TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG……… PHẠM TRƯỜNG GIANGTHAY ĐỔI KIẾN THỨC VỀ BỆNHVIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU GIÁO DỤC VÀ TƯ VẤN SỨC KHỎE TẠI BỆNHVIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ N
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Người bệnh điều trị nội trú được chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng qua nội soi.
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn - Người bệnh trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng qua nội soi dạ dày tá tràng đang được điều trị nội trú được.
- Người bệnh có thời gian nằm nội trú ít nhất 07 ngày.
- Người bệnh có các diễn biến nặng, phải cấp cứu.
- Người bệnh có rối loạn về nhận thức, trí nhớ - Người bệnh không đồng ý tham gia
2.1.4 Địa điểm và Thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2023 đến 08/ 2023.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp trước – sau ( không nhóm chứng).
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu:Áp dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh tỷ lệ trước và sau can thiệp.
(� 1 − � 2 ) 2 Z 1-α/2 = Hệ số tin cậy với mức xác xuất 95% = 1,96Z 1-β = Lực mẫu (80%) = 0,84 p 1 = Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng (tốt) về bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng trước can thiệp ước tính 37,9% (theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn thị Tuyết Dươngnăm 2018 [8] p 2 = Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng (rất tốt) về bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng sau can thiệp, kỳ vọng là 80%
P = (p 1 + p 2 ) /2: Tỷ lệ trung bình người bệnh trước và sau can thiệp có kiến thức đúng (tốt) về bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
Thay vào công thức, cho kết quả 173 đối tượng.
Tuy nhiên, can thiệp tư vấn, giáo dục thực hiện cho nhiều người bệnh thì càng mang lại lợi ích lớn hơn Đây cũng là cơ hội để người bệnh nhận được tư vấn giáo dục sức khỏe tăng cường từ cán bộ y tế Để đảm bảo vấn đề đạo đức với đặc điểm can thiệp là tư vấn giáo dục, chúng tôi chọn đối tượng tham gia nghiên cứu là người bệnh đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong khoảng thời gian nghiên cứu (từ tháng 3/2023 – tháng 8/2023).
Trong khoảng thời gian trên, số người bệnh loét dạ dày, tá tràng nhập viện khoảng 250 đến 270 người Từ đó, cỡ mẫu được chọn can thiệp là 250 người bệnh đủ tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu.
Chọn mẫu thuận tiện, người bệnh đủ điều kiện tham gia nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu cho tới khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu.
2.2.3 Nội dung nghiên cứu 2.2.3.1 Các biến số/chỉ số nghiên cứu
-Nhóm tuổi: được chia thành 3 nhóm tuổi bao gồm [15]:
-Giới tính: chia thành 2 nhóm: Nam và Nữ.
-Nghề nghiệp: được chia thành 4 nhóm đối tượng bao gồm:
+ Cán bộ; Nông dân; Học sinh ; Nghề tự do -Dân tộc: được chia thành 3 nhóm đối tượng bao gồm:
+ Nhóm 1 : dân tộc Kinh; + Nhóm 2 : dân tộc Khmer; + Nhóm 3 : các dân tộc còn lại.
-Thời gian mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:
+ Dưới 1 năm; + Từ 1 đến 5 năm; + Trên 5 năm.
Thư viện ĐH Thăng Long
- Số lần tái phát bệnh:
- Các yếu tố nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng: thường gặp chia thành 4 nhóm đối tượng bao gồm:
+ Nhóm 1: dùng thuốc giảm đau (non-steroid, steroid) + Nhóm 2: tiền sử khác (stress, bệnh u tụy, )
+ Nhóm 3: dùng các chất thích (Rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất cay nóng,…) + Nhóm 4: không có yếu tố khởi phát.
Bộ công cụ nghiên cứu:
2.2.3.2 Mô tả thực trạng kiến thức của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (Mục tiêu 1)
Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên “Hướng dẫn phòng tái phát bệnh loét dạ dày - tá tràng” của Bộ Y tế năm 2014 và và bộ câu hỏi đánh giá nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét dạ dày - tá tràng, tham khảo tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang [15] và căn cứ vào tình hình thực tế về văn hóa, tiếp cận y tế, truyền thông, tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận Bộ câu hỏi có tổng cộng 27 câu, được phân bố thành 4 phần và được sử dụng để đánh giá nhận thức của người bệnh trước và sau can thiệp.
4 phần (Nội dung) gồm(Phụ lục 2):
Nội dung 1 Kiến thức chung về loét dạ dày, tá tràng ( 5 câu hỏi).
Tiêu chí đánh giá: Kiến thức đạt: trả lời đúng 3/5 câu; Kiến thức chưa đạt: chỉ trả lời đúng 2/5 câu.
+ Câu 1: Theo Ông/bà các yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày tá tràng.
A Những người làm việc căng thẳng B Những người thích ăn chua,cay, nóng C Những người uống nhiều bia,rượu D Cả 3 ý trên *
+ Câu 2: Theo Ông/bà các phương pháp phát hiện, chẩn đoán loét dạ dày tá tràng.
A Nội soi dạ dày tá tràng * B Siêu âm ổ bụng
C Xét nghiệm máu D Xét nghiệm dịch dạ dày
+ Câu 3: Theo Ông/bà các triệu chứng điển hình của loét dạ dày tá tràng.
A Gầy sút cân B Đau bụng vùng thượng vị C Rối loạn tiêu hóa
+ Câu 4: Theo Ông/bà các biến chứng hay gặp nhất của loét dạ dày tá tràng.
A Thủng ổ loét B Chảy máu tiêu hóa C Ung thư hóa D Hẹp môn vị
+ Câu 5: Theo Ông/bà người bệnh loét dạ dày tá tràng có vai trò như thế nào trong phòng tái phát bệnh.
A Rất quan trọng * B Quan trọng C Ít quan trọng D Không quan trọng
Nội dung 2 Kiến thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh (7 câu hỏi)
Tiêu chí đánh giá: Kiến thức đạt: trả lời đúng 5/7 câu; Kiến thức chưa đạt: chỉ trả lời đúng 2/7 câu.
+ Câu 1: Theo Ông/bà chế độ ăn như thế nào có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng?
A Cơm mềm, bánh mì, canh/súp *
Thư viện ĐH Thăng Long
B Giàu chất xơ: các loại rau già, măng khô C Thực phẩm lên men: giá đỗ, dưa cài muối D Các món ăn chế biến sẵn, nướng tẩm nhiều gia vị + Câu 2: Theo Ông/bà các loại đồ uống tốt cho người bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?
A Nước ngọt, nước trái cây có ga B Cà phê, rượu bia, chè đặc C Nước ép táo, sữa nghệ, nước dừa * D Nước, cam, quýt
+ Câu 3: Theo Ông/bà người bệnh loét dạ dày tá tràng nên sử dụng các loại thịt gì?
A Thịt quay, rán, nướng B Thịt ướp muối
C Xúc xích, dăm bông, lạp xưởng bằng cách luộc, hấp * D Xương băm nhỏ, sụn….
E Thịt, cá nạc được chế biến bằng dầu mỡ
+ Câu 4: Theo Ông/bà người bệnh loét dạ dày tá tràng nên sử dụng các thức ăn giàu đạm (thịt, cá, trứng…) như thế nào?
A Không sử dụng B Hạn chế sử dụng C Sử dụng theo nhu cầu năng lượng của cơ thể * D Sử dụng nhiều
+ Câu 5: Theo Ông/bà người bệnh loét dạ dày tá tràng nên có thói quen gì để phòng tái phát bệnh?
A Uống 1 cốc nước trước bữa ăn 30’ * B Uống nhiều nước sau khi ăn xongC Ăn nhiều canh trong bữa cơm
D Vừa ăn vừa uống + Câu 6: Theo Ông/bà người bệnh loét dạ dày tá tràng nên ăn như thế nào?
A Ăn ít một và chia nhiều bữa nhỏ * B Vừa ăn vừa xem phim, đọc sách C Ăn nhiều, ăn nhanh
D Ăn trước khi đi ngủ
+ Câu 7: Theo Ông/bà nhiệt độ phù hợp của thức ăn/đồ uống đối với người bệnh loét dạ dày tá tràng là bao nhiêu?
Nội dung 3:Kiến thức về lối sống phòng tái phát bệnh (8 câu hỏi).
Tiêu chí đánh giá: Kiến thức đạt: trả lời đúng 5/8 câu; Kiến thức chưa đạt: chỉ trả lời đúng 3/8 câu.
+ Câu 1: Chỉ có rượu, bia và chè đặc mới gây hại cho dạ dày còn cà phê không gây hại cho dạ dày.
A Đúng * B Sai + Câu 2: Người bệnh loét dạ dày tá tràng có thể hút thuốc lá.
A Đúng B Sai * + Câu 3: Người bệnh loét dạ dày tá tràng có thể hoạt động trí óc trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn.
A Đúng B Sai * + Câu 4: Người bệnh loét dạ dày tá tràng nên hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn để tiêu hóa thức ăn.
A Đúng B Sai * + Câu 5: Tinh thần căng thẳng, stress làm tăng sản sinh acid dạ dày khiến loét dạ dày tá tràng tái phát.
Thư viện ĐH Thăng Long
A Đúng* B Sai + Câu 6: Người bệnh nên ăn trước khi đi ngủ để dạ dày không bị rỗng.
A Đúng B Sai * + Câu 7: Để phòng bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý giữ ấm vùng bụng.
A Đúng * B Sai + Câu 8: Việc đảm bảo ăn uống vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín uống sôi giúp phòng tránh bệnh tái phát.
A Đúng B Sai * -Nội dung 4 Kiến thức về cách sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh (7 câu hỏi).
Tiêu chí đánh giá:Kiến thức đạt: trả lời đúng 5/7 câu; Kiến thức chưa đạt: chỉ trả lời đúng 2/7 câu.
+ Câu 1: Theo ông/bà, khi người bệnh đang trong quá trình điều trị nhưng các triệu chứng đã hết thì người bệnh nên làm gì?
A Thôi thuốc B Tiếp tục dùng thuốc theo đơn * C Dùng giảm liều
D Không biết + Câu 2: Theo ông/bà khi bị đau dạ dày trở lại người bệnh nên làm gì?
A Đi khám lại * B Chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống C Uống thuốc bắc
D Uống thuốc theo đơn cũ
+ Câu 3: Khi phải dùng thuốc để điều trị một bệnh nào đó không liên quan đến dạ dày, người bệnh có cần phải thông báo cho cán bộ y tế biết mình đã bị loét dạ dày tá tràng hay không?
A Rất cần thiết *B Cần thiết
C Ít cần thiết D Không cần thiết
+ Câu 4: Theo Ông/Bà nên sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen, Piroxicam…với tần suất như thế nào?
A Luôn luôn B Thỉnh thoảng C Hiếm khi * D Không sử dụng
+ Câu 5: Theo Ông/Bà khi sử dụng một số thuốc giảm đau chống viêm (NSAID) có màng bao tan như viên Aspirin pH8, người bệnh cần phải uống như thế nào?
A Nhai nát viên thuốc B Hòa tan thuốc với nước C Bẻ đôi viên thuốc D Uống nguyên viên thuốc *
+ Câu 6: Theo Ông/Bà khi sử dụng một số thuốc giảm đau chống viêm (NSAID) có dạng bào chế là viên nén trần, người bệnh cần phải uống như thế nào?
A Uống vào bữa ăn, sau khi ăn * B Uống thuốc trước bữa ăn 15 phút C Uống thuốc khi đói
+ Câu 7: Theo Ông/Bà khi uống thuốc nhóm giảm đau chống viêm (NSAID), người bệnh nên uống với bao nhiêu nước?
A Uống thuốc với ngụm nước nhỏ C Uống thuốc với càng ít nước càng B Uống thuốc với khoảng 200-250ml tốt * D Không biết
Thư viện ĐH Thăng Long
* Tiến hành kiểm định thang đánh giá chung cho cả 4 nội dung kiến thức của người bệnh về bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng về độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s alpha là 0.851 Như vậy thang điểm đánh giá các nội dung của bộ công cụ được coi là tin cậy.
Trên cơ sở đánh giá từng nội dung và đánh giá tổng hợp, cho phép áp dụng thang đo này trong đáng giá kiến thức của người bệnh.
2.2.3.3 Phương pháp tiến hành và đánh giá can thiệp giáo dục tư vấn sức khỏe tới sự thay đổi kiến thức của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (Mục tiêu 2)
Sau khi người bệnh được chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng và nhập viện, chúng tôi tiến hành phỏng vấn để đánh giá kiến thức của người bệnh trước khi tiến hành giáo dục tư vấn sức khỏe về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Trước khi tiến hành can thiệp, nhóm nghiên cứu gồm 4 điều dưỡng viên (kể cả nghiên cứu viên) tiến hành tập huấn phương pháp tư vấn giáo dục dựa trên bộ tài liệu tư vấn giáo dục chi tiết tham khảo từ khuyến cáo của Bộ y tế và các tác giả nghiên cứu trước đây đã công bố [8], [15] Các điều dưỡng viên trao đổi, thống nhất phương thức và kế hoạch tư vấn theo hình thức “cuốn chiếu” từng người bệnh đảm bảo lặp lại 3 lần cho một người bệnh trong suốt thời gian nghiên cứu.
Phương thức tư vấn giáo dục:
- Tư vấn các tình huống và phản hồi của người bệnh.
- Phát tờ rơi, tài liệu để người bệnh tự nghiên cứu, tìm hiểu qua tài liệu - Tổ chức các cuộc thảo luận nhóm.
- Hướng dẫn qua tài liệu, phác đồ điều trị, dự phòng trong thảo luận nhóm.
- Tư vấn trước khi người bệnh ra viện.
Tiêu chuẩn cần đạt của điều dưỡng viên tham gia tư vấn, truyền thông giáo dục cho người bệnh [15] như sau:
- Có kỹ năng giao tiếp truyền đạt, cử chỉ thân mật, chia sẻ.
- Nắm chắc nội dung chuyên môn một cách linh hoạt.
- Hiểu người bệnh (đối tượng tư vấn, truyền thông).
Nội dung tư vấn giáo dục [15] gồm:
- Giáo dục về bệnh loét dạ dày tá tràng:
+ Yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày tá tràng.
+ Phương pháp phát hiện, chẩn đoán loét dạ dày tá tràng.
+ Triệu chứng điển hình của loét dạ dày tá tràng.
+ Biến chứng hay gặp nhất của loét dạ dày tá tràng.
+ Bệnh loét dạ dày tá tràng có vai trò như thế nào trong phòng tái phát bệnh.
- Giáo dục về chế độ ăn phòng tái phát bệnh:
+ Tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng.
+ Các loại đồ uống tốt cho người bệnh loét dạ dày tá tràng.
+ Bệnh loét dạ dày tá tràng nên sử dụng các loại thịt gì?
+ Bệnh loét dạ dày tá tràng nên sử dụng các thức ăn giàu đạm (thịt, cá, trứng…).
+ Bệnh loét dạ dày tá tràng nên có thói quen gì để phòng tái phát, nhiệt độ phù hợp của thức ăn/đồ uống đối với người bệnh loét dạ dày tá tràng,
+ Người bệnh loét dạ dày tá tràng nên ăn như thế nào?
+ Nhiệt độ phù hợp của thức ăn/đồ uống đối với người bệnh loét dạ dày tá tràng là bao nhiêu?
- Giáo dục về lối sống phòng tái phát bệnh:
+ Tư vấn rượu, bia, cà phê và chè đặc có gây hại cho dạ dày?
+ Người bệnh loét dạ dày tá tràng có thể hút thuốc lá?
+ Người bệnh loét dạ dày tá tràng có thể hoạt động trí óc trong khoảng thời gian nào?
+ Người bệnh loét dạ dày tá tràng nên hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian nào?
+ Tinh thần căng thẳng, stress làm tăng sản sinh acid dạ dày khiến loét dạ dày tá tràng tái phát?
+ Người bệnh có nên ăn trước khi đi ngủ ? + Việc đảm bảo ăn uống vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín uống sôi có giúp phòng tránh bệnh tái phát?
- Giáo dục về cách sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh:
+ Các triệu chứng đã hết thì người bệnh nên làm gì?
+ Khi bị đau dạ dày trở lại người bệnh nên làm gì?
+ Khi bị đau dạ dày trở lại người bệnh nên làm gì?
Thư viện ĐH Thăng Long
+ Nên sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) với tần suất thế nào?
+ Khi sử dụng một số thuốc giảm đau chống viêm (NSAID) có màng bao tan như viên Aspirin pH8, người bệnh cần phải uống như thế nào?
+ Khi sử dụng một số thuốc giảm đau chống viêm (NSAID) có dạng bào chế là viên nén trần, người bệnh cần phải uống như thế nào?
+ Khi uống thuốc nhóm giảm đau chống viêm (NSAID), người bệnh nên uống với bao nhiêu nước? Đánh giá sự thay đổi kiến thức
Sử dụng bộ câu hỏi đánh giá về kiến thức (phụ lục 2).
- Trước khi người bệnh ra viện, người bệnh được phỏng vấn nhằm đánh giá lại kiến thức sau khi được tư vấn, giáo dục.
- So sánh sự thay đổi trước và sau can thiệp qua tỷ lệ % thay đổi của các biến số từng nội dung chi tiết và dựa trên các tiêu chí đánh giá các nội dung của kiến thức về bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, tuân thủ và dự phòng tái phát, dự phòng lâu dài…(bộ công cụ đã được sử dụng trong nghiên cứu).
2.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 2.2.4.1 Xử lý số liệu
- Rà soát và làm sạch số liệu:
Đạo đức trong nghiên cứu
- Mục đích của nghiên cứu này nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
- Người bệnh tự nguyện hợp tác tham gia nghiên cứu, ký đơn tình nguyện tham gia nghiên cứu.
- Tại thời điểm đánh giá lại trước khi ra viện, những nội dung kiến thức mà người bệnh còn chưa rõ hoặc chưa hiểu đúng về kiến thức sẽ được nhóm nghiên cứu tư vấn và giải thích để người bệnh hiểu đúng và đầy đủ.
- Đề tài nghiên cứu được thông qua Hội đồng Y đức, được phê duyệt theo quyết định số 23051706/ QĐ-ĐHTL ngày 15 tháng 05 năm 2023 và thực hiện tốt nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu y sinh học gồm thực hiện chuẩn mực các nội dung cơ bản sau đây:
+ Thiết kế nghiên cứu được dánh giá cẩn thận các nguy cơ có thể lường trước so với các lợi ích có thể đạt được cho đối tượng nghiên cứu và các đối tượng khác Lợi ích của đối tượng nghiên cứu luôn phải đặt trên lợi ích của khoa học và của xã hội.
+ Quyền của đối tượng nghiên cứu được bảo đảm về sự toàn vẹn luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu Tất cả các điều dự kiến đã được tiến hành để bảo đảm sự bí mật riêng tư của đối tượng và hạn chế tác động của nghiên cứu lên sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần của đối tượng nghiên cứu.
+ Bảo vệ sự chính xác của các kết quả nghiên cứu, báo cáo bệnh viện sau thực hiện nghiên cứu Các số liệu, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố.
+ Đối tượng dự kiến tham gia nghiên cứu được (giải thích với người bệnh, hoặc người nhà người bệnh) các thông tin đầy đủ về mục tiêu, các phương pháp, các lợi ích có thể và các biến chứng có thể gây ra cho họ trong nghiên cứu, cũng như những phiền muộn có thể xảy ra và có quyền từ chối tham gia.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1.Phân bố độ tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi 20 – 39 chiếm tỉ lệ ít nhất (11,2%), nhóm tuổi 40-59 chiếm tỉ lệ (34,4%), nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (54,4%), nhóm tuổi trung bình (60,2 ± 16,5).
Biểu đồ 3.1.Tỷ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu
Thư viện ĐH Thăng Long
Trong tổng số 250 người bệnh tham gia nghiên cứu có 140 nam chiếm tỷ lệ (56,0%), nữ có 110 người chiếm tỷ lệ (44,0%).
Bảng 3.2Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (86,4%).
Bảng 3.3 Phân bố đối tượng theo các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Hay dùng thuốc giảm đau(non-
Tiền sử khác( stress, bệnh u tụy, ) 16 6,4
Hay dùng các chất kích thích( Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chất cay nóng,…)
Tỷ lệngười bệnh dùng các chất kích thích chiếm tỷ lệ khá cao 70,4% kế đến là hay dùng thuốc giảm đau chiếm 23,2% và hay dùng các chất kích thích chiếm 6,4%.
Biểu đồ 3.2.Tỷ lệ phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu.
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh tham gia nghiên cứu có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất (59,5%); thấp nhất là nhóm có trình độ trung học phổ thông chiếm (13,6%).
Bảng 3.4.Phân bố đối tượng theo dân tộc
Dân tộc Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Phân bố đối tượng theo dân tộc thì dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 82%, thấp nhất là dân tộc Hoa chiếm 2,4%.
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.3.Phân bố tỷ lệ nơi sống của người bệnh
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu sống ở khu vực nông thôn chiếm (84,4%); Thành thị chiếm 15.6%.
Bảng 3.5.Phân bố theo thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: ĐTNC có thời gian mắc bệnh >5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,2%); Từ 1 đến 5 năm chiếm tỷ lệ 12,8% và cao nhất là đối tượng có thời gian mắc bệnh