1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhu Cầu Chăm Sóc Giảm Nhẹ Của Người Bệnh Ung Thư
Tác giả Đỗ Thị Hiền
Người hướng dẫn TS. Trịnh Thị Lụa, PGS.TS. Tạ Thị Tĩnh
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều Dưỡng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Điều Dưỡng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 2,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (14)
    • 1.1. Tổng quan về bệnh ung thư (14)
      • 1.1.1. Đại cương về ung thư (14)
      • 1.1.2. Các giai đoạn tiến triển của ung thư (15)
      • 1.1.3. Điều trị ung thư (15)
      • 1.1.4. Một số triệu chứng và biến chứng trong điều trị ung thư (17)
    • 1.2. Tổng quan về nhu cầu chăm sóc và chăm sóc giảm nhẹ (20)
      • 1.2.1. Khung lý thuyết về nhu cầu chăm sóc (20)
      • 1.2.2. Chăm sóc giảm nhẹ (22)
    • 1.3. Chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư (26)
      • 1.3.1. Đặc điểm chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư (26)
      • 1.3.2. Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư theo y học cổ truyền (27)
    • 1.4. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (31)
    • 1.5. Tình hình nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ người bệnh ung thư (32)
      • 1.5.1. Trên thế giới (32)
      • 1.5.2. Tại Việt Nam (33)
    • 1.6. Tổng quan về cơ sở nghiên cứu (34)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (35)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (35)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn (35)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (35)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (35)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (35)
      • 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (35)
      • 2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu (36)
      • 2.2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu (36)
      • 2.2.5. Quy trình nghiên cứu (36)
      • 2.2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu (37)
      • 2.2.7. Một số tiêu chuẩn và đánh giá các thang điểm sử dụng trong nghiên cứu (42)
      • 2.2.8. Các kỹ thuật thực hiện (42)
      • 2.2.9. Xử lý và phân tích số liệu (42)
      • 2.2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số (43)
      • 2.2.11. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu (0)
      • 2.2.12. Hạn chế của nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (46)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (46)
      • 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (46)
      • 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (48)
    • 3.2. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh nghiên cứu (54)
    • 3.3. Một số biện pháp chăm sóc giảm nhẹ và yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư (61)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (67)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (67)
      • 4.1.1. Tuổi, giới (67)
      • 4.1.2. Địa dư, kinh tế - xã hội (68)
      • 4.1.3. Đặc điểm lâm sàng (68)
      • 4.1.4. Triệu chứng hiện tại và phương pháp điều trị của NB ung thư (71)
      • 4.1.5. Đánh giá của NB ung thư về phía nhà cung cấp dịch vụ (72)
    • 4.2. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư (73)
      • 4.2.1. Nhu cầu thông tin (73)
      • 4.2.2. Nhu cầu về tinh thần của NB ung thư (74)
      • 4.2.3. Nhu cầu về tâm lý của NB ung thư (74)
      • 4.2.4. Nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của NB ung thư (75)
      • 4.2.5. Các vấn đề tài chính và kế hoạch của NB ung thư (76)
      • 4.2.6. Các vấn đề xã hội, giao tiếp của NB ung thư (77)
      • 4.2.7. Các vấn đề phụ thuộc của NB ung thư (77)
      • 4.2.8. Các vấn đề chăm sóc y khoa của NB ung thư (78)
      • 4.2.9. Các vấn đề liên quan đến điều dưỡng của NB ung thư (79)
    • 4.3. Một số biện pháp chăm sóc giảm nhẹ và yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư (79)
      • 4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh (82)
  • KẾT LUẬN (84)
  • PHỤ LỤC (94)

Nội dung

Nền y học cổ truyền YHCT đã tồn tại lâu đời tại châu Á cũng như Việt Nam, với nhiều phương pháp được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị, cải thiện dinh dưỡng và nâng cao chất lượng cuộc sống

TỔNG QUAN

Tổng quan về bệnh ung thư

1.1.1 Đại cương về ung thư

Trên thế giới, theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu GLOBOCAN năm 2020 ước tính có khoảng 19,3 triệu ca mắc mới và 10 triệu ca tử vong do ung thư Trong đó phổ biến nhất là ung thư vú, ung thư phổi, đại trực tràng, tiền liệt tuyến và dạ dày [32],[58]

Theo số liệu công bố của GLOBOCAN năm 2020, mỗi năm Việt Nam có hơn 182000 ca mắc mới và khoảng 122000 người tử vong vì ung thư Trong đó, ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến (chiếm 59,5% tổng các loại ung thư) phổ biến ở nam giới Còn ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư) phổ biến ở nữ giới [69],[33]

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư

Ung thư đặc trưng bởi sự tăng sinh của các tế bào ác tính một cách mất kiểm soát, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế kiểm soát và điều hòa của cơ thể [19] Bệnh ung thư hình thành các khối u ác tính có khả năng xâm lấn vào các tổ chức lành tính xung quanh và tế bào ung thư có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa thông qua hệ thống tuần hoàn hình thành các khối u mới [19]

Theo vị trí, có khoảng hơn 200 loại ung thư khác nhau trên cơ thể như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt vv… Theo loại tế bào nguồn, ung thư được chia thành 5 nhóm chính: ung thư biểu mô (carcinoma), ung thư mô liên kết (sarcoma), ung thư máu (leukaemia), ung thư hạch và tủy (lymphoma, myeloma) và ung thư não và tủy sống (brain and spinal cord cancers) [19],[35]

Qua một số nghiên cứu dịch tễ học đã thống kê một số tác nhân gây ung thư bao gồm: Yếu tố di truyền; Yếu tố nội tiết; Tác nhân vật lý; Tác nhân hóa học; Yếu tố nghề nghiệp Nhiều loại hóa chất trong công nghiệp, thực phẩm, chiến tranh, các chất thải ra môi trường và không khí gây ra nhiều loại ung thư khác nhau Tác nhân sinh học: virut sinh ung thư như virus Epstein-Barr gây ung thư vòm họng, u lympho ác tính, virus viêm gan B, virus viêm gan C gây ung thư gan, virus gây u nhú, HPV gây ung thư cổ tử cung; ký sinh trùng như sán Schistosoma gây ung thư bàng quang và vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ung thư dạ dày [35]

Thư viện ĐH Thăng Long

1.1.2 Các giai đoạn tiến triển của ung thư

Xác định các giai đoạn của ung thư có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch điều trị, lập kế hoạch chăm sóc và góp thêm thông tin vào việc đánh giá khả năng tái phát – di căn của khối u cũng như tiên lượng bệnh Hiện nay, có hai hệ thống đánh giá chính về giai đoạn tiến tiến của ung thư được quốc tế công nhận và sử dụng phổ biến là hệ thống TNM (tumor-node-metastasis) và hệ thống số [61]

Hệ thống TNM là viết tắt của khối u, hạch, di căn dùng để mô tả kích thước của khối u ban đầu và sự phát triển tại chỗ hay xâm lấn (T), mô tả mức độ di căn hạch bạch huyết (N) và mô tả sự xuất hiện di căn xa (M) Trên lâm sàng, kích thước của khối u được mô tả từ nhỏ đến lớn theo ký hiệu từ Tx, Tis, T1,2,3,4; di căn hạch bạch huyết được đánh giá theo mức độ từ không đến rất nhiều theo ký hiệu từ Nx, N0,1,2,3; di căn xa được đánh giá không hoặc có theo ký hiệu Mx, M0,1 Ngoài ra, một số ung thư còn có phân chia thêm giai đoạn nhỏ với các ký hiệu a,b,c (ung thư phổi, ung thư vú…) [61]

Hệ thống số được ký hiệu theo số la mã từ I-IV phân loại các giai đoạn của ung thư dựa trên hệ thống TNM Trong đó, giai đoạn I: Khối u còn nhỏ và chưa xâm lấn Khi phát hiện ung thư ở giai đoạn này, người bệnh có tiên lượng tốt hơn, tuổi thọ tốt và thậm chí có thể chữa khỏi được Giai đoạn II: Khối u có kích thước lớn hơn giai đoạn I nhưng chưa di căn đến các mô, cơ quan khác Tuy nhiên, với một số loại ung thư, giai đoạn 2 khối u có thể đã xâm lấn vào hạch bạch huyết lân cận Giai đoạn III: Khối u lớn hơn và đã bắt đầu xâm lấn các mô xung quanh, đồng thời di căn sang hạch bạch huyết lân cận Giai đoạn IV:

Giai đoạn tế bào ung thư đã di căn xa Hầu như không thể loại bỏ hết ung thư ở giai đoạn này [61]

Mỗi loại ung thư và mỗi giai đoạn tiến triển có những phương pháp điều trị khác nhau tương đối phức tạp Một số phương pháp điều trị ung thư phổ biến gồm: điều trị phẫu thuật, điều trị tia xạ (xạ trị), điều trị hóa chất (hóa trị), điều trị miễn dịch; ngoài ra có thêm một số phương pháp mới như điều trị nội tiết (liệu pháp hormone), điều trị đích, ghép tế bào gốc hay ghép tủy xương, công nghệ nano, liệu pháp gen…[22]

- Phẫu thuật là biện pháp điều trị nhằm loại bỏ khối u hoặc làm giảm kích thước khối u trước khi tiến hành xạ trị hay hóa trị, thường áp dụng cho ung thư ở giai đoạn

5 sớm, chưa có di căn Phẫu thuật có ưu điểm là loại bỏ gần như hoàn toàn khối u, hạn chế khả năng xâm lấn, giảm áp lực cho các tạng xung quanh và cho phép sinh thiết mô bệnh học để chẩn đoán cũng như xác định chính xác mức độ giai đoạn ung thư Tuy nhiên, phẫu thuật cũng có một số nguy cơ và biến chứng như: đau đớn, nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu, làm tăng khả năng di căn xa của tế bào ung thư và có thể tái phát [25]

- Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia X hoặc gamma để tiêu diệt tế bào ung thư, áp dụng cho những ung thư ở giai đoạn muộn hơn, thường xạ trị trước phẫu thuật với mục đích thu nhỏ kích thước khối u hoặc tiêu diệt nốt những tế bào u tại chỗ và hạch khu vực khi nghi ngờ Tuy nhiên, xạ trị gây ra biến chứng tùy theo cơ quan đích, các triệu chứng thường gặp như rụng tóc, nôn và buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, khô và đỏ rát da, chảy máu,…[43]

- Điều trị hóa chất thường áp dụng cho ung thư ở giai đoạn muộn, di căn xa hoặc ở một số ung thư dễ di căn ở giai đoạn sớm như ung thư vú, tinh hoàn, buồng trứng

Hóa trị có vai trò tiêu diệt, làm chậm quá trình phát triển của khối u, và làm giảm các triệu chứng chèn ép và xâm lấn ở người bệnh Tuy nhiên có rất nhiều biến chứng do điều trị hóa chất có thể gặp ở người bệnh đã được thống kê như: mệt mỏi, rụng tóc, sạm da, mất vị giác, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc, làm giảm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, nhiễm trùng và suy giảm miễn dịch…[34] Đối với những loại ung thư với tiến triển phức tạp hoặc không đáp ứng điều trị đòi hỏi phải có những phương pháp điều trị mới cho người bệnh Liệu pháp hormone chủ yếu được sử dụng để điều trị một số thể nhất định của ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư nội mạc tử cung vì đây là các ung thư phát triển có liên quan đến nội tiết Điều trị đích là một phương pháp đang được nghiên cứu thử nghiệm như kích thích miễn dịch không đặc hiệu, điều trị bằng interferon, các lymphokin và dùng kháng thể đơn dòng Liệu pháp miễn dịch là phương pháp sử dụng một số thành phần trong hệ miễn dịch của con người để chống lại sự phát triển của tế bào ung thư còn đang được nghiên cứu như sử dụng thuốc ức chế điểm kiểm soát, liệu pháp tế bào lympho T chứa thụ thể kháng nguyên dạng khảm, cytokine, thuốc điều hòa miễn dịch, kháng thể đơn dòng vv…Ghép tế bào gốc sử dụng tế bào máu chưa biệt hóa có trong tủy xương và máu đưa vào cơ thể người bệnh nhằm phục hồi tế bào bị tổn thương và loại bỏ tế bào ung thư đang là một hướng đi mới đang được nghiên cứu tại các nước phát triển

Thư viện ĐH Thăng Long

6 Công nghệ nano, liệu pháp gen cũng là những phương pháp mới đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư [22]

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm và hiệu quả khác nhau khi áp dụng đơn thuần hay kết hợp trong điều trị ung thư đối với từng cá thể người bệnh riêng biệt Ở những người bệnh phát hiện sớm thường có kết quả điều trị và tiên lượng tốt hơn so với người bệnh ở giai đoạn muộn [22] Ngoài ra, tùy thuộc vào mục tiêu điều trị mà cần áp dụng những phương pháp phù hợp đối với từng người bệnh Đối với những người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối, mục tiêu điều trị ưu tiên là kéo dài thời gian sống và điều trị hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng sau khi trải qua các phương pháp điều trị phẫu thuật, xạ trị, hóa trị

1.1.4 Một số triệu chứng và biến chứng trong điều trị ung thư

Tổng quan về nhu cầu chăm sóc và chăm sóc giảm nhẹ

1.2.1 Khung lý thuyết về nhu cầu chăm sóc - Khái niệm về nhu cầu con người

Con người được tạo ra bởi các yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội Các nhu cầu cần thiết để duy trì các yếu tố tạo ra con người gọi là nhu cầu cơ bản hay còn gọi là các nhu cầu để tồn tại và phát triển của con người Những nhu cầu ở mức độ thấp luôn tồn tại, cho đến khi những nhu cầu đã được thỏa mãn, con người có khả năng chuyển sang những nhu cầu khác ở mức độ cao hơn Khi một người (người bệnh) đòi hỏi có nhu cầu cao hơn, việc ấy chứng tỏ họ có sự khỏe khoắn trong tâm hồn và thể chất Hệ thống thứ bậc của các nhu cầu rất hữu ích để làm nền tảng trong việc nhận định về sức chịu đựng của người bệnh, những giới hạn và nhu cầu đòi hỏi sự can thiệp về điều dưỡng

Hình 1.1 Bậc thang nhu cầu của Maslow

Lý thuyết về nhu cầu cơ bản của con người theo Virginia Henderson bao gồm 14 nhu cầu cơ bản như: hít thở bình thường; ăn uống đầy đủ; bài tiết bình thường; vận động và duy trì tư thế mong muốn; giấc ngủ đảm bảo và nghỉ ngơi; chọn quần áo, trang phục thích hợp, thay và mặc quần áo; duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường; giữ cơ thể sạch sẽ; tránh nguy hiểm trong môi trường; giao tiếp với người khác thể hiện được các cảm xúc; tự làm một việc gì đó và cố gắng hoàn thành; chơi và tham gia một hình thức vui chơi giải trí nào đó; vv…[31] Khi cơ thể bị bệnh, những nhu cầu cơ bản của

Thư viện ĐH Thăng Long

10 con người càng cần được đáp ứng đầy đủ, trong đó có nhu cầu được chăm sóc, hỗ trợ cả về thể chất lẫn tinh thần

Tại Việt Nam, Bộ Y Tế đã ban hành tài liệu về chăm sóc người bệnh được quy định trong thông tư 31/2021/TT-BYT trên cơ sở tham khảo một số lý thuyết điều dưỡng như lý thuyết về nhu cầu cơ bản của con người Virginia Henderson và lý thuyết về các mức độ phụ thuốc, tự chăm sóc của người bệnh Dorothea Orem Các can thiệp chăm sóc điều dưỡng bao gồm [10]:

- Chăm sóc hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt cho người bệnh - Chăm sóc dinh dưỡng phù hợp cho NB theo chỉ định của bác sĩ - Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi cho NB

- Chăm sóc vệ sinh cá nhân - Chăm sóc tinh thần

- Thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật, thuốc - Phục hồi chức năng cho NB

- Quản lý NB thông qua hồ sơ

- Truyền thông, giáo dục sức khỏe Dựa theo thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 của Bộ Y Tế Quy định hoạt động điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện cho thấy: Chăm sóc người bệnh toàn diện được định nghĩa là sự chăm sóc của người hành nghề và gia đình người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm, đáp ứng các nhu cầu điều trị, sinh hoạt hằng ngày nhằm đảm bảo sự an toàn, chất lượng và hài lòng của người bệnh

Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh Chăm sóc người bệnh được phân cấp dựa trên mức độ phụ thuộc của người bệnh trong các công việc hằng ngày và mức độ nặng của bệnh phù hợp để chia thành các cấp độ chăm sóc khác nhau:

Người bệnh cần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp - tuần hoàn, phải nằm bất động, không tự thực hiện hoạt động cá nhân hằng ngày hoặc do yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của điều dưỡng

11 Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh nặng, hạn chế vận động một phần vì sức khỏe, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh có thể vận động, đi lại không hạn chế và tự thực hiện được các hoạt động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của điều dưỡng viên [10]

1.2.2.1 Khái niệm về chăm sóc giảm nhẹ

Theo TCYTTG (2009): Chăm sóc giảm nhẹ (Palliative care) là các biện pháp phòng ngừa và giảm bớt đau khổ của người bệnh và gia đình của họ khi phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến căn bệnh đe dọa đến tính mạng [70] CSGN là các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người đang đối mặt với những vấn đề sức khỏe đe dọa tính mạng do bệnh tật gây ra, bằng cách phòng ngừa và làm giảm sự đau đớn thông qua phát hiện sớm, đánh giá cẩn trọng tình hình, điều trị đau và hỗ trợ các vấn đề tâm lý, tinh thần và xã hội [71] Chăm sóc giảm nhẹ là:

+ Giúp giảm đau và giảm các triệu chứng khó chịu khác

+ Khẳng định sự sống hay cái chết là một quá trình bình thường

+ Không đẩy nhanh hay trì hoãn cái chết

+ Kết hợp các khía cạnh tâm lý và tinh thần trong quá trình chăm sóc NB

+ Cung cấp hệ thống hỗ trợ giúp NB sống một cách tích cực đến cuối đời

+ Cung cấp hệ thống hỗ trợ gia đình NB đối mặt với khó khăn trong thời gian ốm đau và qua đời

+ Sử dụng phương pháp chăm sóc theo nhóm

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống cho NB, mang lại ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiến triển của bệnh

+ Điều trị sớm, kết hợp với các phương pháp điều trị khác như xạ trị, hóa trị nhằm kéo dài sự sống choNB [70],[71]

Tại các nước phát triển, mô hình chăm sóc giảm nhẹ bao gồm chăm sóc người bệnh và gia đình của họ một cách toàn diện, tập trung vào 4 lĩnh vực: thể chất (đau, ho, mệt, sốt, vv…); tinh thần (lo lắng, sợ hãi, buồn chán, giận dữ…); xã hội (thiếu hay đủ ăn,

Thư viện ĐH Thăng Long

12 việc làm, các mối quan hệ, nhu cầu của gia đình…) và tâm linh (dằn vặt về ý nghĩa sự sống cái chết, nhu cầu được ở trong bình an,…) [71] (Hình 1.1)

Hình 1.2 Các khía cạnh chăm sóc giảm nhẹ

Tại Việt Nam, khái niệm chăm sóc giảm nhẹ lần đầu tiên được định nghĩa và có văn bản hướng dẫn về chăm sóc giảm nhẹ năm 2006 Tháng 9/2006, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3483/BYT “Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS” Theo Bộ Y Tế (2006), chăm sóc giảm nhẹ là cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh khi họ phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, thông qua việc phòng ngừa và giảm bớt nỗi đau bằng cách nhận biết sớm, khám đánh giá chính xác, điều trị đau và xử trí các triệu chứng thực thể, tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề về mặt thể chất, tâm lý - xã hội và tinh thần cho người bệnh Năm 2010 Bộ Y Tế đã cập nhật khái niệm về chăm sóc giảm nhẹ: “CSGN cho người bệnh mắc bệnh đe dọa đến tính mạng là sự kết hợp nhiều biện pháp cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh thông qua việc phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và giải quyết các vấn đề tâm lý và thực thể thông qua việc tư vấn, hỗ trợ các vấn đề về tâm lý- xã hội và tâm linh mà người bệnh và gia đình họ phải chịu đựng” [1]

Người bệnh và gia đình

Mong muốn và mục tiêu

13 Năm 2022, theo quyết định số 183/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành, chăm sóc giảm nhẹ được định nghĩa là chuyên ngành chăm sóc điều trị, vận dụng những bằng chứng y khoa tốt nhất hiện có nhằm ngăn ngừa và giảm nhẹ các đau khổ về thể chất, tâm lê, xã hội mà người bệnh là người lớn hay trẻ em mắc bệnh nặng, nghiêm trọng, đang phải chịu đựng Đây là quá trình chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, đồng hành với người bệnh và gia đình người bệnh trong toàn bộ quá trình diễn biến của bệnh, kể cả giai đoạn cuối đời, nhằm đạt được chất lượng và giá trị cuộc sống cao nhất [11] CSGN là một phần quan trọng của chăm sóc toàn diện cho người bệnh mắc các bệnh nặng, đặc biệt người bệnh ung thư giai đoạn cuối và cần được thực hành trong suốt diễn tiến của bệnh (Hình 1.2)

Hình 1.3 Sơ đồ chăm sóc giảm nhẹ trong suốt quá trình bệnh tật

1.2.2.2 Các nguyên tắc chung về chăm sóc giảm nhẹ

Nguyên tắc thứ nhất: NVYT có nghĩa vụ đạo đức làm giảm bớt đau khổ về thể chất, tâm lý, xã hội vv dù căn bệnh có thể chữa khỏi hay không

Nguyên tắc thứ hai: Các loại hình và mức độ đau có thể thay đổi theo địa điểm, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa, thời gian, do đó công tác chăm sóc giảm nhẹ và quy mô chăm sóc giảm nhẹ cũng cần thay đổi theo từng nhóm người bệnh

Nguyên tắc thứ ba: Đánh giá các giá trị mà mỗi người bệnh trân trọng trong cuộc sống; Có thể áp dụng chăm sóc giảm nhẹ ngay trong giai đoạn sớm của những bệnh lý nghiêm trọng đồng thời với các liệu pháp điều trị chữa bệnh như là hóa trị cho người

Thư viện ĐH Thăng Long

Chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư

1.3.1 Đặc điểm chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư

Người bệnh ung thư là những đối tượng phải trải qua nhiều khó khăn về mặt thể chất và tinh thần Tuy nhiên, hầu hết những vấn đề này đều chưa được đánh giá đầy đủ và toàn diện trên người bệnh ung thư và gia đình của họ Vì vậy cần có phương pháp tiếp cận người bệnh ung thư và xác định mức độ nhu cầu của họ

Nhu cầu CSGN của người bệnh ung thư là rất lớn, tuy nhiên lại chưa được đáp ứng đầy đủ, đặc biệt về tâm lý, thể chất và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thông tin y tế

Một nghiên cứu về nhu cầu chưa được đáp ứng của người bệnh ung thư giai đoạn cuối cho thấy người bệnh chưa được đáp ứng về hỗ trợ tâm lý (10,1-84,4%), mệt mỏi (18- 76,3%), được thông báo về lợi ích và tác dụng phụ của thuốc (4-66,7%), thông tin điều trị (26-100%), thông tin liên quan đến chăm sóc (21-100%) Nhu cầu chưa được đáp ứng của người bệnh ung thư có liên quan đến sức khỏe thể chất, lo lắng và chất lượng cuộc sống của họ [67]

Nguyên tắc trong chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư cũng thuộc một phần trong nguyên tắc chăm sóc giảm nhẹ nói chung Bao gồm:

+ Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư được thực hiện từ khi chẩn đoán cho tới khi người bệnh ra đi (Hình 1.3)

+ Phối hợp với các biện pháp điều trị đặc hiệu

+ Thúc đẩy việc tuân thủ các phương pháp điều trị và giảm tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị đó

+ Hỗ trợ người bệnh sống tích cực đến cuối đời

+ Coi cuộc sống và cái chết là một tiến trình bình thường, không cố ý thúc đẩy nhanh hay trì hoãn cái chết

+ Chăm sóc về tâm lý – xã hội

Thư viện ĐH Thăng Long

16 + Hỗ trợ gia đình người bệnh trong thời gian người bệnh đau ốm và khi qua đời

+ Xây dựng mô hình CSGN theo hình thức đa thành phần, lấy người bệnh làm trung tâm, có sự tham gia của NVYT, gia đình NB, nhân viên xã hội, tình nguyện viên, tổ chức xã hội…vv

+ Thực hiện tại cơ sở y tế, gia đình và cộng đồng

Hình 1.4 Nguyên tắc chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư

Nội dung chính của chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư bao gồm:

+ Chăm sóc giảm nhẹ tập trung giúp người bệnh có lối sống độc lập, tích cực tối đa cho đến hết đời

+ Hỗ trợ gia đình người bệnh giải quyết khó khăn

+ Lấy người bệnh làm trung tâm

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống, tác động tích cực tới quá trình diễn biến bệnh

+ Giúp cho NB sớm tiếp cận với các phương pháp điều trị đặc hiệu

+ Động viên, hỗ trợ tinh thần cho người bệnh

1.3.2 Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư theo y học cổ truyền 1.3.2.1 Ung thư trong y học cổ truyền

Thuật ngữ “ung thư” trong Y học hiện đại không tương đương với Y học cổ truyền Theo YHCT các biểu hiện bệnh lý như ung thư hiện nay được mô tả bằng các bệnh danh như Thủng lựu (chỉ các loại ung thư nói chung); Nhũ nham (khối cứng như đá trong vú – Ung thư vú), Phế nham (ung thư phổi), Thạch thư (ung thư xương);

Nhục lựu (ung thư hạch, hoặc u lympho); Trưng hà (khối u ở bụng)…

17 Sách Linh Khu (Hoàng đế nội kinh Linh khu – thế kỷ thứ 2 – 3 trước công nguyên) cho rằng nguyên nhân gây “ung thư” theo YHCT là do khí huyết uất kết mà hình thành ung thũng, nhiệt hun đốt khiến cơ nhục hủ hoá thành mủ, thành lở loét Nếu nhiệt độc đi sâu vào trong gây tổn thương tạng phủ, ngũ tạng tổn thương thì sẽ tử vong

Theo y học cổ truyền cơ chế bệnh ung thư phát sinh là do khí trệ, huyết ứ, đàm kết, tà độc, kinh lạc bế tắc, công năng tạng phủ mất điều hòa và khí huyết hư tổn:

Nhân tố ngoại tà: Bệnh do các yếu tố thuận lợi từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể có chính khí suy hư, hoặc mất cân bằng âm – dương như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… Các nghiên cứu của YHHĐ đã minh chứng vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày, virus HPV gây ung thư cổ tử cung…

Nhân tố ẩm thực: Ẩm thực thất điều, tổn thương tỳ vị, khí huyết bất túc, gây ra tạng phủ khí huyết khuy hư Tỳ hư thì đồ ăn không thể hóa thành tinh vi mà sẽ biến thành đàm trọc, đàm tắc khí trệ, đàm huyết ứ kết mà hình thành ung nhọt, tích khối Ăn uống cay nóng, uống nhiều rượu, hút thuốc là là những thứ đại nhiệt gây tổn thương tân dịch sinh đàm, đàm nhiệt uất kết, khí huyết ứ trệ gây bệnh, YHHĐ cũng đã minh chứng thuốc lá gây Ung thư phổi, Rượu gây xơ gan và có thể đưa đến ung thư gan…

Chính khí nội suy: người lớn tuổi cơ thể suy nhược, hoặc do những bệnh mãn tính, hoặc do thất tình tổn thương gây khí nghịch khí trệ, thăng giáng không đều, hoặc do lao lực quá sức gây ra âm dương đều hư dẫn đến ngoại tà thừa cơ hội xâm nhập, lưu lại ở trong, cuối cùng dẫn đến huyết hành ứ trệ mà gây ra u cục

Phương pháp chữa bệnh ung thư của y học cổ truyền gồm các mặt: nâng cao sức khỏe như bổ huyết, bổ khí, bổ âm, bổ dương, dùng các phép tiêu đàm, tiêu u khối, hoạt huyết hóa ứ, mát huyết cầm máu, giảm đau đớn Điều trị bằng Đông y theo biện chứng luận trị tùy tình hình bệnh tà và sức khỏe để có phương thuốc thích hợp:

+ Thanh nhiệt giải độc: Dùng trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng nhiệt như sốt nóng, khát nước, phiền táo, táo bón, miệng đắng lưỡi khô, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi vàng, mạch hoạt sác; gặp trong các bệnh ung thư tử cung, ung thư da có lở loét

Thư viện ĐH Thăng Long

18 + Lương huyết chỉ huyết: Dùng trong trường hợp ung thư có nhiệt chứng như sốt nóng, khát nước, kèm các triệu chứng chảy máu như: chảy máu chân răng, nôn ra máu, chảy máu cam, chất lưỡi đỏ, mạch sác

+ Tư âm thanh nhiệt: Dùng trong trường hợp ung thư kéo dài, gây sốt âm ỉ, sốt tăng vào buổi chiều và buổi tối, khát nước, nước tiểu vàng, táo bón, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác

+ Hành khí hoạt huyết: Dùng trong các bệnh ung thư do khối u chèn ép gây đau, YHCT cho rằng do khí trệ huyết ứ, với các triệu chứng đau cố định, đau như dao đâm, thường vào giai đoạn khối u phát triển lớn, giai đoạn này cơ thể người bệnh suy nhược; do đó phép hành khí hoạt huyết thường kèm theo thuốc bổ

+ Bổ khí huyết: Dùng trong trường hợp bệnh ung thư kèm theo suy nhược cơ thể, thiếu máu, ăn uống kém

1.3.2.2 Các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ trong Y học cổ truyền

Các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư Theo tác giả Aye Tinzar Myint (2021) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn sàng sử dụng các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhân người cao tuổi mắc ung thư tại Myanmar cho thấy nơi ở, kiến thức và hiểu biết về chăm sóc giảm nhẹ, nhu cầu hỗ trợ tinh thần và tâm lý có ảnh hưởng tới nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ [46] Người bệnh sống ở khu vực nông thôn có nhu cầu CSGN cao gấp 5,36 lần so với thành thị (p

Ngày đăng: 05/09/2024, 17:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đỗ Thị Thắm., Nguyễn Minh An., Nguyễn Đăng Trường., (2018), "Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng tại bệnh viện K năm 2018", Khoa học Điều dưỡng. 02(01), tr. 73-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng tại bệnh viện K năm 2018
Tác giả: Đỗ Thị Thắm., Nguyễn Minh An., Nguyễn Đăng Trường
Năm: 2018
3. Hồ Thị Hoa. (2012), Thực trạng chăm sóc giảm nhẹ trên bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất tại khoa chăm sóc triệu chứng và điều trị đau, Bệnh viện K cơ sở 1, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng chăm sóc giảm nhẹ trên bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất tại khoa chăm sóc triệu chứng và điều trị đau, Bệnh viện K cơ sở 1
Tác giả: Hồ Thị Hoa
Năm: 2012
4. Nguyễn Thị Hiếu Phương., Bùi Tú Quyên. (2022), "Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2021", Tạp chí Y dược học 43(01), tr. 55-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
Tác giả: Nguyễn Thị Hiếu Phương., Bùi Tú Quyên
Năm: 2022
5. Nguyễn Xuân Phách. (2013), Điều trị giảm đau di căn ung thư xương, Báo cáo khoa học Hội nghị Việt - Pháp hình ảnh Y học và Y học hạt nhân lần 2, chủ biên, Hà Nội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khoa học Hội nghị Việt - Pháp hình ảnh Y học và Y học hạt nhân lần 2
Tác giả: Nguyễn Xuân Phách
Năm: 2013
6. Phan Cảnh Duy., Nguyễn Minh Hành., Nguyễn Dư Quyền., cs. (2020), "Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ tại nhà và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tại khoa Ung bướu - chăm sóc giảm nhẹ, bệnh viện Trung ương Huế cơ sở II", Tạp chí Y học lâm sàng. 65(65/2020), tr. 89-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ tại nhà và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tại khoa Ung bướu - chăm sóc giảm nhẹ, bệnh viện Trung ương Huế cơ sở II
Tác giả: Phan Cảnh Duy., Nguyễn Minh Hành., Nguyễn Dư Quyền., cs
Năm: 2020
7. Trần Đình Hà., Trương Thị Nhung. (2014), "Đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ trên bệnh nhân ung thư tại khoa Y học hạt nhân ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.", Tạp chí Y học Thực Hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ trên bệnh nhân ung thư tại khoa Y học hạt nhân ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả: Trần Đình Hà., Trương Thị Nhung
Năm: 2014
8. Trần Thị Liên., Lê Thanh Tùng. (2019), "Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị tại trung tâm ung bướu - bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019", Khoa học Điều dưỡng. 2(3), tr. 13-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị tại trung tâm ung bướu - bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019
Tác giả: Trần Thị Liên., Lê Thanh Tùng
Năm: 2019
9. Bệnh viện Y học cổ truyền TW. (2022), Giới thiệu chung, truy cập ngày January-2023, tại trang web https://nhtm.gov.vn/news/gioi-thieu/gioi-thieu-chung-28032012.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu chung
Tác giả: Bệnh viện Y học cổ truyền TW
Năm: 2022
12. Đặng Thị Vân Anh., Đỗ Thị Hạnh Trang. (2022), "Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại trung tâm Ung bướu bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021", Tạp chí Y học Việt Nam 05(01), tr.195-200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại trung tâm Ung bướu bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021
Tác giả: Đặng Thị Vân Anh., Đỗ Thị Hạnh Trang
Năm: 2022
13. Sở Y tế TP HCM. (2020), 10 Vấn đề về chăm sóc giảm nhẹ trên toàn cầu 2020, truy cập ngày December -2022, tại trang web https://medinet.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua-benh/10-van-de-ve-cham-soc-giam-nhe-tren-toan-cau-cmobile8-6593.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 Vấn đề về chăm sóc giảm nhẹ trên toàn cầu 2020
Tác giả: Sở Y tế TP HCM
Năm: 2020
14. Vũ Đình Sơn., Phạm Ngọc Ánh., Đặng Thị Vân Anh., cs. (2022), "Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung bướu, bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan", Khoa học Điều dưỡng.05(02), tr. 31-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung bướu, bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan
Tác giả: Vũ Đình Sơn., Phạm Ngọc Ánh., Đặng Thị Vân Anh., cs
Năm: 2022
15. Kim., Nguyễn Nhược. (2008), Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
Tác giả: Kim., Nguyễn Nhược
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2008
16. Trang., Nguyễn Tuyết (2010), Đánh giá tác dụng của bài thuốc quy tỳ thang trong điều trị chứng hư lao thể tâm tỳ hư, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác dụng của bài thuốc quy tỳ thang trong điều trị chứng hư lao thể tâm tỳ hư
Tác giả: Trang., Nguyễn Tuyết
Năm: 2010
18. Thúy, Trần (2003), "Tình hình Y học cổ truyền trên thế giới và Việt Nam", Thông tin Y học cổ truyền. 110(1), tr. 1-7, 5-19.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình Y học cổ truyền trên thế giới và Việt Nam
Tác giả: Thúy, Trần
Năm: 2003
19. Krieghoff-Henning, E. và các cộng sự. (2017), "Cancer – an overview", Med Monatsschr Pharm. 40(2), tr. 48-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cancer – an overview
Tác giả: Krieghoff-Henning, E. và các cộng sự
Năm: 2017
20. Aghaei, M. H., Vanaki, Z. và Mohammadi, E. (2020), "Emotional Bond: The Nature of Relationship in Palliative Care for Cancer Patients", Indian J Palliat Care. 26(1), tr. 86-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Emotional Bond: The Nature of Relationship in Palliative Care for Cancer Patients
Tác giả: Aghaei, M. H., Vanaki, Z. và Mohammadi, E
Năm: 2020
21. Amare, N. và các cộng sự. (2023), "The Prevalence of Cancer Patients Requiring Palliative Care and Its Associated Factors at St. Paul Hospital, Addis Ababa, Ethiopia: A Cross-Sectional Study", Risk Manag Healthc Policy. 16, tr.1203-1214 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Prevalence of Cancer Patients Requiring Palliative Care and Its Associated Factors at St. Paul Hospital, Addis Ababa, Ethiopia: A Cross-Sectional Study
Tác giả: Amare, N. và các cộng sự
Năm: 2023
10. Bộ Y Tế. (2021), Thông tư Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện, chủ biên, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Hà Nội Khác
11. Bộ Y Tế. (2022), Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ Tế, Bộ Y, chủ biên, Bộ trưởng bộ y tế, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Bậc thang nhu cầu của Maslow - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Hình 1.1. Bậc thang nhu cầu của Maslow (Trang 20)
Hình 1.2. Các khía cạnh chăm sóc giảm nhẹ - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Hình 1.2. Các khía cạnh chăm sóc giảm nhẹ (Trang 23)
Hình 1.3. Sơ đồ chăm sóc giảm nhẹ trong suốt quá trình bệnh tật - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Hình 1.3. Sơ đồ chăm sóc giảm nhẹ trong suốt quá trình bệnh tật (Trang 24)
Hình 1.4. Nguyên tắc chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Hình 1.4. Nguyên tắc chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư (Trang 27)
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu (Trang 37)
2.2.11. Sơ đồ nghiên cứu - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
2.2.11. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 44)
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu (Trang 46)
Bảng 3.3. Thời gian và số lần nhập viện của đối tượng nghiên cứu (N=303) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.3. Thời gian và số lần nhập viện của đối tượng nghiên cứu (N=303) (Trang 50)
Bảng 3.4. Phương pháp điều trị của đối tượng nghiên cứu (N=303) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.4. Phương pháp điều trị của đối tượng nghiên cứu (N=303) (Trang 51)
Bảng 3.5. Triệu chứng hiện tại của NB ung thư (N = 303) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.5. Triệu chứng hiện tại của NB ung thư (N = 303) (Trang 52)
Bảng 3.6. Đánh giá của NB ung thư về bệnh viện (N = 303) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.6. Đánh giá của NB ung thư về bệnh viện (N = 303) (Trang 53)
Bảng 3.8. Nhu cầu thông tin của NB ung thư (N=303) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.8. Nhu cầu thông tin của NB ung thư (N=303) (Trang 54)
Bảng 3.9. Nhu cầu về tinh thần của NB ung thư (N = 303) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.9. Nhu cầu về tinh thần của NB ung thư (N = 303) (Trang 55)
Bảng 3.10. Nhu cầu về tâm lý của NB ung thư (N = 303) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.10. Nhu cầu về tâm lý của NB ung thư (N = 303) (Trang 55)
Bảng 3.11. Nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của NB ung thư (N = 303) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.11. Nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của NB ung thư (N = 303) (Trang 56)
Bảng 3.12. Các vấn đề tài chính và kế hoạch của NB ung thư (N = 303) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.12. Các vấn đề tài chính và kế hoạch của NB ung thư (N = 303) (Trang 57)
Bảng 3.14. Các vấn đề phụ thuộc của NB ung thư (N = 303) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.14. Các vấn đề phụ thuộc của NB ung thư (N = 303) (Trang 58)
Bảng 3.16. Các vấn đề chăm sóc y khoa của NB ung thư (N = 303) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.16. Các vấn đề chăm sóc y khoa của NB ung thư (N = 303) (Trang 59)
Bảng 3.17. Các vấn đề liên quan đến điều dưỡng của NB ung thư (N = 303) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.17. Các vấn đề liên quan đến điều dưỡng của NB ung thư (N = 303) (Trang 60)
Bảng 3.19. Điều trị giảm nhẹ triệu chứng cho NB ung thư bằng YHCT (N= 296) - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.19. Điều trị giảm nhẹ triệu chứng cho NB ung thư bằng YHCT (N= 296) (Trang 61)
Bảng 3.18. Đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho NB ung thư bằng các - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.18. Đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho NB ung thư bằng các (Trang 61)
Bảng 3.20. Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho NB ung thư bằng - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.20. Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho NB ung thư bằng (Trang 62)
Bảng 3.21. Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ về dinh dưỡng cho NB ung thư - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.21. Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ về dinh dưỡng cho NB ung thư (Trang 62)
Bảng 3.22. Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ hỗ trợ tâm lý – tinh thần của NB - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.22. Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ hỗ trợ tâm lý – tinh thần của NB (Trang 63)
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu chăm sóc - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu chăm sóc (Trang 64)
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (Trang 65)
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa NVYT và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ bằng YHCT - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa NVYT và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ bằng YHCT (Trang 65)
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tâm lý và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ bằng YHCT - nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tại khoa kiểm soát và diều trị ung bướu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2023
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tâm lý và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ bằng YHCT (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w