Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG VŨ VĂN CÔNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI DÂN XÃ PHÚC TIẾN, HUYỆN PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI NĂM 2023
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
VŨ VĂN CÔNG
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI DÂN XÃ PHÚC TIẾN, HUYỆN PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hà Nội – 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG
VŨ VĂN CÔNG
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI DÂN XÃ PHÚC TIẾN, HUYỆN PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học cùng toàn thể các thầy, cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô thuộc bộ môn Y tế công cộng, trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Ngô Thị Thu Hiền, người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm y tế và người dân tại huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tạo điều kiện và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
Xin cảm ơn các anh, chị và các bạn học viên sau đại học chuyên ngành
Y tế công cộng trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
Đặc biệt, từ tận đáy lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan đã chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm chăm sóc quý báu để tôi hoàn tất luận văn này
Hà Nội, tháng 12 năm 2023
Học viên
Vũ Văn Công
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại Học Thăng Long
Bộ môn Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Tên tôi là: Vũ Văn Công - học viên lớp cao học YTCC10, chuyên ngành
Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long
Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là xác thực và kết quả hoàn toàn trung thực, chính xác, chưa có ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
BMI Chỉ số khối cơ thể
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
HATT Huyết áp tâm thu
HATTr Huyết áp tâm trương
TCBP Thừa cân béo phì
TTYT Trung tâm y tế
WHO World Health Organization / Tổ chức y tế thế giới YTNC Yếu tố nguy cơ
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan về tăng huyết áp 3
1.1.1 Định nghĩa 3
1.1.2 Phân loại tăng huyết áp 3
1.1.3 Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp 4
1.1.4 Biến chứng của tăng huyết áp 5
1.1.5 Yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp 6
1.2 Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp 9 1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới 9
1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam 11
1.3 Nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp 13
1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới 13
1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam 14
1.4 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 16
1.5 Khung lý thuyết nghiên cứu 17
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 18
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 18
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 18
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 18
2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 20
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 72.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu 20
2.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá 25
2.4 Quy trình thu thập thông tin 26
2.4.1 Công cụ nghiên cứu 26
2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin 27
2.4.3 Quy trình thu thập thông tin 27
2.5 Phân tích và xử lý số liệu 28
2.6 Sai số và biện pháp khống chế sai số 29
2.7 Đạo đức nghiên cứu 30
2.8 Hạn chế của nghiên cứu 30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 31
3.2 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 36
3.2.1 Kiến thức về phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 36
3.2.2 Thái độ về phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 40
3.2.3 Thực hành phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 41
3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 46
3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 46
3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thái độ phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 50
3.3.3 Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 52
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 58
4.1 Về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp của người dân xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2023 58
4.1.1 Kiến thức về phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 58
4.1.2 Thái độ về phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 63
Trang 84.1.3 Thực hành về phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 66
4.2 Về một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 73
4.2.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 74
4.2.2 Một số yếu tố liên quan đến thái độ phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 77
4.2.3 Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 79
KẾT LUẬN 82
KHUYẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại HA theo WHO/ISH (2003) 3
Bảng 1.2 Phân loại huyết áp tại Việt Nam 3
Bảng 2.1 Tính mẫu cần thiết cho nghiên cứu 19
Bảng 2.2 Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu 20
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng THA của đối tượng nghiên cứu 25
Bảng 2.3 Phân loại BMI người Châu Á trưởng thành 26
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 28
Bảng 2.4 Sai số và biện pháp khắc phục 29
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 31
Bảng 3.2 Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 3.3 Phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3.4 Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3.5 Thu nhập bình quân của gia đình đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3.6 Tình trạng BMI của đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3.7 Tình trạng tăng huyết áp của bản thân đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3.8 Tiền sử tăng huyết áp của gia đình đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3.9 Tình trạng tiếp cận thông tin về phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 35
Bảng 3.10 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về biểu hiện của bệnh tăng huyết áp 37
Bảng 3.11 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về hậu quả của bệnh tăng huyết áp 37
Trang 10Bảng 3.12 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp 38Bảng 3.13 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về cách theo dõi huyết áp của bản thân 38Bảng 3.14 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tăng huyết
áp 39Bảng 3.15 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp 39Bảng 3.16 Phân loại kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu về tăng huyết
áp 39Bảng 3.17 Thái độ của đối tượng nghiên cứu về tăng huyết áp 40Bảng 3.18 Thái độ chung của đối tượng nghiên cứu về tăng huyết áp 41Bảng 3.19 Thời điểm, địa điểm kiểm tra huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n=260) 42Bảng 3.20 Hành vi sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ của đối tượng nghiên cứu 42Bảng 3.21 Hành vi sử dụng đồ hộp, đồ khô của đối tượng nghiên cứu 43Bảng 3.23 Thói quen sử dụng sản phẩm bơ sữa của đối tượng nghiên cứu 44Bảng 3.24 Tình trạng sử dụng rau xanh của đối tượng nghiên cứu 44Bảng 3.25 Một số hành vi lối sống của đối tượng nghiên cứu 45Bảng 3.26 Phân loại thực hành phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 45Bảng 3.27 Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu và kiến thức của đối tượng nghiên cứu 46Bảng 3.28 Mối liên quan giữa BMI, tình trạng huyết áp, nghe/tiếp nhận thông tin về THA với kiến thức của đối tượng nghiên cứu 48
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 11Bảng 3.29 Hồi qui đa biến giữa kiến thức phòng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu và một số yếu tố liên quan 49Bảng 3.30 Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu và thái độ của đối tượng nghiên cứu 50Bảng 3.31 Mối liên quan giữa BMI, tình trạng huyết áp, tiếp cận thông tin về tăng huyết áp với thái độ của đối tượng nghiên cứu 51Bảng 3.32 Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 52Bảng 3.33 Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học và thực hành phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 52Bảng 3.34 Mối liên quan giữa tình trạng huyết áp, tình trạng BMI, nghe/tiếp nhận thông tin về phòng chống THA và thực hành phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 54Bảng 3.35 Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 55Bảng 3.36 Mối liên quan giữa thái độ với thực hành về tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 55Bảng 3.37 Hồi qui đa biến giữa thực hành phòng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu và một số yếu tố liên quan 56Bảng 3.38 Mối tương quan giữa điểm kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu 57
Trang 12DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu 31Biểu đồ 3.2 Phân bố dân tộc của đối tượng nghiên cứu 32Biểu đồ 3.3 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về khái niệm tăng huyết áp 36Biểu đồ 3.4 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về tình trạng huyết áp của bản thân 36Biểu đồ 3.5 Tình trạng theo dõi huyết áp của đối tượng nghiên cứu 41
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 13ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một bệnh lý y khoa nghiêm trọng, làm gia tăng nguy
cơ mắc các bệnh tim mạch, não, thận và các bệnh khác Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính hiện có khoảng 1,13 tỷ người trên toàn thế giới bị tăng huyết áp, song chỉ dưới 20% người bị tăng huyết áp được đưa vào các chương trình quản
lý [44] Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ - nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên toàn cầu [41], [43]
Theo điều tra mới nhất của Hội tim mạch học Việt Nam năm 2016, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại
8 tỉnh, thành phố trên toàn quốc mắc tăng huyết áp Kết quả cho thấy, có 52,8%
có huyết áp bình thường, có 47,3% bị tăng huyết áp Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% không được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% bị tăng huyết áp không được điều trị; có 69,0% bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được [11]
Tuy nhiên, kiến thức của người dân về bệnh tăng huyết áp nói chung vẫn còn nhiều hạn chế Nghiên cứu về các yếu tố kinh tế, xã hội và nhân khẩu học ảnh hưởng đến bệnh tăng huyết áp và kiến thức, thực hành và yếu tố nguy
cơ của các bộ tộc tại Ấn Độ chỉ ra rằng chỉ có < 10% đối tượng biết đến tăng huyết áp và 55 - 68% biết đến cách điều trị [39] Nghiên cứu về kiến thức, thái
độ và thực hành của người bệnh tăng huyết áp tại Nigeria đã chỉ ra chỉ có gần 25% số người bệnh có kiến thức và thái độ tốt về tăng huyết áp Ngoài ra, chỉ
có 1,3% người bệnh có thực hành tốt về tăng huyết áp [39] Tại Việt Nam, một
số nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về bệnh tăng huyết áp đã được tiến hành và kết quả cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về bệnh còn rất thấp [7],[9],[18]
Hiện nay, trên địa bàn xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ, thực hành về tăng huyết áp của người dân được triển khai và công bố kết quả Vậy thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về
Trang 14phòng chống tăng huyết áp của người dân trên địa bàn hiện đang ra sao? Những yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của người dân? Với
những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp của người dân xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2023 và một số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu:
1 Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp của người dân xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2023
2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về tăng huyết áp
1.1.1 Định nghĩa
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao, bệnh được phân loại thành các giai đoạn theo từng mức tăng huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr) Hội tăng huyết áp Thế giới (ISH) cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quy định huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên được gọi là tăng huyết áp (Huyết áp tâm thu ≥ 140 hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg) [42]
1.1.2 Phân loại tăng huyết áp
Phân loại THA có nhiều thay đổi trong những năm gần đây Theo WHO/ISH (năm 2003) chia THA thành 3 độ:
Bảng 1.1 Phân loại HA theo WHO/ISH (2003)
(Nguồn WHO Global Health Observatory (GHO) data) [40]
Cách phân loại THA tại Việt Nam: xuất phát từ các phân độ THA của WHO/ISH, Hội tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như sau:
Bảng 1.2 Phân loại huyết áp tại Việt Nam
(Nguồn Hội tim mạch học Việt Nam) [10]
Trang 161.1.3 Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp
1.1.3.1 Tăng huyết áp nguyên phát
THA nguyên phát chiếm 95% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp, cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát chưa rõ ràng, người ta cho rằng một số yếu tố sau có thể gây tăng huyết áp nguyên phát [6]:
- Tăng hoạt động thần kinh giao cảm: khi hệ thần kinh giao cảm bị tăng hoạt động sẽ làm tăng hoạt động của tim, dẫn đến tăng cung lưỡng tim Mặt khác toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt, làm tăng sức cản ngoại vi dẫn đến hậu quả là tăng huyết áp động mạch
- Vai trò của hệ Renin – Angiotensin – Aldosteron (RAA): Renin là một enzyme được các tế bào cạnh cầu thận và một số tổ chức khác tiết ra khi có các yếu tố kích thích Các tế bào cơ trơn trên thành mao động mạch đến của tiểu cầu thận chịu trách nhiệm nhận cảm áp lực của động mạch tiểu cầu thận, kích thích các tế bào cạnh tiểu cầu thận tiết ra renin để điều hòa huyết
áp, duy trì áp lực lọc của tiểu cầu thận
- Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp: ở những người ăn nhiều natri (do thói quen trong gia đình) khả năng lọc của thận tăng cũng tăng tái hấp thu nước, làm tăng thể tích máu Màng tế bào có sự tăng thẩm thấu di truyền đối với natri, canxi vào trong tế bào của cơ trơn mạch máu, dẫn đến tăng tính co mạch, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp
- Giảm chất điều hòa: Prostaglandin E2 và Kallikrein ở thận có chức năng sinh lý điều hòa huyết áp, hạ canxi niệu Khi các chất này thiếu hoặc bị ức chế gây nên tăng huyết áp
- U tủy thượng thận: chiếm 1-2% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 17- Hẹp eo động mạch chủ: tăng huyết áp ở phần trước chỗ hẹp và giảm ở phần sau chỗ hẹp
- Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai: bệnh tăng huyết áp xuất hiện hoặc nặng lên khi có thai là một trong những nguyên nhân gây tử vong của người mẹ cũng như thai nhi
- Sử dụng oestrogen: sử dụng kéo dài thuốc tránh thai sẽ gây tăng huyết áp
vì oestrogen gây tăng tổng hợp chất renin
1.1.4 Biến chứng của tăng huyết áp
Vì tỉ lệ tăng huyết áp tăng nhanh do vậy tỉ lệ tăng biến chứng của tăng huyết áp cũng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sức lao động của người dân trong cộng đồng một cách rất rõ rệt
- Suy tim và bệnh mạch vành: suy tim và bệnh mạch vành là hai biến
chứng chính và là nguyên nhân tử vong cao nhất đối với tăng huyết áp: dày thất trái gây suy tim toàn bộ, suy mạch vành gây nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp THA thường xuyên sẽ làm cho thất trái to ra, về lâu dài thất trái sẽ bị giãn; khi sức co bóp của tim bị giảm nhiều thì sẽ bị suy tim, lúc đầu suy tim trái rồi suy tim phải
và trở thành suy tim toàn bộ [6]
- Tổn thương ở não: tai biến mạch máu não thường gặp như: nhũn não, xuất
huyết não có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề Có thể chỉ gặp tai biến mạch máu não thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc bệnh não do tăng huyết áp với lú lẫn, hôn mê kèm co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội [6]
- Tổn thương ở thận: vữa sơ động mạch thận sớm và nhanh; xơ thận gây
suy thận dần dầ; hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính; giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ renin và angiotensin
II trong máu tăng gây cường aldosteron thứ phát
Trang 18- Tổn thương mạch máu: THA là yếu tố gây vữa xơ động mạch, phồng
động mạch chủ [6]
- Tổn thương ở mắt: soi đáy mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt Có 4 giai
đoạn tổn thương đáy mắt [6]: giai đoạn I: tiểu động mạch cứng và bóng Giai đoạn II: tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo tĩnh mạch ( dấu hiệu Salus Gunn) Giai đoạn III: xuất huyết và xuất tiết võng mạc nhưng chưa có phù gai thị Giai đoạn IV: phù lan tỏa gai thị
1.1.5 Yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp
1.1.5.1 Yếu tố tuổi và giới
Người cao tuổi có nguy cơ mắc THA cao hơn người trẻ tuổi Các quá trình lão hóa góp phần làm tăng huyết áp bao gồm xơ cứng thành động mạch, giảm tính nhạy cảm của các thụ thể, tăng sức cản ngoại vi, giảm dòng máu đến thận
Trước 55 tuổi, nam giới có nhiều khả năng bị THA hơn phụ nữ Sau 55 tuổi, phụ nữ thường có nguy cơ bị THA hơn nam giới Đối với người trẻ tuổi thì THA ở nam cao hơn do hút thuốc, uống rượu, kinh tế xã hội…Nhưng khi trên 50 tuổi thì tỉ lệ THA ở nữ cao hơn do ảnh hưởng nữ tiết tố thời kì mãn kinh, sử dụng hormon thay thế, béo phì, giảm hoạt động thể lực Tuy nhiên, sự khác biệt này không rõ rệt [23]
1.1.5.2 Yếu tố di truyền, tiền sử gia đình
Tính di truyền được xác định trong THA thông qua các nghiên cứu di truyền quần thể, nghiên cứu trên các trẻ sinh đôi cũng như phân tích đa hệ Tần suất THA cao từ 2-7 lần ở người có bố hoặc mẹ bị THA, khả năng THA ở trẻ có
bố và mẹ bị THA sẽ cao hơn trẻ chỉ có bố hoặc mẹ bị THA [23]
1.1.5.3 Yếu tố thừa cân, béo phì
Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 23 kg/m² có nguy cơ bị THA cao hơn
[23]
Tăng cân làm gia tăng tần suất mới mắc THA Vì vậy, ăn uống hợp lý và luyện tập thể thao thường xuyên để tránh dư thừa trọng lượng cơ thể đồng thời cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ THA, nhất là ở người cao tuổi
Cơ chế THA do béo phì bao gồm:
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 19- Sự gia tăng hoạt động hệ renin
- Sự gia tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm
- Gia tăng aldosterone
- Gia tăng insulin
- Gia tăng acid béo tự do
- Giảm nitric oxide
Nghiên cứu của tác Trần Quốc Cường tại ba phường của quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (2018-2019) trên 2.203 người từ 18 - 69 tuổi Kết quả cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp ở người từ 18 - 69 tuổi tại 3 phường nghiên cứu 33,5% Đã xác định được 11 yếu tố nguy cơ có liên quan đến tăng huyết áp (nhóm tuổi; giới tính; thừa cân - béo phì; tỷ số vòng eo/vòng mông; hút thuốc lá; thói quen ăn mỡ động vật; đái tháo đường; tăng cholesterol máu; bệnh lý tim mạch; nhận biết tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tăng đường huyết; theo dõi thành phần dinh dưỡng bữa ăn hằng ngày Trong đó, đối tượng sử dụng từ 10 điếu thuốc/ngày có nguy có THA và gặp phải các biến chứng cao hơn 3,86 lần đối tượng nghiên cứu không hút thuốc lá [4]
Một số nghiên cứu về dịch tễ học bệnh THA trên thế giới cũng cho thấy những người có tiền sử hút thuốc lá có tỷ lệ THA hoặc tiền THA cao hơn nhóm không hút thuốc lá [2], [18], [38]
1.1.5.5 Yếu tố lạm dụng rượu bia
Uống nhiều rượu có liên quan đến trị số huyết áp và cả nguy cơ tai biến mạch máu não Lượng rượu chuẩn có thể uống trong ngày vào khoảng 0,5 ounce wisky, 5 ounce rượu vang, hay 1 lon bia (1 ounce = 30 ml) Gọi là uống nhiều khi
Trang 20trên 5 lần lượng cho phép Lượng rượu được khuyên dùng cho người bệnh THA
là 60 ml wisky, 300 ml rượu vang và 720 ml bia trong 1 ngày [23]
Người uống nhiều bia, rượu quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp, việc uống bia, rượu quá mức hoặc người bị nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ huyết áp; như vậy làm cho bệnh tăng huyết
áp càng nặng hơn Ngoài ra, việc uống bia, rượu quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nề khác; từ đó gián tiếp làm tăng huyết áp [23]
1.1.5.6 Yếu tố ăn mặn
Lượng muối ăn vào nhiều mỗi ngày làm tăng thể tích tuần hoàn, làm tăng cung lượng tim do đó dẫn đến THA Bên cạnh cơ chế đó, hàm lượng muối cao còn tác động gây THA theo những cơ chế khác như làm tăng canxi nội bào, đề kháng insulin, điều hòa lên thụ thể angiotensin type 1 Trên động vật thí nghiệm, lượng muối ăn vào nhiều gây THA với sự gia tăng oxy hóa và tổn thương tại thận
Người thường xuyên ăn mặn, có nhiều chất muối natri chlorure thì nguy
cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao Người dân ở vùng ven biển có tỉ lệ tăng huyết áp cao hơn so với người dân ở vùng đồng bằng và miền núi Tuy nhiên, cũng có người ăn mặn, có nhiều chất muối nhưng không bị tăng huyết áp Ở những gia đình có tiền sử tăng huyết áp, có thói quen ăn nhiều chất muối ngay từ khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ tăng huyết áp khi trưởng thành Nhiều người bệnh tăng huyết
áp ở mức độ nhẹ chỉ cần thực hiện chế độ ăn giảm bớt chất muối thì có thể điều trị được bệnh Chế độ ăn giảm bớt chất muối là một biện pháp quan trọng để điều trị cũng như phòng bệnh tăng huyết áp Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu thực hiện chế độ ăn nhạt dưới 6 gam muối mỗi ngày có thể làm giảm được huyết áp trung bình từ 4 đến 8 mmHg [23]
1.1.5.7 Chế độ ăn rau, hoa quả
Ăn nhiều trái cây và rau cải sẽ giúp hạ huyết áp Trái cây và rau quả có đầy đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ để giữ cho cơ thể trong tình trạng tốt Chúng cũng chứa kali, giúp cân bằng các ảnh hưởng tiêu cực của muối Điều này
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 21có ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp, giúp hạ thấp nó [23]
1.1.5.8 Thiếu hoạt động thể lực
Người ít vận động thể lực hay có lối sống tĩnh tại cũng được xem là một nguy cơ của bệnh tăng huyết áp Việc vận động thể lực hàng ngày đều đặn trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút sẽ mang lại lợi ích rõ rệt trong biện pháp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng [23]
1.1.5.9 Yếu tố căng thẳng tâm lý
Các yếu tố tâm lý, cá tính, stress đã được chứng minh có liên quan/ảnh hưởng đến THA thông qua cơ chế kích thích hệ thần kinh giao cảm [23]
1.2 Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp
1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của tác giả Nurul Fatin Binti Buang (2019) tại Malaysia cho thấy trung bình điểm kiến thức của đối tượng và độ lệch chuẩn là 74,33±6,25 Trong số những người được hỏi, 63,6% và 97,3% biết rằng hút thuốc và thói quen
ăn kiêng là những yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp Ngoài ra, 37,3% biết rằng mất trí nhớ và bệnh tim có liên quan đến tăng huyết áp tương ứng Tuy nhiên, 52,7% người được hỏi tin rằng ung thư có liên quan đến tăng huyết áp Hơn 82,7% người được hỏi biết rằng béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ tăng huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp tương ứng tăng theo tuổi Trung bình điểm thái độ là 44,22 ± 5,05 Trong số những người được hỏi, có 95,5% lo lắng về sức khỏe của mình nếu bị tăng huyết áp Tuy nhiên, 75,5% người được hỏi đồng ý rằng họ sẽ kiểm tra HA ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào, có 70,9% không đồng ý rằng họ
sẽ không đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra HA Trong số những người được hỏi, 95,5% đồng ý rằng việc kiểm tra HA rất quan trọng đối với sức khỏe và việc phòng ngừa tăng huyết áp là rất quan trọng Tổng điểm thực hành trung bình là 27,55 ± 2,86 với điểm trung bình là 28 và điểm thực hành tối thiểu và tối đa lần lượt là 21 và 35 Trong số những người được hỏi, 40% luôn kiểm tra HA hàng năm, trong khi 30,9% trong số họ đã đọc về tăng huyết áp Tuy nhiên, 43,6% số người được hỏi luôn thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh [44]
Trang 22Nghiên cứu của tác giả Marc Machaalani tại Lebanon năm 2022 trên 342 người bệnh tăng huyết áp cho thấy có 98,2% là người Li-băng; 51,2% đối tượng
là nam giới Tuổi trung bình là 59,15 ± 13,55 tuổi Có 40,4% đối tượng nghiên cứu đã có tiền sử THA ít nhất 10 năm và 67,3% có tiền sử gia đình có người thân
bị THA Đối tượng có kiến thức và thực hành về THA ở mức trung bình, nhưng
có thái độ tốt với THA Chỉ có 45,3% được kiểm tra huyết áp thường xuyên [17]
Nghiên cứu của tác giả Nahian Rahman tại Bangladesh năm 2018 thực hiện trên 120 người trong độ tuổi 20-93 cho thấy, 55,83% đối tượng là nam và 44,17% là nữ Khoảng 37,5% đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp là nội trợ, 21,70% là nông dân, 13,3% đã nghỉ hưu; 6,7% là sinh viên và lao động tự do Có 56,36% số người được hỏi có kiến thức đúng về tăng huyết áp Có 85,68% có thái
độ tích cực với bệnh tăng huyết áp Khoảng 68,3% số người được hỏi chưa bao giờ kiểm tra huyết áp của họ và 94,2% số người được hỏi không thể nhớ lại thời điểm họ tập thể dục [30]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Ukoha-Kalu trên 295 người bệnh tăng huyết áp được chăm sóc tại bệnh viện chuyên khoa bang Kogi, Nigeria năm 2020 Kết quả cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi 46-55 (27,5%), gần một nửa số đối tượng là nam giới (54,6%) Khoảng một nửa số đối tượng (43,5%)
là lao động tự do trong khi phần lớn đối tượng có trình độ học vấn ít nhất là đại học (53,4%) Chỉ có 1,2% đối tượng cho biết họ không được học hành chính quy Khoảng 60% đối tượng cho biết đã bị tăng huyết áp trong 6 -10 năm trong khi chỉ
có 57,4% đối tượng cho biết không có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp Có 50,6% đối tượng được kiểm soát huyết áp Chỉ có 1/4 số người bệnh có kiến thức và thái
độ tốt về tăng huyết áp Ngoài ra, chỉ có 1,3% người bệnh có thực hành tốt về tăng huyết áp [39]
Tác giả Udaya Ralapanawa và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên tổng số
371 người bệnh tăng huyết áp tại Sri Lanka năm 2020, kết quả cho thấy đối tượng
nữ chiếm tỷ lệ 68,2%; đối tượng nam chiếm 31,8% Trong số đối tượng tham gia nghiên cứu, có 3,2% không đi học Khoảng 47,7% chưa đạt trình độ trung học phổ thông Hơn hai phần ba (77%) đối tượng nghiên cứu biết về các biến chứng
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 23của THA, nguồn thông tin chủ yếu từ nhân viên y tế Khoảng 74% trong số họ đã dùng tất cả các loại thuốc được kê đơn Hầu như tất cả (95%) người bệnh đã kiểm tra huyết áp (HA) của họ trong 12 tháng trước đó và gần như tỷ lệ phần trăm tương
tự đã đến bác sĩ để kiểm tra HA sau mỗi 1–3 tháng [37]
Nghiên cứu của tác giả Sadeq trên 632 người bệnh THA điều trị tại ba bệnh viện giảng dạy chính ở thành phố Baghdad năm 2021 Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 60% có kiến thức tốt, 80% thể hiện thái độ tốt trong khi 24% ghi nhận thực hành tốt [49]
1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Văn Tân tại Quy Nhơn - Bình Định năm 2015 trên 600 người từ 25 đến 64 tuổi cho thấy, tỷ lệ người dân có kiến thức
về bệnh tăng huyết áp là 33,4%; thực hành đúng về bệnh tăng huyết áp là 19,2% [18]
Kết quả nghiên cứu tại Hà Nội và Vĩnh Phúc năm (2015) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp bỏ thuốc lá, thuốc lào là 23,4%; tỷ lệ kiểm soát đường huyết là 8,4%, giảm ăn muối (ăn nhạt) là 43,9% [17]
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Huyền tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị năm 2019 trên 107 người bệnh tăng huyết áp cho thấy, trong số người bệnh tham gia nghiên cứu, 55,1% là nam giới Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng
về lối sống kiểm soát tăng huyết áp là 67,3%; tỷ lệ người bệnh thực hành đạt về hoạt động thể lực là 49,5%, tỷ lệ người bệnh thực hành đạt về chế độ nghỉ ngơi là 35,5% [13]
Nghiên cứu của tác giả Phạm Phương Mai tại huyện Quảng Xương, Thanh Hoá (2019) mô tả kiến thức về bệnh tăng huyết áp và thực hành quản lý bệnh tăng huyết áp của 396 người trưởng thành Kết quả cho thấy kiến thức của người dân còn rất hạn chế Tỷ lệ kiến thức đúng và đầy đủ về bệnh tăng huyết áp chỉ chiếm 13,1% Tỷ lệ những người biết các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau ngực, nóng/đỏ mặt… còn thấp với tỷ lệ lần lượt là 51,0%; 61,6%; 3,5% và 21,7%, trong đó 16,5% cho rằng tăng huyết áp không dự phòng được Về thực trạng quản lý bệnh tăng huyết áp, kết quả chỉ ra tỷ lệ không điều trị hoặc điều trị
Trang 24không đều còn cao (25%), trong khi đó tỷ lệ thay đổi thói quen, lối sống lành mạnh còn rất thấp, đặc biệt là tỷ lệ bỏ thuốc lá [14]
Nghiên cứu của tác giả Thái Thanh Trúc (2019) trên 200 người bệnh điều trị THA tại bệnh viện Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành tốt lần lượt là 45,0%, 95,5% và 61,0% [24]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mai Thanh (2020) tại Ninh Bình trên 876 người trưởng thành cho thấy chỉ có 8,79% đối tượng biết ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp, tỷ lệ các đối tượng có hiểu biết cơ bản về biểu hiện bệnh, biến chứng của bệnh, hành vi và đối tượng nguy cơ mắc tăng huyết áp, biện pháp phòng bệnh, biện pháp điều trị bệnh còn thấp (dưới 5% có hiểu biết đầy đủ) Tổng điểm kiến thức trung bình là 10,46±5,12, chỉ đạt khoảng 27% so với kỳ vọng tối đa là 38 điểm Có 93,95% đối tượng có kiến thức kém, 5,71% có kiến thức trung bình, 0,34% có kiến thức khá và không có đối tượng nào có kiến thức tốt về phòng, chống tăng huyết áp [19]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Dương Thiện Ân tiến hành trên 326 người bệnh đang điều trị nội trú tại An Giang năm 2020 cho thấy, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về tăng huyết áp chiếm 63,5%, thực hành đạt là 53,1% [1]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Giang Nam trên 439 người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên tại xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm
2020 cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành khá cao (35,3%) Tỷ lệ người dân biết các khái niệm tăng huyết áp, các dấu hiệu, hậu quả của THA ở mức thấp; 12,1% người dân hiểu đúng khái niệm tăng huyết áp; 44% biết dấu hiệu hoa mắt/chóng mặt; 28,2% biết hậu quả đôt quỵ Tỷ lệ người dân hiểu các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp rất thấp: 13,2% biết uống rượu bia; 10,3% biết ăn nhiều
đồ xào/rán Tỷ lệ người dân biết tăng huyết áp có thể dự phòng được chiếm 50,3% Kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu đạt ở mức tốt chỉ chiếm 13,7% Thực hành chung ở mức tốt chiếm 32,3% trong khi đó thái độ tốt chiếm tỷ lệ 52% [15]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Văn Toàn (2021) thực hiện trên 515 đối tượng là người dân không mắc bệnh tăng huyết áp tại huyện Hạ Hoà cho thấy,
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 25đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt chiếm tỷ lệ 50,7%, đối tượng có thực hành đạt chiếm tỷ lệ 34,2% [21]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Huy (2021) thực hiện nghiên cứu
về kiến thức về phòng chống tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan trên 5.482 đồng bào Chăm từ 18 tuổi trở lên sinh sống tại 11 xã thuộc 4 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định và Phú Yên Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đồng bào Chăm có kiến thức chung đúng về phòng chống tăng huyết áp còn thấp 28,9% Trong đó, đồng bào Chăm có kiến thức đúng về biến chứng tăng huyết áp 56,6%, triệu chứng tăng huyết áp 55,7%, chỉ số huyết áp tăng 51,0%, biện pháp phòng chống tăng huyết áp 50,9%, biện pháp điều trị tăng huyết áp 48,1%, yếu tố nguy
cơ gây tăng huyết áp 43,9% [12]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2021) khảo sát kiến thức, thái
độ và thực hành về dinh dưỡng của 112 người bệnh tăng huyết áp nguyên phát điều trị tại bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh cho thấy một số kết quả sau:
Tỷ lệ nam chiếm 58,0%; nữ 42% Kiến thức dinh dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp: 74,0% biết không ăn mặn; 64,3% biết hạn chế rượu bia và hút thuốc lá; 32,0% biết hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ Tỷ lệ người bệnh cho rằng các yếu tố
có nguy cơ cao cho người bệnh tăng huyết áp: hút thuốc lá (84,0%), uống rượu bia (85,7%), thói quen ăn mặn (90,1%) và thừa cân béo phì (58,1%) Về thực hành dinh dưỡng: 82,1% còn sử dụng thường xuyên thức ăn chiên xào; 22,3% thường xuyên uống rượu bia và 19,6% có thói quen hút thuốc lá [25]
1.3 Nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp
1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của tác giả Nurul Fatin Binti Buang thực hiện trên nhóm 110 người từ 18 tuổi trở lên tại Selangor, Malaysia năm 2019 cho thấy, có mối tương quan thuận giữa kiến thức với thái độ (r =+0,393; p<0,001) và thực hành (r
=+0,378; p<0,001) Tuy nhiên, không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ và thực hành (r=+0,120; p > 0,05) Có mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa tuổi với kiến thức (r=+0,402; p<0,001), thái độ (r=+0,265; p<0,01) và thực
Trang 26hành (r=+0,337; p<0,001) về tăng huyết áp Trong khi đó, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng việc làm và tiền sử gia đình không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức, thái độ và thực hành về THA [44]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Ukoha-Kalu trên 295 người bệnh tăng huyết áp được chăm sóc tại bệnh viện chuyên khoa bang Kogi, Nigeria năm 2020 chỉ ra rằng, có một mối tương quan thuận giữa kiến thức và thái độ (r = 0,287, p
< 0,001) Ngoài ra, có mối tương quan thuận giữa kiến thức và thực hành (r = 0,254, p < 0,05), trong khi không có mối tương quan giữa thái độ và thực hành [39]
Nghiên cứu của tác giả Sadeq trên 632 người bệnh THA điều trị tại ba bệnh viện giảng dạy chính ở thành phố Baghdad năm 2021 cũng cho thấy, có mối liên quan giữa kiến thức của đối tượng nghiên cứu với trình độ học vấn (p < 0,001), thời gian mắc bệnh tăng huyết áp (p < 0,05) và tiền sử THA trong gia đình (p < 0,001) Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa thái độ của đối tượng nghiên cứu với tuổi (p < 0,05); trình độ học vấn (p<0,01) và tiền sử gia đình (p<0,01) Thực hành phòng THA có liên quan đáng kể với tuổi (p < 0,001) và thời gian mắc bệnh THA (p < 0,01) [49]
Nghiên cứu của tác giả Marc Machaalani tại Lebanon năm 2022 cho thấy thấy có mối tương quan thuận giữa kiến thức THA và thái độ, thực hành [17]
1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của tác giả Ngô Văn Toàn (2021) trên 515 đối tượng là người dân không mắc bệnh tăng huyết áp tại huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, kết quả chỉ
ra mối liên quan giữa giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp và tình trạng kinh tế đều
có liên quan tới kiến thức hoặc thực hành việc dự phòng bệnh tăng huyết áp Trong
đó, nữ giới có kiến thức tốt hơn nam giới (OR=1,5; 95%CI: 1,04-2,08; p < 0,05)
Có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành dự phòng bệnh tăng huyết áp Người
có kiến thức đạt thì có tỷ lệ thực hành đúng cao gấp 2,2 lần những người không
có kiến thức đạt (OR = 2,3; 95%CI: 1,53-3,25; p<0,05) [21]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Huy (2021) thực hiện trên 5.482 đồng bào Chăm từ 18 tuổi trở lên sinh sống tại 11 xã thuộc 4 tỉnh Ninh
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 27Thuận, Bình Thuận, Bình Định và Phú Yên cho thấy một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống tăng huyết áp ở đồng bào Chăm gồm trình độ học vấn, ăn
mỡ động vật và chế độ ăn rau quả (p<0,05) Để nâng cao kiến thức phòng chống tăng huyết áp cho đồng bào Chăm cần chú trọng các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe bằng ngôn ngữ Chăm, tạo điều kiện cho đồng bào Chăm có trình độ học vấn thấp được tiếp cận với các thông tin y tế cần thiết [12]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Văn Tân ghi nhận người có kiến thức
về bệnh tăng huyết áp thực hành đúng về tăng huyết áp là 25,2% với OR = 1,8 (p< 0,05) so với người chưa có kiến thức về bệnh này Người từ 45 - 54 tuổi có khả năng có kiến thức đúng bằng 0,6 lần so với người 25 - 34 (p < 0,05); có học vấn trên trung học có khả năng có kiến thức đúng, thực hành đúng về tăng huyết
áp lần lượt cao gấp 4,9 lần, 2,8 lần so với nhóm còn lại (p < 0,05) Nữ có khả năng thực hành đúng về phòng chống tăng huyết áp cao gấp 4,0 lần so với nam (p < 0,05) [18]
Nghiên cứu của tác giả Thái Thanh Trúc trên người bệnh điều trị THA tại bệnh viện Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 chỉ ra rằng, các yếu tố về tuổi, học vấn liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức tốt và thái độ tốt về THA Tình trạng hôn nhân, công việc, vấn đề về dự phòng bệnh tim mạch bằng thuốc/đang điều trị bệnh tim, hoạt động cường độ vừa phải liên quan đến thực hành về THA [24]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Triệu tại bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2019 trên 263 người bệnh THA, kết quả nghiên cứu cho thấy có 45,2% nam, 54,8% nữ, tuổi trung bình 64, từ 43-90 tuổi Những người thuộc nhóm có trình độ ≥ cấp 3, gia đình trên cận nghèo, mắc THA từ 5 năm trở lên và đã từng mắc biến chứng THA có khả năng đạt kiến thức cao hơn
so với những người có trình độ < cấp 3 (OR=2,49; 95% CI: 1,31 – 4,42; p< 0,05), gia đình cận nghèo/nghèo (OR=3,5; 95% CI: 1,22 – 10,09; p< 0,05), bị THA dưới
5 năm (OR=2,03; 95% CI: 1,13 – 3,63; p< 0,05) và chưa từng bị biến chứng của THA (OR=2,11; 95% CI: 1,1 – 4,02; p< 0,05) một cách tương ứng [22]
Trang 281.4 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
Phúc Tiến là xã thuộc huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, cách huyện
lỵ Phú Xuyên 2 km về phía Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội 37 km, có đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tỉnh
lộ 428 và huyện lộ Truyền Thống đi qua rất thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa với các huyện, tỉnh lân cận
Diện tích tự nhiên của xã có 726.8 ha; đất nông nghiệp có 525 ha, với 3284
hộ, 8722 nhân khẩu Nhân dân trong xã chủ yếu sản xuất 2 vụ lúa, 1 vụ đông và
1 số ngành nghề tự phát như cơ khí, may mặc, nghề ấp nở con giống gia cầm và nghề xây dựng…
Kinh tế tại xã Phúc Tiến dựa vào nông nghiệp là chính, ngày nay nhân dân trong xã còn có nghề may, mộc, nề, buôn bán nhỏ và các dịch vụ phục vụ dân sinh [3]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 291.5 Khung lý thuyết nghiên cứu
Thông tin chung
- Khái niệm và phân loại THA
- Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả THA
- Cách theo dõi huyết áp
- Phân loại kiến thức tốt, không tốt
- Thái độ điều trị THA
- Phân loại thái độ tốt, không tốt
Thực hành phòng chống THA
- Theo dõi huyết áp bản thân
- Chế độ ăn mặn, dầu mỡ, đồ đóng hộp, chế phẩm bơ sữa
- Hút thuốc, sử dụng rượu bia
- Rèn luyện thể thao
- Phân loại thực hành tốt, không tốt
Trang 30CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Người dân từ 18 tuổi trở lên tại xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Người trên 18 tuổi
- Có khả năng giao tiếp, cung cấp thông tin
- Đối tượng sống ít nhất 6 tháng tại địa bàn xã nghiên cứu
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đạt các tiêu chí lựa chọn kể trên
- Từ chối tham gia nghiên cứu
- Đối tượng đi làm xa, không thường sinh sống tại địa bàn
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành từ tháng 3/2023 đến tháng 9/2023
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
- n: là cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 31- Z(1-α/2): Hệ số tin cậy Với độ tin cậy 95% (α=0,05) → Z(1-α/2)=1,96
- p: Là tỷ lệ ước đoán đối tượng nghiên cứu có kiến thức, thái độ, thực hành không tốt về phòng chống tăng huyết áp Lấy p1 =0,86 tỷ lệ kiến thức không tốt; p2=0,48 tỷ lệ thái độ không tốt; p3 = 0,68 tỷ lệ thực hành không tốt theo nghiên cứu của tác giả Trần Giang Nam [15]
- d : Sai số tuyệt đối Tương ứng với mỗi tỷ lệ ước đoán p, chúng tôi lấy sai
số tuyệt đối d= p/10 Tương ứng với 3 tỷ lệ ước đoán, 3 giá trị d trình bày dưới bảng 2.1
Thay các hệ số vào công thức trên, cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu tính được như sau:
Bảng 2.1 Tính mẫu cần thiết cho nghiên cứu
Danh mục p ước đoán p - tỷ lệ ước đoán d - sai số tuyệt đối n - cỡ mẫu
Cách chọn mẫu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nghiên đơn
Bước 1 Lập danh sách tất cả các hộ gia đình trong xã có đối tượng nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn
Bước 2 Sử dụng phần mềm Excel chọn ngẫu nhiên 420 hộ gia đình tham gia vào nghiên cứu
Bước 3 Chọn đối tượng nghiên cứu Tại mỗi hộ gia đình chỉ lựa chọn 1 người thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn Thứ tự ưu tiên lựa chọn: chủ hộ, vợ/chồng chủ hộ, người lớn tuổi, người nhỏ tuổi hơn Đối tượng nghiên cứu được gửi giấy mời tới Trạm y tế để cung cấp thông tin
Trang 322.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá
2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.2 Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu
TT
Biến số Phân loại
Phương pháp thu thập
1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
1 Giới Nhị phân Tỷ lệ % giới tính của đối
tượng nghiên cứu Phỏng vấn
2 Tuổi Liên tục Tỷ lệ % đối tượng nghiên
cứu phân theo nhóm tuổi Phỏng vấn
3 Dân tộc Nhị phân Tỷ lệ % dân tộc của đối
tượng nghiên cứu Phỏng vấn
4 Nghề nghiệp Danh mục Tỷ lệ % nghề nghiệp của đối
tượng nghiên cứu Phỏng vấn
5 Trình độ học
Tỷ lệ % trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu Phỏng vấn
6 Tình trạng
hôn nhân Danh mục
Tỷ lệ % tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu Phỏng vấn
Phỏng vấn
8 Chỉ số khối cơ
thể (BMI) Rời rạc
Trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn chỉ số khối cơ thể của đối tượng nghiên cứu
Phỏng vấn
9 Tình trạng
tăng huyết áp Nhị phân
Tỷ lệ % tình trạng THA của đối tượng nghiên cứu
Phỏng vấn
10 Tiền sử THA
gia đình Nhị phân
Tỷ lệ % tình trạng THA của người thân trong gia đình
Phỏng vấn
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 33Phỏng vấn
13 Biết thế nào là
tăng huyết áp Danh mục
Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu biết hoặc không biết thế nào là THA
Danh mục Tỷ lệ % đối tượng nghiên
cứu biết hoặc không biết biện pháp đề phòng bệnh tăng huyết áp
Phỏng vấn
Trang 34Nhị phân Tỷ lệ % thái độ chung về
phòng chống THA của đối tượng nghiên cứu
Điểm trung bình (Mean ± SD)
Trang 3526 Sử dụng đồ ăn
nhiều dầu, mỡ Danh mục
Tỷ lệ % sử dụng đồ ăn nhiều dầu, mỡ của đối tượng nghiên cứu
Phỏng vấn
27 Sử dụng đồ ăn
Tỷ lệ % sử dụng đồ ăn mặn của đối tượng nghiên cứu Phỏng vấn
28 Sử dụng đồ ăn
đóng hộp Danh mục
Tỷ lệ % sử dụng đồ ăn đóng hộp của đối tượng nghiên cứu
Phỏng vấn
31 Rèn luyện thể
dục, thể thao Danh mục
Tỷ lệ % rèn luyện thể dục, thể thao của đối tượng nghiên ứu
Thống kê
mô tả
Mục tiêu 2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu
Biến độc lập: thông tin chung bao gồm giới tính, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp,
trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế, chỉ số BMI, tiền sử tăng huyết áp bản thân và gia đình, nghe/nhận các thông tin phòng chống THA
Biến phụ thuộc: kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp
33
Mối liên quan giữa thông tin
chung của đối tượng nghiên
cứu và kiến thức phòng
chống THA
Tỷ lệ %, OR, CI95%, p giữa thông tin chung của đối tượng nghiên cứu và kiến thức phòng chống THA
Thống kê phân tích
Trang 3634
Mối liên quan giữa thông tin
chung của đối tượng nghiên
cứu và thái độ phòng chống
THA
Tỷ lệ %, OR, CI95%, p giữa thông tin chung của đối tượng nghiên cứu và thái độ phòng chống THA
Thống kê phân tích
35
Mối liên quan giữa thông tin
chung của đối tượng nghiên
cứu và thực hành phòng
chống THA
Tỷ lệ %, OR, CI95%, p giữa thông tin chung của đối tượng nghiên cứu và thực hành phòng chống THA
Thống kê phân tích
36
Mối liên quan giữa kiến thức
và thái độ phòng chống THA
của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ %, OR, CI95%, p giữa kiến thức và thái độ phòng chống THA của đối tượng nghiên cứu
Thống kê phân tích
Thống kê phân tích
38
Mối liên quan giữa thái độ và
thực hành phòng chống THA
của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ %, OR, CI95%, p giữa thái độ và thực hành phòng chống THA của đối tượng nghiên cứu
Thống kê phân tích
phân tích
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 372.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá
2.3.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống tăng
huyết áp
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng THA
của đối tượng nghiên cứu
STT Nội dung đánh giá Tổng
số câu
Tổng số điểm đúng
Tiêu chuẩn đánh giá
- Nguyên nhân THA
- Biểu hiện của THA
- Hậu quả của THA
Kiến thức không tốt (< 30 điểm)
Thái độ không tốt (< 38 điểm)
Trang 38Thực hành không tốt (< 18 điểm) (Điểm cắt (≥ 75% tổng điểm) sử dụng trong đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này Tiêu chuẩn đánh giá này được chúng tôi tham khảo dựa trên một số nghiên cứu đã được công bố [15], [21]
2.3.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá, phân loại chỉ số khối cơ thể
Chỉ số khối cơ thể BMI được tính theo công thức sau:
𝐵𝑀𝐼 = 𝐶â𝑛 𝑛ặ𝑛𝑔 (𝑘𝑔)
𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜2(𝑚)Sau khi tính chỉ số BMI sẽ được phân loại theo bảng 2.1 dưới đây
Bảng 2.3 Phân loại BMI người Châu Á trưởng thành
2.4 Quy trình thu thập thông tin
2.4.1 Công cụ nghiên cứu
Bộ công cụ thu thập thông tin được thiết kế sẵn dựa trên mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài Bộ công cụ gồm 4 phần (chi tiết xem Phụ lục 1):
Phần 1 Thông tin chung: bao gồm 10 câu hỏi từ A1 – A10
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 39Phần 2 Kiến thức phòng chống tăng huyết áp: bao gồm 10 câu hỏi từ B1 – B10
Phần 3 Thái độ phòng chống tăng huyết áp: bao gồm 10 câu hỏi từ C1 – C10
Phần 4 Thực hành phòng chống tăng huyết áp: bao gồm 23 câu hỏi từ D1 – D23
Bộ câu hỏi phỏng vấn của chúng tôi đã được thử nghiệm trên 40 người dân trên địa bàn nghiên cứu với các đặc điểm phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ Kết quả thử nghiệm bộ công cụ cho thấy chỉ số Cronbach Alpha là 0,78 cho thấy bộ câu hỏi có độ tin cậy cao Điều này có nghĩa là các câu hỏi trong bộ công
cụ đảm bảo logic, có mối tương quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với việc đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu
2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu
2.4.3 Quy trình thu thập thông tin
Bước 1: xây dựng bộ câu hỏi nghiên cứu
Bước 2: tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi nghiên cứu trên 40 người dân
Bước 3: hoàn thiện bộ câu hỏi nghiên cứu
Bước 4: tiến hành thu thập thông tin
- Điều tra viên giải thích rõ về mục tiêu, nội dung của nghiên cứu;
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu theo trình tự nội dung câu hỏi
- Kiểm tra, đảm bảo thông tin đã được thu thập đầy đủ theo bộ câu hỏi nghiên cứu
- Cảm ơn đối tượng nghiên cứu đã tham gia trả lời phỏng vấn
Bước 5: làm sạch thông tin, nhập liệu và phân tích số liệu thu thập được
Trang 40Sơ đồ nghiên cứu
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 2.5 Phân tích và xử lý số liệu
- Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, làm sạch và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học sử dụng phần mềm SPSS20.0
- Phép thống kê mô tả được sử dụng để xác định số lượng, tỷ lệ (biến định tính), giá trị trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn (biến định lượng) của các thông tin chung, thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu
Xây dựng bộ công cụ
Hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu
Thu thập thông tin trên 420 người dân bằng
phỏng vấn trực tiếp Xác định mục tiêu nghiên cứu
Nhập liệu, phân tích số liệu Phỏng vấn thử trên 40 người dân
Báo cáo kết quả luận văn
Thư viện ĐH Thăng Long