TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --- ĐÀO THỊ THOA THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 SAU TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE TĂNG CƯỜNG TẠI BỆNH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -
ĐÀO THỊ THOA
THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 SAU TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
TĂNG CƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA
NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
HÀ NỘI – 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -
ĐÀO THỊ THOA Mã học viên: C02057
THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 SAU TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
TĂNG CƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA
NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1 TS.BS Nguyễn Ngọc Tâm
2 PGS.TS BS Đỗ Thị Khánh Hỷ
HÀ NỘI – 2024
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đào Thị Thoa, học viên cao học khóa 10 trường Đại học Thăng Long chuyên ngành Điều dưỡng, xin cam đoan:
1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS BS Nguyễn Ngọc Tâm và PGS TS Đỗ Thị Khánh Hỷ
2 Luận văn này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2024
Tác giả luận văn
Đào Thị Thoa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn này cho Tôi xin phép được gửi lời cảm ơn tới: Đảng ủy, Ban Giám hiệu, phòng sau đại học Trường Đại học Thăng Long Ban Lãnh đạo Bệnh viện Lão khoa Trung ương, tập thể bác sỹ, điều dưỡng khoa Nội tiết và Cơ xương khớp đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình học tập
Với tất cả tấm lòng kính trọng Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong khoa Khoa học sức khỏe, Bộ môn Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long Các thầy cô trong hội đồng đề cương, hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, các thầy cô đã cho tôi những ý kiến quý báu để hàn thành luận văn này
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Đỗ Thị Khánh Hỷ, TS, BS Nguyễn Ngọc Tâm là 2 người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn Tôi, đã dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn Tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
Tôi cũng vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ khó khăn, khuyến khích, động viên Tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2024
Tác giả luận văn
Đào Thị Thoa
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
ADA Hội đái tháo đường Hoa Kỳ
(American Diabetes Association)
(Body mass index)
FIT Diễn đàn về các kỹ thuật tiêm
(Forum for injection techniques)
IDF Hiệp hội đái tháo đường quốc tế
(International Diabetes Federation) ITQ Bảng hỏi về kỹ thuật tiêm Insulin
(Insulin injection techniques questionaire)
Trang 61.1.2 Sinh lý học 3
1.1.3 Bệnh sinh của đái tháo đường típ 2: 3
1.1.4 Nguyên nhân gây bệnh 5
1.1.5 Các yếu tố nguy cơ 5
1.2.2 Cơ chế tác dụng của insulin 10
1.2.3 Phân loại insulin 10
1.2.4 Một số tai biến có thể gặp khi tự tiêm Insulin của người bệnh 12
1.2.5 Mô hình Tư vấn & GDSK tại Bệnh viện lão khoa trung ương 13
Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 14
1.3 1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 14
1.3.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam 16
Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 18
1.4 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 19
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 72.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 19
2.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
Phương pháp nghiên cứu 19
2.2 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 19
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 19
2.2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu 20
Tiến hành nghiên cứu 21
2.3 2.3.1 Xây dựng bộ câu hỏi 21
2.3.2 Cách thu thập thông tin 21
2.3.3 Phương pháp can thiệp 22
2.3.4 Cách thức đánh giá phân loại người bệnh 22
Các biến số nghiên cứu 23
2.4 Xử lý và phân tích số liệu 30
2.5 Sai số và cách khắc phục 30
2.6 2.6.1 Sai số mắc phải 30
2.6.2 Cách khắc phục sai số 31
2.6.3 Sơ đồ nghiên cứu 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 33
3.2 Thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm insulin của người bệnh cao tuổi 37
3.2.1 Kiến thức tự tiêm insulin của người cao tuổi mắc đái tháo đường típ 2 trước can thiệp 37
3.2.2 Thực hành tự tiêm insulin của người cao tuổi mắc đái tháo đường típ 2 trước can thiệp 39
3.2.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự tiêm insulin của người cao tuổi mắc ĐTĐ típ 2 40
3.2.4 Một số yếu tố liên quan đến thực hành tự tiêm insulin của người cao tuổi mắc ĐTĐ typ 2 43
3.3 Sự thay đổi kiến thức và thực hành tự tiêm insuslin của người bệnh sau can thiệp 46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 52
Trang 84.2 Đặc điểm kiến thức, thực hành tự tiêm insulin của người bệnh cao tuổi 57
4.2.1 Đặc điểm về kiến thức tự tiêm insulin của người bệnh cao tuổi 57
4.2.2 Đặc điểm thực hành sử dụng insulin của người cao tuổi 60
4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tự tiêm insulin của người bệnh cao tuổi 62
4.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự tiêm insulin của người bệnh cao tuổi 62
4.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm insulin của người bệnh cao tuổi 64 4.4 Sự thay đổi kiến thức, thực hành tự tiêm insulin của người bệnh sau can thiệp tư vấn giáo dục sức khỏe 66
4.4.1 Sự thay đổi về kiến thức tự tiêm insulin của người bệnh sau can thiệp tư vấn giáo dục sức khỏe 66
4.4.2 Sự thay đổi về thực hành tự tiêm insulin của người bệnh sau can thiệp tư vấn giáo dục sức khỏe 68
4.4.3 Sự thay đổi về một số yếu tố khác có liên quan đến kiến thức thực hành tiêm insulin của người bệnh cao tuổi trước và sau can thiệp 69
4.5 Điểm mạnh và hạn chế của đề tài nghiên cứu 70
KẾT LUẬN 71
KHUYẾN NGHỊ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại và thời gian tác dụng của một số loại insulin 11
Bảng 2.1 Phân loại theo chỉ số khối cơ thể 23
Bảng 3.1 Nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3.2 Tiền sử bệnh đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3.3 Dụng cụ tiêm Insulin người bệnh cao tuổi mắc ĐTĐ typ 2 35
Bảng 3.4 Tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn tiêm insulin của người cao tuổi mắc ĐTĐ típ 2 36
Bảng 3.5 Kiến thức về bảo quản và sử dụng insulin của người cao tuổi mắc ĐTĐ típ 2 trước can thiệp 37
Bảng 3.6 Kiến thức về dụng cụ tiêm insulin của người cao tuổi mắc ĐTĐ típ 2
trước can thiệp 37
Bảng 3.7 Kiến thức về vị trí tiêm insulin của người cao tuổi mắc ĐTĐ típ 2 trước can thiệp 38
Bảng 3.8 Thực hành tự tiêm insulin của người cao tuổi mắc ĐTĐ típ 2 trước can thiệp 39
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa đặc điểm chung với mức độ kiến thức tự tiêm insulin của người cao tuổi mắc ĐTĐ típ 2 40
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa đặc điểm bệnh với mức độ kiến thức tự tiêm insulin của người cao tuổi mắc ĐTĐ típ 2 41
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa được hướng dẫn tiêm với mức độ kiến thức tự tiêm insulin của người cao tuổi mắc ĐTĐ típ 2 42
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa đặc điểm chung với mức độ thực hành tiêm insulin của đối tượng nghiên cứu 43
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa đặc điểm bệnh với mức độ thực hành tiêm insulin của đối tượng nghiên cứu 44
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa kiến thức và hướng dẫn tiêm với mức độ thực hành tiêm insulin của đối tượng nghiên cứu 45
Bảng 3.15 Sự thay đổi kiến thức bảo quản và sử dụng insulin của người cao tuổi ĐTĐ trước và sau can thiệp 46
Trang 10Bảng 3.16 Sự thay đổi kiến thức dụng cụ tiêm insulin của người cao tuổi ĐTĐ trước
và sau can thiệp 47Bảng 3.17 Sự thay đổi kiến thức vị trí tiêm insulin của người cao tuổi ĐTĐ trước và
sau can thiệp 47Bảng 3.18 Sự thay đổi thực hành tự tiêm insulin của người cao tuổi mắc ĐTĐ típ 2
trước và sau can thiệp 48Bảng 3.19 Sự thay đổi về tỷ lệ kiến thức, thực hành chung về tự tiêm insulin của
người cao tuổi ĐTĐ típ 2 trước và sau can thiệp 49Bảng 3.20 Sự thay đổi một số vấn đề liên quan đến tiêm insulin của người cao tuổi
mắc ĐTĐ típ 2 50Bảng 3.21 Sự thay đổi thực hành lấy thuốc và véo da khi tiêm insulin của người bệnh
do điều dưỡng quan sát 50Bảng 3.22 Sự thay đổi các đặc điểm bất thường tại vị trí tiêm của người bệnh do điều
dưỡng quan sát 51
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Thể trạng theo BMI của đối tượng nghiên cứu 34Biểu đồ 3.2 Biến chứng ĐTĐ của đối tượng nghiên cứu 35Biều đồ 3.3 Đánh giá mức độ kiến thức chung tự tiêm insulin của người cao tuổi mắc
ĐTĐ típ 2 trước can thiệp 38Biều đồ 3.4 Mức độ đạt thực hành chung tự tiêm insulin của người cao tuổi mắc ĐTĐ
típ 2 trước can thiệp 39
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Phì đại tổ chức mỡ dưới da 13
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 13ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính không lây, có tốc độ phát triển rất nhanh cùng với các bệnh: ung thư, tim mạch, béo phì Ngày nay, bệnh ĐTĐ ngày càng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam Theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2015 trên thế giới có khoảng 415 triệu người mắc đái tháo đường dự kiến đến năm 2040 trên thế giới có khoảng 642 triệu người [34] Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012 do Bệnh viện Nội tiết trung ương tiến hành, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6% [5] Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6% [8]
Bệnh ĐTĐ có rất nhiều biến chứng nguy hiểm làm tăng gánh nặng chi phí điều trị, giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh Để hạn chế và làm chậm tiến triển các biến chứng của bệnh bên cạnh việc ăn uống và luyện tập hợp lý đỏi hỏi người bệnh còn phải có kiến thức sử dụng các thuốc đúng cách, Insulin là một trong các thuốc điều trị đái tháo đường giúp giảm đường máu hiệu quả nhất được chỉ định tuyệt đối cho người bệnh ĐTĐ típ1, ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ típ 2 (khi người bệnh đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc viên điều trị ĐTĐ mà không kiểm soát được đường máu hoặc do các chỉ định điều trị của bác sỹ) và một số trường hợp khác [4] Tuy vậy, nếu người bệnh sử dụng không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: hạ đường máu, đau nơi tiêm, loạn dưỡng lớp mỡ dưới da [47]… làm giảm hiệu quả của thuốc thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh Để người bệnh có thể sử dụng insulin an toàn và hiệu quả thì vai trò của người điều dưỡng là vô cùng quan trọng đặc biệt trong việc tư vấn hướng dẫn người bệnh đái tháo đường tự tiêm insulin
Trang 14Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức và kỹ năng thực hành tự tiêm insulin ở người bệnh ĐTĐ nhưng còn rất hiếm các nghiên cứu đánh giá về sự thay đổi nhận thức của người bệnh trong việc tự tiêm insulin sau khi được điều dưỡng tư vấn & giáo dục sức khỏe Câu hỏi đặt ra vậy mức độ kiến thức, thực hành tiêm insulin của người bệnh cao tuổi như thế nào? Mức độ cải thiện về kiến thức, thực hành – hiệu quả chương trình can thiệp như thế nào?
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thay đổi kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh cao tuổi đái tháo đường típ 2 sau tư vấn giáo dục sức khỏe tăng cường tại bệnh viện Lão khoa năm 2023” với mục tiêu:
1 Mô tả kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh cao tuổi đái tháo đường típ 2 điều trị tại bệnh viện Lão Khoa Trung Ương năm 2023
2 Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh cao tuổi đái tháo đường típ 2 sau tư vấn giáo dục sức khỏe tăng cường
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Tổng quan về đái tháo đường
1.1.
1.1.1 Định nghĩa
Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường máu (ĐM) mạn tính đặc trưng
bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/hoặc tiết insulin [3]
1.1.2 Sinh lý học
Bình thường glucose máu được cân b ng trong cơ thể và xuất sứ từ hai nguồn, đó là nguồn gốc ngoại sinh (chuyển hóa các carbohydrat do thức ăn cung cấp), sau khi ăn các thức ăn, tinh bột được amylase của nước bọt và tụy thủy phân, trái lại các disaccharid được enzym disaccharidase của ruột phân hủy Quá trình này dẫn tới hấp thu glucose qua đường tiêu hóa và sau đó chất này kích thích các tế bào bêta của đảo Langerhans bài xuất insulin Với nguồn gốc nội sinh (chuyển đổi glycogen thành glucose), theo nhu cầu và dưới tác động của một số hormon như glucagon, adrenalin, cortisol và hormon tăng trưởng, một số cơ quan, đặc biệt là gan nhờ quá trình phân hủy và tân tạo glycogen có khả năng đưa vào tuần hoàn glucose từ các thành phần chuyển hóa như glycogen, pyruvat, lactat, glycerol và các axit amin
Bình thường cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu chịu tác động của hai hệ thống hormon đối lập nhau đó là, insulin có tác dụng làm hạ glucose máu, nhưng glucagon, adrenalin, cortisol và GH có tác dụng làm tăng nồng độ glucose máu (ví dụ: khi nhịn đói dài ngày dưới tác động của glucagon và adrenalin, s xuất hiện quá trình phân hủy glycogen nh m để đưa glucose dự trữ tại gan trở lại vòng tuần hoàn) Do vậy khi bị rối loạn nồng độ glucose trong máu, đường huyết s cao hơn bình thường
1.1.3 nh sinh c a i th o ng típ 2:
- Suy giảm chức năng tế bào beta của tuyển tụy Đây là tế bào có chức năng điều hòa sản xuất Hormone Insulin Khi nồng độ Glucose trong máu cao, hormone này có tác dụng giúp cho Glucose từ máu đi vào tế bào Khi Glucose trong máu giảm nó s tiết ra ít hơn.Với NB bị suy giảm chức năng tiết Insulin của tuyển tụy làm cho lượng insulin trong máu tiết ra không đủ đề hạ Glucose huyết
- Đề kháng insulin của cơ thể (các cơ quan chống lại tác dụng của insulin)
+ Đề kháng insulin ở gan: Gan là nơi dự trử Glucose của cơ thể dưới dạng chuyển
hóa Glycogen Lúc cơ thể đói gan s chuyển hóa Glycogen thành Glucose Khi bị
Trang 16ĐTĐ típ 2 tế bào gan đề kháng với insulin, có nghĩa là gan s sản xuất Glucose ồ ạt không chịu sự kiểm soát của insulin Làm cho đường huyết lúc đói tăng cao
+ Đề kháng insulin ở cơ: khi có đề kháng insulin ở cơ làm cho glucose từ máu không
thể vào tế bào để tạo năng lượng làm cho glucose trong máu tăng cao
+ Đề kháng insulin ở mô mỡ : Ở bệnh nhân béo phì hay gan nhiễm mỡ, tế bào đề
kháng với insulin làm tăng ly giải mô mỡ tạo nhiều glycerol và triglyceride là những chất tạo thành Glucose dự trữ ở Gan
- Tăng Hormone Glucagon: Ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 hormone này được tiết ra nhiều hơn so với người bình thường, làm tăng đường huyết
- Giảm vai trò Hormone Incretin: Hormone này có 2 loại chính GLP1 và GIP2 được tiết vào ruột sau khi ăn xong, hormon này có tác dụng trong thời gian ngắn giúp tế bào tuyển tụy tăng tiết insulin và giảm tiết glucagon Ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 hiệu quả của 2 hormone này giảm rõ rệt
- Tăng tái hấp thu Glucose ở Thận - Rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh ở não : Não kiểm soát sự cân b ng giữa
insulin và glucose Khi mất cân b ng đường huyết s tăng cao
Không phải do tổn thương tuyến tu mà thường do ưu năng một số tuyến nội tiết khác (thuỳ trước tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận), bệnh xuất hiện muộn (ở người cao tuổi), bệnh không liên quan đến miễn dịch, vai trò của các yếu tố di truyền không rõ ràng, nồng độ insulin trong máu có thể bình thường, giảm hay tăng
Bệnh sinh, về cơ bản, giống như típ 1, nhưng bệnh nhẹ hơn và diễn biến chậm hơn
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 171.1.4 Nguyên nhân gây b nh
Nguyên nhân nguyên phát
- Ð i th o ng Típ 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insuline): thường gặp ở
người trung niên cao tuổi, béo phì, ít vận động, ăn nhiều mỡ động vật, uống nhiều nước ngọt, ăn thức ăn hấp thụ nhanh, hoặc có người bệnh không béo phì
- nh h ng c a di truy n v m i tr ng: Sinh đôi cùng trứng, có thể có người bị
đái tháo đường, người không bị đái tháo đường
nhiễm trùng, chấn thương, có thai, sau phẫu thuật, do dùng một số thuốc như lợi tiểu thuốc corticoit, chảy máu dưới nhện, tình trạng co giật
1.1.5 c y u t nguy c
Yếu tố thuận lợi như nhiễm virut Epstein-Barr có thể phá hủy các tế bào tiểu đảo hoặc các tế bào trực tiếp có thể lây nhiễm các tế bào tiểu đảo, vi rút quai bị…, do bị nhiễm trùng, nhiễm độc, bỏng…, stress, sống ở núi độ cao hơn 3000m so với mực nước biển, hoặc do sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc chẹn bê ta giao, estrogen… , các thuốc có thể giảm nồng độ glucose máu lúc đói như theophyllin, carvediol, ethanol, thuốc viên hạ đường huyết
Béo phì và ít vận động, thói quen ăn nhiều mỡ động vật, uống nhiều nước ngọt, ăn thức ăn hấp thụ nhanh (đái tháo đường typ 2)
1.1.6 Tri u chứng lâm s ng
ri u ch ng l m sàng r t a ng, tri u ch ng ch y u ng th i c ng là tri u ch ng quan tr ng ch n oán ái tháo ng l m sàng là:
- Tăng glucoza máu - Có glucoza trong nước tiểu, nước tiểu ngọt, kiến bâu - Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút cân
- Khô miệng, khô da, mệt mỏi
Trang 18ái tháo đường Típ 2
Xảy ra ở người lớn 45 tuổi, bệnhcó tính gia đình, thường gặp ở người béo, sống tĩnh tại, nhất là các đối tượng có chỉ số khối cơ thể (BMI) 25 kg/m3, cũng có người bệnh thể trạng bình thường ái tháo đường týp 2 hay đái tháo đường không phụ thuộc insulin, khi đường máu tăng cao xuất hiện dấu hiệu như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi Bệnh tiến triển từ từ trong nhiều năm, khởi đầu thường không rõ ràng Có khi phát hiện bệnh khi đã có các biến chứng về mạch máu lớn: bệnh mạch vành, biến chứng thần kinh (tê bì, mất cảm giác) tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, tăng huyết áp, hoặc các nhiễm khuẩn lâu lành, bệnh lý bàn chân hoặc qua các xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ định kỳ
1.1.7 ận lâm s ng Đ ng huy t
- Xét nghiệm máu tĩnh mạch: n ng ộ glucos máu t nh m ch máu l c i nh sau:
nh th ng: 5,6 mmol i i h n cao: 6 4
Cao: > 7,0 mmol làm l c i (sau ăn 8h) c giá trị ch n oán ái tháo ng Đ ng huy t 3,9 mmol là h ng huy t, khi 2,8 mmol là h ng máu nặng
- Xét nghiệm nồng độ glucose máu mao mạch: àm 4 – 6 l n ngày Nghi m pháp tăng ng huy t 2 gi sau u ng 75g glucos ( 7,8mmol là ung n p gluco nh th ng), khi c r i lo n n ng ộ glucos máu l c i: 5,6 – 6,9 mmol/L
- Định lượng nồng độ Hb 1c: nh th ng: 5,7%, khi H A1c ≥ 6,5% là ị ái tháo ng
- Xét nghiệm nước tiểu: Đ t m glucos trong n c ti u, k t qu t nghi m n c ti u không ph n ánh n ch t c a ng máu ng i nh tr tu i c th c ái tháo ng o ng ỡng th n th p hoặc ng c l i ở ng i già ng ỡng c a th n l i cao n n t u t hi n ng ni u hoặc ng i nh không ị ái tháo ng nh ng c glucos ni u o ị t n th ơng ng th n
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 191.1.8 Ti n triển
Người bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể xảy ra tình trạng mất nước, rối loạn chuyển hoá mỡ cuối cùng hôn mê do nhiễm toan ceton rồi tử vong ở người bệnh đái tháo đường týp 1 hoặc hôn mê tăng áp lực thẩm thấu ở đái tháo đường typ 2
1.1.9 c bi n chứng ng i b nh i th o ng i n chứng hạ ng m u
Khi đường máu hạ xuống lúc đói < 2,8 mmol/l) s có các biểu hiện thần kinh xuất hiện Thường xảy ra do dùng quá liều insuline hoặc các thuốc hạ đường máu đường uống bởi do dùng không đúng chỉ định Triệu chứng xuất hiện 1-3 giờ sau dùng insuline thường, 4-18 giờ sau dùng insuline chậm và 18-30 giờ sau dùng protamin zinc insuline (PZI), hoặc ăn quá kiêng, ăn quá ít dẫn đến hạ đường máu
i n chứng chuyển h a c p
- Hôn mê nhiễm toan ceton: biểu hiện rối loạn tri giác, khó thở nhanh sâu, mất nước toàn thể nội bào (khô niêm mạc, sụt cân ), ngoại bào (da khô, nếp gấp da, giảm trương lực nhãn cầu, tụt huyết áp động mạch, nhịp nhanh), nôn, buồn nôn càng làm tăng rối loạn nước, hơi thở có mùi cetone
- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (diễn biến trong vài ngày, vài tuần): tiểu nhiều, mất nước toàn thể, rối loạn tri giác, có thể có cơn co giật, hôn mê, da khô, mất nước
i n chứng mạn tính (xuất hiện sau nhiều tháng, hàng năm)
- i n ch ng m ch máu l n (do suy tim ở ng i nh ái tháo ng):
+ Nhồi máu não + Nhồi máu cơ tim, suy vành + Viêm tắc động mạch chủ
- i n ch ng m ch máu nhỏ:
+ Biến chứng thận: gây hội chứng thận hư, suy thận + Biến chứng mắt: bệnh lý võng mạc
- i n ch ng t nh m ch ngo i vi (vi m t c t nh m ch) - i n ch ng th n kinh nh t , m t c m giác - i n ch ng nhiễm khu n:
+ Nhiễm khuẩn ngoài da: ngứa, mụn nhọt + Biến chứng răng: viêm lợi, rụng răng, là một trong biến chứng sớm
Trang 20+ Biến chứng hô hấp: viêm phổi + Nhiễm khuẩn tiết niệu
- nh lý àn ch n o ái tháo ng
1.1.10 c nguyên tắc xử trí Nguyên tắc i u trị
- Phải dựa vào đường máu để chọn phương thức điều trị
- Điều trị là kết hợp chế độ ăn, chế độ luyện tập và thuốc Mục tiêu chính của điều trị: nh m kiểm soát đường máu đạt đích và nh m để làm
giảm các biến chứng tim mạch và không ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh - Phương pháp điều trị thay đổi trong suốt quá trình bệnh lý, do những thay đổi về
sinh hoạt và điều trị Người bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp điều trị, tuân thủ dùng thuốc và chế độ ăn, chế độ luyện tập, tinh thần Điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn người bệnh tuân thủ dùng thuốc và chế độ ăn, chế độ luyện tập, vệ sinh cá nhân hàng ngày
1.1.11 Phân loại:
Đái tháo đường týp 1: do bệnh tự miễn dịch: các tế bào β tuyến tụy bị phá hủy
bởi chất trung gian miễn dịch, sự phá hủy này có thể nhanh hoặc chậm ĐTĐ típ 1 được phân làm 2 loại: ĐTĐ típ 1 do nguyên nhân tự miễn hay găp chiếm 90% bao gồm cả thể L D (L D : latent autoimmune diabetes in adults) [2] Thể tiến triển chậm hay gặp ở người lớn, gọi là đái tháo đường tự miễn dịch tiềm tàng ở người lớn ĐTĐ típ 1 không rõ nguyên nhân (không thấy tự kháng thể) ít gặp hơn Tiến triển nhanh gặp ở người trẻ < 20 tuổi, triệu chứng lâm sàng rầm rộ khát nhiều, uống nhiều, sút cân, mệt mỏi Xuất hiện các tự kháng thể kháng đảo tụy (IC : islet cell autoantibodies), tự kháng thể kháng insulin và tự kháng thể kháng G D (gluctamic acid decarboxylase) trong 85 - 90% trường hợp Biến chứng cấp tính hay gặp là hôn mê nhiễm toan ceton Điều trị bắt buộc phải điều trị b ng insulin, tỉ lệ gặp < 10%
Đái tháo đường típ 2: đái tháo đường típ 2 trước đây được gọi là đái tháo
đường không phụ thuộc insulin, đái tháo đường ở người lớn, bệnh có tính gia đình Đặc trưng của đái tháo đường típ 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt insulin tương đối Đến nay các nhà khoa học đã tìm ra nhiều cơ chế bệnh sinh khác của đái tháo đường típ 2 như: giảm tác dụng của increatin tại ruột, tăng tiết glucagon tại tụy, tăng tái hấp thu glucose tại ống thận, rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh tạo vỏ não
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 21Bệnh thường xuất hiện ở tuổi>30, triệu chứng lâm sàng âm thầm, thường phát hiện muộn Biến chứng cấp tính hay gặp là hôn mê tăng áp lực thẩm thấu Có thể điều trị b ng chế độ ăn, thuốc uống và/hoặc insulin Tỉ lệ gặp 90 -95%
Đái tháo đường thai kì: đái tháo đường thai kì là tình trạng rối loạn dung nạp
đường máu xảy ra trong thời kì mang thai cho dù người bệnh điều trị b ng chế độ ăn hay tiêm insulin hoặc sau khi sinh tình trạng này không còn tồn tại Gần đây định nghĩa ĐTĐ thai kỳ đã thay đổi Khái niệm ĐTĐ thai kỳ vẫn được giữ nguyên khi phát hiện ở quý 2 và quý 3 của thai kỳ nhưng nếu phát hiện ở quý 1 thai kỳ thường là ĐTĐ từ trước hay ĐTĐ chưa được phát hiện từ trước khi mang thai mới được phát hiện [23]
Các tình trạng tăng đường máu đặc biệt khác: giảm chức năng tế bào beta
do khiếm khuyết gen: MODY 1, MODY 2, MODY 3, đái tháo đường ti lạp thể, giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen Bệnh lí tuyến tụy: viêm tụy, xơ, sỏi tụy, ung thư tụy,…Một số bệnh nội tiết: to các viễn cực, hội chứng Cushing,… do thuốc, hóa chất, do nhiễm khuẩn [29]
- HbA1C 6.5% Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ( D ) 2017 [28]
Thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose 75g với đường máu đo lúc đói, sau 1h, 2h ở tuần 24-28 của thai phụ chưa được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ Nghiệp pháp nên được thực hiện vào buổi sáng khi nhịn ăn ít nhất 8h Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi một trong các giá trị huyết tương sau đây vượt quá
- Mo 5.1 mmol/l - M1 10.0 mmol/l
- M2 8.5 mmol/l
Trang 22Tổng quan về insulin 1.2.
1.2.1 Kh i ni m Insulin
Insulin là một protein gồm 51 acid amin phân làm 2 chuỗi peptid Chuỗi có 21 acid amin và chuỗi B có 30 acid amin nối với nhau bởi 2 cầu nối S-S Insulin lợn và bò thường được dùng trong điều trị có cấu trúc khác insulin người một chút Insulin lợn chỉ khác insulin người bởi 1 acid amin alanin thay thế threonine ở vị trí 30 chuỗi B Insulin bò có 3 acid amin khác, alanin thay cho threonin ở vị trí 8 chuỗi và 30 chuỗi B và valin thay cho isoleucine ở vị trí 10 chuỗi [20]
1.2.2 ch t c dụng c a insulin
Cơ chế:
Tất cả các tế bào của người và động vật đều chứa receptor đặc hiệu cho insulin Receptor của insulin là một glycoprotein gồm 2 đơn vị dưới alpha n m ở mặt ngoài tế bào và 2 đơn vị beta n m trong tế bào Bốn đơn vị này đối xứng nhau qua cầu disulfide Thông qua receptor gắn vào receptor alpha gây kích thích tyrosin-kinase của receptor beta làm hoạt hóa hệ thống vận chuyển glucose ở màng tế bào, làm cho glucose đi vào tế bào một cách dễ dàng, đặc biệt là tế bào cơ, gan và tế bào mỡ Ngoài ra insulin còn làm tăng hoạt tính của glucogen ở gan Insulin làm giảm sự thủy phân lipid, protid và glycogen đồng thời làm tăng tổng hợp lipid và protid từ glucid Kết quả làm hạ ĐM [20]
- Thúc đẩy dự trữ glucose dưới dạng glucogen Tác dụng tại cơ:
- Làm tăng tổng hợp protein, tăng nhập acid amin vào trong tế bào - Tăng tổng hợp glycogen, tăng nhập đường và trong tế bào Tại mô mỡ: làm tăng dự trữ triglycerid và làm giảm acid béo tự do trong tuần hoàn
1.2.3 Phân loại insulin
Theo nguồn gốc [2]
Insulin có nguồn gốc từ động vật: Insulin có nguồn gốc từ lợn, bò có một chút khác biệt về cấu trúc so với insulin người Ngày nay, các insulin có ngồn gốc động vật không phổ biến trên thị trường
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 23Insulin có nguồn gốc từ người: Được tổng hợp b ng phương pháp tái tổ hợp DN , rất tinh khiết, ít gây dị ứng và đề kháng do tự miễn và loạn dưỡng mô mỡ tại chỗ tiêm
Insulin analogue: Được tổng hợp b ng kỹ thuật tái tổ hợp DN , nhưng có thay đổi cấu trúc b ng cách thay thế một vài acid amin hoặc gắn thêm chuỗi polypeptide để thay đổi dược tính
Theo thời gian tác dụng
ảng 1.1 Phân loại v th i gian t c dụng c a một s loại insulin [47] [48]
Loại Insulin Bắt đầu
tác dụng
Đỉnh tác dụng
Thời gian tác dụng
Thời điểm tiêm
Thời gian tác dụng
Thời điểm tiêm
Insulin nhanh
Rapid analogs
Aspart (NovoRapid) Lispro (Humalog) Glulisine (Apidra)
0 - 20 phút 1 – 3 giờ 3 – 5 giờ r c ăn 5-15
ph t hoặc ngay sau ữa ăn
Insulin nền
Bán chậm, NPH (Insulatard, Humulin N)
1 – 2 giờ 4 – 8 giờ 8 – 12 giờ r c ăn sáng
tr c khi ng
Tác dụng kéo dài - Analogs
30 phút 30 phút
Hai đỉnh 18 – 23
16-18
r c ăn 30 phút
NovoMix 30 Humalog Mix 50/50, 25/75
10-20 phút Hai đỉnh 16 – 20
16 – 18
r c ăn 5 -15 phút
Trang 24 ĐTĐ có chống chỉ định thuốc uống: Xơ gan, suy thận … Chuẩn bị phẫu thuật đại phẫu, cần kiểm soát đường máu nhanh Có tình trạng tăng đường máu (ngộ độc đường): chỉ số đường máu lúc mới phát hiện bao gồm glucose đói > 16,5 mmol/l; Hb 1C >10%
Bảo quản thuốc insulin [3] [47]
- Các thuốc chưa được sử dụng: bảo quản trong nhiệt độ 2 - 8oC - Các ống thuốc hoặc bút tiêm đã sử dụng bảo quản tại nhiệt độ phòng
- Insulin s bị hỏng ở nhiệt độ < 0oC, giảm hoặc mất dần tác dụng khi để dưới
ánh nắng mặt trời và các nguồn bức xạ nhiệt, bức xạ phóng xạ
- Loại bỏ lọ hoặc bút tiêm insulin không dùng hết sau 28 ngày (kể từ ngày mở
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 25 Đau tại vị trí tiêm
- Do cồn sát trùng vị trí tiêm chưa khô - Insulin bảo quản lạnh chưa được làm ấm trước tiêm - Kim tiêm dài và có đường kính lớn
- Không đưa kim nhanh qua da
Chảy máu và bầm tím
Đôi khi tiêm đâm phải mạch máu, gây chẩy máu hoặc làm bầm tím tại chỗ tiêm Chẩy máu dưới da không gây ra hậu quả bất lợi nào liên quan đến việc hấp thu insulin Tuy vậy, người bệnh nên thay đổi vị trí khi có tổn thương
Hạ đường máu
Khi kiểm soát đường máu b ng insulin người bệnh có nguy cơ bị hạ đường máu Nó thường liên quan đến việc người bệnh không ăn uống đúng giờ hoặc sai lầm về kỹ thuật tiêm và tiêm quá liều của người bệnh
Nhiễm trùng
Hiếm gặp các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến tiêm insulin dưới da Tuy vậy, có một số nghiên cứu cho thấy có thể thấy tế bào vảy, tế bào biểu mô cũng như hemoglobin trong bút tiêm dù đã thay kim Do vậy, không sử dụng chung bút tiêm cho các người bệnh
1.2.5 M hình T v n & GDSK tại nh vi n lão khoa trung ng
Truyền thông tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh là một trong những nhiệm của điều dưỡng Theo thông tư 31/2021/TT-BYT - Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện người bệnh khi n m viện được điều dưỡng tư vấn, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong khi n m viện và sau khi ra viện [7] Do đái tháo đường là bệnh mạn tính, nó gắn liền với người bệnh sau
Hình 1.1 Phì ại tổ chức mỡ d ới da
Trang 26khi ra viện bởi vậy việc giáo dục nâng cao kiến thức cho người bệnh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng Nếu người bệnh được trang bị kiến thức đúng thì việc quản lý bệnh của họ có thể tốt hơn
Bệnh viện Lão khoa là đơn vị tuyến cuối chuyên tiếp nhận và điều trị cho người bệnh cao tuổi, chương trình quản lý người bệnh đái tháo đường là một trong những chương trình quản lý các bệnh mạn tính không lây nhiễm được duy trì để quản lý người bệnh đái tháo đường cao tuổi Người bệnh khi đến khám điều trị được điều dưỡng đánh giá tổng quan trong đó có đánh giá vấn đề kiến thức tự quản lý chăm sóc bệnh đái tháo đường của người bệnh Sau đánh giá người bệnh được xác định các vấn đề về kiến thức thiếu hụt Người bệnh được giới thiệu và mời tham gia các buổi tư vấn giáo dục cho người bệnh và người nhà theo mô hình nhóm nhỏ khoảng 10 người bệnh để hướng dẫn các nội dung theo dõi và tự chăm sóc ở người bệnh đái tháo đường như: Tiêm insulin, đo đường máu mao mạch, phát hiện và xử trí hạ đường máu hoặc tư vấn trực tiếp cho người bệnh thông qua chương trình tư vấn “Ngày đầu tiên” Khoa Nội tiết và cơ xương khớp có thể hỗ trợ người bệnh các thông tin thông qua Kênh Zalo Các vấn đề của người bệnh có thể được giải đáp kịp thời khi người bệnh có nhu cầu tư vấn Định kì người bệnh được tham gia câu lạc bộ dành cho người bệnh đái tháo đường, tại đây người bệnh được hoạt động theo chủ đề của tuần, của tháng
Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 1.3.
1.3.1 Một s nghiên cứu trên th giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu trước đây của các tác giả đã tiến hành đánh giá kiến thức, thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường tại các nước, khu vực, các đối tượng khác nhau
Có một số bộ công cụ đã được sử dụng trong các nghiên cứu này Nổi bật lên là bộ công cụ ITQ (Injection Technique Questionnaire) Đây là một bộ câu hỏi được thiết kế bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về đái tháo đường Các khảo sát về ITQ đã được đánh giá nhiều lầ từ khi được xây dựng và cải tiến ngày càng phù hợp hơn vào các năm 1995, 2000, 2009 và 2016 Tất cả điều tiến hành trên quy mô lớn, đa trung tâm, đa quốc gia với số lượng người bệnh tham gia ngày càng đông Các phiên bản thuộc 17 ngôn ngữ khác nhau của ITQ đã được xây dựng, sử dụng [37],[45]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 27Từ năm 1988 đến năm 2000, hơn 1000 người bệnh đái tháo đường típ 1 và 2 tiêm insulin tại 22 trung tâm ở 07 quốc gia Châu Âu tham gia nghiên cứu dịch tễ đánh giá kỹ thuật tiêm insulin, kết quả cho thấy: 13% người bệnh sử dụng bơm tiêm, 64% sử dụng bút tiêm và 15% sử dụng cả bơm tiêm và bút tiêm Vị trí tiêm chích được sử dụng phổ biến nhất là bụng, tiếp theo là đùi Người bệnh sử dụng tiêm tại mông có liên quan đến giá trị Hb 1C ở mức thấp Nhóm người bệnh sử dụng véo da có chỉ số Hb 1C thấp hơn những người không thực hiện véo da (p<0,05) Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p=0,001) giữa việc lưu kim trong da >10 giây cho kết quả Hb 1c thấp hơn [24]
Nghiên cứu tại 171 trung tâm 16 quốc gia Châu Âu năm 2008-2009 về kỹ thuật insulin cho thấy Nhìn chung, 21% người bệnh tiêm insulin vào cùng một vị trí trong cả ngày, thậm chí là một vài ngày, đây là nguyên nhân dẫn đến loạn dưỡng mỡ dưới da tại vị trí tiêm Khoảng 50% người bệnh đã hoặc đã có các triệu chứng gợi ý tăng lipid Phì đại lớp mỡ dưới da dường như thường xảy ra ở những người sử dụng hai vị trí tiêm kích thước nhỏ hơn, và ít gặp hơn ở những người sử dụng các vùng lớn hơn Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy gần 3% người bệnh cho biết đã tiêm vào các vùng có phì đại tuyến mỡ và 26% đôi khi tiêm vùng đó [24]
Năm 2014-2015, nghiên cứu trên hơn 13 nghìn người bệnh tiêm insulin từ 423 trung tâm ở 42 quốc gia sử dụng bộ công cụ ITQ cho thấy: các vị trí tiêm được khuyến cáo là bụng, đùi, cánh tay và mông Bụng được 90,9% người bệnh sử dụng, đùi là 43,0%, cánh tay 31,9% và mông là 13,8% Kết quả cũng cho thấy chỉ có 31,9% người bệnh giữ kim trong 10 giây hoặc lâu hơn sau khi đẩy hết thuốc vào trong 63,7% người bệnh có véo da khi tiêm và 75,0% trong số này đã làm đúng Khoảng một nửa số người bệnh trên toàn thế giới sử dụng kim của họ nhiều lần Người bệnh dùng bút tiêm có xu hướng sử dụng lại kim thường xuyên hơn sơ với người dùng ống tiêm Các kết quả này cũng có sự khác biệt lớn ở các quốc gia, vùng lãnh thổ Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy có sự biến động lớn về số lần sử dụng kim Người bệnh đa phần có tái sử dụng kim với trung bình là 5 lần hoặc ít hơn Đặc biệt có 30% người bệnh có tái sử dụng từ 6 lần trở lên Kết quả cho thấy 44,7% người bệnh cho r ng họ đã từng bỏ tiêm insuslin một số lần Những lý do chính dẫn đến việc bỏ tiêm là quên (51,6%), không ăn (8,8%), đường máu thấp (7,2%) 88,6% người bệnh lưu trữ insulin trước khi sử dụng trong tủ lạnh Trong số đó, chỉ 56,3% làm cho nó ấm lên đến nhiệt độ phòng
Trang 28trước khi tiêm Trong số những người sử dụng lọ thuốc, 28,8% cho thấy có khử trùng nắp lọ trước khi rút insulin vào bơm tiêm Đặc biệt, có 8% người bệnh tiêm insulin qua quần áo 8,6% người bệnh cho thấy đã có thương tích do vật sắc nhọn xảy ra Một số lượng lớn người bệnh cho thấy vẫn bỏ vật sắc nhọn sau khi tiêm trong thùng rác sinh hoạt công cộng 10% cho thấy họ chưa bao giờ được đào tạo về cách tiêm đúng cách, mặc dù đã tiêm trong thời gian dài [6]
Nghiên cứu tại Trung Quốc tiến hành trên 380 người bệnh từ 20 trung tâm y tế trên cả nước cho thấy kết quả kỹ thuật tiêm insulin của người bệnh còn rất hạn chế [35] Nghiên cứu khác tại Parkistan năm 2012 về vấn đề thải bỏ kim tiêm, bơm tiêm và đầu kim bút tiêm sau khi sử dụng ở người bệnh đái tháo đường cho thấy đa số người bệnh thải bỏ các vật dụng này trong thùng rác sinh hoạt gia đình (90%) [43]
1.3.2 Một s nghiên cứu tại Vi t Nam
Nghiên cứu của Lê Thị Hường (2013) khảo sát kiến thức thái độ thực hành của người bệnh ĐTĐ trên 60 tuổi tại bệnh viện lão khoa năm 2012 cho kết quả tuổi trung bình: 66,8 ± 7,9, thời gian mắc bệnh > 10 năm: 51%, NB sống ở thành thị: 85%, kiến thức đúng: 35%, thái độ tích cực: 78%, thực hành đúng: 94% NB mắc ĐTĐ 10 năm có kiến thức đúng chiếm 21/35 (60%), thái độ tích cực 41/78 (52,6%), thực hành đúng 48/94 (51,1%) Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về sử dụng insulin còn chưa cao Kết quả đã chứng minh tầm quan trọng trong việc tư vấn, hướng dẫn NB nh m cải thiện kiến thức về insulin, từ đó cải thiện thái độ và thực hành của NB ĐTĐ cao tuổi [18]
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hân và cộng sự khảo sát 40 người bệnh ĐTĐ tự tiêm insulin tại nhà từ tháng 4 - tháng 9/2011 cho thấy tỉ lệ người bệnh thực hiện chính xác / khá chính xác về vị trí tiêm chiếm (72,8%), thời gian tiêm (63,7%), kỹ thuật tiêm chiếm (27,2%) Về kỹ thuật tiêm chưa thực hiện chính xác (45,5%), thực hiện sai hoàn toàn (27,2%) [13]
Nghiên cứu tiên hành ở bệnh viện đa khoa Giá Rai năm 2015 cho thấy: kết quả khảo sát 89 người bệnh ĐTĐ là 83.16% người bệnh biết tiêm ở vùng cánh tay, 59.55% người bệnh thường xuyên tiêm vùng bụng [19]
Nghiên cứu của tác giả Dương Thị Liên và cộng sự năm 2015 đánh giá khả năng tự tiêm insulin ở 61 người bệnh ĐTĐ có tuổi trung bình là 69.3 ± 6.3 cho thấy tỉ lệ tiêm insulin có sai sót nhỏ chiếm 40%, tự tiêm kém chiếm 25.6% [21]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 29Một nghiên cứu của Trần Ngọc Phương (2017) khảo sát kiến thức về sử dụng insulin và đánh giá thực hành sử dụng bút tiêm insulin cho thấy, có 25,6% người bệnh bị hạ đường huyết trong 3 tháng gần nhất, tỷ lệ sai sót về kiến thức thường mắc là không nắm được chiều dài đầu kim (91,6%), tái sử dụng kim tiêm (87,7%), sai sót trong bảo quản bút tiêm (72,4%), xử lý đầu kim (71,4%) Về thực hành tiêm insulin, tỷ lệ người bệnh đạt kỹ thuật tiêm tối ưu là 9,9%, tỷ lệ người bệnh không biết sử dụng bút 1,5% Sai sót hay gặp nhất là tháo kim và vứt bỏ (68%) [25]
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hồng và cộng sự năm 2019 tiến hành trên 201 người bệnh từ 18 tuổi trở lên điều trị đái tháo đường tại Bệnh viện Bạch Mai [16] Trong đó 98 người bệnh được can thiệp đánh giá kiến thức, thực hành tiêm insulin cho thấy: Kiến thức về insulin: Có 187 NB chiếm 93% bảo quản insulin chưa dùng đúng, 154 (76,6%) người bệnh biết lăn trộn đều insulin dạng đục trước lấy Tuy vậy có 167 chiếm (83,1%) bảo quản insulin đang dùng cho đúng và 179 (89,1%) thời gian không
đúng với thời gian tác dụng của thuốc Ki n th c về ụng cụ tiêm: 177 người bệnh
chiếm (88,1%) không biết về chiều dài kim tiêm đang sử dụng, 98% người bệnh tiêm insulin b ng bút sử dụng kim tiêm cho nhiều lần và 88,1% người bệnh dùng 1 bơm
tiêm 2 lần Ki n th c về vùng ti m: 117 người bệnh chiếm (58,2%) xác định chính
xác vị trí tiêm, 172 (85,6%) có luân chuyển vùng tiêm, 85 (42,3%) lựa chọn vùng tiêm
nhỏ và rất nhỏ Thực hành tiêm insulin: NB có sát trùng vị trí tiêm 145 (72,1%)
trong khi đó chỉ có 72 (35,8%) vệ sinh đầu ống thuốc trước lấy thuốc Người bệnh lấy chính xác liều chiếm 177 (88,0%) những có véo da khi tiêm 130 (64,7%), góc đâm kim qua da đúng 109 (54,2%) và hầu hết vứt bỏ trong rác sinh hoạt chiếm 162
(80,6%) Yếu tố liên quan đến thay đổi kiến thức và thực hành Kiến thức và thực
hành về tiêm insulin có ảnh hưởng bởi trình độ học vấn Người bệnh có trình độ học vấn từ PTTH trở lên có kiến thức tốt hơn 4,5lần và thực hành hơn 2,48 lần so với
nhóm trình độ học vấn dưới PTTH với p<0,05 Hiệu quả thay đổi kiến thức, thực hành ở người bệnh sau tư vấn: Thay đổi về kiến thức Không có sự khác biệt về
bảo quản insulin mới trước tư vấn đúng chiếm 94,9%, sau 100% (p=0,07) Có sự khác biệt về bảo quản insulin đang tiêm với trước can thiệp đúng 17,3% và sau can thiệp là 50% (P< 0,000), làm ấm insulin bảo quả lạnh khi tiêm trước can thiệp 63,3%, sau can thiệp 74,5% (p= 0,12), lăn trộn làm đều insulin dạng đục trước tiêm trước can thiệp đúng 72,4% sau 95,9% với (p<0,000), thời gian ăn phù hợp với thời gian tác dụng của
Trang 30thuốc trước đúng 12,2%, sau đúng 43,9% (p<0,000) Thay đổi về thực hành Tỉ lệ rửa
tay trước khi tiêm 50% sau 94,9%, vệ sinh đầu lọ thuốc trước lấy thuốc trước 35,7% sau 91,8% (p<0,000), lấy thuốc đúng 83,7% sau 90,8% (p=0,004), sát trùng vị trí tiêm trước là 66,3% sau 98%, có sử dụng kỹ thuật véo da khi tiêm trước 56,1% sau 100% có véo da khi tiêm, góc tiêm đúng kĩ thuật chiếm 54,1% sau tư vấn đúng 95,9%, bỏ bơm tiêm, kim tiêm đúng trước chỉ chiếm 23,5% sau tƣ vấn chiếm 95,9% (p<0,000)
Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 1.4.
Ngày 30 tháng 3 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 485/QĐ-TTg thành lập Viện Lão khoa Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế trên cơ sở Viện Lão khoa trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai Ngày 13/11/2009 Viện Lão khoa Quốc gia đổi tên thành Bệnh viện Lão khoa Trung ương theo Quyết định số 4454/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Sứ mệnh: Cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế toàn diện, lấy người bệnh làm trung tâm, dựa trên y học b ng chứng cho người cao tuổi và tất cả các bệnh nhân có nhu cầu trong nước và quốc tế, thông qua môi trường y tế chất lượng cao, thân thiện và văn minh, đồng thời, tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, cùng chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và đóng góp vào sự phát triển của nền y học nước nhà Tầm nhìn: Là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành lão khoa, cung cấp dịch vụ y tế toàn diện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi và các đối tượng trong và ngoài nước, với chất lượng ngang tầm các bệnh viện lão khoa hàng đầu trong khu vực
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 31CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đ i t ợng nghiên cứu
- Người bệnh đã được chẩn đoán là ĐTĐ típ 2 có chỉ định tiêm Insulin dựa theo tiêu chuẩn D 2017 [2]
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Người bệnh từ 60 tuổi trở lên - Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu - Người bệnh đang được kiểm soát đường máu b ng thuốc insulin tại Bệnh viện Lão khoa trung ương
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ típ 1 - Người bệnh câm điếc, không minh mẫn về tinh thần - Người bệnh đang trong giai đoạn cấp cứu (hôn mê)
2.1.4 Địa iểm v th i gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Lão khoa trung ương - Thời gian thu thập số liệu từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2023 - Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2024
Phương pháp nghiên cứu 2.2.
2.2.1 Thi t k nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau không có nhóm chứng
2.2.2 ỡ mẫu nghiên cứu
- Mục tiêu 1: Áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ
Z1-α/2=1,96 (ý nghĩa thống kê với 95% CI) p (Tỷ lệ kiến thức đúng): 33% Theo tác giả Đỗ Thị H ng (2017) [14]
Trang 32Δ Khoảng sai lệch tuyệt đối giữa tỷ lệ tính từ mẫu và tỷ lệ tính từ quần thể: 0.06 Áp dụng công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu: n = 236
Dự kiến lấy dư ra 5% nên cỡ mẫu dữ kiến n = 248 - Mục tiêu 2: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh giữa 2 tỷ lệ
Theo tác giả Đỗ Thị H ng (2017) tỉ lệ người bệnh có kiến thức đúng trước can thiệp là 33% sau 1 tháng là 55% [14]
+ P1 (Tỷ lệ kiến thức đúng trước khi can thiệp): 33% + P2 (Tỷ lệ kiến thức đúng sau khi can thiệp: 55% + P (Trung bình: (p1 + p2)/2): 44%
+ Z1-α/2=1,96 (ý nghĩa thống kê với 95% CI) + Z1-β/2=0,842 (mức phân phối chuẩn) Áp dụng công thức được tính cỡ mẫu tối thiểu cho mục tiêu 2 là n = 78 - Trên thực tế đã tuyển chọn trên 250 NB vào nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện: Đối tượng nghiên cứu được lựa
chọn theo tiêu chuẩn ở trên bắt đầu từ ngày thu thập số liệu đến đủ thì dừng lại
2.2.3 c b ớc ti n h nh nghiên cứu
- Bước 1: Sàng lọc người bệnh: chọn lọc người bệnh đã được chẩn đoán ĐTĐ, đủ
tiêu chuẩn để tham gia nghiên cứu
- Bước 2: Tiếp cận người bệnh: tìm kiếm sự đồng ý tham gia nghiên cứu - Bước 3: Thu thập thông tin chung, thông tin về sức khỏe của nguời bệnh - Bước 4: Khảo sát người bệnh, đánh giá thực hành kiến thức và thực hành b ng
bộ câu hỏi ở phụ lục 2 tại thời điểm tháng 3/2024
- Bước 5: Thực hiện tư vấn cho người bệnh theo quy trình tư vấn giáo dục sức
khỏe của Bệnh viện
- Bước 6: sau 1 tháng thực hiện lại bước 4
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 33Tiến hành nghiên cứu 2.3.
2.3.1 Xây dựng bộ câu hỏi
Dựa theo TT 31 ngày 28 tháng 12 năm 2021 và tham khảo bộ câu hỏi một số nghiên cứu đánh giá kiến thức trong thực hành tiêm Insulin ở NB ĐTĐ.Tuy vậy, bộ câu hỏi dùng để đánh giá còn có nhiều điểm chưa thống nhất Bộ câu hỏi trong nghiên cứu của chúng tôi được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi (ITQ) [44] dùng để thu thập kiến thức của người bệnh đái tháo đường được giới thiệu lần đầu vào năm 2015 tại Roma Italia trong diễn đàn về kỹ thuật tiêm và trị liệu FIT (Forum for injection techniques), xây dựng bảng kiểm đánh giá thực hành sử dụng bơm tiêm, bút tiêm Insulin kèm theo mô tả kỹ thuật của từng bước dựa trên hướng dẫn do nhà sản xuất khuyến cáo và theo quy trình của Bộ Y tế (Theo quyết định số 1119/ QĐ- BYT về việc hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh chữa bệnh chuyen ngành Nội tiết, mục 760
Bố cục của bộ câu hỏi gồm 7 phần: - Phần : Thông tin chung: từ câu 1 đến 20 - Phần B: Kiến thức về insulin: từ câu 21 đến 31 - Phần C: Kiến thức về dụng cụ tiêm: từ câu 32 đến 40 - Phần D: Kiến thức về vị trí tiêm: từ câu 41 đến 49 - Phần E: Một số vấn đề liên quan đến tiêm insulin: từ câu 50 đến 63 - Phần F: Bảng kiểm đánh giá thực hành tiêm b ng bơm tiêm: từ câu 64 đến 73 - Phần G: Bảng kiểm đánh giá thực hành tiêm b ng bút tiêm: từ câu 74 đến câu 83
2.3.2 ch thu thập th ng tin
Người bệnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu Đánh giá kiến thức tiêm insulin dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn Đánh giá thực hành tiêm insulin dựa vào bảng kiểm tiêm insulin
Sau đánh giá lần 1 người bệnh được thực hiện tư vấn giáo dục sức khỏe theo nhóm nhở 5-7 người
Đánh giá lần 2 sau lần thứ nhất 1 tháng Hình thức đánh giá tương tự lần đánh giá thứ nhất Kiến thức dựa vào bộ câu hỏi nghiên cứu, thực hành dựa vào bảng kiểm tiêm insulin
Trang 342.3.3 Ph ng ph p can thi p
Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam để nâng cao kiến thức của người bệnh được thông qua nhiều cách khác nhau như: phát tờ rơi, phát thanh, chiếu băng hình, tư vấn trực tiếp…
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp can thiệp “Tư vấn và giáo dục sức khỏe trực tiếp thông qua thảo luận theo nhóm nhỏ” định kì với mục đích nâng cao kiến thức cho người bệnh đái tháo đường giúp việc tự chăm sóc và quản lý bệnh của họ được hiệu quả và an toàn Lập nhóm Zalo để hỗ trợ online phân theo khu vực hỗ trợ kịp thời người bệnh khi cần, giúp người bệnh được tư vấn mà người bệnh không cần di chuyển
Hình thức tổ chức buổi tư vấn và giáo dục sức khỏe theo nhóm nhỏ:
- Chủ trì thảo luận: điều dưỡng chuyên khoa Nội tiết - Số lượng người tham dự: khoảng 5-7 người bệnh/1buổi - Thời gian thảo luận theo chủ đề khoảng 25 đến 30 phút/buổi - Nội dung thảo luận: Sử dụng bài giảng thiết kế sẵn được đồng thuận bởi các chuyên gia có chủ để về “Hướng dẫn người bệnh tự tiêm insulin”
- Phương tiện hỗ trợ: Máy tính, tivi, máy chiếu, mô hình, dụng cụ tiêm… Trong buổi Tư vấn & GDSK người bệnh được cung cấp kiến thức về tiêm insulin thông qua thảo luận theo chủ đề kết hợp thực hành kĩ thuật tiêm
2.3.4 ch thức nh gi phân loại ng i b nh
Người bệnh còn thiếu hụt về kiến thức và thực hành:
Kiến thức: người bệnh trả lời đúng < 60% tổng câu hỏi
Kiến thức về sử dụng và bảo quản insulin trả lời sai >3 câu Kiến thức về dụng cụ tiêm trả trả lời sai >3 câu
Kiến thức về vị trí tiêm trả lời sai >2 câu Kiến thức về kỹ thuật đưa kim trả lời sai >1 câu
Thực hành: Không thực hiện hoặc thực hiện đúng < 70% số bước của quy trình Người bệnh có kiến thức đúng
Kiến thức: người bệnh trả lời đúng > 60% tổng câu hỏi
Kiến thức về sử dụng và bảo quản insulin trả lời sai <3 câu
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 35 Kiến thức về dụng cụ tiêm trả trả lời sai <3 câu Kiến thức về vị trí tiêm trả lời sai <2 câu Kiến thức về kỹ thuật đưa kim trả lời sai ≤1 câu
Thực hành: thực hiện đúng > 70% số bước của quy trình Đánh giá về chỉ số HbA1c:
Phân loại theo chỉ số Hb 1c được dựa theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ( D ) năm 2017 về mục tiêu kiểm soát Hb 1c ở người bệnh đái tháo đường không mang thai Người bệnh đạt mục tiêu kiểm soát khi kết quả Hb 1c ≤ 7,0% (53 mmol/mol) 25
Đánh giá phân loại chỉ số khối cơ thể BMI:
Theo khuyễn cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO dành riêng cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thang phân loại của Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO) dành cho người châu Á
ảng 2.1 Phân loại theo chỉ s kh i c thể
Thiếu cân < 18,5 Bình thường 18,5 - 22,99
Tuổi của đối tượng nghiên cứu Tính theo năm dương lịch
Định lượng Liên tục
Danh mục
Khu vực sống
Gồm: Thành thị, nông thôn Khu vực thành thị gồm các thành phố thị xã, thị trấn đã được nhà nước ra quyết định thành lập
Định tính Danh mục
Thời gian mắc bệnh Thời gian người bệnh được chẩn
đoán tại các cơ sở y tế
Định lượng Liên tục
Trang 36Các bệnh lý phối hợp
Là các biến chứng của bệnh đái tháo đường hoặc bệnh lý kèm theo
Định tính Danh mục
Trình độ học vấn
Được chia thành 3 nhóm: THPT, Trung cấp và Cao đẳng, Đại học và Sau đại học
Định tính Danh mục Cân nặng Tính theo đơn vị Kilogam Định lượng
Liên tục Chiều cao Tính theo đơn vị cm
Định lượng Liên tục
Liên tục
Thời gian sử dụng thuốc
Gồm thời gian đã điều trị b ng thuốc viên, thời gian điều trị b ng insulin được tính theo năm hoặc tháng
Định lượng Liên tục Dụng cụ tiêm insulin
của ông/bà thường sử dụng?
Là dụng cụ người bệnh dùng để tiêm insulin thông thường có 2 loại bơm tiêm và bút tiêm
Định tính Danh mục Ông/bà tiêm bao nhiêu
lần mỗi ngày?
Tổng số lần người bệnh tiêm insulin trong ngày
Định tính Danh mục Lần gần đây nhất ông/bà
được hướng dẫn tiêm
Được chia theo các mốc thời gian: < 6tháng, 6-12 tháng, 1-5 năm, 5-10 năm
Định tính Danh mục i là người đã hướng
dẫn tiêm cho ông/bà?
Là người hướng dẫn người bệnh tiêm insulin (bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ)
Định tính Danh mục
B
Kiến thức về
sử dụng và bảo
Insulin ông/bà đang sử dụng là loại nào?
Đúng= Nói đúng được nhóm tác dụng của insulin
Sai= không biết hoặc nói sai nhóm tác dụng
Định tính Danh mục Khi sử dụng insulin loại
đục (NPH, trộn sẵn) ông/bà có lắc trộn
Có = kiến thức đúng Không = kiến thức chưa đúng
Định tính Nhị phân
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 37quản insulin
insulin trước lấy thuốc không?
Số lần lắc trộn insulin dạng đục trước khi lấy thuốc?
Đúng = có lắc trộn > 20 lần Định lượng
Liên tục Bảo quản insulin chưa
sử dụng ở đâu?
Đúng= bảo ngăn mát tủ lạnh To2-8oC
Định tính Danh mục Bảo quản insulin đã sử
dụng ở đâu?
Đúng = bảo quản ở nhiệt độ phòng < 30oC
Định tính Danh mục Insulin đã sử dụng dùng
bao lâu kể từ ngày mở lắp?
Đúng= dùng trong 1 tháng Sai= dùng đến khi hết thuốc hoặc không biết
Định tính Danh mục
C
Kiến thức về
dụng cụ tiêm
Ông/bà có biết chiều dài của kim tiêm đang sử dụng?
Đúng = biết chiều dài của kim đang sử dụng
Sai = không biết
Định tính Danh mục Ông/bà có sử dụng lại
kim bút tiêm?
Đúng= không sử dụng lại Sai= sử dụng lại
Định tính Nhị phân Số lần ông/bà sử dụng
lại 1 chiếc kim của bút? Phân theo tần suất sử dụng lại
Định tính Danh mục Ông/bà có sử dụng lại
kim bơm tiêm?
Đúng= không sử dụng lại Sai= sử dụng lại
Định tính Nhị phân Số lần ông/
bà sử dụng lại 1 chiếc bơm tiêm?
Phân theo tần suất sử dụng lại Định tính
Danh mục
D
Kiến thức về
vị trí tiêm
Vị trí NB có thể tiêm insulin?
Đúng = kể được ít nhất 3/4 vị trí (bụng, mông, đùi, cánh tay)
Định tính Danh mục Mức độ thường xuyên
tiêm vào 1 vị trí
Đánh dấu theo mức độ thường xuyên tiêm nhất từ 1- 4
Định tính Thứ hạng Ông/bà có luân chuyển
vị trí các mũi tiêm không?
Đúng= có Sai = không
Định tính Nhị phân
Trang 38Ông/bà mô tả về cách luân chuyển vị trí các mũi tiêm?
Lựa chọn nhiều câu trả lời được cho là đúng
Định tính Danh mục Ông/bà có bao giờ kiểm
tra vị trí tiêm của mình trước khi tiêm không?
Đúng=có Không=sai
Định tính Nhị phân Ông/bà có bao giờ phát
hiện được các cục hoặc khối ở lớp mỡ dưới da không?
Đúng= có hoặc không thấy Sai = không biết hoặc không quan tâm
Định tính Nhị phân
Ông/bà có bao giờ tiêm vào vùng xuất huyết hoặc các cục hoặc khối dưới da không?
Đúng= không bao giờ tiêm Sai= đôi khi hoặc thường xuyên tiêm
Định tính Danh mục
E Những
vấn đề liên quan
đến tiêm insulin
Đau khi tiêm Cảm nhận đau khi tiêm của
người bệnh
Định tính Nhị phân Tần suất đau Mức độ liên tục của đau khi tiêm Định tính
Danh mục Nguyên nhân gây đau Nhận biết của người bệnh về
nguyên nhân gây ra đau
Định tính Danh mục Chảy máu nơi tiêm Các xuất huyết dưới da xuất hiện
sau khi NB tiêm
Định tính Nhị phân Tần suất chảy máu
Chia theo mức độ thường gặp: luôn luôn, thường, đôi khi, hầu như không
Định tính Danh mục Ông/bà có thấy thuốc
chảy ra từ chỗ tiêm sau khi rút kim không?
Thuốc chảy ra từ vị trí tiêm Định tính
Nhị phân Tần suất ông/bà gặp
thuốc chảy ra từ chỗ tiêm sau khi rút kim?
Chia theo mức độ thường gặp: luôn luôn, thường, đôi khi, hầu như không
Định tính Danh mục
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 39Có bị hạ đường máu trong 6 tháng gần đây không
Hạ ĐM khi glucose giảm dưới 3.9mmol/l
Định tính Nhị phân Bao nhiêu lần phải nhờ
sự hỗ trợ của người khác
Số lần phải nhờ người khác giúp đỡ để xử lý hạ ĐM
Định tính Danh mục
F Thực hành b ng bơm tiêm
Rửa tay/sát khuẩn tay
Đúng: Rửa tay/sát khuẩn tay trước và sau tiêm b ng dung dịch sát khuẩn nhanh
Định tính Nhị phân
Chuẩn bị bơm tiêm phù hợp
Đúng: Nếu Insulin sử dụng lần đầu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh phải để thuốc ra ngoài trước 10-15 phút và ghi ngày mở nắp bên ngoai vỏ thuốc Lăn nhẹ lọ thuốc trong lòng bàn tay 15-20 lần(nếu là Insulin hỗn hợp)
Định tính Nhị phân
Sát khuẩn vệ sinh đầu lọ thuốc
Đúng: Sát khuẩn banwgf cồn 70 độ, để khô
Định tính Nhị phân
Trộn thuốc
Đúng: Tháo nắp nhựa bơm tiêm kéo ngược pít tông của bơm tiêm để lấy một lượng khí b ng đúng lượng thuốc cần tiêm Đâm kim vào lọ thuốc, đẩy lượng không khí trong kim tiêm vào lọ thuốc
Định tính Nhị phân
Lấy liều thuốc tiêm
Đúng:Kim tiêm vẫn n m trong lọ thuốc, dốc ngược lọ thuốc ngang tầm mắt, lấy đủ lượng thuốc theo chỉ định Rút kim, đậy nắp kim Nếu có bọt khí: Búng nhẹ và đẩy
Định tính Nhị phân
Trang 40khí ra ngoài b ng cách đẩy nhẹ pít tông lên
Lựa chọn vị trí tiêm
Đúng: Chú ý quan sát để tránh mũi têm trước đó và tránh vùng da bị teo, phì đại
Định tính Nhị phân
Sát khuẩn vị trí tiêm
Đúng: Sát khuẩn vị trí tiêm theo chiều xoáy chôn ốc từ trong ra ngoài tối thiểu 2 lần b ng cồn 70 độ
Định tính Nhị phân
Véo da vị trí tiêm
Đúng: Véo da b ng 2 ngón tay, để cố định da cho đến khi bơm hết thuốc (có thể thay b ng việc căng da nếu kim tiêm ngắn và vùng mỡ dưới da dày)
Định tính Nhị phân
Góc đâm kim qua da
Đúng: Cầm bơm tiêm đâm kim 1 góc 45-90độ so với mặt da (tùy thuộc người béo hay gày) Bơm thuốc từ từ cho đến khi hết thuốc trong bơm tiêm, giữ kim khoảng 5 giây
Định tính Nhị phân
Rút kim, phân loại rác
Đúng: Rút kim, thả tay véo da, ấn nhẹ bông vào vùng tiêm, thải bỏ kim tiêm vao thùng đựng vật sắc nhọn
Định tính Nhị phân
G Thực hành b ng bút
Rửa tay/sát khuẩn tay
Đúng: Rửa tay/sát khuẩn tay trước và sau tiêm b ng dung dịch sát khuẩn nhanh
Định tính Nhị phân Làm ấm thuốc trước khi
tiêm
Đúng: Để Insulin đạt nhiệt độ phòng trước khi sử dụng Tháo nắp bơm tiêm
Định tính Nhị phân
Thư viện ĐH Thăng Long