1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng đái tháo đường típ 2 và một số yếu tố liên quan của người dân từ 40 tuổi trở lên tại phường kiến hưng, quận hà đông, hà nội năm 2023

97 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Đái Tháo Đường Típ 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Của Người Dân Từ 40 Tuổi Trở Lên Tại Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội Năm 2023
Tác giả Nguyễn Thị Nga
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đăng Trường, GS. TS Nguyễn Đức Trọng
Trường học Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Y tế công cộng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

ADA American Association of Diabetes - Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ BMI Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể ĐTĐ Đái tháo đường ĐTNC Đối tượng nghiên cứu IDF International Diabetes Fed

Trang 1

BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ NGA

THỰC TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯƠNG TÍP 2

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI PHƯỜNG KIẾN HƯNG, QUẬN HÀ

ĐÔNG, HÀ NỘI NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội - 2023

Trang 2

BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ NGA

THỰC TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯƠNG TÍP 2

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI PHƯỜNG KIẾN HƯNG, QUẬN HÀ

ĐÔNG, HÀ NỘI NĂM 2023

Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG

Mã số: 8.72.07.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Trang 3

Đại học Thăng Long, Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Thăng Long và các thầy giáo, cô giáo của trường đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự động viên của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và nhiều cá nhân Tôi xin chân thành cảm ơn tất

cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS TS Nguyễn Đức Trọng và

TS Nguyễn Đức Trương, là những người thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Bệnh viện Nội tiết Trung ương, lãnh đạo p h ò n g C h ỉ đ ạ o t u y ế n - B ệ n h v i ệ n N ộ i t i ế t T r u n g

ư ơ n g , Ủy ban Nhân dân và Trạm Y tế phường Kiến Hưng và quý đồng nghiệp đã nhiệt tình tham gia giúp đỡ tôi thu thập số liệu điều tra thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời yêu thương đến gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn sâu sắc./

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2023

Nguyễn Thị Nga

Trang 4

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức và khảo sát tình hình thực tiễn phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Các số liệu thu thập và kết quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi hội đồng đánh giá luận văn Trường Đại học Thăng Long

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2023

Nguyễn Thị Nga

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 5

ADA American Association of Diabetes - Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ BMI Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể

ĐTĐ Đái tháo đường

ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

IDF International Diabetes Federation - Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế IFG Impaired fasting glucose - Rối loạn Glucose lúc đói

IGT Impaired glucose tolerance - Rối loạn dung nạp Glucose

RLDNG Rối loạn dung nạp glucose

RLGMLĐ Rối loạn Glucose máu lúc đói

TĐTĐ Tiền đái tháo đường

THA Tăng Huyết áp

THCN Trung học chuyên nghiệp

THCS Trung học cơ sở

UKPDS United Kingdom Prospective Diabetes Study- Nghiên cứu dự báo bệnh

tiểu đường của Anh

THPT Trung học phổ thông

WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới

WHR Waist Hips Ratio - Chỉ số vòng eo trên vòng hông

YTNC Yếu tố nguy cơ

Trang 6

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Định nghĩa và chẩn đoán bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường 3

1.1.1 Định nghĩa đái tháo đường 3

1.1.2 Định nghĩa tiền đái tháo đường 3

1.1.3 Chẩn đoán đái tháo đường, tiền đái tháo đường 3

1.2 Phân loại đái tháo đường 4

1.2.1 Đái tháo đường típ 1 5

1.2.2 Đái tháo đường típ 2 5

1.2.3 Đái tháo đường thai kỳ 6

1.2.4 Đái tháo đường thứ phát và thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ: 6

1.3 Dịch tễ học bệnh đái tháo đường 7

1.3.1 Thế giới 7

1.3.2.Việt Nam 8

1.4 Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường típ 2 11

1.4.1 Các yếu tố không thay đổi được 11

1.4.2 Các yếu tố có thể thay đổi được 13

1.5 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường 16

1.6 Các nghiên cứu về đái tháo đường trong và ngoài nước 17

1.6.1 Nghiên cứu đái tháo đường trên thế giới 17

1.6.2 Nghiên cứu đái tháo đường tại Việt Nam 19

1.7 Địa bàn nghiên cứu 21

1.8 Khung lý thuyết nghiên cứu 22

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 23

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 23 Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 7

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 24

2.2.2 Cỡ mẫu 24

2.2.3 Cách chọn mẫu 24

2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 25

2.3.1 Các biến số và chỉ số nghiên cứu 25

2.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá 29

2.4 Phương pháp thu thập số liệu 30

2.4.1 Công cụ thu thập thông tin 30

2.4.2 Kỹ thuật thực hiện 31

2.4.3 Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu 32

2.5 Phân tích và xử lý số liệu 33

2.6 Sai số và biện pháp khống chế sai số 34

2.6.1 Sai số nghiên cứu 34

2.6.2 Biện pháp khống chế sai số 34

2.7 Đạo đức trong nghiên cứu 35

2.8 Hạn chế của nghiên cứu 35

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 36

3.2 Thực trạng đái tháo đường típ 2 của người dân từ 40 tuổi trở lên 41

3.3 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng đái tháo đường típ 2 48

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 56

4.1 Thực trạng đái tháo đường típ 2 của người dân từ 40 tuổi trở lên tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội năm 2023 56

4.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 56

4.1.2 Thực trạng ĐTĐ típ 2 57

4.2 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng đái tháo đường típ 2 của đối tượng nghiên cứu 60

4.2.1 Liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học, kinh tế - xã hội và ĐTĐ 60

4.2.2 Liên quan giữa yếu tố chuyển hóa và ĐTĐ 61

Trang 8

PHỤ LỤC

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 9

Bảng 1.1: Các yếu tố nguy cơ bị đái tháo đường típ 2 11

Bảng 2.1 Bảng Biến số và chỉ số nghiên cứu 25

Bảng 2.2: Phân loại tăng huyết áp 29

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ 29

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi và giới tính 36

Bảng 3.2: Phân bố đối tượng theo dân tộc và trình độ học vấn…… ………….36

Bảng 3.3: Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp và tính chất công việc……… 37

Bảng 3.4: Tỉ lệ yếu tố chuyển hóa của đối tượng nghiên cứu……….38

Bảng 3.5: Tỉ lệ tiền sử gia đình và bản thân của đối tượng nghiên cứu……… 38

Bảng 3.6: Giá trị trung bình một số chỉ số nhân trắc theo giới tính… ……….39

Bảng 3.7: Giá trị trung bình của tuổi và huyết áp theo giới tính… …….…….39

Bảng 3.8: Tỉ lệ hành vi, lối sống không tốt của ĐTNC……… ……40

Bảng 3.9: Tỉ lệ hành vi, lối sống tốt của ĐTNC……….….…40

Bảng 3.10: Tỉ lệ mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường.….….….….….… 41

Bảng 3.11: Phân loại kiến thức về phòng chống bệnh đái tháo đường 47

Bảng 3.12: Phân loại thực hành về phòng chống bệnh đái tháo đường 48

Bảng 3.13: Liên quan ĐTĐ với giới tính, tuổi và tính chất công việc 48

Bảng 3.14: Liên quan ĐTĐ với BMI, vòng eo và tỉ lệ eo/hông 49

Bảng 3.15: Liên quan ĐTĐ với huyết áp và tiền sử bệnh liên quan 49

Bảng 3.16: Liên quan giữa ĐTĐ với tiền sử sản khoa liên quan 50

Bảng 3.17: Liên quan giữa ĐTĐ với hành vi, lối sống không tốt của ĐTNC 52

Bảng 3.18: Liên quan giữa ĐTĐ với hành vi, lối sống tốt của ĐTNC 53

Bảng 3.19: Liên quan giữa ĐTĐ với kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh ĐTĐ 53

Bảng 3.20: Liên quan giữa ĐTĐ với BMI và huyết áp, tiền sử gia đình và bản thân theo phân tích hồi quy logicstic đa biến 54

Trang 10

Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu 22

Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu 333

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ hiện mắc ĐTĐ theo phát hiện mới và cũ 42

Biểu đồ 3.2: Phân bố tỷ lệ đái tháo đường theo giới 42

Biểu đồ 3.3: Phân bố tỷ lệ đái tháo đường theo nhóm tuổi 42

Biểu đồ 3.4: Phân bố tỷ lệ ĐTĐ theo tính chất công việc……….…… 43

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ ĐTĐ theo BMI 43

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ ĐTĐ theo huyết áp 444

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ ĐTĐ theo tỷ lệ vòng eo 44

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ ĐTĐ theo tỷ lệ eo/hông 455

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ ĐTĐ theo tiền sử gia đình 45

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ ĐTĐ theo tiền sử RLCHL 46

Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ ĐTĐ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ 46

Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ ĐTĐ có tiền sử sinh con cân nặng ≥ 4kg 47

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới, đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2019 số người bị đái tháo đường trên toàn thế giới là 463 triệu người trong độ tuổi 20-79 tuổi, dự đoán số người mắc bệnh sẽ tăng lên 700 triệu người vào năm 2045 Riêng khu vực tây Thái Bình Dương, IDF ước tính năm 2019 có 163 triệu người độ tuổi 20 -79 mắc bệnh Đái tháo đường, con số này sẽ tăng lên 212 triệu người vào năm 2045[69]

Theo UKPDS có đến 50% bệnh nhân xuất hiện biến chứng tim mạch ngay tại thời điểm chẩn đoán đái tháo đường típ 2 Gần đây người ta quan tâm đến bệnh não đái tháo đường mà đặc trưng là tình trạng rối loạn thần kinh nhận thức ngày một gia tăng và tiến triển nhanh [57]

Bệnh tiến triển âm thầm và có nhiều biến chứng nguy hiểm như: biến chứng tim mạch, suy thận, thần kinh, mù lòa, biến chứng bàn chân đái tháo đường, tỉ lệ tử vong cao, khoảng 6 người tử vong/phút trên toàn cầu, mỗi 30 giây lại có 1 người đái tháo đường bị cắt cụt chi do biến chứng bàn chân đáu tháo đường, mỗi ngày có 5.000 người bị mù lòa do biến chứng mắt đái tháo đường, mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan tới đái tháo đường [7] Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường có thể được ngăn chặn nếu cải thiện được các yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh Những người bị ĐTĐ cũng có thể sống lâu và khoẻ mạnh nếu được phát hiện, quản lý và chăm sóc tốt tình trạng bệnh của mình [6]

Theo IDF, 79,4% người mắc đái tháo đường đang sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình do sự tăng lên nhanh chóng của việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, của lối sống ít vận động và sự đô thị hóa Tại các nước này, tỷ

lệ người béo phì, đái tháo đường ngày càng tăng lên, trong khi đó lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa Đây thực sự là hồi chuông báo động đối với các nước đang phát triển [68]

Trang 12

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng nhanh của quá trình đô thị hóa, lối sống ít vận động, tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, mô hình bệnh tật đang thay đổi, từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm Tỉ lệ đái tháo đường cũng đang gia tăng nhanh chóng Theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, trong vòng 8 năm từ năm 2012 đến 2020

tỷ lệ đái tháo đường ở đối tượng 30 - 69 tuổi đã tăng từ 5,4% lên 7,3%[5] Theo IDF, năm 2019 ước tính Việt Nam có hơn 3,8 triệu người trong độ tuổi 20 - 79 mắc đái tháo đường tương đương tỷ lệ 6% [69]

Kiến Hưng là một phường thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh nhất của quận, đời sống người dân ngày càng cao, tình hình đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến sự thay đổi lối sống, thói quen ăn uống Tất cả sự thay đổi đó đã hình thành những hành vi nguy cơ làm gia tăng bệnh đái tháo đường

Với mong muốn tìm ra tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ bệnh trong cộng đồng chưa được phát hiện tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông thì câu hỏi đạt ra là: thực trạng tháo đường típ 2 tại phường Kiến Hưng như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến thực trạng đái tháo đường típ 2 của người dân? Cho đến nay, chưa

có nghiên cứu nào được thực hiện tại phường Kiến Hưng để trả lời câu hỏi đó

Với những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng đái tháo

đường típ 2 và một số yếu tố liên quan của người dân từ 40 tuổi trở lên tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội năm 2023” với các mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng đái tháo đường típ 2 của người dân từ 40 tuổi trở lên tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội năm 2023

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng đái tháo đường típ 2 của đối tượng nghiên cứu

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Định nghĩa và chẩn đoán bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường

1.1.1 Định nghĩa đái tháo đường

Từ những năm 1550 trước công nguyên, mô tả đầu tiên giống với ĐTĐ đã được tìm thấy trong giấy Ebers Thuật ngữ “đái tháo” lần đầu tiên được đặt ra bởi thầy thuốc Aretaeus của Hi Lạp Từ thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, bệnh cũng được ghi nhận ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản là một bệnh với tiểu ngọt và sau 1 thế kỷ Dobson đã chứng minh vị ngọt là do đường [21], [73]

Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization-WHO) thì đái tháo đường (ĐTĐ) là: Một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu/ hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do liên quan đến sự suy giảm trong bài tiết và hoạt động của insulin [38]

Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Association of Diabetes - ADA) đã đưa

ra định nghĩa về ĐTĐ: Là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau: (1) tăng glucose máu; (2) kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein; (3) bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác [48]

1.1.2 Định nghĩa tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường là tình trạng glucose máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức chẩn đoán bệnh ĐTĐ khi làm xét nghiệm glucose máu lúc đói hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose Tiền ĐTĐ bao gồm rối loạn glucose máu lúc đói (RLGMLĐ) và rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) [45][82]

RLGMLĐ và RLDNG là giai đoạn trung gian của sự bất thường chuyển hóa glucose giữa bình thường và đái tháo đường [78]

1.1.3 Chẩn đoán đái tháo đường, tiền đái tháo đường

Chẩn đoán ĐTĐ theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30/12/2020 của

Bộ Y tế về việc Ban hành tài liệu chuyên môn “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2” như sau[14]:

Trang 14

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây: a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc:

b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol) Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế

d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất

Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Theo Quyết định 3087/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường” [13]

Chẩn đoán tiền ĐTĐ khi có một trong các rối loạn sau đây:

a) Rối loạn glucose máu lúc đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L) (glucose máu lúc đói là xét nghiệm sau bữa ăn uống cuối cùng ít nhất 8 giờ), hoặc

b) Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương sau 2 giờ từ 140 - 199 mg/dL (7,8 – 11,0 mmol/L) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) bằng đường uống với 75 g glucose , hoặc c) HbA1c: 5,7 – 6,4%

1.2 Phân loại đái tháo đường

Theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT của Bộ Y tế [14], Bệnh đái tháo

đường được phân thành 4 loại chính:

a) Đái tháo đường típ 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối)

b) Đái tháo đường típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

trên nền tảng đề kháng insulin)

c) Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó)

d) Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…

1.2.1 Đái tháo đường típ 1

Đái tháo đường típ 1 do tế bào beta bị phá hủy nên BN không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (típ 1A), 5% vô căn (típ 1B) BN bị thiếu hụt insulin, tăng glucagon trong máu, không điều trị sẽ bị nhiễm toan ceton Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên BN cần insulin để ổn định glucose huyết

1.2.2 Đái tháo đường típ 2

Đái tháo đường típ 2 trước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ Thể bệnh này bao gồm những người có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin

Ít nhất ở giai đoạn đầu hoặc có khi suốt cuộc sống BN ĐTĐ típ 2 không cần insulin để sống sót Có nhiều nguyên nhân của ĐTĐ típ 2 nhưng không có một nguyên nhân chuyên biệt nào BN không có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn, không có kháng thể tự miễn trong máu Đa số BN có béo phì hoặc thừa cân và/hoặc béo phì vùng bụng với vòng eo to Béo phì nhất là béo phì vùng bụng có liên quan với tăng acid béo trong máu, mô m cũng tiết ra một số hormon làm giảm tác dụng của insulin ở các cơ quan đích như gan, tế bào m , tế bào cơ (đề kháng insulin tại các cơ quan đích) Do tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu tế bào beta bù trừ và tăng tiết insulin trong máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài hoặc nặng dần, tế bào beta sẽ không tiết đủ insulin và ĐTĐ típ 2 lâm sàng sẽ xuất hiện Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn trở lại bình thường

Trang 16

1.2.3 Đái tháo đường thai kỳ

ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó Nếu phụ

nữ có thai 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì chẩn đoán là ĐTĐ chưa được chẩn đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chí chẩn đoán như

ở người không có thai

1.2.4 Đái tháo đường thứ phát và thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ:

a) Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen trội tại tế bào beta

- ĐTĐ đơn gen thể MODY (Maturity Onset Diabetes of the Young)

- Insulin hoặc proinsulin đột biến: (Protein đột biến preproinsulin-gen

INS)

- Đột biến kênh KATP (Protein đột biến: kênh chỉnh lưu Kali 6,2-gen

KCNJ11; Protein đột biến: Thụ thể sulfonylurea 1-gen ABBC8)

b) Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen lặn tại tế bào beta: Hội chứng Mitchell-Riley, Hội chứng Wolcott-Rallison, Hội chứng Wolfram, Hội chứng thiếu máu hồng cầu to đáp ứng với thiamine, ĐTĐ do đột biến DNA ty thể Các thể bệnh này hiếm gặp, thường gây ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ ở trẻ em

c) Khiếm khuyết gen liên quan đến hoạt tính insulin

d) Các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác (Hội chứng Down, Klinefelter, Turner ) đôi khi cũng kết hợp với ĐTĐ

e) Bệnh lý tụy: viêm tụy, chấn thương, u, cắt tụy, xơ sỏi tụy, nhiễm sắc tố sắt…

f) ĐTĐ do bệnh lý nội tiết: to đầu chi, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, cường giáp, u tiết glucagon

g) ĐTĐ do thuốc, hóa chất: interferon alpha, corticoid, thiazide, hormon giáp, thuốc chống trầm cảm, antiretroviral protease inhibitors

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 17

1.3 Dịch tễ học bệnh đái tháo đường

1.3.1 Thế giới

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) năm

2016, hiện có khoảng 29 triệu người trưởng thành Mỹ được chẩn đoán lần đầu mắc ĐTĐ và 25% họ không biết mình mắc bệnh Khoảng 86 triệu người trưởng thành Mỹ, hơn 1/3 dân số bị tiền ĐTĐ và 90% trong số đó không biết bị tiền

ĐTĐ [55] CDC Hoa Kỳ ước tính có khoảng 1 trong 3 người lớn ở Hoa Kỳ có thể mắc bệnh đái tháo đường vào năm 2050 nếu các xu hướng hiện tại tiếp tục [54]

Theo IDF, năm 2017 có 425 triệu người mắc ĐTĐ tương ứng 8,8% (11 người trưởng thành có 1 người bị ĐTĐ) Ước tính có khoản 50% số người đã mắc ĐTĐ nhưng chưa được chẩn đoán Đặc biệt quan trọng là sự gia tăng mạnh

số người mắc bệnh ĐTĐ ở nhóm tuổi lao động [65]] Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nam cao hơn nữ lần lượt là 9,1% và 8,4%, tỷ lệ mắc ở vùng đô thị cao hơn hẳn vùng nông thôn với tỷ lệ 10,2% và 6,9% Đáng lưu ý là

tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu (IGT) đã tăng từ 6,7% (2015) lên 7,3% (2017)[66][67]

Theo cuộc điều tra của IDF năm 2019 tại Tây Thái Bình Dương cho đối tượng từ 20 - 79 tuổi Tỉ lệ mắc đái tháo đường lứa tuổi từ 20 – 79 là 9,6% dự báo đến năm 2030 tăng lên 11% và năm 2045 lên 11,8% [69]

Năm 2019 tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ chuẩn hóa theo độ tuổi tại các quốc gia thuộc thành viên IDF cao nhất là tại Trung Đông và Bắc Phi, ước tính 12,2% dân số mắc ĐTĐ Tỉ lệ bệnh ĐTĐ thấp nhất ở Châu Phi, năm 2019 có 4,7% số người mắc ĐTĐ trong độ tuổi 20-79 Mười quốc gia/vùng lãnh thổ đứng hàng đầu về số người mắc bệnh đái tháo đường năm 2019 là Trung Quốc (116 triệu),

Ấn Độ (77 triệu) và Hoa Kỳ (31 triệu) Dự đoán tới năm 2030, Trung Quốc, Ấn

Độ và Hoa Kỳ sẽ vẫn đứng đầu danh sách với 140, 101 và 34 triệu người mắc bệnh ĐTĐ Năm 2045, ba quốc gia hàng đầu có số người mắc bệnh ĐTĐ cao nhất dự kiến sẽ là Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan là 147, 134 và 37 triệu [69]

Trang 18

Trong số 463 triệu người mắc ĐTĐ trên thế giới có một nửa trong số đó (50,1%) không hay biết về tình trạng bệnh của họ Tỉ lệ mắc ĐTĐ không được chẩn đoán cao phổ biến ở các nước thu nhập thấp và trung bình, chiếm 84,3% của tất cả những người không được chẩn đoán ĐTĐ trên thế giới Bên cạnh đó tỉ

lệ các đối tượng bị suy giảm dung nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance - IGT) toàn cầu ước tính là 7,5% vào năm 2019, tương đương 373,9 triệu người Đến năm 2030 sẽ là 8,0% (453,8 triệu) và đến 2045 là 8,6% (548,4 triệu Phần lớn người bị IGT sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình (72,2 Một điều đáng lưu ý là có gần một phần ba (28,3%) trong số những người hiện mắc IGT nằm trong nhóm tuổi từ 20 - 39 do đó có nhiều nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ thực sự và các bệnh tim mạch [9]

Theo Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Hàn Quốc (KNHANES) từ năm 2005 tới 2015 dựa trên dân số về tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng trong dân số Hàn Quốc, kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ trong độ tuổi 10-19 tuổi lần lượt là 0,2% và 11,9% Nhóm tuổi 20-29,

tỉ lệ mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ lần lượt là 0,9% và 9,6% Tỉ lệ đối tượng có kiến thức chung về bệnh ĐTĐ tại thời điểm nghiên cứu là 36,6% ở nhóm 10-19 tuổi

và 50,8% ở nhóm 20-29 tuổi Tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ đã giảm so với kết quả điều tra năm 2013 Năm 2013, tỉ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ là 0,6% và 25,9% trong nhóm 10 - 19 tuổi và 0,8% và 19,2% trong nhóm 20- 29 tuổi [53]

Theo IDF, năm 2019, tỷ lệ ĐTĐ lứa tuổi 20-79 tuổi ước tính tại Việt Nam là 5,7% Tỷ lệ ĐTĐ các nước Đông Nam Á như sau: Singapore: 14,2%; Thái Lan: 8,3%; Malaysia: 16,8%, Myanmar: 3,7%; Lào: 4,7%, Indonesia: 6,2%, và

Philippines là 6,3% [69]

1.3.2.Việt Nam

Nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quang (2007) về một số đặc điểm dịch tễ học bệnh ĐTĐ type 2 và hiệu quả của biện pháp can thiệp cộng đồng tại Nam Định, Thái Bình (2002 - 2004) trên 6687 đối tượng cho thấy tỷ lệ ĐTĐ chung

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 19

là 6,09% (nam chiếm 5,36% và nữ chiếm 6,42%); trong đó tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Nam Định là 3,81%, tỷ lệ ĐTĐ tại Thái Bình là 3,71% [35]

Theo tác giả Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả: tỉ lệ ĐTĐ của người dân 30-70 tuổi là 7%, tỉ lệ mắc ĐTĐ của nam và nữ lần lượt là 8,2% và 5,5%, tỉ lệ mắc mới trong nghiên cứu này là 46,1% [18]

Tại thành phố Nha Trang, Tác giả Nguyễn Hữu Châu và cộng sự năm

2010 cho thấy tỉ lệ mắc ĐTĐ của toàn tỉnh là 5,9%, tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ là 21,7% Tỉ lệ bệnh nhân mắc ĐTĐ được phát hiện lần đầu là 61,36% [16]

Theo Trần Minh Long và cộng sự năm 2010 nghiên cứu tại Nghệ An, tỷ

lệ đái tháo đường típ 2 ở người từ 30–69 tuổi là 9,37% và tỷ lệ tiền đái tháo đường là 17,97%[30]

Nghiên cứu của Lê Quang Tòa và cộng sự năm 2011 tại Quảng Ngãi cho thấy tỉ lệ mắc ĐTĐ của toàn tỉnh là 5,5%, tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ là 21,4% Tỉ lệ mắc ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 65,2% [41]

Nghiên cứu của Ngô Thanh Nguyên và cs (2011), nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hòa năm 2011 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ người 30 trở lên là 8,1%, trong đó nữ là 51,9% và nam

Theo tác giả Nguyễn Quốc Việt và cộng sự năm 2012, tỉ lệ ĐTĐ toàn quốc là 5,42%, tại các vùng miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, duyên

Trang 20

hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ lần lượt là 4,82%, 5,81%, 6,37%, 3,82%, 5,95%, 7,18% [46]

Theo Nguyễn Văn Lành năm 2013, ở người Khmer ≥ 45 tuổi tỉnh Hậu Giang tỉ lệ ĐTĐ là 11, 91%, tiền ĐTĐ là 17,91% Trong đó, 78,6% người bệnh

mới phát hiện lần đầu [27]

Nghiên cứu của Hoàng Đức Hạnh, Chu Thị Thu Hà, Bùi Công Đức về tỷ

lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường típ 2 và tiền đái tháo đường của người dân từ 30-69 tuổi tại thành phố Hà Nội năm 2014 cho thấy tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường là 7,9% trong đó nội thành 9,2%, ngoại thành 7,3% [23]

Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%, trong đó tỷ lệ ĐTĐ được chẩn đoán

là 31,1%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 69,9% Trong số những người được chẩn đoán, tỷ lệ ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế: 28,9%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được quản lý: 71,1% [12]

Năm 2016, nghiên cứu của Đỗ Ích Thành về tỷ lệ đái tháo đường týp 2 và các yếu tố nguy cơ ở người dân từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường 13,1%, trong đó có 65.5% trường hợp mới phát

hiện [37]

Năm 2020, điều tra toàn quốc của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy tỷ lệ đái tháo đường là ở đối tượng 30-69 tuổi là 7,3% trong đó Đồng Bằng sông Hồng 7,1%, Trung du và miền núi phía Bắc 7,1%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung 7,2%, Tây Nguyên 6,3%, Đông Nam Bộ 7,4%, Đồng Bằng Sông Cửu Long 7,3%, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh 8,3% [5]

Nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự (2017) trên 1.339 đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ ĐTĐ là 7,4%

và tiền ĐTĐ là 11,7% [26]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 21

1.4 Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường típ 2

ĐTĐ típ 2 là hậu quả của sự tác động qua lại phức tạp giữa yếu tố gen và các yếu tố lối sống (life-style factors) YTNC của bệnh ĐTĐ típ 2 bao gồm các yếu tố không thay đổi được và các yếu tố có thể thay đổi được

Những YTNC không thay đổi được bao gồm: gen, tuổi (tuổi càng cao nguy cơ bị ĐTĐ càng tăng) và ĐTĐ thai kỳ Người mẹ bị ĐTĐ thai kỳ mặc dù sau sinh glucose máu đã trở về bình thường nhưng người mẹ này vẫn có nguy cơ cao bị ĐTĐ típ 2 trong tương lai [60] Những YTNC thay đổi được bao gồm: béo phì, ít hoạt động thể lực, chế độ ăn dư thừa năng lượng, RLGMLĐ, RLDNG…

Bảng 1.1: Các yếu tố nguy cơ bị đái tháo đường típ 2

Yếu tố thay đổi được Yếu tố không thay đổi được

- Thừa cân, béo phì

Nguồn: theo Tổ chức Y tế thế giới WHO - 2015 [85]

1.4.1 Các yếu tố không thay đổi được

Dân tộc/chủng tộc: Mỗi chủng tộc người có tính nhạy cảm với ĐTĐ típ

2 khác nhau Tính dễ mắc ĐTĐ típ 2 được ghi nhận lần đầu tiên ở những người sống trong vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, gần đây là dân châu Á và Trung Đông, người bản xứ Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Phi, người da đỏ Hoa Kỳ, người Canada bản xứ, người ở đảo TorresStrait và người Úc bản xứ, người Polynesian ở NewZealand, người Mỹ gốc Mexico và người da đỏ Pima Tần suất mắc ĐTĐ ở người Ấn gốc Á cũng cao hơn người bản xứ ở Anh, Fiji, Nam Phi và trong vùng Caribê Sự khác biệt về tần suất ĐTĐ cũng được ghi nhận

Trang 22

trong số các cộng đồng dân cư đa chủng tộc ở Hawaii và NewZealand, những người bản xứ Hawaii và Maori có tần suất ĐTĐ cao hơn những chủng tộc khác [52].

Gia đình: Theo Tổ chức Y tế thế giới, ĐTĐ típ 2 thường có liên quan

đến tiền sử gia đình mắc ĐTĐ Nghiên cứu về nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 sẽ tăng gấp 2 đến 6 lần ở những người có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc ĐTĐ Vì thế tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ là một dữ kiện hữu ích giúp đánh giá khả năng mắc ĐTĐ của một thành viên trong gia đình Mặt khác tiền sử gia đình mắc ĐTĐ có thể không liên quan đến lý do di truyền Các thành viên trong gia đình thường có chung những tác động của môi trường, đặc biệt ở trẻ em và thiếu niên Người có tiền sử mắc ĐTĐ có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 2,09 lần so với người không có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ với p < 0,01 [46]

Tuổi: Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ típ 2 tăng dần theo tuổi Ở nhóm dân có tỷ lệ

mới mắc cao thì tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ típ 2 cao nhất ở nhóm người trẻ 35tuổi); trong khi ở các nhóm người khác tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc cao nhất ở lứa tuổi lớn hơn (55 - 74 tuổi) Nhìn chung tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ típ2 giảm ở những người trên 75 tuổi do tỷ lệ tử vong cao ở nhóm người này Ở các nước đang phát triển, do tình trạng dân số trẻ hóa nên có nhiều trường hợp ĐTĐ típ2 xảy ra ở lứa tuổi trẻ và trung niên [49]

(20-Trước đây ĐTĐ típ 2 được xem là bệnh lý của người trưởng thành Tuy vậy trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh vẫn có thể xảy ra ở trẻ em và thiếu niên, bệnh ĐTĐ ở trẻ em thường không có triệu chứng

và được phát hiện chủ yếu nhờ xét nghiệm tầm soát

Đái tháo đường thai kỳ: là người phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ khi mang thai

Thể ĐTĐ này liên quan đến vai trò của kháng thể kháng Insulin và sự biến đổi các hormone hoặc các rối loạn chuyển hóa khi có thai, là nguyên nhân của các biến chứng lúc đẻ, tăng nguy cơ phát triển thành bệnh ĐTĐ sau này [8],[50]

Cân nặng của con khi sinh: Sự phát triển của thai nhi có mối liên quan

giữa trọng lượng lúc sinh và chuyển hóa glucose – insulin bất thường về sau

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 23

Theo Nghiên cứu của Marianne Ravn Knop và cộng sự năm 2018, chỉ ra rằng cân nặng lúc sinh của trẻ em <2,5 kg có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 cao hơn 45% (OR: 1,45, 95% CI: 1,33–1,59) so với những trẻ cân nặng lúc sinh ≥ 2,5 kg [74]

Nghiên cứu của Chunyan Hu và cộng sự (2020), nguy cơ mắc ĐTĐ của những người có cân nặng lúc sinh <2500g, từ 3500 đến 3999g và ≥ 4000g so với người có cân nặng lúc sinh từ 2500 đến 3499g, nguy cơ cao hơn 28%, 11%và 20% [64]

1.4.2 Các yếu tố có thể thay đổi đƣợc

Béo phì: Béo phì là một đặc điểm thường đi kèm trong ĐTĐ típ 2 và là

một yếu tố nguy cơ của ĐTĐ típ 2 Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa khối lượng mỡ của cơ thể và nguy cơ bị bệnh ĐTĐ Tỉ lệ béo phì

ở người ĐTĐ típ 2 thay đổi giữa các khu vực trên thế giới: 60-80% ở Nam Mỹ, Châu Âu đến 100% ở người da đỏ Pima, các đảo Thái Bình Dương [59] Béo phì đã tăng nhanh ở nhiều nhóm dân cư trong vài năm gần đây do hậu quả của

sự tác động qua lại giữa yếu tố di truyền và môi trường bao gồm: Rối loạn chuyển hóa, ít hoạt động thể lực, ăn quá nhiều so với nhu cầu Hơn nữa, béo phì là yếu tố thuận lợi góp phần làm THA, tăng cholesterol máu, hạ thấp nồng

độ HDL và làm tăng glucose máu [10]

Rối loạn lipid máu: Sự gia tăng acid béo tự do (FFAs) huyết tương đóng

vai trò quan trọng trong sự phát triển ĐTĐ típ 2 thông qua cơ chế gây kháng insulin ĐTĐ típ 2 phát triển bởi vì tế bào tụy không tiết đủ insulin để bù cho tình trạng kháng insulin càng ngày càng tiến triển Có sự liên quan chặt chẽ giữa rối loạn lipid máu và ĐTĐ típ 2 [39]

Tăng huyết áp: Tăng huyết áp (THA) là một trong những yếu tố nguy

cơ gây bệnh ĐTĐ típ 2 Khoảng 2/3 người bệnh ĐTĐ có THA Cả hai bệnh ĐTĐ và THA đều làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim Hội ĐTĐ và Viện Y tế Quốc gia Mỹ đề nghị người mắc ĐTĐ nên giữ huyết áp dưới 130/80mmHg và nên kiểm tra huyết áp ít nhất 2 đến 4 lần trong một năm [48]

Trang 24

Ít hoạt động thể lực: nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc

không hoạt động thể lực trong việc hình thành tiền ĐTĐ típ 2, lối sống tĩnh tại

đã kéo theo sự gia tăng tương ứng tỷ lệ béo phì Theo WHO, chỉ riêng việc lười vận động đã gây ra 7% gánh nặng của bệnh ĐTĐ típ 2 ở Khu vực Châu Âu, và thừa cân và béo phì chiếm khoảng 65-80% các trường hợp mới mắc bệnh ĐTĐ [85] Các nghiên cứu đều chỉ ra ít vận động là YTNC độc lập của bệnh ĐTĐ ở

cả nam và nữ [75] Người ít vận động thể lực có nguy cơ bị ĐTĐ cao gấp 2,3 lần so với người hoạt động thể lực bình thường [47]

Trẻ em cần ít nhất một giờ hoạt động thể chất từ mức độ trung bình đến mạnh mỗi ngày Tuy nhiên, ngày nay, chỉ có 34% thanh thiếu niên châu Âu từ 13-15 tuổi vận động đủ mức đáp ứng các hướng dẫn hiện hành Nhìn chung, hoạt động thể chất giảm đáng kể ở thanh niên 11-15 tuổi, và xu hướng này đặc biệt mạnh ở các bạn nữ [85]

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lười vận động là do môi trường và yếu tố cá nhân Việc duy trì mức độ hoạt động thể chất đầy đủ ngày càng trở nên khó khăn hơn vì môi trường sống và làm việc hàng ngày của con người ngày càng ít vận động Hơn nữa, có những chênh lệch lớn về mức độ hoạt động thể chất: những người nghèo hơn có xu hướng có ít thời gian rảnh hơn và hạn chế tiếp cận các tiện nghi giải trí hoặc sống trong môi trường không hỗ trợ hoạt động thể chất Các nhóm dân tộc thiểu số và người khuyết tật ít tham gia vào hoạt động thể chất hơn và cũng khó thực hiện các hoạt động thể chất [85]

Chế độ ăn: Chế độ thiết thực với tiêu thụ nhiều rau, trái cây, cá, thịt gia

cầm và ngũ cốc, làm giảm nguy cơ ĐTĐ típ 2 Số lượng lẫn chất lượng của chất béo đều ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và sự nhạy cảm insulin Thức

ăn có nhiều chất béo gây rối loạn chuyển hóa glucose bằng nhiều cơ chế khác nhau như giảm khả năng gắn insulin vào thụ thể, gây rối loạn vận chuyển glucose, giảm tổng hợp glycogen và tích tụ triglyceride ở cơ vân [40]

Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều carbohydrate làm tăng tần suất mắc ĐTĐ Đặc biệt có rất nhiều nghiên cứu chứng tỏ ăn nhiều carbohydrate làm

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 25

giảm HDL và làm gia tăng triacylglycerol Sự sản xuất insulin được kích thích liên tục bởi chế độ ăn nhiều carbohydrate và sẽ dẫn đến làm giảm khả năng tiết insulin gây ra ĐTĐ típ 2 khởi phát sớm [39] Có tác giả cho rằng đường cho vào thức ăn hay thức uống đều có hại cho sức khỏe kể cả đường trắng hay đường nâu, mật ong, hay syro có đường fructosecao, hoặc bất cứ loại nào thêm đường Mục tiêu được đề xuất là nên thêm đường ít hơn 10% năng lượng hàng ngày [60] Mặt khác, những nghiên cứu trên nhiều mẫu động vật khác nhau cho thấy gia tăng tiêu thụ đường sẽ dẫn đến tăng huyết áp ngay cả sau khi kiểm soát cân nặng [61]

Rƣợu bia: Lượng lớn alcohol tiêu thụ làm giảm hấp thụ Glucose qua

trung gian insulin và RLDNG, có lẽ do tác dụng độc của rượu trực tiếp lên tế bào đảo tụy hay ức chế sự tiết insulin và tăng đề kháng insulin Hơn nữa, dùng nhiều alcohol làm tăng BMI và nguy cơ khác của ĐTĐ trong khi uống rượu ít hoặc vừa làm giảm các nguy cơ này [39] Nhiều nghiên cứu cũng đã xác định rằng bệnh liên hệ đến uống nhiều rượu và nghiện rượu là đột quỵ, bệnh cơ tim

do rượu, nhiều loại ung thư, xơ gan, và viêm tụy, tai nạn Nghiên cứu ca bệnh đối chứng và sinh thái học chứng tỏ giảm nguy cơ bệnh mạch vành bằng giảm uống rượu mức độ thấp hoặc vừa phải [39]

Thuốc lá: Hút thuốc lá có liên hệ đến sự đề kháng insulin, là yếu tố nguy

cơ của ĐTĐ típ 2 ở cả nam lẫn nữ Nghiên cứu cho rằng thuốc lá tăng 70% nguy

cơ của ĐTĐ típ 2 và ích lợi của việc ngừng hút thuốc lá đối với ĐTĐ típ 2 chỉ

có thể thấy sau 5 năm còn để đạt được giống như người không hút thuốc bao giờ thì thời gian ngừng hút phải trên 20 năm [83]

Stress: Stress cấp rõ ràng là có liên quan đến đề kháng insulin, tuy nhiên

sự đề kháng trong trường hợp này có khả năng hồi phục Các nhà nghiên cứu cho rằng glucocorticoid gia tăng lúc bị stress có thể đóng góp vào sự đề kháng insulin Stress tác động đến sự đề kháng insulin trực tiếp hay gián tiếp thông qua tương tác với leptin dẫn đến tăng nồng độ leptin máu và ức chế hoạt động

Trang 26

của leptin, thúc đẩy tình trạng đề kháng leptin, góp phần vào sự đề kháng

insulin [39]

1.5 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường [4]

ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng ở các cơ quan khác nhau, là nguyên nhân chủ yếy gây đau ốm, tàn tật, tử vong, giảm chất lượng cuộc sống và tăng chi phí điều trị

Các biến chứng của bệnh ĐTĐ được phân làm 2 nhóm là các biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính

Các biến chứng cấp tính bao gồm hôn mê nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu

Các biến chứng mạn tính rất đa dạng Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ thường gặp bao gồm:

- Biến chứng mạch máu nhỏ: Biến chứng mạch máu cầu thận, biến chứng võng mạc, biến chứng thần kinh ngoại vi

- Biến chứng mạch máu lớn: Bệnh mạch máu não, bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi

- Các biến chứng do nguyên nhân kết hợp: Biến chứng bàn chân, bao gồm loét bàn chân do ĐTĐ

- Các biến chứng khác: các bệnh nhiễm trùng, hay gặp ở hệ tiết niệu, ngoài da, hô hấp (bao gồm cả lao phổi)

Các biến chứng mạch máu nhỏ xuất hiện ở bệnh nhân ĐTĐ típ 1 sau 5 năm từ khi chẩn đoán ĐTĐ do típ này được chẩn đoán sớm vì thường không có giai đoạn không có triệu chứng lâm sàng Trong ĐTĐ típ 2, các biến chứng mạn tính đã có thể xảy ra ngay khi ĐTĐ được chẩn đoán do típ 2 này thường được chẩn đoán muộnvì có giai đoạn không có triệu chứng hoặc triệu chứng mờ nhạt trong thời gian nhiều năm

Các biến chứng mạch máu nhỏ liên quan chủ yếu đến tăng glucose máu, trong khi các biến chứng mạch máu lớn chủ yếu liên quan đến rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, rối loạn đông máu, hút thuốc lá Điều trị dự phòng các biến chứng ĐTĐ (tiên phát và thứ phát) nhằm vào kiểm soát tốt các yếu tố gây biến chứng, bao gồm glucose máu, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, rối loạn đông máu, thừa cân/béo phì, ít hoạt động thể lực và hút thuốc lá

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 27

1.6 Các nghiên cứu về đái tháo đường trong và ngoài nước

1.6.1 Nghiên cứu đái tháo đường trên thế giới

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tốc độ phát triển của bệnh đái tháo đường tăng nhanh trong những năm qua Đái tháo đường típ 2 đang là một cuộc khủng hoảng trên toàn cầu đe dọa sức khỏe và kinh tế cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là những nước phát triển Nguyên nhân đầu tiên của sự gia tăng bệnh đái tháo đường trong cộng đồng là do tình trạng đô thị hóa nhanh chóng, thay đổi tình trạng dinh dưỡng và gia tăng lối sống tĩnh tại Sự gia tăng bệnh ĐTĐ ở Châu Á được đặc trưng là mức BMI thấp và trẻ tuổi so với dân

số da trắng [56],[72] Nghiên cứu Frank B cho thấy dinh dưỡng kém trong tử cung và trong thời thơ ấu cùng với dinh dưỡng dư thừa trong cuộc sống sau này có thể góp phần vào sự gia tăng bệnh ĐTĐ hiện tại trong dân số Châu Á [58]

Theo Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế, bệnh đái tháo đường hiện nay trên thế giới khoảng 285 triệu người và ước tính sẽ tăng nhanh trong những năm tới, dự đoán đến năm 2030 có khoảng 438 triệu người mắc bệnh đái tháo đường Điều đáng quan tâm là tỷ lệ mắc bệnh gặp nhiều ở các nước có thu nhập từ thấp đến trung bình với 2/3 trường hợp ĐTĐ xảy ra ở những nước có thu nhập từ thấp đến trung bình Năm 2010, số người giảm dung nạp glucose khoảng 344 triệu người, dự đoán con số này tăng lên khoảng 472 triệu người vào năm 2030 [56] Đối với bệnh đái tháo đường ngày nay khi phát hiện thì bệnh nhân đã có rất nhiều biến chứng, thực tế cho thấy khi phát hiện bệnh đái tháo đường trên 50% bệnh nhân này đã có biến chứng tim mạch Điều đó chứng tỏ biến chứng trên bệnh nhân đái tháo đường đã xảy ra khi bệnh nhân ở giai đoạn tiền đái tháo đường, chưa có triệu chứng lâm sàng [1], [48]

Tại Mỹ, năm 2010, khoảng 1,9 triệu người Mỹ được lần đầu tiên chẩn đoán ĐTĐ Năm2011, số người mắc bệnh đái tháo đường rất cao khoảng 26 triệu người tương đương 8,3% trong tổng số người Mỹ mắc ĐTĐ Khoảng

Trang 28

27% người bệnh ĐTĐ tương đương 7 triệu người Mỹ không biết là họ bị bệnh…[52]

Nghiên cứu thuần tập của Kristen L Knutson (2011) về rối loạn giấc ngủ

và liên quan đến chuyển hóa glucose đối với 40 người không ĐTĐ và 115 người bệnh ĐTĐ tuổi 18 - 30 tại Chicago (Mỹ) cho thấy tỉ lệ mắc các triệu chứng mất ngủ ở các đối tượng mắc bênh ĐTĐ tăng gấp đôi so với nhóm không có bệnh Nhưng nghiên cứu đã kết luận giấc ngủ chỉ ảnh hưởng đến những người bệnh ĐTĐ, nếu cải thiện được giấc ngủ thì sẽ kiểm soát được glucose trong máu, còn đối với những người không mắc ĐTĐ thì không có giá trị [71]

Năm 2013, Trung Quốc tiến hành điều tra dịch tễ học xác định tỉ lệ bệnh mạn tính và các yếu tố liên quan phạm vi toàn quốc với cỡ mẫu 170 287 đối tượng nghiên cứu từ 18 tuổi trở lên Kết quả điều tra cho thấy người trưởng thành Trung Quốc có tỉ lệ ước tính bệnh đái tháo đường là 10,9% và tiền đái tháo đường là 35,7% Trong số những người mắc bệnh đái tháo đường, 36,5%

đã biết tình trạng mắc bệnh họ và 32,2% được điều trị; có 49,2% bệnh nhân được điều trị có kiểm soát đường huyết đầy đủ [66]

Qua nghiên cứu hồi cứu của Timothy H Monk và cộng sự (2014)trên 1.111 người chỉ ra rằng có mối liên quan giữa ĐTĐ và chỉ số BMI, những người

có chỉ số BMI thừa cân có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 1,4 lần so với người có chỉ số BMI bình thường (p<0,001) và không có liên quan giữa ĐTĐ và giới tính (p > 0,05) [81]

Nghiên cứu của Kjeld Poulsen (2014) tên 7.305 người làm công tác chăm sóc sức khỏe tại Đan Mạch trong 7 năm cho thấy tỉ lệ mắc ĐTĐ là 3,5% Tỉ lệ mắc ĐTĐ ở nam cao hơn nữ (4,3% so với 3,6%); tỉ lệ mắc ĐTĐ cũng tăng theo các nhóm từ 30 - 39 tuổi, 40 - 49 tuôi, 50 - 59 tuổi lần lượt là 2,3%, 2,5% và

Trang 29

- 44 tuổi, từ 45 - 54 tuổi, từ 55 - 64 tuổi và ≥ 65 tuổi lần lượt là 0,87%; 1,36%; 4,03%; 10,35%; 14,35%; 17,57% (p<0,01) [63]

Tại Pakistan, điều tra quốc gia năm 2016-2017 ở đối tượng trên 20 tuổi, kết quả cho điều tra tỉ lệ bệnh đái tháo đường chung của Pakistan là 26,3%, trong đó 19,2% bệnh đái tháo đường đã được chẩn đoán và có 7,1% mới được chẩn đoán đái tháo đường khi điều tra Tỉ lệ bệnh đái tháo đường ở thành thị và nông thôn là 28,3% và 25,3% Tỉ lệ tiền đái tháo đường là 14,4% (15,5% ở thành thị và 13,9% ở nông thôn) Phân tích cho thấy độ tuổi từ 43 tuổi trở lên, tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì và rối loạn lipid máu là những yếu tố nguy cơ liên quan đáng kể với bệnh đái tháo đường [67]

Nghiên cứu của một nhóm tác giả người Trung Quốc đăng trên tạp chí BMC Endocrine Disorders năm 2016 cho thấy với hơn 2.000 người tham gia nghiên cứu, sau khi tính đến các yếu tố về tuổi, giới tính, tiền sử hút thuốc lá và

sử dụng cồn, nhóm người tăng huyết áp có nguy cơ bị đái tháo đường tăng gấp 2,83 lần so với người có huyết áp bình thường Nếu tính thêm cả các yếu tố về BMI, Triglyceride và Cholesterol toàn phần thì mối liên quan trên vẫn có ý nghĩa thống kê, với nhóm người có tăng huyết áp có nguy cơ bị ĐTĐ cao gấp 1,93 lần so với người có huyết áp bình thường [86]

Nghiên cứu của Choi DW (2018), điều tra sự liên quan của hành vi hút thuốc trên 8.809 người cho thấy: những người hút thuốc lá có nồng độ HbA1c cao hơn đáng kể so với người không hút thuốc lá (p = 0,0012) [56]

1.6.2 Nghiên cứu đái tháo đường tại Việt Nam

Ở Việt Nam, sau nhiều năm đổi mới, kinh tế tăng trưởng nhanh đã phần nào cải thiện cuộc sống và sức khoẻ cộng đồng Song chúng ta nhận thấy rằng

sự biến đổi sâu sắc trong lối sống, đặc biệt của cư dân các đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Xe máy, ô tô gần như đã thay thế xe đạp, các công việc cần đến sức cơ bắp đã có đội ngũ người giúp việc làm thay Mất cân bằng

Trang 30

trong việc nhận năng lượng và tiêu thụ năng lượng là yếu tố nguy cơ cho các bệnh béo phì, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và bệnh đái tháo đường phát triển

Theo tác giả Nguyễn Thị Sáng (2007) trên 2.800 đối tượng ở Sơn La cho thấy tỉ lệ ĐTĐ là 4,9%, tỉ lệ mắc ĐTĐ ở nữ cao hơn ở nam (2,89% so với 2,05% với p < 0,0001); tỉ lệ những người có chỉ số BMI ≥ 23 cao gấp 1,507 lần so với người có chỉ số BMI < 23 (p < 0,05); những người THA có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 2,896 lần so với những người không THA; người ít hoạt động thể lực có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 1,799 lần so với người hoạt động

thể lực (p < 0,05) [36]

Nghiên cứu của Vũ Huy Chiến và cộng sự (2007) về mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với tỉ lệ mắc ĐTĐ típ 2 tại một số vùng dân cư tỉnh Thái Bình trên 1.880 đối tượng từ 30 - 64 tuổi chưa được chẩn đoán ĐTĐ ở 4 vùng đặc thù (vùng thuần nông, thị trấn, làng nghề và thị xã)thì tỉ lệ ĐTĐ ở nhóm tuổi

30 - 64 chiến 4,3%, trong số những người có YTNC thì tỉ lệ này chiếm đến 17,3% , các YTNC mắc ĐTĐ là những đối tượng tăng huyết áp và có BMI ≥

23 [17]

Tác giả Dương Văn Bảo và cộng sự năm 2010, điều tra sàng lọc ĐTĐ trên 500 người từ 30 - 69 tuổi tại phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn cho thấy tỉ lệ ĐTĐ là 8,8%, tỉ lệ ĐTĐ ở nam là 21,97% cao hơn ở nữ là 13,86% (p < 0,05), tỉ lệ mắc ĐTĐ tăng dần theo tuổi, những người hút thuốc lá

có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 2,8 lần so với người không hút thuốc lá (p < 0,05), những người có chỉ số BMI béo có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 2,7 lần so với người có chỉ số BMI không béo phì [2]

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải và cộng sự năm 2013 về tình hình bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ ở cán bộ diện bảo vệ sức khỏe tại phòng Bảo

vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế trên 400 đối tượng cho thấy tỉ lệ ĐTĐ

là 9,25%, tiền ĐTĐ là 28,0% Nghiên cứu đã kết luận tuổi càng cao thì nghuy

cơ mắc bệnh ĐTĐ càng tăng (p < 0,05), có mối liên quan giữa tính chất công việc với tỉ lệ ĐTĐ, nhóm tính chất công việc nhẹ và tĩnh tại thì tỉ lệ mắc ĐTĐ

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 31

là 9,09%, nhóm tính chất công việc trung bình là 9,51%, nhóm tính chất công việc nặng thì không có trường hợp nào (p < 0,05) [20]

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu 2.142 người từ 30-72 tuổi cho thấy tỉ lệ mắc đái tháo đường típ 2 lên đến 10,8% ở nam và 11,7% ở nữ [80]

Đến năm 2016, nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự trên 1.339 người cho thấy tỉ lệ mắc ĐTĐ đã tăng lên 12,3%, tiền ĐTĐ là 40,1% [72]

Nghiên cứu của Phạm Minh Ngọc năm 2015 cho thấy tỉ lệ hiện mắc ĐTĐ chuẩn theo độ tuổi và cư trú ở nam giới 6,7%, nữ giới là 5,2% Tỉ lệ hiện mắc tăng theo độ tuổi, những người có BMI ≥ 23 có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 1,52 lần so với người có BMI < 23 [77]

Nghiên cứu của Phan Hướng Dương (2016) trên 1.800 đối tượng tuổi từ

30 - 59 tại Hải Phòng cho thấy tỉ lệ ĐTĐ là 5,2%, tỉ lệ mắc ở nữ giới cao hơn ở

nam giới (p > 0,05) [19]

Nghiên cứu của Võ Tuấn Khoa và cộng sự (2016) tại thành phố Hồ Chí Minh trên 595 đối tượng từ 18 tuổi trở lên cho thấy: tỉ lệ ĐTĐ tăng theo tuổi (OR = 1,04) và mức chỉ số BMI ≥ 23 (OR = 1,94) Nghiên cứu đã kết luận tuổi cao và chỉ số BMI có thể là các chỉ dấu lâm sàng hữu ích để xác định người có

nguy cơ ĐTĐ [25]

1.7 Địa bàn nghiên cứu

Kiến Hưng là một phường thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Phường Kiến Hưng được thành lập dựa trên quyết định số 19 của Chính phủ ngày 08/5/2009 với diện tích 428,46 ha đất tự nhiên, dân số 15.729 nhân khẩu sinh sống tại 16 tổ dân phố, chủ yếu là dân tộc kinh

Hiện nay, quá trình độ thị hóa của phường Kiến Hưng ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều khu đô thị đã và đang được đầu tư xây dựng Bên cạnh đó, phường Kiến Hưng còn tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, thương mại Chính vì vậy, đời sống của người dân có

sự thay đổi rõ nét từ lao động chân tay chuyển sang lao động trí óc, cuộc sống

Trang 32

của người dân được nâng lên Từ đó, số người dân có cuộc sống tĩnh tại rất cao trong cộng đồng

Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học nào về bệnh đái tháo đường trên địa bàn

1.8 Khung lý thuyết nghiên cứu

Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC

- Tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ

- Tiền đái tháo đường

Trang 33

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Người 40 tuổi trở lên không phân biệt giới tính, sinh sống trên địa bàn phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Vì theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ thì những người từ 40 tuổi trở lên là những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ

* Tiêu chuẩn lựa chọn

- Đối tượng nghiên cứu là người 40 tuổi trở lên sinh sống trên địa bàn phường Kiến Hưng

- Có khả năng giao tiếp, trả lời phỏng vấn

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

* Tiêu chuẩn loại trừ

- Đang mắc bệnh cấp tính: sốt cao, viêm phổi… hoặc mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm như bệnh lý tim mạch, gan, thận và không mắc các bệnh về hồng cầu, huyết sắc tố do các thuốc điều trị các bệnh trên ảnh hưởng đến chỉ số glucose máu

- Người chưa có chẩn đoán mắc ĐTĐ hiện đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chỉ số glucose máu như: corticoid, salbutamol, thuốc hạ đường huyết…

- Người mắc ĐTĐ típ 1

- Người không có khả năng cung cấp thông tin trong bảng câu hỏi nghiên cứu

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 3/2023 đến tháng 9/2023

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu

Phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Trang 34

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

2.2.2 Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang:

Trong đó:

+ n: cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu

+ Z1-α/2 = 1.96 - Trị số từ phân bố chuẩn, với α = 5%

+ p = 0,131 - ước đoán tỉ lệ mắc Đái tháo đường típ 2 của người dân từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Đà Nẵng năm 2016 [37]

+ d – sai số tuyệt đối ước tính = 0.032

Cỡ mẫu n tính được theo công thức là 428 Dự phòng các trường hợp mất mẫu, cỡ mẫu được bổ sung thêm khoảng 10%, cỡ mẫu cần có là 428 + 42 = 470

Cỡ mẫu thực tế là 465 đối tượng

2.2.3 Cách chọn mẫu

Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:

- Bước 1: Lập danh sách khung mẫu tất cả người dân từ 40 tuổi trở lên, sinh sống trên địa bàn phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP Hà Nội

- Bước 2: tính khoảng cách mẫu k: k = N/n = 7.050/470 = 15

Trong đó: N là tổng số người dân từ 40 tuổi trở lên sinh sống trên địa bàn phường Kiến Hưng

- Bước 3: chọn ngẫu nhiên người đầu tiên (người thứ nhất được chọn tham gia nghiên cứu) trong danh sách có số thứ tự ≤ 15, chọn người thứ 2 bằng cách cộng số thứ tự của người thứ nhất với khoảng cách mẫu 15 (làm tương tự chọn đến khi đủ mẫu 470 đối tượng thì dừng)

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 35

2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá

2.3.1 Các biến số và chỉ số nghiên cứu

Bảng 2.1 Bảng Biến số và chỉ số nghiên cứu

TT Biến số Phân loại

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

1 Giới tính Nhị phân Tỷ lệ % ĐTNC theo giới tính Phỏng vấn

2 Tuổi Định lượng Tỷ lệ % ĐTNC theo nhóm

7 Cân Nặng Liên tục Cân nặng tối đa, tối thiểu,

trung bình, ±SD; BMI

Đo bằng cân

8 Vòng bụng Liên tục Vòng bụng tối đa, tối thiểu,

trung bình, ±SD; BMI

Đo bằng thước dây

9 Vòng hông Liên tục Vòng hông tối đa, tối thiểu,

trung bình, ±SD; BMI

Đo bằng thước dây

10 Huyết áp Liên tục Tăng huyết áp, bình thường Đo bằng

Đánh giá nguy cơ mắc đái tháo đường

12 Tiền sử THA Nhị phân Tỷ lệ % ĐTNC mắc THA Phỏng vấn

Trang 36

13

Tiền sử rối

loạn chuyển

hóa lipid

Nhị phân Tỷ lệ % ĐTNC mắc rối loạn

chuyển hóa lipid Phỏng vấn

14 Tiền sử gia

đình mắc ĐTĐ Nhị phân

Tỷ lệ % ĐTNC có người thân mắc ĐTĐ Phỏng vấn

17 Cân nặng của

con khi sinh Liên tục

Tỷ lệ % ĐTNC là phụ nữ sinh con nặng ký Phỏng vấn

Tỷ lệ % ĐTNC hiểu biết về biến chứng của ĐTĐ típ 2 Phỏng vấn

23 Xét nghiệm

ĐTĐ típ 2 Định danh

Tỷ lệ % ĐTNC hiểu biết về cách xét nghiệm ĐTĐ típ 2 Phỏng vấn

24 YTNC mắc

ĐTĐ típ 2

Nhị phân, Định danh

Tỷ lệ % ĐTNC hiểu biết về YTNC mắc ĐTĐ típ 2 Phỏng vấn

Tỷ lệ % ĐTNC hiểu biết về biện pháp điều trị ĐTĐ típ 2 Phỏng vấn

27 Phòng chống

ĐTĐ típ 2

Nhị phân, Định danh

Tỷ lệ % ĐTNC hiểu biết về phòng chống ĐTĐ típ 2 Phỏng vấn

28 Phân loại kiến Nhị phân Tỷ lệ % ĐTNCtheo phân loại Phần mềm

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 37

Tỷ lệ % ĐTNC theo tình trạng sử dụng rượu bia Phỏng vấn

35 Sử dụng thuốc

Nhị phân, định danh

Tỷ lệ % ĐTNC theo tình trạng sử dụng thuốc lá Phỏng vấn

38 Phân loại thực

Tỷ lệ % ĐTNC theo phân loại thực hành

Phần mềm thống kê

Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng đái tháo đường típ 2 của đối tượng nghiên cứu

39 Đái tháo đường típ 2 Phụ thuộc

OR; 95%CI; p thể hiện mối liên quan giữa thông tin chung, yếu tố nguy

cơ, kiến thức, thực hành với bệnh đái tháo đường típ 2

Phần mềm thống kê

Trang 38

- Sinh con nặng ký

- Kiến thức, thực hành

phòng chống bệnh ĐTĐ

2.3.1.1 Nhóm thông tin chung:

1- Họ tên: Họ và tên chính thức của đối tượng nghiên cứu

2- Địa chỉ: Nơi cư trú hiện tại

3- Tuổi: Tuổi dương lịch ≥40 tuổi

4- Giới tính: Nam, nữ

5- Dân tộc: Kinh, các dân tộc khác

6- Nghề nghiệp: Nông dân, công nhân, buôn bán, cán bộ công chức/Nhân viên văn phòng, nội trợ, thất nghiệp, nghề khác

7- Trình độ học vấn: Không biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp THCN/CĐ/ĐH hoặc cao hơn

2.3.1.2 Nhóm thông tin về nhân trắc:

- Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index)

BMI =

Cân nặng (kg) [Chiều cao (m)] 2Đánh giá chỉ số khối cơ thể dựa theo cách phân loại của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương (2005) và Hội Đái tháo đường Châu Á, kiến nghị cho người châu Á như sau[65:

- Thiếu năng lượng trường diễn khi BMI < 18,5kg/m2

- Bình thường khi BMI ở giá trị 18,5 ≤ BMI <23kg/m2

- Thừa cân-béo phì khi BMI ≥ 23kg/m2

- Xác định béo bụng bằng vòng eo theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới cho người trưởng thành Châu Á năm 2006 khi vòng eo ≥ 90cm đối với nam và ≥80cm đối với nữ [82]

- Đo vòng eo, vòng hông tính bằng cm

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 39

Chỉ số vòng eo/vòng mông (Waist - Hips - Ratio: WHR) theo khuyến cáo của WHO năm 2008, cao khi WHR ≥ 0,9 đối với nam và WHR ≥ 0,85 đối với

nữ [84]

2.3.1.3 Nhóm thông tin về tiền sử và bệnh tật hiện tại

Tiền sử gia đình có người thân bị mắc ĐTĐ, tiền sử ĐTĐ thai kỳ, tiền sử THA, ĐTĐ…

2.3.1.4 Huyết áp

Khai thác tiền sử về tăng huyết áp Đo huyết áp tại thời điểm điều tra

Bảng 2.2: Phân loại tăng huyết áp

Phân loạihuyết áp Huyết áp tâm thu

(mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Tăng huyết áp giai đoạn 1 140-159 hoặc 90 - 99

Tăng huyết áp giai đoạn 2 >160 hoặc >100

Nguồn: theo Liên ủy ban Quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và điều trị tăng

huyết áp (JNC VII-2003) [29]

2.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá

2.3.2.1 Chẩn đoán đái tháo đường

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ

Đái tháo đường

Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc

Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

HbA1c ≥ 6,5%

Trang 40

Nguồn: theo Quyết định 5481/QĐ-BYT ngày 30/12/2020 [14]

Trong nghiên cứu chúng tôi xét nghiệm glucose máu mao mạch lúc đói

2.3.2.2 Đánh giá kiến thức, thực hành phòng, chống ĐTĐ

 Kiến thức:

- Các lựa chọn trả lời trong phần kiến thức gồm: Có, không, không biết

- Tính 01 điểm cho một lựa chọn đúng và 0 điểm cho một lựa chọn không chính xác/không biết

- Trả lời đúng từ 70% trở xuống được đánh giá kiến thức thấp (không đạt); trên 70% được đánh giá kiến thức tốt (đạt)

 Thực hành dinh dưỡng, hoạt động thể lực:

- Các câu trả lời ghi nhận thực hành trên bảng hỏi thực tế hàng ngày của đối tượng nghiên cứu Đối với mỗi thực hành đạt tiêu chuẩn thực hành phòng chống bệnh được một điểm và không đạt được điểm 0

- Trả lời đúng từ 70% trở xuống được đánh giá kiến thức thấp (không đạt); trên 70% được đánh giá kiến thức tốt (đạt)

- Đối với điểm từ 70% trở xuống được phân loại là thực hành phòng chống bệnh thấp (không đạt); trên 70% được phân loại là có thực hành tốt phòng chống bệnh (đạt)

2.4 Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1 Công cụ thu thập thông tin

* Đo chỉ số nhân trắc

Các đối tượng nghiên cứu được đánh giá các chỉ số nhân trắc như: cân nặng, chiều cao, tính BMI, đo vòng eo, đo vòng mông, đo huyết áp

* Xét nghiệm glucose máu mao mạch

- Chỉ số glucose máu mao mạch đo bằng máy cầm tay theo khuyến cáo của WHO đã thực hiện trong điều tra STEP năm 2010 và 2015

- Đo glucose mao mạch 1 lần đối với tất cả các đối tượng điều tra đã nhịn

ăn tối thiểu 8 giờ trước khi xét nghiệm

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 22/03/2024, 14:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w