1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LV ThS Luật học - Áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

64 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Tác giả Học Viên
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sỹ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 227,75 KB

Nội dung

Ở trong nước, các công trình nghiên cứu về suy đoán vô tội có thể kể đếnbao gồm:Một số các công trình nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ Luật học NguyễnThành Long, “Nguyên tắc suy đoán vô t

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản, đã bắt đầu xuất hiệntừ rất sớm và ngày càng phát triển, trở thành thành tựu quan trọng của khoa họcpháp lý hiện đại Năm 1789, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Cộng hoà Phápra đời, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nguyên tắc suy đoán vô tội đã chính thứcđược ghi nhận về mặt pháp lý tại Điều 9 của Tuyên ngôn này: “Mọi người đều đượccoi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội; nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thìmọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho việc bắt giữ đều bị luật pháp xử lýnghiêm khắc” [1] Đây là sự thể hiện đầu tiên trong văn bản pháp lý về một tưtưởng tiến bộ của nhân loại, khẳng định tất yếu lịch sử phát triển của văn minh nhânloại, ngày càng được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quan trọng và được cộngđồng quốc tế công nhận như Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị của Liên hợp quốc năm1966, Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng tư sản Pháp 1789, Hiến pháp LiênXô 1977, Hiến pháp Liên bang Nga 1993

Ở nước ta, một số nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội lần đầu tiên đượcpháp điển hoá trong BLTTHS năm 1988 (Điều 10 và Điều 11), sau đó tiếp tục đượckế thừa và hoàn thiện qua các văn bản pháp luật khác như Hiến pháp năm 1992(Điều 71), BLTTHS năm 2003 (Điều 9 và Điều 10), Hiến pháp 2013 (Điều 31) vàBLTTHS năm 2015 (Điều 13) Đặc biệt, Điều 13 BLTTHS năm 2015 (BLTTHS)đã quy định một cách tương đối đầy đủ và toàn diện nội dung nguyên tắc suy đoánvô tội: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minhtheo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và có bản án kết tội của toà án đã cóhiệu lực pháp luật Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kếttội theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyềntiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội” [21] Trên thực tế,các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đã ápdụng một cách hiệu quả nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình giải quyết vụ ánhình sự, góp phần đáng kể nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, giảm bớt

Trang 2

các trường hợp khởi tố, điều tra, truy tố và xét xét xử oan sai đối với người bị buộctội Tuy nhiên, do nguyên tắc này mới được quy định một cách đầy đủ trongBLTTHS nên việc áp dụng trong thực tiễn tố tụng để giải quyết các vụ án hình sự ởnước ta vẫn còn những hạn chế, thiếu sót cần được làm rõ và khắc phục Đặc biệt,giai đoạn xét xử vụ án hình sự là rất quan trọng, quyết định số phận của vụ án nênnguyên tắc suy đoán vô tội phải được áp dụng triệt để nhằm tránh xét xử oan sai,tuy nhiên vẫn còn những vi phạm, hạn chế trên thực tế dẫn đến chất lượng xét xửcác vụ án hình sự còn chưa được như mong muốn Nhận thức được điều đó, xét

thấy việc nghiên cứu đề tài “Áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi thực hànhquyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” là hết sức cấp thiết

cả về mặt lý luận và thực tiễn, vì vậy, học viên quyết định lựa chọn nghiên cứu đềtài nêu trên để làm luận văn thạc sỹ luật học của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán vô tội là một vấn đề không mới trongkhoa học pháp lý nhưng nghiên cứu về áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khiTHQCT trong trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lại là một nội dung mới,chưa có nhiều công trình nghiên cứu Hiện nay, có thể kể đến một số công trìnhnghiên cứu liên quan đến đề tài cả trong nước lẫn nước ngoài sau đây:

Ở nước ngoài, một số nhà luật học của Liên Xô như GS.TSKHI.L.Peetrutkhin với công trình “Suy đoán vô tội – nguyên tắc hiến định của tố tụnghình sự xô viết” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Xô viết số 12 - 1989); GS.TSKHLibus I.A với công trình khoa học “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hìnhsự xô viết”, Tasken, 1981 (tiếng Nga); GS.TSKH A.B Grichenko với giáo trình“Tố tụng hình sự”, NXB: IURAIT (tiếng Nga) năm 2013; Mai Đắc Biên “Áp dụngnguyên tắc suy đoán vô tội trong THQCT, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử các vụán hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam”; Tạp chí quốc tế(INTERNATIONAL JOURNAL OF MULTIDISCIPLINARY RESEARCH ANDANALYSIS), Đại học Tổng hợp quốc gia Uran – Liên bang Nga; số 04, năm 2021;Kosmenko R.V “Vấn đề xác định hình thức tố tụng lời khai của bị can”; Bản tinpháp lý, Đại học Tổng hợp quốc gia KuBan – Liên bang Nga; 2021

Trang 3

Ở trong nước, các công trình nghiên cứu về suy đoán vô tội có thể kể đếnbao gồm:

Một số các công trình nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ Luật học NguyễnThành Long, “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”,Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010; Hoàng Văn Hạnh, “Bảo đảm thựchiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Họcviện khoa học xã hội – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2021; NguyễnHữu Hậu, “Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội trong hoạt động chứngminh buộc tội của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụán hình sự”; Học viện khoa học xã hội – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,năm 2020; Lâm Anh Tuấn, “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự ViệtNam”, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016; Lê Thị Ngọc Hà,“Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam”; Luận văn thạc sỹ luậthọc, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016; Nguyễn Văn Phúc, “Bảo đảm nguyêntắc suy đoán vô tội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh”

Một số sách chuyên khảo, bài viết như: Nguyễn Thành Long, “Nguyên tắcsuy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam”, sách chuyên khảo, NXB Chính trịQuốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2011; Nguyễn Văn Tuân, “Pháp luật tố tụng hìnhsự với việc bảo vệ quyền con người”, sách tham khảo; NXB Công an Nhân dân,năm 2020; Vũ Gia Lâm, “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự”, Tạpchí Luật học, năm 2014; Nguyễn Văn Quảng, “Hiến pháp 2013 với nguyên tắc suyđoán vô tội và trách nhiệm triển khai thi hành của ngành Kiểm sát nhân dân”, Tạpchí Kiểm sát số 6 (Viện kiểm sát nhân dân tối cao), năm 2014; Đào Trí Úc “Nguyêntắc suy đoán vô tội - nguyên tắc hiến định quan trọng trong Bộ luật tố tụng hình sựViệt Nam năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát số 02, năm 2017; Phạm Hồng Phong,“Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp 2013”, Tạp chí Lý luận chính trị số 3,năm 2014; Lê Hữu Thể - Nguyễn Thị Hương, “Quy định của Hiến pháp năm 2013về quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự”; Tạp chí Kiểm sát, số 18, năm2017; Mai Đắc Biên - Quách Đình Lực, “Thực tiễn bảo đảm nguyên tắc suy đoánvô tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ góc nhìn của Kiểm sát viên”,Tạp chí Nghề luật số 09 (Học viện Tư pháp) năm 2020; Lê Thị Anh Đào, “Bảo vệ

Trang 4

quyền con người trong luật hình sự quốc tế”; Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Việnnghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ quốc hội), số 07 (407), năm 2020;Nguyễn Thị Thanh Mai - Vũ Thị Hương, “Đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội khiluật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - Thực tiễnvà kiến nghị”; Tạp chí Nghề luật (Học viện Tư pháp), số 10 năm 2020.

Các công trình nghiên cứu trên phần lớn đều nhìn nhận và nghiên cứuvấn đềsuy đoán vô tội dưới góc độ chuyên ngành luật tố tụng hình sự với các mức độ khácnhau cả về lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, những công trình trên chủ yếu nghiêncứu về nội dung của suy đoán vô tội trong tổng thể các vấn đề tố tụng hình sự nóichung, còn các công trình đi sâu làm rõ căn cứ pháp lý, lý luận, nội dung và sự thểhiện của áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơthẩm vụ án hình sự thì khá hạn chế, chưa có nhiều

Do đó, luận văn góp phần phát triển và làm rõ hơn những vấn đề lý luận vềnguyên tắc suy đoán vô tội và áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCTtrong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, qua đó, làm giàu thêm kho tàng lýluận về suy đoán vô tội nói chung và áp dụng khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơthẩm vụ án hình sự nói riêng, tạo điều kiện nâng cao trình độ lý luận của người tiếnhành tố tụng và người tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự Đồngthời, làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu của các nhà khoa học, những ngườiquan tâm đến chủ đề này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ khái niệm, nội dung và ý nghĩacủa nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạnxét xử vụ án hình sự nói riêng Đồng thời, làm rõ thực tiễn việc áp dụng nguyên tắcsuy đoán vô tộitrong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thông qua số liệu thuthập được trên địa bàn cả nước trong thời gian 05 năm qua (2018-2022), qua đótrình bày những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân và từ đóđề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng nguyên tắc suyđoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Trang 5

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận nhưkhái niệm, nội dung, đặc điểm, ý nghĩa nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạnxét xử sơ thẩm vụ án hình sự; Làm sáng tỏ sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vôtội thông qua các chế định tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hìnhsự; Phân tích thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giaiđoạn xét xửsơ thẩm vụ án hình sự; Tìm hiểu nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót vàđề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tộikhi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận của nguyên tắcsuy đoán vô tội, quy định của pháp luật về nguyên tắc suy đoán vô tội; lý luận vàthực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xét xửsơthẩmvụ án hình sự trên địa bàn cả nước

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về lý luận: Đề tài tập trung nghiên cứu khái niệm, nội dung, đặc điểm, ýnghĩa và sự thể hiện của áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tộikhi THQCT trong giaiđoạn xét xửsơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS

Về thực tiễn: Đề tài nghiên cứu việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tộicủaVKS/ KSV khi THQCT trong giai đoạn xét xửsơ thẩm vụ án hình sự trong phạm vicả nước từ năm 2018-2022

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, phápluật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ quyền con người nói chung và bảo đảm ápdụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xét xửsơ thẩm vụ ánhình sự nói riêng

Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử Trong khi thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp các

Trang 6

phương pháp cụ thể bao gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, sosánh, phương pháp tổng hợp, khái quát, phương pháp thống kê, phương pháp chứngminh

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa lý luận của luận văn: Góp phần phát triển và làm rõ hơn các vấn đềlý luận của nguyên tắc suy đoán vô tộitrong tố tụng hình sự, việc áp dụng khi thựchành quyền công tố trong giai đoạn xét xửsơ thẩm vụ án hình sự Qua đó, tác giảmong muốn đóng góp làm giàu thêm kho tàng lý luận về suy đoán vô tội trong tốtụng hình sựnói chung và áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi thực hành quyềncông tốtrong giai đoạn xét xửsơ thẩm vụ án hình sự nói riêng, từ đó làm sáng tỏ cácvấn đề về lý luận về việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn vàđề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khithực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Trên cơ sởđó, tạo điều kiện nâng cao trình độ lý luận của người tố tụng hình sự và người thamgia tố tụng, làm hạn chế các trường hợp xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm, bảo vệquyền con người của người bị buộc tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hìnhsự

Đồng thời, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong côngtác nghiên cứu, giảng dạy của các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam trong chuyênngành luật tố tụng hình sự, các nhà khoa học cũng như các bạn đọc khác quan tâmđến lĩnh vực này

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung chínhcủa luận văn gồm 3 phần:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về áp dụngnguyên tắc suy đoán vô tội khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xửsơthẩm vụ án hình sự

Trang 7

Chương 2: Thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi thực hànhquyền công tố trong giai đoạn xét xửsơ thẩm vụ án hình sự.

Chương 3:Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc suyđoán vô tội khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xửsơ thẩm vụ án hìnhsự

Trang 8

Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ÁPDỤNG NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI KHI THỰC HÀNH QUYỀN

CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ1.1 Một số vấn đề lý luận về áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khithực hànhquyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

1.1.1 Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội

Thuật ngữ “suy đoán” bắt nguồn từ tiếng La tinh “praesumptino”, hay trongtiếng Anh là “presump”, được hiểu là sự suy đoán hay giả định một vấn đề nào đó làđúng cho đến khi chưa bị bác bỏ Suy đoán, theo gốc Latinh (praesumptio) có nghĩalà giả định, còn suy đoán vô tội (tiếng Anh: presumption of innocence), thể hiện yêucầu: Người bị buộc tội phải được coi là vô tội khi mà tội và lỗi của người đó chưađược chứng minh theo một trình tự do pháp luật quy định và được xác định bởi mộtbản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật [19].Như vậy, suy đoán vô tội có thểđược hiểu là một sự suy đoán hay giả định của người có thẩm quyền trong tố tụnghình sự rằng, một người có hành vi phạm tội hoặc bị nghi là thực hiện hành vi phạmtội sẽ được xem là không có tội cho đến khi có đủ các căn cứ xác đáng bác bỏ đượcsuy đoán trên – tức là chứng minh được người đó có tội Theo Từ điển Luật học,suy đoán vô tội là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng của tố tụng hình sự, theođó, bị can, bị cáo được coi là vô tội, không phải chịu trách nhiệm hình sự khi lỗi củangười đó chưa được chứng minh theo trình tự luật định và chưa có bản án kết tộicủa Tòa án đã có hiệu lực pháp luật [35]

Tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội có cội nguồn từ thời La Mã cổ đạikhi Hoàng đế La Mã Justinian (thế kỷ VI tr.CN) ban hành một bản tóm lược LuậtLa Mã được gọi là “Digest of Justinian”, trong đó có quy định về nguyên tắc chungliên quan đến chứng minh thuộc về bên tố tụng (dân sự) “Ei incumbit probatio quidicit, non qui negat” - có nghĩa là “chứng minh là công việc thuộc về anh ta, ngườikhẳng định, chứ không phải là người phủ định” [42] Theo đó, trách nhiệm chứngminh thuộc về bên tố cáo và người nào đi kiện thì người đó chứng minh trước Sau

Trang 9

đó, các triều đại La Mã đã áp dụng nguyên tắc này trong quá trình xét xử hình sự vàbắt đầu khẳng định nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội và một hệ quả tấtyếu là bị cáo luôn được coi là vô tội Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ trở thànhnguyên tắc pháp luật khi Cách mạng tư sản Pháp thắng lợi, cùng với đó là đòi hỏingày càng gay gắt của xã hội: Cần phải có biện pháp hạn chế, chống lại sự chuyênquyền, độc đoán xâm phạm quyền con người trong tố tụng hình sự từ phía Nhànước Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nguyên tắc suy đoán vô tội đã chính thứcđược ghi nhận về mặt pháp lý tại Điều 9 Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyềnCộng hòa Pháp ra đời ngày 23-08-1789: “Bởi vì mọi người đều được coi là vô tộicho tới khi anh/chị ta bị tuyên bố có tội, nên khi cần thiết phải bắt giữ, mọi hành visử dụng vũ lực quá mức tối thiểu cần thiết để bắt và giam giữ người đó sẽ bị xử lýthích đáng” [1] Tiếp đó, Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ngày 10-12-1948 của Liên hợp quốc một lần nữa khẳng định nguyên tắc này với nội dung đầyđủ hơn: “Mọi người, nếu bị quy tội hình sự, đều có quyền được coi là vô tội cho đếnkhi một toà án công khai, nơi người đó đã có được tất cả những đảm bảo cần thiếtđể bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở luậtpháp” [1] Trước yêu cầu bảo vệ quyền con người và xu thế hội nhập quốc tế ngàycàng mạnh mẽ, suy đoán vô tội – một trong những nguyên tắc cơ bản trong luật tốtụng hình sự tiếp tục được ghi nhận và áp dụng rộng rãi trong nền tư pháp của nhiềuquốc gia văn minh với các cách thức thể hiện khác nhau Theo quy định của các vănbản pháp lý quốc tế, quyền của bị cáo bắt nguồn từ một nguyên tắc cơ bản của luậthình sự là suy đoán vô tội Tòa án nhân quyền châu Âu (ECHR) đã phán quyết rằng,quy định này yêu cầu các công chức không được “tuyên bố chính thức rằng ai đó cótội, trừ khi có quyết định của tòa án” [33].

Không chỉ pháp luật của các nước tư bản, nơi lần đầu tiên ghi nhận suy đoánvô tội là một nguyên tắc, pháp luật các nước xã hội chủ nghĩa cũng từng bước ghinhận nguyên tắc này, tiêu biểu như Liên Xô - Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiêntrên thế giới - đã bước đầu xác định nguyên tắc suy đoán vô tội trong bản Hiến phápLiên Xô năm 1977 [31] tiếp tục được kế thừa trong Hiến pháp Liên bang Nga năm1993 [31] Cụ thể, Điều 160 Hiến pháp Liên Xô năm 1977 quy định: “Không ai bịcoi là có tội trong việc thực hiện tội phạm và chịu hình phạt hình sự ngoài bản án

Trang 10

của Tòa án và theo đúng quy định của pháp luật” Điều 48 Hiến pháp Liên BangNga năm 1993 (hiện hành) quy định:

“1 Bị can trong việc thực hiện tội phạm được coi là không có tội khi tội củahọ chưa được chứng minh theo trình tự quy định của pháp luật và chưa có bản án cóhiệu lực pháp luật của Tòa án;

2 Bị can không có trách nhiệm chứng minh sự vô tội của mình;3 Những tranh cãi không khắc phục được về tội của bị can được giải thíchcó lợi cho bị can”

Như vậy, dựa vào những quy định trong pháp luật tố tụng của Liên bang Ngata có thể thấy rằng nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định một cách cụ thể và chitiết đặc biệt là về trình tự, thủ tục chứng minh, nghĩa vụ chứng minh của bên buộctội Nguyên tắc suy đoán vô tội ở Nga thể hiện được sự bảo đảm quyền con ngườimột cách tối ưu nhất, áp dụng mọi biện pháp có lợi cho người bị buộc tội trong mọigiai đoạn tố tụng [31]

Tại Canada, Điều 11.d của Hiến chương về quyền và tự do - đây là một bộphận của Hiến pháp Canada quy định: “Bất kỳ người nào bị buộc phạm một tội đềucó quyền suy đoán vô tội cho đến khi được một toà án độc lập và công bằng xét xửmột cách công khai theo quy định của pháp luật” [1] Theo quy định của Hiếnchương, ta có thể thấy rằng, pháp luật Canada cũng ghi nhận nguyên tắc suy đoánvô tội và ứng dụng vào trong quá trình xét xử của pháp luật quốc gia mình Mụcđích là nhằm bảo vệ một người bị buộc tội có quyền suy đoán mình vô tội cho đếnkhi có quyết định có hiệu lực của toà án

Ở Trung Quốc, Điều 12 BLTTHS năm 1996 quy định: “Không ai bị coi là cótội, nếu không bị xét xử bởi một toà án nhân dân theo quy định của pháp luật”[33];Trong pháp luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, mặc dùtên gọi của nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được ghi nhận trong luật nhưng nộidung quan trọng nhất của nguyên tắc này đã được thừa nhận, chỉ khi một người bịđem ra xét xử ở toà án và có bản án có hiệu lực pháp luật, thì người đó mới đượccoi là có tội Nhằm tránh khuynh hướng nhìn nhận những người bị buộc tội như là

Trang 11

người đã được coi là phạm tội, dù tội trạng của họ chưa được chứng minh Và giaiđoạn xét xử là giai đoạn cực kì quan trọng trong quá trình tố tụng, ở giai đoạn nàynguyên tắc suy đoán vô tội được áp dụng một cách triệt để nhất cho đến khi bản án,quyết định của toà án đưa ra có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, pháp luật tố tụng hình sự của hầu hết số nước trên thế giới, ở mứcđộ khác nhau đều ghi nhận những nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội, pháthuy một cách tối đa nhất mọi biện pháp để bảo đảm quyền con người trong quátrình tố tụng hình sự của mỗi quốc gia

Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 đã quy định một số nội dung của suy đoánvô tội, tuy còn chưa đầy đủ nhưng đã đặt nền tảng cho sự phát triển, hoàn thiện vềsuy đoán vô tội sau này Tại Điều 72 Hiến pháp 1992quy định:“Không ai bị coi làcó tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lựcpháp luật”

Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa ViệtNam khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày1/1/2014 là sự thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, Nhân dân ta về chế độchính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật… của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhậpquốc tế Hiến pháp đã quy định những nội dung có tính nguyên tắc trong xây dựngvà áp dụng pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực tố tụng hình sự Trong số đó có nộidung mang tính nguyên tắc thì nguyên tắc “suy đoán vô tội” được quy định tạiKhoản 1 Điều 31 của Hiến pháp: “Người bị buộc tội được coi là không có tội chođến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội có hiệu lựcpháp luật”

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 13 BLTTHS năm 2015(BLTTHS) đã quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội với nội dung như sau:“Ngườibị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủtục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật.Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủtục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phảikết luận người bị buộc tội không có tội”[21]

Trang 12

Với quy định nêu trên, nguyên tắc suy đoán vô tội được xác định có hai nộidung cơ bản: Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi tộicủa họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và có bản ánkết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật; Thứ hai, khi các cơ quan tiến hành tốtụng, người tiến hành tố tụng không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội,kết tội theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì phải kết luận người bị buộctội không có tội.

Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm về nguyên tắc suy đoánvô tội như sau: Suy đoán vô tộilà một trong những nguyên tắc quan trọng được quyđịnh trong BLTTHS, trong đó, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đếnkhi được các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh theo trình tự, thủ tục doBLTTHSquy định và có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật, trườnghợp không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủtục do BLTTHS quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phảikết luận người bị buộc tội không có tội

*Sự tiến bộ và hoàn thiện về mặt lí luận pháp lý qua các văn bản pháp luậtcủa Việt Nam về nguyên tắc suy đoán vô tội

Trước đây, có những quan điểm cho rằng nội dung quy định tại Điều 9 - Bộluật Tố tụng Hình sự năm 2003 “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tộicủa Toà án đã có hiệu lực pháp luật Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạtkhi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” được xem là nguyêntắc “suy đoán vô tội” Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 cũng nhưnhững văn bản pháp luật có liên quan không có quy định chính thức về nguyên tắc“suy đoán vô tội”

Đến Hiến pháp năm 2013 nguyên tắc suy đoán vô tội tiếp tục được quy địnhtại Khoản 1 - Điều 13 với nội dung “Người bị buộc tội được coi là không có tội chođến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đãcó hiệu lực pháp luật”

Để cụ thể hóa quan điểm tiến bộ này, Điều 13 - Bộ luật Tố tụng Hình sự2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng

Trang 13

minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa ánđã có hiệu lực pháp luật Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội,kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội” Có thể nói,lần đầu tiên nguyên tắc suy đoán vô tội được chính thức quy định trong BLTTHS2015 Đây là một quy định tiến bộ là sự cụ thể hóa tinh thần Hiến pháp 2013 về bảođảm quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội Nó không chỉ phù hợp vớitình hình phát triển kinh tế của đất nước mà còn chứng tỏ quyền con người ngàycàng được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

Điều 13 - BLTTHS năm 2015 ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội” vớinhững nội dung của quy phạm bao hàm cả nội dung ở nguyên tắc Điều 9 - BLTTHSnăm 2003 Bên cạnh đó, Điều 13 BLTTHS năm 2015 đã mở rộng hơn nội hàm sovới Điều 9 - BLTTHS 2003, thể hiện được bản chất của nguyên tắc “suy đoán vôtội”, đó là “khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theotrình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hànhtố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội”

Song song với những nội hàm của nguyên tắc suy đoán vô tội thì tại Điều 15của Bộ luật TTHS 2015 cũng quy định về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án nhưsau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.Thực chất đây cũng thuộc về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội Như vậy, đểxác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, trên cơ sở đó truy cứu tráchnhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được người bị buộctội là người thực hiện hành vi phạm tội nào đó được quy định trong Bộ luật Hìnhsự Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kếttội người đó Người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình.Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cáchkhách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xácđịnh vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của ngườibị buộc tội

Trang 14

Do đó, việc ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong BLTTHS năm 2015đặt ra cho các cơ quan tiến hành tố tụng phải cẩn trọng hơn nữa và có trách nhiệmhơn trong hoạt động chứng minh tội phạm Bên cạnh đó, khi có những vụ án rơi vàotrường hợp chứng cứ không đầy đủ, thiếu tính vững chắc thì người tiến hành tố tụngsẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra kết luận về kết quả của vụ án theo nguyên tắc “suyđoán vô tội”, hạn chế tình trạng tạo ra những chứng cứ khống, gây oan sai như đãxảy ra trong thời gian qua Như vậy, nguyên tắc này đảm bảo cho sự bình đẳng giữabên buộc tội và bên gỡ tội trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tộikhi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

1.1.2.1 Khái niệm áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi thực hành quyềncông tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Hiện nay trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một khái niệm về ápdụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự Các khái niệm khoa học pháp lý hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc nghiêncứu về nguyên tắc suy đoán vô tội, nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vôtội Do đó, việc tìm hiểu và xây dựng khái niệm trên là rất cần thiết Một mặt giúpcác cơ quan tiến hành tố tụng hiểu thế nào là áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tộikhi THQCT trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, từ đó có câu trả lời tại sao và sựcần thiết phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xétxử sơ thẩm vụ án hình sự Mặt khác, bổ sung thêm quan điểm khoa học về áp dụngnguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hìnhsự Trước hết ta có thể thấy pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhànước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí nhà nước, có tính bắt buộc chung, đượcnhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo đường lối củanhà nước Trong Từ điển tiếng Việt, từ “áp dụng” có thể được hiểu là “Đem dùngtrong thực tế điều đã được nhận thức được”[36, tr 9] Từ cách hiểu về từ “áp dụng”có thể hiểu rằng hoạt động áp dụng pháp luật là đem pháp luật ra dùng trong thực tế.Việc đưa ra khái niệm về áp dụng pháp luật được đề cập đến nhiều tác phẩm củacác nhà nghiên cứu pháp luật với nhiều nội dung có những điểm khác nhau nhất

Trang 15

định Trên cơ sở tìm hiểu những quan niệm về áp dụng pháp luật, tác giả hoàn toànủng hộ với quan điểm của tác giả Nguyễn Ngọc Hồi khi cho rằng việc áp dụng phápluật “là một trong các hình thức thực hiện pháp luật và đó là hình thức thực hiệnpháp luật có sự can thiệp của Nhà nước” Theo đó “Áp dụng pháp luật là hoạt độngcó tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân có thẩmquyền tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định nhằm cá biệt hoá các quyphạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chứccụ thể” Căn cứ vào tính chất của các hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháplý đã phân chia thực hiện pháp luật thành những hình thức cụ thể như: Tuân thủpháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật Áp dụng phápluật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật cơ bản, có tính chất đặc biệttrong đó nhà nước thông qua các cơ quan hoặc người có thẩm quyền cá biệt hoá cácquy định của pháp luật vào trong những trường hợp cụ thể của đời sống xã hội Nộidung của áp dụng pháp luật bao gồm: 1/ Xác định sự kiện pháp lý cần áp dụng phápluật; 2/ Nhận thức quy định của pháp luật áp dụng; 3/ So sánh sự phù hợp giữa quyđịnh pháp luật áp dụng và sự kiện pháp lý để xác định quy phạm pháp luật cần ápdụng; 4/ Ra quyết định áp dụng pháp luật.

Áp dụng pháp luật hình sự có tầm quan trọng đặc biệt, vừa có những đặcđiểm chung như các dạng áp dụng pháp luật khác, vừa có những đặc điểm riêng củamình Chủ thể áp dụng pháp luật hình sự là các cơ quan tiến hành tố tụng, ngườitiến hành tố tụng hình sự, trong số đó có VKSND

Điều 2 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “Viện kiểm sát nhân dânlà cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam”[22, Điều 2] THQCT là hoạt động của VKSND trongtố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội,được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tốvà trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự Như vậy,THQCT là nhiệm vụ, quyền hạn mà Nhà nước trao cho VKSND và chỉ thực hiệntrong lĩnh vực tố tụng hình sự Đối tượng để VKS thực hiện chức năng THQCT làtội phạm và người phạm tội với nội dung VKS đại diện Nhà nước buộc tội ngườiphạm tội khi thực hiện hành vi được coi là tội phạm theo quy định của BLHS

Trang 16

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự, tiếp theo giaiđoạn truy tố, đây là giai đoạn bao gồm hai phần cơ bản chuẩn bị xét xử và xét xử tạiphiên toà sơ thẩm Trong giai đoạn này, VKS mà đại diện là KSV chuẩn bị tất cảcác điều kiện để buộc tội bị cáo, như nghiên cứu, nắm vững nội dung vụ án, chuẩnbị bản luận tội, công bố cáo trạng, tham gia xét hỏi, luận tội và tranh luận tại phiêntòa Nhiệm vụ trọng tâm của KSV là bảo đảm việc truy tố, buộc tội của VKS làđúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm;bảo đảm HĐXX ra bản án, quyết định phù hợp, thống nhất với quan điểm truy tố,buộc tội của VKS Để có được kết quả đó, VKS/KSV phải chứng minh bằng hệthống chứng cứ về việc bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội, tội phạm do bị cáothực hiện được quy định trong BLHS Đồng thời, VKS/KSV phải áp dụng triệt đểnguyên tắc suy đoán vô tội để bảo đảm rằng, bị cáo không thuộc một trong cáctrường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự Nhữngchứng cứ VKS dùng để buộc tội bị cáo trước tòa án được thu thập đầy đủ, đúng quyđịnh của pháp luật, được kiểm tra, đánh giá tại phiên tòa, được tranh luận với nhữngngười tham gia tố tụng, những chứng cứ đó chứng minh bị cáo đã phạm tội theođúng nội dung cáo trạng truy tố và quan điểm buộc tội của VKS trước tòa án.Trường hợp không thể và không đủ căn cứ chứng minh bị cáo đã thực hiện tội phạmthì KSV phải kết luận bị cáo không có tội, rút quyết định truy tố và đề nghị HĐXXtuyên bị cáo vô tội.

Như vậy có thể đưa ra khái niệm về áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khiTHQCT trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau: “Áp dụng nguyên tắc suy đoánvô tội khi THQCT trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động có tính tổ chức,tính quyền lực nhà nước, do VKS/ KSV tiến hành nhằm cá biệt hoá nguyên tắc suyđoán vô tộivào quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự để bảo đảm việc buộc tộiđúng quy định của pháp luật”

1.1.2.2 Đặc điểm áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi thực hành quyềncông tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Trang 17

Thứ nhất, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạnxét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước, chỉdo VKS thực hiện.

THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phản ánh cụ thể chứcnăng buộc tội của Nhà nước đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, trướchết là để bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, của tập thể rồi mới đến lợi ích của cánhân Xét trong mối quan hệ giữa công tố và tư tố thì đây là một đặc điểm cơ bản đểphân định hai hình thức buộc tội: buộc tội nhân danh Nhà nước (công tố) và buộctội nhân danh cá nhân (tư tố) Khoa học luật tố tụng hình sự hiện nay thừa nhận bachức năng tố tụng hình sự cơ bản là chức năng buộc tội, chức năng bào chữa (gỡtội) và chức năng xét xử [19, tr 45] Chức năng tố tụng được coi là một dạng chứcnăng nhà nước mang tính định hướng, trong đó có sự phân định rõ ràng sự hoạtđộng của các chủ thể khác nhau khi thực hiện để đạt được mục đích nhất định vớinhững quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau

Như vậy, mỗi chức năng tố tụng sẽ tương ứng với một (hoặc một số) chủ thểvới những nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với từng chức năng cụ thể Trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, các chức năng tố tụng cơ bản đó cùng được thựchiện bởi ba nhóm chủ thể đặc thù: chức năng xét xử do toà án thực hiện; chức năngbuộc tội do VKS và bị hại thực hiện; chức năng bào chữa do người bị buộc tội,người bào chữa, người đại diện cho người bị buộc tội thực hiện Chính vì thế khôngchỉ có VKS mới thực hiện việc buộc tội người phạm tội tại phiên toà mà việc buộctội còn có thể được thực hiện nhân danh cá nhân người bị hại Hình thức buộc tộinày được gọi là tư tố, việc buộc tội không phải vì lợi ích của Nhà nước trước tiênmà động lực chính là để bảo vệ lợi ích của chính cá nhân người bị hại Ngày nay,chế định tư tố này vẫn được ghi nhận ở một số quốc gia trên thế giới và cả ở ViệtNam và chế định này cho phép người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cóquyền trình khiếu kiện và việc buộc tội của riêng mình (độc lập với buộc tội củaVKS) Ở Việt Nam, đối với một số tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bịhại và người bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa Do đó, tại phiên toà có thể cócả hai chủ thể cùng thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội nhưng chỉ cóviệc buộc tội nhân danh nhà nước mới được gọi là quyền công tố và việc buộc tội

Trang 18

nhân danh Nhà nước phải được thực hiện bởi một chủ thể là cơ quan trong bộ máyNhà nước được giao thẩm quyền (ở Việt Nam là VKS, ở các quốc gia khác là Việncông tố hoặc VKS).

Tính tổ chức, quyền lực nhà nước được thể hiện thông qua việc VKSND đạidiện cho Nhà nước tiến hành các hoạt độngtố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệmhình sự, buộc tội đối với người phạm tội để bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là sự tiếp nối, kế tụccủa THQCT trong giai đoạn điều tra, truy tố nhưng thể hiện rõ nét và đầy đủ hơnbản chất của quyền công tố là quyền đại diện Nhà nước để buộc tội người phạm tộitrước toà và bảo vệ sự buộc tội đó Một trong những nguyên tắc đặc thù của hoạtđộng tố tụng hình sự là nguyên tắc trách nhiệm thực hành quyền công tố, được quyđịnh tại Điều 20 BLTTHS, do VKSND thực hiện nhằm truy cứu trách nhiệm hìnhsự, truy tố, buộc tội người thực hiện hành vi phạm tội Chính vì vậy, THQCT củaVKS được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố cho đến khi có bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật Mặc dùcùng hướng tới mục đích chung là đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự ngườiphạm tội có căn cứ, đúng pháp luật nhưng hoạt động THQCT của VKS ở mỗi giaiđoạn tố tụng là khác nhau Trong giai đoạn điều tra và truy tố, hoạt động THQCTcủa VKS là để thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ nhằm đi đến kết luận vềviệc có quyết định truy tố người phạm tội ra trước toà án hay không? THQCT củaVKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là sự tiếp nối của giai đoạn điềutra, truy tố nhưng ở thang bậc cao hơn, không chỉ là hoạt động áp dụng pháp luậtnhằm thực hiện việc buộc tội người phạm tội mà còn là sự bảo vệ quan điểm buộctội trước toà án[27, tr72] Tại phiên tòa, hoạt động THQCT được thực hiện bằng cáchoạt động công bố cáo trạng, xét hỏi, luận tội và tranh luận Trong thủ tục luận tội,KSV có thể thay đổi quan điểm buộc tội của VKS bằng việc thay đổi tội danh, rútmột phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố [32, tr 15-20] Cũng trong giai đoạn xétxử sơ thẩm vụ án hình sự, tính tranh tụng, đối kháng giữa bên buộc tội (KSV, Bịhại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại) và bên bào chữa (Bị cáo,người bào chữa) được thể hiện một cách công khai, đầy đủ và trực tiếp nhất tại

Trang 19

phiên toà KSV muốn bảo vệ được quan điểm buộc tội của mình thì phải chứngminh, lập luận một cách công khai, có căn cứ, có sức thuyết phục trước HĐXX,người tham gia tố tụng về tội danh của bị cáo và đảm bảo uy tín của Nhà nước trongviệc bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội và cả lợi ích hợp pháp của bị cáo Tòa áncó trách nhiệm và tạo điều kiện cho các chủ thể tranh tụng thực hiện đầy đủ quyền,nghĩa vụ của mình nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diệnvà đầy đủ [34] Trong quá trình buộc tội tại phiên tòa, KSV vẫn phải coi trọng, ápdụng nguyên tắc suy đoán vô tội để có sự xử sự đúng mực đối với bị cáo, phát hiệnhoặc tiếp nhận những chứng cứ chứng minh sự vô tội (hoặc giảm nhẹ trách nhiệmhình sự) cho bị cáo, từ đó có kết luận đúng đắn đối với tội của bị cáo cũng như cácvấn đề khác liên quan đến trách nhiệm của bị cáo, như vấn đề bồi thường thiệt hại,xử lý vật chứng.

Thứ hai, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xétxử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động có tính kế thừa hoạt động áp dụng nguyên tắcsuy đoán vô tội trong quá trình THQCT trong giai đoạn điều tra, truy tố

Quá trình chứng minh tội phạm, đi tìm sự thật khách quan của vụ án khôngtránh khỏi khó khăn, vướng mắc khi có những trường hợp CQĐT, VKS hoặc Toàán đã áp dụng hết những biện pháp điều tra hợp pháp theo quy định của BLTTHSđể chứng minh nhưng không đủ hoặc không thể thu thập được đầy đủ chứng cứchứng minh tội phạm hoặc hành vi phạm tội của người bị buộc tội Do vậy, căn cứđể buộc tội, kết tội đã không được làm sáng tỏ Trong trường hợp đó, cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.Điều đó có nghĩa là cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải sử dụngnhững chứng cứ theo hướng có lợi (gỡ tội) để áp dụng, dồn về cho người bị buộc tộiđể họ được hưởng những lợi ích đó nhằm gỡ tội, chứng minh sự vô tội của họ [31].“Không có tội” ở đây được hiểu là người bị buộc tội không phạm tội hoàn toàn hoặcphạm vào tội nhẹ hơn tội đã bị khởi tố, truy tố, xét xử hoặc có thêm tình tiết giảmnhẹ trách nhiệm hình sự hoặc có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được loạitrừ Trường hợp chưa áp dụng hết những biện pháp điều tra, những biện pháp hợppháp khác trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì không được coi là trường hợp“không đủ và không thể làm sáng tỏ” để làm căn cứ kết luận người bị buộc tội

Trang 20

không có tội Trong suốt quá trình THQCT, kiểm sát điều tra, truy tố và xét xử,KSV phải tôn trọng tuyệt đối nguyên tắc suy đoán vô tội đối với người bị buộc tội.KSV không được quá coi trọng những chứng cứ buộc tội được thu thập trong quátrình điều tra, truy tố mà phải chú trọng thu thập, đánh giá cả những chứng cứ gỡ tộitrong cả quá trình điều tra, truy tố và xét xử Đối với những chứng cứ tài liệu mớiđược đưa ra tại phiên toà, KSV phải xem xét, kiểm tra, đánh giá một cách kháchquan, toàn diện và đầy đủ thông qua thủ tục xét hỏi, tranh luận để kết luận về tínhcó căn cứ và hợp pháp, từ đó có thể dùng để buộc tội hoặc gỡ tội cho bị cáo Một sốchứng cứ, tài liệu mới được đưa ra tại phiên toà có thể sẽ làm thay đổi một phầnhoặc toàn bộ nội dung vụ án, có thể chứng minh bị cáo không có tội hoặc phạm vàotội khác nhẹ hơn, do vậy, KSV phải thận trọng khi kiểm tra, đánh giá, kết luận.Trường hợp có đủ căn cứ thì KSV phải thay đổi quan điểm buộc tội, đề nghị HĐXXxét xử bị cáo về tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội danh VKS đã truy tố hoặc vềmột khoản khác nhẹ hơn trong cùng Điều luật Trường hợp không thể kết luận đượctại phiên toà thì phải đề nghị hoãn phiên toà để tiếp tục điều tra bổ sung, xem xét,đánh giá, kết luận đối với chứng cứ, tài liệu mới đó [9].

Thứ ba, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xétxử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật, cósự kết hợp chặt chẽ với các nguyên tắc khác

Trong tố tụng hình sự, VKS không chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnTHQCT mà còn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để bảo đảm cho việc giải quyết vụán hình sự được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ratrường hợp oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm Do đó, bản thân VKS/ KSV cũng phảichấp hành nghiêm ngặt các quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong khi thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, VKS tuân thủchặt chẽ các quy định của pháp luật tại phiên tòa về thay đổi người tiến hành tố tụng(KSV), về công bố cáo trạng, xét hỏi, rút quyết định truy tố, tranh luận Trong cáchoạt động này, KSV luôn tôn trọng và áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội đối vớibị cáo trong sự kết hợp với các nguyên tắc khác được quy định trong BLHS, nhưnguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự, nguyên tắc

Trang 21

xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộctội, nguyên tắc trách nhiệm THQCT, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụnghình sự, nguyên tắc trang tụng trong xét xử được bảo đảm…Việc tuân thủ chặt chẽquy định của pháp luật cũng như sự kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc khác bảo đảmcho việc KSV thực hiện, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội một cách hiệu quả, cócăn cứ và đúng pháp luật Tại phiên tòa, để bảo đảm buộc tội, kết tội bị cáo đượcđúng đắn, khách quan thì KSV cũng như các thành viên HĐXX phải tiến hành việccông bố cáo trạng, xét hỏi, luận tội, tranh luận một cách đầy đủ, đúng trình tự thủtục theo quy định của BLTTHS Trường hợp việc xét hỏi phiến diện, không đầy đủ,không khách quan hoặc việc tranh luận của KSV không có sự đối đáp đến cùngtừng ý kiến sẽ dẫn đến tình trạng phán quyết của Tòa án không đúng đắn về tộidanh, áp dụng hình phạt cũng như các vấn đề khác có liên quan Áp dụng triệt đểnguyên tắc suy đoán vô tội tại phiên tòa, KSV phải là người chứng minh việc bị cáophạm tội bằng việc xét hỏi, kiểm tra, đánh giá chứng cứ đã thu thập được trong quátrình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, tranh luận với bị cáo, người bào chữa, ngườitham gia tố tụng khác để khẳng định việc buộc tội bị cáo là đúng đắn Trường hợpKSV đã thực hiện hết các hoạt động đó nhưng không đủ hoặc không thể làm sáng tỏcăn cứ buộc tội bị cáo thì KSV phải quyết định thay đổi tội danh, rút một phần hoặctoàn bộ quyết định truy tố và đề nghị HĐXX tuyên bố bị cáo không phạm tội.

Thứ tư, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xétxử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động của VKS để bảo đảm quyền con người,quyền công dân trong tố tụng hình sự

Với nhiệm vụ, quyền hạn THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp của mình,VKS luôn đặt trên vai trách nhiệm buộc tội đối với người phạm tội đồng thời bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Nhà nước bảo vệ Do vậy, trong hoạtđộng áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơthẩm vụ án hình sự, VKS một mặt bảo vệ quan điểm truy tố, buộc tội của mình đãđược khẳng định trong cáo trạng nhưng đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của bị cáo trong trường hợp xuất hiện những nội dung, tình tiết có lợi cho bịcáo Khi quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử, về căn bản, VKS đã thuthập, đánh giá đầy đủ các chứng cứ buộc tội đối với bị can làm căn cứ để xét xử,

Trang 22

buộc tội bị can, bị cáo tại phiên tòa Nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng của KSV tạiphiên tòa là bảo vệ được quan điểm truy tố của VKS, tức là bảo vệ được sự buộc tộicủa VKS đối với bị cáo về tội danh, về hình phạt, về bồi thường thiệt hại cũng nhưcác vấn đề khác có liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự [24] Tuynhiên, tại phiên tòa, có thể xuất hiện những quan điểm khác trái với quan điểm củaVKS về tội danh, về loại và mức hình phạt cũng như các vấn đề khác liên quan đếntrách nhiệm của bị cáo, đồng thời, có thể xuất hiện những chứng cứ mới chứngminh có lợi cho bị cáo, như bị cáo bị bức cung, dùng nhục hình, bị cáo có tình tiếtngoại phạm, bị cáo có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới… Trongnhững trường hợp đó, KSV phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội để đem lại lợiích hợp pháp cho bị cáo, như đề nghị hoãn phiên tòa để trả hồ sơ điều tra bổ sung,thay đổi tội danh sang tội khác nhẹ hơn hoặc sang khoản khác nhẹ hơn trong cùngđiều luật, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố, hoặc đề nghị Tòa án buộc bịcáo bồi thường thiệt hại ở mức độ thấp hơn hoặc trả lại vật chứng cho bị cáo.Những hoạt động đó của KSV đúng với bản chất chức năng, nhiệm vụ của VKStrong tố tụng hình sự là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củacơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

1.1.2.3 Ý nghĩa áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi thực hành quyềncông tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Thứ nhất, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạnxét xử sơ thẩm vụ án hình sự định hướng cho tư duy, hành động của KSV trong quátrình xét xử tại phiên tòa, không được định kiến, mặc nhiên coi người bị buộc tội làcó tội, từ đó có thái độ vô tư, khách quan, công bằng trong quá trình xét xử vụ ánhình sự

Với nội dung người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi đượcchứng minh theo trình tự thủ tục do BLTTHS quy định và có bản án kết tội của Tòaán đã có hiệu lực pháp luật nên KSV trong quá trình xét xử vụ án hình sự phải có tưduy coi bị cáo là người không có tội, từ đó có thái độ, hành động xét hỏi, luận tội,tranh luận đúng đắn, phù hợp Khi xét hỏi, tranh luận, đối đáp, phát biểu ý kiến,KSV phải dõng dạc, từ tốn, không được cáu gắt, nóng giận, xúc phạm người khác

Trang 23

KSV phải tôn trọng sự thật khách quan của vụ án, không được định kiến cho rằng bịcáo đúng là người phạm tội đã bị khởi tố, điều tra, truy tố; có thái độ, vô tư, kháchquan, công bằng khi đánh giá chứng cứ, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm củahành vi phạm tội, nhân thân của bị cáo cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹtrách nhiệm hình sự cho bị cáo Trường hợp tại phiên tòa, kết quả xét hỏi, tranh luậnxác định bị cáo không phạm tội hoặc phạm tội khác nhẹ hơn thì KSV phải tôn trọngsự thật khách quan đó để có quan điểm đúng đắn đối với việc xử lý bị cáo.

Thứ hai,áp dụngnguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xétxử sơ thẩm vụ án hình sự ràng buộc trách nhiệm chứng minh tội phạm cho KSV,không bắt buộc bị cáo phải chứng minh cho sự vô tội của mình

Tại phiên tòa, việc chứng minh bị cáo phạm tội thuộc trách nhiệm của KSV,do vậy, KSV phải vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng của mình trong xét hỏi, tranhluận để kiểm tra, đánh giá, thu thập chứng mới nhằm phục vụ cho việc buộc tội củamình Bị cáo có thể chối tội, không khai trước tòa hoặc bị cáo và người bào chữa cóthể có quan điểm, ý kiến khác với quan điểm buộc tội của KSV thì KSV phải coi đólà quyền của bị cáo, người bào chữa, không được cho đó là hành vi ngoan cố, chốngđối để làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị cáo Trong trường hợp đó,KSV phải đưa ra những chứng cứ đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tốkết hợp với những chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá tại phiên tòa, những lậpluận lo-gic, có căn cứ xác đáng để buộc tội bị cáo, bác bỏ quan điểm, ý kiến khôngđúng đắn của bị cáo và người bào chữa

Thứ ba, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xétxử sơ thẩm vụ án hình sự thể hiện tính nhân đạo, tính công bằng và tính hợp pháptrong tố tụng hình sự

Nguyên tắc suy đoán vô tội yêu cầu KSV phải có những chứng cứ xác đángchứng minh hành vi phạm tội của bị cáo, những chứng cứ đó được thu thập mộtcách hợp pháp và bảo đảm sự công bằng trong đánh giá chứng cứ, trong xét xử,không thiên vị hoặc không định kiến Trường hợp những chứng cứ chứng minh tộiphạm còn có mâu thuẫn mà không thể giải quyết được thì không được dùng để buộctội bị cáo mà phải suy đoán (giải thích) có lợi cho bị cáo Khi không thể chứng

Trang 24

minh một cách đầy đủ về tội của bị cáo thì phải kết luận bị cáo không có tội Đốivới tất cả các bị cáo trong cùng một vụ án hoặc trong các vụ án khác nhau, việcđánh giá chứng cứ, đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội để áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội luôn công bằng, không thiên vị,không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội cũng như các yếu tốkhác của bị cáo.

Thứ tư, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xétxử sơ thẩm vụ án hình sự là công cụ pháp lý để bảo đảm cho quyền và lợi ích hợppháp của bị cáo không bị xâm hại, không để xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm, từ đóbảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và phápluật

Áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự là một bảo đảm pháp lý quan trọng, là lá chắn vững chắc nhất để bảo vệquyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự nhằm phòng ngừa, ngănchặn những vi phạm từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng,như việc bắt, giữ, giam, kết án trái pháp luật Nó đòi hỏi KSV, Thẩm phán, Hộithẩm nhân dân, Thư ký Tòa án nhận thức rõ tầm quan trọng của việc áp dụngnguyên tắc suy đoán vô tội để từ đó ý thức được trách nhiệm của mình, trước hếtphải tôn trọng sự thật khách quan của vụ án, sau đó tuân thủ chặt chẽ không chỉnguyên tắc suy đoán vô tội mà cả những nguyên tắc khác nhằm bảo đảm xử lý đúngngười, đúng tội, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm Bị cáo, ngườibào chữa sử dụng nguyên tắc suy đoán vô tội như một công cụ pháp lý để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đấu tranh với sự buộc tội, kết tội oan sai hoặckhông phù hợp với quy định của pháp luật

1.2 Quy định của pháp luật về áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khithực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

BLTTHS không có điều khoản nào quy định về áp dụng nguyên tắc suy đoánvô tội khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sựmà chỉ quy địnhnguyên tắc suy đoán vô tội tại Điều 13 BLTTHS, những nguyên tắc khi tiến hành tốtụng hình sự cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng,

Trang 25

người tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng cũng nhưnhững nội dung khác trong tố tụng hình sự Những quy định cụ thể về VKS và KSVtrong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tập trung tại các Điều 41, 42, 266, 267,306, 307, 319, 321, 322 BLTTHS Từ những quy định của BLTTHS, quy chếTHQCT, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, những văn bản khác của ngành Kiểm sátnhân dân, có thể xác định quy định của pháp luật (cũng là nội dung) về áp dụngnguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hìnhsự như sau:

1.2.1 Áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong thể hiện hành vi, thái độđối với bị cáo

Theo quy định của BLTTHS thì bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố vềhình sự, bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử Theonguyên tắc suy đoán vô tội thì trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị can, bị cáolà người được coi là không có tội vì tội của họ chưa được chứng minh đầy đủ theotrình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và chưa có bản án kết tội của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật Do vậy, trong lý luận cũng như thực tiễn THQCT, kiểm sát điềutra, kiểm sát xét xử, KSV luôn coi bị can, bị cáo là người không có tội để từ đó cóquan điểm buộc tội, gỡ tội một cách khách quan cũng như thái độ cư xử một cáchđúng đắn KSV khi THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử luôn chấp hành đúngquy định của ngành Kiểm sát như: Quy chế Công tác THQCT, kiểm sát việc khởitố, điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày17/04/2020 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao); Quy chế Công tácTHQCT, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao); Chỉ thịsố 04/CT-VKSTC ngày 7/10/2015 của Viện trưởng VKSNDTC về Tăng cường cácbiện pháp phòng, chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồithường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự; Chỉ thị số 09/CT-VKSTC, ngày06/4/2016 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về “Tăng cường cácbiện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa”; Quyết định số 46/QĐ-VKSTC ngày 20/02/2017 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, banhành “Quy tắc ứng xử của KSV khi THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên

Trang 26

tòa, phiên họp của Tòa án”;Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 15/05/2018 của Việntrưởng VKSNDTC “Về tăng cường trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân trongviệc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự”; Chỉ thị số 05/2020 ngày27/4/2020 của Viện trưởng VKSNDTC“Về tăng cường trách nhiệm công tố tronggiải quyết vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm”và mộtsố văn bản khác Trong giai đoạn xét xử vụ án hình, mọi cử chỉ, hành động, lời nói,tư thế, tác phong, thái độ của KSV luôn chuẩn mực theo những nguyên tắc quy địnhtrong BLTTHS và quy định của ngành Kiểm sát, thể hiện hình ảnh người KSV“Công minh, Chính trực, Khánh quan, Thận trọng, Khiêm tốn” KSV luôn có tháiđộ tôn trọng đối với bị can (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử), bị cáo (trong giai đoạnxét xử tại phiên tòa), không có hành động, lời nói chỉ trích, miệt thị, coi thường, xúcphạm danh dự, nhân phẩm bị can, bị cáo, người bào chữa, xâm phạm đến tínhmạng, sức khỏe của bị can, bị cáo cả trong trường hợp bị can, bị cáo không thừanhận hành vi phạm tội của mình hoặc phản đối quan điểm buộc tội của KSV Khitiến hành các hoạt động tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử với bị can hoặc đốivới bị cáo tại phiên tòa, cách xưng hô đối với bị can, bị cáo là cá nhân, KSV sửdụng từ “Bị can, Bị cáo” hoặc cùng với tên hoặc họ tên của bị can, bị cáo Trườnghợp bị can, bị cáo là pháp nhân thương mại phạm tội, KSV sử dụng từ “Bị can, Bịcáo” hoặc cùng với tên đầy đủ của pháp nhân đó Khi THQCT, kiểm sát việc bắt bịcan, bị cáo để tạm giam của Tòa án, KSV luôn kiểm sát chặt chẽ hoạt động củaĐTV, cán bộ nhà tạm giữ, tạm giam để bảo đảm ĐTV, Cán bộ nhà tạm giữ, tạmgiam không có hành vi bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cólời lẽ, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bị can, bị cáo KSV bảo đảm chobị can, bị cáo được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định củaBLTTHS, như bảo đảm quyền của người bị buộc tội theo quy định tại các Điều 58,59, 60, 61 BLTTHS Khi THQCT và kiểm sát xét xử tại phiên tòa, KSV luôn tuânthủ triệt để những quy định của BLTTHS, của ngành Kiểm sát trong Quy tắc ứngxử của KSV tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án Khi xét hỏi bị cáo, KSV luôn giữthái độ bình tĩnh, không nóng nảy đối với bị cáo, không có thái độ, lời lẽ xúc phạmbị cáo Khi tranh luận, đối đáp với bị cáo hoặc người bào chữa, KSV luôn bình tĩnh,khách quan và tôn trọng ý kiến bào chữa của bị cáo, người bào chữa, những người

Trang 27

tham gia tố tụng, ghi nhận ý kiến đúng đắn của họ nhưng cũng cương quyết bác bỏnhững ý kiến, đề nghị không có căn cứ pháp luật, trái với đạo đức xã hội.

1.2.2 Áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong việc thực hiện triệt đểnhững quy định của pháp luật để chứng minh tội phạm, buộc tội đối với bị can,bị cáo

Theo quy định tại Điều 13 BLTTHS về nguyên tắc suy đoán vô tội thì“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theotrình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của toà án đã có hiệulực pháp luật”[21, Điều 13] Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của được phápluật quy định, VKSND THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sựnhằm đảm bảo mọi tội phạm phải được phát hiện và xử lý kịp thời Khi THQCT,kiểm sát việc xét xử, VKS/ KSV thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn buộc tội của VKSđối với người phạm tội, do vậy, KSV phải có trách nhiệm chứng minh tội phạm,chứng minh việc phạm tội của bị can, bị cáo

Thực tiễn THQCT, kiểm sát xét xử vụ án cho thấy, nhiệm vụ quan trọng vàtrọng tâm nhất của KSV là buộc tội bị can, bị cáo, tức là chứng minh sự có tội củabị can, bị cáo Đây cũng là trách nhiệm thực hiện nội dung của nguyên tắc suy đoánvô tội nêu trên, đó cũng là là trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơquan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng Do vậy, trong giai đoạn xét xử,KSV luôn thực hiện những hoạt động tố tụng như công bố cáo trạng, quyết địnhtruy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiêntoà, xét hỏi, luận tội, tranh luận để rõ những nội dung cần chứng minh tội phạmđược quy định tại Điều 85 BLTTHS Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyếtđịnh truy tố bị can phải có căn cứ và hợp pháp, tức là phải có đầy đủ chứng cứchứng minh có sự việc phạm tội, bị can có hành vi phạm tội, việc điều tra chấp hànhđúng các quy định của BLTTHS Việc buộc tội bị cáo tại phiên tòa phải bảo đảmđầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm, hành vi phạm tội đã được làm rõ, kiểm tratrong quá trình điều tra, truy tố và kết quả xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa Tại phiêntòa, KSV áp dụng triệt để những quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạncủa VKS, KSV như xét hỏi, luận tội, tranh luận để bảo vệ quan điểm truy tố, buộc

Trang 28

tội của VKS Khi xét hỏi, KSV chú trọng hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồvật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án (khoản 2Điều 309 BLTTHS) như: Thời gian, địa điểm phạm tội, hành vi phạm tội cụ thể,động cơ, mục đích, lỗi của tội phạm; nguyên nhân dẫn đến việc bị cáo phạm tội;thiệt hại và việc khắc phục thiệt hại, vật chứng đã thu giữ, đã xử lý; công cụ,phương tiện đã sử dụng; người đồng phạm, vai trò của đồng phạm; nhân thân bịcáo, nhận thức của bị cáo về hành vi phạm tội ; những vấn đề mà HĐXX chưa hỏihoặc đã hỏi mà bị cáo trả lời chưa rõ ràng hoặc còn có mâu thuẫn thì KSV tập trunghỏi để làm rõ Khi luận tội, tranh luận, KSV tập trung phân tích, đánh giá đúng tínhchất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phương thức, thủ đoạnthực hiện tội phạm, xem xét mức độ lỗi, động cơ, mục đích phạm tội, mức độ hậuquả tác hại do tội phạm gây ra KSV phân tích những tình tiết tăng nặng tráchnhiệm hình sự của bị cáo (chỉ được coi là tình tiết tăng nặng theo quy định tại khoản1 Điều 52 BLHS năm 2015), những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bịcáo (áp dụng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 51 BLHS);xác định nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội; nhân thân, vai trò của bị cáo(của từng bị cáo trong vụ án đồng phạm) Sau khi xét hỏi, phân tích, đánh giá, xácđịnh vai trò, vị trí của bị cáo thì kết luận bị cáo đã phạm tội gì (hoặc các tội gì), tộiđó (hoặc các tội đó) được quy định tại điều, khoản, điểm nào của BLHS Đối với bịcáo không nhận tội, chối tội hoặc không khai trước tòa, hoặc lời khai có mâu thuẫnvới lời khai trong quá trình điều tra, truy tố thì KSV đề nghị HĐXX công bố lờikhai của bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố để đấu tranh, làm rõ bị cáo có haykhông có hành vi phạm tội Đồng thời, trong luận tội KSV viện dẫn những chứngcứ để buộc tội, như lời khai của bị cáo khác, của bị hại, người làm chứng, kết luậngiám định, kết luận định giá tài sản v.v

Khi tranh luận, đối đáp, KSV căn cứ vào lý luận của cấu thành từng tội phạmcụ thể, lý luận về chứng cứ để lập luận một cách lôgic từng vấn đề, đối đáp đếncùng với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác KSVviện dẫn các chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án đã được thu thập trong quá trìnhđiều tra, truy tố và đã được kiểm tra, đánh giá tại phiên tòa, các quy định của BLHS,BLTTHS, các văn bản dưới luật, các quy định chuyên ngành, các quy tắc trong cuộc

Trang 29

sống để tranh luận, đối đáp, lập luận chặt chẽ để bảo vệ quan điểm buộc tội củaVKS, đồng thời kiên quyết bác bỏ ý kiến sai trái hoặc không có căn cứ, trái phápluật của người tham gia tranh luận.

1.2.3 Áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong kết luận về tội phạm đốivới bị cáo

Thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khi THQCT trong giai đoạnxét xử vụ án hình sự cho thấy, nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm nhất của KSV làbuộc tội bị can, bị cáo, tức là chứng minh sự có tội của bị can, bị cáo, kết luận về tộicủa bị can, bị cáo Tuy nhiên, nhiệm vụ gỡ tội cho bị can, bị cáo cũng luôn đượcKSV coi trọng để đảm bảo không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm trong tố tụnghình sự Do vậy, ngay trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, KSV vẫn luôn nghiên cứu kỹhồ sơ vụ án để tiếp tục phát hiện những vi phạm của CQĐT, ĐTV trong giai đoạnđiều tra, truy tố, tiếp tục phát hiện những chứng cứ, tình tiết loại trừ trách nhiệmhình sự cho bị bị can (nếu có); tiếp tục thu thập các chứng cứ, tài liệu mới (nếu có)chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc phạm tội khác, khoản khác nhẹ hơn Việcbuộc tội bị cáo tại phiên tòa phải bảo đảm có đầy đủ chứng cứ chứng minh tộiphạm, hành vi phạm tội đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố và kết quảxét hỏi, tranh luận tại phiên tòa Tại phiên tòa, KSV áp dụng triệt để những quyđịnh của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS, KSV như xét hỏi, luận tội,tranh luận để bảo vệ quan điểm truy tố, buộc tội của VKS Đối với bị cáo khôngnhận tội, KSV hỏi rõ lý do và tiếp tục xét hỏi để xác định căn cứ, lý do bị cáo khôngnhận tội Trường hợp qua xét hỏi thấy có căn cứ xác định bị cáo không phạm tội thìKSV rút quyết định truy tố, đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội theo quyđịnh tại Điều 320 BLTTHS Trường hợp thấy bị cáo không phạm vào tội VKS đãtruy tố mà phạm tội khác nhẹ hơn hoặc thuộc khoản khác nhẹ hơn thì KSV thay đổiquan điểm truy tố, buộc tội của VKS sang tội danh hoặc khoản khác nhẹ hơn KSVcó thể rút bớt tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tăng thêm tình tiết giảm nhẹtrách nhiệm hình sự hoặc giảm bớt trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bị cáo.Trường hợp có đủ căn cứ để kết luận về một tội danh khác nặng hơn thì KSV khôngđược đề nghị xét xử theo tội danh nặng hơn mà đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa, trả

Trang 30

hồ sơ vụ án cho VKS để xem xét, quyết định, bảo đảm tính khách quan và đúng đắncủa việc giải quyết vụ án.

Khi tranh luận, KSV đối đáp đến cùng với từng ý kiến của bị cáo, người bàochữa hoặc của người tham gia tố tụng khác khi họ không đồng ý với quan điểmbuộc tội của VKS/ KSV để bảo vệ quan điểm buộc tội của VKS đồng thời bác bỏ ýkiến sai trái hoặc không đúng của người tham gia tranh luận

Tuy nhiên, nếu quá trình tranh luận phát hiện những tình tiết mới, những lậpluận có căn cứ có thể làm thay đổi nội dung vụ án hoặc thay đổi quan điểm, đườnglối xử lý vụ án mà không thể làm rõ, kết luận được khi tranh luận thì KSV đề nghịHĐXX trở lại phần xét hỏi và có thể đề nghị hoãn phiên tòa để tiến hành xác minh,điều tra bổ sung, đó là thực hiện đúng nguyên tắc suy đoán vô tội, thể hiện sự gỡ tộicho bị cáo Kết luận về tội của bị cáo của KSV khi THQCT trong giai đoạn xét xửsơ thẩm vụ án hình sự phải luôn khách quan, đúng đắn, làm cơ sở vững chắc choHĐXX ra phán quyết đúng đắn để giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm thực hiện tốtnguyên tắc suy đoán vô tội Trên cơ sở kết luận đúng đắn đó, VKS/ KSV bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệtcủa bị cáo, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hìnhsự

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong THQCT xét xử vụ án hình sự có ýnghĩa vô cùng quan trọng trong tố tụng hình sự, nó bảo đảm cho việc điều tra, truytố, buộc tội của VKS trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án có căn cứ và đúngpháp luật; bảo đảm cho việc nhanh chóng phát hiện tội phạm, kịp thời điều tra, làmsáng tỏ tội phạm và người phạm tội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngườibị buộc tội không bị xâm hại, không để xảy ra tình trạng khởi tố, điều tra oan saihoặc bỏ lọt tội phạm Trong giai đoạn xét xử, trên cơ sở xét hỏi, tranh luận côngkhai, dân chủ, công bằng, khách quan, nội dung vụ án được sáng tỏ, bị cáo, ngườibào chữa được đưa ra chứng cứ, tài liệu đồ vật, công khai, dân chủ đưa ra quanđiểm bào chữa, gỡ tội của mình, tranh luận bình đẳng với KSV và những ngườitham gia tố tụng khác Bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương

Trang 31

sự, bị hại được tham gia vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bịtội phạm xâm hại KSV luôn coi trọng nguyên tắc suy đoán vô tội để nhận định,đánh giá sự việc, đưa ra kết luận của mình một cách khách quan, toàn diện và đầyđủ về việc bị cáo có tội hay không có tội Kết quả tranh tụng giúp cho HĐXX đưara được phán quyết đúng đắn của mình, hạn chế và tiến tới loại trừ việc xét xử oan,sai đối với bị cáo Thực hiện tốt việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội góp phầnthực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát, qua đó giữ vững an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của bị can, bị cáo, bảo đảm thực hiệntốt nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Tại chương 1, học viên đã tậptrung nghiên cứu, làm rõ các nội dung quan trọng như khái niệm suy đoán vô tội,nội dung của suy đoán vô tội theo quy định của BLTTHS; khái niệm, đặc điểm, ýnghĩa, quy định của pháp luật (nội dung) áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khiTHQCT trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Những nội dung trên là căn cứ, cơ sởđể học viên tiếp tục nghiên cứu thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội khiTHQCT trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Trang 32

Chương 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI KHI THỰCHÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ

ÁN HÌNH SỰ2.1 Tình hình thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩmvụ án hình sự

Năm 2018: VKS các cấp truy tố ra trước tòa án để xét xử theo thủ tục sơthẩm 66.994 vụ/114.649 bị cáo, toà án đã xét xử 61.669 vụ/103.574 bị cáo.[37]

Năm 2019: VKS các cấp truy tố ra trước tòa án để xét xử theo thủ tục sơthẩm: 67.497 vụ/115.755 bị cáo, toà án đã xét xử: 61.850 vụ/103.185 bị cáo.[38]

Năm 2020: VKS các cấp truy tố ra trước tòa án để xét xử theo thủ tục sơthẩm 72.263 vụ/ 129.147 bị cáo, toà án đã xét xử: 59.343 vụ/102.618 bị cáo.[39]

Năm 2021: VKS các cấp truy tố ra trước tòa án để xét xử theo thủ tục sơthẩm: 81.596 vụ/ 149.170 bị cáo, toà án đã xét xử: 65.696 vụ/113.276 bị cáo.[40]

Năm 2022: VKS các cấp truy tố ra trước tòa án để xét xử theo thủ tục sơthẩm 83.464 vụ/160.537 bị cáo, toà án đã xét xử: 68.896 vụ/128.851 bị cáo[41]

Bảng số liệu: Tình hình thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Ngày đăng: 08/09/2024, 10:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w