1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
Người hướng dẫn Thầy Huỳnh Chung Vinh
Trường học Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,08 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM (12)
    • 1.1 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp (12)
      • 1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm (12)
      • 1.1.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm (13)
      • 1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp (13)
    • 1.2. Nội dung của hoạt động tiêu thụ (15)
      • 1.2.1. Nghiên cứu thị trường (15)
      • 1.2.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm (16)
      • 1.2.3. Kế hoạch hóa khâu tiêu thụ sản phẩm (16)
        • 1.2.3.1. Kế hoạch hóa bán hàng (16)
        • 1.2.3.2. Kế hoạch hóa Marketing (17)
        • 1.2.3.3. Kế hoạch hóa quảng cáo (17)
        • 1.2.3.4. Kế hoạch hóa chi phí kinh doanh tiêu thụ sản phẩm (17)
      • 1.2.4. Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm (18)
      • 1.2.5. Đánh giá hiệu quả của hoạt động tiêu thụ (21)
        • 1.2.5.1. Đánh giá kết quả tiêu thụ (21)
        • 1.2.5.2. Sau khi kết thúc một thời kỳ kinh doanh nhất định thì các doanh nghiệp cần đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh (0)
    • 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ sản phẩm (0)
      • 1.3.1. Phân tích các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ sản phẩm (0)
        • 1.3.1.1. Công tác nghiên cứu dự báo thị trường (0)
        • 1.3.1.2. Sản phẩm (Product) (0)
        • 1.3.1.3. Giá (Price) (0)
        • 1.3.1.4. Phân phối (Place) (0)
        • 1.3.1.5. Xúc tiến bán (Promotion) (0)
      • 1.3.2. Phân tích các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ sản phẩm (0)
        • 1.3.2.1. Môi trường vĩ mô (0)
        • 1.3.2.2. Môi trường vi mô (0)
      • 1.4.1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm (0)
      • 1.4.2. Cải tiến những đặc điểm của sản phẩm hiện tại (0)
      • 1.4.3. Không ngừng tung ra thị trường những sản phẩm mới (0)
      • 1.4.4. Loại bỏ những sản phẩm, nhãn hiệu yếu (0)
      • 1.4.5. Hoàn thiện chính sách giá (0)
      • 1.4.6. Hoàn thiện chính sách phân phối (0)
      • 1.4.7. Hoàn thiện chính sách xúc tiến bán (0)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ô TÔ TẠI CÔNG TY (0)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà (0)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (0)
        • 2.1.1.1. Sơ lược về công ty (0)
        • 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (0)
      • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty (0)
        • 2.1.2.1. Chức năng (0)
        • 2.1.2.2. Nhiệm vụ (0)
        • 2.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh (0)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty (0)
      • 2.1.4. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động (0)
        • 2.1.4.1. Đặc điểm về lao động (0)
        • 2.1.4.2. Khách hàng (0)
        • 2.1.4.3. Nhà cung cấp (0)
      • 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (0)
        • 2.1.5.1. Phân tích doanh thu của Công ty (0)
        • 2.1.5.2. Phân tích biến động chi phí của doanh nghiệp (0)
        • 2.1.5.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty (0)
      • 2.1.5. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty (0)
    • 2.2. Khái quát về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ô tô của công ty (25)
      • 2.2.1. Tình hình tiêu thụ theo chủng loại xe (25)
      • 2.2.2. Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường (27)
      • 2.2.3. Tình hình tiêu thụ xe theo các kênh (29)
      • 2.2.4. Tình hình thực hiện kế hoạch bán xe và hoạt động dịch vụ của công ty (31)
    • 2.3. Công tác tiêu thụ xe ô tô chất lượng dịch vụ sau bán xe của Công ty (33)
      • 2.3.1. Các hoạt động của công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm (33)
        • 2.3.1.1. Nghiên cứu thị trường (33)
        • 2.3.1.2. Dự báo thị trường (34)
      • 2.3.2. Công tác lựa chọn sản phẩm thích ứng của Công ty (34)
        • 2.3.2.1. Chính sách giá cả của Công ty (34)
        • 2.3.2.2. Kênh phân phối sản phẩm của Công ty (36)
      • 2.3.3. Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ của công ty (36)
        • 2.3.3.1. Quảng cáo (36)
        • 2.3.3.2. Xúc tiến bán (37)
        • 2.3.3.3. Yểm trợ bán (37)
        • 2.3.3.4. Công tác bán hàng cá nhân (37)
    • 2.4. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty (37)
      • 2.4.1. Những thành tựu đạt được (37)
      • 2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục trong hoạt động tiêu thụ và nguyên nhân (38)
        • 2.4.2.1. Hạn chế còn tồn tại (38)
        • 2.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại (39)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ XE Ô TÔ CỦA CÔNG TY (40)
    • 3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới (40)
      • 3.1.1. Chất lượng là hàng đầu (40)
      • 3.1.2. Phục vụ tận tình, giá cả hợp lý (40)
      • 3.1.3. Chăm sóc toàn diện nhu cầu của khách hàng (40)
    • 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ xe của công ty (40)
      • 3.2.1. Tham gia tích cực vào thương mại điện tử (40)
        • 3.2.1.1. Cơ sở hình thành giải pháp (40)
        • 3.2.1.2. Nội dung của giải pháp (40)
      • 3.2.2. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên (41)
        • 3.2.2.1. Cơ sở hình thành giải pháp (41)
        • 3.2.2.2. Nội dung của giải pháp (42)
      • 3.2.3. Vận dụng linh hoạt chính sách giá, hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ xe (43)
        • 3.2.3.1. Cơ sở hình thành giải pháp (43)
        • 3.2.3.2. Nội dung của giải pháp (43)
      • 3.2.4. Hình thành phòng marketing chuyên trách (44)
        • 3.2.4.1. Cơ sở hình thành giải pháp (44)
        • 3.2.4.2. Nội dung của giải pháp (45)
      • 3.2.5. Tăng cường hoạt động quảng cáo bán hàng (45)
        • 3.2.5.1. Cơ sở hình thành giải pháp (45)
        • 3.2.5.2. Nội dung của giải pháp (45)
      • 3.2.6. Tích cực quan hệ công chúng một cách hiệu quả ( Public Relations) (46)
        • 3.2.6.1. Cơ sở hình thành giải pháp (46)
        • 3.2.6.2. Nội dung giải pháp (46)
  • KẾT LUẬN (48)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (49)

Nội dung

Mục đích: Phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm Ô tô tại Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà, tìm ra được những điểm mạnh và điểm yếu còn tồn tại trong quá trình hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ xe, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng doanh thu, lợi nhuận, phát triển thị phần tại doanh nghiệp tư nhân Nông Lâm Hồng Hà. 3. Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động có liên quan đến thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ô tô của Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm

Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển sang hình thái giá trị của sản phẩm Theo quan điểm nay, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa hàng vào lưu thông và kết thúc khi đã bán xong hàng.

Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu, từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ trước và sau bán hàng Như vậy theo quan điểm này, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình xuất hiện trước khi tổ chức các hoạt động sản xuất và kết thúc khi đã bán được sản phẩm.

Các khái niệm về tiêu thụ sản phẩm: Theo quan niệm của Marketing tiêu thụ sản phẩm là các quá trình kinh tế và các tổ chức liên quan tới việc điều hành và vận chuyển hàng loạt hàng hóa và dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng với những điều kiện tối đa.

+ Xét theo quá trình tiêu thụ sản phẩm là bán sản phẩm trên thị trường để thực hiện giá trị, ở đây đòi hỏi phải có người bán (người sản xuất) và người mua là (khách hàng) và các hoạt động này diễn ra trên thị trường.

Sản phẩm hàng hóa chỉ được tiêu thụ khi doanh nghiệp đã nhận được tiền bán hàng hay người mua đã chấp nhận trả tiền số hàng hóa đó của doanh nghiệp.

+ Chỉ trong tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm sản xuất ra, sự phù hợp nhu cầu đối với xã hội (Sản xuất và tiêu dùng mới được xác định hoàn toàn) hay nói cách khác sản phẩm được tiêu thụ xong mới được coi là có giá trị sử dụng hoàn toàn.

Thực chất của tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện các giá trị trong sản xuất kinh doanh.

+ Bởi vì trong kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc công việc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời Phần tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nó thực hiện vốn giá trị hiện vật chuyển thành vốn tiền tệ thông qua việc mua bán hàng hóa trên thị trường.

+ Tiêu thụ sản phẩm là một khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh nó thực hiện mối quan hệ: Giữa người sản xuất với sản xuất, giữa người sản xuất với người tiêu dùng Trong quá trình tái sản xuất, nếu khâu tiêu thụ sản phẩm không thực hiện tốt sẽ làm cho sản phẩm bị đình trệ.

+ Vì thực hiện giá trị sản phẩm trên thị trường nên khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ bị tác động trực tiếp của quy luật thị trường, quy luật giá trị, quy luật cung cầu.

Còn các quy luật thị trường tác động vào khâu sản xuất, ngoài sản xuất thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm Mặt khác chất lượng hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp sản xuất và thương mại phục vụ khách hàng doanh nghiệp dịch vụ

Quyết định chất lượng của hoạt động sản xuất hoặc chuẩn bị sản phẩm hàng hóa trước khi tiêu thụ Vì nếu chỉ xét một cách trực diện hoạt động bán hàng chỉ có thể được tiến hành sau khi bộ phận sản xuất đã sản xuất xong sản phẩm, nên trước đây người ta hay quan niệm hoạt động sản xuất đi trước hoạt động tiêu thụ Từ thực tế hoạt động kinh doanh, quản trị kinh doanh hiện đại cho rằng công tác nghiên cứu điều tra tiêu thụ sản phẩm phải được đặt ra trước khi thực hiện sản xuất, nên hoạt động tiêu thụ phải đứng trước hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất.

Trong các doanh nghiệp sản xuất một chiến lược tương đối phù hợp với quá trình phát triển thị trường và thể hiện đầy đủ tính chất động cơ và tấn công sẽ là cơ sở đảm bảo cho một chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và phát triển công nghệ, thiết bị máy móc, xây dựng và đào tạo một số đội ngũ cán bộ phù hợp, nghiên cứu sử dụng máy móc và công nghệ mới vật liệu thay thế mới kinh doanh thiếu sự đúng đắn có tính định hướng chiến lược không đúng của sản phẩm sẽ dẫn đến việc đầu tư sản xuất tiêu thụ không có đích hoặc nhằm sai mục đích Cả hai trường hợp này đều dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả và xảy ra thất bại.

Một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đúng đắn luôn luôn là cơ sở để có kế hoạch sản xuất thích hợp và ngược lại.

Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm từ việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tạo nguồn hàng, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng, thực hiện nhiệm vụ bán sao cho thỏa mãn quyền lợi của hai bên cả người mua và người bán. Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm thường được tổ chức thành các hoạt động chủ yếu là hoạt động chuẩn bị bao gồm công tác nghiên cứu, công tác quảng cáo, công tác đẩy mạnh và phát triển bán hàng, tổ chức các hoạt động bán hàng và sự cần thiết sau hoạt động bán hàng.

Về bản chất, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng Qua quá trình này, người sản xuất có thể thu hồi vốn đầu tư của mình để trang trải các chi phí sản xuất và tiếp tục quá trình tái sản xuất.

1.1.2 Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm

Trong xã hội, việc tổ chức tốt các hoạt động tiêu thụ sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân phối lưu thông, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, trên cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế.

Nội dung của hoạt động tiêu thụ

Trong doanh nghiệp công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm gồm những nội dung được thể hiện cơ bản qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 1 Nội dung hoạt động tiêu thụ trong Doanh nghiệp

Thị trường hiểu theo nghĩa khái quát nhất, đó là nơi gặp nhau giữa cung và cầu, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại hàng hóa, dịch vụ.

Trong quản lý doanh nghiệp, thị trường có thể hiểu là tập hợp những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.

Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một thị trường mục tiêu thích hợp để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.

Vậy thị trường mục tiêu là thị trường mà doanh nghiệp có thể bán được hàng hóa, dịch vụ của mình trên cơ sở có thể có ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

Nội dung nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp bao gồm các khâu sau:

+ Xác định và đánh giá loại khách hàng;

+ Tìm hiểu hoạt động cung ứng trên thị trường;

+ Xác định thị trường mục tiêu.

1.2.2 Xây dựng chiến lược sản phẩm

Sản phẩm là một khái niệm tương đối phức tạp, là tổng hợp mọi sự thoả mãn vật chất, tâm lý, đạo đức xã hội mà người tiêu dùng nhận được khi mua sản phẩm Sản phẩm bao gồm bản thân những thành phần hữu hình của chúng cùng các loại phụ tùng, bao gói, nhãn hiệu và dịch vụ kèm theo.

Nội dung của chiến lược sản phẩm trong doanh nghiệp Để kinh doanh thành công trên thị trường, các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm hợp lý, linh hoạt Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

+ Xác định vị trí của sản phẩm: Vị trí của sản phẩm là mối tương quan của sản phẩm đó với các sản phẩm khác được đưa ra thị trường của một doanh nghiệp.

+ Đổi mới sản phẩm: Đổi mới sản phẩm là vấn đề cần được đặt ra một cách thường xuyên đối với các doanh nghiệp, là việc thay đổi một hay một vài đặc trưng của sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua.

+ Phát triển sản phẩm mới: Trong nhiều trường hợp đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra thị trường những sản phẩm hoàn toàn mới.

- Chiến lược giá cả của doanh nghiệp

Giá cả là một phạm trù rất phức tạp của kinh tế hàng hóa Giá cả là một trong những đặc trưng cơ bản của hàng hóa mà người tiêu dùng nhận thấy một cách trực tiếp nhất.

Khi đưa ra chiến lược giá phải xác định giá cả sao cho phù hợp với sản phẩm của mình Việc định giá linh hoạt mềm dẻo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Một số phương pháp định giá trong doanh nghiệp:

 Định giá theo chi phí sản xuất kinh doanh

 Định giá theo quan hệ cung cầu

 Định giá theo giá thị trường

 Định giá theo hệ số

 Định giá theo vùng giá chấp nhận được

 Định giá nhằm đạt được mức lợi nhuận mục tiêu định trước

 Định giá phân biệt Trong một số trường hợp cụ thể khác, các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp khác như: Định giá theo kinh nghiệm, định giá theo khuyến mại, định giá theo tâm lý, định giá theo tình trạng hàng tồn kho, định giá theo tỷ giá ngoại tệ

1.2.3 Kế hoạch hóa khâu tiêu thụ sản phẩm

Kế hoạch hóa khâu tiêu thụ bao gồm các bộ phận cơ bản là kế hoạch hóa bán hàng, kế hoạch hóa Marketing, kế hoạch hóa quảng cáo và kế hoạch hóa chi phí kinh doanh khâu tiêu thụ Về nguyên tắc, kế hoạch hóa khâu tiêu thụ là cơ sở cho mọi bộ phận kế hoạch chức năng hoạt động khác của doanh nghiệp.

1.2.3.1 Kế hoạch hóa bán hàng

Mục tiêu của kế hoạch này là xác định mặt lượng hàng hóa dịch vụ hãng cung cấp trong thời gian tới, và đưa ra chính sách giải pháp về sản phẩm tiêu thụ. Để xây dựng kế hoạch tiêu thụ cần dựa trên các căn cứ cụ thể:

- Doanh số bán hàng của các kỳ trước.

- Các kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể.

- Chi phí kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.

- Các hợp đồng kinh tế đã ký và sẽ ký với khách hàng.

- Năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp.

Mặt khác phải dự báo được những sự thay đổi có thể về các nhân tố liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch tiêu thụ tốt nếu kế hoạch tiêu thụ hằng năm dựa trên cơ sở các hợp đồng tiêu thụ đã được ký hoặc dự kiến ký với khách hàng, và dự kiến tiêu thụ cho các nhóm khách hàng theo từng loại nhóm sản phẩm, trên từng khu vực thị trường cụ thể.

Trong kế hoạch tiêu thụ phải chỉ ra các chính sách cũng như giải pháp tiêu thụ sản phẩm thích hợp Việc xác định giải pháp và chính sách tiêu thụ sản phẩm phải dựa vào kết quả phân tích các chính sách, giải pháp đang được áp dụng và các dự báo thay đổi các nhân tố liên quan đến khách hàng và đối thủ cạnh tranh trên thị trường Những biện pháp mới luôn có tác dụng rất lớn đối với kết quả tiêu thụ sản phẩm.

Mục đích của kế hoạch Marketing là tạo ra sự hài hòa giữa kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm với kế hoạch hóa các giải pháp cần thiết (khuyến mại, quảng cáo, tổ chức mạng lưới, giá cả…) cũng như bốn khâu cơ bản là sản phẩm, địa điểm, giá cả và khuyến mãi Để xây dựng các kế hoạch Marketing phải phân tích và đưa ra các dự báo liên quan đến tình hình thị trường, mạnh yếu của bản thân doanh nghiệp, các mục tiêu của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, ngân quỹ để dành cho hoạt động Marketing….

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ô TÔ TẠI CÔNG TY

Khái quát về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ô tô của công ty

2.2.1 Tình hình tiêu thụ theo chủng loại xe

Bảng 2.3 Số lượng tiêu thụ theo chủng loại xe

KH TT TT/KH KH TT TT/KH KH TT TT/KH ± % ± %

` (Nguồn: Công ty TNHH Nông Lâm Hồng

 Qua kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy:

Năm 2016 tất cả các chủng loại xe đều tăng khối lượng tiêu thụ thực tế so với năm 2015 Trong đó đặc biệt có loại xe HD99 là loại xe được khách hàng ưa chuộng nhất trong cả năm 2015 và 2016 Số lượng của loại xe này trong năm 2016 tăng lên 46 xe, tương ứng với tỷ lệ tăng 131.4% Tiếp đó là loại xe HD88 với số lượng tiêu thụ đứng thứ hai trong các dòng xe, số lượng tăng vào năm 2016 là 39 xe, tương ứng với tỷ lệ tăng 260% Xe Tera 240 với số lượng bán ra tăng 22 xe, tương ứng với tỷ lệ200% Ngoài ra còn có các dòng xe có tốc độ tăng nhanh đáng kể trong thời gian này,cụ thể như: dòng xe IZ49 có số lượng tăng 18 xe, với tỷ lệ tăng tương ứng là 360%,dòng xe Teza 230 có số lượng tăng 17 xe, với tỷ lệ tăng tương ứng 340%, số lượng dòng xe H150 tăng 15 xe, với tỷ lệ tăng tương ứng 300%.

Sang năm 2017, các loại xe tiêu thụ cũng đều tăng so với năm 2016 tuy nhiên tăng với tốc độ chậm hơn Chỉ có loại xe tiêu thụ mạnh hơn so với năm 2016 về số lượng xe là Tera 190 với 33 xe tương ứng với tỷ lệ 132%.

Về tình hình thực hiện kế hoạch, năm 2015 và năm 2016 hầu hết các loại xe đều không hoàn thành kế hoạch.

Tuy nhiên, sang năm 2017 tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ các loại xe của công ty lại khá tốt, hầu hết các loại xe đều hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ.

Trong đó loại xe HD88 đã hoàn thành kế hoạch với tỷ lệ khá cao là 105.56%, bên cạnh đó còn có loại xe IZ49 là không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, chỉ đạt 88% kế hoạch đề ra.

2.2.2 Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường

Do thu nhập, thị hiếu của khách hàng và chiến lược thị trường của Công ty ở mỗi khu vực là khác nhau nên mức tiêu thụ ở mỗi khu vực cũng khác nhau. Điều đó được thể hiện rõ ở bảng sau:

Bảng 2.4 Số lượng tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường

(Nguồn: Công ty TNHH Nông Lâm HồngHà)

Biểu đồ 2.1 Tiêu thụ xe Hyundai của công ty phân theo khu vực năm 2015 -2017

(Nguồn: Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà)

Qua số liệu và biểu đồ trên cho thấy, hoạt động tiêu thụ xe của Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà chủ yếu tập trung ở thị trường Nam Trung Bộ, do vậy tỷ trọng số lượng xe tiêu thụ ở thị trường này cũng là cao nhất.

Năm 2015, lượng xe tiêu thụ ở thị trường Nam Trung Bộ là 89 xe, chiếm tỷ trọng 88.12% Năm 2016 tiêu thụ được 234 xe, chiếm tỷ trọng 79.05 %, đến năm 2017 tiêu thụ được 379 xe chiếm tỷ trọng 79.96%. Ở khu vực Nam Trung Bộ, thị trường trọng điểm của Công ty là tại Tuy Hòa–

Phú Yên nơi mà Công ty thành lập cũng như là nơi có lượng tiêu thụ xe cao nhất.

Ngoài ra lượng tiêu thụ xe ô tô của Công ty còn được mở rộng đến các tỉnh như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Nha Trang, Bình Định Đây là thị trường tương đối ổn định và có xu hướng phát triển tốt đối với công ty.

Trong khi đó, lượng xe tiêu thụ của Công ty ở khu vực Tây Nguyên đã có xu hướng tăng lên qua các năm Năm 2015 mới tiêu thụ được 12 xe, chiếm tỷ trọng 11.88%, sang đến năm 2016 lượng xe tiêu thụ đã lên đến 62 xe, chiếm tỷ trọng 20.95% và đến năm 2017 số lượng xe tiêu thụ đã tăng lên đến 95 xe, chiếm tỷ trọng 20.04%.

2.2 3 Tình hình tiêu thụ xe theo các kênh

Hoạt động tiêu thụ xe của Công ty được thực hiện thông qua hai kênh trực tiếp và kênh bán hàng cá nhân.

Bảng 2.5 Số lượng tiêu thụ xe theo các kênh của công ty

Cá nhân (mối quan hệ, quen biết) 21 20.79 42 14.19 61 12.87

(Nguồn: Công ty TNHH Nông Lâm HồngHà)

Biểu đồ 2.2 Tiêu thụ xe Hyudai của Công ty phân theo các kênh năm 2015 -2017

Qua số liệu và biểu đồ trên cho thấy, nhìn chung sản lượng tiêu thụ xe của cả hai kênh trực tiếp và cá nhân có xu hướng tăng lên qua từng năm từ năm 2015 – 2017.

Mặc dù số lượng tiêu thụ theo kênh cá nhân là tương đối ít và chiếm tỷ trọng nhỏ so với kênh trực tiếp nhưng lượng xe tiêu thụ theo kênh này cũng đã không ngừng tăng lên theo các năm, đạt 42 xe năm 2016 và 61 xe năm 2017 so với 21 xe năm 2015. Điều quan trọng là hoạt động tiêu thụ xe của Công ty đã có bước phát triển tốt, thể hiện bằng số lượng xe tiêu thụ qua các kênh trực tiếp của công ty tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng lượng xe tiêu thụ qua các năm.

Năm 2015 tiêu thụ 80 xe, chiếm tỷ trọng 79.21%, năm 2016 tiêu thụ được 254 xe, với tỷ trọng 85.81% và năm 2017 tiêu thụ đạt 413 xe, chiếm tỷ trọng 87.13%.

2.2.4 Tình hình thực hiện kế hoạch bán xe và hoạt động dịch vụ của công ty

Bảng 2.5 Kế hoạch bán xe và hoạt động dịch vụ của công ty

TT/KH TT/KH TT/KH

KH TT KH TT KH TT ± % ± %

2 D.số bán xe (Triệu đồng) 38,241 25,849 67.59 75,556 64,405 85.24 98,750 105,535 106.87 38,556 149.16 41,130 63.86

3 SL xe vào xưởng (Chiếc) 450 420 93.33 610 650 106.56 850 875 102.94 230 54.762 225 34.62

4.DT xưởng dịch vụ (Tr đồng) 375 325 86.67 575 598.26 104.04 765 825.54 107.91 273 84.078 227 37.99

(Nguồn: Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà)

 Qua kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy:

- Chỉ tiêu sản lượng xe bán năm 2015 và năm 2016 đã không hoàn thành kế hoạch đề ra Tuy nhiên sang năm 2017, số lượng xe bán đã vượt mức kế hoạch, thực tế đạt 103.04% so với kế hoạch.

- So sánh số thực tế qua các năm từ năm 2015-2016, số lượng xe bán ra có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể là: Năm 2016 đạt 296 chiếc, tăng 195 chiếc so với năm 2015, tương ứng với tỷ lệ 193.1 % Năm 2017, số lượng xe bán đạt 474 chiếc tăng so với năm 2016 là 178 chiếc, tương ứng với tỷ lệ là 60.135%.

- Trong hai năm 2015 và năm 2016, do sản lượng xe bán ra không hoàn thành kế hoạch, kéo theo doanh số bán thực tế cũng thấp hơn kế hoạch đề ra, năm 2015 đạt 67.59 % kế hoạch, năm 2016 đạt 85.24% kế hoạch Năm 2017, doanh số bán xe đã tăng lên đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch, đạt 106.87 % so với kế hoạch.

- Về số lượt xe thực hiện dịch vụ thì chỉ duy nhất năm 2015 là Công ty không hoàn thành kế hoạch đề ra (93.33%) Còn lại hai năm 2016 và năm 2017 đều hoàn thành vượt mức kế hoạch, trong đó năm 2017 tình hình thực hiện kế hoạch rất tốt đạt 102.94 % so với kế hoạch về số lượt xe thực hiện dịch vụ với 875 lượt xe vào xưởng dịch vụ của Công ty.

Công tác tiêu thụ xe ô tô chất lượng dịch vụ sau bán xe của Công ty

2.3.1 Các hoạt động của công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay, Công ty chưa có phòng Marketing, công việc nghiên cứu thị trường do phòng kinh doanh đảm nhiệm mà trực tiếp là các nhân viên bán hàng, phụ trách Marketing và cố vấn dịch vụ Công ty giao nhiệm vụ cho mỗi nhân viên quản lý một khu vực thị trường và chịu trách nhiệm về khu vực mà mình phụ trách Các nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi khu vực thị trường, trên cơ sở đó xem xét, quan sát và nghiên cứu xu hướng biến động của thị trường về nhu cầu sử dụng xe ô tô nói chung, đặc biệt chú trọng đến nhu cầu sử dụng xe hãng HYUNDAI và các đối thủ cạnh tranh của Công ty.

Các nhân viên quản lý từng khu vực xác định nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về các chủng loại xe HYUNDAI, FORD, DAEWOO,…

Từ đó khoanh vùng thị trường ô tô hãng HYUNDAI trên khu vực mà mình phụ trách Nghiên cứu và phân loại đối thủ cạnh tranh, thường xuyên nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh để có đối sách thích hợp nhằm mở rộng thị trường trên khu vực mình phụ trách Đề xuất ý kiến cho lãnh đạo giải quyết, nhằm lập kế hoạch và xây dựng những chính sách tiêu thụ linh hoạt, nhạy bén.

Thu thập thông tin thị trường được thực hiện theo hai cách:

- Nghiên cứu tại văn phòng: Cán bộ nhân viên phòng kinh doanh thu thập thông tin về nhu cầu của ngành ô tô thông qua các tài liệu, sách báo, sự gia nhập mới và số lượng các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, những thay đổi của chính sách nhà nước có liên quan đến ngành sản xuất ô tô của Việt Nam,…

Ngoài ra, Công ty còn phân tích, nghiên cứu thị trường thông qua các số liệu kế toán tài chính, thống kê tiêu thụ các năm trước.

- Nghiên cứu thực tế: Công ty thường xuyên cử cán bộ đi khảo sát thực tế thị trường để nắm bắt khả năng tiêu thụ xe HYUNDAI và thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng sử dụng các loại xe HYUNDAI của Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà.

Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường của Công ty chưa đạt hiệu quả cao.

Do chưa có phòng Marketing chuyên trách đảm nhiệm việc nghiên cứu, phân tích thị trường nên chưa dự báo chính xác nhịp độ tăng trưởng của thị trường.

Theo dự báo, năm 2017 thị trường ô tô sẽ giảm sản lượng, kinh tế năm 2017 được nhận định là vẫn còn nhiều khó khăn, lạm phát vẫn cao và chính sách tiền tệ thắt chặt, dẫn đến nhu cầu về ô tô giảm Bên cạnh đó, việc tăng thuế trước bạ, phí đăng ký biển số xe ô tô khiến nhiều người tiêu dùng không có khả năng thanh toán Đồng nghĩa với sự sụt giảm của lượng cầu trên thị trường.

Năm 2017 thực sự là năm khó khăn đối với thị trường ô tô Việt Nam nói chung và tại Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà nói riêng Có thể thấy rõ điều đó qua số liệu bán hàng của Công ty trong quý I/2017: Lượng xe bán trong quý I/2017 chỉ có 35 xe, trong khi đó quý I/2017 là 84 xe, qua đó cho thấy doanh số bán hàng trong quý I/2017 giảm 41.67% so với doanh số bán cùng kì năm 2017 sau khi lệ phí trước bạ và phí cấp biển số được bắt đầu có hiệu lực từ năm 2017 Theo dự báo, ước tính sản lượng bán hàng của Công ty trong thời gian tới sẽ giảm khoảng 20% Đây thật sự là vấn đề quan trọng cho sự duy trì ổn định và phát triển lâu dài của Công ty.

2.3.2 Công tác lựa chọn sản phẩm thích ứng của Công ty

Do đặc điểm của Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà là đại lý của công ty CP ô tô Đô Thành nên Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà chỉ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chứ không có chức năng sản xuất sản phẩm hàng hóa Vì thế, sản phẩm kinh doanh của Công ty là các loại xe hãng HYUNDAI sản xuất tại Việt Nam do Ô tô Đô Thành cung cấp.

Việc đặt hàng của Công ty (về chủng loại xe như: Xe ben, Xe tải, Xe cẩu, Xe chuyên dụng,… về số lượng và màu sắc) với ô tô Đô Thành qua từng năm là dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích thị trường tiêu thụ Do đó, việc nghiên cứu phân tích thị trường của Công ty còn chưa sâu, thiếu linh hoạt nên nhiều lần Công ty để mất khách hàng vì không có xe giao, doanh số tiêu thụ thấp hoặc có khi lượng xe tồn động nhiều.

2.3.2.1 Chính sách giá cả của Công ty

Với chức năng là đại lý tiêu thụ xe mới do ô tô Đô Thành cung cấp, Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà không thể sử dụng chính sách giá linh hoạt, nhạy bén trong công tác tiêu thụ Công ty tuân thủ theo chính sách giá cả của ô tô Đô Thành là giá bán lẻ không có chiết khấu, giảm giá hay hoa hồng Đối với mọi khu vực thị trường truyền thống hay tiềm năng, khách hàng thường xuyên hay tiềm năng,

Công ty áp dụng chính sách giá đối với các loại xe hãng HYUNDAI đúng như yêu cầu của ô tô Đô Thành đưa ra, cụ thể như sau:

Bảng 2.6 Giá xe hãng Hyundai của C ông ty

STT Tên xe Giá bán (VNĐ)

19 Giá ô tô tải HD99 thùng mui bạt 646,000,000

(Nguồn: Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà )

Do Công ty tuân thủ chính sách giá của ô tô Đô Thành một cách cứng nhắc trong khi các nhà phân phối khác tự ý không thực hiện chính sách này nên Công ty đã để mất nhiều khách hàng mặc dù về phong cách và chất lượng phục vụ có thể thống nhất hơn hẳn các nhà phân phối khác Điều đó dẫn đến số lượng xe bán ra cũng như doanh số dịch vụ so với các nhà phân phối khác còn thấp.

Mặt khác do quan điểm của ô tô Đô Thành là khuyến khích các nhà phân phối chỉ tập trung bán lẻ nên Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà đã chưa xây dựng cho mình một chính sách giá linh hoạt cho khách hàng mua với số lượng lớn và khách hàng mua nhiều lần Mặc dù, Công ty đã quan tâm ưu tiên đối với khách hàng mua số lượng lớn, nhưng lại chưa quan tâm, chú trọng đến việc khai thác đối tượng khách hàng này Chính vì vậy, một số khách hàng đã chuyển sang mua xe của các hãng khác như: Kia, Ford….

2.3.2.2 Kênh phân phối sản phẩm của Công ty

Hoạch định chương trình bán Để hoạt động tiêu thụ đạt hiệu quả cao, Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà đã hoach định cho mình một chương trình bán hàng với các nội dung chủ yếu sau:

+ Mục tiêu và nhiệm vụ tiêu thụ được xác định là: Giữ vững và phát triển số lượng xe tiêu thụ trên khu vực thị trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

+ Điều kiện liên quan đến việc bán hàng: Công ty khuyến khích khách hàng đến Showroom của Công ty nhằm nhận được sự giới thiệu, cố vấn và lái thử các loại xe HYUNDAI của Công ty Ngoài ra, Công ty còn có nhiều hình thức khuyến khích, ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên sử dụng xe của Công ty.

+ Lượng xe dự trữ cho bán hàng: Do nhu cầu thị trường về xe ô tô luôn biến động, nên Công ty phải tiến hành công tác dự trữ để có thể đáp ứng nhu cầu tăng đột biến của thị trường.

-Kênh phân phối sản phẩm của Công ty

Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty được thực hiện theo kênh bán hàng trực tiếp.

Sơ đồ 2.2 Kênh tiêu thụ của Công ty

Công ty giới thiệu và bán xe trực tiếp đến tay khách hàng, không thông qua các khâu trung gian tiêu thụ Cụ thể như sau:

Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty

2 4.1 Những thành tựu đạt được

- Trong thời gian hoạt động, công ty đã gặt hái được khá nhiều thành công, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp ô tô, cụ thể như:

- Giải quyết tốt công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao đời sống cho cán bộ, nhân viên trong thời gian qua;

- Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín, thương hiệu cho sản phẩm ô tô Hyundai của Công ty nói riêng và của nhà cung ứng Ô tô Đô Thành nói chung.

Xét về năng lực nội tại của Công ty Trong thời gian qua Công ty đã có những bước phát triển sau:

- Về năng lực quản lý và lao động: Ban lãnh đạo của Công ty là những người khá trẻ có năng lực quản lý và giao tiếp, kiến thức chuyên môn vững vàng, năng động,sáng tạo, có nhiều mối quan hệ, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường đưa ra những chiến lược, chính sách kinh doanh có hiệu quả Mọi quá trình hoạt động của Công ty được lập thành hệ thống các văn bản làm cơ sở hướng dẫn cho các bộ phận có liên quan và các tài liệu này thường xuyên được sửa đổi nếu có những thay đổi trong cơ chế quản lý chung của ngành Ngoài ra, lực lượng lao động của Công ty rất trẻ, có năng lực và kinh nghiệm, rất nhiệt tình trong công việc, đồng thời tay nghề lao động luôn được kiểm tra và nâng cao.

- Về chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ: Luôn cải tiến đổi mới không ngừng, luôn nắm bắt thị trường kinh doanh, thu thập các dòng xe ô tô Hyundai chính hãng mới, ngày càng hiện đại theo sự phát triển của thị trường để nâng cao sự cạnh tranh, bên cạnh đó chất lượng dịch vụ luôn được quan tâm, máy móc, thiết bị, phụ tùng luôn được đầu tư và đổi mới, phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty.

- Về thị trường tiêu thụ và khách hàng:

Thị trường của công ty ngày càng được mở rộng, Công ty không chỉ tập trung tiêu thụ sản phẩm tại một thị trường (Tuy Hòa – Phú Yên) mà tiến hành đa dạng hóa thị trường sang khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Nhìn chung, cơ cấu thị trường của Công ty là khá hợp lý.

Trong thời gian qua, khách hàng của công ty thường xuyên đến Công ty để bảo trì, bảo dưỡng xe ô tô và đa số họ đánh giá cao về sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ của Công ty.

- Chính sách sản phẩm: Công ty đã xây dựng được cơ cấu sản phẩm phù hợp với năng lực nội tại cũng như yêu cầu của thị trường, Công ty hiện có hơn 14 dòng xe Hyundai chính hãng, với những mẫu mã, động cơ khác nhau.

- Chính sách xúc tiến bán hàng: Hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty bao gồm:

+ Quảng cáo trên website, Công ty đã xây dựng được trang web

“http://hyundaiphuyen.com.” hết sức hiệu quả, giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết về hoạt động kinh doanh của mình Từ đó, giúp khách hàng có thể dễ dàng truy cập và tìm hiểu thông tin về công ty để đi đến quyết định lựa chọn và mua sản phẩm của Công ty.

+ Tham gia các hội chợ triển lãm để cập nhật và nắm bắt thông tin thị trường, đồng thời tạo cơ hội để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác kinh doanh.

+ Có chính sách thăm hỏi khách hàng (cả khách hàng cung cấp và khách hàng tiêu thụ) Công ty giải quyết mọi khiếu nại, thắc mắc của khách hàng nhằm củng cố quan hệ lâu dài với họ.

2 4.2 Những tồn tại cần khắc phục trong hoạt động tiêu thụ và nguyên nhân 2.4.2.1 Hạn chế còn tồn tại:

Trong thời gian qua bên cạnh những mặt đạt được, Công ty còn có một số mặt hạn chế như sau:

- Chưa dự báo chính xác nhịp độ tăng trưởng thị trường xe ô tô trong nước về nhu cầu sử dụng xe ô tô nói chung, xe hãng HYUNDAI nói riêng Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ xe của Công ty chưa đạt hiệu quả cao Điều đó được thể hiện qua 2 năm hoạt động: Năm 2015 lượng xe tiêu thụ đạt 101 xe so với kế hoạch đề ra là 200 xe, vì thế hiệu quả tiêu thụ chỉ đạt 50.50% Năm 2016, Công ty bán được 296 xe đạt 84.57% so với kế hoạch đề ra là 350 xe Vì vậy, Công ty chưa tối đa hóa được doanh thu và lợi nhuận.

Hoạt động dịch vụ sau bán hàng chưa được quan tâm thỏa đáng, chất lượng còn thấp Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả tiêu thụ xe của Công ty.

- Hiệu quả làm việc của phòng kinh doanh chưa cao:

+ Trình độ giữa nhân viên bán hàng còn khá chênh lệch;

+ Một số nhân viên bán hàng còn thiếu tính chuyên nghiệp;

+ Hoạt động chăm sóc khách hàng còn chưa được quan tâm đúng mức;

+ Tuy phòng bán hàng đã có sự phân chia thị trường cho từng cá nhân theo ngành, lãnh thổ nhưng việc theo dõi và thực hiện chưa chặc chẽ, chưa mang tính hệ thống, việc lưu trữ thông tin khách hàng chưa được thực hiện nghiêm túc;

+ Chính sách giá cả và chính sách phân phối sản phẩm của Công ty còn chưa linh hoạt Đó là một lý do làm cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa đạt hiệu quả cao;

+ Hoạt động tiêu thụ, kích thích tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa được quan tâm thỏa đáng nên hiệu quả đem lại của các hoạt động này chưa tương xứng với tầm vóc của nó.

2.4.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại:

+ Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường giữa các hãng ô tô và các đại lý Hyundai tại Việt Nam;

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ XE Ô TÔ CỦA CÔNG TY

Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

3.1.1 Chất lượng là hàng đầu Đó là phương châm hoạt động được Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà chú trọng ngay từ những ngày đầu mới thành lập Với những nỗ lực không ngừng, các loại xe ô tô thương hiệu HYUNDAI do Công ty phân phối đã tạo dựng được uy tín và sự tin cậy đối với khách hàng Công ty luôn quan tâm đầu tư, không ngừng nâng cao về chất lượng sản phẩm bán ra là những chiếc xe, không chỉ là cộng sự đắc lực trong công việc, mà còn là những người bạn thân thiết trong cuộc sống của người tiêu dùng

3.1.2 Phục vụ tận tình, giá cả hợp lý

Trong nền kinh tế đang phát triển, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô không lớn muốn đầu tư cho nhu cầu vận chuyển luôn phải có sự cân nhắc về tính kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo điều kiện về chất lượng Hiểu được điều đó, Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà đã giới thiệu các loại xe tải và xe khách với đặc trưng nhỏ gọn, tiện lợi và giá cả hợp lý Đến với Công ty chúng tôi, khách hàng có cơ hội sở hữu những chiếc xe chất lượng cao, chi phí thấp, tốt, bền (100% linh kiện nhập khẩu), dễ bảo trì và sửa chữa, cùng phong cách phục vụ tận tình, chu đáo

3.1.3 Chăm sóc toàn diện nhu cầu của khách hàng

Nông Lâm Hồng Hà luôn chú trọng phát triển lâu dài, bền vững các chế độ hậu mãi, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật với tay nghề cao và dụng cụ chuyên dụng là những điểm mạnh tại các trạm dịch vụ thuộc hệ thống cửa hàng HYUNDAI phân phối trên khắp cả nước.

Mô hình đại lý của Công ty là sự kết hợp hiệu quả của các cửa hàng HYUNDAI đảm nhiệm tất cả các dịch vụ liên quan, đó là bán hàng (Sale), dịch vụ hậu mãi (After sale services) và cung cấp phụ tùng HYUNDAI chính hiệu (Spare parts) Trong thời gian sắp tới, Công ty sẽ tiến tới xây dựng hệ thống đại lý Bằng những gì đã làm được,Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà đã chứng minh được mình là đơn vị sản xuất và lắp ráp ô tô hàng đầu tại Việt Nam, góp phần không nhỏ vào công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ xe của công ty

3.2.1 Tham gia tích cực vào thương mại điện tử 3.2.1.1 Cơ sở hình thành giải pháp:

Công nghệ thương mại điện tử đã hình thành nền kinh tế Internet và không ngừng thay đổi với những công cụ và tiện ích ngày càng hoàn thiện để giúp các khách hàng của họ Website thương mại điện tử cũng là nơi cung cấp những thông tin mới nhất về sản phẩm, các mẫu mã sản phẩm, các cơ hội thuận tiện để tiến hành giao dịch thương mại Website thương mại điện tử tập trung vào mọi nhu cầu thiết thực trên thị trường thương mại điện tử trong xu thế ngày càng có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường này.

Hiện nay, Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà cũng có trang web của Công ty trên mạng Internet Tuy nhiên có trang web này gần như chỉ dừng lại ở nhiệm vụ quảng cáo và giới thiệu về Công ty trên mạng Internet, chưa thực sự hỗ trợ cho việc bán hàng trên mạng của Công ty, góp phần tăng số lượng xe tiêu thụ của Công ty qua kênh tiêu thụ này.

3.2.1.2 Nội dung của giải pháp:

Là một doanh nghiệp sử dụng thương mại điện tử, Công ty luôn phải quan tâm đến việc khách hàng của mình sẽ thấy gì? Do vậy một Website hoàn chỉnh có một số thể hiện:

+ Web site Store – end (có thể sử dụng làm trang chủ);

+ Một trang trình bày sản phẩm để lựa chọn;

+ Một bản tin lược các mặt hàng được lựa chọn của Shopping cart;

+ Một biểu mẫu dữ liệu về khách hàng;

+ Biễu mẫu dữ liệu về thanh toán và chuyển hàng;

+ Biễu mẫu đặt hàng bảo đảm có xác nhận.

Khi khách hàng vào trang web store của Công ty, rất có thể họ sẽ duyệt qua các dòng xe ô tô hãng Hyundai, Công ty sẽ phải đảm bảo cho khách hàng có thể truy cập mọi thứ Công ty tạo ra mà khách hàng chưa tiến hành đặt hàng cụ thể như: Mẫu mã, nội thất, động cơ xe, giá cả của từng dòng xe,…

Truy cập vào Company Information để tìm kiếm các thông tin của Công ty.

Trong Company Information sẽ phải đảm bảo cung cấp cho khách hàng các thông tin khái quát nhất về Công ty Một logo đơn giản, độc đáo của Công ty sẽ thu hút khách hàng quan tâm đến các thông tin khác về sản phẩm của Công ty Do vậy, Công ty thuê chuyên gia về thiết kế trang web để thực hiện công việc này, ở Việt Nam có thể là công ty FPT.

- Khách hàng lựa chọn Products và Product Cate Gories để cập nhật thông tin về sản phẩm và phân loại sản phẩm của Công ty Để giúp khách hàng xem các loại sản phẩm họ cần, Webshop sẽ phải sử dụng các phân loại sản phẩm để khách hàng định vị qua cơ sở dữ liệu của bạn Công ty cần kết hợp từng phân loại xe ô tô với các phân loại khả dụng, thiết lập cơ sở dữ liệu về xe ô tô sao cho tất cả các thông tin cần thiết về từng loại xe được biểu thị: Product Image (kiểu dáng xe), Product Name (tên xe), Product Description (mô tả xe), Product Code (mã xe), Unit price (giá xe).

Vì giá cho mỗi loại xe của Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà có sự chênh lệch rõ ràng và tương đối ổn định, do vậy công ty nên sử dụng chức năng tìm sản phẩm dựa vào giá cả cho khách hàng bằng cách sử dụng hộp kiểm Price Between.

Trên đây là những nét khái quát nhất về thương mại điện tử với hy vọng rằng Công ty sẽ có sự tập trung đầu tư tốt hơn cho lĩnh vực này, hiệu quả đạt được không phải một sớm, một chiều, đòi hỏi Công ty phải có sự đầu tư về vốn, đào tạo nhân lực và có kế hoạch thực hiện lâu dài.

Chi phí bỏ ra của Công ty sẽ mang lại hiệu quả cho dài hạn, thương mại điện tử sẽ là tất yếu trong tương lai, một sự đầu tư thích đáng, có kế hoạch sẽ tạo lợi thế cạnh tranh không nhỏ đối với các đối thủ cạnh tranh của công ty trong tương lai Nâng cao thị phần và danh tiếng của Công ty đến mọi đối tượng khách hàng có thể trong cả nước Trong đó tỷ trọng xe tiêu thụ qua mạng sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng xe tiêu thụ của Công ty, thu hẹp dần các phương thức bán hàng truyền thống sẽ dần không còn phù hợp đối với những mặt hàng như xe ô tô trong tương lai không xa.

3.2.2 Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên 3.2.2.1 Cơ sở hình thành giải pháp:

Nhân tố con người có vai trò chủ đạo trọng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Con người vừa là chủ thể tác động vào đối tượng sản xuất, vừa là người tiêu dùng sản phẩm Do đó chất lượng lao động (trình độ, năng lực của lao động) sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Họ là người trực tiếp xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó Nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ, năng lực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm Ngược lại đội ngũ lao động có trình độ thấp - năng lực yếu sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Qua xem xét đặc điểm về lao động của Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà cho thấy: Đội ngũ nhân viên bán hàng và kỹ thuật viên có tỷ trọng lớn trong toàn bộ đội ngũ lao động của toàn Công ty Đây là lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng trong công tác tiêu thụ của Công ty Cùng với quá trình phát triển của Công ty, đội ngũ lao động của Công ty ngày càng có sự lớn mạnh dần về cả chất lượng và số lượng.

Tuy nhiên, trình độ chuyên môn và năng lực cạnh làm việc thực tế của cả nhân viên bán hàng và kỹ thuật viên sửa chữa dịch vụ của Công ty còn thiếu đồng bộ Một số nhân viên bán hàng tác phong, ý thức chấp hành kỷ luật chưa tốt, kỹ năng bán hàng thiếu tính chuyên nghiệp (còn có những nhân viên chỉ bán được 1,1 xe/tháng) Ở xưởng dịch vụ, kỹ thuật viên giỏi chưa đủ nhiều để đáp ứng nhu cầu sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng xe của khách hàng Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ xe của Công ty.

Do vậy, để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ xe ô tô của Công ty, theo em nên chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả nhân viên bán hàng và công nhân kỹ thuật Đào tạo giúp nhân viên có thêm năng lực thực hiện công việc thông qua quá trình học tập, lý luận và kinh nghiệm Nhờ đào tạo, người lao động tăng thêm hiểu biết, đổi mới phương pháp, cách thức, kỹ năng thái độ làm việc và có thái độ đối với cộng sự.

3.2.2.2 Nội dung của giải pháp: Để nâng cao trình độ, năng lực và tính đồng bộ giữa các nhân viên bán hàng và giữa nhân viên kỹ thuật, công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà nên áp dụng 2 hình thức đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.

Công ty nên áp dụng hình thức đào tạo ngoài công việc bao gồm các bài giảng trên lớp, chiếu video, phim, thực hành các bài tập tình huống và đào tạo dựa vào chương trình trên máy tính kết hợp và tham quan, khảo sát trong và ngoài nước, tổ chức các diễn đàn, hội nghị khoa học cho đội ngũ nhân viên bán hàng, đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành của Công ty Với đội ngũ bán hàng của Công ty cần kết hợp giữa việc đào tạo lý thuyết với thực hành các bài tập tình huống, nâng cao khả năng tự bồi dưỡng, tích lũy kinh nghiệm bán hàng cho họ.

Ngày đăng: 07/09/2024, 00:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. 1. Nội dung hoạt động tiêu thụ trong Doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà
Sơ đồ 1. 1. Nội dung hoạt động tiêu thụ trong Doanh nghiệp (Trang 15)
Hình 2.2. Dòng xe tải IZ49 2.5 tấn - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà
Hình 2.2. Dòng xe tải IZ49 2.5 tấn (Trang 23)
Bảng 2.4. Số lượng tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà
Bảng 2.4. Số lượng tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường (Trang 27)
Bảng 2.5. Số lượng tiêu thụ xe theo các kênh của công ty - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà
Bảng 2.5. Số lượng tiêu thụ xe theo các kênh của công ty (Trang 29)
Bảng 2.5. Kế hoạch bán xe và hoạt động dịch vụ của công ty - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà
Bảng 2.5. Kế hoạch bán xe và hoạt động dịch vụ của công ty (Trang 32)
Bảng 2.6. Giá xe hãng Hyundai của C ông ty - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty TNHH Nông Lâm Hồng Hà
Bảng 2.6. Giá xe hãng Hyundai của C ông ty (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w