BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --- BÙI THỊ THẢO THAY ĐỔI KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ KIỂM SOÁT HEN CỦA NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN SAU TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI BỆN
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh được chẩn đoán HPQ đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn, đang khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023
- Người bệnh được chẩn đoán HPQ theo hướng dẫn của GINA 2020 [31]
- Người bệnh đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Người bệnh có khả năng giao tiếp nghe, hiểu và trả lời câu hỏi
- Người bệnh không đồng ý tham gia vào nghiên cứu
- Người bệnh viêm phế quản co thắt
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Nghiên cứu sẽ được thực hiện từ tháng 01/2023 đến 11/2023 trong đó thời gian thu thập số liệu từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023 Địa điểm: Tại khoa Nội- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Timescity 458 Minh khai phường Vĩnh tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp: Mô tả cắt ngang kết hợp can thiệp
Với những bệnh mạn tính như hen, việc giáo dục sức khỏe và đào tạo kỹ năng tự quản lý hen cho bệnh nhân có ý nghĩa rất quan trọng Biện pháp này giúp giảm sử dụng dịch vụ y tế khẩn cấp, giảm tần suất cơn hen cấp, cải thiện mức độ kiểm soát hen mà không làm tăng chi phí điều trị Chương trình giáo dục về bệnh hen suyễn của chúng tôi về bản chất là một chương trình chi phí thấp do các bác sĩ điều dưỡng chuyên khoa nội Miễn dịch dị ứng - hô hấp thực hiện.
Nội dung của một buổi đào tạo tư vấn giáo dục hen hiệu quả bao gồm:
- Hướng dẫn tư vấn các thông tin về bệnh hen, các kiến thức về bệnh, các yếu tố tác nhân gây bệnh, các triệu chứng khởi phát bệnh, các triệu chứng hen cấp tính, cách xử trí cơn hen cấp tại nhà, cách sử dụng thuốc dự phòng hen và thuốc cắt cơn tại nhà, cách theo dõi khi cơn hen có dấu hiệu nặng lên và khi nào cần tái khám
- Tư vấn dặn dò bệnh nhân tuân thủ điều trị, thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
Cung cấp kiến thức, kỹ năng tự quản lý hen giúp bệnh nhân tự kiểm soát hen, triệu chứng hen,lưu lượng đỉnh (LLĐ) cung cấp kế hoạch hành động hen, hướng dẫn cách nhận biết và xử trí khi hen xấu đi tại nhà
-Kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng hiệu quả thuốc hen hít, cách sử dụng thuốc thích hợp bao gồm kỹ thuật hít thuốc thích hợp và cách phòng tránh và tự quản lý bệnh của họ
Những hướng dẫn này đã được củng cố bằng các áp phích treo trong phòng khám, tờ rơi tài liệu phát tay cho BN, hướng dẫn cách tra cứu tài liệu trên wessite, xem video của bệnh viện phát hành trên tivi khi BN đến khám ngoại trú
Kiến thức về bệnh hen suyễn, thái độ thực hành phòng tránh và xử lý hen được xác định tại thời điểm ban đầu và tái đánh giá sau can thiệp giáo dục 1 tháng bằng chính bộ câu hỏi phỏng vấn ban đầu.
Mẫu và phương pháp chọn mẫu
+ Cách thức chọn mẫu: Lấy tối đa tất cả các BN được chẩn đoán HPQ từ tháng 03/2023 đến tháng 10/2023 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Timescity đồng ý tham gia nghiên cứu và đủ tiêu chuẩn lựa chọn
Danh sách đối tượng nghiên cứu được lấy hàng ngày khi BN đến thăm khám hen tại khoa nội bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Timscity Các thông tin dữ liệu về bệnh sử thăm khám, điều trị của BN được tra cứu trên hồ sơ bệnh án điện tử và các phần mềm
Thư viện ĐH Thăng Long
22 trích xuất dữ liệu thăm khám của bệnh viện để đảm bảo thông tin NB hoàn toàn chính xác và đầy đủ nhất.
Phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu trước và sau khi tiến hành can thiệp là:
1 Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HPQ của ban quản lý dự án phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản - Bệnh viện Bạch Mai năm 2015 Bộ câu hỏi này có 20 câu hỏi để đo lường kiến thức, thái độ, thực hành tự xử trí về HPQ của người bệnh, chúng tôi lấy hết cả bộ câu hỏi vì thích hợp để đo lường về kiến thức, thái độ thực hành tự xử trí về HPQ của người bệnh [3]
2 Bộ câu hỏi (phụ lục 2) gồm có:
- Phần A: Thông tin người bệnh: có 6 câu từ A1 đến A6
- Phần B: Kiến thức về HPQ như đặc điểm, triệu chứng, yếu tố nguy cơ có 5 câu từ B1 đến B5
- Phần C: Thái độ về kiểm soát hen của NB: sử dụng thuốc, tuân thủ điều trị và tái khám có 4 câu từ C1 đến C4
- Phần D: Thực hành trong kiểm soát HPQ như: xử lý khi phát hiện bệnh, phòng tránh bệnh nặng hơn, sử dụng thuốc xịt, tình trạng sử dụng thuốc, xử trí cơn hen khi nặng lên có 5 câu từ D1 đến D5
3 Bộ câu hỏi ACT đánh giá mức độ kiểm soát hen:Bộ câu hỏi ACT là bộ câu hỏi đánh giá kiểm soát triệu chứng hen theo khuyến cáo GINA 2020 và bản dịch tiếng Việt sử dụng trong nghiên cứu này đã được thẩm định trước đó[31](phụ lục 3)Mỗi câu hỏi có 5 đáp án được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5
4 Bảng kiểm đánh giá kỹ thuật sử dụng thuốc hít của bệnh nhân:Bảng kiểm đánh giá kỹ thuật sử dụng bình hít MDI và DPI được xây dựng dựa trên tham khảo tài liệu
"Hướng dẫn điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD của Bộ Y tế Việt Nam năm 2018" [3], các nghiên cứu về kỹ thuật sử dụng thuốc hít trước đó và tờ hướng dẫn sử dụng sản phẩm của các thuốc đang có tại bệnh viện và sau đó xin ý kiến các bác sĩ khám trực tiếp về bộ bảng kiểm các bước sử dụng của từng loại dụng cụ đã xây dựng.Kết quả là nhóm nghiên cứu đã xây dựng được 3 bảng kiểm cho 3 loại dụng cụ hít được kê đơn trong chương trình hen (MDI, DPI – Turbuhaler và DPI Accuhaler) Các bảng kiểm đều được đưa về 8 bước thực hiện (phụ lục 4)
- Bảng câu hỏi đánh giá kỹ năng sử dụng bình xịt định liều MDI (phụ lục 4.1)
- Bảng câu hỏi đánh giá kỹ năng sử dụng bình hít bột khô DPI- TURBUHALER (phụ lục 4.2)
- Bảng câu hỏi đánh giá kỹ năng sử dụng bình hít bột khô DPI- ACCUHALER (phụ lục 4.3)
- Bảng kế hoạch hành động hen (phụ lục 8)
- Tờ rơi hướng dẫn phòng tránh mạt nhà (phụ lục 7)
- Tài liệu phòng tránh các loại dị nguyên (phụ lục 6)
Thử nghiệm trước bộ công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi được thực hiện thử nghiệm với 10 NB có đặc điểm tương đồng với đối tượng tham gia trong nghiên cứu chính Để xác định độ tin cậy của bộ công cụ thu thập số liệu nhà nghiên cứu đã phân tích độ tin cậy
Phương pháp thu thập số liệu
Tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Timescity, chúng tôi thu thập danh sách 117
NB được chẩn đoán HPQ từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023 đủ tiêu chuẩn lựa chọn và tiến hành quy trình thu thập số liệu như sau:
Có 117 NB đến thăm khám HPQ ngoại trú tại khoa nội bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Timescity đủ tiêu chuẩn lựa chọn để tham gia vào nghiên cứu
NB được phát bộ câu hỏi, hướng dẫn NB cách điền vào phù hợp, thời gian hoàn thành cho phiếu phỏng vấn là 10-20 phút
- Bước 2 can thiệp:ĐTV thực hiện đánh giá trực tiếp thông qua phiếu khảo sát để xác định được trình độ học vấn khả năng tiếp thu,mức độ hiểu biết và kiến thức của NB về đặc điểm bệnh HPQ,các yếu tố nguy cơ ….Thái độ xử trí khi có cơn HPQ và thực hành dự phòng HPQ ,bình xịt hít từ đó xác định được nhu cầu của BN và thực hiện các biện pháp can thiệp tư vấn giáo dục sức khỏe phù hợp cho NB:cung cấp thông tin trực tiếp cho NB, thực hành sử dụng bình xịt hít mẫu cho NB xem, hỏi xem NB đã hiểu hay chưa, yêu cầu NB nhắc lại và thực hành lại đồng thời phát tờ rơi, tài liệu đường link video để về nhà NB xem lại cho nhớ và dặn dò NB sẽ kiểm tra khi NB tái khám sau 1 tháng
* Nội dung của can thiệp giáo dục về tự xử trí bệnh HPQ: Có 4 nội dung chính
Thư viện ĐH Thăng Long
24 + Giới thiệu về bệnh HPQ: Định nghĩa, triệu chứng, các yếu tố nguy cơ gây bệnh…
+ Hướng dẫn việc dùng một số loại thuốc đặc biệt là thuốc xịt như Salbutamol, Accuhaler các tác dụng phụ và phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra Mô phỏng trực tiếp bằng bình xịt hít kiểm tra lại xem NB đã hiểu và biết cách thực hiện đúng
+ Hướng dẫn nhận biết triệu chứng và cách xử trí cơn HPQ cấp, tự theo dõi các triệu chứng của cơn HPQ
+ Khuyến khích việc tuân thủ dùng thuốc và khám sức khỏe định kì
+ Tài liệu phát tay cung cấp các kiến thức về nội dung can thiệp, có tranh hướng dẫn sử dụng thuốc xịt ( phụ lục 6)
- Bước 3: Đánh giá sau 1 tháng can thiệp giáo dục
+ Sau một tháng thực hiện chương trình can thiệp: ĐTV thực hiện phỏng vấn lại bộ câu hỏi ban đầu, bảng kiểm bình xịt hít BN đang sử dụng khi BN đến tái khám
Bảng 2.1 Bảng chỉ số/biến số đánh giá
STT Nội dung Tên Biến số Phân loại biến Chỉ số nghiên cứu
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ % mắc HPQ theo nhóm tuổi
Tỷ lệ % mắc HPQ theo giới tính: nam, nữ
1.Chưa bao giờ đến trường
4.Trung học chuyên nghiệp/Cao đẳng /ĐH
Tỷ lệ % mắc HPQ theo trình độ văn hóa
2 Công nhân viên chức 3.Buôn bán
Tỷ lệ % mắc HPQ theo nghề nghiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
26 Tình trạng hút thuốc lá
1.Chưa bao giờ hút thuốc lá/thuốc lào
2.Đã từng hút thuốc lá/ thuốc lào
3 Hiện đang hút thuốc lá/thuốc lào
Tỷ lệ % hút thuốc lá/ thuốc lào
Hoàn cảnh phát hiện bệnh
1 Khi đi khám sàng lọc 2.Tình cờ phát hiện khi đi khám bệnh
3.Đi khám khi thấy ho, khó thở, khạc đờm
Tỷ lệ % phát hiện bệnh khi đi khám
HPQ Đặc điểm của bệnh Hen phế quản
1 Là bệnh viêm mạn tính đường thở
2 Là bệnh gây ra khó khăn khi hít thở
3 Không phải là 1 bệnh mạn tính
4 Là 1 bệnh thường gặp, không có gì đáng ngại
Tỷ lệ % NB có kiến thức đúng về đặc điểm bệnh HPQ
27 Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh Hen phế quản
1 Khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than
2 Mạt bụi nhà, lông vật nuôi trong nhà
4 Do bẩm sinh (di truyền)
Tỷ lệ % NB có kiến thức đúng về các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân Hen phế quản
3 Nặng ngực nhiều lần, tăng về đêm
4 Cơn hen thay đổi theo thời gian
Tỷ lệ % NB có kiến thức đúng về các triệu chứng của HPQ
Triệu chứng của cơn hen cấp
Tỷ lệ % NB có kiến thức về các triệu chứng của cơn hen cấp
Yếu tố có thể cản trở đến việc kiểm soát /điều trị HPQ
1 Phát hiện và điều trị muộn
4 Nhiễm trùng đường hô hấp
5 Điều trị không đúng, không đủ
6 Dùng thuốc không đúng hướng
Tỷ lệ % NB có kiến thức về các yếu tố cản trở đến việc kiểm soát/ điều trị HPQ
Thư viện ĐH Thăng Long
Thái độ của người bệnh về
Khi có những biểu hiện nghi ngờ bệnh hen phế quản
Tỉ lệ % NB có thái độ cần thiết đi khám khi nghi ngờ bệnh khi phát hiện mình mắc bệnh hen phế quản có cần điều trị ngay
4 Cần thiết Rất cần thiết
Tỉ lệ % NB có thái độ cần thiết điều trị khi phát hiện bệnh
Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc trong kiểm soát hen phế quản?
4 Quan trọng Rất quan trọng
Tỉ lệ % NB có thái độ tuân thủ điều trị
Vai trò của việc tái khám định kì trong kiểm soát hen phế quản
4 Quan trọng Rất quan trọng
Tỉ lệ % NB có thái độ tái khám để kiểm soát hen
Kiến thức của NB về thực hành tự xử trí
Khi phát hiện mình bị HPQ
1 Tự mua thuốc về điều trị
2 Đi khám theo hướng dẫn của bác sỹ
3 Lúc nào mệt mới đi khám
4 Điều trị bằng thuốc nam
Tỉ lệ % NB có kiến thức tự xử trí khi biết mình bị hen
1 Tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc
2 Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của bệnh
3 Tập thể dục hàng ngày
4 Hạn chế vận động gắng sức
5 Khám định kì theo lịch hẹn của bác sỹ
Tỉ lệ % NB có thái độ xử trí để Hen không nặng lên
Sử dụng loại thuốc xịt nào
1 Bình xịt định liều Evohaler
Tỉ lệ % NB biết sử dụng đúng loại bình sịt hít
1 Dùng hàng ngày theo đúng hướng dẫn
2 Chỉ dùng khi có cơn cấp
Tỉ lệ % NB biết cách sử dụng thuốc tại nhà
Khi có dấu hiệu nặng lên của bệnh hen phế
1 Xịt tăng liều thuốc và theo dõi các biểu hiện của bệnh
2 Sử dụng thuốc cắt cơn
4 Mua thêm thuốc về dùng
Tỉ lệ % NB biết cách xử trí khi hen nặng lên
Thư viện ĐH Thăng Long
Khái niệm thang đo, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá và cách thức đo lường
Sử dụng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HPQ của ban quản lý dự án phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản - bệnh viện Bạch Mai (2015) đo lường HPQ trước và sau khi can thiệp giáo dục cho người bệnh [3]
- Phần A: Các câu hỏi về thông tin chung của NB từ câu A1 - A6
- Phần B: Kiến thức của NB về bệnh HPQ
+ Gồm 5 câu từ B1- B5 là câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm, sai 0 điểm Tổng điểm ở phần này với điểm thấp nhất là 0 điểm cao nhất là 23 điểm
- Phần C: Thái độ của NB đối với kiểm soát HPQ
+ Gồm có gồm 4 câu hỏi từ C1 đến C4 mỗi câu có 5 đáp án là câu hỏi 1 lựa chọn, theo thang điểm từ 1 đến 5 điểm cụ thể là “ rất không cần thiết = 1 điểm”, “không cần thiết = 2 điểm”, “bình thường = 3 điểm”, “cần thiết = 4 điểm”, “rất cần thiết = 5 điểm” và “rất không quan trọng = 1 điểm”, “không quan trọng = 2 điểm”, “bình thường
= 3 điểm”, “quan trọng = 4 điểm”, “rất quan trọng = 5 điểm” Tổng điểm phần này thấp nhất là 5 điểm và điểm cao nhất là 20 điểm
- Phần D: Tự xử trí HPQ của NB
+ Gồm 5 câu hỏi từ D1 - D5, trong đó D1 - D4 là câu hỏi 1 lựa chọn, D5 có nhiều lựa chọn mỗi đáp án đúng được 1 điểm và sai 0 điểm Tổng điểm phần này thấp nhất là 0 điểm cao nhất là 7 điểm
Tổng điểm các phần trả lời của NB được xếp thành 2 nhóm (không đạt; đạt) để đánh giá điểm, mức độ kiến thức của NB trước và sau can thiệp như sau:
- Phần B: Tổng điểm các câu trong phần nếu ≤ 14 điểm là không đạt; 15 - 23 điểm là đạt trên tổng điểm là 23 điểm
- Phần C: Tổng điểm các câu trong phần nếu ≤ 14 điểm là không đạt, 15 - 20 điểm là đạt trên tổng điểm là 20 điểm
- Phần D: Tổng điểm các câu trong phần nếu ≤ 2 điểm là không đạt, từ 3 - 7 điểm là đạt trên tổng điểm là 7 điểm
Phần Đánh giá điểm kiểm soát hen ACT có 5 câu hỏi mỗi câu trả lời có từ 1- 5 điểm NB chọn trả lời phần nào thì sẽ có điểm tương ứng ACT >20 điểm được gọi là
31 kiểm soát tốt ,16-19 điểm được gọi là không kiểm soát, 3,84 với p< 0,05; khoảng tin cậy 95%CI kiểm định có ý nghĩa thống kê Sử dụng hồi quy logictic để đưa ra các yếu tố liên quan
- Phương pháp thống kê T-test được áp dụng để mô tả sự khác biệt ý nghĩa về điểm kiến thức, thái độ, xử trí HPQ của NB trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe, T - test ghép cặp so sánh trước và sau can thiệp
- Hệ số tương quan Pearson được sử dụng để kiểm tra mối tương quan giữa kiến thức và tự xử trí HPQ trước và sau can thiệp giáo dục
- Kết quả các biến số được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.
Đạo đức nghiên cứu
* Căn cứ vào quyết định v/v phê duyệt tên đề tài luận văn thạc sĩ ngành Điều dưỡng Khóa 10 số 23051706/QĐ-ĐHTL ngày 17/05/2023
- Nghiên cứu này được thực hiện sau khi đề cương được thông qua có sự chấp thuận của Hội đồng đạo đức, lãnh đạo Trường Đại học Thăng Long, được sự chấp thuận và cho phép của giám đốc bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Timescity
* Đối với đối tượng tham gia nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu để đối tượng tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu
- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật
- Nghiên cứu không có tác động nào hay nguy cơ gây hại đến người bệnh
- Nghiên cứu này giúp NB có thêm kiến thức, kỹ năng phòng ngừa và kiểm soát HPQ tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống giảm chi phí điều trị và nhập viện.
Sai số và cách khắc phục
Sai số trong nghiên cứu:
- Các sai số trong nghiên cứu có thể là sai số hệ thống và sai số do nhiễu
- Các sai số hệ thống có thể gặp trong nghiên cứu là sai số thông tin, sai số trong quá trình thiết kế và thu thập thông tin
Cách khắc phục sai số:
- Thử nghiệm phiếu điều tra trước khi tiến hành điều tra
- Chọn ĐTNC theo tiêu chí chặt chẽ
- Làm sạch số liệu: Kiểm soát phiếu điều tra ngay tại Khoa Sau mỗi ngày điều tra, NCV kiểm tra các thông tin trên phiếu và nếu có sai sót gặp lại ĐTNC để thu thập thêm thông tin cho đầy đủ
- Tiến hành nhập liệu song song, sau đó ghép hai file nhập liệu lại để kiểm tra tính nhất quán trong quá trình nhập liệu
- Phân tích số liệu: sử dụng hồi quy logictic để loại trừ yếu tố nhiễu khi phân tích mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
Thư viện ĐH Thăng Long
Sơ đồ nghiên cứu
B1: Thu thập số liệu liên quan đến kiến thức thái độ thực hành về kiểm soát HPQ của NB trước khi thực hiện can thiệp
B2 Thực hiện can thiệp giáo dục sức khỏe trực tiếp bằng lời nói và thông qua tài liệu có sẵn áp phich, tờ rơi, video, nhắn tin gọi điện
B3: Thu thập số liệu liên quan đến kiến thức thái độ thực hành về kiểm soát HPQ sau khi thực hiện can thiệp 1 tháng
Sử dụng cùng một bộ câu hỏi, các chỉ tiêu đánh giá trước và sau can thiệp giống nhau Đối tượng nghiên cứu Đánh giá trước can thiệp
Can thiệp giáo dục Đánh giá sau can thiệp 1 tháng
Phân tích kết quả, bàn luận,kết luận
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố NB tham gia nghiên cứu theo tuổi (n7)
Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy người bệnh trẻ tuổi nhất là 17 tuổi và NB cao tuổi nhất là 82 tuổi Đa số NB ở độ tuổi 31-50 tuổi chiếm 41,9% và thấp nhất là độ tuổi ≥ 71 tuổi chiếm 5,1% Như vậy HPQ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau
Bảng 3.2 Phân bố giới tính của NB HPQ (n7)
Giới tính Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Qua bảng 3.2 cho ta thấy tỉ lệ BN nữ bị hen phế quản cao hơn nam là 30%
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.1 Phân bố NB tham gia nghiên cứu theo trình độ học vấn (n7)
Nhìn vào biểu đồ 3.1 chúng ta thấy phần lớn NB hen đến khám đều có trình độ học vấn cao, nhiều nhất là trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chiếm đến 50,4% sau đó đến trình độ trung học cơ sở 25,6% Thấp nhất là trình độ tiểu học chiếm 1,7%
Bảng 3.3 Phân bố NB tham gia nghiên cứu theo nghề nghiệp (n7)
Nghề nghiệp Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Theo số liệu nghiên cứu thì nghề nghiệp của NB chủ yếu là công nhân viên chức với tỷ lệ 57% và chiếm tỷ lệ thấp nhất 0% ở nhóm đối tượng là nông dân Còn lại với
NB có thuộc nhóm nghề nghiệp lao động tự do có tỷ lệ tham gia nghiên cứu là 17% và buôn bán 16% Nhóm nội trợ chiếm 9.4%
Bảng 3.4 Đặc điểm về hút thuốc lá của NB (n7)
Tình trạng hút thuốc lá Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Nam Nữ
Chưa bao giờ hút thuốc lá 96 82 31 (26%) 65 (56%) Đã từng hút thuốc lá 17 14,5 15 (13%) 2 (1.5%)
Hiện đang hút thuốc lá 4 3,4 4 (3.4%) 0 (0%)
Nhận xét: Tỷ lệ NB hiện đang hút thuốc lá là (3,4%) thấp hơn so với tỷ lệ NB đã từng hút thuốc lá (14,5%) và không hút thuốc lá (82 %) nhưng đó là con số tổng của cả nam và nữ Trong 65 nữ, không có NB hiện đang hút, có 2 người đã từng hút còn lại chưa bao giờ hút Vậy tỷ lệ đã từng hút thuốc lá và đang hút rơi nhiều vào NB nam
Biểu đồ 3.2 Hoàn cảnh phát hiện bệnh của người bệnh HPQ(n7)
Kết quả ở biểu đồ cho thấy chủ yếu NB phát hiện bệnh trong hoàn cảnh thông qua việc đi khám khi thấy ho, khó thở, khạc đờm là cao nhất (94,9%), tỷ lệ tình cờ phát hiện
Thư viện ĐH Thăng Long
38 bệnh là 3,4% tuy nhiên tỷ lệ NB đi khám sàng lọc để phát hiện bệnh là 1,7%, cho thấy
NB chưa kiến thức đầy đủ trong việc đi khám sàng lọc.
Kiến thức, thái độ thực hành kiểm soát hen của người bệnh hen phế quản 38 3.3 Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ thực hành về kiểm soát HPQ sau tư vấn giáo dục sức khỏe
Nhìn vào biểu đồ 3.3 chúng ta thấy trước can thiệp kiến thức của NB đúng về đặc điểm của bệnh HPQ là 108~83% NB là biết đặc điểm đúng của bệnh hen phế quản, trong đó NB biết là bệnh viêm mạn tính đường thở ” chiếm tỉ lệ cao nhất (65~50%), hoặc “là bệnh gây ra khó khăn khi hít thở” 43~33%) tuy nhiên có 4~3,1% NB là không biết gì về đặc điểm của HPQ Sau khi can thiệp không có NB không biết về đặc điểm của bệnh HPQ, NB chọn đúng về đặc điểm bệnh HPQ là gây ra khó khăn khi hít thở tăng lên đáng kể từ 43 lên 101 (33% lên 49%) Như vậy sau can thiệp 1 tháng NB có kiến thức về bệnh tốt hơn so với trước can thiệp khá nhiều, không còn ai không biết về đặc điểm của bệnh HPQ
Biểu đồ 3.4 Kiến thức của NB về các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh HPQ (n7)
39 Kết quả biểu đồ 3.4 cho thấy trước can thiệp kiến thức của NB đúng về các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh HPQ tỷ lệ NB biết Mạt bụi nhà, lông vật nuôi trong nhà chiếm cao nhất 74~25% các yếu tố khác cũng chiếm tỷ lệ cao, chiếm tỷ lệ thấp nhất là NB không biết về các yếu tố nguy cơ này 6~ 2% Sau khi can thiệp 1 tháng thì số lượng và tỷ lệ
NB chọn các yếu tố này đều tăng lên rõ rệt như yếu tố phấn hoa, nấm mốc tăng từ 62 tăng lên 105 mạt nhà tăng từ 74 lên 110 yếu tố di truyền từ 44 lên 87, và không còn NB không biết về các nguy cơ này
Biểu đồ 3.5 Kiến thức về những triệu chứng thường gặp ở bệnh hen phế quản của người bệnh (n7)
Kết quả biểu đồ 3.5 cho thấy kiến thức của người bệnh về triệu chứng của HPQ trước can thiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất là khò khè, khó thở 91~36%, thấp nhất là
NB không biết về các yếu tố nguy cơ này 2~ 0,8%) nhưng sau can thiệp 1 tháng tỷ lệ biết về các triệu chứng HPQ đều tăng lên rất rõ rệt cao nhất là cơn hen thay đổi theo thời gian tăng từ 24~9,6% lên đến 73 ~ 18% và số NB biết về triệu chứng khò khè (91 lên 102 ),nặng ngực(55 lên 104), ho(78 lên 112) đều tăng lên rất rõ rệt
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.6 Kiến thức về triệu chứng của cơn HPQ cấp của NB tham gia nghiên cứu (n7)
Từ biểu đồ cho chúng ta thấy trước can thiệp đa số NB đều biết về các triệu chứng của cơn HPQ cấp nhưng chiếm tỷ lệ thấp, cao nhất là NB biết triệu chứng khó thở là 87~34% thấp nhất là sốt 13~5,1% Nhưng sau khi can thiệp 1 tháng số NB biết về các triệu chứng HPQ cấp đều tăng lên rõ rệt thở khò khè tăng từ 86 lên 111, nặng ngực tăng từ 51 lên 104 (20% lên 24%), sốt tăng từ 13 lên 81(5,1% lên 18%)
Biểu đồ 3.7 Kiến thức của NB về các yếu tố gây cản trở đến việc kiểm soát/điều trị bệnh HPQ (n7)
41 Kết quả cho chúng ta thấy trước can thiệp kiến thức của NB về các yếu tố gây cản trở đến việc kiểm soát /điều trị bệnh HPQ còn chưa cao, chiếm tỷ lệ cao nhất NB chọn là yếu tố môi trường sống ô nhiễm 87~ 29%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là NB không biết về các yếu tố nguy cơ này là 3~1% Sau khi can thiệp 1 tháng số lượng và tỷ lệ NB hiểu biết về các yếu tố này đều tăng lên rõ rệt như nhiễm trùng đường hô hấp tăng từ 55 lên 100(18% lên 20%), hút thuốc lá tăng từ 44 lên 89 (14%.lên 17%), Điều trị không đúng không đủ tăng từ 36 lên 83 ( 12% lên 16%),phát hiện điều trị muộn tăng từ 60 lên 95
Biểu đồ 3.8 Thái độ đi khám của NB khi có những biểu hiện nghi ngờ bệnh
Kết quả ở biểu đồ cho thấy thái độ của NB khi nghi ngờ bệnh HPQ hầu hết là chưa nhận biết đúng là cần phải đi thăm khám, chiếm tỷ lệ thấp nhất là NB cho rằng rất không cần thiết 4~5%, 50~42% NB cho là cần thiết và 20~17% NB chọn là rất cần thiết Nhưng sau can thiệp 1 tháng tỷ lệ NB thấy cần thiết đi khám giảm đi từ 50~42% xuống còn 43~37% và thay vào tỉ lệ NB có kiến thức rằng rất cần thiết lại tăng lên gần gấp 4 lần từ 20~17% lên đến72~ 61% và không còn NB nào cho rằng không cần thiết và rất không cần thiết
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.5 Thái độ của NB khi phát hiện mình bị mắc bệnh HPQ (n7)
Khi phát hiện mình bị mắc HPQ có cần điều trị ngay không
Trước can thiệp Sau can thiệp 1 tháng
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Kết quả ở bảng 3.9 cho chúng ta thấy trước can thiệp thái độ của NB khi phát hiện mình bị mắc bệnh HPQ còn hờ hững chưa thấy được tầm quan trọng của việc đi khám và điều trị, NB cho rằng rất không cần thiết 0,8% ; không cần thiết đi điều trị chiếm tỉ lệ 2,6% và có 19,8% NB chọn rất cần thiết cần điều trị ngay.Tuy nhiên sau khi can thiệp tỷ lệ NB thấy được tầm quan trọng của việc đi điều trị ngay khi phát hiện bệnh HPQ tăng lên rõ rệt : Tỉ lệ NB cho rằng Rất cần thiết tăng lên gần gấp 3 lần từ 19.8% lên đến 55.8%
Biểu đồ 3.9 Thái độ của NB trong việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc trong kiểm soát HPQ (n7)
Từ biểu đồ cho thấy trước can thiệp thái độ của NB trong việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc trong kiểm soát HPQ chưa nghiêm túc có 1,8% NB chọn câu trả lời không quan trọng và rất không quan trọng 2 tỷ lệ này chiếm thấp nhất, cao nhất 39,3% NB thấy quan trọng trong việc tuân thủ sử dụng thuốc và rất quan trọng là 29.1%.Nhưng sau can thiệp NB đã hiểu và thấy được tầm quan trọng của việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc tỷ lệ NB chọn rất quan trọng tăng lên rất lớn từ 29,1% lên đến 64,1% và NB chọn quan trọng chiếm 35% và không còn NB chọn yếu tố nguy cơ không quan trọng và rất không quan trọng
Biểu đồ 3.10 Thái độ của NB trong việc tái khám định kỳ để kiểm soát HPQ
Kết quả ở biểu đồ cho thấy trong nghiên cứu về thái độ của NB trong việc tái khám định kì để kiểm soát HPQ có 2~ 1,8% NB thấy việc tái khám không quan trọng và rất không quan trọng 2 tỉ lệ này chiếm tỷ lệ thấp nhất NB thấy được tầm quan trọng trong tái khám định kì là 55~47% và NB chọn rất quan trọng cũng ở mức hạn chế 30~25,6% Nhưng sau khi can thiệp tỷ lệ NB chọn tái khám là quan trọng giảm đi là từ 55~ 47% xuống còn 32~27,3% thay vào đó NB chọn rất quan trọng tăng gần gấp 3 lần từ 30~ 25,6% lên đến 85~ 72,7%; không còn NB cho rằng rất không quan trọng, không quan trọng hay bình thường
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.6 Thực hành của người bệnh khi phát hiện bị HPQ (n7)
Khi phát hiện mình bị HPQ thì NB làm gì
Trước khi can thiệp Sau can thiệp 1 tháng
Tự mua thuốc về điều trị 30 25.6 33 28.2 Đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ 40 34.2 83 70.9
Lúc nào mệt mới đi khám 45 38.5 1 0.9 Điều trị bằng thuốc nam 2 1.7 0 0.0
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy trước khi can thiệp, kiến thức của NB khi phát hiện bị HPQ lúc nào mệt mới đi khám chiếm tỉ lệ cao nhất (38,5%) và NB chọn điều trị bằng thuốc nam chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,7%) và đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ là (34,2%) Sau can thiệp NB có kiến thức về tầm quan trọng đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ tăng cao từ 34,2% lên đến 70,9%, Tỉ lệ NB cho rằng Lúc nào mệt mới đi khám giảm hoàn toàn từ 38,5% xuống còn 0,9%, và không còn NB nào cho rằng điều trị bằng thuốc nam
Biểu đồ 3.11 Thực hành của NB để HPQ không nặng lên (n7)
Từ biểu đồ chúng ta thấy NB có kiến thức về tự xử trí ngăn ngừa HPQ để không nặng lên trước can thiệp số NB chọn đáp án đúng là hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của bệnh là 35~ 21% Nhưng sau can thiệp 1 tháng đã tăng lên 103~ 90%, số NB trả lời sai cũng đã giảm đi cụ thể như NB cho rằng cần phải khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ giảm đi từ 16~ 9,6% xuống còn 0% Tỉ lệ tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng cũng giảm từ 70~ 42% xuống còn 9~7,8%
Bảng 3.7 Thực hành của NB trong sử dụng thuốc xịt (n7)
Anh/Chị sử dụng loại thuốc xịt nào sau đây ?
Sau khi can thiệp 1 tháng
Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng
Thư viện ĐH Thăng Long
46 Kết quả ở bảng cho thấy trước can thiệp kiến thức của NB về tự xử trí trong sử dụng thuốc xịt định liều Evohaler chiếm tỷ lệ (37%) tiếp đến là bình hít Tubuhaler 19%, bình hít Accuhaler chiếm tỉ lệ 0,9% và NB dùng bình hít Respimat là 1,8%, đặc biệt có 41% NB không biết mình đang dùng loại nào Sau khi can thiệp số lượng NB chọn dùng bình xịt định liều Evohaler tăng lên 70%, Bình hít respimat giảm đi còn 0,8% và các bình khác đều tăng đáng kể Đặc biệt không có NB không dùng loại nào Qua đó cho thấy kiến thức của NB trong việc sử dụng thuốc xịt tăng lên rõ rệt sau can thiệp giáo dục
Bảng 3.8 Thực hành của NB về việc dùng thuốc điều trị HPQ (n7)
Việc dùng thuốc điều trị hiện nay
Sau khi can thiệp 1 tháng
Dùng hàng ngày theo đúng hướng dẫn 71 64.0 107 95.0
Chỉ dùng khi có cơn cấp 18 16.0 4 3.5
Từ bảng kết quả chúng ta thấy trước can thiệp thực hành của NB về việc dùng thuốc điều trị HPQ, có đến 64% NB chọn đúng là dùng hàng ngày theo đúng hướng dẫn,
BÀN LUẬN
Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu
4.1.1 Phân bố NB tham gia nghiên cứu theo nhóm tuổi
Kết quả nghiên cứu (KQNC) của chúng tôi cho thấy HPQ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau nhiều nhất là độ tuổi từ 31-50 chiếm 41.9 %; trên 51 tuổi chiếm 32.5 % (bảng 3.1)
Kết quả này thấp hơn KQNC của Thị Huy năm 2020 thực hiện tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, phần lớn bệnh nhân HPQ ở độ tuổi trên 51 chiếm 73.7% [5] hay
NC của Dương Đức Hòa năm 2021 tại bệnh viện y dược Huế độ tuổi trên 51 chiếm hơn 60% [6] cũng thấp hơn KQNC của Nguyễn Quang Chính năm 2017 tại huyện an Dương Hải Phòng [2] Kết quả nghiên cứu khác nhau là do nghiên cứu viên chỉ lấy số liệu tại một địa điểm trong một khoảng thời gian nhất định nên chỉ mang tính chất tham khảo không có ý nghĩa Tuy nhiên đây cũng là nhóm đối tượng kiểm soát hen kém do tiếp thu kiến thức về bệnh chậm hơn nên cần chú trọng can thiệp tư vấn giáo dục nhiều hơn Mặt khác, cần quan tâm cung cấp kiến thức giáo dục sức khỏe thường xuyên đến các đối tượng