54)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (55)
      • 5.2.1 Nhóm giải pháp kích thích sự sáng tạo, đổi mới (55)
      • 5.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh (55)
    • 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (56)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (57)
  • PHỤ LỤC (59)

Nội dung

Xác định mức độ tác động của các yếu tố tinh thần doanh nghiệp EO đến kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Lâm Đồng.. TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu này hướng đến tìm hiểu các y

THIỆU

Giới thiệu

Trong những năm gần đây, kinh tế toàn cầu suy giảm nền kinh tế của Việt Nam vẫn có những bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao (6 – 7%/ năm) Trong bức tranh chung đó có sự đóng góp rất lớn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi còn nghèo, số lượng doanh nghiệp có quy mô lớn rất ít, sự phát triển chung của toàn tỉnh chủ yếu dựa vào các DNNVV

Trong bối cảnh được hỗ trợ tối đa về chính sách từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Lâm Đồng đã có những bước phát triển đáng kể Chính quyền tỉnh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ theo Quyết định số 2366/QĐ-UBND, hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tạo thuận lợi kê khai thuế và bảo lãnh vay vốn cho DNNVV Nhờ vậy, tốc độ thành lập doanh nghiệp tăng mạnh, đạt bình quân 20% giai đoạn 2006-2010 Đến năm 2010, Lâm Đồng có tổng cộng 4.492 DNNVV, chiếm 95% tổng số doanh nghiệp trong tỉnh Các doanh nghiệp này hoạt động ổn định với tỷ lệ tồn tại sau đăng ký kinh doanh là 84,2%, đóng góp bình quân 445 triệu đồng vào ngân sách nhà nước mỗi năm.

1 Số liệu Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư đến 31/12/2010

2 Phân loại theo tiêu chí qui định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 và Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng

Các số liệu nêu trên cho thấy DNNVV đã đáp ứng cho ngân sách tỉnh 2/3 số lượng thu, giải quyết phần lớn công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh Tinh thần doanh nghiệp (EO) là một yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp ở các nước phát triển Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm tinh thần doanh nghiệp vẫn còn khá mới, vẫn chưa có một quan niệm hay một định nghĩa thống nhất về khái niệm này đặc biệt là tác động của tinh thần doanh nghiệp (EO) đến hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Theo Văn hóa doanh nhân (www.vhdn.vn ngày 22/08/2008)

“Tinh thần doanh nghiệp” là thái độ trách nhiệm, ý nghĩ, tình cảm sâu sắc của con người với công việc kinh doanh, là ý chí ham muốn thành công, định hướng cho khát vọng cháy bỏng trong làm giàu, tính bền bỉ, kiên trì với ý tưởng sáng tạo, kiên quyết, dám chấp nhận mạo hiểm Nó là cái sâu sắc nhất, cốt lõi nhất của hành động kinh doanh

Người có tinh thần doanh nghiệp là người có những năng lực sau đây:

- Có đầu óc doanh nghiệp, tức là biết kết hợp, trong một tình huống nhất định, những đức tính của cá nhân, những phương tiện tài chính và các nguồn lực khác mà người ta có được vào công việc kinh doanh

- Biết phát hiện và đánh giá những cơ may xuất hiện trong công việc làm ăn, tìm ra những phương tiện và nguồn lực cần thiết để lợi dụng những cơ may đó và tìm ra những quyết định thích hợp để đảm bảo thành công cho hành động mà người ấy sắp thực hiện

Là con người kiên định với hành động, sở hữu trí óc sáng tạo, người có bản lĩnh vững vàng, luôn sẵn sàng gánh vác trọng trách Họ không ngại đương đầu với những mạo hiểm và rủi ro để theo đuổi các mục tiêu của chính mình.

Mẫu nhân cách của con người có tinh thần doanh nghiệp không phải là cái bất biến Trong quá trình phát triển, tinh thần ấy vẫn giữ cái cốt lõi và luôn biến đổi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đương thời Mặt khác, sự thay đổi mẫu nhân cách của con người có tinh thần doanh nghiệp theo thời gian và không gian là vì bản tính cầu tiến, tự hoàn thiện của con người

Trước đây, đã có một số nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh của DNNVV như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, các yếu tố thỏa mãn nhu cầu thị trường Tuy nhiên, để tìm một nghiên cứu tìm hiểu về tác động của tinh thần doanh nghiệp đến hoạt động của DNNVV là rất khó khăn, mặc dù tinh thần doanh nghiệp (EO) từ lâu đã được xem là một đặc tính tối quan trọng tại những doanh nghiệp hoạt động tốt (Covin & Slevin 1991) Có ít tài liệu nói về tác động của EO lên hoạt động của DNNVV ở Việt Nam Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểm về tác động của tinh thần doanh nghiệp lên hoạt động và kết quả kinh doanh của DNNVV ở Lâm Đồng

Nghiên cứu này, tiến hành xem xét lại những khái niệm về EO và mối quan hệ giữa EO và hoạt động của tổ chức Từ đó sẽ tìm hiểu tác động của EO lên kết quả kinh doanh của DNNVV bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu từ những người chủ của các doanh nghiệp nêu trên.

Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu tác động của tinh thần doanh nghiệp (EO) đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở tỉnh Lâm Đồng

- Rút ra một số hàm ý về quản trị liên quan đến việc phát triển EO ở Lâm Đồng.

Phạm vi nghiên cứu

Việc khảo sát được thực hiện tại các DNNVV tại Lâm Đồng và tập trung ở 2 nhóm chính là thương mại dịch vụ và sản xuất công nông lâm nghiệp, cụ thể:

- Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như khách sạn, nghỉ dưỡng, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ viễn thông, truyền hình

- Trong lĩnh vực sản xuất công nông lâm nghiệp: tập trung khảo sát các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau, hoa, chè, cà phê (chiếm 50% trong tổng DNNVV ở Lâm Đồng)

- Các doanh nghiệp khảo sát đang hoạt động và đã đi vào sản xuất, kinh doanh (sử dụng số liệu của Cục thuế tỉnh đang quản lý thu thuế các doanh nghiệp).

Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài

Thực hiện Đề tài này với kỳ vọng sẽ góp phần cung cấp các cứ liệu thực tế để kiểm chứng mối liên hệ giữa các tiêu chí của “tinh thần doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh”, thông qua đó, giúp các DNNVV nhận thức rõ hơn về các nguyên lý của tinh thần doanh nghiệp góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Cấu trúc của Luận văn

Luận văn có cấu trúc gồm 5 chương như sau:

Giới thiệu: Khái niệm, mục tiêu nghiên cứu đề tài, phạm vi nghiên cứu đề tài, và ý nghĩa việc thực hiện đề tài

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: khái niệm DNNVV, đặc trưng của

DNNVV, tinh thần doanh nghiệp

Thiết kế nghiên cứu: giới thiệu phương pháp nghiên cứu, các bước xử lý dữ liệu và thiết kế thang đo dữ liệu

Phân tích kết quả: Tiến hành phân tích dữ liệu mẫu thu nhận được, phân tích các nhân tố, kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Kết luận, đề xuất: đưa ra nhận xét của nghiên cứu, một số giải pháp kích thích sự sáng tạo, đổi mới của DNNVV và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Có rất nhiều định nghĩa về DNNVV khác nhau, tùy theo quan điểm của các Chính phủ ở mỗi nước, nhưng nhìn chung đều dựa vào 3 tiêu chí định lượng, đó là: tiêu chí về số lượng lao động doanh nghiệp được sử dụng, doanh thu của doanh nghiệp và vốn sở hữu của doanh nghiệp Do số lượng lao động là tiêu chí dễ thống kê nên cộng đồng Châu Âu và các nước thành viên OECD và các nước đang phát triển hay sử dụng 3

Tại Việt Nam, theo qui định tại Điều 3- Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ thì tiêu chí DNNVV dựa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm Theo Nghị định này thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)

Trên cơ sở qui định này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 về kế hoạch, chương trình trợ giúp DNNVV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; theo đó tiêu chí quy mô vốn đăng ký kinh doanh được sử dụng để phân loại là doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa, cụ thể như sau:

3 OECD (2004), Promoting SMEs for Development, Report of 2nd OECD conference of ministers responsible for SMEs, Istanbul, Turkey

Bảng 2.1: Loại hình doanh nghiệp

Trong điều kiện cụ thể của Lâm Đồng thì định nghĩa DNNVV dựa trên tiêu chí về vốn đăng ký kinh doanh là hợp lý (sử dụng tiêu chí về lao động sẽ không phù hợp do đặc thù các doanh nghiệp tại Lâm Đồng chủ yếu về sản xuất nông nghiệp, dịch vụ sử dụng nhiều lao động) và tiêu chí này sẽ được sử dụng để phân tích về DNNVV trong Luận văn này

DNNVV không phải là doanh nghiệp lớn thu lại mà nó có nhiều đặc trưng khác biệt, tập trung ở cấu trúc tổ chức, cách ra quyết định và sử dụng nguồn lực

Điểm mạnh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nằm ở cấu trúc tổ chức gọn nhẹ, dễ dàng truyền thông và ra quyết định nhanh chóng Phần lớn các doanh nghiệp này có quy trình ra quyết định đơn giản, giúp họ phản ứng nhanh và linh hoạt trước những thay đổi của thị trường Tuy nhiên, DNNVV cũng gặp phải những hạn chế nhất định như nguồn lực tài chính hạn chế, trình độ chủ doanh nghiệp thấp, hệ thống quản lý tài chính yếu kém, khả năng tiếp thị và xây dựng thị trường kém, công nghệ lạc hậu.

Nhìn lại những tài liệu có liên quan đến tinh thần doanh nghiệp

Miller (1983) mô tả một công ty kinh doanh là “đối tượng tham gia vào quá trình đổi mới sản phẩm thị trường, thực hiện những dự án kinh doanh có phần rủi ro, và là đối tượng đầu tiên nghĩ ra sự đổi mới tiên phong, giáng vào những đối thủ cạnh tranh những cú chí mạng” (trang 771) Ông dùng những tiêu chuẩn về sự đổi

Loại Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Khối sản xuất và xây dựng Vốn đăng ký từ 01 đến dưới 20 tỷ đồng

Vốn đăng ký từ 20 đến

100 tỷ đồng Khối thương mại và dịch vụ

Vốn đăng ký từ 01 đến dưới 10 tỷ đồng

Vốn đăng ký từ 10 đến

50 tỷ đồng mới, sự tiên phong, và chấp nhận rủi ro để đo lường tinh thần kinh doanh Ba yếu tố này được kế tục từ hầu hết các nghiên cứu trước đó để định nghĩa tinh thần kinh doanh (Lumpkin & Dess 1996, Covin & Slevin 1989…)

Covin & Slevin (1989) gán định nghĩa EO là đặc điểm kinh doanh chiến lược (ESP) của một công ty và đo lường ESP của những công ty sản xuất nhỏ Tương tự như Miller (1983), họ vẫn công nhận rằng công ty kinh doanh là những công ty sáng tạo, chấp nhận rủi ro và tiên phong Họ cũng thừa nhận rằng ESP là một đặc tính quan trọng của những công ty có kết quả hoạt động tốt Kreiser và các đồng tác giả (2002) làm sáng tỏ những thuộc tính tinh thần của định hướng kinh doanh Họ cũng ủng hộ mô hình EO với 3 yếu tố gồm đổi mới sáng tạo, tiên phong và chấp nhận rủi ro Họ khám phá ra rằng 3 yếu tố này có thể biến thiên độc lập với nhau trong những tình huống khác nhau được ghi chép lại bởi Lumpkin & Dess (1996), Tarabishy và đồng nghiệp (2005) và cũng được thừa hưởng từ mô hình nguyên bản phát triển bởi Miller (1983) Họ cũng tập trung vào sự đổi mới sáng tạo, chấp nhận rủi ro, và sự tiên phong để đánh giá ESP Họ nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và ESP Kết quả của nghiên cứu này được thể hiện trong điểm ESP của CEO và có mối tương quan mạnh mẽ với điểm chuyển hóa và bản tóm tắt về sự lãnh đạo (TLP)

Lumpkin & Dess (1996) miêu tả EO là một quá trình, một sự rèn luyện và hành động ra quyết định mà kết quả của nó là sự ra đời của một khái niệm mới EO có thể được xem là một quy trình kinh doanh mà các nhà quản lý dùng để hành động Họ phác thảo 5 yếu tố của EO bao gồm tinh thần tự trị, sự đổi mới sáng tạo, chấp nhận rủi ro, tinh thần tiên phong và sự cạnh tranh khốc liệt, những điều này hầu như nằm toàn bộ trong các quy trình kinh doanh

Lee & Peterson (2000) cũng miêu tả EO là một quá trình kinh doanh mà tinh thần kinh doanh được thực hiện trong khía cạnh phương thức, thói quen và quy trình ra quyết định Họ cho rằng “công ty hoạt động độc lập (tự trị), khuyến khích thử nghiệm (đổi mới sáng tạo), làm những việc có tính rủi ro (chấp nhận rủi ro), đưa vào những sáng kiến (tiên phong) và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường là công ty có EO mạnh, những công ty thiếu một hay toàn bộ các yếu tố trên đều có EO yếu Như tổng kết trong bảng 2.2, mô hình nguyên mẫu của Miller (1983) đã được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều những nghiên cứu về EO và tác động của nó đến các tổ chức

Khi bàn về mối quan hệ giữa các yếu tố, Miller (1983) và Covin & Slevin (1989) sử dụng EO là một cấu trúc một chiều Họ nhấn mạnh rằng 3 yếu tố này có thể được kết hợp Mặt khác, Lumpkin & Dess (1996) và Kreiser & đồng nghiệp (2002) tuyên bố rằng những yếu tố của EO có thể biến thiên độc lập với các yếu tố khác Nghiên cứu này sử dụng quan điểm của Lumpkin & Dess (1996)

Nghiên cứu Yếu tố EO sử dụng

Messeghem (2003), Tarabishy và đồng nghiệp (2005) Đổi mới sáng tạo, tiên phong và chấp nhận rủi ro Đổi mới sáng tạo, tiên phong và chấp nhận rủi ro

Tinh thần tự trị, đổi mới sáng tạo, tiên phong, chấp nhận rủi ro, cạnh tranh Đổi mới sáng tạo, tiên phong và chấp nhận rủi ro

Tinh thần tự trị, đổi mới sáng tạo, tiên phong, chấp nhận rủi ro, cạnh tranh Đổi mới sáng tạo, tiên phong và chấp nhận rủi ro

Bảng 2.2: Các yếu tố của EO

2.2.2 EO và hoạt động của tổ chức

Kết quả từ nhiều nghiên cứu trước đây đã củng cố thêm quan điểm về mối quan hệ giữa EO và họat động của công ty Lumpkin & Dess (1996) cho rằng mối quan hệ giữa EO và hoạt động của công ty là một bối cảnh đặc biệt và giới thiệu mô hình thống nhất để tìm hiểu mối quan hệ giữa EO và hoạt động của công ty Quan điểm này được thể hiện trong Hình 2.1

Một số tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa EO, định hướng tiếp thị và hoạt động của công ty, và chỉ ra rằng EO có quan hệ trực tiếp đến sự thay đổi lợi nhuận Dess & đồng nghiệp (1997) kiểm tra bản chất của việc tạo chiến lược định hướng kinh doanh và mối quan hệ của nó với chiến lược, môi trường và hoạt động của công ty Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng việc tạo chiến lược kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của công ty khi nó kết hợp với chiến lược và môi trường phù hợp

Sự phức tạp Ngành nghề Đặc điểm Định hướng doanh nghiệp

Sự đổi mới, sáng tạo

Sự cạnh tranh khốc liệt

Hoạt động Tăng doanh thu Thị phần Lợi nhuận Hoạt động nói chung

Sự thoả mãn của đối tác

Nhân tố về tổ chức Kích cỡ

Cơ cấu Chiến lược Quy trình tạo chiến lược

Nguồn nguyên liệu Văn hóa Đặc điểm của ban lãnh đạo cấp cao

Hình 2.1: Khung khái niệm của EO

Covin & Slevin (1989) cũng cho rằng EO có mối quan hệ với hoạt động của các công ty nhỏ trong môi trường thù địch Wikilund (1999) kiểm tra sự bền vững trong mối quan hệ giữa EO và hoạt động của công ty Ông phân tích dữ liệu của những công ty nhỏ ở Thụy Điển và tìm thấy một mối quan hệ rõ ràng giữa EO và hoạt động của công ty Hơn thế nữa, kết quả của nghiên cứu này nhấn mạnh sự phát triển của mối quan hệ này theo thời gian

Một mặt khác, một số nghiên cứu trước đây cũng nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong việc tạo ra EO thiết thực Lee & Peterson (2000) đề xuất rằng chỉ có những quốc gia có khuynh hướng văn hóa đặc biệt mới có thể tích lũy EO mạnh, nên có thể trải nghiệm nhiều hơn tinh thần kinh doanh và sự cạnh tranh toàn cầu Quan niệm này được thể hiện ở Hình 2.2 Mô hình của họ nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng của văn hóa để tạo ra EO mạnh trong giới doanh nhân và các công ty

Marino & đồng nghiệp (2002) cũng nghiên cứu về ảnh hưởng ở mức độ vừa phải của văn hóa quốc gia đến mối quan hệ giữa EO và sự hình thành liên kết chiến lược Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng những công ty có EO mạnh trong việc chấp nhận rủi ro, đổi mới sáng tạo và tiên phong dễ dàng có những liên kết chiến lược có phạm vi rộng Họ duy trì điều này như là một khuynh hướng văn hóa của xã hội cho sự không rõ ràng, sự né tránh, tính nam và chủ nghĩa cá nhân ảnh hưởng đến sự hình thành liên kết Nghiên cứu của Tarabishy & đồng nghiệp (2005) đã chỉ ra mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của CEO và ESP của công ty Những kết quả từ các nghiên cứu trước nhấn mạnh rằng chúng ta có thể trông chờ những mối quan hệ có ý nghĩa giữa EO và hoạt động của công ty.

Đề xuất các thành phần EO

Nghiên cứu này kế thừa định nghĩa của Lumpkin & Dess (1996) về các yếu tố của EO như sau:

(1) Sự đổi mới, sáng tạo: xu hướng sẵn sàng hỗ trợ những ý tưởng mới, tính mới lạ, sự thử nghiệm, và quá trình sáng tạo có thể tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ hay quy trình công nghệ

(2) Chấp nhận rủi ro: sự sẵn lòng để gánh những khoản nợ lớn hay cung cấp nguồn tài nguyên lớn bằng cách nắm bắt cơ hội trên thị trường trong những lĩnh vực ưa thích mang lại lợi nhuận cao

• Toàn cầu hoá Định hướng kinh doanh

• Sự cạnh tranh khốc liệt

• Sự đổi mới sáng tạo

Hình 2.2: Mối quan hệ giữa văn hóa và EO có liên quan tới tinh thần kinh doanh và sự cạnh tranh toàn cầu

(3) Sự tự trị: một hành động độc lập của một cá nhân hoặc một nhóm trong việc nỗ lực đưa một ý tưởng, một tư tưởng vào hiện thực và thực hiện nó cho tới khi hoàn tất

(4) Sự canh tranh khốc liệt: thiên hướng của một công ty trong việc thách thức trực tiếp và mãnh liệt các đối thủ để đạt được thành quả hay phát triển vị trí để làm tốt hơn những đối thủ trong ngành trên thị trường

(5) Sự tiên phong: thử những sáng kiến bằng cách tiên đoán và theo đuổi những cơ hội mới và bằng cách tham gia vào những thị trường đang nổi

Trong 05 yếu tố kể trên, chúng tôi áp dụng 04 yếu tố, gồm sự tự trị, sự đổi mới sáng tạo, chấp nhận thử thách và cạnh tranh khốc liệt Chúng tôi bỏ “tiên phong” vì chúng tôi tin rằng yếu tố này có cùng giá trị tương đương lớn với những yếu tố khác như sự đổi mới sáng tạo và cạnh tranh khốc liệt Ví dụ, nghiên cứu của Covin & Slevin (1989) đã sử dụng “chống những sự xung đột cạnh tranh” để đánh giá sự tiên phong Chúng tôi nhận thấy sự cạnh tranh khốc liệt phù hợp hơn trong những tập quán hiện tại của ngành công nghiệp dịch vụ thông qua phỏng vấn

Một nhóm các câu hỏi cho mỗi yếu tố của EO đã được thiết kế dựa trên định nghĩa của mỗi yếu tố EO một cách chọn lọc và dựa theo những đặc tính đặc trưng của nhóm mẫu Thang 5 điểm Likert được dùng cho mỗi câu hỏi Tinh thần doanh nhân có thể được đánh giá bởi cả chân dung tâm lý bên trong của cá nhân người doanh nhân và cả những hành vi liên quan đến hành động kinh doanh (Lee & Peterson 2000) Nghiên cứu này kết hợp 2 cách tiếp cận dựa trên bối cảnh khác nhau của mỗi yếu tố EO

Nghiên cứu của Kreiser và cộng sự (2002) đã chứng minh giá trị so sánh về mặt văn hóa của các yếu tố định hướng kinh doanh (EO) thông qua việc phân tích so sánh về mặt văn hóa của đánh giá EO bằng cách phát triển sự phân tích dữ liệu từ

Các gi ả thuy ế t: a Sự đổi mới, sáng tạo (8 biến quan sát): là xu hướng sẵn sàng hỗ trợ những ý tưởng mới, tính mới lạ, sự thử nghiệm, và quá trình sáng tạo có thể tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ hay quy trình công nghệ Đây là khả năng sử dụng hiệu quả thông tin để mở rộng kinh doanh trong những lĩnh vực mới, sản phẩm hay dịch vụ mới Khả năng nắm bắt những cơ hội bất thường để thiết lập dự án kinh doanh mới, tìm kiếm tài chính, trang thiết bị hoặc các sự trợ giúp Gồm các biến quan sát sau:

- Đổi mới công việc kinh doanh;

- Phát triển những sản phẩm/dịch vụ mới;

- Thay đổi sản phẩm /dịch vụ cũ;

- Phát triển quản lý, công nghệ mới;

- Đổi mới là cơ hội để phát triển;

- Thay đổi theo mục tiêu định sẵn;

- Thất bại là cơ hội đổi mới;

- Khai thác mâu thuẫn thành cơ hội

Gi ả thuy ế t H1: Sự đổi mới, sáng tạo càng tốt thì kết quả kinh doanh càng cao (tương quan thuận) b Chấp nhận rủi ro (8 biến quan sát): là sự sẵn lòng để gánh những khoản nợ lớn hay cung cấp nguồn tài nguyên lớn bằng cách nắm bắt cơ hội trên thị trường trong những lĩnh vực ưa thích mang lại lợi nhuận cao Đây là khả năng chủ động đón đầu khó khăn, thách thức và đánh giá những phương thức giải quyết khác nhau Thực hiện các hành động để giảm thiểu rủi ro, kiểm soát kết quả Đặt bản thân và doanh nghiệp của mình vào những tình huống có nhiều thử thách hoặc có độ rủi ro cao Gồm các biến quan sát:

- Rủi ro cao, lợi nhuận cao;

- Đầu tư lớn, lợi nhuận lớn;

- Biết chấp nhận thất bại;

- Thất bại là mẹ thành công;

Gi ả thuy ế t H2: Rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao (tương quan thuận) c Sự tự trị (8 biến quan sát): là một hành động độc lập của một cá nhân hoặc một nhóm trong việc nỗ lực đưa một ý tưởng, một tư tưởng vào hiện thực và thực hiện nó cho tới khi hoàn tất Đây là khả năng tự kiểm soát hành vi bản thân, xử lý tình huống theo lý trí, cái đầu lạnh, biết được bản thân mình muốn gì, biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, kiểm soát được thời gian, kế hoạch, hoạt động của bản thân, có khả năng độc lập ra quyết định Thể hiện sự tự tin trong khả năng của bản thân để hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn hay đối mặt với thử thách Gồm các biến quan sát:

- Luôn hoàn thành tất cả những gì mới bắt đầu;

- Nhận định khách quan về những vấn đề xảy ra;

- Thất bại vẫn tiếp tục cố gắng;

- Suy nghĩ và hành động theo lý trí khi gặp sự cố;

- Mục đích kinh doanh rõ ràng;

- Không ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan;

- Tự tin vào quyết định;

- Sẵn lòng chấp nhận ý kiến khác

Gi ả thuy ế t H3: Sự tự trị càng lớn thì kết quả kinh doanh càng cao (tương quan thuận) d Sự cạnh tranh khốc liệt (8 biến quan sát): là thiên hướng của một công ty trong việc thách thức trực tiếp và mãnh liệt các đối thủ để đạt được thành quả hay phát triển vị trí để làm tốt hơn những đối thủ trong ngành trên thị trường Đây là xu hướng loại trừ lẫn nhau để tìm vị trí tốt nhất trên thị trường, chiếm lĩnh thị trường – là nhu cầu đứng đầu, không muốn bị phụ thuộc Chủ yếu là sự thể hiện, quyền điều khiển, thống trị trong một nhóm người hoặc những nguồn lực Gồm các biến quan sát:

- Quảng bá sản phẩm/dịch vụ mới;

- Theo dõi đối thủ cạnh tranh;

Gi ả thuy ế t H4: Sự cạnh tranh, khốc liệt của doanh nghiệp càng mạnh thì kết quả kinh doanh càng cao (tương quan thuận)

Tinh thần doanh nghiệp với những yếu tố như đã nêu ở trên sẽ tạo ra bản lĩnh và năng lực kinh doanh của những doanh nhân Nhờ phát triển tinh thần doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc phát hiện và đánh giá những cơ hội và thách thức trong sản xuất, kinh doanh – tìm ra những phương tiện cần thiết nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất Đồng thời, tinh thần doanh nghiệp cũng làm cho khả năng quản lý tổ chức, sáng tạo, cạnh tranh ngày càng được phát triển Có thể nói, tinh thần doanh nghiệp sẽ là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất – kinh doanh, quyết định năng lực cạnh tranh và sự thất bại trên thương trường giữa các doanh nghiệp

Gi ả thuy ế t H5:Có sự tác động khác biệt của các yếu tố EO tác động đến kết quả kinh doanh giữa hai nhóm ngành nghề kinh doanh là thương mại dịch vụ và sản xuất công nông lâm nghiệp

Mô hình nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này là nhằm chỉ ra sự ảnh hưởng của EO lên hoạt động của các DNNVV Hình 2.3 thể hiện mô hình nghiên cứu

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu

Sự đổi mới, sáng tạo

Sự cạnh tranh khốc liệt

Ngành nghề kinh doanh ( biến điều tiết)

KẾ NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Đây là loại nghiên cứu đánh giá nguyên nhân – kết quả

Quá trình nghiên cứu sẽ được tiến hành theo 2 bước như sau:

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu định tính để điều chỉnh, bổ sung các nhân tố EO, xác định các yếu tố tiềm năng tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Sử dụng phương pháp chuyên gia thảo luận với hai nhóm đối tượng:

- Nhóm chuyên gia gồm Chủ tịch Hiệp hội hoa, Hiệp hội du lịch, Hiệp hội rau, Hiệp hội doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội DNNVV; lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng và các chuyên gia về kinh tế, quản lý nhà nước về doanh nghiệp…(12 người)

- Các doanh nghiệp sản xuất rau, hoa, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại …(10 doanh nghiệp)

Bước 2: Nghiên cứu chính thức

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm:

+ Xây dựng bảng câu hỏi

+ Thảo luận tay đôi với 08 doanh nghiệp để đánh giá, hiệu chỉnh bảng câu hỏi khảo sát

+ Thử nghiệm bảng câu hỏi khảo sát: gửi bảng câu hỏi đến các doanh nghiệp, tổ chức để nhận dạng sự hợp lý của các câu hỏi đối với người trả lời (20 bảng câu hỏi)

- Giai đoạn nghiên cứu chính thức: được thực hiện qua khảo sát bằng thư tín, số bảng câu hỏi cần nhận là 175; dự kiến tỷ lệ hồi đáp là 60%, do vậy số lượng bảng câu hỏi phát ra là 300.

Mẫu

Xác định tổng thể mẫu (target population): là toàn bộ các DNNVV đang hoạt động tại Lâm Đồng

Xác định khung mẫu (sampling frame): là danh sách các DNNVV, đang hoạt động và chủ yếu thuộc nhóm ngành thương mại dịch vụ và sản xuất công nông lâm nghiệp

- Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi với phương pháp lấy mẫu thuận tiện

- Mẫu được chọn theo phương pháp phân hạn ngạch, có chọn lựa để có đủ các đại diện của các huyện, thành phố, lĩnh vực kinh doanh

- Lọc mẫu: nhằm xác định đúng đối tượng khảo sát là DNNVV, đang hoạt động thuộc nhóm ngành dịch vụ thương mại hoặc sản xuất công nông - lâm nghiệp

• Bước 1: Sử dụng danh sách các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh do

Sở Kế họach – Đầu tư cung cấp, sau đó căn cứ tiêu chí về vốn đăng ký kinh doanh để lọc ra các doanh nghiệp là DNNVV

• Bước 2: Sử dụng danh sách các doanh nghiệp có doanh thu 3 năm (2008, 2009, 2010) do Cục thuế tỉnh cung cấp để xác định doanh nghiệp đang hoạt động

• Bước 3: Loại các doanh nghiệp không thuộc 2 nhóm ngành đang khảo sát là thương mại dịch vụ, sản xuất công nông - lâm nghiệp

• Bước 4: Phân loại các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài và theo nhóm ngành đang khảo sát là thương mại dịch vụ và sản xuất công nông - lâm nghiệp

- Về cỡ mẫu (sample size):

Kích thước mẫu tác động đến tính tổng quát thông qua tỷ lệ giữa số quan sát và các biến độc lập Theo kinh nghiệm chung, tỷ lệ này không được nhỏ hơn 5:1, tức là thực hiện 5 quan sát cho mỗi biến độc lập.

Mô hình nghiên cứu có 35 biến quan sát, như vậy cỡ mẫu là 175 mẫu Kỳ vọng sẽ nhận được khoảng 60% nên số lượng bảng câu hỏi sẽ gửi là 300 bảng câu hỏi

Phân hạn ngạch mẫu theo lĩnh vực kinh doanh và sở hữu doanh nghiệp cụ thể như sau:

Số bảng câu hỏi khảo sát

Sản xuất công - nông lâm nghiệp (30%)

- Về cách thức gửi và thu nhận bảng câu hỏi:

Các bảng câu hỏi được gửi trực tiếp cho Ban giám đốc doanh nghiệp (giám đốc hoặc phó giám đốc) theo đường bưu điện đến các doanh nghiệp theo địa chỉ đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng, đính kèm là một phong bì có dán tem và ghi địa chỉ nơi nhận Đối với các doanh nghiệp có địa chỉ e- mail thì gửi bảng câu hỏi đính kèm e-mail

Sau 10 ngày gửi đi, những doanh nghiệp không có phản hồi thì liên hệ trực tiếp với chủ doanh nghiệp để phỏng vấn hoặc điện thoại nhắc gửi.

Xử lý dữ liệu

- Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 sau khi được mã hóa và làm sạch sẽ trải qua các phân tích chính sau:

• Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị các thang đo

• Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm

• Kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết.

Thiết kế thang đo

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu nêu trên; vận dụng thang đo của các tác giả trước đây (được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc thù của DNNVV của tỉnh Lâm Đồng) và kết quả của bước nghiên cứu định tính Thang đo được thiết kế gồm 35 biến với 05 thành phần Các biến nghiên cứu được đo lường trên thang đo

Likert 5 điểm thay đổi từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Thiết kế thang đo nghiên cứu của đề tài

Tôi luôn cố gắng đổi mới công việc kinh doanh

Tôi luôn cố gắng phát triển những sản phẩm/dịch vụ mà chưa ai có

Tôi luôn duy trì việc nghiên cứu thay đổi những sản phẩm/dịch vụ truyền thống

Tôi luôn phát triển hình thức quản lý, công nghệ mới

Tôi nhìn nhận sự đổi mới là một cơ hội để phát triển kinh doanh

Tôi thay đổi công việc kinh doanh theo một mục tiêu đã định sẵn

Tôi xem thất bại là dấu hiệu dẫn đến cơ hội để đổi mới

Nếu thực tế và kế hoạch kinh doanh có mâu thuẫn, tôi sẽ khai thác mâu thuẫn thành cơ hội đổi mới

II Chấp nhận rủi ro

Tôi thích đối mặt với 1 nhiệm vụ khó khăn mà người khác không thích

Tôi thích những dự án nhiều rủi ro nhưng sinh lời cao

Tôi thích đầu tư lớn vào những việc có thể đem lại lợi nhuận cao

Trước khi quyết định kinh doanh, tôi thường dự báo các rủi ro có thể xảy ra

Tôi có khả năng đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất

Tôi sẵn lòng chấp nhận sự thất bại khi quyết định sai

Tôi thích câu “ Thất bại là mẹ thành công”

Tôi thường mua bảo hiểm cho các dự án có rủi ro cao

Trong công việc, tôi luôn hoàn thành tất cả những gì tôi bắt đầu

Tôi luôn khách quan về những vấn đề xảy ra trong công việc kinh doanh

Dù có thất bại nhiều lần, tôi vẫn tiếp tục cố gắng cho đến khi thành công

Tôi luôn bình tĩnh suy nghĩ và hành động theo lý trí khi gặp sự cố bất ngờ

Tôi xác định rõ mục đích trước khi quyết định trong công việc

Tôi không bị ảnh hưởng và chi phối bởi người khác và các yếu tố bên ngoài

Tôi tự tin vào các quyết định của mình

Tôi lắng nghe ý kiến khác với ý mình và sẵn lòng tiếp nhận nếu đủ thuyết phục

Tôi thích những cuộc cạnh tranh gắt gao về giá

Tôi cố hết sức giành khách hàng từ đối thủ cạnh tranh

Tôi theo dõi những chiến lược kinh doanh của đối thủ để phản ứng lại kịp thời

Tôi thích marketing mạnh mẽ về sản phẩm mới, dịch vụ mới qua Internet

Tôi thường theo dõi sự thành công hay thất bại của đối thủ cạnh tranh

Tôi xác định rõ về vị trí của mình và so sánh với đối thủ trên thị trường

Tôi chấp nhận trả lương cao để thu hút nhân tài từ các đối thủ cạnh tranh

Tôi thích khai thác thị trường mà đối thủ đã mở đầu nhưng còn nhiều sơ hở

Trong 3 năm qua, doanh nghiệp của anh/chị có mức tăng trưởng doanh thu tốt

Trong 3 năm qua, doanh nghiệp của anh/chị có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt

Trong 3 năm qua, anh/chị hài lòng về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

TÍCH KẾT QỦA

Tổng hợp số liệu mẫu khảo sát

Với 300 phiếu khảo sát được phân phối bằng nhiều phương thức (đường bưu điện, email, trực tiếp), trong đó có 120 phiếu đảo thứ tự câu hỏi, kết quả thu về 215 phiếu hợp lệ Sau khi sàng lọc, loại bỏ 06 phiếu không hợp lệ do chọn đáp án đồng nhất cho cả bảng câu hỏi hoặc trả lời quá ít câu hỏi, còn lại 209 phiếu hợp lệ, bao gồm 129 phiếu nguyên bản (61,7%) và 80 phiếu đảo câu (38,3%).

209 phiếu, có 16 phiếu thu được từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên không đưa vào phân tích Kết quả phân tích là 193 phiếu là doanh nghiệp trong nước (trong đó có 117 phiếu nguyên (60.6%) và 76 phiếu đảo câu (39,4%)

Bảng 4.1: Kết quả phiếu nhận được Kết quả phiếu Tần suất % Hợp lệ % Cộng dồn

Về lĩnh vực đầu tư, kinh doanh tại Lâm Đồng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại dịch vụ 77.2% và sản xuất công nông - lâm nghiệp 22.8% (trong 193 phiếu khảo sát)

Bảng 4.2: Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh Kết quả phiếu Tần suất % Hợp lệ % Cộng dồn

Sản xuất công nông - lâm nghiệp 44 22.8 100

Về vốn đăng ký kinh doanh: 78.8% có vốn đăng ký kinh doanh từ 1-20 tỷ, 13.5% có vốn đăng ký kinh doanh từ 20-100 tỷ, và 7.8% có vốn đăng ký kinh doanh trên 100 tỷ đồng (trong 193 phiếu khảo sát)

Bảng 4.3: Vốn đăng ký kinh doanh Vốn kinh doanh Tần suất % Hợp lệ % Cộng dồn

Tỷ lệ phần trăm độ tuổi của những người được khảo sát: 16,6% từ 18 đến 25 tuổi, 33,7% từ 26 đến 35 tuổi, 33,2% từ 36 đến 50 tuổi và 16,6% trên 50 tuổi (Tổng số 193 phiếu khảo sát được thực hiện)

Bảng 4.4: Tuổi Tuổi Tần suất % Hợp lệ % Cộng dồn

Phân tích nhân tố với phép xoay varimax

Phân tích nhân tố được thực hiện và yêu cầu hệ số tải mỗi biến (Factor

Loading) phải đạt được giá trị hội tụ cần thiết (≥ 0.5), Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-

Olkin) ≥ 0.5; đồng thời phương sai trích (Extraction Sums of Squared Loadings) ≥

Trong nghiên cứu này, phép trích Principal Components với phép xoay

Varimax được sử dụng để tối thiểu hóa số lượng biến trong cùng 1 nhân tố

Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố

DM1 Tôi luôn cố gắng đổi mới công việc kinh doanh

DM2 Tôi luôn cố gắng phát triển những sản phẩm/dịch vụ mà chưa ai có

Tôi luôn duy trì việc nghiên cứu thay đổi những sản phẩm/dịch vụ truyền thống

DM4 Tôi luôn phát triển hình thức quản lý, công nghệ mới

DM5 Tôi nhìn nhận sự đổi mới là một cơ hội để phát triển kinh doanh

DM6 Tôi thay đổi công việc kinh doanh theo một mục tiêu đã định sẵn

DM7 Tôi xem thất bại là dấu hiệu dẫn đến cơ hội để đổi mới

Nếu thực tế và kế hoạch kinh doanh có mâu thuẫn, tôi sẽ khai thác mâu thuẫn thành cơ hội đổi mới

4 Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu với SPSS-Tập 1, Nhà xuất bản Hồng Đức

II Chấp nhận rủi ro 708 60.43

RR9 Tôi thích đối mặt với 1 nhiệm vụ khó khăn mà người khác không thích

RR10 Tôi thích những dự án nhiều rủi ro nhưng sinh lời cao

RR11 Tôi thích đầu tư lớn vào những việc có thể đem lại lợi nhuận cao

RR12 Trước khi quyết định kinh doanh, tôi thường dự báo các rủi ro có thể xảy ra

Tôi có khả năng đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất

RR14 Tôi sẵn lòng chấp nhận sự thất bại khi quyết định sai

RR15 Tôi thích câu “Thất bại là mẹ thành công”

RR16 Tôi thường mua bảo hiểm cho các dự án có rủi ro cao

TT17 Trong công việc, tôi luôn hoàn thành tất cả những gì tôi bắt đầu

TT18 Tôi luôn khách quan về những vấn đề xảy ra trong công việc kinh doanh

TT19 Dù có thất bại nhiều lần, tôi vẫn tiếp tục cố gắng cho đến khi thành công

TT20 Tôi luôn bình tĩnh suy nghĩ và hành động theo lý trí khi gặp sự cố bất ngờ

TT21 Tôi xác định rõ mục đích trước khi quyết định trong công việc

Tôi không bị ảnh hưởng và chi phối bởi người khác và các yếu tố bên ngoài

TT23 Tôi tự tin vào các quyết định của mình 802

Tôi lắng nghe ý kiến khác với ý mình và sẵn lòng tiếp nhận nếu đủ thuyết phục

CT25 Tôi thích những cuộc cạnh tranh gắt gao về giá

CT26 Tôi cố hết sức giành khách hàng từ đối thủ cạnh tranh

CT27 Tôi theo dõi những chiến lược kinh doanh của đối thủ để phản ứng lại kịp thời

CT28 Tôi thích marketing mạnh mẽ về sản phẩm mới, dịch vụ mới qua Internet

CT29 Tôi thường theo dõi sự thành công hay thất bại của đối thủ cạnh tranh

CT30 Tôi xác định rõ về vị trí của mình và so sánh với đối thủ trên thị trường

CT31 Tôi chấp nhận trả lương cao để thu hút nhân tài từ các đối thủ cạnh tranh

CT32 Tôi thích khai thác thị trường mà đối thủ đã mở đầu nhưng còn nhiều sơ hở

Trong 3 năm qua, doanh nghiệp của anh/chị có mức tăng trưởng doanh thu tốt

Trong 3 năm qua, doanh nghiệp của anh/chị có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt

HQ35 Trong 3 năm qua, anh/chị hài lòng về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Khi chạy thang đo Sự đổi mới ban đầu với 8 biến đầy đủ, hai biến DM5 và DM6 có hệ số tải thấp hơn 0,5 và phương sai trích của thang đo nhỏ hơn 50% Do đó, hai biến này được loại bỏ và thang đo được chạy lại, dẫn đến kết quả cải thiện.

* Khi chạy lần đầu cho thang đo Sự tự trị với 8 biến đầy đủ: TT17, TT18, TT19, TT20, TT21, TT22, TT23, TT24 thì biến TT19 (Dù có thất bại nhiều lần, tôi vẫn tiếp tục cố gắng cho đến khi thành công) và TT20 (Tôi luôn bình tĩnh suy nghĩ và hành động theo lý trí khi gặp sự cố bất ngờ) có hệ số tải lần lượt là 446 và 489

< 0.5 và Phương sai trích của thang đo Sự tự trị = 47.516 < 50% nên loại 2 biến TT19, TT20 và chạy lại lần 2 (kết quả ra như trên)

* Khi chạy lần đầu cho thang đo Cạnh tranh với 8 biến đầy đủ: CT25, CT26, CT27, CT28, CT29, CT30, CT31, CT32 thì biến CT32 (Tôi thích khai thác thị trường mà đối thủ đã mở đầu nhưng còn nhiều sơ hở) có hệ số tải là 462< 0.5 nên lọai biến CT32 và chạy lại lần 2 (kết quả ra như trên)

- Các biến còn lại đáp ứng tính đơn hướng và hệ số tải ≥ 0.5

- Các thang đo đều có KMO ≥ 0.5 và Phương sai trích ≥ 50%.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s alpha Các biến có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected item-total correclation) < 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi Cronbach’s Alpha > 0.6

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định thang đo

TB thang đo nếu lọai biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronb ach’s Alpha nếu loại biến

I Sự đổi mới, Cronbach’s Alpha = 6846

DM1 Tôi luôn cố gắng đổi mới công việc kinh doanh 12.0984 3.0788 4327 6407 DM2

Tôi luôn cố gắng phát triển những sản phẩm/dịch vụ mà chưa ai có

Tôi luôn duy trì việc nghiên cứu thay đổi những sản phẩm/dịch vụ truyền thống

Tôi luôn phát triển hình thức quản lý, công nghệ mới

Tôi xem thất bại là dấu hiệu dẫn đến cơ hội để đổi mới

DM8 Nếu thực tế và kế hoạch 16.2021 6.2025 2745 6679 x kinh doanh có mâu thuẫn, tôi sẽ khai thác mâu thuẫn thành cơ hội đổi mới

II Chấp nhận rủi ro, Cronbach’s Alpha = 6662

RR9 Tôi thích đối mặt với 1 nhiệm vụ khó khăn mà người khác không thích

RR10 Tôi thích những dự án nhiều rủi ro nhưng sinh lời cao

RR11 Tôi thích đầu tư lớn vào những việc có thể đem lại lợi nhuận cao

Trước khi quyết định kinh doanh, tôi thường dự báo các rủi ro có thể xảy ra

Tôi có khả năng đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất

RR14 Tôi sẵn lòng chấp nhận sự thất bại khi quyết định sai

RR15 Tôi thích câu “ Thất bại là mẹ thành công” 26.6580 9.9658 2426 6461 x RR16

Tôi thường mua bảo hiểm cho các dự án có rủi ro cao

III Sự tự trị, Cronbach’s Alpha = 6775

TT17 Trong công việc, tôi luôn hoàn thành tất cả những gì tôi bắt đầu

Tôi luôn khách quan về những vấn đề xảy ra trong công việc kinh doanh

Tôi xác định rõ mục đích trước khi quyết định trong công việc

TT22 Tôi không bị ảnh hưởng và chi phối bởi người

20.2332 4.5547 4178 6428 khác và các yếu tố bên ngoài

TT23 Tôi tự tin vào các quyết định của mình 19.6632 5.6516 4415 6318 TT24

Tôi lắng nghe ý kiến khác với ý mình và sẵn lòng tiếp nhận nếu đủ thuyết phục

IV Cạnh tranh, Cronbach’s Alpha = 7307

CT25 Tôi thích những cuộc cạnh tranh gắt gao về giá 22.7150 9.9965 3530 7222 CT26 Tôi cố hết sức giành khách hàng từ đối thủ cạnh tranh

Tôi theo dõi những chiến lược kinh doanh của đối thủ để phản ứng lại kịp thời

Tôi thích marketing mạnh mẽ về sản phẩm mới, dịch vụ mới qua Internet

Tôi thường theo dõi sự thành công hay thất bại của đối thủ cạnh tranh

Tôi xác định rõ về vị trí của mình và so sánh với đối thủ trên thị trường

Tôi chấp nhận trả lương cao để thu hút nhân tài từ các đối thủ cạnh tranh

V Kết quả kinh doanh, Cronbach’s Alpha = 8328

Trong 3 năm qua, doanh nghiệp của anh/chị có mức tăng trưởng doanh thu tốt

Trong 3 năm qua, doanh nghiệp của anh/chị có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt

Trong 3 năm qua, anh/chị hài lòng về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

• Khi chạy lần đầu cho thang đo Sự đổi mới với 6 biến: DM1, DM2, DM3, DM4, DM7, DM8 thì biến DM7 có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected item-total correclation) = 2745 < 0.3 nên sẽ bị loại và chạy lại lần 2 với 5 biến: DM1, DM2, DM3, DM4, DM8 thì biến DM8 có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected item- total correclation) = 2716 sẽ bị loại và chạy lại lần 3 (kết quả ra như trên)

• Khi chạy lần đầu cho thang đo Chấp nhận rủi ro với 8 biến đầy đủ: RR9, RR10, RR11, RR12, RR13, RR14, RR15, RR16 thì biến RR14 và RR15 có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected item-total correclation) lần lượt là = 1712 và 2426

0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha = 6775 > 0.6 thoả mãn điều kiện nên thang đo đủ độ tin cậy

• Khi chạy lần đầu cho thang đo Cạnh tranh với 7 biến: CT25, CT26, CT27,

CT28, CT29, CT30, CT31 các biến có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected item-total correclation) >0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha =.7307 > 0.6 thoả mãn điều kiện nên thang đo đủ độ tin cậy

Khi tiến hành chạy lần đầu tiên cho thang đo Kết quả kinh doanh với 3 biến đầy đủ (HQ33, HQ34, HQ35), hệ số tương quan biến - tổng và hệ số Cronbach's Alpha lần lượt là > 0,3 và > 0,6 Điều này cho thấy thang đo có độ tin cậy cao, đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong nghiên cứu.

(Xem thêm phần phụ lục 4.1.Kiểm định độ tin cậy của thang đo)

Phân tích nhân tố chung với phép xoay promax

Sử dụng phân tích nhân tố trục chính và phép quay Promax, các biến quan sát có hệ số tải nhỏ hơn 0,45 hoặc có trích vào hai nhóm yếu tố mà chênh lệch trọng số giữa hai nhóm nhỏ hơn 0,3 thì được loại bỏ Phép quay Promax nhằm tối thiểu hóa số lượng biến thành biến đại diện.

Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố chung lần đầu

RR10 Rủi ro cao, lợi nhuận cao .743

RR11 Đầu tư lớn, lợi nhuận lớn .571

CT25 Cạnh tranh về giá 550

RR9 Đối mặt khó khăn 448

CT29 Theo dõi đối thủ cạnh tranh 706

CT27 Phản ứng kịp thời 605

CT31 Thu hút nhân tài .552

CT26 Giành giật khách hàng 547

DM2 Phát triển những sản phẩm/dịch vụ mới 710

DM3 Thay đổi sản phẩm /dịch vụ cũ 557

DM1 Đổi mới công việc kinh doanh 495

DM4 Phát triển quản lý, công nghệ mới 452

RR12 Dự báo rủi ro 599

RR13 Hạn chế rủi ro 575

RR16 Bảo hiểm rủi ro 537

CT28 Quảng bá sản phẩm/dịch vụ mới

TT21 Mục đích kinh doanh rõ ràng 733

TT23 Tự tin vào quyết định 587

TT24 Sẵn lòng chấp nhận ý kiến khác 556

TT17 Luôn hoàn thành tất cả những gì mới bắt đầu 760

TT22 Không ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan 475

CT30 Biết mình biết ta

TT18 Nhận định khách quan về những vấn đề xảy ra

- Phân tích lần cuối sau khi bỏ biến TT17 vì hệ số tải không có giá trị, ta có kết quả sau:

Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố chung lần cuối

RR10 Rủi ro cao, lợi nhuận cao 745 RR11 Đầu tư lớn, lợi nhuận lớn 561

CT25 Cạnh tranh về giá 529

RR9 Đối mặt khó khăn 469

DM2 Phát triển những sản phẩm/dịch vụ mới 705 DM3 Thay đổi sản phẩm /dịch vụ cũ 542 DM1 Đổi mới công việc kinh doanh 506 DM4 Phát triển quản lý, công nghệ mới 450 CT29 Theo dõi đối thủ cạnh tranh 696

CT27 Phản ứng kịp thời 638

CT31 Thu hút nhân tài 536

CT26 Giành giật khách hàng 531

TT21 Mục đích kinh doanh rõ ràng 734

TT23 Tự tin vào quyết định 594

TT24 Sẵn lòng chấp nhận ý kiến khác 536

RR12 Dự báo rủi ro 614

RR13 Hạn chế rủi ro 593

RR16 Bảo hiểm rủi ro 503

Extraction Method: Principal Axis Factoring Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 6 iterations

Kết quả phân tích lần cuối có 5 nhân tố, giải thích được 58.206 % mô hình nghiên cứu ; mỗi biến chỉ ra một nhân tố và có hệ số tải >= 0.45 nên chấp nhận được

4.4.2 Phân tích nhân tố chung cho yếu tố “quả”:

Bảng 4.11: Kết quả phân tích các yếu tố “quả”

HQ34 Tang truong loi nhuan tot 990

HQ33 Tang truong doanh thu tot 791

HQ35 Hai long ve ket qua kinh doanh cua DN 623

Extraction Method: Principal Axis Factoring a 1 factors extracted 20 iterations required

Những biến của thang đo kết quả kinh doanh có hệ số tải lớn hơn 0.45 nên chấp nhận được

Kết luận về thang đo của mô hình nghiên cứu:

Từ các kết quả nêu trên, kết luận các thang đo nghiên cứu đạt:

- Độ giá trị phân biệt;

- Độ giá trị hội tụ

(Xem thêm phần phụ lục 4.2 Phân tích nhân tố chung với phép xoay Promax)

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Dựa vào kết quả bảng 4.10, tạo biến mới đại diện, tính giá trị mean cho biến đại diện và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu

Bảng 4.12: Các biến đại diện

Biến ban đầu Biến đại diện

RR10 Rủi ro cao, lợi nhuận cao

RR11 Đầu tư lớn, lợi nhuận lớn

CT25 Cạnh tranh về giá

RR9 Đối mặt khó khăn

FAC1-1 Chấp nhận rủi ro

DM2 Phát triển những sản phẩm/dịch vụ mới

DM3 Thay đổi sản phẩm /dịch vụ cũ

DM1 Đổi mới công việc kinh doanh

DM4 Phát triển quản lý, công nghệ mới

Sự đổi mới, sáng tạo

CT29 Theo dõi đối thủ cạnh tranh

CT27 Phản ứng kịp thời

CT31 Thu hút nhân tài

CT26 Giành giật khách hàng

TT21 Mục đích kinh doanh rõ ràng

TT23 Tự tin vào quyết định

TT24 Sẵn lòng chấp nhận ý kiến khác

RR12 Dự báo rủi ro

RR13 Hạn chế rủi ro

RR16 Bảo hiểm rủi ro

FAC1-5 Quản lý rủi ro

HQ33 Tăng trưởng doanh thu tốt

HQ34 Tăng trưởng lợi nhuận tốt

HQ35 Hài lòng về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

FAC1-6 Kết quả kinh doanh

Hình 4.1 Mô hình điều chỉnh

Sự đổi mới, sáng tạo

- Giả thuyết H1: Có sự tương quan thuận giữa yếu tố Chấp nhận rủi ro với Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Giả thuyết H2: Có sự tương quan thuận giữa yếu tố Sự đổi mới, sáng tạo với Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Giả thuyết H3: Có sự tương quan thuận giữa yếu tố Sự cạnh tranh với Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Giả thuyết H4: Có sự tương quan thuận giữa yếu tố Sự tự trị với Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Giả thuyết H5: Có sự tương quan thuận giữa yếu tố Quản lý rủi ro với Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Giả thuyết H6: Có mức độ tác động khác nhau giữa EO đến Kết quả kinh doanh giữa hai ngành nghề kinh doanh là thương mại dịch vụ và sản xuất công nông lâm nghiệp

- Giả thuyết H7: Có mức độ tác động khác nhau giữa EO đến Kết quả kinh doanh giữa 2 nhóm độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi và trên 35 tuổi

- Giả thuyết H8: Có mức độ tác động khác nhau giữa EO đến Kết quả kinh doanh giữa 2 nhóm vốn đăng ký kinh doanh từ 1 tỷ đến 20 tỷ đồng và trên 20 tỷ đồng

4.5.3 Kiểm tra thang đo của mô hình điều chỉnh:

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định thang đo của mô hình điều chỉnh

Chấp nhận rủi ro, Cronbach’s Alpha = 7138

RR9 Đối mặt khó khăn 465 672

RR10 Rủi ro cao, lợi nhuận cao .590 592

RR11 Đầu tư lớn, lợi nhuận lớn .478 665

CT25 Cạnh tranh về giá 477 665

Sự đổi mới, sáng tạo, Cronbach’s Alpha = 6846

DM1 Đổi mới công việc kinh doanh 432 640

DM2 Phát triển những SP, DV mới 546 566

DM3 Thay đổi sản phẩm /dịch vụ cũ 440 639

DM4 Phát triển quản lý, công nghệ mới 454 627

Sự cạnh tranh, Cronbach’s Alpha = 6747

CT26 Giành giật khách hàng 435 627

CT27 Phản ứng kịp thời 500 581

CT29 Theo dõi đối thủ cạnh tranh 526 574

CT31 Thu hút nhân tài .392 654

Sự tự trị, Cronbach’s Alpha = 6631

TT21 Mục đích kinh doanh rõ ràng 446 603

TT23 Tự tin vào quyết định 517 516

TT24 Sẵn lòng chấp nhận ý kiến khác 466 583

Quản lý rủi ro, Cronbach’s Alpha = 6394

RR16 Bảo hiểm rủi ro 463 558

RR12 Dự báo rủi ro 451 555

RR13 Hạn chế rủi ro 473 515

Kết quả kinh doanh, Cronbach’s Alpha = 8328

HQ33 Tăng trưởng doanh thu tốt 701 761

HQ34 Tăng trưởng lợi nhuận tốt 805 657

HQ35 Hài lòng về kết quả KD của DN 587 878

Hệ số Cronbach alpha của các thang đo đều > 0.6 và các biến có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected item-total correclation) > 0.3 nên đạt yêu cầu

(Xem thêm phần phụ lục 4.3 Kiểm tra thang đo của mô hình điều chỉnh).

Phân tích hồi qui đa biến

Kết quả hồi qui đa biến khi phân tích chung

Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện với 5 biến độc lập là Chấp nhận rủi ro, Sự đổi mới sáng tạo, Sự cạnh tranh, Sự tự trị, Quản lý rủi ro và một biến phụ thuộc là Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 4.14 Kết quả hồi qui đa biến

Std Error of the Estimate

1 438(a) 192 170 91082716 a Predictors: (Constant), Quan ly rui ro, Chap nhan rui ro, Su canh tranh, Su tu tri, Su doi moi –sang tao

Squares df Mean Square F Sig

Total 192.000 192 a Predictors: (Constant), Quan ly rui ro, Chap nhan rui ro, Su canh tranh, Su tu tri, Su doi moi –sang tao b Dependent Variable: ket qua kinh doanh

Stand ardize d Coeff icient s t Sig Collinearity

1 (Constant) -5.676E-17 066 000 1.000 Chap nhan rui ro 121 076 121 1.590 113 751 1.331 a Dependent Variable: ket qua kinh doanh

Kết quả khi phân tích cho thấy R 2 điều chỉnh = 0.170, nghĩa là các yếu tố trong mô hình có thể giải thích được 17% mức độ tác động của EO đến hiệu quả họat động của doanh nghiệp; 43.8% còn lại có thể do những yếu tố chưa đưa vào mô hình nghiên cứu

Bảng 4.14 cho thấy khi phân tích chung có 2 yếu tố chính tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó là: Su doi moi – sang tao (β = 0.230, mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.004) và Su canh tranh (β = 154, mức ý nghĩa thống kê Sig 0.040); Chỉ số VIF < 2 nên các biến độc lập không ảnh hưởng đến nhau.

Kiểm định giả thuyết

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định giả thuyết

Yếu tố Giả thuyết β Sig Kết luận

Chấp nhận rủi ro H1 121 113 Bác bỏ

Sự đổi mới sáng tạo H2 230 004 Chấp nhận

Sự cạnh tranh H3 154 040 Chấp nhận

Sự tự trị H4 -.061 414 Bác bỏ

Quản lý rủi ro H5 124 113 Bác bỏ

Có sự khác biệt về tác động của các yếu tố trên đến Kết quả kinh doanh giữa 2 nhóm ngành nghề H6 073 276 Bác bỏ

Có sự khác biệt về tác động của các yếu tố trên đến Kết quả kinh doanh giữa 2 nhóm tuổi H7 -.087 204 Bác bỏ

Có sự khác biệt về tác động của các yếu tố trên đến Kết quả kinh doanh giữa 2 nhóm vốn đăng ký kinh doanh H8 -.003 960 Bác bỏ

Su tu tri -.061 074 -.061 -.818 414 780 1.281 Quan ly rui ro 124 078 124 1.594 113 718 1.393

- Kết quả hồi quy đa biến cho thấy Hệ số hồi quy đa biến của yếu tố Chấp nhận rủi ro là β= 0.121 ở mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.113 > 0.05 nên không tác động đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Giả thuyết H1 bị bác bỏ

Hệ số hồi quy tuyến tính đa biến của yếu tố Sự tự chủ là β = -0.061 với giá trị p = 0,414 > 0,05, cho thấy Sự tự chủ có tác động ngược lên Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, giả thuyết H4 bị bác bỏ.

Tương tự Hệ số hồi quy đa biến của yếu tố Quản lý rủi ro là β= 124 ở mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.113 > 0.05 nên không tác động đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Giả thuyết H5 bị bác bỏ

- Các yếu tố Sự đổi mới - sáng tạo (β =0.230, Sig = 0.04) và Sự cạnh tranh (β =0.154, Sig = 0.040), có tác động đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; trong đó Sự đổi mới sáng tạo ảnh hưởng mạnh hơn đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Giả thuyết H2, H3 được ủng hộ với mẫu khảo sát Để kiểm định giả thuyết H6, H7, H8:

* Tạo biến trung bình của các biến FAC 1-1, FAC 1-2, FAC 1-3, FAC 1-4, FAC 1-

- Kiểm định giả thuyết H6: Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện với 6 biến độc lập FAC 1-1, FAC 1-2; FAC 1-3; FAC 1-4, FAC 1-5, NNKD và biến phụ thuộc FAC 1-6 Kết quả cho thấy chỉ số Sig của biến NNKD = 0.276 >0.05 nên giả thuyết H6 bị bác bỏ

- Kiểm định giả thuyết H7: Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện với 6 biến độc lập FAC 1-1, FAC 1-2; FAC 1-3; FAC 1-4, FAC 1-5, TUOI và biến phụ thuộc FAC 1-6 Kết quả cho thấy chỉ số Sig của biến TUOI = 0.204 >0.05 nên giả thuyết H7 bị bác bỏ

- Kiểm định giả thuyết H8: Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện với 6 biến độc lập FAC 1-1, FAC 1-2; FAC 1-3; FAC 1-4, FAC 1-5, VDKKD và biến phụ thuộc FAC 1-6 Kết quả cho thấy chỉ số Sig của biến VDKKD = 0.960 >0.05 nên giả thuyết H8 bị bác bỏ

Các giả thuyết H6, H7, H8 không được chấp nhận do các lý do sau: số lượng mẫu mất cân bằng (H6), độ tuổi của người trả lời không chênh lệch đáng kể (H7) và chênh lệch vốn của doanh nghiệp không lớn (H8).

(Xem phần phụ lục 4.4 Kiểm định giả thuyết)

Đánh giá các yếu tố tác động đến Kết quả kinh doanh của DNNVV

Bảng 4.16 Đánh giá các yếu tố Tác động đến Kết quả kinh doanh của DNNVV

1 Sự đổi mới - sáng tạo

DM1 Đổi mới công việc kinh doanh 1.00 5.00 4.1036 70684

DM2 Phát triển những SP,DV mới 1.00 5.00 4.1347 75173 DM3 Thay đổi sản phẩm /dịch vụ cũ 1.00 5.00 3.8497 80572 DM4 Phát triển quản lý, công nghệ mới 1.00 5.00 4.1140 74124

CT26 Giành giật khách hàng 1.00 5.00 3.2850 97181

CT27 Phản ứng kịp thời 1.00 5.00 3.8290 82714

CT29 Theo dõi đối thủ cạnh tranh 1.00 5.00 3.7565 74146 CT31 Thu hút nhân tài 1.00 5.00 3.7617 93829

HQHD31 Tăng trưởng doanh thu 1.00 5.00 3.7409 72545 HQHD32 Tăng trưởng lợi nhuận 2.00 5.00 3.6736 73042 HQHD33 Hài lòng về kết quả kinh doanh của DN 1.00 5.00 3.6580 80179

Giá trị trung bình của mỗi thành phần tác động đến Kết quả kinh doanh được trình bày trong Bảng 4.16 Kết quả trên cho thấy thấy hầu hết các DNNVV tại Lâm Đồng đều chú trọng nhiều hơn đến thành phần “Sự đổi mới sáng tạo” (mean 4.05); sau đó thành phần “ Sự cạnh tranh” là (mean = 3.66) Ngoài ra, Bảng 4.16 còn cho thấy các doanh nghiệp khảo sát có Kết quả kinh doanh ở mức trên trung bình (3.69), kết quả này cho thấy kết quả hoạt động của DNNVV tại Lâm Đồng là khả quan và đánh giá sơ bộ về mức độ ảnh hưởng các yếu tố EO của các doanh nghiệp.

LUẬN, ĐỀ XUẤT

Kết luận

Đề tài “Ảnh hưởng của tinh thần doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Lâm Đồng” đề cập đến việc tìm hiểu sự tác động ảnh hưởng của định hướng doanh nghiệp đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Đề tài vận dụng mô hình của Sang M Lee & Seongbae Lim (2008) kết hợp với nghiên cứu định tính qua việc lấy ý kiến từ một số chuyên gia hiện đang phụ trách các Hiệp hội ngành nghề, các Sở ngành và một số chuyên gia về kinh tế, quản lý nhà nước về doanh nghiệp của địa phương Kết quả khảo sát từ 193 DNNVV ở tỉnh Lâm Đồng cho thấy hai nhân tố “Đổi mới sáng tạo” và “Cạnh tranh” có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của DNNVV, trong đó, nhân tố “Đổi mới sáng tạo” có ảnh hưởng mạnh nhất với trọng số 0,23 và nhân tố “Cạnh tranh” có trọng số thấp hơn (0,154)

Các nhân tố còn lại trong mô hình của Lee & Lim (2009) là “Sự tự trị”, “Quản lý rủi ro”, “Chấp nhận rủi ro” đều không có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (sig > 0.05) nên có thể được xem là những nhân tố ẩn đằng sau hai nhân tố “Đổi mới sáng tạo” và “Cạnh tranh” Trên thực tế, đây cũng là những khái niệm tuy không phải là mới mẻ đối với đội ngũ quản lý DNNVV trên địa bàn nhưng việc cảm nhận đầy đủ nội dung của nó cũng cần có sự trải nghiệm nhất định

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về tác động của các yếu tố trên đến kết quả kinh doanh của hai nhóm ngành nghề là thương mại dịch và sản xuất công nông lâm nghiệp Giữa hai nhóm tuổi (nhóm dưới 35 tuổi và nhóm trên 35 tuổi) và giữa hai nhóm vốn đăng ký kinh doanh (nhóm vốn dưới 20 tỷ đồng và nhóm vốn trên 20 tỷ đồng) cũng không có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DNNVV tỉnh Lâm Đồng.

Hàm ý quản trị

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy cơ quan quản lý cần có những giải pháp cụ thể để giúp cho các chủ Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát huy tính sáng tạo, đổi mới cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đề xuất có hai nhóm giải pháp như sau:

5.2.1 Nhóm giải pháp kích thích sự sáng tạo, đổi mới:

Tạo điều kiện thuận lợi cho các Hiệp hội ngành nghề hoạt động chuyên môn, bao gồm: giới thiệu và trao đổi thông tin về công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý Qua đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận những thông tin hữu ích và cập nhật, góp phần nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh.

- Định kỳ tổ chức các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp để trao đổi tình hình về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, về sản phẩm, thị trường, nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước…

- Tổ chức các cuộc thi ý tưởng sáng tạo, bình chọn sản phẩm tiêu biểu, bình chọn và xét tặng danh hiệu cho doanh nghiệp trong từng lĩnh vực… cũng là một hoạt động nhằm động viên, khuyến khích DNNVV nỗ lực phát triển

5.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh:

Nâng cao năng lực quản lý cho DNNVV:

+ Hỗ trợ, tư vấn cho DNNVV xây dựng chiến lược doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá đúng về môi trường kinh doanh và những điểm mạnh, điểm yếu; từng bước hình thành tầm nhìn dài hạn đối với đời sống của một doanh nghiệp để có định hướng phát triển lâu dài

+ Hỗ trợ, tư vấn về những kiến thức tổ chức xây dựng doanh nghiệp, từng bước hình thành nhu cầu xây dựng doanh nghiệp một cách bài bản, đúng pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp

- Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm:

+ Hỗ trợ, tư vấn cho DNNVV về những kiến thức quản lý chất lượng sản phẩm, từ những phương pháp đơn giản, ít tốn kém, từng bước xây dựng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế

+ Hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, nhất là những sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu nông lâm khoáng sản từ địa phương

+ Động viên, khuyến khích, hỗ trợ DNNVV đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu, bản quyền, kiểu dáng cho các sản phẩm

- Nâng cao trình độ về công nghệ:

+ Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho DNNVV tham dự các hội chợ, triển lãm công nghệ theo các ngành nghề phù hợp hiện đang được tổ chức khá nhiều trên các vùng miền

+ Tranh thủ các nguồn vốn khuyến công, các nguồn vốn vay ưu đãi, chính sách xã hội… để tạo điều kiện cho DNNVV đổi mới công nghệ trong một số ngành có thế mạnh của địa phương như chế biến nông lâm sản, khoáng sản…

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Do thời gian và điều kiện có hạn, đề tài cũng có mặt hạn chế là một số nội dung khảo sát chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của các DNNVV tỉnh Lâm Đồng (đa phần là các doanh nghiệp nhỏ) nên thông tin thu thập được không đầy đủ, do đó, kết quả nghiên cứu chưa được phong phú

Về phương pháp khảo sát chủ yếu thông qua đường thư tín và do không có điều kiện gặp gỡ trực tiếp nên có một tỉ lệ DNNVV giao việc trả lời bảng câu hỏi cho những nhân viên chuyên môn, vì vậy mà nội dung trả lời chưa thực sự phản ánh đúng cảm nhận của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp

Những hạn chế nói trên cần được xem xét điều chỉnh trong các nghiên cứu tiếp theo

Ngày đăng: 25/09/2024, 00:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Nguyễn Thành Long (2010) – Entrepreneurship - Chuyên đề tiến sĩ – Khoa QLCN - ĐHBKTPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Entrepreneurship
15. Nguyễn Thành Long, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
16. OECD, Promoting SMEs for Development, Report of 2nd OECD conference of ministers responsible for SMEs, Istanbul, Turkey, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Promoting SMEs for Development, Report of 2nd OECD conference of ministers responsible for SMEs, Istanbul, Turkey
17. Peter F. Drucke: Innovation and Entrepreneurship – 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Innovation and Entrepreneurship
18. Sang M. Lee - Seongbae Lim: Entrepreneurial orientation and the performance of service business – 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sang M. Lee - Seongbae Lim: "Entrepreneurial orientation and the performance of service business
20. Tài liệu “ Dự báo sớm những cơ hội và rủi ro DNNVV – Bộ Kinh tế và công nghệ CHLB Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Dự báo sớm những cơ hội và rủi ro DNNVV
19. Tarabishy A, Solomon G, Fernald L, Saghkin M (2005) The entrepreneurial leader’s impact on the organization’s performance in dynamic markets Khác
21. Tỉnh ủy Lâm Đồng, Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/5/2011 về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao Khác
22. UBND tỉnh Lâm Đồng, Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 Về kế hoạch, chương trình trợ giúp DNNVV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Khác
23. VCCI, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2010 Khác
24. Wikilund J (1999) The sustainability of the entrepreneurial orientation- performance relationship Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN