1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (17)
    • 1.1. Lý do hình thành đề tài (17)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (18)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (19)
    • 1.6. Bố cục của đề tài (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (21)
    • 2.1. Các khái niệm quan trọng (21)
      • 2.1.1. Tri thức và quản lý tri thức (21)
      • 2.1.2. Sự chia sẻ tri thức (22)
      • 2.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến ý định chia sẻ tri thức (22)
    • 2.2. Vận hành dịch vụ CNTT (25)
      • 2.2.1. Vận hành dịch vụ CNTT trong các doanh nghiệp CNTT (25)
        • 2.2.1.1. Quản lý vận hành (26)
        • 2.2.1.2. Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ (26)
        • 2.2.1.3. Quản lý vấn đề (26)
      • 2.2.2. Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ CNTT đối với chia sẻ tri thức (27)
    • 2.3. Hạ tầng quản lý tri thức (27)
      • 2.3.1. Hạ tầng quản lý tri thức trong các doanh nghiệp CNTT (27)
        • 2.3.1.1. Hạ tầng công nghệ (28)
        • 2.3.1.2. Hạ tầng cấu trúc (29)
        • 2.3.1.3. Hạ tầng văn hóa (29)
      • 2.3.2. Ảnh hưởng của hạ tầng quản lý tri thức đối với chia sẻ tri thức (29)
    • 2.4. Ảnh hưởng của nhân khẩu học đến ý định chia sẻ tri thức (31)
    • 2.5. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu (32)
      • 2.5.1. Điểm mạnh, điểm yếu các nghiên cứu trước về ý định chia sẻ tri thức 16 2.5.2.Đề xuất mô hình nghiên cứu (32)
      • 2.5.3. Các giả thuyết nghiên cứu (34)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (37)
    • 3.2. Xây dựng thang đo sơ bộ (40)
      • 3.2.1. Quy trình xây dựng thang đo sơ bộ (40)
      • 3.2.2. Thang đo sơ bộ (40)
      • 3.2.3. Thang đo thái độ (41)
      • 3.2.4. Thang đo chuẩn chủ quan (41)
      • 3.2.5. Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi (42)
      • 3.2.6. Thang đo ý định chia sẻ tri thức (42)
      • 3.2.7. Thang đo vận hành dịch vụ CNTT (43)
      • 3.2.8. Thang đo hạ tầng quản lý tri thức (44)
    • 3.3. Nghiên cứu định tính (46)
    • 3.4. Nghiên cứu định lượng (49)
    • 3.5. Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu (49)
    • 3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu (50)
      • 3.6.1. Phương pháp kiểm định sơ bộ thang đo (51)
        • 3.6.1.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (51)
        • 3.6.1.2. Kiểm định độ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (51)
      • 3.6.2. Phương pháp kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết (52)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (53)
    • 4.1. Phân tích thống kê mô tả (53)
    • 4.2. Kiểm định mô hình thang đo (54)
      • 4.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha (54)
      • 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (55)
    • 4.3. Phân tích tương quan (60)
    • 4.4. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh (62)
    • 4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết (64)
      • 4.5.1. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết (64)
        • 4.5.1.1. Mô hình Ý định chia sẻ tri thức (64)
        • 4.5.1.2. Mô hình Thái độ (65)
        • 4.5.1.3. Mô hình Chuẩn chủ quan (67)
        • 4.5.1.4. Mô hình Nhận thức kiểm soát hành vi (69)
      • 4.5.2. Kết quả phân tích hồi quy của mô hình nghiên cứu (72)
      • 4.5.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu (72)
    • 4.6. Kiểm định các yếu tố nhân khẩu học đối với ý định chia sẻ tri thức (74)
      • 4.6.1. Kiểm định ý định chia sẻ tri thức giữa nhóm nam và nhóm nữ (74)
      • 4.6.2. Kiểm định ý định chia sẻ tri thức giữa những người có độ tuổi khác nhau (75)
      • 4.6.3. Kiểm định ý định chia sẻ tri thức giữa những người có học vấn khác nhau (75)
      • 4.6.5. Kiểm định ý định chia sẻ tri thức giữa những người có số năm làm việc khác nhau (76)
      • 4.6.6. Kiểm định ý định chia sẻ tri thức giữa những người có chức vụ làm việc khác nhau (76)
    • 4.7. Tóm tắt (76)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (78)
    • 5.1. Kết luận và đóng góp của đề tài (78)
      • 5.1.1. Kết luận (78)
      • 5.1.2. Đóng góp của đề tài (79)
    • 5.2. Kiến nghị (80)
    • 5.3. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)
  • PHỤ LỤC (88)

Nội dung

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:  Tìm hiểu và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức thông qua các yếu tố trung gian

TỔNG QUAN

Lý do hình thành đề tài

Trên thế giới, trong hầu hết các tổ chức hiện đại nói chung, tri thức được coi là một nguồn lực chiến lược quan trọng và có ý nghĩa của tổ chức, ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cạnh tranh của các tổ chức Đặc biệt, trong ngành CNTT, một ngành được xem là thâm dụng tri thức, việc tìm ra các giải pháp về công nghệ và quản lý để thúc đẩy ý định chia sẻ tri thức của nhân viên là rất quan trọng Trong các doanh nghiệp CNTT, có 2 yếu tố đã và đang được triển khai nhiều, đó là: Vận hành dịch vụ CNTT và Hạ tầng QLTT Vận hành dịch vụ CNTT bao gồm: quản lý vận hành, quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ, quản lý vấn đề Hạ tầng quản lý tri thức bao gồm: hạ tầng công nghệ, hạ tầng cấu trúc và hạ tầng văn hóa

Một số nghiên cứu trước đây của các tác giả: Firestone & McElroy (2003), Lee & Choi (2003), Vorakulpipat & Rezgui (2008) và So C F (2006) chỉ ra rằng việc vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành CNTT

Một nghiên cứu thực tế cho thấy rằng khoảng 80% các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở châu Âu xem tri thức là một tài sản chiến lược, và ảnh hưởng của vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng tri thức đến chia sẻ tri thức trong các doanh nghiệp này đóng vai trò rất quan trọng (KPMG, 2003) Các doanh nghiệp này ước tính rằng có khoảng 6% chi phí trên tổng ngân sách hàng năm được dùng vào việc khai thác tri thức sẵn có thông qua đẩy mạnh ứng dụng vận hành dịch vụ CNTT trong doanh nghiệp Ngoài ra, có đến 78% các doanh nghiệp này nhận thấy việc bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh do không khai thác thành công những tri thức sẵn có trong doanh nghiệp thông qua xây dựng hạ tầng quản lý tri thức Ở Việt Nam, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động thông tin trong mỗi doanh nghiệp công nghệ thông tin Những tiến bộ trong công nghệ thông tin đã làm cho tri thức có thể lưu trữ và phổ biến dễ dàng hơn Bên cạnh đó, hạ tầng quản lý tri thức là một trong những năng lực quan trọng, đóng vai trò thúc đẩy chia sẻ tri thức trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam Mặc dù, các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam đã có những nổ lực trong việc ứng dụng vận hành dịch vụ CNTT và nâng cao năng lực hạ tầng quản lý tri thức, nhưng ảnh hưởng của nó lên hiệu quả chia sẻ tri thức vẫn chưa được thấy rõ

Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đầy đủ trong bối cảnh ở Việt Nam về ảnh hưởng của của hai nhân tố này đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành CNTT ở Việt Nam Xuất phát từ vấn đề trên tác giả chọn đề tài: “Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin” để nghiên cứu ảnh hưởng của 2 nhân tố này đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành CNTT.

Mục tiêu nghiên cứu

 Tìm hiểu và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức thông qua các yếu tố trung gian là: Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên trong ngành CNTT ở Việt Nam

 Đề xuất kiến nghị để thúc đẩy ý định chia sẻ tri thức giữa các nhân viên trong ngành CNTT ở Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: là ảnh hưởng vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên ngành CNTT ở Việt Nam

 Đối tượng khảo sát: là nhân viên đang làm việc trong ngành CNTT tại TP.HCM

 Khảo sát được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2016.

Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã trình bày, đề tài trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu như sau:

1) Những yếu tố nào trong tổ chức tạo điều kiện chia sẻ tri thức giữa các nhân viên?

2) Các yếu tố này ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên như thế nào?

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của cá nhân trong doanh nghiệp CNTT, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng

Các nghiên cứu sơ bộ này được thực hiện tại TP Hồ Chí Minh nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi Nghiên cứu định tính sơ bộ thông qua phỏng vấn sâu 5-10 nhân viên đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT, được thực hiện với mục đích điều chỉnh và bổ sung thang đo về vận hành dịch vụ CNTT, hạ tầng QLTT và ý định chia sẻ tri thức Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng cách lấy mẫu 50-100 nhân viên đang làm việc trong các doanh nghiệp CNTT thông qua bảng câu hỏi Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần chính:

 Phần I - Đánh giá ảnh hưởng của vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng QLTT đối với ý định chia sẻ tri thức

 Phần II - Thông tin của người được phỏng vấn

Thông tin thu thập được từ nghiên cứu định lượng sơ bộ này nhằm sàng lọc các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm thành phần của vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng QLTT và ý định chia sẻ tri thức Kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm SPSS 20

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát, số mẫu dự kiến thu thập: 250 mẫu Nghiên cứu chính thức này cũng được tiến hành tại TP Hồ Chí Minh Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định lại các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo, ý định chia sẻ tri thức và kiểm định mô hình lý thuyết

Nghiên cứu này sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA); kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết dựa trên phân tích hồi quy thông qua phần mềm SPSS 20.

Bố cục của đề tài

Bố cục của đề tài gồm 5 chương:

 Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

 Chương 2: Cơ sở lý thuyết, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu (trình bày phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo sơ bộ, thu thập dữ liệu, thiết kế mẫu và phương pháp xử lý số liệu)

 Chương 4: Kết quả nghiên cứu (trình bày phương pháp phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu)

 Chương 5: Ý nghĩa và kết luận (tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp và kiến nghị của nghiên cứu cho doanh nghiệp, các hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo).

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các khái niệm quan trọng

Drucker (1993) định nghĩa tri thức là thông tin về thay đổi một cái gì đó hoặc ai đó bằng cách trở thành căn cứ cho hành động, hoặc bằng cách tạo ra một cá nhân (hoặc tổ chức) có khả năng hành động khác hay đạt hiệu quả cao hơn Nonaka (1995) định nghĩa tri thức là “niềm tin được chứng minh là đúng” Wiig (1996) định nghĩa tri thức là những cảm nhận, hiểu biết và bí quyết thực tế mà chúng ta có, là nguồn lực cơ bản cho phép chúng ta hành động một cách thông minh

Trong nghiên cứu này, tri thức trong bối cảnh các doanh nghiệp CNTT cụ thể là những tri thức cho việc cộng tác giữa các nhân viên, tri thức cần thiết cho việc vận hành cũng như triển khai các dự án về CNTT

D King (2005) định nghĩa quản lý tri thức là một quá trình có hệ thống và chiến lược trong việc tìm kiếm, lưu trữ, tổ chức và trình bày dữ liệu, thông tin và tri thức cho một mục đích cụ thể để phục vụ cho một tổ chức hay cộng đồng Để quản lý tri thức một cách hiệu quả thì doanh nghiệp cần tiếp cận một chu trình quản lý tri thức thích hợp Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chu trình QLTT như: Chu trình QLTT của Wiig (1993), Zack (1996) Tuy nhiên, cách tiếp cận chu trình QLTT một cách phổ biến có thể kể đến là chu trình QLTT tích hợp gồm 3 bước: Nắm bắt và sáng tạo tri thức, chia sẻ và phân phối tri thức, tìm kiếm và ứng dụng tri thức

2.1.2 Sự chia sẻ tri thức

Theo Nonaka (1994) cho rằng sự chia sẻ tri thức là quá trình trao đổi và chia sẻ cả hai loại tri thức ngầm và tri thức hiện của mỗi người với những người có liên quan khác trong tổ chức Glassop (2002) cho rằng chia sẻ tri thức giữa các cá nhân trong một nhóm là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng cho dù nhóm có thể chỉ là một tập hợp tạm thời của các cá nhân phụ thuộc lẫn nhau bị ràng buộc bởi một mục tiêu tập thể Lee (2005) cho rằng sự chia sẻ tri thức thúc đẩy sự phổ biến tri thức, đồng thời cũng góp phần làm cho quy trình làm việc hoàn hảo hơn và có được những tri thức chuyên sâu Đặc biệt, trong bối cảnh các doanh nghiệp CNTT thay đổi một cách nhanh chóng, thì chia sẻ tri thức càng trở nên quan trọng hơn Cụ thể, chia sẻ tri thức thúc đẩy quá trình trao đổi và cộng tác giữa các nhân viên trong quá trình vận hành và triển khai các dự án về CNTT, đồng thời chia sẻ tri thức giúp thúc đẩy việc phổ biến tri thức giữa các nhân viên trong các doanh nghiệp CNTT

2.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến ý định chia sẻ tri thức

Ngày nay, việc chia sẻ tri thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của một doanh nghiệp trong ngành CNTT Các chủ đề chia sẻ tri thức đã được nghiên cứu rộng rãi trong đó ý định chia sẻ tri thức là một trong những phần chính thu hút mối quan tâm ngày càng nhiều, và là một trong những động lực chính để phát triển khả năng quản lý tri thức của tổ chức, liên quan đáng kể đến việc thực hiện QLTT

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là ý định chia sẻ tri thức, đề tài sẽ trình bày học thuyết rất quan trọng đối với ý định và hành vi của mỗi cá nhân và đã được kiểm chứng trong thực nghiệm và nhiều nghiên cứu trước Đó là lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) Lý thuyết này được mở rộng và phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA) Hai yếu tố chính trong TRA ảnh hưởng đến ý định là thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan

Trong đó, thái độ (Attitude) của một cá nhân được đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó, và chuẩn chủ quan (Subjective Norms) đo lường bằng nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi Mô hình TRA được trình bày ở hình 2.1

Hình 2.1: Thuyết hành động hợp lý (TRA)

Theo Ajzen (1991), nhân tố thứ ba mà Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý định của một cá nhân chính là Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control) Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không (Ajzen, 1991, tr 183) Học thuyết TPB được trình bày ở hình 2.2

Hình 2.2: Thuyết hành vi hoạch định (TPB)

Nguồn: Ajzen, I., The theory of planned behaviour, 1991, tr 182

Ajzen (1991) định nghĩa thái độ là "mức độ mà một đánh giá hoặc thẩm định hành vi trong câu hỏi là có lợi hay bất lợi" Chuẩn chủ quan là “nhận thức của cá nhân mà hầu hết những người quan trọng nghĩ rằng cá nhân đó nên hay không nên thực hiện các hành vi trong câu hỏi” Nhận thức kiểm soát hành vi là “mức độ mà một cá nhân cảm thấy rằng việc thực hiện hoặc không thực hiện các hành vi trong câu hỏi là dưới sự kiểm soát của ý chí của mình”

Nhận thức kiểm soát hành vi

2.1.3.2 Các nghiên cứu trước có liên quan về ý định chia sẻ tri thức Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu về Ý định chia sẻ tri thức

Tác giả Nội dung nghiên cứu

Những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức trong tổ chức thông qua các giải thưởng, sự đóng góp của cá nhân: tính liên kết, tính sáng tạo và tính công bằng

Nghiên cứu sự ảnh hưởng tri thức của nhân viên bị ảnh hưởng trong bối cảnh giao tiếp qua máy tính trung gian

Wang, C L (2004) Xem xét lợi ích cá nhân và đạo đức có ảnh hưởng như thế nào đến ý định chia sẻ tri thức

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức trong các doanh nghiệp CNTT

Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức trong tổ chức

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức thông qua máy tính trung gian: Hỗ trợ môi trường học tập và hợp tác giữa các nhân viên

Nghiên cứu ảnh hưởng của hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức

Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố dịch vụ CNTT trong thực hành chia sẻ tri thức: Xây dựng kho tri thức và tái sử dụng tri thức

Trần Thị Lam Phương & Phạm Ngọc Thúy (2011)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định chia sẻ tri thức của bác sỹ trong bệnh viện

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong tổ chức - Nghiên cứu trường hợp các công ty truyền thông và quảng cáo trên địa bàn TP.HCM

Nghiên cứu ý định chia sẻ tri thức của giáo viên các trường dạy nghề tỉnh Bình Thuận

Nguồn: Tổng hợp các từ các tác giả

Dựa trên bảng 2.1, có thể thấy nghiên cứu của So C F (2006) là nghiên cứu phù hợp với ngành CNTT và bao quát nhất, vì xem xét 2 nhóm yếu tố: vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng quản lý tri thức Hơn nữa, nghiên cứu này dựa trên nền tảng của lý thuyết hành vi hoạch định (TPB), là lý thuyết khá phổ biến trong nghiên cứu về ý định - hành vi Vì vậy, trong bối cảnh nghiên cứu này, mô hình của So C

F (2006) được chọn để sử dụng.

Vận hành dịch vụ CNTT

Ngày nay, CNTT ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh cùng với những tiến bộ trong CNTT đã làm cho tri thức có thể lưu trữ và phổ biến dễ dàng hơn Các doanh nghiệp trong ngành CNTT ở Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển các kỹ thuật phù hợp, thể hiện ở mức độ hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống CNTT trong việc đáp ứng yêu cầu truy cập, lưu trữ, tiếp cận, hợp tác, chia sẻ thông tin và tri thức Chính điều này đã dẫn đến yêu cầu đối với chất lượng dịch vụ CNTT phải tăng lên để phù hợp với nhu cầu CSTT giữa các nhân viên

Vận hành dịch vụ CNTT (ITSO) là sự kết hợp các hoạt động hàng ngày và kiểm soát trên dịch vụ cung cấp đồng thời xử lý các yêu cầu của nhân viên giữa các bộ phận khác nhau trong việc chia sẻ tri thức cho nhau, điều này liên hệ chặt chẽ đến tri thức được chia sẻ giữa các nhân viên (So C F., 2006)

Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu về Vận hành dịch vụ CNTT

Tác giả Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của sự cố và yêu cầu xử lý dịch vụ trong vận hành dịch vụ CNTT hàng ngày (xem sự cố là những lỗi và gây sai lệch hoạt động bình thường) van-der- Hoven, D J

Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động: quản lý vận hành, quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ, quản lý vấn đề như là chức năng hỗ trợ chính và cung cấp cho việc vận hành dịch vụ CNTT trong chia sẻ tri thức của tổ chức

Nghiên cứu về việc thực hiện và quản lý một dịch vụ CNTT dựa trên hệ thống chia sẻ tri thức để tạo thuận lợi cho việc thực hành tốt nhất cho quản lý cấp trung trong một tổ chức lớn

Nghiên cứu ảnh hưởng của vận hành dịch vụ CNTT dựa trên các yếu tố: quản lý vận hành, quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ và quản lý vấn đề đến ý định chia sẻ tri thức

Nguồn: Tổng hợp từ các tác giả

Các nghiên cứu về vận hành dịch vụ CNTT trong tổ chức có liên quan đến chia sẻ tri thức được tổng hợp trong bảng 2.2 Dựa trên tổng hợp các nghiên cứu trước, đề tài nghiên cứu đề xuất 3 nhân tố của vận hành dịch vụ CNTT (ITSO) có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức đó là: quản lý vận hành, quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ, và quản lý vấn đề

Theo Van der Hoven (2002), mục tiêu của quản lý vận hành nhằm đề cập đến quản lý môi trường công nghệ thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp CNTT Để cung cấp các dịch vụ sẵn sàng nhằm trao đổi và chia sẻ thông tin và tri thức giữa các cá nhân một cách liên tục, việc quản lý tốt các hoạt động công nghệ thông tin là đóng vai trò rất quan trọng

2.2.1.2 Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ

Theo Van der Hoven (2002), quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ nhằm mục tiêu để phục vụ quá trình chia sẻ tri thức của cá nhân được liên tục, khôi phục lại hoạt động bình thường một cách nhanh chóng nếu có lỗi xảy ra trên hệ thống, giảm thiểu lỗi và dịch vụ Để cung cấp dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao cho cá nhân trong các bộ phận, cần có một kênh được tổ chức tốt để liên lạc thông tin

Theo Hendriks và Carr (2002), mục tiêu của quản lý vấn đề là quản lý các vấn đề theo 2 cách: chủ động và bị động để giảm thiểu tác động của vấn đề bằng cách xác định và giải quyết vấn đề hiệu quả Quản lý vấn đề trong vận hành dịch vụ CNTT bao gồm cả hai: chủ động (giải quyết trước khi xảy ra) và bị động (giải quyết trong quá trình xảy ra)

2.2.2 Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ CNTT đối với chia sẻ tri thức

Mục tiêu tổng quát của QLTT là hỗ trợ các công việc hàng ngày của nhân viên

Những hoạt động hàng ngày cần phải được quản lý tốt bằng việc cung cấp dịch vụ

CNTT chất lượng cao và duy trì sự hài lòng của nhân viên cao Chia sẻ tri thức cần được khuyến khích và xây dựng trong hoạt động hàng ngày để thúc đẩy một bầu không khí chia sẻ tri thức, bầu không khí như vậy có thể được thực hiện thông qua việc vận hành dịch vụ CNTT

Hull (2000), xem xét các hoạt động hàng ngày hoạt động như một thói quen trong đó đề cập đến các hoạt động thường xuyên và cách làm việc trong các doanh nghiệp Feldman (2000), xem quá trình tham gia vào thói quen tổ chức như là một quá trình học tập

Thói quen tổ chức tạo sự kết nối giữa các nhân viên cho phép hiểu biết được chia sẻ, đồng thời chính sự tương tác giữa các nhân viên tạo ra các mối quan hệ xã hội giữa nhân viên để truyền đạt thông tin, trao đổi thông tin, và học hỏi lẫn nhau

Chính vì vậy, vận hành dịch vụ CNTT nhằm kết nối tri thức của các nhân viên với nhau giúp tạo ra sự hiểu biết chia sẻ giữa các tri thức chuyên môn với sự hiểu biết chung trong doanh nghiệp.

Hạ tầng quản lý tri thức

Ngày nay, lợi thế cạnh tranh ngày càng đòi hỏi chia sẻ tri thức giữa các nhân viên trong tổ chức hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT khi mà tri thức chuyên môn được chia sẻ một cách liên tục Chính vì vậy, hạ tầng QLTT đóng vai trò là môi trường lớn để các tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động QLTT Đồng thời, hạ tầng QLTT còn tạo môi trường hợp tác và thúc đẩy QLTT để tương tác và hỗ trợ chia sẻ tri thức trong tổ chức (So C F., 2006) Do đó, các doanh nghiệp CNTT cần xây dựng hạ tầng quản lý tri thức để đẩy mạnh việc chia sẻ tri thức

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của hạ tầng QLTT đến chia sẻ tri thức trong tổ chức được tổng hợp trong bảng 2.3

Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu về Hạ tầng quản lý tri thức

Tác giả Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của hạ tầng công nghệ đến việc thực hành, tìm kiếm tri thức và chia sẻ tri thức trong tổ chức

Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ chức học tập đến hoạt động chia sẻ tri thức trong tổ chức

Nghiên cứu khía cạnh công nghệ của hạ tầng QLTT đề cập đến công nghệ hiện tại cho phép gắn kết tri thức trong tổ chức, và ảnh hưởng như thế nào đến việc chia sẻ tri thức

Nghiên cứu khía cạnh cấu trúc của hạ tầng QLTT đề cập đến sự có mặt của niềm tin cơ chế, hệ thống khuyến khích

Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố động cơ (bên trong và bên ngoài) của nhân viên đến hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức

Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa cộng tác (collaborative culture) trong việc phát triển chia sẻ hiểu biết và đẩy mạnh chia sẻ tri thức trong tổ chức

Nguồn: Tổng hợp từ các tác giả

Dựa trên các nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 2.3, các yếu tố gồm: hạ tầng công nghệ, hạ tầng cấu trúc và hạ tầng văn hóa của hạ tầng quản lý tri thức (KMI) đều có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức

Theo Lewis và Byrd (2003), yếu tố về hạ tầng công nghệ của KMI đề cập đến công nghệ hiện tại cho phép liên kết trong doanh nghiệp, quyết định đến tri thức được truy cập và dòng chảy tri thức trong doanh nghiệp Đồng thời, hạ tầng công nghệ tạo điều kiện chia sẻ tri thức một cách dễ dàng, chia sẻ nhanh chóng, dễ dàng phục hồi được Do vậy, hạ tầng công nghệ muốn nhấn mạnh đến vai trò CNTT như là phương tiện để hỗ trợ quá trình chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp

Theo Lee và Choi (2003), yếu tố về hạ tầng cấu trúc của KMI đề cập đến sự có mặt của các chuẩn mực và niềm tin cơ chế, bao gồm một cấu trúc tổ chức chính thức và hệ thống khen thưởng Cấu trúc tổ chức phải linh động để thúc đẩy sự tương tác giữa các nhân viên, và thích ứng với môi trường thay đổi nhanh chóng

Bên cạnh đó, việc khen thưởng và hệ thống khuyến khích động viên, nhằm động viên các nhân viên đã dành thời gian và công sức để đóng góp tri thức chuyên môn

Theo Janz và Prasarnphanic (2003), yếu tố hạ tầng văn hóa của KMI đề cập đến bối cảnh chung phát triển trong doanh nghiệp, cần được xây dựng và truyền đạt hiệu quả trong doanh nghiệp để khuyến khích quá trình QLTT thành công Bên cạnh đó, cần phát triển văn hoá cộng tác và tổ chức học tập để chia sẻ hiểu biết, và thúc đẩy trao đổi tri thức bằng cách giảm sự lo lắng, e ngại của nhân viên

2.3.2 Ảnh hưởng của hạ tầng quản lý tri thức đối với chia sẻ tri thức

Năng lực của các tổ chức để quản lý hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên có một tác động đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của tổ chức Các học giả xác định năng lực tổ chức là khả năng của một tổ chức để nhận ra giá trị của tài sản tri thức của mình, đồng hóa và áp dụng nó Do đó, hạ tầng quản lý tri thức là một trong những năng lực quan trọng tổ chức

Nghiên cứu Blackler (1998) về KM sử dụng lý thuyết hoạt động có nguồn gốc từ Vygotsky (1978) và phát triển bởi Leontiev (1981) Lý thuyết này đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực giáo dục và ngôn ngữ học (Hasan & Gould, 2001), và gần đây lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu QLTT như: nghiên cứu của Blackler (1993), Hasan & Crawford (2003) Engestrom (1987) đã phát triển lý thuyết này bằng cách tích hợp 6 yếu tố vào một mô hình chung thống nhất của hệ thống hoạt động

Yếu tố thứ 1 là đối tượng, đại diện cho các cá nhân là thành viên của một cộng đồng và làm việc trong một công việc cụ thể Yếu tố thứ 2 là mục tiêu, đề cập đến nhiệm vụ hay hoạt động mà một cá nhân tham gia vào Yếu tố thứ 3 là cộng đồng, bao gồm nhiều cá nhân chia sẻ cùng một đối tượng và được yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ Yếu tố thứ 4 là các công cụ, tạo điều kiện thuận lợi để đạt được các mục tiêu Yếu tố thứ 5 là các quy tắc trong đó quy định các hành vi mong muốn và các hành động hạn chế của cá nhân Yếu tố thứ 6 là phân công lao động, đề cập đến việc phân chia các nhiệm vụ và các thành viên của cộng đồng để đạt được các mục tiêu Áp dụng 6 yếu tố vào bối cảnh của nghiên cứu từ quan điểm QLTT, trong đó nhân viên (đối tượng), chia sẻ tri thức (mục tiêu), tổ chức (cộng đồng), vận hành dịch vụ CNTT (công cụ), văn hóa tổ chức (quy tắc) và cấu trúc tổ chức (phân công lao động)

Thứ nhất, mối quan hệ nhân viên và các hoạt động chia sẻ tri thức của nhân viên, thông qua công nghệ thông tin làm trung gian Thứ hai, mối quan hệ chia sẻ tri thức chuyên môn của cá nhân và các đồng nghiệp của mình trong tổ chức qua trung gian là văn hóa của tổ chức Thứ ba, mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức và hoạt động chia sẻ tri thức của họ thông qua cấu trúc của tổ chức

Hình 2.3: Lý thuyết hệ thống hoạt động

Công cụ Đối tượng Mục tiêu

Quy tắc Cộng đồng Phân công lao động

Hình 2.4: Áp dụng lý thuyết hoạt động trong chia sẻ tri thức của tổ chức

Thông qua lý thuyết hệ thống hoạt động và các nghiên cứu đã được trình bày, hạ tầng quản lý tri thức (KMI) đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức trong tổ chức.

Ảnh hưởng của nhân khẩu học đến ý định chia sẻ tri thức

Nhiều nghiên cứu trước của các tác giả cho rằng các yếu tố về nhân khẩu học có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ trong tổ chức Các yếu tố này gồm có: tuổi, giới tính, trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp, các nghiên cứu về nhân khẩu học được tổng hợp trong bảng 2.4

Bảng 2.4: Tổng hợp các nghiên cứu về Nhân khẩu học

Tác giả Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân khẩu học đến ý định chia sẻ tri thức giữa các nhân viên trong tổ chức (Các yếu tố có ảnh hưởng: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm)

Vai trò của sự đa dạng nhân khẩu học đến ý định chia sẻ tri thức trong tổ chức (Các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức trong nghiên cứu gồm: tuổi, giới tính, kinh nghiệm, nền tảng giáo dục, khả năng hiểu biết của mỗi nhân viên)

Nguồn: Tổng hợp từ các tác giả

Nhân viên Chia sẻ tri thức

Văn hóa tổ chức Tổ chức Cấu trúc tổ chức

Dựa trên các nghiên cứu trước của các tác giả được tổng hợp trong bảng 2.4, đề tài nghiên cứu đề xuất các yếu tố của nhân khẩu học gồm: tuổi, giới tính, học vấn và số năm kinh nghiệm có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong doanh nghiệp CNTT.

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

2.5.1 Điểm mạnh, điểm yếu các nghiên cứu trước về ý định chia sẻ tri thức Bảng 2.5: Điểm mạnh, điểm yếu của các nghiên cứu về Ý định chia sẻ tri thức

Tác giả Điểm mạnh Điểm yếu

- Vận dụng lý thuyết TPB vào ý định chia sẻ tri thức

- Làm rõ ảnh hưởng của vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng QLTT đến ý định chia sẻ tri thức

Chưa nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm yếu tố nhân khẩu học đến ý định chia sẻ tri thức

- Làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố: văn hóa, xã hội và cá nhân đến ý định chia sẻ tri thức trong tổ chức

- Vận dụng lý thuyết TRA đến ý định chia sẻ tri thức

- Chưa nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố về công nghệ cho việc thực hiện chia sẻ tri thức trong tổ chức

Làm rõ ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, hoạt động quản lý trí thức đến ý định chia sẻ tri thức

- Chưa nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố nhân khẩu học

- Chưa nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố về cấu trúc tổ chức

Trần Thị Lam Phương & Phạm Ngọc Thúy (2011)

- Vận dụng lý thuyết TPB vào ý định chia sẻ tri thức

- Làm rõ ảnh hưởng các yếu tố về đồng nghiệp, lãnh đạo và cá nhân đến ý định chia sẻ tri thức

- Chưa nghiên cứu ảnh hưởng trong bối cảnh chia sẻ tri thức ở bệnh viện công và tư

- Chưa nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như: cấu trúc công việc, phong cách lãnh đạo

- Làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố về văn hóa, cá nhân và phương tiện đến ý định chia sẻ tri thức

- Chưa nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như: thói quen cộng tác, bản chất của tri thức được chia sẻ

- Làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố về đồng nghiệp, lãnh đạo và văn hóa đến ý định chia sẻ tri thức

- Chưa nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khác như: định hướng học hỏi, sự tương hỗ lẫn nhau, sự tin tưởng

Nguồn: Tổng hợp từ các tác giả

2.5.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu

Dựa trên phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của các nghiên cứu trước có liên quan đến ý định chia sẻ tri thức được tóm tắt trong bảng 2.5, có thể thấy nghiên cứu của So C F (2006) là nghiên cứu phù hợp với ngành CNTT và bao quát nhất, vì xem xét 2 nhóm yếu tố: vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng quản lý tri thức

Hơn nữa, nghiên cứu này dựa trên nền tảng của lý thuyết hành vi hoạch định (TPB), là lý thuyết khá phổ biến trong nghiên cứu về ý định - hành vi Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu đề xuất được xây dựng dựa trên tham khảo mô hình TPB và nghiên cứu của So C F (2006) Theo đó, Ý định CSTT của các nhân viên ngành CNTT bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố là: Thái độ, Chuẩn chủ quan, và Nhận thức kiểm soát hành vi Ba yếu tố này, lại bị ảnh hưởng bởi 2 nhóm yếu tố là: Vận hành dịch vụ CNTT (gồm: quản lý vận hành, quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ, quản lý vấn đề), và Hạ tầng QLTT (gồm: hạ tầng công nghệ, hạ tầng cấu trúc, và hạ tầng văn hóa) Ngoài ra, để làm rõ ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học đối với ý định chia sẻ tri thức trong ngành CNTT, nhóm yếu tố về nhân khẩu học được thêm vào mô hình nghiên cứu Từ đó, mô hình đề xuất được trình bày tóm tắt như trong hình 2.5

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.5.3 Các giả thuyết nghiên cứu

Theo lý thuyết hành vi dự định (TPB), các yếu tố Thái độ, Chuẩn chủ quan và

Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng đến Ý định chia sẻ tri thức Do vậy, các giả thuyết được phát biểu như sau:

Giả thuyết 1: Thái độ đối với việc chia sẻ tri thức có ảnh hưởng tích cực đến ý định chia sẻ tri thức

Giả thuyết 2: Chuẩn chủ quan liên quan đến chia sẻ tri thức có ảnh hưởng tích cực đến ý định chia sẻ tri thức

Quản lý vận hành dịch vụ CNTT

Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ CNTT

Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT

Nhận thức kiểm soát hành vi Ý định chia sẻ tri thức

Tuổi, giới tính, số năm làm việc trong ngành

Giả thuyết 3: Nhận thức kiểm soát hành vi trong việc chia sẻ tri thức có ảnh hưởng tích cực đến ý định chia sẻ tri thức

Theo nghiên cứu của So C F (2006), các yếu tố của Vận hành dịch vụ CNTT gồm: Quản lý vận hành dịch vụ CNTT, Quản lý sự cố và yêu cầu của dịch vụ CNTT, Quản lý vấn đề CNTT đều có ảnh hưởng đến Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi Do vậy, các giả thuyết được phát biểu như sau:

Giả thuyết 4a: Quản lý vận hành dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 4b: Quản lý vận hành dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn chủ quan của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 4c: Quản lý vận hành dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 5a: Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 5b: Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn chủ quan của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 5c: Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 6a: Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 6b: Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn chủ quan của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 6c: Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên về chia sẻ tri thức

Theo nghiên cứu So C F (2006), các yếu tố của Hạ tầng QLTT gồm: Hạ tầng công nghệ, Hạ tầng cấu trúc, và Hạ tầng văn hóa đều có ảnh hưởng đến Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi đối với ý định chia sẻ tri thức Do vậy, các giả thuyết được phát biểu như sau:

Giả thuyết 7a: Hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 7b: Hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn chủ quan của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 7c: Hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 8a: Hạ tầng cấu trúc của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 8b: Hạ tầng cấu trúc của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn chủ quan của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 8c: Hạ tầng cấu trúc của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 9a: Hạ tầng văn hóa của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 9b: Hạ tầng văn hóa của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn chủ quan của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 9c: Hạ tầng văn hóa của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên về chia sẻ tri thức

Theo Leposava Grubić-Nešić (2015) các yếu tố về nhân khẩu học gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn và số năm làm việc có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức Do vậy, giả thuyết được phát biểu như sau:

Giả thuyết 10: Các yếu tố về nhân khẩu học (tuổi, giới tính, học vấn, số năm làm việc) có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Qui trình nghiên cứu được trình bày trong hình 3.1 gồm các bước sau:

 Xác định vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết: như đã trình bày ở chương 1 và chương 2 của đề tài

 Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

 Xây dựng thang đo sơ bộ: được hình thành từ các nghiên cứu trước có liên quan Ở bước này thang đo chưa được hiệu chỉnh

 Tiến hành nghiên cứu sơ bộ và hiệu chỉnh thang đo: được tiến hành bằng định tính sơ bộ và định lượng sơ bộ

 Nghiên cứu định tính sơ bộ (phỏng vấn sâu): từ các nhân tố chính trong mô hình đề xuất, triển khai phỏng vấn sâu dựa trên các thang đo sơ bộ có được từ các bước trước Mục đích của nghiên cứu định tính sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo sao cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam Đối tượng khảo sát ở bước này gồm 5-10 chuyên gia trong lĩnh vực

CNTT có liên quan đến ý định chia sẻ tri thức

 Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Sau khi thang đo được điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ, tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ với cỡ mẫu 50-

100 bằng bảng câu hỏi chi tiết Trong quá trình thu thập dữ liệu, những thắc mắc và góp ý của đáp viên tiếp tục được ghi nhận và hiệu chỉnh lại lần nữa

 Phân tích EFA và Cronbach’s Alpha: sử dụng phương pháp phân tích EFA và Cronbach’s Alpha để đánh giá sơ bộ thang đo từ các dữ liệu thu thập được

 Thang đo hoàn chỉnh: Sau khi tiến hành phân tích EFA và Cronbach’s Alpha, sẽ hiệu chỉnh để có được một bảng câu hỏi hoàn chỉnh, chuẩn bị cho bước nghiên cứu chính thức

 Nghiên cứu định lượng chính thức: Bảng câu hỏi chi tiết sau khi được điều chỉnh từ nghiên cứu sơ bộ sẽ được gửi tới các đáp viên thông qua email, phát bảng câu hỏi, dự kiến cỡ mẫu 250

 EFA và Cronbach’s Alpha: trước tiên, dữ liệu sẽ được xác định độ tin cậy bằng phân tích Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến rác Sau đó tiến hành phân tích EFA để xác định độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt Tiếp theo, phân tích Cronbach’s Alpha được thực hiện lần nữa để đảm bảo độ tin cậy Ở bước này, các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ

 Phân tích hồi quy đa biến để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu

 Kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến ý định chia sẻ tri thức

 Tổng hợp báo cáo: Dựa trên kết quả kiểm định các giả thuyết, nghiên cứu đưa ra các kiến nghị cho các doanh nghiệp CNTT trong bối cảnh ở Việt Nam

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước

Mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ Định tính sơ bộ - phỏng vấn sâu 5-10 chuyên gia CNTT

Hiệu chỉnh thang đo Định lượng sơ bộ (n= 50-100)

Thang đo hoàn chỉnh Định lượng chính thức (n= 250)

Loại các biến có hệ số tải < 0.50

+ Kiểm tra nhân tố và phương sai trích > 50%

+ Loại các biến có hệ số tương quan biến - tổng < 0.3

+ Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha

Xác định vấn đề nghiên cứu

Kiểm định mô hình thang đo:

+ Kiểm định mức độ phù hợp chung của mô hình

+ Kiểm định độ tin cậy thang đo + Kiểm định giá trị hội tụ + Kiểm định giá trị phân biệt

Kiểm định mô hình nghiên cứu:

+ Đánh giá mức độ phù hợp chung của mô hình

+ Kiểm định các giả thuyết

Phân tích hồi quy đa biến

Phân tích cấu trúc đa nhóm Đánh giá sự khác biệt mức độ ảnh hưởng của nhân khẩu học đến ý định chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp CNTT

Xây dựng thang đo sơ bộ

3.2.1 Quy trình xây dựng thang đo sơ bộ

 Xác định nội dung của khái niệm nghiên cứu dựa trên lý thuyết đã có

 Xây dựng tập biến quan sát để đo lường nội dung nghiên cứu dựa trên khái niệm lý thuyết, phỏng vấn

 Thu thập dữ liệu đính tính sơ bộ nhằm điều chỉnh thang đo

 Thu thập dữ liệu định lượng sơ bộ

 Đánh giá thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm hoàn chỉnh thang đo

 Thu thập dữ liệu định lượng chính thức

 Kiểm định sơ bộ thang đo: hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA

 Kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

 Phân tích hồi quy đa biến để kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết

Tất cả thang đo các khái niệm nghiên cứu trong mô hình đề xuất đều sử dụng mô hình đo lường dạng kết quả

3.2.2 Thang đo sơ bộ Để đo lường được ý định CSTT trong doanh nghiệp, trước tiên cần xây dựng các câu hỏi để định danh các khái niệm của mô hình phù hợp với các doanh nghiệp

CNTT ở Việt Nam Các khái niệm này được tổng hợp từ các thang đo gốc của các tác giả đã nghiên cứu trước Đối với thang đo về các khái niệm thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và ý định CSTT được kế thừa từ thang đo của Taylor và Todd (1995), Ajzen (2002) Bên cạnh đó, dựa trên các nghiên cứu trước của các tác giả về ảnh hưởng của vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng QLTT đến ý định CSTT thì nghiên cứu của So C F (2006) là bao quát nhất Do đó, thang đo về các khái niệm của vận hành dịch CNTT gồm: quản lý vận hành, quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ và quản lý vấn đề, và các khái niệm của hạ tầng QLTT gồm: hạ tầng công nghệ, hạ tầng cấu trúc và hạ tầng văn hóa được kế thừa từ nghiên cứu của So C F (2006)

Taylor và Todd (1995) đã đo lường mức độ ảnh hưởng của thái độ với ý định chia sẻ tri thức của cá nhân dựa trên lợi ích, sự sẵn sàng chia sẻ và mức độ hài lòng của cá nhân Thang đo cho yếu tố thái độ được trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1: Thang đo Thái độ

Thang đo Thang đo gốc Tác giả

Chia sẻ tri thức chuyên môn là một ý tưởng tốt

Sharing expertise knowledge is a good idea

Todd, P (1995) Chia sẻ tri thức chuyên môn là một ý tưởng có lợi

Sharing expertise knowledge is a beneficial idea

Tôi thích ý tưởng chia sẻ tri thức chuyên môn

I like the idea of sharing expertise knowledge

Chia sẻ tri thức chuyên môn làm tôi dễ chịu

Sharing my expertise knowledge would be pleasant

Nguồn: Tổng hợp các tác giả

3.2.4 Thang đo chuẩn chủ quan

Taylor và Todd (1995), Ajzen (2002) đã đo lường mức độ ảnh hưởng của chuẩn chủ quan với ý định chia sẻ tri thức cá nhân Đó là ý kiến của những người quan trọng của cá nhân được khảo sát, ý kiến của cấp trên, đồng nghiệp Thang đo cho yếu tố chuẩn chủ quan được tổng hợp và trình bày trong bảng 3.2

Bảng 3.2: Thang đo Chuẩn chủ quan

Thang đo Thang đo gốc Tác giả

Những người ảnh hưởng đến hành vi (cấp trên, đồng nghiệp, người thân…) nghĩ rằng tôi nên chia sẻ tri thức chuyên môn

People who influence my behavior (e.g boss, colleague etc.) think that I should share my expertise knowledge

(2002) Những người quan trọng với tôi

(cấp trên, đồng nghiệp, người thân…) nghĩ rằng tôi nên chia sẻ tri thức chuyên môn

People who are important to me (e.g boss, colleague etc.) think that I should share my Expertise knowledge

Những người xem ý kiến của tôi có giá trị (cấp trên, đồng nghiệp…) sẽ ủng hộ chia sẻ tri thức chuyên môn của tôi

People whose opinions I value (e.g boss, colleague etc.) would approve of my expertise knowledge sharing

(2002) Những kỳ vọng (cấp trên, đồng nghiệp, người thân …) của tôi mà tôi chia sẻ tri thức chuyên môn

It is expected (e.g by boss, colleague etc.) of me that I share my expertise knowledge

Nguồn: Tổng hợp các tác giả

3.2.5 Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi

Taylor và Todd (1995), Ajzen (2002) đã đo lường mức độ ảnh hưởng của nhận thức kiểm soát hành vi đối với ý định chia sẻ tri thức cá nhân là dễ dàng hay khó khăn và hành động đó có bị kiểm soát và hạn chế hay không Thang đo của yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi được tổng hợp và trình bày trong bảng 3.3

Bảng 3.3: Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi

Thang đo Thang đo gốc Tác giả

Tôi sẽ có thể chia trẻ tri thức chuyên môn

I would be able to share my expertise knowledge Taylor,

(2002) Chia sẻ tri thức chuyên môn hiện đang nằm trong kiểm soát của tôi

Sharing my expertise knowledge is currently within my control

Tôi có tài nguyên, tri thức và khả năng chia sẻ tri thức chuyên môn

I have the resources, knowledge and ability to share my expertise knowledge

Nguồn: Tổng hợp các tác giả

3.2.6 Thang đo ý định chia sẻ tri thức

Taylor và Todd (1995) đã đo lường ý định chia sẻ tri thức bằng nhiều nhận định có tính nhất quán và độ tin cậy Thang đo Ý định chia sẻ tri thức được tổng hợp và trình bày trong bảng 3.4

Bảng 3.4: Thang đo Ý định chia sẻ tri thức

Thang đo Thang đo gốc Tác giả

Tôi có ý định chia sẻ tri thức chuyên môn trong tương lai gần

I intend to share my expertise knowledge in the near future

(1995) Tôi có ý định chia sẻ tri thức chuyên môn thường xuyên

I intend to share my expertise knowledge frequently

Sau khi cân nhắc mọi thứ, tôi muốn chia sẻ tri thức chuyên môn

All things considered, I expect to share my expertise knowledge

Nguồn: Tổng hợp các tác giả

3.2.7 Thang đo vận hành dịch vụ CNTT

So C F (2006) đã đo lường mức độ ảnh hưởng của vận hành dịch vụ CNTT (ITSO) đến thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên đối với chia sẻ tri thức Thang đo của nhóm yếu tố Vận hành dịch vụ CNTT được tổng hợp và trình bày trong bảng 3.5

Bảng 3.5: Thang đo nhóm yếu tố Vận hành dịch vụ CNTT

Yếu tố Thang đo Thang đo gốc Tác giả

Tổ chức dùng thực hành để kiểm soát dịch vụ CNTT hàng ngày

My organzation uses practice for controlling its day-to-day IT services

(2006) Tổ chức dùng thực hành để giám sát dịch vụ CNTT hàng ngày

My organization uses practice for monitoring day- to-day IT services

Tổ chức dùng thực hành để quản lý dữ liệu và hệ thống lưu trữ dữ liệu

My organization uses practice for administering its databases and data storage systems

Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ

Tổ chức dùng thực hành để tìm ra những sự cố và yêu cầu dịch vụ của nhân viên

My organization uses practice for logging employees’ incidents and service requests

(2006) Tổ chức dùng thực hành để theo dõi sự cố và yêu cầu dịch vụ của nhân viên

My organization uses practice for tracking employees’ incidents and service requests

Tổ chức dùng thực hành để xác định tính ưu tiên sự cố và yêu cầu dịch vụ của nhân viên

My organization uses practice for prioritizing employees’ incidents and service requests

Tổ chức dùng thực hành để giải quyết vấn đề

My organization uses practice for resolving problems

Tổ chức dùng thực hành để nhận diện nguyên nhân gốc của vấn đề

My organization uses practice for identifying root causes of problems

Tổ chức dùng thực hành để kiểm soát vấn đề đã biết

My organization uses practice for controlling known problems

Nguồn: Tổng hợp từ tác giả

3.2.8 Thang đo hạ tầng quản lý tri thức

Theo So C F (2006) đã đo lường mức độ ảnh hưởng của hạ tầng quản lý tri thức (KMI) đến thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên đối với chia sẻ tri thức Thang đo của nhóm yếu tố hạ tầng quản lý tri thức (KMI) được tổng hợp và trình bày trong bảng 3.6

Bảng 3.6: Thang đo nhóm yếu tố Hạ tầng Quản lý tri thức

Yếu tố Thang đo Thang đo gốc Tác giả

Nhân viên ở nhiều vị trí khác nhau học tập nhóm từ nhiều nguồn hay nhiều điểm truy cập trong cùng thời gian thông qua ITSO

People in multiple locations to learn as a group from a multiple source or at a multiple point in time through ITSO

(2006) Nhân viên ở nhiều nơi học tập như là một nhóm từ một nguồn hay một điểm truy cập trong cùng thời gian thông qua ITSO

People in multiple locations to learn as a group from a single source or at a single point in time through ITSO Để tìm kiếm tri thức chuyên môn it to search for expertise Để lấy và sử dụng tri thức chuyên môn về các sản phẩm và quá trình it to retrieve and use expertise about its products and processes

Cấu trúc bộ phận và phòng ban tổ chức của tổ chức khuyến khích tương tác và chia sẻ tri thức chuyên môn

My organization’s structure of departments and divisions encourages interaction and sharing of expertise

Cấu trúc tổ chức đẩy mạnh hành vi tập thể hơn là hành vi cá nhân

My organization’s structure promotes collective behavior rather than individualistic behavior

Tổ chức có một hệ thống giải thưởng tiêu chuẩn hóa cho chia sẻ tri thức chuyên môn

My organization has a standardized reward system for sharing expertise

Cấu trúc tổ chức tạo điều kiện chuyển giao chuyên môn vượt qua ranh giới cấu trúc

My organization’s structure facilitates the transfer of expertise across structural boundaries

Các nhân viên được khuyến khích tương tác với nhân khác

Employees are encouraged to interact with others

Quản lý cấp cao hỗ trợ vai trò chuyên môn một cách rõ ràng trong thành công của tổ chức

Senior management clearly supports the role of expertise in our firm’s success

Các nhân viên hiểu được tầm quan trọng của tri thức chuyên môn đến thành công của tổ chức

Employees understand the importance of expertise to corporate success

Các nhân viên có được giá trị từ những chuyên môn cá nhân

Employees are valued for their individual expertise

Nguồn: Tổng hợp từ tác giả

Nghiên cứu định tính

Các thang đo được kế thừa từ nghiên cứu của So C F (2006) được dùng để xây dựng dàn bài thảo luận định tính (xem phụ lục 1) nhưng sẽ được hiệu chỉnh, bổ sung hay loại bỏ các biến cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng phương pháp thảo luận tay đôi với 4 trưởng nhóm và 3 nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp CNTT ở Tp Hồ Chí Minh Thông tin của quá trình trao đổi sẽ được tổng hợp là cơ sở cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến trong thang đo để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Các thông tin cần thu thập nhằm tìm hiểu đối tượng được khảo sát về các vấn đề:

- Nội dung các phát biểu có dễ hiểu không

- Có thể hiệu chỉnh, bổ sung hay loại bỏ phát biểu nào hay không

Kết quả nghiên cứu định tính như sau:

- Đối với các thang đo cần hiệu chỉnh và bổ sung lại một số từ ngữ cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Cụ thể, câu hỏi của các thang đo có một số thay đổi tiêu biểu như sau:

 Câu hỏi SN1 “Những người ảnh hưởng đến hành vi của anh/chị (cấp trên, đồng nghiệp…) nghĩ rằng anh/chị nên chia sẻ tri thức chuyên môn” được hiệu chỉnh thành “Những người ảnh hưởng đến hành vi của anh/chị (cấp trên, đồng nghiệp, người thân…) nghĩ rằng anh/chị nên chia sẻ tri thức chuyên môn” để bổ sung thêm ảnh hưởng của người thân đến ý định chia sẻ tri thức

 Câu hỏi SN2 “Những kỳ vọng (cấp trên, đồng nghiệp …) của anh/chị mà anh/chị chia sẻ tri thức chuyên môn” được hiệu chỉnh thành “Anh/chị có mong đợi được ghi nhận bởi (cấp trên, đồng nghiệp, người thân…) khi anh/chị chia sẻ tri thức chuyên môn” để phù hợp với ngữ nghĩa trong bối cảnh nghiên cứu

 Câu hỏi OM1 “Kiểm soát dịch vụ CNTT hàng ngày” và OM2 “Giám sát dịch vụ CNTT hàng ngày” có nghĩa gần giống nhau nên gom lại thành 1 câu OM1

“Kiểm soát dịch vụ CNTT hàng ngày”

 Bổ sung thêm 2 câu hỏi OM3 “Kết hợp bảo trì hệ thống” và OM4 “Quản lý sao lưu hệ thống” vào thang đo quản lý vận hành dịch vụ CNTT

 Câu hỏi SI4 “Cấu trúc tổ chức tạo điều kiện chuyển giao chuyên môn vượt qua ranh giới cấu trúc” được hiệu chỉnh thành “Cấu trúc tổ chức tạo điều kiện chia sẻ tri thức giữa các bộ phận theo chiều ngang và chiều dọc” để phù hợp với ngữ nghĩa trong bối cảnh nghiên cứu (xem phụ lục 2) Đối với phần thông tin cá nhân của người trả lời bảng khảo sát có bổ sung thêm một số câu hỏi như: số năm làm việc, vị trí và chức vụ đang làm việc trong doanh nghiệp CNTT

Dữ liệu thu thập từ phỏng vấn được tổng hợp lại và tiến hành bổ sung, hiệu chỉnh các biến quan sát và các phát biểu để thực hiện mã hóa trong bảng câu hỏi khảo sát cho giai đoạn nghiên cứu định lượng

Bảng 3.7: Thang đo hoàn chỉnh

Mã hóa Các phát biểu

ATT1 Chia sẻ tri thức chuyên môn là một ý tưởng tốt ATT2 Chia sẻ tri thức chuyên môn là một ý tưởng có lợi ATT3 Anh/chị thích ý tưởng chia sẻ tri thức chuyên môn ATT4 Chia sẻ tri thức chuyên môn làm anh/chị cảm thấy dễ chịu

Những người ảnh hưởng đến hành vi của anh/chị (cấp trên, đồng nghiệp, người thân…) nghĩ rằng anh/chị nên chia sẻ tri thức chuyên môn

SN2 Những người xem ý kiến của anh/chị có giá trị (cấp trên, đồng nghiệp, người thân…) sẽ ủng hộ việc chia sẻ tri thức chuyên môn của anh/chị

SN3 Anh/chị có mong đợi được ghi nhận bởi (cấp trên, đồng nghiệp, người thân…) khi anh/chị chia sẻ tri thức chuyên môn

PBC1 Anh/chị sẽ có thể chia sẻ tri thức chuyên môn

PBC2 Chia sẻ tri thức chuyên môn hiện đang nằm trong sự chủ động của anh/chị

PBC3 Anh/chị có tài nguyên, tri thức và có khả năng chia sẻ tri thức chuyên môn

OM1 Kiểm soát dịch vụ CNTT hàng ngày

OM2 Quản lý dữ liệu và hệ thống cơ sở dữ liệu

OM3 Kết hợp bảo trì hệ thống

OM4 Quản lý sao lưu hệ thống

ISRM1 Tìm ra những sự cố và yêu cầu về dịch vụ của nhân viên

ISRM2 Theo dõi sự cố và yêu cầu về dịch vụ của nhân viên

ISRM3 Xác định tính ưu tiên sự cố và yêu cầu về dịch vụ của nhân viên

PM1 Giải quyết vấn đề

PM2 Nhận diện nguyên nhân gốc của vấn đề

PM3 Kiểm soát vấn đề đã biết

TI1 Nhân viên ở nhiều vị trí khác nhau học tập nhóm từ nhiều nguồn hay nhiều điểm truy cập trong cùng thời gian

TI2 Nhân viên ở nhiều vị trí khác nhau học tập nhóm từ một nguồn hay một điểm truy cập trong cùng thời gian

TI3 Hỗ trợ tìm kiếm tri thức chuyên môn

TI4 Hỗ trợ lấy và sử dụng tri thức chuyên môn về các sản phẩm và quá trình

SI1 Cấu trúc bộ phận và phòng ban của tổ chức khuyến khích tương tác và chia sẻ tri thức chuyên môn

SI2 Cấu trúc tổ chức đẩy mạnh hành vi tập thể hơn là hành vi cá nhân

SI3 Tổ chức có một hệ thống khen thưởng được chuẩn hóa cho việc chia sẻ tri thức chuyên môn

SI4 Cấu trúc tổ chức tạo điều kiện chia sẻ tri thức giữa các bộ phận theo chiều ngang và chiều dọc

CI1 Các nhân viên được khuyến khích tương tác với nhân viên khác

CI2 Quản lý cấp cao hỗ trợ việc chia sẻ tri thức chuyên môn một cách rõ ràng để hướng tới thành công của tổ chức

CI3 Các nhân viên hiểu được tầm quan trọng của việc chia sẻ tri thức chuyên môn đến thành công của tổ chức

CI4 Các nhân viên có được lợi ích từ việc chia sẻ tri thức chuyên môn

INT1 Anh/chị có ý định chia sẻ tri thức chuyên môn trong tương lai gần

INT2 Anh/chị có ý định chia sẻ tri thức chuyên môn thường xuyên

INT3 Anh/chị sẽ chia sẻ tri thức chuyên môn đã có sẵn.

Nghiên cứu định lượng

Sau khi các thang đo ở bước nghiên cứu định tính được hiệu chỉnh với ngôn từ dễ hiểu, không gây nhầm lẫn về mặt ý nghĩa, các phát biểu không bị trùng lắp, cấu trúc và số lượng câu hỏi phù hợp, tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát chính thức (xem phụ lục 3) Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp định lượng theo qua bảng câu hỏi khảo sát

Thông tin của mẫu thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo; và kiểm định sự phù hợp của mô hình được đề xuất Việc phân tích dữ liệu sẽ được tiến hành thông qua phần mềm SPSS 20 bằng các phương pháp làm sạch dữ liệu, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố EFA, thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.

Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu

- Tổng thể mẫu: toàn bộ các doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam

- Đơn vị lấy mẫu: là các doanh nghiệp CNTT đang hoạt động tại TP.HCM

- Kích thước mẫu: Quy định về số mẫu theo Bollen là tỷ lệ mẫu trên biến quan sát phải đảm bảo tối thiểu là 5:1 Theo quy định của Bollen, nghiên cứu có 35 biến quan sát thì số mẫu tối thiểu là 175, số mẫu dự kiến thu thập: 250 mẫu

- Cách lấy mẫu: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp phát bảng câu hỏi trực tiếp và gửi online thông qua Google docs

 Đối với bảng khảo sát được in sẵn trên giấy, mẫu được phát trực tiếp đến các nhân viên ở một số doanh nghiệp CNTT tại TP.HCM gồm: Công ty phần mềm FPT, Công ty phần mềm Logigear, Công ty phần mềm KMS, Công ty Techbase, Công ty Vinagame, Công ty Bosch, Công ty Gameloft

 Đối với bảng khảo sát online, mẫu được thu thập bằng cách gửi đường dẫn đến các nhân viên đang làm trong các doanh nghiệp công nghệ CNTT theo địa chỉ: https://docs.google.com/forms/d/1_hZlbGZY8TV_kKbb0y3b2lKVW- riX4RClGzfY9PpKjQ/edit

- Đối tượng khảo sát: nhân viên trong các doanh nghiệp CNTT tại TP.HCM

- Phương pháp lấy mẫu: Đề tài sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi xác suất

Thu thập dữ liệu: sử dụng bảng câu hỏi và gửi đến các đáp viên bằng email, khảo sát online…để thu thập dữ liệu Nội dung bảng câu hỏi dự kiến gồm 2 phần chính:

- Phần thông tin chính sẽ đề cập đến ảnh hưởng của các yếu tố của vận hành dịch vụ CNTT và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức Ở phần này sẽ dùng thang đo Likert với 5 mức độ, thể hiện biến thiên câu trả lời từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý

- Phần thông tin bổ sung được dùng để phân loại đáp viên, sẽ đề cập đến thông tin cá nhân, học vấn, vị trí làm việc, số năm kinh nghiệm, chức vụ đang làm việc Ở phần này sẽ dùng thang đo định danh, dạng câu hỏi một lựa chọn.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập sẽ được mã hóa và phân tích bằng phần mềm SPSS 20 với các bước thực hiện như sau:

 Kiểm định độ tin cậy các thang đo

 Phân tích nhân tố EFA

 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu (nếu có)

 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

 Kiểm định các yếu tố nhân khẩu học

3.6.1 Phương pháp kiểm định sơ bộ thang đo

3.6.1.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua phân tích Cronbach’s Alpha Phân tích này cho phép kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha cao thể hiện tính đồng nhất của các biến đo lường, cùng đo lường một thuộc tính Tiêu chuẩn để kiểm định độ tin cậy của thang đo khi phân tích Cronbach’s Alpha bao gồm: a) Cronbach’s Alpha tổng của thang đo ≥ 0.60 thì thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy b) Hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu c) Cronbach’s Alpha nếu loại biến < Cronbach’s Alpha tổng của thang đo

3.6.1.2 Kiểm định độ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt

Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (thu nhỏ) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (tóm tắt dữ liệu) Phân tích EFA cho phép gom các biến có mối tương quan lại với nhau thành một nhóm (các nhóm này có thể giống hoặc không giống với nhóm biến ban đầu) Các tiêu chuẩn phân tích EFA được áp dụng trong nghiên cứu này:

 Hệ số KMO (Kaiser – Mayer – Olkin) ≥ 0.50, mức ý nghĩa kiểm định Bartlett ≤ 0.05 Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau (các biến đo lường phản ảnh những khía cạnh khác nhau của cùng một yếu tố chung), kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

 Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser criterion): loại bỏ những nhân tố kém quan trọng

Chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng có Eigenvalue không nhỏ hơn 1.0 (Kaiser, 1960), Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố

 Tiêu chuẩn phương sai trích (Varance explained criteria): tổng phương sai trích không nhỏ hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988)

 Hệ số tải nhân tố (factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA; hệ số tải > 0.30 được xem là đạt được mức tối thiểu, > 0.40 được xem là quan trọng, > 0.50 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Hair và cộng sự, 2010) Ngoài ra, cũng có nhà nghiên cứu quan tâm đến tiêu chuẩn khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.30 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003) Trong nghiên cứu này sử dụng phân tích EFA để loại dần các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.50

3.6.2 Phương pháp kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Sau khi hoàn tất kiểm định độ tin cậy cho các thang đo và phân tích nhân tố, các biến không đảm bảo độ giá trị hội tụ tiếp tục bị loại bỏ ra khỏi mô hình cho đến khi các biến quan sát được nhóm theo các nhóm biến Tiếp đó, phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy

Việc xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp hồi quy đa biến Kết quả của phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích thống kê mô tả

Sau khi tiến hành loại bỏ các bảng trả lời không đạt yêu cầu (trả lời thiếu, câu trả lời mâu thuẫn nhau…), tác giả có được 265 mẫu khảo sát để tiến hành nhập liệu trên phần mềm SPSS 20

- Khảo sát về giới tính: Theo kết quả khảo sát có 190 người là nam chiếm 71,7% , 75 người là nữ chiếm 28,3% (xem phụ lục 8)

- Khảo sát về độ tuổi: Có 57 người độ tuổi từ 18 đến dưới 25 chiếm 21,5%, 189 người độ tuổi từ 25 đến 34 chiếm 71,3%, 16 người độ tuổi từ 35 đến 44 chiếm 6% và 3 người độ tuổi từ 45 đến 55 chiếm 1,1%

- Khảo sát về trình độ học vấn: Có 1 người học vấn phổ thông chiếm 0,4%, 5 người có học vấn trung cấp/cao đẳng chiếm 1,9%, 182 người có học vấn đại học chiếm 68,7% và 77 người có học vấn sau đại học chiếm 29,1%

- Khảo sát về vị trí làm việc: Có 170 người ở vị trí phát triển phần mềm chiếm 64,2%, 6 người ở vị trí bảo trì phần cứng chiếm 2,3%, 46 người ở vị trí quản trị hệ thống chiếm 17,4%, 23 người ở vị trí hỗ trợ kỹ thuật chiếm 8,7% và 20 người ở các vị trí khác (kiểm thử phần mềm…) trong ngành CNTT chiếm 7,5%

- Khảo sát về số năm làm việc trong ngành CNTT: Có 43 người làm việc dưới 1 năm chiếm 16,2%, 63 người làm việc từ 1 đến dưới 3 năm chiếm 23,8%, 114 người làm việc từ 3 đến dưới 5 năm chiếm 43%, 42 người làm việc từ 5 đến dưới 10 năm chiếm 15,8% và 3 người làm việc trên 10 năm chiếm 1,1%

- Khảo sát về chức vụ trong ngành CNTT: Có 2 người là giám đốc chiếm 0,8%, 7 người là trưởng phòng chiếm 2,6%, có 2 người là phó phòng chiếm 0,8%, có 48 người là trưởng nhóm chiếm 18,1% và 206 người là nhân viên chiếm 77,7%

Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát được trình bày trong bảng 4.1

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Phân loại Tần suất Tỷ lệ

Trung cấp/cao đẳng 5 1.9 Đại học 182 68.7

Nhìn chung, cấu trúc của mẫu khảo sát phù hợp và có tính đại diện với tổng thể của nhân viên đang làm việc trong ngành CNTT ở Việt Nam.

Kiểm định mô hình thang đo

Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số Cronbach’s Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp Các biến có hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh (Corrected item– total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy từ 0,6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994, trích trong Trần Đức Long, 2006)

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo đo lường là tốt , từ gần 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được Nhưng cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu

Bảng 4.2: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các nhân tố

Mã hóa Nhân tố Số biến quan sát

PBC Nhận thức kiểm soát hành vi 3 0.736

OM Quản lý vận hành dịch vụ CNTT 4 0.792

ISRM Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ CNTT 3 0.873

PM Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT 3 0.777

TI Hạ tầng về công nghệ 4 0.811

SI Hạ tầng về cấu trúc 4 0.791

CI Hạ tầng về văn hóa 4 0.771

INT Ý định chia sẻ tri thức 3 0.710

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Kết quả phân tích độ tin cậy trong bảng 4.2 cho thấy các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 (xem phụ lục 4) , do vậy các thang đo đều đạt độ tin cậy và được sử dụng trong bước phân tích EFA

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998)

Khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

 Hệ số KMO (Kaiser–Meyer–Olkin) ≥ 0,5, mức ý nghĩa của kiểm định Barlett ≤ 0,05 Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

 Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,5, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance)

Factor loading > 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Hair và cộng sự (1998) cũng khuyến nghị như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading >

0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải > 0,75

 Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%

 Hệ số Eigenvalue >1 (Gerbing và Anderson, 1998, trích trong Trần Đức

 Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003, trích trong Bùi Nguyên Hùng và Võ Khánh Toàn, 2005)

Khi phân tích EFA đối với thang đo, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có Eigenvalue >1 Việc phân tích nhân tố sẽ được tiến hành với toàn bộ các biến quan sát, sau đó sẽ loại bỏ từng biến có hệ số tải nhân tố thấp

Sau khi tiến hành kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, tất cả 35 biến quan sát của 10 thang đo đều đạt yêu cầu và đều được đưa vào phân tích EFA

Chạy EFA lần 1, có 35 biến quan sát được đưa vào phân tích theo tiêu chuẩn

Eigenvalue > 1 thì có 9 nhân tố được rút ra Tuy nhiên, biến quan sát ATT4 bị loại ra vì có hệ số tải nhân tố < 0.5 (xem phụ lục 5)

Chạy EFA lần 2 sau khi loại bỏ biến ATT4 Kết quả phân tích nhân tố lần 2 cho thấy có 9 nhân tố được rút ra Thống kê KMO & Bartlett trong bảng 4.3 cho thấy: hệ số KMO = 0.818 (nằm từ 0,5 đến 1) nên EFA phù hợp với dữ liệu Thống kê Chi – Square của kiểm định Bartlett đạt mức 4229.98, do vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ với mức nghĩa thống kê 0% (Sig = 0.000) và các biến quan sát có tương quan với nhau

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Barlett

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .818 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 4229.980 df 561

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Chi tiết về phân tích nhân tố khám phá EFA được trình bày trong bảng 4.4

Theo kết quả phân tích nhân tố ở bảng 4.4 các biến quan sát đều hội tụ về cùng một nhân tố, các biến quan sát này cũng không tải đồng thời lên nhiều nhân tố nên đảm bảo giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Tuy nhiên, nhóm biến quan sát của SI và CI cùng tải lên một nhân tố và các biến quan sát này đều có hệ số tải nhân tố >

0.5 nên đều có ý nghĩa quan trọng, do vậy tác giả gộp các biến quan sát của 2 nhân tố này, đặt thành một nhân tố mới là SCI

Hệ số Eigenvalue = 1.004 > 1 đạt yêu cầu, điểm dừng tại nhân tố thứ 9 với phương sai trích đạt 66.186%, nghĩa là có 9 nhân tố được rút ra giải thích được 66.186% sự biến thiên của dữ liệu

Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố EFA

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố EFA khi gộp SI và CI thành SCI

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho nhân tố mới SCI cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.853 > 0.6 (xem phụ lục 7) và hệ số tương quan biến - tổng thấp nhất là 0.495 > 0.3 nên nhân tố mới SCI này thỏa mãn độ tin cậy Kết quả độ tin cậy cho các nhân tố sau khi hiệu chỉnh được trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha sau hiệu chỉnh

Mã hóa Nhân tố Số biến quan sát

PBC Nhận thức kiểm soát hành vi 3 0.736

OM Quản lý vận hành dịch vụ CNTT 4 0.792

ISRM Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ CNTT 3 0.873

PM Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT 3 0.777

TI Hạ tầng về công nghệ 4 0.811

SCI Hạ tầng về cấu trúc và văn hóa 4 0.853

INT Ý định chia sẻ tri thức 3 0.710

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Phân tích tương quan

Bước đầu tiên khi phân tích hồi quy tuyến tính là sử dụng hệ số Pearson để xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lâp, cũng như giữa các biến độc lập với nhau Hệ số này luôn nằm trong khoảng từ -1 đến +1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu lớn hơn 0,6 thì có thể kết luận mối quan hệ là chặt chẽ, và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt, nếu nhỏ hơn 0,3 thì cho biết mối quan hệ là lỏng

Kết quả phân tích tương quan (xem phụ lục 6) cho thấy các yếu tố đều có tương quan đối với ý định chia sẻ tri thức với mức ý nghĩa là 1% và 5% Tuy nhiên, chỉ có duy nhất tương quan giữa Thái độ (ATT) với Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ (ISRM) có Sig = 0.06, như vậy có thể chấp nhận với mức ý nghĩa 10% cho cặp tương quan này Kết quả phân tích tương quan được trình bày trong bảng 4.7

Bảng 4.7: Kết quả phân tích tương quan

INT ATT SN PBC OM ISRM PM TI SCI

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01

* Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.05.

Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Các phát biểu giả thuyết của mô hình:

Giả thuyết 1: Thái độ đối với việc chia sẻ tri thức có ảnh hưởng tích cực đến ý định chia sẻ tri thức

Giả thuyết 2: Chuẩn chủ quan liên quan đến chia sẻ tri thức có ảnh hưởng tích cực đến ý định chia sẻ tri thức

Giả thuyết 3: Nhận thức kiểm soát hành vi trong việc chia sẻ tri thức có ảnh hưởng tích cực đến ý định chia sẻ tri thức

Giả thuyết 4a: Quản lý vận hành dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 4b: Quản lý vận hành dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn chủ quan của nhân viên về chia sẻ tri thức

Quản lý vận hành dịch vụ CNTT

Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ CNTT

Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT

Hạ tầng cấu trúc và văn hóa

Nhận thức kiểm soát hành vi Ý định chia sẻ tri thức

Tuổi, giới tính, số năm làm việc trong ngành CNTT

Giả thuyết 4c: Quản lý vận hành dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 5a: Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 5b: Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn chủ quan của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 5c: Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 6a: Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 6b: Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn chủ quan của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 6c: Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 7a: Hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 7b: Hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn chủ quan của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 7c: Hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 8a: Hạ tầng cấu trúc và văn hóa của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 8b: Hạ tầng cấu trúc và văn hóa của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn chủ quan của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 8c: Hạ tầng cấu trúc và văn hóa của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên về chia sẻ tri thức

Giả thuyết 9: Các yếu tố về nhân khẩu học (tuổi, giới tính, học vấn, số năm làm việc) có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức.

Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

4.5.1 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 4.5.1.1 Mô hình Ý định chia sẻ tri thức

Phân tích hồi quy với phương pháp phân tích là Enter được thực hiện với 3 biến độc lập: Thái độ (ATT), Chuẩn chủ quan (SN), Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) và biến phụ thuộc là Ý định chia sẻ tri thức (INT) Bảng 4.8 cho thấy mô hình hồi quy phù hợp với mức ý nghĩa thống kê 95% Hệ số R 2 hiệu chỉnh là 28.3% có nghĩa sự biến thiên của biến phụ thuộc Ý định chia sẻ tri thức có thể được giải thích bởi các biến độc lập về Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi là 28.3% (xem phụ lục 10.1) Kết quả kiểm định Durbin-Watson có hệ số 2.033 gần bằng 2, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, tr.233)

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy – Mô hình Ý định chia sẻ tri thức

Mô hình R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng Durbin-Watson

Mô hình Sum of Squares df Mean Square F Sig

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa t Sig Đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Kết quả phân tích hồi quy trong bảng 4.8 cũng cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình với các hệ số phóng đại phương sai VIF của mỗi biến đều nhỏ hơn 10 Quy tắc khi VIF lớn hơn 10 thì đó là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, tr 252)

Từ kết quả hồi quy, ý định chia sẻ tri thức được biểu diễn qua công thức:

Diễn giải kết quả Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ATT, SN và PBC đến INT, căn cứ vào hệ số Beta Nếu trị số Beta của nhân tố nào càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến INT càng cao và ngược lại Dựa theo kết quả trong bảng 4.8, có thể thấy rằng nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định chia sẻ tri thức (Beta = 0.336), tiếp đến là nhân tố Thái độ (Beta 0.275) và cuối cùng là Chuẩn chủ quan (Beta = 0.188)

Phân tích hồi quy với phương pháp phân tích là Enter được thực hiện với 5 biến độc lập: Quản lý vận hành (OM), Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ (ISRM),

Quản lý vấn đề (PM), Hạ tầng công nghệ (TI), Hạ tầng cấu trúc và văn hóa (SCI) và biến phụ thuộc là Thái độ (ATT) (xem phụ lục 10.2) Bảng 4.9 tóm tắt kết quả phân tích hồi quy cho mô hình Thái độ

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy lần 1 – Mô hình Thái độ

Sai số chuẩn của ước lượng Durbin-Watson

Mô hình Sum of Squares df Mean Square F Sig

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Từ kết quả phân tích hồi quy, có thể thấy rằng các biến Quản lý vận hành (OM), Quản lý sự cố và yêu cầu của dịch vụ (ISRM), Quản lý vấn đề (PM) và Hạ tầng cấu trúc và văn hóa (SCI) không có ý nghĩa thống kê ở mức 95% Tiến hành loại bỏ các biến này ra khỏi mô hình Thái độ và tiến hành chạy hồi quy lần 2 với biến độc lập là Hạ tầng công nghệ (TI) và biến phụ thuộc là Thái độ (ATT)

Bảng 4.10 cho thấy mô hình hồi quy đưa ra phù hợp với mức ý nghĩa thống kê 95% Hệ số R 2 hiệu chỉnh là 8.6% có nghĩa sự biến thiên của biến phụ thuộc Thái độ có thể được giải thích bởi các biến độc lập là 8.6% (xem phụ lục 10.3) Kết quả kiểm định Durbin-Watson có hệ số 2.109 gần bằng 2, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy lần 2 – Mô hình Thái độ

Sai số chuẩn của ước lượng Durbin-Watson

Mô hình Sum of Squares df Mean

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa t Sig Đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Từ kết quả hồi quy, Thái độ được biểu diễn qua công thức:

Diễn giải kết quả Để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố TI đến ATT, căn cứ vào hệ số Beta Dựa vào kết quả hồi quy bảng 4.10 cho thấy yếu tố Hạ tầng công nghệ (TI) có ảnh hưởng đến Thái độ (ATT) với Beta = 0.299 Các yếu tố khác gồm: Quản lý vận hành dịch vụ CNTT (OM), Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ CNTT (ISRM),

Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT (PM) và Hạ tầng cấu trúc và văn hóa (SCI) đều không có ảnh hưởng đến Thái độ (ATT) do không có ý nghĩa thống kê ở mức 95%

4.5.1.3 Mô hình Chuẩn chủ quan

Phân tích hồi quy với phương pháp phân tích là Enter được thực hiện với 5 biến độc lập: Quản lý vận hành (OM), Quản lý sự cố và yêu cầu dịch vụ (ISRM), Quản lý vấn đề (PM), Hạ tầng công nghệ (TI), Hạ tầng cấu trúc và văn hóa (SCI) và biến phụ thuộc Chuẩn chủ quan (SN) Kết quả được trình bày trong bảng 4.11

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy lần 1 – Mô hình Chuẩn chủ quan

Sai số chuẩn của ước lượng Durbin-Watson

Mô hình Sum of Squares df Mean Square F Sig

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa t Sig Đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa t Sig Đa cộng tuyến

B Std Error Beta Tolerance VIF

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Từ kết quả phân tích hồi quy lần 1 (xem phụ lục 10.4), có thể thấy rằng các biến: Quản lý sự cố và yêu cầu của dịch vụ CNTT (ISRM), Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT (PM) và Hạ tầng cấu trúc và văn hóa (SCI) không có ý nghĩa thống kê ở mức 95% Tiến hành loại bỏ các biến này ra khỏi mô hình Chuẩn chủ quan và chạy hồi quy lần 2 với biến độc lập là: Quản lý vận hành dịch vụ CNTT (OM), Hạ tầng công nghệ (TI) và biến phụ thuộc là Chuẩn chủ quan (SN)

Bảng 4.12 cho thấy mô hình hồi quy lần 2 có hệ số R 2 hiệu chỉnh là 9.0%, có nghĩa sự biến thiên của biến phụ thuộc Chuẩn chủ quan (SN) có thể được giải thích bởi các biến độc lập là 9.0% (xem phụ lục 10.5) Kết quả kiểm định Durbin-Watson có hệ số 1.906 gần bằng 2, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình

Bảng 4.12: Kết quả hồi quy lần 2 – Mô hình Chuẩn chủ quan

Sai số chuẩn của ước lượng Durbin-Watson

Mô hình Sum of Squares df Mean

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa t Sig Đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Kết quả phân tích hồi quy lần 2 cho mô hình Chuẩn chủ quan cũng cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình với các hệ số phóng đại phương sai VIF của 2 biến OM và TI đều nhỏ hơn 10

Từ kết quả hồi quy, Chuẩn chủ quan được biểu diễn qua công thức:

Diễn giải kết quả Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố OM và TI đến SN, căn cứ vào hệ số Beta Nếu trị số Beta của nhân tố nào càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến SN càng cao và ngược lại Dựa vào kết quả phân tích hồi quy bảng 4.12 có thể thấy rằng mức độ ảnh hưởng của yếu tố Quản lý vận hành dịch vụ CNTT (OM) là mạnh nhất với Beta = 0.204, tiếp đến là yếu tố Hạ tầng công nghệ (TI) với Beta = 0.187

Các yếu tố khác gồm: Quản lý sự cố và yêu cầu của dịch vụ CNTT (ISRM), Quản lý vấn đề dịch vụ CNTT (PM) và Hạ tầng cấu trúc và văn hóa (SCI) đều không có ảnh hưởng đến Chuẩn chủ quan (SN) do không có ý nghĩa thống kê ở mức 95%

4.5.1.4 Mô hình Nhận thức kiểm soát hành vi

Kiểm định các yếu tố nhân khẩu học đối với ý định chia sẻ tri thức

Mục đích của việc kiểm định các biến định tính là tìm sự khác biệt về ý định chia sẻ tri thức giữa các nhóm, phân biệt dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học, bao gồm giới tính, độ tuổi, học vấn, vị trí, số năm và chức vụ trong ngành công nghệ thông tin Đối với kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm giới tính, trong nghiên cứu này sử dụng phép kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể Còn các yếu tố còn lại là độ tuổi, học vấn, vị trí, số năm và chức vụ có từ 3 nhóm mẫu trở lên thì áp dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA Phương pháp này phù hợp vì nó kiểm định tất cả các nhóm mẫu

4.6.1 Kiểm định ý định chia sẻ tri thức giữa nhóm nam và nhóm nữ

Kiểm định Levene test được tiến hành với giả thuyết H0 rằng phương sai của

2 tổng thể bằng nhau Kết quả kiểm định cho giá trị sig = 0.728 > 0.05 cho thấy phương sai giữa 2 giới tính không khác nhau Vì thế, trong kết quả kiểm định Independent Samples Test, tác giả sử dụng kết quả “Equal variance assumed” có sig = 0.531 > 0.05 Do đó, không có sự khác biệt giữa nhóm nam và nhóm nữ đối với ý định chia sẻ tri thức Kết quả kiểm định được trình bày ở bảng 4.16 và 4.17

Bảng 4.16: Thống kê mô tả biến ý định chia sẻ tri thức theo giới tính

Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Bảng 4.17: Kiểm định T-Test của biến ý định chia sẻ tri thức theo giới tính

Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

4.6.2 Kiểm định ý định chia sẻ tri thức giữa những người có độ tuổi khác nhau

Theo kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa sig = 0.765 > 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về ý định chia sẻ tri thức giữa các nhóm có độ tuổi khác nhau, không khác nhau về ý nghĩa thống kê Chính vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa 0.072 > 0.05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định chia sẻ tri thức giữa các nhóm có độ tuổi khác nhau (xem phụ lục 11)

4.6.3 Kiểm định ý định chia sẻ tri thức giữa những người có học vấn khác nhau

Theo kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa sig = 0.596 > 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về ý định chia sẻ tri thức giữa những nhóm có học vấn khác nhau, không khác nhau về ý nghĩa thống kê Chính vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa 0.644 > 0.05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định chia sẻ tri thức giữa những nhóm có học vấn khác nhau (xem phụ lục 11)

4.6.4 Kiểm định ý định chia sẻ tri thức giữa những người có vị trí làm việc khác nhau

Theo kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa sig = 0.206 > 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về ý định chia sẻ tri thức giữa những nhóm có vị trí khác nhau, không khác nhau về ý nghĩa thống kê Chính vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được

Theo kết quả phân tích ANOVA, cho mức ý nghĩa 0.031 < 0.05 Tuy nhiên, kết quả của kiểm định Post Hoc cho thấy các giá trị sig > 0.05 giữa các nhóm Do đó, có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định chia sẻ tri thức giữa các nhóm có vị trí khác nhau trong ngành CNTT (xem phụ lục 11)

4.6.5 Kiểm định ý định chia sẻ tri thức giữa những người có số năm làm việc khác nhau

Theo kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa sig = 0.044 < 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về ý định chia sẻ tri thức giữa những nhóm có số năm làm việc khác nhau, có sự khác nhau về ý nghĩa thống kê Chính vì vậy, kết quả phân tích ANOVA không thể sử dụng mà sử dụng kết quả kiểm định Post Hoc (thống kê Tamhane’s T2)

Theo kết quả của kiểm định Post Hoc, với mức ý nghĩa 0.029 < 0.05 của cặp phương sai “Từ 3 đến dưới 5 năm” và “Trên 10 năm”, nên có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định chia sẻ tri thức giữa những người có số năm làm việc khác nhau trong ngành công nghệ thông tin (xem phụ lục 11)

4.6.6 Kiểm định ý định chia sẻ tri thức giữa những người có chức vụ làm việc khác nhau

Theo kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa sig = 0.156 > 0,05 có thể nói phương sai đánh giá về ý định chia sẻ tri thức giữa những nhóm có chức vụ khác nhau, không khác nhau về ý nghĩa thống kê Chính vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa 0.535 > 0.05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định chia sẻ tri thức giữa những nhóm có chức vụ khác nhau trong ngành CNTT (xem phụ lục 11).

Tóm tắt

Chương này đã trình bày thống kê mô tả của những người được khảo sát, kết quả kiểm định các thang đo, phân tích nhân tố, kiểm định mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết thống kê Trong kết quả phân tích nhân tố, đã loại bỏ ra một số biến không phù hợp, đồng thời gộp chung 2 nhân tố SI và CI thành 1 nhân tố mới SCI, do hệ số tải các biến quan sát của 2 nhân tố cùng hội tụ lên 1 nhân tố

Trong kiểm định mô hình nghiên cứu, kết quả phân tích hồi quy của mô hình Ý định chia sẻ tri thức cho thấy 3 nhân tố Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi đều có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức, theo thứ tự từ mạnh đến yếu dần, đó là Nhận thức kiểm soát hành vi, Thái độ và Chuẩn chủ quan Kết quả phân tích hồi quy ở mô hình Thái độ cho thấy thái độ của những người khảo sát đối với ý định chia sẻ tri thức có ảnh hưởng bởi Hạ tầng công nghệ Kết quả phân tích hồi quy ở 2 mô hình Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi cho thấy 2 nhân tố là Quản lý vận hành và Hạ tầng công nghệ đều có ảnh hưởng

Tuy nhiên, ở mô hình Chuẩn chủ quan thì nhân tố Quản lý vận hành có ảnh hưởng mạnh hơn nhân tố Hạ tầng công nghệ đến Chuẩn chủ quan của người được khảo sát về ý định chia sẻ tri thức, còn trong mô hình Nhận thức kiểm soát hành vi thì nhân tố Hạ tầng công nghệ có ảnh hưởng mạnh hơn nhân tố Quản lý vận hành đến Nhận thức kiểm soát hành vi của người được khảo sát về ý định chia sẻ tri thức

Ngoài ra, kết quả kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học lên ý định chia sẻ tri thức thì không có sự khác biệt giữa nhóm nam và nữ, giữa những người có độ tuổi, học vấn, vị trí và chức vụ làm việc khác nhau Tuy nhiên, chỉ có yếu tố số năm làm việc khác nhau là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những người khảo sát về ý định chia sẻ tri thức.

Ngày đăng: 09/09/2024, 06:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu về Hạ tầng quản lý tri thức - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu về Hạ tầng quản lý tri thức (Trang 28)
Hình 2.4: Áp dụng lý thuyết hoạt động trong chia sẻ tri thức của tổ chức - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Hình 2.4 Áp dụng lý thuyết hoạt động trong chia sẻ tri thức của tổ chức (Trang 31)
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 34)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 39)
Bảng 3.1: Thang đo Thái độ - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 3.1 Thang đo Thái độ (Trang 41)
Bảng 3.2: Thang đo Chuẩn chủ quan - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 3.2 Thang đo Chuẩn chủ quan (Trang 41)
Bảng 3.3: Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 3.3 Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi (Trang 42)
Bảng 3.4: Thang đo Ý định chia sẻ tri thức - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 3.4 Thang đo Ý định chia sẻ tri thức (Trang 43)
Bảng 3.5: Thang đo nhóm yếu tố Vận hành dịch vụ CNTT - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 3.5 Thang đo nhóm yếu tố Vận hành dịch vụ CNTT (Trang 43)
Bảng 3.6: Thang đo nhóm yếu tố Hạ tầng Quản lý tri thức - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 3.6 Thang đo nhóm yếu tố Hạ tầng Quản lý tri thức (Trang 45)
Bảng 3.7: Thang đo hoàn chỉnh - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 3.7 Thang đo hoàn chỉnh (Trang 48)
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát (Trang 54)
Bảng 4.2: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các nhân tố - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 4.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các nhân tố (Trang 55)
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố EFA khi gộp SI và CI thành SCI - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố EFA khi gộp SI và CI thành SCI (Trang 59)
Bảng 4.6: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha sau hiệu chỉnh - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 4.6 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha sau hiệu chỉnh (Trang 60)
Bảng 4.7: Kết quả phân tích tương quan - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 4.7 Kết quả phân tích tương quan (Trang 61)
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh (Trang 62)
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy – Mô hình Ý định chia sẻ tri thức - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy – Mô hình Ý định chia sẻ tri thức (Trang 64)
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy lần 1 – Mô hình Thái độ - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy lần 1 – Mô hình Thái độ (Trang 65)
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy lần 1 – Mô hình Chuẩn chủ quan - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy lần 1 – Mô hình Chuẩn chủ quan (Trang 67)
Bảng 4.12 cho thấy mô hình hồi quy lần 2 có hệ số R 2  hiệu chỉnh là 9.0%, có  nghĩa sự biến thiên của biến phụ thuộc Chuẩn chủ quan (SN) có thể được giải thích - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 4.12 cho thấy mô hình hồi quy lần 2 có hệ số R 2 hiệu chỉnh là 9.0%, có nghĩa sự biến thiên của biến phụ thuộc Chuẩn chủ quan (SN) có thể được giải thích (Trang 68)
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy lần 1 - Mô hình Nhận thức kiểm soát hành vi - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 4.13 Kết quả hồi quy lần 1 - Mô hình Nhận thức kiểm soát hành vi (Trang 70)
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy lần 2 - Mô hình Nhận thức kiểm soát hành vi - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 4.14 Kết quả hồi quy lần 2 - Mô hình Nhận thức kiểm soát hành vi (Trang 71)
Hình 4.2: Kết quả phân tích hồi quy - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Hình 4.2 Kết quả phân tích hồi quy (Trang 72)
Bảng 4.16: Thống kê mô tả biến ý định chia sẻ tri thức theo giới tính - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Bảng 4.16 Thống kê mô tả biến ý định chia sẻ tri thức theo giới tính (Trang 74)
Phụ lục 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vận hành dịch vụ công nghệ thông tin và hạ tầng quản lý tri thức đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
h ụ lục 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC (Trang 94)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN