1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LV ThS Luật học - Kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tại Việt Nam

70 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tại Việt Nam
Tác giả Tác giả
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 152,71 KB

Nội dung

Viện kiểm sát nhân dân với chức năng thực hành quyền công tố vàkiểm sát hoạt động tư pháp là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc giảiquyết các vụ án về động vật nguy cấp, quý, hiế

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một trong số mười sáu quốc gia có nền đa dạng sinh họccao bậc nhất thế giới [17] với khoảng 30% [28] trong số gần 20 000 loài thựcvật và hơn 100 loài chim, gần 80 loài động vật có vú là loài đặc hữu của ViệtNam [30] Trong một vài thập kỷ gần đây, nền kinh tế của Việt Nam có tốc độtăng trưởng nhanh và mạnh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, tạo ra tác độngkhông nhỏ lên mọi mặt của đời sống xã hội Tuy nhiên, song song với đó, ýthức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nóiriêng của người dân Việt Nam vẫn chưa được nâng cao tương ứng khi một bộphận không nhỏ người Việt Nam vẫn coi động vật nguy cấp, quý, hiếm làthực phẩm, thuốc hay trang sức Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt vớitình trạng suy thoái đa dạng sinh học ở mức độ nghiêm trọng Tính đến năm

2021, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Việt Nam có 75loài thú, 57 loài chim, 75 loài bò sát, 53 loài lưỡng cư và 136 loài cá được liệt

kê là các loài bị đe doạ (nghĩa là thuộc mức cực kỳ nguy cấp, nguy cấp và sắpnguy cấp) [17] Một phần nguyên nhân đến từ thực trạng khai thác quá mứctài nguyên thiên nhiên, buôn bán trái phép các loài động vật nguy cấp, quý,hiếm cũng như các hoạt động sản xuất kinh tế khác phục vụ cho nhu cầu ngàycàng gia tăng của con người, ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn của hệ sinhthái động vật nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam

Đối mặt với nguy cơ đó, Việt Nam đã tham gia vào các Điều ước quốc

tế cũng như xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điềuchỉnh việc quản lý và xử lý hành vi vi phạm trong việc bảo vệ động vật nguycấp, quý, hiếm nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng

về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên vàbảo vệ môi trường” được nêu trong Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày03/6/2013, trong đó có Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Trang 2

Kể từ khi Bộ luật hình sự có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 đến hết năm 2020,

đã có 374 vụ án về động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm được khởi tố trêntoàn lãnh thổ Việt Nam, riêng năm 2020 là 111 vụ [21], cho thấy nhiềuchuyển biến tích cực trong công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã củanước ta Tuy nhiên, so với số lượng vi phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vựcnày trên thực tế thì tỷ lệ các vụ án được khởi tố vẫn còn thấp, nhiều vụ việccòn gặp khó khăn ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tộiphạm cho đến quá trình giải quyết vụ án

Viện kiểm sát nhân dân với chức năng thực hành quyền công tố vàkiểm sát hoạt động tư pháp là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc giảiquyết các vụ án về động vật nguy cấp, quý, hiếm, trong đó chức năng kiểmsát hoạt động tư pháp được thực hiện xuyên suốt trong giai đoạn điều tra kể từkhi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm cho đến khi kết thúc giai đoạnđiều tra, góp phần đảm bảo việc xử lý tội phạm về động vật nguy cấp, quý,hiếm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và ngườiphạm tội, không làm oan người vô tội Tuy nhiên, trước tình trạng ngày cànggia tăng cả về số lượng lẫn tính chất phức tạp của tội phạm về động vật nguycấp, quý, hiếm, các quy định của pháp luật liên quan đến loại tội này cònnhiều bất cập như về công tác giám định, xử lý vật chứng… đã khiến công táckiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra tội phạm này trên thựctiễn vẫn còn những thiếu sót, làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các vụ

án, một số vi phạm không được phát hiện triệt để, việc ban hành kháng nghị,kiến nghị yêu cầu khắc phục, sửa chữa không được chính xác, nhanh chóng,kịp thời

Về mặt lý luận, đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quanđến kiểm sát điều tra đối với các vụ án liên quan đến động vật nguy cấp, quý,hiếm mà chủ yếu là nghiên cứu chung về thực hành quyền công tố đối vớiloại án này hoặc nghiên cứu về kiểm sát điều tra đối với các tội phạm nói

Trang 3

chung hay các tội phạm khác, do đó rất cần có công trình nghiên cứu riêng từgóc độ kiểm sát điều tra và gắn với loại tội phạm cụ thể như tội Vi phạm quyđịnh về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm sát điều tra vụ án

Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tại Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ Luật học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua, liên quan đến công tác kiểm sát điều tra các vụ

án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm có thể kể đếnmột số công trình tiêu biểu mang tính lý luận về tố tụng hình sự và những vấn

đề cụ thể gắn với tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,hiếm như:

*Sách tham khảo, giáo trình

- GS TS Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Bộluật Hình sự (Phần các tội phạm), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội;

- TS Phạm Mạnh Hùng (Chủ biên) (2019), Bình luận Bộ luật tố tụnghình sự, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội;

- Trường Đại học kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình Đào tạo nghiệp

vụ kiểm sát Tập 2;

- PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang (2019), Báo chí điều tra về buônbán trái pháp luật động vật hoang dã, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội

*Công trình nghiên cứu và tham luận của chuyên gia

- Trần Thị Hải (2018), Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguycấp, quý, hiếm, Luận văn Thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội;

Trang 4

- Ngô Trọng Mạnh (2018), Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệđộng vật nguy cấp, quý, hiếm theo Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ,Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;

- PGS TS Nguyễn Đức Hạnh (2018), Tham luận “Những khó khăn,vướng mắc trong công tác truy tố các vụ án về động vật hoang dã, quý, hiếm”tại Hội thảo nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, vi phạm phápluật về động vật hoang dã, quý, hiếm ở Việt Nam do Ủy ban Tư pháp củaQuốc Hội và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đồng phối hợp tổchức tại Hải Phòng;

- TS Phạm Minh Tuyên (2014), Tham luận “Tội vi phạm các quy định

về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo

vệ - Thực tiễn xét xử ở Việt Nam” tại Hội thảo về tăng cường công tác đấutranh với các tội phạm về động vật hoang dã do Trung tâm Giáo dục Thiênnhiên Việt Nam (ENV) tổ chức tại Hà Nội;

- Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2020), Sổ tay hướng dẫn Kiểm sátviên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án liên quanđến động vật hoang dã, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội

*Bài viết, bài báo khoa học

- PGS TS Nguyễn Đức Hạnh (2019), “Quản lý và xử lý vật chứng làđộng vật hoang dã trong các vụ án hình sự”, Tạp chí Tòa án(23);

- PGS TS Nguyễn Đức Hạnh (2020), “Impacts of Wildlife trade andsustainable development in Vietnam”, Tạp chí EDP Sciences (157);

- PGS TS Nguyễn Đức Hạnh (2020), “International cooperation andmutual legal assistance in criminal matters in handling with transnationalwildlife trafficking crimes in Vietnam”, Tạp chí EDP Sciences (164);

Trang 5

- PGS TS Nguyễn Đức Hạnh (2020), “Legal framework for wildlifefarming benefits species conservation and preventing wildlife crimes inVietnam”, Tạp chí EDP Sciences (243);

- ThS Lê Văn Sua (2020), “Bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nhìn

từ góc độ pháp luật hình sự”, Tạp chí Môi trường & Xã hội (tháng 3);

- ThS Phạm Quỳnh Nga (2020), Xác định trách nhiệm hình sự củapháp nhân thương mại phạm tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguycấp, quý, hiếm, https://kiemsat vn/xac-dinh-trach-nhiem-hinh-su-cua-phap-nhan- thuong-mai-pham-toi-vi-pham-quy-dinh-ve-bao-ve-dong-vat-nguy-cap-quy-hiem-56557 html

Nhìn chung, các công trình nêu trên đã nghiên cứu về mặt lý luận cũngnhư thực tiễn của tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,hiếm ở các góc độ khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có công trình nàonghiên cứu về công tác Kiểm sát điều tra các vụ án Vi phạm quy định về bảo

vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tại Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứumột số vấn đề lý luận, khảo sátthực tiễn nhằm phát hiện những bất cập trong quy định của pháp luật, khókhăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện các quy định này, cũng nhưnguyên nhân của nó để từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiệncác quy định của pháp luật và nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tracác vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụsau:

Trang 6

- Nghiên cứu các quy định pháp luật về tội Vi phạm quy định về bảo vệđộng vật nguy cấp, quý, hiếm;

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của công tác kiểm sát điều tra vụ án Viphạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm;

- Khảo sát thực tiễn, phân tích thực trạng của công tác kiểm sát điều tra

vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tại ViệtNam, đồng thời chỉ ra những khó khăn, vướng mắc gặp phải và nguyên nhândẫn đến tình trạng đó;

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật vànâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định vềbảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trong thực tiễn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật tố tụng hình

sự Việt Nam cũng như việc áp dụng quy định của pháp luật đối với công táckiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,hiếm theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2021

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Bộ luật tố tụng hình sự quy định có rất nhiều cáchoạt động điều tra khác nhau Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận vănthạc sĩ luật học, tác giả chỉ đề cập đến nội dung kiểm sát điều tra đối vớinhững biện pháp điều tra cơ bản thường được áp dụng đối với các vụ án viphạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác kiểm sát điều tracác vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quyđịnh của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2021 trênlãnh thổ Việt Nam

Trang 7

Phạm vi về thời gian: Các số liệu được luận văn khảo sát và xem xétthực tiễn trong vòng 4 năm từ năm 2018 đến năm 2021

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vềNhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhànước pháp quyền

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả còn sử dụng cácphương pháp khác bao gồm:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch, quy nạp… sẽ được sửdụng trong Chương 1 khi nghiên cứu về một số vấn đề lý luận về kiểm sátđiều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nhưkhái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và nội dung của kiểm sát điều tra vụ án Vi phạmquy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm;

- Phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê, tổng hợp… được sử dụngtrong Chương 2 và 3 khi nghiên cứu về thực tiễn kiểm sát điều tra vụ án Viphạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tại các Viện kiểm sátnhân dân hai cấp trên toàn quốc trong giai đoạn năm 2018 - 2021, trên cơ sở

đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra vụ

án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận

và thực tiễn vì đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên ở cấp độ mộtluận văn thạc sĩ luật học về công tác kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định

về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm Luận văn góp phần làm sáng tỏ và

Trang 8

phong phú thêm lý luận về công tác kiểm sát điều tra của ngành Kiểm sát,đồng thời còn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo phục vụ choviệc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của các nhà nghiên cứu lập pháp, cáccán bộ giảng dạy pháp luật, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viênthuộc ngành Luật

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được áp dụngtrong thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công táckiểm sát điều tra vụ án hình sự nói chung và vụ án Vi phạm quy định về bảo

vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nói riêng tại Viện kiểm sát nhân dân các cấptrên cả nước

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Kiểm sát điều tra vụ án Vi phạmquy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Chương 2: Thực tiễn Kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo

vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra vụ

án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Trang 9

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của công tác kiểm sát điều tra vụ

án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

1.1.1 Khái niệm động vật nguy cấp, quý, hiếm

Động vật là những sinh vật đa bào, nhân chuẩn thuộc giới Động vật.Hiện trên toàn cầu có nhiều loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, phầnlớn do bị con người săn bắt quá mức hoặc phá hoại môi trường sống Một sốloài khác có nguy cơ tuyệt chủng cục bộ, nghĩa là chúng trở nên nguy cấp,quý, hiếm ở một địa phương này nhưng lại có số lượng lớn ở địa phươngkhác

Trong số các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam, không có vănbản nào đưa ra định nghĩa cụ thể cho khái niệm “động vật nguy cấp, quý,hiếm” Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 củaChính Phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,hiếm có quy định: “Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm làloài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường,

số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danhmục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quyđịnh” [5], tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực vào ngày 10/3/2019

Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội Vi phạmquy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội Vi phạm quy định

về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật hình sự (Nghị quyết số5/2018/NQ-HĐTP) không đưa ra định nghĩa mà chỉ xác định loài nào đượccoi là động vật nguy cấp, quý, hiếm, theo đó, “động vật nguy cấp, quý, hiếm

Trang 10

quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danhmục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vậtrừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chínhphủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vậthoang dã nguy cấp” [11]

Như vậy có thể hiểu, động vật nguy cấp, quý, hiếm là loài động vật cógiá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tựnhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Việt Nam, thuộc Danh mục loàinguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, độngvật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặcPhụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dãnguy cấp

1.1.2 Khái niệm tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Pháp luật hình sự quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hộiđược quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình

sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạmđến các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ mà theo quy định của Bộluật này phải bị xử lý hình sự

Kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về thương mại quốc tế các loàiđộng, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) vào năm 1994 đến nay,nước ta đã rất tích cực trong việc xây dựng và ban hành các văn bản luật vàdưới luật khác nhau để bảo vệ và ngăn chặn hành vi tàng trữ, buôn bán, vậnchuyển động vật nguy cấp, quý, hiếm Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổsung năm 2017 (BLHS) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã dànhriêng một điều luật (Điều 244) nhằm hình sự hóa hành vi vi phạm quy định vềbảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Trang 11

Tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là hành

vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộcDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thựcvật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định củaChính phủ hoặc Phụ lục I Công ước CITES, hoặc vận chuyển, buôn bán tráiphép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của loàiđộng vật đó, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố

ý, xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về bảo vệ động vật nguy cấp,quý, hiếm, làm mất cân bằng hệ sinh thái cũng như đa dạng sinh học của cácloài động vật nguy cấp, quý, hiếm trong tự nhiên

Để xem xét một hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguycấp, quý, hiếm của một người có phải là hành vi phạm tội hay không, cơ quantiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần phải đánh giá xem hành vi đó

có thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vậtnguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 BLHS hay không thông qua cácdấu hiệu pháp lý của tội phạm, bao gồm dấu hiệu khách quan, chủ quan,khách thể và chủ thể

1.1.2.1 Khách thể

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi

sự xâm hại của tội phạm và bị tội phạm xâm hại đến [1, tr 82] Khách thể củatội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là quan hệ xãhội về chế độ quản lý của Nhà nước trong việc bảo vệ hệ cân bằng sinh thái,

đa dạng sinh học của các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguycấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Côngước CITES nói chung và bản thân các loài động vật đó nói riêng

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm

bị hành vi phạm tội tác động và qua đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại

Trang 12

cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ [10, tr 110] Như vậy, đối tượngtác động trực tiếp của tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,quý, hiếm là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được

ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước CITES

Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy địnhtrong Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ về Tiêuchí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,hiếm được ưu tiên bảo vệ (Nghị định số 160/2013/NĐ-CP) Danh mục nàysau đó được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày16/7/2019 của Chính Phủ (Nghị định số 64/2019/NĐ-CP)

Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quyđịnh trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ vềQuản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Côngước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Nghịđịnh số 06/2019/NĐ-CP), sau đó được thay thế tại Nghị định số 84/2021/NĐ-

CP ngày 22/9/2021 của Chính Phủ (Nghị định số 84/2021/NĐ-CP) Tuynhiên, không phải loài nào thuộc danh mục này cũng là đối tượng tác độngcủa tội phạm này mà chỉ các loài thuộc nhóm IB của Danh mục này, tức làcác loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sửdụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tựnhiên tại Việt Nam

Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguycấp, hay còn gọi là Công ước CITES, là một hiệp ước quốc tế đa phươngđược ký kết vào năm 1973 với mục tiêu bảo vệ các loài động, thực vật nguycấp thông qua việc đảm bảo rằng các hoạt động thương mại quốc tế đối vớimẫu vật của các loài động, thực vật này không làm đe dọa đến sự sống còncủa loài đó trong tự nhiên Công ước CITES bao gồm ba phụ lục, lần lượt là

Trang 13

Phụ lục I, II và III, trong đó Phụ lục I liệt kê những loài động vật, thực vậthoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu,nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đíchthương mại [6] Chỉ những loài thuộc Phụ lục I của Công ước CITES mới làđối tượng tác động của tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,quý, hiếm

1.1.2 2 Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồmnhững biểu hiện của tội diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, đó

là hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội, hậu quả thiệt hại cho

xã hội do hành vi khách quan gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vikhách quan và hậu quả, và các điều kiện bên ngoài khác gắn liền với hành vikhách quan như công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm phạm tội… [12, tr.115]

Đối với hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội, theo quyđịnh của Điều 244 BLHS, người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một sốhành vi khách quan sau:

- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vậtthuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc động vậtthuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IBhoặc Phụ lục I Công ước CITES mà không thuộc loài trong Danh mục loàinguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cáthể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến

15 cá thể động vật lớp khác;

- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thểkhông thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục loàinguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc cá thể, bộ phận cơ thể khôngthể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10

Trang 14

cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khácthuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IBhoặc Phụ lục I Công ước CITES mà không thuộc loài trong Danh mục loàinguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Ngà voi có khối lượng từ 02kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới

01 kilôgam;

- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vậthoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể khôngthể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quyđịnh nêu trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành

vi nêu trên hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn viphạm

Hậu quả của tội phạm này là sự đe dọa đến đa dạng sinh học và sự pháttriển bình thường của các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm vốn đã đứng trên

bờ vực tuyệt chủng Điều 244 BLHS không mô tả hậu quả của tội phạm nàynhưng đã cụ thể hóa bằng các tình tiết định lượng như khối lượng, số lượng cáthể hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống Hậu quả của tội phạm nàyphải trực tiếp do các hành vi khách quan nêu trên gây ra

Một số biểu hiện bên ngoài khác của mặt khách quan được quy định làdấu hiệu định khung tăng nặng của tội này như: “Sử dụng công cụ hoặcphương tiện săn bắt bị cấm”, “Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thờigian bị cấm”, “Buôn bán, vận chuyển qua biên giới”…

1.1.2.3 Chủ thể

Chủ thể của tội phạm là người hoặc pháp nhân thương mại thực hiệnhành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự coi là tội phạm khi đã đạtnhững điều kiện nhất định do luật hình sự quy định [1, tr 116] Như vậy, chủthể của tội phạm này phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, tức là không

bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều

Trang 15

khiển hành vi, và phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Khoản 1 Điều 244BLHS quy định cấu thành cơ bản của tội này có khung hình phạt từ 01 nămđến 05 năm tù, do đó người thực hiện hành vi chỉ cần từ đủ 16 tuổi trở lên làphải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này

Theo Điều 76 BLHS thì tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguycấp, quý, hiếm nằm trong phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhânthương mại, do đó pháp nhân thương mại cũng là một chủ thể của tội phạmnày

1.1.2.4 Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng tháitâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đóthực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi ấy, biểu hiện ởdấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội [1, tr 130] Người thựchiện hành vi Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm phải

có lỗi cố ý trực tiếp, tức là người đó nhận thức rõ hành vi của mình là nguyhiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quảxảy ra

1.1.2.5 So sánh tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm và tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã

Tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm và tội

Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã ở BLHS năm 1999, sửa đổi

bổ sung năm 2009 được quy định chung trong một điều luật do có khách thểđều là động vật, tuy nhiên đến BLHS năm 2015 chúng lại được các nhà làmluật tách thành hai điều luật khác nhau ở hai chương khác nhau: Tội Vi phạmquy định về bảo vệ động vật hoang dã nằm ở Điều 234 thuộc Chương XVIIICác tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, còn tội Vi phạm quy định về bảo vệđộng vật nguy cấp, quý, hiếm là Điều 244 thuộc Chương XIX Các tội phạm

về môi trường Sở dĩ hai tội này tuy cùng chung tính chất nhưng lại được quy

Trang 16

định ở hai chương khác nhau là do Điều 234 hành vi phạm tội cần có dấu hiệuđịnh lượng về mặt trị giá còn ở Điều 244 thì không cần, do đó Điều 234 đượcxếp vào Chương Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Ngoài ra, sự khác biệt rõ rệt nhất của hai tội này nằm ở khách thể, nếunhư Điều 244 có khách thể là động vật nguy cấp quý, hiếm được quy định tạiDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thựcvật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Côngước CITES thì Điều 234 có khách thể là động vật thuộc Danh mục thực vậtrừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ướcCITES hoặc động vật hoang dã khác

1.1.3 Khái niệm kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Vụ án hình sự là vụ án được thụ lý và giải quyết theo thủ tục do Bộ luật

Tố tụng hình sự quy định Vụ án hình sự phát sinh khi có quyết định khởi tố

vụ án và kết thúc khi vụ án bị đình chỉ hoặc khi bản án của Tòa án có hiệu lựcpháp luật [9]

Căn cứ vào Hiến pháp năm 1959, vào ngày 15/7/1960 Quốc hội khóa IInước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sátnhân dân, đánh dấu sự chính thức ra đời của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân(VKSND), trong đó quy định rõ về chức năng kiểm sát việc tuân theo phápluật trong hoạt động tư pháp của VKSND Qua các lần sửa đổi Hiến pháp,kiểm sát hoạt động tư pháp vẫn được khẳng định là một trong hai chức năngcủa VKSND tại Điều 107 Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam năm 2013, theo đó, “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố,kiểm sát hoạt động tư pháp”[13] Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động

tư pháp để bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền

Trang 17

và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật đượcchấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

Phạm vi của công tác kiểm sát hoạt động tư pháp rất rộng, được thểhiện trong khái niệm của hoạt động này tại Khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Việnkiểm sát nhân dân năm 2014: “Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động củaViện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết địnhcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay

từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ ánhành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tưpháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật” [15] Như vậy,kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự, mà cụ thể hơn là tronghoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự là một phần của công tác kiểm sáthoạt động tư pháp của Viện kiểm sát (VKS)

Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự là hoạtđộng của VKSND sử dụng các quyền năng pháp lý do luật định đảm bảo tínhhợp pháp đối với các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân tronghoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự, được thực hiện ngay từ khi tiếpnhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến khi kếtthúc điều tra vụ án hình sự

Như vậy ta có thể hiểu khái niệm công tác kiểm sát điều tra vụ án Viphạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là: Kiểm sát điều tra

vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là hoạt độngcủa VKSND sử dụng các quyền năng pháp lý do luật định đảm bảo tính hợppháp đối với các hành vi, quyết định của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giaotiến hành một số hoạt động điều tra (sau đây gọi chung là Cơ quan điều tra),các chủ thể có thẩm quyền điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động

Trang 18

vật nguy cấp, quý, hiếm trong hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự, đượcthực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố đến khi kết thúc điều tra vụ án hình sự

1.1.4 Đặc điểm kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Công tác kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vậtnguy cấp, quý, hiếm có một số đặc điểm sau đây:

- Là hoạt động chỉ có thể được thực hiện bởi VKSND theo trình tự thủtục quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2021(BLTTHS) Trong quá trình kiểm sát, Kiểm sát viên chỉ được áp dụng cácbiện pháp kiểm sát quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2014 vàBLTTHS;

- Luôn gắn với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhànước về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm cũng như phòng ngừa, đấutranh và xử lý tội phạm về động vật nguy cấp, quý, hiếm, được nêu trong cácvăn bản như Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hànhTrung ương khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cườngquản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Kết luận số 56-KL/TW ngày23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7khóa XI, Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ vềmột số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã…

- Bắt đầu ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố, trong suốt quá trình khởi tố, điều tra cho đến khi kếtthúc điều tra vụ án hình sự Việc kết thúc điều tra vụ án có thể bằng Bản kếtluận điều tra đề nghị truy tố, Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra

vụ án Xuyên suốt quá trình này, Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát điều trabám sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra (CQĐT), thể hiện mối quan

hệ phối hợp và chế ước với cơ quan này;

Trang 19

- Do có đối tượng tác động đều là động vật nên tội Vi phạm quy định

về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm thường dễ bị nhầm lẫn với tội Viphạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã quy định tại Điều 234 BLHS;

- Luôn kết hợp chặt chẽ với chức năng thực hành quyền công tố tronggiai đoạn điều tra, bởi lẽ mục đích của cả chức năng kiểm sát và thực hànhquyền công tố đều là nhằm phát hiện nhanh chóng, xử lý nghiêm minh, kịpthời và đúng pháp luật hành vi phạm tội, bảo đảm việc khởi tố, điều tra, truy

tố, xét xử được đúng người, đúng tội, không oan sai, bỏ lọt tội phạm Nếu nhưthực hành quyền công tố là bảo đảm mọi tội phạm đều phải được xử lý thìkiểm sát điều tra đảm bảo việc xử lý tội phạm phải được thực hiện đúng theotrình tự, thủ tục tố tụng luật định

1.1.5 Ý nghĩa kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Công tác kiểm sát điều tra vụ án nói chung và vụ án Vi phạm quy định

về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nói riêng giúp bảo vệ pháp chế xã hộichủ nghĩa, chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảmviệc khởi tố, điều tra phải kịp thời, khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác,đúng pháp luật để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.Ngoài ra, nó cũng đảm bảo không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ,tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật

Công tác kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vậtnguy cấp, quý, hiếm cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng, hoànthiện cũng như tuyên truyền pháp luật Quy định của pháp luật có phù hợphay không, có căn cứ hay không, có cần phải sửa đổi, bổ sung quy định nàokhông thì cần phải thông qua quá trình áp dụng pháp luật của những ngườitiến hành tố tụng mà cụ thể là các Kiểm sát viên (KSV), Điều tra viên (ĐTV)

Trang 20

Đồng thời, trong quá trình kiểm sát điều tra, VKS thường có kiến nghị phòngngừa tội phạm và vi phạm pháp luật nói chung cũng như đối với vụ án Viphạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nói riêng, giúp tácđộng không nhỏ tới nhận thức pháp luật của người dân cũng như việc áp dụngpháp luật của người làm luật

Công tác kiểm sát điều tra cũng góp phần đấu tranh phòng chống tộiphạm vì nó góp phần giải quyết vụ án đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời, giúpphát hiện các vi phạm, sai phạm để kịp thời yêu cầu, kiến nghị khắc phục viphạm, sai phạm đó đảm bảo quá trình giải quyết vụ án hình sự tuân thủ đúngquy định pháp luật, được giải quyết đúng đắn nhanh chóng kịp thời, góp phầnnâng cao chất lượng đấu tranh với tội phạm

1.2 Mối quan hệ giữa kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố đều là chức năng củaVKSND trong tố tụng hình sự, được thực hiện ngay từ quá trình giải quyếtnguồn tin về tội phạm và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự.Tuy là hai chức năng khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ biện chứnghết sức mật thiết, gắn bó với nhau trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật tố tụng hình

sự được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Trong khi thực hành quyềncông tố đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện,

xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người đúng pháp luật, không làm oanngười vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội thì kiểm sát điều tranhằm đảm bảo việc giải quyết nguồn tin cũng như điều tra vụ án hình sự đượcthực hiện đúng theo quy định pháp luật, mọi vi phạm trong hoạt động điều traphải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh Từ đó, không để người nào

bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công

Trang 21

dân trái pháp luật Hai chức năng kiểm sát điều tra và thực hành quyền công

tố khi kết hợp lại sẽ bổ sung cho nhau đảm bảo quá trình giải quyết vụ án hình

sự được thực hiện một cách khách quan, đầy đủ và toàn diện, góp phần nângcao chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng

1.3 Nội dung kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

1.3.1 Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

và kiến nghị khởi tố

Do tính chất của hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguycấp, quý, hiếm là cần phải tiến hành giám định cá thể, mẫu vật thu giữ đượcmới có thể xác định có phạm tội hay không nên hầu hết các vụ việc có dấuhiệu tội phạm đều sẽ được tiếp nhận và thụ lý trước hết dưới dạng tố giác, tinbáo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố (gọi chung là nguồn tin về tội phạm).Nguồn tin về tội phạm có thể do VKS trực tiếp tiếp nhận hoặc do CQĐT tiếpnhận, VKS phải kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, phân loại và giải quyếtnguồn tin về tội phạm của CQĐT đối với cả hai loại nguồn tin này

Trường hợp phát hiện nguồn tin về tội phạm được tiếp nhận, thụ lýkhông đúng thẩm quyền, VKS phải có văn bản yêu cầu cơ quan đã tiếp nhận,đang tiến hành kiểm tra, xác minh chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giảiquyết; đồng thời thông báo đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để thực hiệnviệc kiểm sát Nếu xảy ra tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin vềtội phạm, việc giải quyết được thực hiện theo quy định tại Điều 150BLTTHS

Quá trình CQĐT tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm,VKS phải kiểm sát chặt chẽ các biện pháp kiểm tra, xác minh mà CQĐT tiếnhành, nếu thấy cần phải kiểm tra tính xác thực của nguồn tin về tội phạm; thuthập, củng cố chứng cứ, tài liệu, đồ vật để làm rõ những tình tiết liên quan đếnnhững vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự quy định tại Điều 85 và

Trang 22

Điều 441 Bộ luật Tố tụng hình sự, VKS phải kịp thời đề ra yêu cầu kiểm tra,xác minh [25]

1.3.2 Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, không khởi tố vụ án hình sự

Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ kết quả giải quyết của CQĐT theoquy định của pháp luật Kết thúc việc kiểm tra, xác minh, nếu CQĐT không

ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 BLTTHS thì VKSyêu cầu CQĐT ban hành một trong các quyết định đó

Sau khi CQĐT ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, VKS phảikiểm tra xem quyết định đó có căn cứ và hợp pháp theo quy định tại Điều 157BLTTHS không, nếu không thì yêu cầu cơ quan đã ra quyết định không khởi

tố vụ án hình sự hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự;nếu cơ quan đó không thực hiện thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết địnhkhông khởi tố vụ án hình sự và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự [25]

Tương tự, khi kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi

tố vụ án hình sự mà VKS thấy chưa rõ căn cứ để khởi tố vụ án thì yêu cầu cơquan đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự bổ sung tài liệu, chứng cứ để làm

rõ, nếu thấy không có căn cứ thì VKS ra văn bản yêu cầu cơ quan đã ra quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự hủy bỏ quyết định đó; nếu cơ quan đã ra quyết địnhkhông nhất trí thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự

Nếu thấy tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội hoặccòn có tội phạm khác chưa được khởi tố thì VKS yêu cầu cơ quan đã ra quyếtđịnh khởi tố ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ ánhình sự; nếu cơ quan đã ra quyết định khởi tố không nhất trí thì VKS ra quyếtđịnh thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự Nếu thấy quyếtđịnh thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐTkhông có căn cứ thì VKS yêu cầu CQĐThủy bỏ quyết định đó Nếu cơ quan

Trang 23

đã ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sựkhông hủy bỏ thì VKS trực tiếp ra quyết định hủy bỏ [25]

1.3 3 Kiểm sát việc áp dụng các biện pháp điều tra

BLTTHS quy định hệ thống các biện pháp điều tra như hỏi cung bị can,lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, khám nghiệm hiện trường, trưngcầu giám định, định giá, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra… Có thểhiểu, biện pháp điều tra là hệ thống những thủ thuật có mối liên hệ với nhau

do Điều tra viên và những người theo luật định tiến hành nhằm phát hiện, thuthập theo trình tự của Tố tụng hình sự những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đốivới hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm [12, tr 13] Tuy nhiên, do đặcđiểm, tính chất của tội phạm nên trong vụ án Vi phạm quy định về bảo vệđộng vật nguy cấp, quý, hiếm không tiến hành biện pháp điều tra lấy lời khaingười bị hại và khám nghiệm tử thi

1.3 3.1 Kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Hỏi cung và lấy lời khai là những biện pháp điều tra phổ biến, đượctiến hành ở mọi vụ án, do người theo luật định tiến hành bằng cách thu thập,

mô tả theo trình tự tố tụng hình sự lời khai của bị can, người bị hại, người làmchứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan về vụ án, hành vi phạm tội của bị can cũng như những tình tiết khác có ýnghĩa đối với hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm

Nhìn chung, VKS có thể tiến hành kiểm sát trực tiếp hoặc gián tiếp đốivới các hoạt động này Kiểm sát gián tiếp việc hỏi cung, lấy lời khai là côngtác kiểm sát thông qua biên bản hỏi cung, lấy lời khai hoặc dữ liệu ghi âm, ghihình có âm thanh đối với hoạt động hỏi cung KSV cần kiểm sát chặt chẽ vềmặt nội dung và hình thức biên bản

Trang 24

Trong trường hợp cần thiết, KSV có thể trực tiếp tham gia vào việc hỏicung bị can của ĐTV hoặc tự mình tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời khaingười bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trước khi tiến hành hỏi cung, lấy lời khai, KSVcần nghiên cứu kĩ hồ sơ, nắm vững nội dung vụ việc, lên kế hoạchvà yêu cầuđối với việc hỏi cung, lấy lời khai Trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai,KSV phải thực hiện đúng các quy định tại các điều từ Điều 183 đến 188BLTTHS

1.3 3.2 Kiểm sát việc trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản

Trưng cầu giám định là một biện pháp điều tra đóng vai trò hết sứcquan trọng trong các vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,quý, hiếm do muốn xác định có hành vi phạm tội xảy ra hay không thì nhấtthiết cần tiến hành trưng cầu giám định đối với cá thể động vật, bộ phận cơthể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật thu giữ được xem

có phải là động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định hay không Thôngthường, việc trưng cầu giám định mẫu vật động vật hoang dã được tiến hànhngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm để làm căn cứ khởi tố vụ

án

KSV được phân công phải kiểm sát chặt chẽ nội dung và hình thức củaquyết định trưng cầu giám định như căn cứ, đối tượng, phạm vi trưng cầu,thời hạn, và đặc biệt là tổ chức được trưng cầu giám định Đối với mẫu vậtđộng vật hoang dã, theo Điều 34 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, chỉ Cơ quankhoa học CITES Việt Nam có thẩm quyền tiến hành giám định đối với mẫuvật động vật hoang dã Theo Quyết định số 2249/QĐ-BNN-TCLN ngày17/6/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNNPTNT) về Chỉđịnh Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam, các cơ quan cụ thể có thẩm quyềngiám định mẫu vật động vật hoang dã là: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinhvật và Viện Nghiên cứu Hải sản [4]

Trang 25

Việc tiến hành giám định, thời hạn giám định và trả kết luận giám địnhcũng phải được KSV kiểm sát chặt chẽ đảm bảo theo đúng quy định tại Điều

208, Điều 209 BLTTHS năm 2015, Luật Giám định tư pháp năm 2012, sửađổi bổ sung năm 2020 (Luật Giám định tư pháp năm 2012) và các quy địnhpháp luật có liên quan

Sau khi nhận được kết luận giám định, KSV cần đối chiếu với các yêucầu giám định đã đề ra trong quyết định trưng cầu giám định, vật chứng, tàiliệu có liên quan để đánh giá kết quả giám định, trường hợp cần thiết phải yêucầu tổ chức tiến hành giám định giải thích kết luận giám định hoặc trưng cầugiám định bổ sung, giám định lại

Kết quả của hoạt động yêu cầu định giá tài sản trong vụ án Vi phạmquy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tuy không phải là căn cứ đểđịnh tội nhưng KSV vẫn cần phải kiểm sát chặt chẽ tương tự như đối với hoạtđộng trưng cầu giám định

1.3 3.3 Kiểm sát việc khám xét, tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét, thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm

Khám xét là một biện pháp điều tra quan trọng trong quá trình điều tra

vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, chỉ đượcthực hiện sau khi đã khởi tố vụ án

KSV phải đảm bảo thẩm quyền và trường hợp khám xét được thực hiệntheo đúng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 193 và Khoản 3 Điều 194BLTTHS Việc khám xét phải được VKS phê chuẩn trước khi thi hành, trongtrường hợp khẩn cấp thì có thể tiến hành khám xét luôn nhưng trong thời hạn

24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằngvăn bản cho VKS biết Khi khám xét, KSV phải có mặt để trực tiếp kiểm sátviệc khám xét mà cụ thể là kiểm sát về thành phần tham gia, trình tự, thủ tụcthực hiện, đối tượng khám xét, việc tạm giữ, thu giữ… đồ vật, tài liệu khi

Trang 26

khám xét Trong trường hợp KSV không trực tiếp kiểm sát việc khám xéthoặc khám xét khẩn cấp, KSV cần kiểm sát thông qua biên bản khám xét,biên bản tạm giữ và các tài liệu có liên quan

Đối với hoạt động thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử, thư tín,điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, ngay sau khi ĐTV thực hiện việc thu giữ, KSVphải yêu cầu ĐTV chuyển ngay biên bản thu giữ và các tài liệu liên quan choKSV để kiểm sát về mặt hình thức, nội dung biên bản, trình tự, thủ tục thihành lệnh thu giữ…

1.3 3.4 Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường

Đối với hoạt động khám nghiệm hiện trường, KSV phải trực tiếp đếnhiện trường và kiểm sát thành phần tham gia khám nghiệm, trình tự, thủ tụckhám nghiệm hiện trường theo đúng quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều

201 BLTTHS KSV phải ghi chép các tình tiết, đặc điểm, vị trí của dấu vết,vật chứng, đồ vật, tài liệu quan trọng tại hiện trường để kiểm tra, đối chiếuvới biên bản, sơ đồ khám nghiệm Trong quá trình kiểm sát, KSV cũng có thể

đề ra yêu cầu khám nghiệm bằng lời nói đối với ĐTV, giám định viên… đồngthời phải đảm bảo việc lập biên bản khám nghiệm hiện trường, vẽ sơ đồ, chụpảnh, đo dạc, mô tả thực trạng hiện trường… của ĐTV, Cán bộ điều tra phải vẽtại nơi khám nghiệm đúng theo thực trạng hiện trường và theo quy định củaBLTTHS

1.3 3.5 Kiểm sát việc thực nghiệm điều tra, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói

Trong quá trình kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệđộng vật nguy cấp, quý, hiếm, nếu thấy việc thực nghiệm điều tra, đối chất,nhận dạng, nhận biết giọng nói là cần thiết mà CQĐT chưa tiến hành thì VKS

ra văn bản yêu cầu CQĐT tiến hành KSV phải có mặt để kiểm sát thành phầntham gia, trình tự, thủ tục thực nghiệm điều tra, đối chất, nhận dạng, nhận biếtgiọng nói theo đúng quy định tại BLTTHS và Quy chế số 111 Sau khi kết

Trang 27

thúc các hoạt động này, KSV cần lưu ý kiểm sát nội dung và hình thức củabiên bản thực nghiệm điều tra, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, đảmbảo hoạt động này được phản ánh đầy đủ, chính xác vào biên bản

1.3.4 Kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

Biện pháp ngăn chặn là biện pháp được quy định trong BLTTHS docác cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định, áp dụng đối vớingười bị buộc tội nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội,

bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc gây cản trở cho quá trình điều tra, truy tố, xét

xử và để bảo đảm thi hành án hình sự [23, tr 57], bao gồm các biện pháp: giữngười trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cưtrú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh

Tương tự, biện pháp cưỡng chế là biện pháp được quy định trongBLTTHS do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định, áp dụngđối với bị can, bị cáo, người bị buộc tội và một số người tham gia tố tụngkhác để đảm bảo hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, baogồm các biện pháp: áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

Công tác kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngănchặn, biện pháp cưỡng chế của CQĐT luôn được thực hiện song song vớihoạt động thực hành quyền công tố, trong đó KSV cần phải kiểm sát chặt chẽhình thức, nội dung của các lệnh, quyết định, văn bản đề nghị áp dụng biệnpháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế cũng như căn cứ, điều kiện, thẩmquyền, thời hạn… áp dụng Ngoài ra, KSV cũng cần kiểm sát việc CQĐTchuyển các lệnh, quyết định, văn bản đề nghị cũng như hồ sơ, tài liệu cần thiếtđến VKS có đúng thời hạn theo quy định không

1.3.5 Kiểm sát việc xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra

Trang 28

Đối với các vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,hiếm, xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra là một vấn đề quan trọng vàcần được kiểm sát một cách chặt chẽ do vật chứng trong các vụ án này thường

là các cá thể (còn sống hoặc đã chết), bộ phận cơ thể không thể tách rời sựsống hoặc sản phẩm của động vật nguy cấp, quý, hiếm Về bản chất, động vậthoang dã bị thu giữ là tài sản nhà nước thuộc sở hữu toàn dân, do đó, để xử lýloại tài sản này, ngoài các quy định chuyên ngành về động vật hoang dã, KSVcũng cần nắm chắc các quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữutoàn dân về tài sản tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 củaChính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản

và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và quy định về xử

lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân tại Luật Quản lý sửdụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành Nhìn chung, có baphương án để xử lý vật chứng là cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sựsống hoặc sản phẩm của động vật nguy cấp, quý, hiếm gồm giao cho cơ quanquản lý chuyên ngành, tiêu hủy hoặc bán

Theo Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP, vật chứng là động vậthoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luậngiám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên,giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giaocho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật Vật chứng là cá thểđộng vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý,hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quanquản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật Vậtchứng khác thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật [11]

1.3.6 Kiểm sát việc kết thúc điều tra

Việc điều tra kết thúc khi CQĐT ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tốhoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra Lúc này, KSV

Trang 29

phối hợp với ĐTV giao nhận hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đềnghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra vụ án vàvật chứng (nếu có) theo đúng quy định tại Điều 232 hoặc Điều 238 BLTTHS

KSV phải kiểm sát chặt chẽ nội dung, hình thức của bản kết luận điềutra đề nghị truy tố, bản kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra,quyết định đình chỉ điều tra, bảo đảm có đầy đủ nội dung theo quy định tạikhoản 2 Điều 132, khoản 2 Điều 230, khoản 3 Điều 232, Điều 233, Điều 234BLTTHS và được lập theo Mẫu số 227, 230, 233, 235, 236 ban hành kèmtheo Thông tư số 119/2021/TT-BCA ngày 08/12/2021 của Bộ Công an quyđịnh biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự Ngoài ra, KSV cũng cầnkiểm sát việc CQĐT chấp hành thời hạn giao, gửi bản kết luận điều tra đềnghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tracùng hồ sơ vụ án cho VKS, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bàochữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của họ [27, tr 201]

Riêng đối với trường hợp đình chỉ điều tra, ngoài những mục trên, KSVcòn cần phải kiểm sát chặt chẽ các trường hợp, thẩm quyền ra quyết định đìnhchỉ điều tra, đảm bảo đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 230 và khoản 1Điều 443 BLTTHS [27, tr 206]

1.3 7 Kiểm sát việc chấp hành pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và xử lý vi phạm

VKSND thực hiện kiểm sát điều tra thông qua hai cách thức là kiểm sáttrực tiếp và kiểm sát gián tiếp Trong đó, KSV kiểm sát trực tiếp các hoạtđộng điều tra bằng cách cùng với CQĐT tham gia các hoạt động điều tra theoquy định, trực tiếp chứng kiến quá trình thực hiện biện pháp điều tra của ĐTVnhư khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra,nhận biết giọng nói, đối chất, nhận dạng, khám xét hay trực tiếp giải quyếttranh chấp về thẩm quyền điều tra nhằm đảm bảo các hoạt động điều tra được

Trang 30

tiến hành theo pháp luật tố tụng hình sự Ngoài ra, KSV còn thực hiện giántiếp kiểm sát điều tra qua công tác kiểm sát hồ sơ; nghiên cứu, đánh giá kếtquả của ĐTV thực hiện theo yêu cầu điều tra được đề ra, nếu cần thiết yêu cầuCQĐT tiếp tục cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong giai đoạn điều tra đạt hiệu quả cao

Trong quá trình kiểm sát điều tra, khi phát hiện CQĐT vi phạm phápluật, VKS có thể áp dụng các quyền năng pháp lýbao gồm quyền yêu cầu,quyền kiến nghị và quyền kháng nghị

VKS có quyền yêu cầu CQĐT thực hiện hoạt động điều tra theo đúngquy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động điều tra và thôngbáo kết quả cho VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu để VKSNDkiểm sát tínhhợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động điều tra; yêu cầu CQĐTkhắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra

Quyền kháng nghị được VKSND thực hiện khi phát hiện hành vi, quyếtđịnh của CQĐT có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền conngười, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của

tổ chức, cá nhân Khi nhận được kháng nghị của VKSND cơ quan, người cóthẩm quyền phải giải quyết kháng nghị của VKSND theo quy định của phápluật

Tương tự, quyền kiến nghị được VKSND thực hiện khi phát hiện hành

vi, quyết định của CQĐT có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng không thuộctrường hợp kháng nghị nêu trên thì VKSND phải kiến nghị CQĐT khắc phục

vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu pháthiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị CQĐT khắc phục

và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm Khinhận được kiến nghị của VKSND, CQĐT liên quan có trách nhiệm xem xét,giải quyết, trả lời kiến nghị của VKSND theo quy định của pháp luật [15]

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trang 31

Trong chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận vàquy định của pháp luật xoay quanh công tác kiểm sát điều tra vụ án Vi phạmquy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, đưa ra khái niệm về độngvật nguy cấp, quý, hiếm, khái niệm của tội Vi phạm quy định về bảo vệ độngvật nguy cấp, quý, hiếm, trình bày dấu hiệu pháp lý của tội này; trình bày kháiniệm, đặc điểm, ý nghĩa cũng như nội dung của công tác kiểm sát điều tra vụ

án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của VKSNDnhư: Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiếnnghị khởi tố, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, không khởi tố vụ án hình sự,kiểm sát việc áp dụng các biện pháp điều tra, kiểm sát việc áp dụng biện phápngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, kiểm sát việc xử lý vật chứng trong giaiđoạn điều tra, kiểm sát việc kết thúc điều tra cũng như kiểm sát việc chấphành pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc

xử lý vi phạm

Trang 32

Chương 2

THỰC TIỄN KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ

BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

2.1 Khái quát tình hình động vật nguy cấp, quý, hiếm và tội phạm liên quan đến lĩnh vực này tại Việt Nam

2.1 1 Tình hình động vật nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta

Động vật và thực vật hoang dã đóng một vai trò quan trọng trong việcduy trì các hệ sinh thái của Việt Nam, mang lại lợi ích trực tiếp cho cộngđồng địa phương Nền khí hậu nhiệt đới đã khiến Việt Nam trở thành mộttrong những quốc gia đa dạng về mặt sinh học nhất trên thế giới, đa dạng các

hệ sinh thái tự nhiên, các loài động vật hoang dã và các nguồn gen đặc hữu.Dựa theo Báo cáo quốc gia lần thứ sáu về Công ước Đa dạng sinh học, nước

ta có khoảng 51 400 loài, bao gồm 7 500 vi sinh vật, 20 000 loài thực vậttrên cạn và dưới nước, 10 900 loài động vật trên cạn, 2 000 loài động vậtkhông xương sống và cá nước ngọt, và hơn 11 000 loài sinh vật biển khác[32] Một số loài có giá trị bảo tồn cao đã đặc biệt khẳng định tầm quan trọngtoàn cầu của đa dạng sinh học Việt Nam, chẳng hạn như sao la (Pseudoryxnghetinhensis), cheo cheo Việt Nam (Tragulus versicolor), mang Vũ Quang(Muntiacus vuquangensis)cùng với các loài linh trưởng, rùa biển, rùa cạn vàrùa nước ngọt khác

Từ năm 1997 đến nay, các cuộc điều tra được thực hiện trên các vùnglãnh thổ khác nhau ở Việt Nam và đã ghi nhận, phát hiện nhiều loài mới.Theo thống kê của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), năm

2020 tại Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (gồm Campuchia, Lào, Myanmar,Thái Lan và Việt Nam) phát hiện tổng cộng 224 loài mới thì có 91 loài đượcphát hiện ở Việt Nam, trong đó có 85 loài đặc hữu [29] Tuy nhiên, các số liệu

Trang 33

thống kê cũng cho thấy sự suy giảm mạnh về số lượng loài và quần thể hoang

dã loài ở Việt Nam Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng cao như rùa Hoàn

Kiếm (Rafetus swinhoei) chỉ có ba cá thể còn sống được biết đến trênthế giới — một ở Trung Quốc và hai ở Việt Nam [7] Sao la, một loài đặc hữucủa dãy Trường Sơn, cũng đang trên đà tuyệt chủng Các loài động vật có vúlớn khác như voi hay các loài mèo lớn châu Áđều cần có các biện pháp cấpbách để bảo vệ

Việt Nam có 276 loài được xếp vào danh sách bị đe dọa trong Sách Đỏcủa IUCN, bao gồm 59 loài động vật có vú, 57 loài chim, 75 loài bò sát, 51loài lưỡng cư loài, và 32 loài cá Có tổng số 882 loài được ghi tên trong Sách

Đỏ Việt Nam (2007), trong đó số loài động vật quý, hiếm tăng từ 365 loài(1992) lên 418 loài (2007) Sách Đỏ bao gồm 116 loài cực kỳ nguy cấp và 9loài đã tuyệt chủng ở Việt Nam Kiểm kê loài năm 2016 đã đề xuất bổ sung 1

211 loài vào Sách Đỏ, bao gồm 600 loài thực vật và 611 loài động vật, tăngđáng kể so với năm 2007 [32] Tất cả những loài này đều cần một sự quantâm, bảo vệ đặc biệt của Nhà nước để có thể tiếp tục duy trì số lượng cá thểloài

2.1.2 Tình hình tội phạm về động vật nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta

Theo nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá, Việt Nam đã và đang trởthành một điểm nóng về buôn bán và sử dụng sản phẩm từ động, thực vậthoang dã ở Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung; đồng thời cũngđược biết đến là địa bàn trung chuyển trong khu vực về buôn bán các sảnphẩm từ động vật hoang dã Theo báo cáo của Cơ quan Phòng chống Ma túy

và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) năm 2020, Việt Nam là điểm đếncủa 42% các vụ buôn lậu ngà voi (giai đoạn 2015-2019) và 41% các vụ buônlậu sừng tê giác (giai đoạn 2002-2019) trên toàn thế giới [31] Trong thời gianqua, nhiều vụ án buôn bán xuyên quốc gia khối lượng lớn các sản phẩm từ

Trang 34

động vật nguy cấp, quý, hiếm đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam pháthiện và xử lý

Tuy vậy, tình trạng giết hại các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm đểphục vụ tại một số nhà hàng hay sử dụng sử dụng ngà voi, sừng tê giác làmthuốc, đồ trang sức… vẫn không có dấu hiệu suy giảm mà thậm chí đã trởthành thói quen xấu trong sinh hoạt tiêu dùng của một bộ phận người dân

Là một quốc gia thành viên Công ước CITES, nhận thức được tầmquan trọng của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ động vật nguy cấp,quý, hiếm, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải phápkhác nhau nhằm phòng, chống loại tội phạm mang tính chất toàn cầu này,trong đó có giải pháp cải cách chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang

dã Điển hình là Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệulực từ ngày 01/01/2018 đã cụ thể hóa các hành vi vi phạm so với BLHS năm

1999 với khung hình phạt nghiêm khắc hơn và lần đầu tiên quy định thêmtrách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với cả hai tội danh về bảo

vệ động vật hoang dã Đồng thời, vào ngày 17/9/2016, Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa,đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật Chỉthị này đã được các bộ, ngành và địa phương, trong đó có các cơ quan tưpháp, các cơ quan thực thi pháp luật khác như Kiểm lâm, Hải quan, Bộ độibiên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Quản lý thị trường quán triệt và thựchiện nghiêm túc Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơquan chức năng của Việt Nam đã phát hiện, thu giữ được nhiều cá thể độngvật nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm từ động vật nguy cấp, quý, hiếmnhư ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê, xương và da hổ… và đã tiến hành điềutra, truy tố, xét xử theo đúng quy định của pháp luật các đối tượng phạm tội,nhiều vụ án thể hiện tính chất nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm này từnước ngoài về Việt Nam cũng như trong nội địa thời gian qua

Trang 35

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm về động vật nguycấp, quý, hiếm ngày càng gia tăng tại Việt Nam, mà nguyên nhân chủ yếu đến

từ việc người dân Việt Nam vẫn sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ động vậthoang dã Động vật hoang dã thường được tiêu thụ chủ yếu để làm thựcphẩm, đồ trang trí, quà biếu, quà lưu niệm, hoặc sản phẩm tăng cường sứckhỏe…Thực tế, việc người dân tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã xuấtphát phần lớn từ nhận thức, trong khi đó các yếu tố như địa vị, mức thu nhập,trình độ học vấn hay giới tính đều ảnh hưởng tới cơ cấu tiêu dùng [20]

2.2 Những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cậptrong công tác kiểm sát điều tra vụ án về động vật nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam

2.2.1 Những kết quả đạt được

Từ năm 2018 đến năm 2021, các VKSND toàn quốc đã thụ lý kiểm sátđiều tra mới tổng số 634 vụ/795 bị can về tội Vi phạm quy định về bảo vệđộng vật nguy cấp, quý, hiếm, cụ thể kết quả kiểm sát điều tra từng năm nhưsau:

Bảng 2 1: Thống kê số vụ án/bị can các Viện kiểm sát nhân dân trên toàn quốc đã thụ lý kiểm sát điều tra tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy

cấp, quý, hiếm (Từ năm 2018 đến năm 2021)

Khởi tố mới Đề nghị truy tố Đình chỉ Tạm đình chỉ

(Nguồn: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin - VKSNDTC)

Từ thực tiễn giải quyết các vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vậtnguy cấp, quý, hiếm trong thời gian qua, nhận thấy công tác kiểm sát điều tra

Ngày đăng: 28/09/2024, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w