BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ----***---- LƯƠNG ĐỨC PHONG - C02050 THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT KẾT XƯƠNG CHI DƯỚI THÔNG QUA TƯ VẤN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
***
LƯƠNG ĐỨC PHONG
THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
SAU PHẪU THUẬT KẾT XƯƠNG CHI DƯỚI
THÔNG QUA TƯ VẤN SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Hà Nội - 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
***
LƯƠNG ĐỨC PHONG - C02050
THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
SAU PHẪU THUẬT KẾT XƯƠNG CHI DƯỚI
THÔNG QUA TƯ VẤN SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Khoa học Sức khỏe, bộ môn Điều Dưỡng, Ban Giám đốc, các bác sĩ, điều dưỡng viên tại bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Đoàn Anh Tuấn và PGS TS Đinh Thị Kim Dung, là những người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi từng bước trưởng thành trên con đường học tập, nghiên cứu khoa học cũng như trong cuộc sống
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn, bệnh viện đã tận tình chỉ bảo cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể nhân viên y tế khoa Ngoại Chấn thương - bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người bệnh và thân nhân đã chân tình chia sẻ, hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin dành tất cả tình yêu thương và lòng biết ơn vô hạn tới gia đình và tất cả những người thân đã luôn bên tôi hết lòng vì tôi trên con đường khoa học
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2023
Học viên
Lương Đức Phong
Trang 4Tôi là Lương Đức Phong, học viên cao học Điều dưỡng khóa 10 - Khoa Khoa học Sức khỏe, bộ môn Điều Dưỡng, trường đại học Thăng Long
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Đoàn Anh Tuấn và PGS TS Đinh Thị Kim Dung
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2023
Người viết cam đoan
Lương Đức Phong
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 5Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CLCS Chất lượng cuộc sống ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
KHX Kết hợp xương NB Người bệnh NVYTNhân viên y tế
SKTC Sức khỏe thể chất SKTT Sức khỏe tinh thần
WHO Tổ chức y tế thế giới PT Phẫu thuật VAS Visual Analogue Scale: Thang điểm nhìn đồng
dạng VAS
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Sơ lược về điều trị kết hợp xương chi dưới 3
1.1.1 Xương chi dưới 3
1.1.2 Tổng quan kết hợp xương và nguyên tắc kết hợp xương 3
1.2 Các triệu chứng lâm sàng của người bệnh sau mổ KHX chi dưới 6
1.3 Học thuyết điều dưỡng ứng dụng trong chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật 7
1.4 Quy trình chăm sóc và tư vấn của người điều dưỡng sau phẫu thuật 7
1.5 Vai trò và nhiệm vụ của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh 10
1.5.1 Tổng quan vai trò của điều dưỡng 10
1.5.2 Nhiệm vụ của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh nội trú 11
1.5.3 Tổng quan giáo dục sức khỏe 13
1.6 Tổng quan chất lượng cuộc sống của người bệnh 16
1.6.1 Khái niệm về Chất lượng cuộc sống 16
1.6.2 Tiêu chí chất lượng cuộc sống 16
1.6.3 Đặc điểm chất lượng cuộc sống 17
1.6.4 Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống 17
1.7 Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 21
1.7.1 Trên thế giới 21
1.7.2 Tại Việt Nam 22
1.8 Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp và Khoa Ngoại chấn thương 24
1.8.1 Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp 24
1.8.2 Khoa Ngoại Chấn thương 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 26
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2 Cỡ mẫu 26
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu: 27
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 72.3 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu 34
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 34
2.3.2 Xử lý số liệu 40
2.4 Sai số và xử lý sai số 41
2.5 Đạo đức nghiên cứu 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 42
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 42
3.2 Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trước khi GDSK 46
3.2.1 Chức năng chi dưới của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trước khi GDSK 46
3.2.2 Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trước khi GDSK 50
3.3 Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới sau 01 tháng tư vấn giáo dục sức khỏe 54
3.3.1 Chức năng chi dưới theo thang điểm LEFS trước và sau GDSK 1 tháng 54
3.3.2 Sức khỏe thể chất trước và sau GDSK 1 tháng 55
3.3.3 Sức khỏe tinh thần trước và sau GDSK 1 tháng 57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 60
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 60
4.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học 60
4.1.2 Đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu 61
4.1.3 Triệu chứng sau phẫu thuật 62
4.2 Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trước khi GDSK 64
4.2.1 Chức năng chi dưới theo thang điểm LEFS trước GDSK 64
4.2.2 Điểm trung bình hoạt động thể chất trước GDSK 66
4.2.3 Điểm trung bình sức khỏe tinh thần trước GDSK 67
4.2.4 Điểm trung bình chất lượng cuộc sống trước GDSK 67
4.3 Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới sau 01 tháng tư vấn giáo dục sức khỏe 70
Trang 8tháng 70
4.3.2 Thay đổi mức độ sức khỏe thể chất trước và sau GDSK 1 tháng 71
4.3.3 Thay đổi mức độ sức khỏe tinh thần trước và sau GDSK 1 tháng 72
4.3.4 Thay đổi mức độ chất lượng cuộc sống trước và sau GDSK 1 tháng 73
4.4 Một số hạn chế của nghiên cứu: 75
KẾT LUẬN 77
KHUYẾN NGHỊ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 9Bảng 2.1: Biến số, chỉ số phần thông tin chung 28
Bảng 2.2: Biến số, chỉ số về sự chất lượng cuộc sống 31
Bảng 3.1: Thông tin về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 42
Bảng 3.2: Đặc điểm về nơi ở và kinh tế của đối tượng nghiên cứu 44
Bảng 3.3: Thực trạng về bệnh lý của người bệnh trong nghiên cứu 44
Bảng 3.4: Các triệu chứng sau mổ KHX chi dưới 45
Bảng 3.5: Tỷ lệ mức độ hoạt động chi dưới của ĐTNC sau phẫu thuật theo thang điểm LEFS 46
Bảng 3.6: Mô tả chức năng chi dưới của ĐTNC theo trung bình điểm LEFS 48
Bảng 3.7: Mô tả chức năng chi dưới của ĐTNC theo phân loại điểm LEFS 48
Bảng 3.8: Sự khác biệt giữa trung bình điểm LEFS theo phân loại gãy xương của ĐTNC 49
Bảng 3.9: Sự khác biệt về trung điểm LEFS theo vị trí gãy xương của ĐTNC 49
Bảng 3.10: Mô tả về sức khỏe thể chất của ĐTNC sau phẫu thuật 50
Bảng 3.11: Mô tả về sức khỏe tinh thần của ĐTNC sau phẫu thuật 51
Bảng 3.12: Điểm trung bình các thành phần chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật của ĐTNC 51
Bảng 3.13: Phân loại điểm SKTC, SKTT, CLCS 52
Bảng 3.14: Sự khác biệt giữa điểm trung bình SKTC, SKTT và CLCS với phân loại gãy xương của ĐTNC 52
Bảng 3.15: Sự khác biệt giữa điểm trung bình SKTC, SKTT và CLCS với vị trí gãy xương của ĐTNC 53
Bảng 3.16 So sánh chức năng chi dưới theo thang điểm LEFS 54
Bảng 3.17: So sánh chức năng chi dưới theo phân loại LEFS trước và sau GDSK 1 tháng 54
Bảng 3.18: So sánh điểm trung bình về sức khỏe thể chất trước và sau GDSK 1 tháng 55
Bảng 3.19: So sánh phân loại điểm sức khỏe thể chất trước và sau GDSK 1 tháng 56
Bảng 3.20: Điểm trung bình về sức khỏe tinh thần trước và sau GDSK 1 tháng 57
Bảng 3.21: Phân loại điểm sức khỏe tinh thần trước và sau GDSK 1 tháng 58
Bảng 3.22: Điểm trung bình sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu trước và sau GDSK 1 tháng 58
Bảng 3.23: Phân loại điểm chất lượng cuộc sống nói chung trước và sau GDSK 1 tháng 59
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Bộ xương chi dưới 3
Hình 2.1: Thước đo độ đau bằng cách nhìn VAS 40
Biểu đồ 3.1: Thông tin về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 43
Biểu đồ 3.2: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 43
Biểu đồ 3.3: Các bệnh lý phối hợp 45
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chấn thương là một trong những nguyên nhân chính trong các nguyên nhân nhập viện và nguy cơ để lại những di chứng trong suốt phần đời còn lại Gãy xương chi dưới là một chấn thương thường gặp trong ngoại khoa và phổ biến ở Việt Nam Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị gãy xương chi dưới trong đó nổi bật là phương pháp phẫu thuật kết hợp xương Kết hợp xương chi dưới bằng cách nắn chỉnh và cố định bên trong của một xương gãy bằng các phương tiện kết hợp xương thường được làm bằng kim loại, nhằm mục đích đưa những đầu xương bị gãy về vị trí giải phẫu, hạn chế các di chứng để có thể hồi phục các chức năng vận động, tạo điều kiện cho người bệnh trở lại sinh hoạt và lao động một cách sớm nhất [29]
Người bệnh điều trị tại bệnh viện trải qua cuộc phẫu thuật kết hợp xương chi dưới cũng giống như trải qua một biến cố lớn gây stress, nó không chỉ tạo nên sự thay đổi trên cơ thể mà còn cả về mặt thể chất, tinh thần [24] Việc đối mặt với các vấn đề về đau đớn về thể xác, suy giảm sức khỏe, trang trải viện phí hay những tổn thương về tinh thần, lo âu, căng thẳng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh Chính vì vậy, theo dõi và chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật xương chi dưới là hết sức quan trọng Việc cung cấp thông tin thông qua giáo dục sức khỏe chính là trách nhiệm quan trọng của điều dưỡng viên, giúp người bệnh hồi phục tốt sau mổ, cải thiện chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật
Ngày nay, để đo lường kết quả điều trị người ta sử dụng khái niệm "kết cục" (outcome) trong đó chất lượng cuộc sống (CLCS) cũng là một kết cục của điều trị [42] Nhiều nghiên cứu về CLCS sau phẫu thuật trên thế giới cho thấy việc cung cấp cho người bệnh thêm thông tin về quá trình diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe sau điều trị, qua đó giúp họ cân nhắc giữa các phương pháp điều trị khác nhau, đồng thời giúp người bệnh cải thiện khả năng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống sau phẫu thuật (tltk) Cho đến nay trên thế giới, bộ câu hỏi Short form 36 (SF – 36) và Thang điểm chức năng chi dưới ( Lower Extremity Functional Scale - LEFS) đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân trên mọi lĩnh vực bao gồm cả phẫu thuật chi dưới Một nghiên cứu tại Việt Nam năm 2021 cho kết quả điểm số chất lượng cuộc sống đo lường bằng bộ câu hỏi SF-36, mức độ khá tốt và tốt
Trang 12của bệnh nhân tăng dần ở các thời điểm đánh giá 1 tháng (0%), 3 tháng (2,4%) và 6 tháng (47,6%) [16]
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống trên người bệnh phẫu thuật kết hợp xương, nhưng ở Việt Nam còn hạn chế Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ tập trung vào mức độ đau và hạn chế vận động mà chưa tìm hiểu về sức khỏe tinh thần của đối tượng này Cho đến cuối năm 2022, bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp chưa có đề tài nào khảo sát nào về chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới Điều này khiến chúng tôi đặt câu hỏi: chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới sẽ thay đổi như thế nào sau khi thực hiện giáo dục sức khỏe?, cũng như mong muốn cung cấp thông tin hữu
ích cho các nhân viên y tế trong điều trị lâm sàng, chúng tôi thực hiện đề tài "Thay đổi
chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật kết xương chi dưới thông qua tư vấn sức khỏe tại bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp năm 2023" với 2 mục tiêu:
1 Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật kết xương chi dưới tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp năm 2023
2 Đánh giá thay đổi chất lượng cuộc sống sau 01 tháng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Sơ lược về điều trị kết hợp xương chi dưới
1.1.1 Xương chi dưới
Xương chi dưới gồm có các xương sau:
- Xương chậu - Xương đùi, xương bánh chè - Xương cẳng chân: xương chày và xương mác
- Xương cổ chân, xương đốt bàn chân và xương ngón chân
Hình 1.1: Bộ xương chi dưới [6] 1.1.2 Tổng quan kết hợp xương và nguyên tắc kết hợp xương
1.1.2.1 Khái niệm kết hợp xương
Kết hợp xương - Osteosynthesis: "là sự nắn chỉnh (reduction) và cố định trong (internal fĩation) của một xương gãy bằng các phương tiện kết hợp xương thường được làm bằng kim loại" Đây là một phẫu thuật với một phương pháp tiếp cận phẫu thuật mở hoặc qua da đến xương gãy Kết hợp xương nhằm mục đích đưa những đầu xương bị gãy về vị trí giải phẫu và cố định đường gãy bằng phương tiện kết hợp xương trong khi quá trình liền xương diễn ra [29]
Khi một xương gãy được kết hợp, xương bên trong hai đầu xương gãy sẽ được cố định vững chắc với nhau, chỗ gãy sẽ lành lại nhờ quá trình cốt hóa trong màng - cốt hóa trực tiếp, là chủ yếu
Trang 141.1.2.2 Tổng quan nguyên tắc trong phẫu thuật kết hợp xương
Theo AO ( Arbeitgemeinschaft fur Osteosynthesen - fragen)/ASIF (Association for the Study of Internal Fixation) gồm 4 nguyên tắc:
- Kỹ thuật phẫu thuật không gây sang chấn, khi phẫu thuật bóc tách đã chú ý bảo tồn cung cấp máu cho xương gãy
- Nắn xương gãy đúng hoàn toàn về giải phẫu, quan trọng nhất là với gãy xương nội khớp
- Cố định bên trong vững chắc nhờ tạo lực ép tại diện gãy - Ngăn ngừa bệnh gãy xương bằng cử động sớm, chủ động, không đau Mục địch đầu tiên mà AO nhắm đến là sớm trả lại chức năng cho chi gãy nhờ được cố định vững chắc, nên cử động sớm, phục hồi chức năng sớm, giảm teo cơ, giảm mất cử động của khớp
Với các nguyên tắc ban đầu này, việc phục hồi đầy đủ giải phẫu xương trong quá trình cố định gãy xương được thực hiện bằng phẫu thuật mở Điều này dẫn đến việc liền xương trực tiếp với sự ổn định tuyệt đối (hai đầu gãy được cố định chắc chắn vào nhau) Nhưng nó có thể dẫn đến nguy cơ hoại tử xương hoặc mô mềm và dẫn tới trì hoãn việc liền xương vì có sự phẫu tích mô mềm rộng và sự gián đoạn dòng máu màng xương Việc hiểu rõ hơn về cơ chế liền xương đã dẫn đến sự ra đời của nguyên lý kết hợp xương mới từ AO: từ nguyên tắc "Kết hợp xương ổn định vững chắc" (1958) ban đầu sang " Kết hợp xương sinh học" (1989) [32]
Những thay đổi về nguyên tắc AO (1990): Nắn đảm bảo chức năng; Kết hợp xương vững; Đảm bảo máu nuôi; Tập vận động chủ động sớm
Trong đó, nắn chỉnh chấp nhận được: bảo tồn mạch máu, phương pháp nắn gián tiếp tốt hơn cho mô mềm Gãy thân xương chỉ cần phục hồi chiều dài trục chi, di lệch xoay là đủ để có chức năng sau lành xương bình thường Kết hợp xương vững tương đối: còn khả năng dịch chuyển ít tại ổ gãy để kích thích thích biệt hóa mô, tạo liền xương gián tiếp, tạo can xù Chỉ nắn hoàn hảo cho trường hợp gãy phạm đến mặt khớp Nắn đạt chức năng, cố định vững tương đối, kết hợp với đường phẫu thuật tối thiểu bảo toàn máu nuôi: chỉ định cho gãy không phạm khớp, gãy nhiều mảnh vùng thân xương, hành xương
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 15Nguyên tắc kết hợp xương này cũng là cơ sở cho những kĩ thuật kết hợp xương mới, sinh học hơn phù hợp với sinh lý liền xương chẳng hạn như MIPO ( Kết hợp xương với đường vào xâm lấn tối thiểu)
1.1.2.3 Tổng quan các phương pháp kết hợp xương
- Kết hợp xương bên trong: Kỹ thuật kết hợp xương bên trong là kỹ thuật sử dụng những
vật liệu chuyên dụng như đinh, vít để cố định phần xương gãy về lại vị trí ban đầu Phương pháp này gồm 2 loại là mổ mở nắn chỉnh và mổ nắn chỉnh kín: + Nắn chỉnh kín (CRIF) là phương pháp điều trị kết hợp xương ít xâm lấn Với những ưu điểm giảm đau, tỷ lệ nhiễm trùng và mất máu ít, phương pháp còn nổi bật với thời gian phục hồi chức năng nhanh cho người bệnh Phẫu thuật viên vẫn thực hiện cố định hai đầu xương gãy bằng những phương tiện kết xương chuyên dụng cho người bệnh Phẫu thuật viên sẽ chỉ thực hiện tối đa 3-4 vết rạch da nhỏ kết hợp với việc sử dụng màn hình tăng sáng để đưa phương tiện kết xương cố định ổ xương gãy giúp hình thành và phục hồi liên kết xương
+ Mổ mở nắn chỉnh (ORIF) là phương pháp sử dụng phẫu thuật mở, phẫu thuật viên sẽ rạch da để bộc lộ hết toàn bộ ổ gãy xương, sau đó sẽ dùng phương tiện kết xương để cố định hai đầu xương gãy Những đối tượng được chỉ định phẫu thuật kết hợp xương bên trong mổ mở nắn chỉnh gồm: Gãy ở nhiều vị trí; Gãy xương di lệch nhiều, khó nắn chỉnh kín dưới C-arm; Gãy xương hở cần phải cắt lọc làm sạch vết thương trước khi phẫu thuật
Phẫu thuật kết hợp xương bên trong sẽ cố định xương về vị trí giải phẫu và cố định lại liên kết giữa hai đầu xương gãy bằng sử dụng những phương tiện kết xương chuyên dụng, phổ biến nhất là nẹp vít và đinh nội tủy Những phương tiện kết xương chuyên dụng này đóng vai trò củng cố và làm vững chắc xương tại vị trí giải phẫu Khi phần xương gãy đã lành hoàn toàn, người bệnh có thể yêu cầu tháo bỏ những nẹp vít hoặc đinh này ra khỏi cơ thể hoặc không Và điều này cũng hoàn toàn không gây hại hay tạo ra tác dụng phụ gì đến sức khỏe của người thực hiện
+ Kết hợp bằng nẹp vít: Phương tiện kết xương nẹp vít trong chấn thương chỉnh
hình được làm từ thép không gỉ hoặc titanium Đối với những trường hợp vị trí ổ gãy xương nằm ở phần đầu xương, hoặc gãy xương có phạm khớp, gãy hoặc gãy nát nhiều tầng xương cần sử dụng nẹp vít Lý do là vì những trường hợp này không thể sử dụng
Trang 16đinh nội tủy có chốt bắt ngang Nẹp vít đóng vai trò cố định 2 đầu gãy xương và thay thế những phần xương như xương chậu, xương bả vai,… khi bị vỡ hoặc mất xương
+ Kết hợp bằng đinh nội tủy: Đinh nội tủy thường được sử dụng trong kết hợp xương bên trong là kuntscher, rush hoặc đinh có chốt… Đinh nội tủy giúp cho phần xương gãy được cố định vào vị trí giải phẫu, vững chắc hơn, bệnh nhân có thể đi lại tỳ trọng lực bên tổn thương Từ đó, người bệnh có thể phục hồi sớm và lấy lại khả năng lao động
- Kết hợp xương bằng khung cố định bên ngoài: Phương pháp kết hợp bằng khung
cố định bên ngoài thường được sử dụng cho những trường hợp cấp cứu với mức độ tổn thương từ IIIA trở lên Nghĩa là chấn thương có sự tổn thương phần mềm phạm vi rộng hoặc tương ứng với phạm vi của ổ gãy xương Bên cạnh đó, nếu tình trạng gãy xương đi kèm với nguy nhiễm trùng cao cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật bằng khung cố định bên ngoài
1.2 Các triệu chứng lâm sàng của người bệnh sau mổ kết hợp xương chi dưới
Sau khi phẫu thuật kết thúc, người bệnh và người thân cần chú ý quan sát sức khỏe và phản ứng của bản thân, đặc biệt là vị trí phẫu thuật để có thể xử lý kịp thời nếu biến chứng xảy ra
Hầu hết các ca phẫu thuật đều có tỷ lệ thành công khá cao Tuy nhiên, người bệnh cũng không được chủ quan những biến chứng tiềm ẩn có thể mắc phải
Những biến chứng mà cần cẩn trọng sau khi thực hiện phẫu thuật kết hợp xương gồm:
- Nhiễm trùng - Tổn thương dây thần kinh - Chảy máu sau phẫu thuật - Cứng khớp (Hiếm gặp) - Dính gân hoặc hoại tử xương (Hiếm gặp) - Những phản ứng thông thường mà người bệnh sẽ gặp trong thời gian hậu phẫu
gồm: - Đau, sưng, bầm tím tại vị trí mổ - Xuất hiện dịch và máu rỉ ở vị trí vết mổ - Buồn nôn và chóng mặt do tác dụng của thuốc tê
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 171.3 Học thuyết điều dưỡng ứng dụng trong chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
Theo học thuyết của Virginia Henderson, người bệnh có 14 nhu cầu cơ bản cần được đáp ứng trong quá trình điều trị tại bệnh viện Henderson cho rằng, điều dưỡng cần giúp người bệnh có thể phát triển tính độc lập càng sớm càng tốt để phục hồi sức khỏe bằng cách giúp họ thực hiện 14 nhu cầu cơ bản của con người trước hết
1 Đáp ứng nhu cầu về hô hấp 2 Đáp ứng nhu cầu điều hòa thân nhiệt 3 Đáp ứng nhu cầu về ăn uống
4 Đáp ứng nhu cầu mặc 5 Nhu cầu bài tiết (bao gồm dịch bài tiết từ cơ thể) 6 Đáp ứng nhu cầu ngủ, nghỉ 7 Đáp ứng nhu cầu vệ sinh cá nhân
8 Nhu cầu về đúng tư thế 9 Đáp ứng nhu cầu về sự an toàn 10 Đáp ứng kiến thức sức khỏe y tế 11 Đáp ứng nhu cầu giao tiếp 12 Đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng 13 Đáp ứng nhu cầu lao động
14 Nhu cầu vui chơi giải trí Học thuyết về nhu cầu cơ bản của con người là kim chỉ nam hữu ích để điều dưỡng cụ thể xác định nhu cầu của cá nhân và lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh [22]
1.4 Quy trình chăm sóc và tư vấn của người điều dưỡng sau phẫu thuật
Quy trình Điều dưỡng là một quá trình gồm nhiều bước mà người điều dưỡng phải trải qua trong hoạt động chăm sóc người bệnh Quy trình Điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã được định trước, trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc riêng biệt
Tầm quan trọng của Quy trình điều dưỡng: - Là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của điều dưỡng - Giúp cho việc CSNB được toàn diện
- Giúp cho việc chăm sóc được liên tục và không bỏ sót - Là tài liệu cung cấp thông tin về bệnh nhân, về công tác chăm sóc cho đồng nghiệp
khác
Trang 18Quy trình Điều dưỡng được ứng dụng để: Nhận biết tình trạng thực tế và những vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho mỗi cá nhân Thiết lập những kế hoạch đúng với những khó khăn của người bệnh và đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho người bệnh
Quy trình chăm sóc và tư vấn của điều dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận bệnh nhân được bàn giao Bước 2: Kiểm tra ngay các thông số sống
• Trong 1 giờ đầu: Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ … theo dõi 15 phút/lần
• Giờ kế tiếp: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, … theo dõi 30 phút/lần, rồi thưa hơn đến khi người bệnh tỉnh hoàn toàn (đánh giá dựa vào thang điểm hồi tỉnh ALDRETE)
• Riêng nhiệt độ nên lấy ở hâụ môn vì ở đó ít ảnh hưởng của thuốc mê và nhiệt độ phòng mổ
Bước 3: Theo dõi hô hấp
• Theo dõi hô hấp của người bệnh, đánh giá tần số, tính chất, nhịp thở, các dấu hiệu khó thở Theo dõi chỉ số oxy trên Monitor, khí máu động mạch Dấu hiệu thiếu oxy trên người bệnh như tím tái, thở co kéo, di động của lồng ngực kém
• Làm sạch đường thở: hút đờm dãi, chất nôn
• Khi người bệnh mê cho nằm đầu cao 15 – 30 độ, mặt nghiêng sang một bên Nếu người bệnh tỉnh cho người bệnh nằm tư thế Flowler
• Nếu người bệnh thiếu oxy cho người bệnh thở oxy
Bước 4: Theo dõi về tuần hoàn
• Nhận định tình trạng tim mạch, da, niêm mạc, dấu hiệu chảy máu, tiền sử bệnh tim mạch của người bệnh (nếu có), dấu hiệu mất nước, lượng nước xuất nhập, điện tim, …
• Theo dõi: lắp máy theo dõi mạch, huyết áp
• Chăm sóc toàn diện người bệnh để phát hiện sớm các dấu hiệu chảy máu: chảy máu vết mổ, qua chân và ống dẫn lưu, tình trạng bụng, …(các dấu hiệu biểu hiện thiếu máu trên lâm sàng như: mạch nhanh, huyết áp hạ, da xanh, niêm mạc nhợt, SpO2 giảm, …)
Bước 5: theo dõi về nhiệt độ
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 19• Tăng huyết áp: người bệnh sau phẫu thuật hay sốt nhẹ do mất nước, do tình trạng phản ứng của cơ thể Thường sau mổ ngày thứ nhất đến ngày thứ 2 thân nhiệt tăng nhẹ 37º5 – 38º Trường hợp người bệnh sốt cao hơn thì cần theo dõi và phát hiện sớm nguyên nhân nhiễm trùng
• Hạ than nhiệt: do nhiệt độ phòng phẫu thuật thấp, người già, người suy dinh dưỡng, người bệnh suy kiệt hoặc thời gian cuộc mổ kéo dài, …
• Chăm sóc: bù nước theo y lệnh; khi nhiệt độ tăng cao phải tiến hành hạ sốt cho người bệnh, theo dõi nhiệt độ thường xuyên, liên tục tùy tình trạng bệnh nhân
Bước 6: theo dõi thần kinh
• Về ý thức, định hướng, cảm giác và vận động một cách thường xuyên, điểm glassgow
• Trong quá trình hồi tỉnh người bệnh dễ kích thích vật vã, khó chịu
Bước 7: Theo dõi đau
• Đánh giá mức độ đau bằng thang điểm VAS
• Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau
• Làm giảm đau cho người bệnh bằng biện pháp tâm lý Phương pháp này làm giảm đáng kể số lượng thuốc giảm đau cho người bệnh, vì bản thân mỗi người bệnh đều có khả năng sản sinh ra morphin nội sinh để tự giảm đau
Bước 8: Chăm sóc vết mổ và dẫn lưu
• Chăm sóc vết mổ: thay băng, đánh giá tình trạng vết mổ hàng ngày và ghi hồ sơ bệnh án Nếu vết mổ chảy máu: lượng ít thì băng ép để cầm máu, nếu nhiều thì băng ép tạm thời, theo dõi dấu hiệu sinh tồn và báo cáo bác sỹ xử trí Phát hiện sớm các biến chứng nhiễm trùng
• Chăm sóc dẫn lưu: + Nhận định loại dẫn lưu, mục đích của dẫn lưu để theo dõi và chăm sóc đúng + Theo dõi thể, màu sắc và tính chất dịch dẫn lưu
+ Hệ thống dẫn lưu phải kín, vô trùng, lưu thông và một chiều + Ống dẫn lưu phải được nối với túi hoặc chai và đặt ở vị trí thấp hơn người bệnh + Cần kẹp ống dẫn lưu khi xoay trở người bệnh hoặc tập cho người bệnh tập vận động để tránh dịch dẫn lưu chảy ngược dòng
+ Thay băng chân dẫn lưu hàng ngày + Rút dẫn lưu khi có chỉ định
Trang 20Bước 9: Đảm bảo dinh dưỡng
• Chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đủ nhu cầu để chống nhiễm khuẩn, nhanh liền vết mổ và phục hồi sức khỏe cho người bệnh: trung bình 30-35 kcalo/kg/cân nặng/ngày
• Những người bệnh già yếu suy kiệt, người bệnh tiêu hóa kém, ăn uống kém có thể kết hợp với nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch
• Người bệnh nên ăn chế độ: từ lỏng đến đặc, từ ít tới nhiều và chia làm nhiều bữa
• Ăn kiêng các chất kích thích, chua cay, …
Bước 10: Vận động
• Tập vận động tại giường trong những giờ đầu sau mổ, tập thở, tập xoay trở
• Cho người bệnh đi lại ngay khi có thể
Bước 11: Tâm lý
• Động viên, an ủi, giúp người bệnh bớt lo lắng, bớt mặc cảm để họ yên tâm điều trị
Bước 12: Vệ sinh cá nhân
• Giúp đỡ người bệnh vệ sinh cá nhân
• Vệ sinh răng miệng
• Vệ sinh cá nhân
Bước 13: giáo dục sức khỏe
• Khi người bệnh tỉnh táo, ổn định có thể giáo dục sức khỏe cho người bệnh
• Giải thích cho người bệnh về bệnh tật, chăm sóc trong phạm vi điều dưỡng
• Hướng dẫn chế độ ăn
• Hướng dẫn người bệnh biết tự chăm sóc
• Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh tật
• Hướng dẫn người bệnh tới tái khám sau khi ra viện
Bước 14: Theo dõi biến chứng sau mổ
• Theo dõi chảy máu sau mổ
• Theo dõi liệt ruột, tắc ruột
1.5 Vai trò và nhiệm vụ của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh
1.5.1 Tổng quan vai trò của điều dưỡng
Điều dưỡng là người thực hành chăm sóc: Sử dụng quy trình điều dưỡng để đáp ứng nhu cầu cho người bệnh; biết lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch theo
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 21mục tiêu đề ra; giao tiếp được với người bệnh và những người liên quan đến việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh; cộng tác với những người liên quan đến người bệnh, người bệnh và với đồng nghiệp để kế hoạch chăm sóc đạt hiệu quả hơn
Điều dưỡng là người quản lý: Sử dụng những khả năng giao tiếp và suy nghĩ lý luận của mình cho những người bệnh mắc các bệnh mạn tính, những người bệnh trong giai đoạn cấp cứu, những người bệnh trong cộng đồng,…một cách khéo léo và đạt hiệu quả cao; hướng dẫn cán bộ y tế khác trong việc chăm sóc người bệnh một cách chọn lọc và thích hợp; sử dụng nguồn nhân lực sẵn có để phục vụ chăm sóc người bệnh có hiệu quả
Điều dưỡng là nhà giáo dục: sử dụng phương pháp dạy và học cho đội ngũ kế thừa các kiến thức, kỹ năng và đạo đức điều dưỡng; thực hiện tốt công tác giáo dục sức khỏe cho mọi người; biết tự đào tạo liên tục, lãnh trách nhiệm đối với nghề nghiệp; yêu nghề tha thiết, tham gia vào việc bảo vệ và phát triển nghề nghiệp
Điều dưỡng là nhà nghiên cứu: thực hiện và đóng góp các công trình nghiên cứu để nâng cao kiến thức cho ngành Điều dưỡng; ứng dụng thành quả các công trình nghiên cứu thành công [3]
1.5.2 Nhiệm vụ của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh nội trú
Theo thông tư số: 31/2021/TT-BYT [4] hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, nhiệm vụ của điều dưỡng là
- Chăm sóc hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt: theo dõi, can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt theo chẩn đoán điều dưỡng và chỉ định của bác sỹ; kịp thời báo bác sỹ và phối hợp xử trí tình trạng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt bất thường của người bệnh;
- Chăm sóc dinh dưỡng: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp theo chỉ định của bác sỹ; theo dõi dung nạp, hài lòng về chế độ dinh dưỡng của người bệnh để báo cáo bác sỹ và người làm dinh dưỡng kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng; thực hiện trách nhiệm của điều dưỡng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện;
- Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi: thiết lập môi trường bệnh phòng yên tĩnh, ánh sáng phù hợp vào khung giờ ngủ, nghỉ của người bệnh theo quy định; hướng dẫn người bệnh thực hiện các biện pháp để tăng cường chất lượng giấc ngủ như thư giãn, tập thể
Trang 22chất nhẹ nhàng phù hợp tình trạng sức khỏe, tránh các chất kích thích, tránh căng thẳng, ngủ đúng giờ; theo dõi, thông báo kịp thời cho bác sỹ khi có những rối loạn giấc ngủ của người bệnh để hỗ trợ và phối hợp hỗ trợ người bệnh kịp thời
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, kiểm soát chất tiết, mặc và thay đồ vải cho người bệnh theo phân cấp chăm sóc;
- Chăm sóc tinh thần: thiết lập môi trường an toàn, thân thiện, gần gũi, chia sẻ, động viên người bệnh yên tâm phối hợp với các chức danh chuyên môn trong chăm sóc; theo dõi, phát hiện các nguy cơ không an toàn, các biểu hiện tâm lý tiêu cực, phòng ngừa các hành vi có thể gây tổn hại sức khỏe cho người bệnh để kịp thời thông báo cho bác sỹ; tôn trọng niềm tin, tín ngưỡng và tạo điều kiện để người bệnh thực hiện tín ngưỡng trong điều kiện cho phép và phù hợp với quy định;
- Thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật: thực hiện thuốc và các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo chỉ định của bác sỹ và trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng;
- Phục hồi chức năng cho người bệnh: phối hợp với bác sỹ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng và các chức danh chuyên môn khác để lượng giá, chỉ định, hướng dẫn, thực hiện kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh phù hợp với tình trạng bệnh lý Thực hiện một số kỹ thuật phục hồi chức năng theo quy định để giúp người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng và giảm khuyết tật;
- Quản lý người bệnh: lập hồ sơ quản lý bằng bản giấy hoặc bản điện tử và cập nhật hằng ngày cho tất cả người bệnh nội trú, ngoại trú tại bệnh viện; thực hiện bàn giao đầy đủ số lượng, các vấn đề cần theo dõi và chăm sóc người bệnh, đặc biệt giữa các ca trực;
- Truyền thông, giáo dục sức khỏe: phối hợp với bác sỹ và các chức danh chuyên môn khác tư vấn, hướng dẫn các kiến thức về bệnh, cách tự chăm sóc, theo dõi, hợp tác với nhân viên y tế trong chăm sóc, phòng bệnh; các quy định về an toàn người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, dinh dưỡng, phục hồi chức năng; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện đầy đủ các quy định, nội quy trong điều trị nội trú, chuyển khoa, chuyển viện và ra viện
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 231.5.3 Tổng quan giáo dục sức khỏe 1.5.3.1 Khái niệm
Giáo dục sức khỏe (GDSK) cũng giống như giáo dục chung, đó là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người Phát triển những thực hành lành mạnh theo ý muốn, mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe [10]
Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục sức khỏe là:
• Kiến thức của con người về sức khỏe
• Thái độ của con người về sức khỏe
• Thực hành của con người về sức khỏe GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe với đối tượng được giáo dục sức khỏe Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nổ lực của người học (đối tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của mình mà còn học từ học viên của mình Thu nhận thông tin phản hồi là vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng
GDSK không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác , đầy đủ về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe con người như: nguồn lực hiện có, môi trường sống, ảnh hưởng môi trường lao động việc làm, yếu tố hổ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các hành động bảo vệ, tăng cường sức khỏe phù hợp Cũng từ định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình nên cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không phải là một công việc có thể làm một lần là xong
Trang 24Vì vậy, để thực hiện công tác giáo dục sức khỏe chúng ta phải có sự đầu tư tài lực, vật lực, nhân lực thích đáng, hết sức kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao
Mọi người đều công nhận rằng những vấn đề sức khỏe có nhiều nguyên nhân đa dạng và chúng tương tác lẫn nhau Những nguyên nhân này có thể là những hành vi sức khỏe cá nhân, những điều kiện môi trường, những chính sách y tế không phù hợp , giảm các chương trình y tế hoặc các dịch vụ y tế Một ví dụ cụ thể về những nguyên nhân chết do ung thư phổi bao gồm: Hút thuốc - thuộc hành vi sức khỏe cá nhân, ô nhiễm không khí - thuộc yếu tố môi trường, thiếu các chương trình y tế công cộng do đó các chương trình kiểm tra hút thuốc không được thực hiện, sàng lọc và chuyển đi điều trị không đầy đủ do thiếu các dịch vụ y tế [10]
1.5.3.2 Mục đích của giáo dục sức khỏe
Làm cho các đối tượng của GDSK có thể tự chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng bằng các nỗ lực của chính bản thân Cụ thể:
- Tự quyết định và có trách nhiệm về những hoạt động và biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình
- Tự giác chấp nhận và duy trì các lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen, tập quán có hại cho sức khỏe
- Biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể có được để giải quyết các nhu cầu sức khỏe và các vấn đề sức khỏe của mình [10]
1.5.3.3 Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe
Trong những năm gần đây, vai trò của GDSK ngày càng có vị trí quan trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu Chăm sóc sức khỏe ban đầu đáp ứng những nhu cầu sức khỏe thiết yếu của đại đa số nhân dân với giá thành thấp nhất có thể chấp nhận được Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu là trách nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ sở y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng Trong nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông và giáo dục sức khỏe có vị trí hết sức quan trọng Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, GDSK giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi vì nó tạo điều kiện để chuẩn bị, thực hiện và củng cố kết quả các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác
Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe: - Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe - Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 25- Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm tỷ lệ mắc bệnh , tỷ lệ tàn phế và tỷ vong nhất là ở các nước đang phát triển
- Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế Vì vậy, GDSK là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm thay đổi thực hành sức khỏe, góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người Nếu GDSK đạt kết quả tốt sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển, tăng cường hiệu quả của các dịch vụ y tế
1.5.3.4 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau phẫu thuật xương
- Căn dặn người bệnh về các chế độ sau khi ra viện: Chế độ nghỉ ngơi, làm việc, chế độ ăn uống tẩm bổ, kiêng khem
- Hướng dẫn người bệnh và gia đình cách xử trí khi bị đau, cách thay đổi tư thế - Chế độ sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt về giữ gìn giấc ngủ
- Cách giữ gìn và bảo vệ vết mổ - Các triệu chứng báo hiệu về những biến chứng có thể xảy ra - Cách tập luyện để hồi phục dần các chức năng sinh lý:
+ Chế độ vân động sớm tránh hạn chế vận động khớp gối, khớp cổ chân tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình liền xương Tùy thuộc vào độ tuổi, vị trí xương gãy, loại gãy, bệnh lý kèm theo, phương pháp điều trị, đặc điểm xương, thời gian bất động mà có những bài tập cũng như mức độ, cường độ, tập luyện khác nhau
+ Tập vận động khớp: Do chấn thương khớp bị bất động lâu sẽ bị co cứng do cơ ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng Do vậy cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại Có thể tập co duỗi khớp cổ chân sớm sau 24 đến 48 giờ sau phẫu thuật, mỗi lần tập 10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần
+ Tập đi: Trong thời gian sau phẫu thuật hướng dẫn tập sớm sau 24-48 giờ đầu, gấp duỗi chủ động sau 10-12 ngày, dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền hẳn, dùng gậy chống khi xương đã liền vữngsau 8-10 tuần Ở thời kỳ xương liền vững, tỳ không đau ở chỗ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường
- Hướng dẫn người bệnh thực hiện đơn thuốc và các lời khuyên của thầy thuốc sau khi ra viện
Trang 261.6 Tổng quan chất lượng cuộc sống của người bệnh
1.6.1 Khái niệm về Chất lượng cuộc sống
Từ năm 1998, Tổ chức y tế thế giới đã chính thức đưa ra khái niệm về “chất lượng cuộc sống” (quality of life) Chất lượng cuộc sống được định nghĩa là nhận thức chủ quan của một cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống Đồng thời, chất lượng cuộc sống còn là sự nhận thức của cá nhân về sự phù hợp trong bối cảnh của hệ thống văn hóa và các giá trị mà họ đang sống và liên quan đến những mục tiêu, kỳ vọng và tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ [46]
Chất lượng cuộc sống (CLCS) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như thu nhập, nhà ở, tình trạng sức khỏe trong đó tình trạng sức khỏe là một trong các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất Khái niệm về chất lượng cuộc sống tương đối rộng và bao quát, được sử dụng không chỉ trong lĩnh vực y học mà còn trong nhiều chuyên ngành khác như kinh tế học, xã hội học Chính vì sức khỏe là một trong các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến CLCS nên khi xét riêng trong y học, Tổ chức y tế thế giới đề cập đến khái niệm “chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe” (health-related quality of life) Nó bao gồm tất cả các khía cạnh về sức khỏe của mỗi cá nhân (sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần) có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến CLCS của cá nhân đó [38]
Dựa vào định nghĩa trên, kết hợp với khái niệm về sức khỏe do Tổ chức y tế thế giới đưa ra và áp dụng từ năm 1948 đến nay, có thể cụ thể hóa “chất lượng cuộc sống” là những ảnh hưởng do bệnh tật hoặc một rối loạn sức khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả năng hưởng thụ cuộc sống của cá nhân đó Nó được coi là thước đo mức độ hài lòng của NB đối với tình trạng sức khỏe hiện tại trong sự so sánh với những kỳ vọng về sức khỏe của cá nhân họ Nói một cách khác, CLCS chính là khoảng cách giữa tình trạng sức khỏe thật của NB và những kỳ vọng về sức khỏe của cá nhân họ Những kỳ vọng này có thể thay đổi theo thời gian và thay đổi theo các tác động bên ngoài như: thời gian kéo dài và mức độ trầm trọng của bệnh tật, mức độ hỗ trợ của người thân và gia đình NB
1.6.2 Tiêu chí chất lượng cuộc sống
Theo WHO đã đưa ra tiêu chí chất lượng cuộc sống (Quality of life-100) gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số tiêu chí là :
Mức độ sảng khoái về thể chất gồm:
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 27- Sức khỏe - Tinh thần - Ăn uống - Ngủ, nghỉ - Đi lại (giao thông, vận tải) - Thuốc men (y tế, chăm sóc sức khỏe) Mức độ sảng khoái về tâm thần gồm: - Yếu tố tâm lý
- Yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo) Mức độ sảng khoái về xã hội gồm: - Các mối quan hệ xã hội kể cả quan hệ tình dục
- Môi trường sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an toàn, an ninh, kinh tế, văn hóa, chính trị và môi trường thiên nhiên) [26]
1.6.3 Đặc điểm chất lượng cuộc sống
Do NB tự đánh giá, mang tính chất chủ quan, đa chiều và thay đổi theo thời gian Nó có thể được đánh giá một cách tổng quát hoặc theo từng cấu phần, trong đó những cấu phần quan trọng nhất là: hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và tương tác xã hội
1.6.4 Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống 1.6.4.1 Phương pháp trực tiếp
Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật để đo lường CLCS một cách trực tiếp và tổng thể thông qua chỉ số thỏa dụng về một điều kiện sức khỏe nhất định Hiện nay, có ba phương pháp được sử dụng khá phổ biến là: Phương pháp trao đổi thời gian, phương pháp thang điểm trực giác và phương pháp may rủi chuẩn mực
Theo phương pháp trao đổi thời gian (Time Trade-off Method), người được hỏi sẽ tự so sánh sự phối hợp giữa thời gian sống và chất lượng sống [37] Một cách tổng thể thì người tham gia phải lựa chọn giữa một bên là sống lâu nhưng sức khoẻ tồi với sống ngắn nhưng sức khoẻ tốt Trục hoành biểu thị số năm sống thêm Y, trục tung biểu thị tình trạng sức khoẻ H Người được hỏi sẽ tự so sánh nên chọn tình trạng R, với số năm sống Y1 và tình trạng sức khoẻ H1 hay tình trạng S với số năm sống Y2 và tình trạng sức khoẻ H2 Nếu người được hỏi không chấp nhận cả hai tình trạng R và S, nghĩa là họ chấp nhận một trạng thái trung gian, ở đó tình trạng sức khoẻ sẽ là H1-H2 và số năm sống thêm sẽ là Y2 - Y1 Rõ ràng phương pháp này đã biểu thị được cả thời gian sống và CLCS [53]
Trang 28Theo phương pháp này, người trả lời I sẽ được yêu cầu trao đổi giữa một số năm sống hoàn toàn khỏe mạnh ở trạng thái R (Y1) với một số năm sống trong tình trạng bệnh tật ở trạng thái S (Y2) Độ thỏa dụng HI được xác định bằng tỷ lệ HI = Y1/ Y2 tương ứng với độ thỏa dụng của tình trạng sức khỏe I [27]
Trong phương pháp may rủi chuẩn mực hay còn gọi là phương pháp đặt cược (Standard Gamble Method), nghiên cứu viên đưa ra 2 phương án tình huống đểngười được hỏi lựa chọn: Phương án 1 có hai khả năng hoặc là sống khoẻ mạnh (với xác xuất p) hoặc là chết ngay lập tức (với xác xuất 1-p) Trong khi đó, phương án 2 đảm bảo cho người bệnh sống được nhưng sống trong trạng thái không khoẻ mạnh [51]
Với phương pháp thang điểm trực giác (VAS- Visual Analog Scale), nghiên cứu viên sử dụng một thang điểm bách phân được chia độ từ 0 (tử vong) đến 100 (hoàn toàn khỏe mạnh) và đề nghị người trả lời đánh dấu vị trí tương ứng của tình trạng sức khỏe của mình trên thang điểm đó [48], [57]
Các phương pháp đo lường CLCS trực tiếp có ưu điểm là ngắn ngọn, cho kết quả nhanh chóng và không làm mất nhiều công sức và thời gian của người được phỏng vấn Tuy nhiên, với việc chỉ sử dụng hệ số thỏa dụng để đánh giá CLCS nên các phương pháp này chỉ đánh giá được mức độ tổng thể về CLCS Ngoài ra, các phương pháp này chỉ dựa vào chủ quan của cá nhân một cách chung nhất nên độ chính xác không cao và mức độ đánh giá chuyên sâu đối với từng loại bệnh lý chưa được đề cập Do vậy, đối với việc đánh giá CLCS của người bệnh, các phương pháp này nên chỉ được sử dụng với mục đích tham khảo, tham chiếu hoặc so sánh với các phương pháp khác
1.6.4.2 Phương pháp gián tiếp
Các bộ công cụ được dùng để đo lường CLCS gián tiếp được chia làm hai loại: Bộ công cụ đo lường CLCS tổng hợp và bộ công cụ đo lường CLCS chuyên sâu Bộ công cụ đo lường CLCS tổng hợp là bộ công cụ giúp đo lường CLCS một cách tổng quát, đưa kết quả nhanh và áp dụng được với phạm vi đối tượng rộng rãi Nhược điểm của loại bộ công cụ này là chưa đánh giá được các vấn đề chuyên sâu của đối tượng cụ thể hoặc đang mắc bệnh lý cụ thể do đó chưa đủ thông tin để đánh giá CLCS một cách đầy đủ [34]
Bộ công cụ đo lường CLCS chuyên sâu: Là bộ công cụ được thiết kế riêng cho các loại đối tượng khác nhau như theo bệnh lý, theo đặc điểm cá nhân như tuổi, giới, chủng tộc Ưu điểm của bộ công cụ này là giúp đánh giá mức độ bệnh tật và mức độ CLCS
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 29rất cụ thể và phù hợp với nhóm đối tượng nghiên cứu riêng Để đánh giá thêm về CLCS tổng quát, các bộ công cụ này thường bao gồm toàn bộ hay một phần của một bộ công cụ đo lường CLCS tổng quát [31]
Một số bộ công cụ được dùng phổ biến trên thế giới từ trước đến nay là:
Bộ công cụ EQ-5D-5L là do nhóm các nhà khoa học Châu Âu (The EuroQol
Group) xây dựng [49] Bộ công cụ gồm 25 câu hỏi chia làm 5 lĩnh vực đi lại, tự chăm sóc, sinh hoạt thường lệ, đau khó chịu, lo lắng u sầu Một người hoàn toàn khỏe mạnh sẽ có điểm số là 11111 và hệ số (mức độ) chất lượng cuộc sống là 1 Một người có tình trạng “khá lo lắng hay khá u sầu” sẽ có điểm số là 11113 và hệ số (mức độ) chất lượng cuộc sống là 0.885 Có một một điều là có rất nhiều giá trị nằm trong dấu ngoặc đơn như vậy có giá trị âm, do vậy không thuận tiện khi thống kê chất lượng cuộc sống người bệnh [33], [39]
Bộ công cụ SIP (Sickness impact profile) - hồ sơ tác động của bệnh SIP là công
cụ đánh giá tình trạng sức khỏe dựa trên triệu chứng, hành vi dưới dạng hồ sơ tác động của bệnh Bộ công cụ này bao gồm 136 câu hỏi được chia ra làm 12 đề mục nhỏ: Giấc ngủ và nghỉ ngơi, hành vi cảm xúc, sựvận động và chăm sóc cơ thể, quản lý gia đình, di chuyển, tương tác xã hội, đi lại, hành vi tỉnh táo, thông tin liên lạc, làm việc, giải trí và tiêu khiển, ăn uống [47]
Short Health Scale HD – là bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân
mắc bệnh trĩ gồm 4 yếu tố là đặc điểm triệu chứng, trình trạng chức năng, tình trạng lo lắng về bệnh cụ thể và mức độ hạnh phúc nói chung của người bệnh Bộ công cụ đã được Havard D Rorvik và cộng sự đánh giá độ tin cậy của thang đo là 0,79 (0,72-0,85) [57], [35]
WHO QOL (World Health Organization Quality of Life Questionnaire) - bộ câu
hỏi về CLCS của tổ chức Y tế thế giới (WHO) Đây là bộ công cụ đánh giá CLCS tổng hợp về các vấn đề sức khỏe Bộ công cụ có tính tin cậy cao và được thẩm định cũng như áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới [45] Tính đến năm 2008, WHO QOL đã được áp dụng tại 15 vùng trên 5 châu lục và được dịch ra trên 20 thứ tiếng Phiên bản gốc gồm có 100 câu hỏi (WHO QOL- 100) với 5 mức trả lời ở mỗi câu và bao gồm 6 lĩnh vực chính: Sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, mức độ độc lập, các mối quan hệ xã hội, môi trường, tâm linh/tôn giáo/tín ngưỡng Bộ câu hỏi của WHO QOL chia thành hai khía cạnh là CLCS tổng quát và CLCS cụ thể [57], [58]
Trang 30Bộ công cụ MOS SF-36 (Medical Outcomes Study short form - 36) Hiện nay,
bộ câu hỏi chung đánh giá CLCS được sử dụng thường xuyên nhất là SF-36 [43], [55] Bộ câu hỏi này được xây dựng bởi Ware và cộng sự phát triển (1992) [56] SF-36 được sử dụng rộng rãi ở 60 quốc gia trên thế giới, với 36 câu hỏi và chia thành 8 nhóm chủ đề liên quan đến chất lượng cuộc người bệnh, bao gồm:
Thể chất: là nhóm chủ đề mô tả sự thay đổi đối với khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày của người bệnh do ảnh hưởng của bệnh hoặc quá trình điều trị bệnh gây ra Các hoạt động được ghi nhận là các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và được đo lường bằng cách người bệnh tự đánh giá, so sánh khả năng thực hiện các hoạt động này ở tại thời điểm nghiên cứu so với thời điểm trước phẫu thuật Các câu hỏi mô tả nhóm chủ đề thể chất gồm các câu hỏi số 3, 4, 5, 6,7,8,9,10,11,12
Giới hạn hoạt động: mô tả tác động của bệnh và các yêu cầu tuân thủ điều trị bệnh dẫn tới hạn chế thực hiện, khó thực hiện hoặc giảm năng suất thực hiện công việc của người bệnh Người bệnh tự đánh giá bằng cách so sánh khả năng thực hiện hoạt động ở thời điểm nghiên cứu với trước phẫu thuật Các câu hỏi mô tả nhóm chủ đề giới hạn hoạt động gồm các câu hỏi số 13,14,15,16
Năng lượng/mệt mỏi: đánh giá tác động của người bệnh và các yêu cầu tuân thủ điều trị bệnh dẫn tới giảm thời gian làm việc, giảm hiệu suất công việc Người bệnh tự đánh giá bằng cách so sánh khả năng tại thời điểm nghiên cứu với trước phẫu thuật Các câu hỏi nhóm chủ đề năng lượng/ mệt mỏi gồm các câu số 23,27,29,31
Tinh thần của người bệnh: mô tả các tác động của người bệnh và các yêu cầu tuân thủ điều trị bệnh tách động đến tinh thần người bệnh như lo lắng nhiều hơn, cảm thấy buồn phiền nhiều hơn, dễ cảm thấy kiệt sức hơn Người bệnh tự đánh giá bằng cách so sánh xúc cảm của họ ở thời điểm nghiên cứu với thời điểm trước phẫu thuật Các câu hỏi nhóm chủ đề tinh thần người bệnh gồm các câu hỏi số 24,25,26,28,30
Xúc cảm người bệnh: đánh giá tác động của bệnh và các yêu cầu tuân thủ điều trị bệnh dẫn tới giảm thời gian làm việc, giảm hiệu suất công việc Người bệnh tự đánh giá bằng cách so sánh khả năng tại thời điểm nghiên cứu với thời điểm trước phẫu thuật Các câu hỏi nhóm chủ đề xúc cảm người bệnh gồm các câu hỏi số 17,18,19
Các mối quan hệ xã hội: đánh giá tác động của bệnh và các yêu cầu tuân thủ điều trị bệnh dẫn tới cản trở hoạt động giao tiếp xã hội cuả người bệnh Người bệnh tự đánh
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 31giá bằng cách so sánh khả năng tại thời điểm nghiên cứu với thời điểm trước phẫu thuật Các câu hỏi nhóm chủ đề mối quan hệ xã hội gồm các câu 20-32
Cảm nhận đau đớn: đánh giá tác động của bệnh và các yêu cầu tuân thủ điều trị bệnh dẫn tới NB dễ cảm thấy đau đớn và cảm thấy đau cản trở các hoạt động hàng ngày của người bệnh Người bệnh tự đánh giá bằng cách so sánh khả năng tại thời điểm nghiên cứu với thời điểm trước phẫu thuật Các câu hỏi nhóm chủ đề cảm nhận đau đớn gồm các câu hỏi số 21, 22, 33, 34, 35, 36
Tổng hợp đánh giá của 8 lĩnh vực nêu trên được chia thành 2 lĩnh vực đánh giá lớn là: đánh giá lĩnh vực thể chất và đánh giá lĩnh vực tinh thần
Như vậy bộ câu hỏi SF-36 đánh giá được nhiều bệnh lý và nhiều đối tượng khác nhau trên người bệnh tỉnh táo về nhiều lĩnh vực [36], [54] Do đó bộ công cụ này phù hợp với đối tượng người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới
1.7 Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
1.7.1 Trên thế giới
Một nghiên cứu dọc tiến cứu của tác giả Marilia de Andrade Fonseca đã được thực hiện bao gồm tổng cộng 121 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên bị gãy xương ở chi dưới được đánh giá dựa trên các biến số lâm sàng và xã hội học và sử dụng bảng câu hỏi HRQOL SF-36 Dữ liệu được thu thập từ các bệnh viện trong hai giai đoạn: trong thời gian nhập viện (thời gian nằm viện) và từ cùng một cá nhân sáu tháng sau cuộc phỏng vấn đầu tiên Vào thời điểm sáu tháng sau chấn thương, sự khác biệt đáng kể đã được tìm thấy đối với các lĩnh vực năng lực hành vi chức năng (từ 2,77 ± 7,82 đến 51,11 ± 28,43), đau (47,51 ± 35,51 đến 74,29 ± 21,63) và suy giảm cảm xúc (57,01 ± 47,62 đến 91,22 ± 22,92 ) trong thời gian nghiên cứu Tuy nhiên, không có sự cải thiện nào được ghi nhận trong các lĩnh vực hạn chế về thể chất và các khía cạnh xã hội Có mối liên hệ đáng kể giữa "Đau" với tuổi tác, trình độ học vấn và phục hồi chức năng; "Suy giảm cảm xúc" có liên quan đến việc điều trị trong vòng 10 giờ, trình độ học vấn và quá trình liền xương sau chấn thương Sau sáu tháng, chỉ có hoạt động chức năng của chi bị gãy thể hiện mối liên hệ đáng kể với trình độ học vấn và phục hồi chức năng [50]
Nghiên cứu của tác giả Luke J Bonato trên người bệnh gãy xương chày sử dụng thang đánh giá bằng số để đánh giá mức độ đau và Bảng câu hỏi 12 chỉ số (SF-12) Kết quả nghiên cứu cho thấy 57% người bệnh đã trở lại làm việc sau 12 tháng sau chấn thương, điểm đau trung bình (IQR) là 2 (0–5) và 27% báo cáo cơn đau dai dẳng từ trung
Trang 32bình đến nặng Điểm PCS-12 trung bình thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn của Úc (p = 0,99), 38,2 đối với nam và 37,5 đối với nữ [25]
Tác giả Wolfram Grün (2022) thực hiện nghiên cứu hồi cứu bao gồm đánh giá biểu đồ cũng như kiểm tra theo dõi lâm sàng và X quang của tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng kết hợp xương tại một bệnh viện Các kết quả lâm sàng được đánh giá bằng cách sử dụng Thang chức năng chi dưới (LEFS), Mẫu câu hỏi ngắn 36 (SF-36) và thang đo VAS cho cơn đau Đánh giá chụp X quang bao gồm chụp X quang trước và sau tiêu chuẩn, cũng như chụp X quang hông-đầu gối-mắt cá chân (HKA) 17 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu Tất cả đều bị chấn thương nặng và có di chứng thêm Chức năng chi dưới LEFS trung bình là 59 (15–80) và hoạt động thể chất (PCS) và hoạt động tinh thần (MCS) của SF-36 lần lượt là 41,3 (24,0–56,1) và 56,3 (13,5–66,2) [52]
Nghiên cứu của tác giả A Dyusupov phân tích so sánh về chất lượng cuộc sống trong điều trị gãy xương ở các chi dưới ở các vị trí khác nhau trên 397 bệnh nhân bị chấn thương ở đoạn dưới của chi dưới (gãy xương bánh chè - 81, gãy nhiều xương xương chày - 84 và gãy mắt cá chân, kèm theo trật khớp bàn chân - 232) Bệnh nhân được phân phối trong các nhóm phụ tùy thuộc vào điều trị Chất lượng cuộc sống được kiểm tra bằng bảng câu hỏi chung SF-36 và KOOS chuyên biệt (gãy xương bánh chè) và FOAS (gãy xương cẳng chân và mắt cá chân) Ở những bệnh nhân có tất cả các vị trí gãy xương, chất lượng cuộc sống ở các phân nhóm của nhóm tổng hợp xương xuyên xương vượt quá các thông số của nhóm so sánh Sự khác biệt đáng kể nhất với việc sử dụng bảng câu hỏi chuyên biệt đã được tiết lộ 6-9 tháng sau chấn thương với xu hướng cân bằng cho đến khi kết thúc nghiên cứu (1 năm) Chất lượng cuộc sống vượt trội rõ rệt hơn ở nhóm chính được thấy ở gãy xương ống chân [28]
1.7.2 Tại Việt Nam
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống (CLCS) của 115 người bệnh, mắc bệnh khớp háng được phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo thông qua sử dụng bảng điểm SF36 (bao gồm 08 lĩnh vực cuộc sống) tại Bệnh viện Việt Đức năm 2014 Điểm trung bình CLCS tại 3 thời điểm lần lượt là nhập viện 26,4; ra viện; 39,5 và khám lại sau 1 tháng; 61,6 điểm (p<0.001) Vấn đề chức năng giảm thể lực giảm đi ở thời điểm ra viện đạt 25,5 điểm so với lúc vào viện 35,8 (p<0,001) [2]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2020) tại bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trên người bệnh phẫu thuật chung, sử dụng bảng điểm SF36 cho kết
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 33quả: Điểm trung bình CLCS nhóm sức khỏe thể chất theo thang điểm 10 của người bệnh sau phẫu thuật là 6,72 ± 1,46 Trong đó 31,6% người bệnh ở nhóm tốt, 68,4% ở mức trung bình, Điểm trung bình CLCS nhóm các yếu tố sức khỏe tinh thần của người bệnh theo thang điểm 10 là 7,79 ± 1,29 điểm Trong đó tỷ lệ ở mức trung bình là 24,5%; nhóm tốt là 75,5% Điểm trung bình CLCS của người bệnh theo thang điểm 10 là 7,14 ± 1,19 điểm Điểm thấp nhất là 2,88 điểm, cao nhất là 8,96 điểm 62,6% người bệnh có CLCS mức trung bình, 37,4% mức tốt Điểm trung bình mức độ đau theo thang VAS ở nhóm người bệnh chất lượng cuộc sống tốt thấp hơn điểm trung bình mức độ đau ở nhóm người bệnh có chất lượng cuộc sống mức trung bình Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Nhóm người bệnh được tư vấn giải thích đầy đủ trước mổ có tỷ lệ chất lượng cuộc sống ở mức tốt cao hơn nhóm chưa được giải thích đầy đủ Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR = 4,09; p =0,020) Tỷ lệ chất lượng cuộc sống mức tốt ở nhóm người bệnh được chăm sóc vệ sinh cơ bản đầy đủ (≥ 2 lần/ngày) cao hơn nhóm còn lại Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Nhóm người bệnh không có bệnh kèm theo có tỷ lệ chất lượng cuộc sống ở mức tốt cao hơn nhóm người bệnh có bệnh kèm theo Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Chất lượng cuộc sống tốt ở nhóm người bệnh không chán ăn cao hơn nhóm người bệnh chán ăn Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR=2,84; p = 0,021) Tỷ lệ chất lượng cuộc sống mức tốt nhóm người bệnh đại tiện bình thường cao hơn nhóm người bệnh táo bón/mót rặn các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [19]
Nghiên cứu của tác giả Mai Anh Dũng về thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật KHX chi dưới tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2019 phỏng vấn trực tiếp bằng 4 bộ câu hỏi thiết kế sẵn gồm 19 câu trên 117 người bệnh phẫu thuật kết hợp xương chi dưới (xương đùi, cổ xương đùi, mâm chày, xương cẳng chân cho kết quả: Tổng điểm đau trung bình của người bệnh sau phẫu thuật kêt hợp xương chi dưới (xương đùi, cổ xương đùi, mâm chày và xương cẳng chân) đau nhiều nhất vào 24 giờ đầu, đau giảm dần vào ngày thứ 2 và đau ít hơn ở ngày thứ 3 [7]
Nghiên cứu của tác giả Thị Vân Hằng Mai năm 2021 trên 166 NB được phẫu thuật gãy xương đùi và xương cẳng chân tại khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên cho kết quả Nguyên nhân gãy xương do tai nạn giao thông chiếm 72,9 %, gãy kín chiếm 71,1% Gãy thân hai xương cẳng chân chiếm tỷ lệ 38,6% Trong 24 giờ đầu sau mổ, đau vừa 68,7%, đau nhiều chỉ chiếm 19,2% Thời điểm ra
Trang 34viện các mức độ đau giảm dần Tình trạng vết mổ khô bình thường chiếm 98,2% Người bệnh ăn uống bình thường (97,0%), được tập nhẹ các ngón chân (98,8%) Kết quả chăm sóc NB sau mổ, tại thời điểm 24h có 96,3% Người bệnh có tình trạng phẫu thuật tốt chiếm 93,3% Không có trường hợp nào có tình trạng xấu sau phẫu thuật [9]
Tác giả Nguyễn Gia Dũng nghiên cứu trên 116 người bệnh phẫu thuật gãy xương chi dưới tại Khoa Ngoại bệnh viện Đức Giang năm 2019 cho kết quả 90,5% NB ở mức độ đau vừa sau mổ Sau phẫu thuật 24 giờ đầu, có 8,6% NB vận động thụ động NB vận động thụ động giảm dần ở các ngày sau đó Từ ngày thứ 4, tất cả NB đều vận động chủ động 91,4% NB có thể vận động chủ động ngay ngày đầu sau mổ, và tăng dần đều đến ngày thứ 4 thì 100% NB có thể vận động chủ động [19]
1.8 Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp và Khoa Ngoại chấn thương
1.8.1 Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp
Thành lập năm 1967, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp ngày nay đã trải qua hơn 50 năm phát triển và trưởng thành Từ một Bệnh xá nhỏ bé được xây dựng dưới thời chiến tranh, trở thành một Bệnh viện đa khoa ngành Nông nghiệp Việt Nam Từ thời kỳ kháng chiến, thời kỳ hòa bình lập lại và bây giờ thời kỳ kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác khám chữa bệnh, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cán bộ
ngành Nông nghiệp nói riêng, nhân dân nói chung
Ngày nay, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã phát triển lớn mạnh là bệnh viện hạng I: 7 phòng, 26 khoa, 2 trung tâm; với quy mô 520 giường bệnh, có cơ sở hạ tầng khang trang, có thiết bị y tế hiện đại đồng bộ, nhất là Bệnh viện đã có đội ngũ cán bộ viên chức đông đảo và tài năng, đi cùng với đó là sự đổi mới và cải tiến công tác quản lý; Biết tận dụng thời cơ để hợp tác với nhiều tập thể cá nhân trong ngoài nước nhằm mang lại chất lượng cung cấp dịch vụ cho người bệnh Những năm gần đây Bệnh viện đã trở thành cơ sở thực hành chính cho sinh viên các trường đại học: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Tế Công Cộng, ĐH Liege – Vương quốc Bỉ
Bệnh viện đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, được người dân tín nhiệm, Bộ chủ quản, Bộ chuyên ngành, các cơ quan địa phương đánh giá cao
1.8.2 Khoa Ngoại Chấn thương
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 35Là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, khoa Ngoại Chấn Thương đã được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ bác sỹ được đào tạo chuyên sâu sẵn sàng tiếp nhận và xử trí các trường hợp chấn thương như: chấn thương sọ não, chấn thương cột sống, chấn thương ngực, gãy xương kín, gãy
xương hở, vết thương bàn tay, đứt mạch máu, thần kinh ngoại vi…
Là đơn vị liên kết – Bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện lớn nên khoa thường xuyên hội chẩn, trao đổi khoa học với các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành tại các bệnh viện lớn như : BV Việt Đức, BV Bạch Mai, BV Xanh Pôn, BV 108, BV 103…
Trang 36CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh đang điều trị nội trú sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới
2.1.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Người bệnh đủ 18 đến 65 tuổi + Người bệnh có đủ năng lực giao tiếp và có khả năng hoàn thành bộ câu hỏi + Đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Người bệnh có đến tái khám tại Bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp hoặc liên lạc được sau phẫu thuật ít nhất 1 tháng
2.1.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
+ Người bệnh có dị tật, di chứng, hạn chế vận động của 1 hoặc cả 2 chi dưới trước khi bị gãy xương
+ Người bệnh không đủ thể lực và tinh thần để hoàn thành nghiên cứu hoặc phỏng vấn bởi điều tra viên
+ Người bệnh mổ cấp cứu chấn thương sọ não, mê sảng, mất trí nhớ, đã được chẩn đoán bệnh lý tâm thần)
+ Người bệnh phẫu thuật kết hợp xương chi dưới có gãy xương phối hợp ở chi trên, bụng, ngực hoặc có gãy xương ở cả hai chân
+ Người bệnh tái nhập viện trong thời gian thu thập số liệu
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: khoa Ngoại Chấn thương- bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp - Thời gian nghiên cứu: bắt đầu từ tháng 3/2023 đến khi đủ cỡ mẫu
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu so sánh tại 2 thời điểm sau phẫu thuật
Trang 37n: là cỡ mẫu nghiên cứu Z: độ tin cậy mong muốn tương đương với độ chính xác α= 0,05 tương ứng độ tin
cậy 95% nên Z= 1,96 : độ lệch chuẩn của điểm số chất lượng cuộc sống = 24,9 (theo nghiên cứu Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp gối tại bệnh viện Việt Đức của tác giả Đinh Quang Chung 2020 [5]
p : sai số tuyệt đối, chọn d = 6
Thay các giá trị tương ứng vào công thức, chúng tôi được cỡ mẫu lớn nhất là 66 người bệnh
Để hạn chế các ảnh hưởng do sai số, đối tượng từ chối hoặc mất liên lạc, chúng tôi đã tăng số lượng đối tượng thêm 20% và làm tròn, cỡ mẫu cuối cùng là 80 người bệnh
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu:
Lựa chọn tất cả người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa Ngoại
Chấn Thương thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn cho đến khi đủ cỡ mẫu Trường hợp mất
đối tượng ở lần đánh giá sau can thiệp (T1) thì tiếp tục chọn bổ sung đối tượng và thực hiện đầy đủ các bước đánh giá ngay trước và sau giáo dục sức khỏe 1 tháng
Trang 382.2.4 Nội dung nghiên cứu 2.2.4.1 Biến số, chỉ số nghiên cứu đặc điểm chung của đối tượng
Bảng 2.1: Biến số, chỉ số phần thông tin chung
STT Biến số Phân loại Định nghĩa Phương pháp thu
thập/ đánh giá
1 Tuổi Phân loại dựa trên tuổi
trung bình và min - max
Biến độc lập, định lượng, liên tục
Ghi chép hồ sơ bệnh án
2 Giới tính Nam/ Nữ Biến độc lập,
định tính, nhị phân
Ghi chép hồ sơ bệnh án
3 Tình trạng
hôn nhân
Độc thân Kết hôn Khác
Biến độc lập, định tính, danh mục
Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
5 Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên
Công chức, viên chức Nông dân, công nhân Lao động tự do
Hưu trí Khác
Biến độc lập, định tính, danh mục
Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
6 Nơi cư trú Hà Nội/ Tỉnh khác Biến độc lập,
định tính, nhị phân
Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 397 Kinh tế A Hộ nghèo
B Hộ cận nghèo C Hộ không nghèo
Biến độc lập, định tính, thứ hạng
Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
Ghi chép hồ sơ bệnh án
9 Vị trí gãy
xương
A Gãy xương đùi B Gãy xương bánh chè C gãy mâm chày, xương cẳng chân, xương mác
D xương bàn ngón chân
Biến độc lập, định tính, danh mục
Ghi chép hồ sơ bệnh án
10 Các bệnh lý
mắc phối hợp
A Tăng huyết áp, tim mạch
B Đái tháo đường C Rối loạn chuyển hóa khác
D Không có bệnh lý kèm theo
Biến độc lập, định tính, danh mục
Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
11 Triệu chứng
sau phẫu thuật KHX
A Sốt B Đau C Chán ăn D Mất ngủ E Hạn chế vận động
Biến độc lập, định tính, danh mục
Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
Trang 402.2.4.2 Biến số, chỉ số về đánh giá chức năng chi dưới
nghĩa
Phương pháp đánh giá
1 Bất cứ công việc thông thường, việc nhà, việc học nào
1 Rất khó khăn/ Không thể thực hiện được
2 khó khăn nhiều
3 Khó khăn vừa
4 Khó khăn ít
5 Không khó
khăn
Biến độc lập, định tính, thứ hạng
Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
2 Sở thích thông thường, giải trí, thể thao
3 Vào hoặc ra khỏi bồn tắm/phòng tắm 4 Đi lại giữa các phòng
5 Mang giày hoặc tất 6 Ngồi xổm
7 Xách một vật như túi hàng hóa từ sàn lên
8 Thực hiện hoạt động nhẹ nhàng quanh nhà
9 Thực hiện hoạt động nặng quanh nhà 10 Vào hoặc ra khỏi xe ô tô
11 Đi được 2 dãy nhà (≈ 100m) 12 Đi được 1 dặm ≈1,6 km 13 Lên hoặc xuống 10 bậc cầu thang
(khoảng 1 tầng) 14 Đứng 1 giờ đồng hồ 15 Ngồi 1 giờ đồng hồ 16 Chạy trên mặt phẳng bằng phẳng 17 Chạy trên mặt phẳng mấp mô 18 Quay ngoặt người khi đang chạy
nhanh 19 Nhảy lò cò 20 Lăn mình trên giường
Thư viện ĐH Thăng Long