1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LV ThS Luật học - Thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả Lê Thị Thu Trang
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sỹ
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 134,02 KB

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề người chưa thành niên phạm tội không những là hiện tượng tiêucực mà còn là vấn đề nhức nhối, bức xúc của xã hội được nhiều nước trên thếgiới đặc biệt quan tâm và đề ra các giải pháp đấu tranh, phòng ngừa Trongnhững năm qua, tình hình tội phạm ở nước ta ngày càng gia tăng và diễn biếnphức tạp, trong đó có các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạmtội xảy ra ở các thành phố lớn, như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Các tộiphạm này có tính chất, mức độ, hậu quả hành vi phạm tội ngày càng tinh vi,nguy hiểm; thủ đoạn phạm tội ngày càng manh động, không những xâm phạmquyền sở hữu tài sản mà còn tác động xấu đến an ninh, trật tự, gây bức xúctrong xã hội, đặc biệt tác động và ảnh hưởng xấu đến xu hướng phát triển củatầng lớp thanh thiếu niên trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước

Viện kiểm sát nhân dân với chức năng thực hành quyền công tố, kiểmsát hoạt động tư pháp, bảo đảm không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm Đặcbiệt, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, công tác thực hành quyền công tốcủa Viện kiểm sát trong những năm qua đã được quan tâm và có nhiều giảipháp hữu hiệu nhằm đấu tranh, phòng ngừa có hiệu quả, bảo đảm xử lý đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật và tạo điều kiện để người dưới 18 tuổi phạmtội có điều kiện, cơ hội sửa chữa lỗi lầm, trở thành người có ích cho xã hội.Công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong những năm qua đãphần nào đáp ứng yêu cầu về việc đảm bảo việc xử lý người dưới 18 tuổiphạm tội là phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếunhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh,trở thành công dân có ích cho xã hội Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tộiphải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểmcho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.Đứng trước yêu cầu đó, trong những năm qua, công tác tổng kết thực tiễn đấu

Trang 2

tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổiphạm tội trên địa bàn TP Hà Nội tuy đã đạt được những kết quả nhất địnhnhưng trong công tác thực hành quyền công tố đối với loại tội phạm này còn

có những hạn chế nhất định, như: Vẫn còn tình trạng lạm dụng việc bắt, tạmgiữ, tạm giam người chưa thành niên hoặc tuyên phạt hình phạt tù đối vớingười dưới 18 tuổi mà chưa quan tâm đến tâm lý, độ tuổi, điều kiện, hoàncảnh, nguyên nhân phạm tội; chưa chú trọng sử dụng các biện pháp giám sát,giáo dục phòng ngừa tại gia đình, nhà trường và cộng đồng; chưa bảo đảmquyền cơ bản của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi đặc biệt là quyền bàochữa; đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán chưa được đào tạochuyên sâu về tâm lý học, về khả năng giao tiếp, làm việc với bị can, bị cáo làngười dưới 18 tuổi

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một cách khách quan, toàn diện, hệthống thực tiễn công tác này trên địa bàn TP Hà Nội nhằm đề ra giải phápnâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm

sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội Vì vậy, việc chọn đề tài “Thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ có ý nghĩa lý luận,

thực tiễn và rất cần thiết trong tình hình hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Công tác thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu dongười dưới 18 tuổi phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, thực tiễntrên địa bàn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng mang tínhchất đặc thù, nên chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách trực tiếpvấn đề này Tuy nhiên, một số công trình có liên quan nghiên cứu các vấn đề

về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong vụ án hình sự

và tội phạm chưa thành niên, dưới các khía cạnh, góc độ khác nhau, như:

Trang 3

Bài viết "Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực hành quyền công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay" của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Tiến Sơn với đề tài ““Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Học viện

Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2012

Bài viết "Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp" của Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra

án hình sự về trật tự xã hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đăng trên Cổngthông tin điện tử VKSNDTC ngày 10/11/2014

Bộ Tư pháp năm 2000; hay cuốn: Thủ tục điều tra và xét xử liên quan đến trẻ em và NCTN: Đánh giá về các thủ tục nhạy cảm đối với trẻ em của

Tòa án nhân dân (TAND); Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội với công trình:

Đào tạo kiểm sát viên làm việc với NCTN (Sách dự án Danida).

Luận văn thạc sỹ của Võ Huỳnh Ngọc Thủy với đề tài “Thủ tục giải quyết các vụ án đối với người chưa thành niên (trên cơ sở số liệu của địa bàn tỉnh Bình Dương)” năm 2013, luận văn thạc sỹ của Bùi Ngọc Tú với đề tài

“nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát điều tra” năm 2013, luận văn thạc sỹ của Vũ Thị Anh Đào với đề tài “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với bị can, bị cáo là NCTN” năm 2014.

Luận văn thạc sỹ luật học của Vũ Thị Thu Quyên về "Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam hiện nay”

Trang 4

Tác giả Nguyễn Đức Mai với bài viết: Áp dụng các quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với NCTN phạm tội đăng trên Tạp chí Kiểm

sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao số 6 tháng 3 năm 2007

Tác giả Mai Bộ với bài viết: Hoàn thiện các quy định của BLTTHS về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với NCTN phạm tội đăng trên Tạp chí

học, ĐH Quốc gia Hà Nội, Luật học số 28 năm 2012

Tác giả Trần Thị Minh Thư với bài viết: “Kỹ năng của Kiểm sát viên khi thụ lý, giải quyết các vụ án do người chưa thành niên phạm tội” đăng trên

Tạp chí Kiểm sát số 07, năm 2014

Tuy vậy, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về thựchành quyền công tố các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tộitrên địa bàn thành phố Hà Nội Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn

đề này ở cấp độ Thạc sĩ Những bài viết, sách chuyên khảo và các công trìnhkhoa học nêu trên là những tài liệu tham khảo rất hữu ích và có giá trị trongquá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn

3 Mục đích, nhiệm vụ

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận

và thực tiễn về thực hành quyền công tố vụ án xâm phạm sở hữu do ngườidưới 18 tuổi phạm tội, từ thực tiễn của Viện kiểm sát nhân dân thành phố HàNội Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp bảo đảm

Trang 5

thực hành quyền công tố vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạmtội trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

3.2 Nhiệm vụ

- Làm rõ cơ sở lý luận, xác định các khái niệm có liên quan đến tộiphạm dưới 18 tuổi, thực hành quyền công tố vụ án xâm phạm sở hữu củaVKSND

- Phân tích, đánh giá tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu ở thành phố

Hà Nội; thực trạng thực hành quyền công tố vụ án xâm phạm sở hữu do ngườidưới 18 tuổi thực hiện, từ thực tiễn tại Thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó đánhgiá những kết quả đạt được, những hạn chế trong công tác này, nguyên nhânnhững hạn chế đó

- Xác định các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hànhquyền công tố vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện, từthực tiễn tại thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp tronggiai đoạn hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác thực hành quyền công

tố vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện tại TP Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi đối tượng nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn về công tác thực hành quyền công tố (từ giai đoạnkhởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự) đối với các vụ án xâm phạm sởhữu do người dưới 18 tuổi phạm tội

- Về thời gian, không gian: Đánh giá tình hình tội phạm xâm phạm sởhữu do người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội và thực

Trang 6

trạng công tác thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do ngườidưới 18 tuổi phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong 05năm (từ năm 2017 đến năm 2021).

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn được dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩaMác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; căn cứ vàoquan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường pháp chế trong đấutranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung và tội phạm dưới 18 tuổi nóiriêng, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân; đối với hoạt động của các cơ quan công quyền trong đó có hoạtđộng của cơ quan tư pháp, VKS phải phát huy tính dân chủ, công khai, minhbạch, đặc biệt là quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp được thểhiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Trong luậnvăn, tác giả áp dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hợp với tư tưởng HồChí Minh về Nhà nước và pháp luật làm cơ sở đánh giá các vấn đề Để đạtđược hiệu quả cao, tác giả sẽ kết hợp phương pháp phân tích, tổng hợp, sosánh, thống kê, logic để nghiên cứu các vấn đề đưa ra

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn nghiên cứu

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương đối toàndiện và hệ thống về thực hành quyền công vụ án xâm phạm sở hữu do ngườidưới 18 tuổi phạm tội, từ thực tiễn của thành phố Hà Nội Chính vì vậy, luậnvăn có một số đóng góp khoa học mới sau:

Trang 7

- Luận văn xây dựng được khái niệm, nội dung, đặc điểm, vai trò củathực hành quyền công tố vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thựchiện, từ thực tiễn thành phố Hà Nội Xác định và phân tích các yếu tố bảođảm áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố vụ án xâm phạm sởhữu do người dưới 18 tuổi thực hiện, từ thực tiễn thành phố Hà Nội.

- Đánh giá khách quan, toàn diện về thực trạng, làm rõ nguyên nhân,những hạn chế của hoạt động thực hành quyền công tố vụ án xâm phạm sởhữu do người dưới 18 tuổi thực hiện, từ thực tiễn ở thành phố Hà Nội từ năm

2016 đến năm 2020

- Đưa ra quan điểm và một số giải pháp bảo đảm thực hành quyền công

tố vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện, từ thực tiễn thànhphố Hà Nội trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn hiện nay

- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tácnghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các Trường Đại học chuyên ngành luật

và không chuyên ngành luật, hệ thống các trường chính trị của Đảng hoặc kếtquả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các Điều traviên, kiểm sát viên…

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố các vụ ánxâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội

Chương 2: Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hành quyền công

tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn

TP Hà Nội

Trang 8

Chương 3: Yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyềncông tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội

Trang 9

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI

PHẠM TỘI 1.1 Khái niệm, đặc điểm các vụ án xâm phạm sở hữu

1.1.1 Khái niệm các tội xâm phạm sở hữu

* Khái niệm quyền sở hữu:

Quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức và một trong những quyền được ghinhận tại các bản Hiến pháp của nước ta, quyền này được pháp luật ghi nhận

và bảo vệ Theo quy định tại Điều 158 BLDS năm 2015 thì Quyền sở hữu baogồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sởhữu theo quy định của luật Còn Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyềntài sản; Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản

có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

*Khái niệm các tội xâm phạm sở hữu:

Các tội xâm phạm sở hữu là những tội phạm được quy định tại ChươngXVI của BLHS, gồm 13 điều luật, từ Điều 168 đến Điều 180 BLHS Do đó,

để hiểu được khái niệm tội xâm phạm sở hữu, trước hết cần làm rõ khái niệmtội phạm Theo đó, Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy địnhtrong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc phápnhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế

độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền,lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợppháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xãhội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự

Trang 10

Như vậy, tội xâm phạm sở hữu là hành vi nguy hiểm cho xã hội đượcquy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sựthực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các quyền chiếm hữu,quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu, gây thiệt hại cho lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

*Khái niệm vụ án xâm phạm sở hữu:

Theo đó, Vụ án hình sự được hiểu là vụ việc có dấu hiệu tội phạm đãđược quy định trong Bộ luật hình sự và đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi

tố vụ án để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã đượcquy định ở Bộ luật tố tụng hình sự

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm vụ án xâm phạm sở hữu là vụ việc mà người nào đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình

sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân, và đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố vụ án để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật tố tụng hình sự.

*Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội:

Người dưới 18 tuổi phạm tội được hiểu là người từ đủ 14 tuổi đến dưới

18 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi nguy hiểm cho xãhội một cách cố ý hoặc vô ý, bị luật hình sự quy định là tội phạm và bị truycứu trách nhiệm hình sự

*Quy định về thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm quyền sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện:

Trang 11

Theo đó, các quy định về thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạmquyền sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện, bao gồm các quy định về tộixâm phạm quyền sở hữu, được quy định tại các Điều 169 (tội bắt cóc nhằmchiếm đoạt tài sản), Điều 168 (Tội cướp tài sản), Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tàisản), Điều 171 (Tội cướp giật tài sản), Điều 173 (Tội rrộm cắp tài sản), Điều

178 (Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản) trong Bộ luật Hình sự vàcác quy định về thực hành quyền công tố, được quy định tại các Điều 161,

162, 163, 164, 165, Điều 236 và Điều 266 Bộ luật Tố tụng hình sự

1.1.2 Đặc điểm các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội

* Chủ thể:

Để trở thành chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18tuổi thực hiện, trước hết phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạtđến độ tuổi do BLHS quy định Theo đó, họ phải không thuộc trường hợpđang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặckhả năng điều khiển hành vi của mình.2 Ngoài ra, họ còn phải đạt đến độ tuổi

do BLHS quy định, cụ thể: Họ là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, hoặc người

từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rấtnghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều

168 (Tội cướp tài sản), Điều 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), Điều

170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), Điều 171 (Tội cướp giật tài sản), Điều 173 (Tộitrộm cắp tài sản), Điều 178 (Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản)(Điều 12 BLHS)

* Khách thể:

Khách thể của tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện làquan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ bị xâm phạm bởi hành vi phạm tội.Theo đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệthại cho quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ, đó là sự xâm phạm đến các

Trang 12

quyền cụ thể như: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt về tàisản Bên cạnh đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội còn có thể xâm phạm đến cáckhác thể khác là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu Hành vi nguy hiểmcho xã hội xâm phạm đến các quan hệ sở hữu thông qua việc tác động lên đốitượng cụ thể là tài sản, thông qua đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hạicho các quan hệ sở hữu.

* Mặt khách quan:

Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu là biểu hiện ra bên ngoàithế giới khách quan của tội phạm xâm phạm sở hữu, bao gồm hành vi phạmtội, hậu quả của tội phạm và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội vớihậu quả của tội phạm, những dấu hiệu này diễn ra và tồn tại ở thế giới kháchquan Trong đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội là yếu tố quan trọng nhất vàmang tính quyết định trong việc xác định cấu thành tội phạm

Hành vi nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm sở hữu được hiểu

là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu đượcLuật hình sự bảo vệ Theo đó, quan hệ tài sản là quan hệ chủ yếu, bên cạnh đócòn có các quan hệ khác như tính mạng, sức khỏe, trật tự an, an toàn xãhội Biểu hiện của hành vi xâm phạm các quyền sở hữu nói chung và tội xâmphạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng chủ yếu là bằng hànhđộng, như: hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc cóhành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống

cự được nhằm chiếm đoạt tài sản; hành vi bắt cóc người khác làm con tinnhằm chiếm đoạt tài sản; hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạnkhác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản; công nhiên chiếmđoạt tài sản của người khác; hành vi trộm cắp tài sản; hành vi bằng thủ đoạngian dối chiếm đoạt tài sản của người khác; hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản Bên cạnh đó hành vi phạm tội của một số tội trong nhóm các tộixâm phạm sở hữu có thể được thực hiện dưới dạng không hành động, như:

Trang 13

hành vi vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác; hành vi thiếu tráchnhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung, xâm phạm sở hữu dongười chưa thành niên thực hiện nói riêng thì tính chất chiếm đoạt là đặctrưng của hành vi phạm tội Tuy nhiên, có một số tội được xếp vào nhóm cáctội xâm phạm sở hữu nhưng hành vi không có tính chất chiếm đoạt, như: Tộihủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178); Tội thiếu trách nhiệm gâythiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều179); Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180)

Ngoài hành vi nguy hiểm cho xã hội thì hậu quả thiệt hại là một trongnhững yếu tố thuộc mặt khách quan của hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu

do người chưa thành niên thực hiện Đặc trưng về hậu quả của các tội xâmphạm sở hữu là hậu quả mà các hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra chủ yếu

là thiệt hại về tài sản Hậu quả thiệt hại về tài sản là căn cứ để đánh giá tínhchất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Đặc biệt, một số tội xemđịnh lượng tài sản bị thiệt hại là căn cứ để xác định có truy cứu trách nhiệmhình sự hay chỉ là hành vi vi phạm, như: hành vi công chiếm đoạt tài sản,hành vi trộm cắp tài sản, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứutrách nhiệm hình sự khi thiệt hại có giá trị từ 2.000.000 đồng; hành vi lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi mứcthiệt hại có giá trị từ 4.000.000 đồng; hành vi chiếm giữ trái phép tài sản bịtruy cứu trách nhiệm hình sự khi hậu quả thiệt hại là từ 10.000.000 đồng.Ngoài ra, trong hầu hết các tội xâm phạm quyền sở hữu thì hậu thiệt hại còn

là cơ sở để xác định khung hình phạt, như: đối với hành vi công nhiên chiếmđoạt tài sản thi hành vi phạm tội thuộc khoản 1 Điều 172 BLHS khi thiệt hại

từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, thuộc Khoản 2, khi thiệt hại từ50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thuộc khoản 3, khi thiệt hại từ200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng Như đã trình bày trên, nên

Trang 14

cạnh là những thiệt hại về tài sản thì đối với một số tội, hậu quả thiệt hại còn

có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, như: Gây thương tích hoặc gây tổnhại cho sức khỏe của người khác hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự,

an toàn xã hội

Ngoài ra, để được xem là hậu quả của hành vi xâm phạm quyền sở hữu

do người dưới 18 tuổi thực hiện, yêu cầu giữa hậu quả thiệt hại và hành vixâm phạm sở hữu phải có mối quan hệ nhân quả, hành vi là cái có trước, hậuquả thiệt hại phải là cái có sau và là kết quả của hành vi xâm phạm sở hữu

*Mặt chủ quan:

Mặt chủ quan của tội phạm xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổithực hiện là mặt bên trong của tội phạm, phản ánh trạng thái tâm lý của chủthể đối với hành vi xâm phạm sở hữu và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm: Lỗi và động cơ mục đích khi thực hiệnhành vi phạm tội, trong đó quan trọng nhất là yếu tố lỗi của chủ thể khi thựchiện hành vi phạm tội Đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội xâmphạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng, chủ thể phạm tội đãthực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội với lỗi cố ý và có mục đích khi thựchiện hành vi phạm tội là vụ lợi, như: hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lựcngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tìnhtrạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản; hành vi bắt cócngười khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản; hành vi đe dọa sẽ dùng vũlực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tàisản Tuy nhiên, cũng có một số tội thuộc nhóm các tội xâm phạm ở hữu đượcthực hiện với lỗi cố ý nhưng không vì mục đích chiếm đoạt tài sản, như: hành

vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác Ngoài ra, một sốtội thuộc nhóm các tội xâm phạm ở hữu được thực hiện với lỗi vô ý, như:hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản củaNhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất

Trang 15

mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổchức, doanh nghiệp; hành vi vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác.

1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, đối tượng, phạm vi thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội

* Khái niệm thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội:

Để hiểu rõ về thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm quyền sởhữu do người dưới 18 tuổi thực hiện, trước hết cần làm rõ khái niệm quyền

công tố Theo Từ điển tiếng Việt thì “Công tố” là từ ghép Hán Việt, trong đó,

“Công” có nghĩa là thuộc về Nhà nước, tập thể, trái với tư Còn“Tố” là nói

về những sai phạm, tội lỗi của người khác một cách công khai trước người có

thẩm quyền hoặc trước nhiều người; “Công tố” có nghĩa là “truy tố, buộc tội

bị cáo và phát biểu ý kiến trước Tòa án, nhân danh Nhà nước” Qua đó, có

thể hiểu Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước để thực hiện việc truycứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội Tại ViệtNam, quyền này được Nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân, do đó,Viện kiểm sát nhân danh Nhà nước để phát hiện tội phạm và truy cứu tráchnhiệm hình sự đối với người phạm tội Quyền này được thực hiện trong cácgiai đoạn: giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; giaiđoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; giai đoạn truy tố tội phạm; giai đoạn xét

xử vụ án hình sự; điều tra một số loại tội phạm và trong hoạt động tư pháp vềhình sự

Theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thìThực hành quyền công tố được hiểu là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dântrong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người

Trang 16

phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ ánhình sự.

Cùng với thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp cũng làchức năng hiến định của Viện kiểm sát nhân dân Tại Điều 3, Điều 4 Luật tổchức Viện kiểm sát nhân dân đã phân biệt và quy định cụ thể hai chức năngnày của Viện kiểm sát nhân dân Căn cứ quy định của pháp luật và tổng kếthoạt động thực tiễn, có thể xác định các dấu hiệu cơ bản để phân biệt thựchành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự nhưsau:

Về phạm vi: Thực hành quyền công tố là hoạt động của VKSND từ khi

giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến khi kết thúc việctruy cứu trách nhiệm hình sự Trong khi đó, Kiểm sát hoạt động tư pháp từkhi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đếnkhi thi hành xong bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án

Về đối tượng: Thực hành quyền công tố có đối tượng là tội phạm và

người phạm tội Trong khi đó, Kiểm sát hoạt động tư pháp có đối tượng là cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng

Về hình thức: Thực hành quyền công tố thường sử dụng các hình thức

văn bản như: Cáo trạng, lệnh, quyết định, kháng nghị Trong khi đó, Kiểm sáthoạt động tư pháp thường sử dụng các hình thức văn bản như: Công văn, kiếnnghị…

Về hậu quả pháp lý: Thực hành quyền công tố dẫn đến việc truy cứu

hoặc không truy cứu trách nhiệm hình sự Trong khi đó, Kiểm sát hoạt động

tư pháp thì chỉ xem xét, xử lý vi phạm, thiếu sót của cơ quan, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng

Trang 17

Hoạt động thực hành quyền công tố đối với các vụ án xâm phạm sởhữu do người chưa thành niên thực hiện là một trong những hoạt động thựchành quyền công tố đối với những vụ án cụ thể, đó là vụ án xâm phạm sở hữu

do người chưa thành niên thực hiện, hoạt động này được bắt đầu từ giai đoạngiải quyết nguồn tin về tội phạm và kết thúc khi vụ án được giải quyết xong

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm thực hành quyền công

tố các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện như sau: Thực hành quyền công tố các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện

là tổng hợp các quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu, được thực hiện từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đến giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

* Đặc điểm thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội:

Từ khái niệm về thực hành quyền công tố các tội xâm phạm sở hữu dongười dưới 18 tuổi thực hiện, có thể thấy hoạt động thực hành quyền công tốđối với các tội này có những đặc điểm như sau:

Một là, thực hành quyền công tố các tội xâm phạm sở hữu do người

dưới 18 tuổi thực hiện là sự thể hiện quyền lực Nhà nước trong TTHS

Như đã phân tích trên, hoạt động thực hành quyền công tố các vụ ánxâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện là việc VKSND nhân danhNhà nước quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự và hình thức, mức độtruy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, không

đề cập đến chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHS

Đây là các hoạt động thể hiện quyền lực Nhà nước trong việc thực hiệnchức năng buộc tội, truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm duy trì trật tự xã hội,

Trang 18

bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhântrong xã hội Qúa trình thực hành quyền công tố các tội xâm phạm sở hữu dongười dưới 18 tuổi thực hiện chính là quá trình thực hiện, áp dụng pháp luậtnhằm đảm bảo cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18tuổi thực hiện, đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng tuânthủ theo đúng quy định của pháp luật nói chung và quy định đối với ngườidưới 18 tuổi nói riêng Tất cả các quyết định của VKS khi thực hành quyềncông tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện đều thểhiện quyền lực nhà nước và bảo đảm quyền lực nhà nước được thực thi, qua

đó, bảo đảm cho quá trình giải quyết các vụ án hình sự được thực hiện đúngquy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho người chưa thành niên

Hai là, thực hành quyền công tố các tội xâm phạm sở hữu do người

dưới 18 tuổi thực hiện là hoạt động chỉ do VKSND tiến hành theo quy địnhcủa pháp luật

Tại Điều 107 Hiến pháp đã khẳng định: Viện kiểm sát nhân dân cóchức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Tiếp

đó, Điều 2, Luật tổ chức VKSND tiếp tục khẳng định chức năng thực hànhquyền công tố của Viện kiểm sát Qua đó có thể khẳng định Viện kiểm sát là

cơ quan duy nhất được phát động quyền công tố, thực hiện việc buộc tội đốivới người đã thực hiện hành vi phạm tội nói chung, người dưới 18 tuổi thựchiện hành vi xâm phạm sở hữu nói riêng Khi thực hành quyền công tố trongcác giai đoạn của tố tụng hình sự thì VKS được pháp luật quy định cho cácnhiệm vụ và quyền hạn nhất định, như: Yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặcthay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; Hủy bỏ các quyếtđịnh khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án,quyết định không khởi tố vụ án trái pháp luật; phê chuẩn, hoặc hủy bỏ quyếtđịnh khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can tráipháp luật; Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can

Trang 19

trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; Phê chuẩn,không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạntạm giữ, việc tạm giam và các biện pháp khác hạn chế quyền con người,quyền công dân Qua phân tích trên có thẻ thấy được VKSND là cơ quan duynhất thực hiện chức năng thực hành quyền công tố đối với các vụ án hình sựnói chung và vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện nóiriêng.

Ba là, thực hành quyền công tố các tội xâm phạm sở hữu do người dưới

18 tuổi thực hiện phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của pháp luật, đặcbiệt là những quy định đối với đặc điểm của người dưới 18 tuổi

Thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới

18 tuổi thực hiện là quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểmsát nhằm buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội nói chung,người dưới 18 tuổi nói riêng, là quá trình áp dụng các quy định của Bộ luậtHình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan Do

đó, việc tuân thủ chặt chẽ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luậtHình sự và các văn bản pháp luật có liên quan trong quá trình thực hànhquyền công tố, sẽ đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự, việc buộc tộicủa VKS diễn ra đúng pháp luật, đảm bảo không làm oan người vô tội vàkhông bỏ lọt tội phạm Theo đó, BLTTHS đã quy định chặt chẽ về thẩmquyền, trình tự, thủ tục của các hoạt động trong các giai đoạn của Tố tụnghình sự Việc quy định này đảm bảo quá trình thu thập chứng cứ, đánh giáchứng cứ và truy cứu trách nhiệm hình sự diễn ra khách quan và đúng phápluật Bên cạnh đó, hoạt động thực hành quyền công tố các tội xâm phạm sởhữu do người dưới 18 tuổi thực hiện không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm việctruy cứu trách nhiệm hình sự, buộc tội đối với người dưới 18 tuổi mà còn bảođảm quyền con người, quyền công dân của người dưới 18 tuổi, vì hoạt độngthực hành quyền công tố các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện, trực tiếp

Trang 20

ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dưới 18 tuổi Do đó, đây là yêu cầuluôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và yêu cầu các cơ quan tiến hành tốtụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện Thực tế hiện nay,pháp luật đã có nhiều sửa đổi theo hướng tiến bộ, nhằm đảm bảo các quyềncủa người dưới 18 tuổi phạm tội Từ đó có thể khẳng định các hoạt động thựchành quyền công tố đối với người dưới 18 tuổi thực hiện của VKSND đềuphải tuân theo quy định pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bảnpháp luật có liên quan, đặc biệt là các quy định đối với người dưới 18 tuổinhằm đảm bảo hoạt động thực hành quyền công tố các tội xâm phạm sở hữudiễn ra khách quan và đúng quy định pháp luật, đồng thời đảm bảo tôn trọngcác quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi.

1.2.2 Ý nghĩa thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu

do người dưới 18 tuổi phạm tội

Một là, ý nghĩa trong việc bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người dưới

18 tuổi phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời,nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, đúng tội, đúng pháp luật,không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội

Có thể thấy rằng, thông qua việc thực hành quyền công tố các vụ ánxâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện, Viện kiểm sát có đánh giátài liệu, chứng cứ thu thập được, từ đó, xác định người bị tình nghi có thựchiện hành vi phạm tội hay không để thực hiện việc buộc tội hoặc không truycứu trách nhiệm hình sự đối với người bị tình nghi Qúa trình thực hànhquyền công tố, Viện kiểm sát có trách nhiệm áp dụng đúng, đầy đủ các biệnpháp được quy định tại BLTTHS quy định để thu thập tài liệu, chứng cứ trongtrường hợp cần thiết, phát hiện vi phạm của Cơ quan điều tra, Tòa án để kịpthời yêu cầu khắc phục, chấm dứt, cũng như thực hiện việc truy tố ngườiphạm tội ra trước Tòa để xét xử và truy cứu trách nhiệm hình sự về hành viphạm tội mà họ đã thực hiện Thông qua đó, bảo đảm việc phát hiện, tiến

Trang 21

hành thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan để xử lý, khởi tố, điều tra mọi hành

vi phạm tội, người dưới 18 tuổi phạm tội xâm phạm sở hữu, góp phần đảmbảo kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội, truy cứu trách nhiệmhình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội vàkhông bỏ lọt tội phạm

Hai là, ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân,

đặc biệt là quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi

Theo đó, trong quá trình thực hành quyền công tố các tội xâm phạmquyền sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện, Viện kiểm sát có trách nhiệmđánh giá các tài liệu, chứng cứ thu được cũng như trình tự thủ tục và thẩmquyền tiến hành các hoạt động tố tụng để xem xét quá trình thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ được giáo thì các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩmquyền tiến hành tố tụng có vi phạm pháp luật hay không, tài liệu chứng cứ thuđược có đủ để xác định người bị tình nghi đã thực hiện tội phạm hay không để

ra quyết định buộc tội hay không tội Từ đó, thực hiện việc truy tố ra trướcTòa án và thực hiện việc kháng nghị nếu cho rằng Bản án của Tòa án sơ thẩm

là không có căn cứ pháp luật, trái pháp luật, làm oan người vô tội, hay bỏ lọttội phạm Tất cả những hoạt động trên ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền conngười, quyền công dân, đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi bị tình nghithực hiện hành vi xâm phạm sở hữu Thông qua nhiệm vụ, quyền hạn đượcquy định trong BLTTHS, VKS kịp thời phát hiện và yêu cầu các cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tố tụng khắc phục, xử lý các vi phạm tố tụng,không phê chuẩn, yêu cầu hủy hoặc ra quyết định hủy đối với các quyết địnhkhông có căn cứ, trái pháp luật của Cơ quan điều tra, đặc biệt các quyết định

áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra, khángnghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm nếu xét thấy không có căn

cứ pháp luật, trái pháp luật, làm oan người vô tội Thông qua đó, đảm bảokhông có người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền

Trang 22

con người, quyền công dân trái pháp luật, góp phần đảm bảo các quyền côngdân, quyền con người, đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi bị tình nghithực hiện hành vi xâm phạm sở hữu.

Ba là, hoạt động thực hành quyền công tố các tội xâm phạm sở hữu do

người dưới 18 tuổi thực hiện có vai trò quan trọng trong việc xây dựng vàhoàn thiện pháp luật

Hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu dongười dưới 18 tuổi thực hiện chính là quá trình áp dụng và sử dụng pháp luậttrên thực tiễn của Viện kiểm sát, là quá trình đưa các quy định trong các vănbản pháp luật vào các hoạt động, tình huống, vụ việc cụ thể Thông qua hoạtđộng thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18tuổi thực hiện, Viện kiểm sát kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập, lỗithời được quy định trong BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật có liênquan nói chung và các quy phạm pháp luật quy định về các tội xâm phạm sởhữu nói riêng đặc biệt với đối tượng tội phạm chưa thành niên Từ đó, Việnkiểm sát có đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịpthời sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm khác phục cáctồn tại, hạn chế để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm Bêncạnh đó, thông qua thực tiễn công tác thực hành quyền công tố các tội xâmphạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện, giúp Viện kiểm sát phát hiện ranhững dạng vi phạm pháp luật mới, những dạng quan hệ xã hội mới nhưngchưa được pháp luật điều chỉnh, từ đó có kiến nghị để kịp thời ban hành vănbản pháp luật điều chỉnh các quan hệ trên Thông qua đó, giúp hoàn thiện cácquy định pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hình sự đặc biệt là quy định đốivới người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng, hệ thống pháp luật nói chung

1.2.3 Đối tượng, phạm vi thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội

Trang 23

* Đối tượng thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện:

Đối tượng của quyền công tố được hiểu là những gì mà quyền công tốtác động vào nhằm đạt được mục đích nhất định Do đó, đối tượng của thựchành quyền công tố chính là tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội.Như vậy, chỉ những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành vi xâm phạm cácquan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ mới có thể là đối tượng của thựchành quyền công tố Theo đó, Viện kiểm sát thông qua hoạt động thực hànhquyền công tố tác động vào tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội đểthực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người đã thực hiện hành viphạm tội, là chủ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quyđịnh là tội phạm Từ phân tích trên, có thể hiểu đối tượng thực hành quyềncông tố các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện chính là tộiphạm xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện và người phạm tội làngười dưới 18 tuổi Theo đó, các tội xâm phạm sở hữu theo quy định củaBLHS bao gồm: Tội cướp tài sản (Điều 168), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tàisản (Điều 169), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170), tội cướp giật tài sản (Điều171), tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172), tội trộm cắp tài sản (Điều173), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản (Điều 175), tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176), tội sử dụngtrái phép tài sản (Điều 177), tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều178), tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổchức, doanh nghiệp, vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180)

Người thực hiện hành vi phạm tội trong hoạt động thực hành quyềncông tố các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện là ngườidưới 18 tuổi, khi họ thực hiện một trong các hành vi xâm phạm sở hữu đượcquy định tại Chương XVI của BLHS Xuất phát từ việc, đối tượng là ngườidưới 18 tuổi, là những người chưa phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh

Trang 24

thần Do đó, BLTTHS quy định riêng để áp dụng đối với họ, như: Bảo đảmthủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành,khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi;Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi; Bảo đảm quyền tham gia

tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanhniên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơingười dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt; Tôn trọng quyền đượctham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi; Bảo đảm quyền bào chữa,quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi; Bảo đảm các nguyên tắc

xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Bảo đảm giảiquyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi Hayyêu cầu Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải làngười đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liênquan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa họcgiáo dục đối với người dưới 18 tuổi

* Phạm vi thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện:

Phạm vi thực hành quyền công tố các tội xâm phạm sở hữu do ngườidưới 18 tuổi thực hiện được bắt đầu từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố, đến khi giải quyết xong vụ án Theo đó, VKS bắtđầu thực hiện hoạt động thực hành quyền công tố các tội xâm phạm sở hữu từkhi Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm (khi có quyết định phâncông Điều tra viên giải quyết nguồn tin về tội phạm, có thông báo về việc giảiquyết nguồn tin về tội phạm), trong suốt giai đoạn giải quyết nguồn tin, giaiđoạn điều tra vụ án, truy tố bị can, đến khi vụ án được giải quyết xong (vụ án

bị đình chỉ hoặc có bản án có hiệu lực của Tòa án)

Trang 25

* Nội dung thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người

dưới 18 tuổi thực hiện:

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án xâmphạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội, như: yêu cầu Cơ quan điều tra,

cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặcthay đổi, bổ sung quyết định khởi tố, hủy bỏ các quyết định khởi tố, thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố…

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố đối với vụ án xâmphạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội, như: quyết định áp dụng, thayđổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấptài liệu liên quan đến vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiệnhành vi phạm tội trong trường hợp cần thiết

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án xâm phạm sởhữu do người dưới 18 tuổi phạm tội, như: tham gia xét hỏi, xem xét vậtchứng, xem xét tại chỗ, luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyếtđịnh truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của

Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa

*Một số lưu ý khi thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu

do người dưới 18 tuổi thực hiện:

- Căn cứ xác định tuổi của người dưới 18 tuổi: Việc xác định tuổi củangười bị buộc tội dưới 18 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu, như:Giấy chứng sinh; Giấy khai sinh; Chứng minh nhân dân; Thẻ căn cước côngdân; Sổ hộ khẩu; Hộ chiếu Trường hợp các giấy tờ, tài liệu nêu trên có mâuthuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì Cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợpvới gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên

Trang 26

Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi ngườidưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minhlàm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh vềtuổi của người đó.

- Kiểm sát viên thực hành quyền công tố đối với vụ án người dưới 18tuổi thực hiện phải có ít nhất một trong các điều kiện sau đây: Có kinhnghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18tuổi; Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ ánhình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi; Đã được đào tạo, tậphuấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi

- Thông báo tố tụng đến người dưới 18 tuổi: Trước khi lấy lời khai, hỏicung người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trướctrong thời gian hợp lý cho người đại diện, người bào chữa, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của họ biết về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏicung để những người này tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật Hìnhthức thông báo là bằng văn bản, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ, điện thoại liênlạc của người ra thông báo và người được thông báo, hoặc bằng hình thứckhác, như: thông báo trực tiếp, qua điện thoại hoặc phương tiện điện tử khácnhưng ngay sau đó phải gửi thông báo bằng văn bản

- Việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi: Khi lấy lời khai người

bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bịhại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai,hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của họ Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặcngười đại diện của họ Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng

Trang 27

phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họtham dự Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bịtạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viênđồng ý Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúcthì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợpkhẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can Thời gian lấy lời khai ngườidưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ,trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp Thời gian hỏi cung bị can làngười dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02giờ, trừ trường hợp: Phạm tội có tổ chức; Để truy bắt người phạm tội khácđang bỏ trốn; Ngăn chặn người khác phạm tội; Để truy tìm công cụ, phươngtiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án; Vụ án có nhiều tình tiết phứctạp Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại

là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ ántrong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án

- Bào chữa cho người dưới 18 tuổi: Người bị buộc tội là người dưới 18tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Người đại diện củangười dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tựmình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội Trường hợp người bị buộctội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họkhông lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa ánphải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình

sự 2015

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 của Luận văn đã phân tích các vấn đề lý luận về thực hànhquyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện,qua nội dung phân tích thấy được, tội xâm phạm sở hữu là những hành vinguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng

Trang 28

lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đếncác quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sởhữu, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơquan, tổ chức và cá nhân Đồng thời kết quả phân tích cũng cho thấy, thựchành quyền công tố các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện

là việc Viện kiểm sát nhân dân sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý màpháp luật quy định cho Viện kiểm sát được thực hiện trong phạm vi quyềncông tố để truy cứu trách nhiệm hình sự, buộc tội đối với người dưới 18 tuổithực hiện hành vi xâm phạm sở hữu bị coi là tội phạm;được thực hiện từ giaiđoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; giai đoạnkhởi tố, điều tra vụ án hình sự; giai đoạn truy tố tội phạm; giai đoạn xét xử vụ

án hình sự; điều tra một số loại tội phạm và trong hoạt động tư pháp về hình

sự theo đúng quy định của pháp luật Thực hành quyền công tố các tội xâmphạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện có ý nghĩa trong việc bảo đảmmọi hành vi phạm tội, người dưới 18 tuổi phạm tội, vi phạm pháp luật đềuphải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọttội phạm và không làm oan người vô tội; bảo vệ quyền con người, quyền côngdân, đặc biệt là quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi và có vai tròquan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Hoạt động trên có đốitượng là tội phạm xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện và ngườiphạm tội là người dưới 18 tuổi phạm vi bắt đầu từ khi giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đến khi giải quyết xong vụ án

Trang 29

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Quy định của pháp luật về thực thành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội

Theo quy định của BLTTHS, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thìViện kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong tố tụng hình sự, chức năng thực hành quyền công tố củaViện kiểm sát được thực hiện trong các giai đoạn giải quyết nguồn tin về tộiphạm, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự Theo đó, trong quátrình thực hành quyền công tố nói chung, thực hành quyền công tố đối vớiviệc giải quyết vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội, Việnkiểm sát nhân dân hai cấp của thành phố Hà Nội được pháp luật quy định chocác quyền và nhiệm vụ cụ thể như sau:

2.1.1 Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ

án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội

Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tốtrong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói chung, vụ án xâm phạm sởhữu do người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Điều 161 và 165 Bộluật tố tụng hình sự Bao gồm các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như:

Một là, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến

hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi

tố đối với những vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiệnhành vi phạm tội thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra, Cơ quantiến hành một số hoạt động điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện ra có vi phạmhoặc việc khởi tố của Cơ quan điều tra chưa chính xác hoặc bỏ lọt tội phạm

Trang 30

Hai là, hủy bỏ các quyết định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định

khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án xâm phạm sở hữu do ngườidưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội; phê chuẩn quyết định khởi tố bị cankhi xét thấy có đủ căn cứ để xác định người dưới 18 tuổi đã thực hiện hành vithuộc các tội xâm phạm sở hữu Trong khi tiến hành điều tra, nếu xét thấy cócăn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tốhoặc còn hành vi phạm tội khác thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố nếuxét thấy người thực hiện là người dưới 18 tuổi nhưng hành vi phạm tội thuộctrường hợp không cần thiết phải bị khởi tố

Ba là, khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án xâm phạm sở

hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội, khởi tố bị can trongnhững trường hợp: (1) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ ánhình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra; (2) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố và phát hiện có dấu hiệu tội phạm; (3) Viện kiểm sáttrực tiếp phát hiện tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử

Bốn là, phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường

hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm,khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, ápdụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn cácquyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điềutra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quyđịnh của Bộ luật này; hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và tráipháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra Đặc biệt đối với người thực hiện hành vi phạm tội lại làngười dưới 18 tuổi thì việc áp dụng các biện pháp trên cần phải được cân nhắc

Trang 31

thận trọng và đúng nguyên tắc quy định tại Điều 414 BLTTHS, nhằm hạn chếnhững ảnh hưởng tiêu cực có thể gây ra cho người dưới 18 tuổi.

Năm là, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

(như: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh,đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh), biện phápcưỡng chế (như: áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản) Như

đã trình bày trên, khi xem xét áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn,biện pháp cưỡng chế đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, cần phải được cânnhắc kỹ lưỡng, xác định thực sự cần thiết mới được áp dụng Theo đó, chỉ ápdụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội làngười dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết Đồng thời chỉ áp dụngbiện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổikhi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngănchặn khác không hiệu quả Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội làngười dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18tuổi trở lên quy định tại BLTTHS Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạmgiam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằngbiện pháp ngăn chặn khác Bên cạnh đó, cần phải tuân thủ đúng quy định:Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,

bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 củaBLHS nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d

và đ khoản 2 Điều 119 của BLTTHS; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cóthể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêmtrọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứquy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều

119 của BLTTHS; Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bịkhởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêmtrọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt,tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn

Trang 32

Sáu là, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan

được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra đểlàm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, ápdụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong quá trình điều tra vụ án xâmphạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội

Bảy là, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp

để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, viphạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không đượckhắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyếtđịnh việc truy tố

Tám là, khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi

phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệutội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quyđịnh tại Chương XXIII và Chương XXIV của BLHS

Chín là, quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam;

quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộcchữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập các vụ án xâm phạm sở hữu dongười dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội

2.1.2 Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố đối với vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội

Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tốtrong giai đoạn truy tố đối với các vụ án hình sự nói chung, vụ án xâm phạm

sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội được quy định tạiĐiều 236 Bộ luật tố tụng hình sự Bao gồm các nhiệm vụ, quyền hạn như:

Trang 33

Một là, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (như:

giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặttiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh), biện phápcưỡng chế (như: áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản); yêucầu CQĐT truy nã bị can

Hai là, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan

đến vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tộitrong trường hợp cần thiết

Ba là, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ

sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầuđiều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho CQĐT

Bốn là, quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, quyết định bổ sung

quyết định khởi tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện còn có hành viphạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra

Năm là, quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra

bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:(1) Còn thiếu chứng cứ để chứngminh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS mà Việnkiểm sát không thể tự mình bổ sung được; (2) Có căn cứ khởi tố bị can về mộthay nhiều tội phạm khác; (3) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khácliên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can; (4) Có vi phạm nghiêmtrọng thủ tục tố tụng

Sáu là, quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau

đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thậtkhách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:

Bị can bỏ trốn; Bị can mắc bệnh hiểm nghèo; Bị can bị áp dụng biện pháp bắtbuộc chữa bệnh Quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

Bị can phạm nhiều tội; Bị can phạm tội nhiều lần; Nhiều bị can cùng thựchiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội

Trang 34

phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.Quyết định chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền khi thuộc một trong cáctrường hợp: Cơ quan điều tra cùng cấp xét thấy vụ án không thuộc thẩmquyền điều tra và đề nghị chuyển vụ án; Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án đểđiều tra; Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện kiểmsát đã yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện Quyết định

áp dụng thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện: Người thực hiện hành viphạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú; Sự việc phạm tội đơn giản,chứng cứ rõ ràng; Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; Ngườiphạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộcchữa bệnh, khi có kết luận giám định pháp y tâm thần xác định người thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự

Bảy là, quyết định truy tố Theo đó, Viện kiểm sát quyết định truy tố bị

can trước Tòa án bằng bản cáo trạng Trong đó, ghi rõ diễn biến hành vi phạmtội, chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mụcđích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc ápdụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tìnhtiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can;việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân vàđiều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.Tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng

Tám là, quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án khi thuộc một trong

các trường hợp: Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu; Hành vi không cấuthành tội phạm; Người thực hiện hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạmtội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản

và hành vi thực tế đã thực hiện chưa đủ yếu tố cấu thành của một tội khác;Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, phápluật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa hoặc khi

Trang 35

có quyết định đại xá; Đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng cónhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả và thuộc mộttrong các trường hợp sau: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít

nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp phạm các tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”, “tội hiếp dâm”,

“cướp giật tài sản”, “sản xuất trái phép chất ma túy”, “tàng trữ trái phép chất ma túy”, “vận chuyển trái phép chất ma túy”, “mua bán trái phép chất

ma túy”, “chiếm đoạt chất ma túy”; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS, trừ tộiphạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248,

249, 250, 251 và 252 của BLHS; Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm cóvai trò không đáng kể trong vụ án Quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộccác trường hợp: có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâmthần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thờihạn quyết định việc truy tố; bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâunhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố; trong trường hợp này phải yêucầu Cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án; Khi trưngcầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp

mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố Quyết địnhđình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định phục hồi vụ án, quyếtđịnh phục hồi vụ án đối với bị can

Chín là, quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp

dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

2.1.3 Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội

Nhiệm vụ và quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố tronggiai đoạn xét xử vụ án hình sự nói chung, vụ án xâm phạm sở hữu do ngườidưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Điều 266 BLTTHS, bao gồm:

Trang 36

* Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm:

Một là, Kiểm sát viên được phân công tiến hành công bố cáo trạng,

công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộctội đối với bị cáo tại phiên tòa;

Hai là, KSV tham gia xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;

Ba là, KSV được phân công tham gia luận tội, tranh luận, rút một phần

hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phátbiểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;

Bốn là, Viện kiểm sát thực hiện việc kháng nghị bản án, quyết định của

Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;

* Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm:

Một là, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố trình

bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị;

Hai là, Kiểm sát viên bổ sung chứng cứ mới;

Ba là, Kiểm sát viện được phân công có quyền bổ sung, thay đổi kháng

nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị;

Bốn là, KSV tham gia xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;

Năm là, Kiểm sát viên được phân công phát biểu quan điểm của Viện

kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;

Sáu là, Kiểm sát viên tham gia tranh luận với bị cáo, người bào chữa,

người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa

* Trong việc xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật:

Một là, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án và quyết

định đã có hiệu lực pháp luật Theo đó, Viện trưởng VKSND tối cao có quyềnkháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật của TAND cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa

Trang 37

án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDtối cao Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giámđốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh,TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Hai là, VKS đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay

đổi, bổ sung kháng nghị trước khi mở phiên tòa, hoặc tại phiên tòa nếu chưahết thời hạn kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị trước khi bắtđầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm

Ba là, VKS đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có quyền quyết

định việc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó đã bị kháng nghị giámđốc thẩm

2.2 Thực tiễn thực thành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội

* Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội tác động đến hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu

do người dưới 18 tuổi phạm tội:

Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, Thủ đô của nước Cộng hòa

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa,khoa học kỹ thuật của cả nước Vị trí địa lý thành phố Hà Nội nằm ở vị trí từ20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, được chechắn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dãy núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nambởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc

ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- HưngYên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.7 Địa bàn thành phố HàNội là nơi tập trung của tất cả các cơ quan trung ương, Cơ quan của chính

Trang 38

quyền các cấp của thành phố Hà Nội, trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giaocủa các nước, trụ sở của các tổ chức quốc tế, các trung tâm nghiên cứu, việnnghiên cứu và trường đại học lớn Do đó, Hà Nội là thành phố thu hút nhiềudân từ nhiều địa phương đến đây sinh sống, học tập và việc và cũng là nơi thuhút nhiều người nước ngoài đến du lịch, làm việc và sinh sống Sau khi đượcsáp nhập, mở rộng địa giới hành chính theo kết luận Hội nghị Trung ương 6(khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số15/2008/NQ-QH12, ngày 29/5/2008, hiện nay thành phố Hà Nội có diện tích

tự nhiên là 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất.8 Hiện nay, Hà Nội có 30 đơn vịhành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn, về dân số, năm

2019 khoảng 8,05 triệu người, đến năm 2021 thì dân số trên địa bàn Hà Nội làhơn 8,3 triệu người, mật độ dân số là 2.398 người/km², là thành phố có mật độdân số cao thứ hai cả nước và tốc độ tăng dân số cao nhất cả nước

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năm 2021, GRDP của Hà Nội ước tăng2,92%, đáng chú ý là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 ướctính tăng 3,46% so với năm 2020, khu vực công nghiệp và xây dựng ước tínhtăng 3,85% so với năm 2020, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn179,6 nghìn lao động, đạt 110% kế hoạch năm Với sự phát triển mạnh mẽ vềkinh tế, chính sách giải quyết việc làm hiệu quả nên thành phố Hà Nội luôn làlựa chọn đầu tiên để sinh sống, học tập và lao động, nên thành phố Hà Nộiluôn phải chịu áp lực về việc gia tăng dân số do người ngoài tỉnh di cư đếnthành phố, tạo ra sự đa dạng về thành phần dân cư, đã dẫn đến sự phức tạp về

an ninh trật tự và tình hình tội phạm, đặc biệt là các tội phạm xâm phạmquyền sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện đang có xu hướng gia tăng vàdiễn biến phức tạp

Như vậy, với vai trò là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục

và khoa học kỹ thuật, thành phố Hà Nội là thành phố được nhiều người xem

Trang 39

là vùng đất lý tưởng để học tập và tìm kiếm việc làm, do đó, đã thu hút nhiềungười dân từ khắp cả nước tập trung đến đây để học tập và lao động, đặc biệt

là các thanh thiếu niên, trong đó có người dưới 18 tuổi, gây ra khó khăn chocông tác quản lý về dân cư, cũng như sự phức tạp về tình hình an ninh trật tự

và an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, đặc biệt là phạm các tội về xâmphạm quyền sở hữu như: cướp giật, trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt tàisản Điều này đã gây ra áp lực cho các cơ quan tố tụng trong việc giải quyết

vụ án hình sự, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân hai cấp của thành phố HàNội Đồng thời sự khó khăn trong công tác quản lý hành chính, sự đa dạng vềthành phần dân cư và sự phức tạp về tình hình tội phạm đã tác động khôngnhỏ đến chất lượng hoạt động giải quyết vụ án nói chung, hoạt động thựchành quyền công tố trong quá trình giải quyết vụ án xâm phạm quyền sở hữu

do người chưa thành niên thực hiện nói riêng

* Đặc điểm VKSND hai cấp của TP Hà Nội với hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội:

Viện kiểm sát nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội được thành lập ngày31/12/1960, với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyềncông tố; nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thốngnhất trên địa bàn thành phố Hà Nội Sau nhiều lần sáp nhập, đến hiện nay,VKSND hai cấp thành phố Hà Nội có 45 đơn vị, trong đó 30 Viện kiểm sátnhân dân quận, huyện, thị xã và 15 phòng nghiệp vụ Trong những năm gầnđây, VKSND các cấp của thành phố Hà Nội đã luôn được quan tâm, đầu tư cơ

sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động, đảm bảo thực hiện nhiệm vụđược giao.10 Bên cạnh đó, về công tác tổ chức cán bộ, trong những năm qua,các cấp lãnh đạo của VKSND trên địa bàn thành phố Hà Nội đã luôn chútrọng công tác đổi mới tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ có bảnlĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đạo đức, lối sống trong sáng.Hiện nay, biên chế của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp trên địa bàn thành phố

Trang 40

Hà Nội có hơn 916 người, đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên đã và đang đượcchuẩn hóa về trình độ theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân,

có trên 102 Thạc sĩ luật, 664 Cử nhân luật, nhiều cán bộ, Kiểm sát viên cótrình độ Cao cấp Lý luận chính trị, đáp ứng với yêu cầu thực hiện chức năng,nhiệm vụ được giao Cùng với đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vềchính trị, chuyên môn nghiệp vụ tiếp tục được quan tâm, nhờ đó, đến nay,VKSND hai cấp của thành phố Hà Nội đang là một trong những đơn vị đầutiên trong ngành Kiểm sát triển khai và duy trì mô hình liên kết với các cơ sởđào tạo trong việc tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ cho công chức của đơn vị,phối hợp và tạo điều kiện để cán bộ cấp quản lý và KSV tham gia các lớp,khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, lớp cao học luật, đi học nướcngoài về đấu tranh với tội phạm công nghệ cao do đó, chất lượng của lựclượng cán bộ, công chức của đơn vị không ngừng được nâng cao

Như vậy, việc thường xuyên được kiện toàn về bộ máy tổ chức, bổsung biên chế cán bộ, Kiểm sát viên, được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng vềtrình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, cũng như được đầu tư xâydựng cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiệnđại phụ vụ công tác là những điều kiện góp phần đảm bảo việc thực hiện tốtchức năng được Đảng, nhà nước tin tưởng giao cho, hay nói cách khác đó lànhững yếu tố đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả chức năng thực hànhquyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung, thực hành quyềncông tố trong giải quyết các vụ án xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổiphạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần thực hiện thực hiện thắnglợi mục tiêu đấu tranh phòng chống tội phạm, thông qua đó góp phần đảm bảo

an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

* Tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Ngày đăng: 28/09/2024, 15:57

w