Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư phổi điều trịtại Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình...192.2.1.. Nếukhông được sự can thiệp và hỗ trợ chăm s
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
1.1.1 Đại cương về giải phẫu và sinh lý học của phổi
Phổi là cơ quan chủ yếu của hệ hô hấp, là nơi trao đổi khí trực tiếp giữa máu và không khí Phổi được tạo nên từ toàn bộ các nhánh phân chia trong phổi của phế quản gốc (cây phế quản), động mạch và tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản, bạch huyết và các sợi thần kinh của đám rối phổi; mô liên kết xen giữa các thành phần trên và bao quanh phổi [6]. 1.1.2 Tổng quan về ung thư phổi Đến nay y văn đã ghi nhận hơn 200 loại ung thư khác nhau Trong đó Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu [1].
Ung thư phổi (UTP) là khối u ác tính xuất phát từ niêm mạc phế quản, phế nang Theo giải phẫu bệnh UTP chia làm hai loại: ung thư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN) chiếm khoảng 15 - 20% và ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) chiếm khoảng 80 – 85% [1], [2]. Ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, ung thư phổi là bệnh ác tính hay gặp nhất, có xu hướng ngày càng gia tăng đồng thời cũng là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị Tại Mỹ, ước tính năm 2015 có 221.200 trường hợp mới mắc và 158.040 ca tử vong [2] Tại Việt nam (2012) ung thư phổi là loại ung thư đứng hàng đầu ở nam giới với tỉ lệ mắc 41,1/100.000 dân, ở nữ giới ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư vú với tỉ lệ mắc 10,6/100.000 dân [1].
Về nguyên nhân, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây UTP 85 - 90% trường hợp UTP là do hút thuốc Những người hút thuốc có nguy cơ mắc UTP cao gấp 20 - 40 lần không hút thuốc Các yếu tố nguy cơ tiếp theo là khí radon, arsenic, amian, asbetos, khí mustard, nickel, tia bức xạ [1], [16], [3].
UTP lan tràn theo 3 con đường: con đường kế cận, đường bạch huyết và đường máu UTPTBN thường di căn mạnh và sớm hơn UTPKTBN Trong
UTPKTN, loại ung thư biểu mô tuyến có tỉ lệ di căn xa cao hơn các loại khác Nhìn chung, di căn hạch thường xuất hiện sớm hơn so với di căn khác, 90% trường hợp di căn xa có kèm theo di căn hạch [16], [8].
1.2.1.1 Các phương pháp chẩn đoán UTP
*Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng Ở giai đoạn sớm các triệu chứng của bệnh thường nghèo nàn, âm thầm, bệnh thường được phát hiện tình cờ.
Khi có các triệu chứng rõ rệt thì bệnh thường đã ở giai đoạn muộn Biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào vị trí, kích thước và mức xâm lấn của u, hạch hay cơ quan bị di căn Các triệu chứng và hội chứng thường gặp là [16]: Hội chứng hô hấp, hội chứng trung thất, hội chứng của di căn, Các hội chứng cận ung thư: sốt do ung thư, hội chứng Cushing, hội chứng Pierre Marie.
* Chẩn đoán dựa vào cận lâm sàng: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, nội soi phế quản, nội soi màng phổi, nội soi trung thất, chẩn đoán mô bệnh học. 1.1.3 Tổng quan về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-2002): Chăm sóc giảm nhẹ (Palliative care) là các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người đang phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến sự ốm đau, đe doạ tính mạng thông qua sự ngăn ngừa và giảm gánh nặng họ phải chịu đựng bằng cách nhận biết sớm, đánh giá toàn diện, điều trị đau và các vấn đề như triệu chứng thực thể, tâm lý, xã hội, tâm linh [10].
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam năm 2006: Chăm sóc giảm nhẹ(CSGN) cho NB ung thư và AIDS là sự kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự chịu đựng và cải thiện chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh (NB) thông qua sự phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và những vấn đề tâm lý, thực thể khác, đồng thời tư vấn và hỗ trợ nhằm giải quyết những vấn đề xã hội, tinh thần mà người bệnh và gia đình người bệnh đang phải gánh chịu [14].
Cả hai định nghĩa đều cho thấy: CSGN nhằm vào cả NB và gia đình
NB, đáp ứng và làm giảm tất cả các loại thương tổn về thực thể, tâm lý, xã hội, tinh thần với mục đích là nâng cao sự hài lòng, chất lượng cuộc sống của
NB và gia đình NB [11].
1.3.1.2 Nguyên tắc của chăm sóc giảm nhẹ
Dưới đây là những nguyên tắc quốc tế về CSGN, những nguyên tắc này là cơ sở cho các quốc gia xây dựng “Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ” [18] gồm:
* Cung cấp dịch vụ CSGN cho tất cả những người mắc bệnh đe doạ tính mạng.
*Giúp cho NB thoát khỏi cơn đau và các triệu chứng khó chịu khác.
*Tăng cường tuân thủ điều trị và làm giảm các tác dụng phụ của thuốc.
*Khẳng định chất lượng cuộc sống, coi cái chết là một quá trình tất yếu.
*Không cố ý làm thúc đẩy hoặc trì hoãn cái chết của NB.
*Quan tâm và lồng ghép chăm sóc về tâm lý xã hội, tinh thần cho NB.
*Cố gắng giúp NB có một cuộc sống tích cực, độc lập một cách tối đa cho đến cuối đời, nâng cao tính tự chủ, kỹ năng và kiến thức tự chăm sóc của NB và gia đình.
Tiến hành ngay từ khi phát hiện bệnh và duy trì trong suốt quá trình diễn biến của bệnh (Hình 1.1).
Hình 1.1 Chăm sóc giảm nhẹ trong tiến trình bệnh[14]
* Hỗ trợ gia đình NB giải quyết những khó khăn, kể cả khi NB qua đời
* Lấy NB là trung tâm, làm việc theo nhóm chăm sóc đa thành phần, bao gồm cả người có chuyên môn và không chuyên nhằm giải quyết toàn diện các nhu cầu về thể chất, tâm lý xã hội của NB và gia đình họ kể cả sau khi NB qua đời.
*Nâng cao CLCS góp phần tác động tích cực tới quá trình diễn biến bệnh.
* Cung cấp cho NB sớm được tiếp cận với các phương pháp điều trị đặc hiệu khác (như hoá xạ trị liệu) nhằm kéo dài cuộc sống cho NB.
*Động viên, hỗ trợ về tinh thần cho NB giúp họ hiểu tốt hơn về diễn biến bệnh, các biến chứng và tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
1.1.4 Nhu cầu của con người
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau Ông phân loại nhu cầu con người theo 5 cấp độ từ dưới lên trên[12].
Hình 1.2 Bậc thang tháp nhu cầu cơ bản của Maslow
1.4.1.1 Nhu cầu sinh học (thể chất và sinh lý):
Là nền tảng của hệ thống phân cấp nhu cầu, được ưu tiên hàng đầu để duy trì sự sống gồm các nhu cầu: Oxy, thức ăn, nước uống, bài tiết, vận động, nghỉ ngơi
1.4.2.1 Nhu cầu an toàn và được bảo vệ:
Cơ sở thực tiễn
Trong công tác chăm sóc điều trị người bệnh, bác sỹ và điều dưỡng có vai trò và chức năng khác nhau, nhưng đều có mục tiêu chung là đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh Trong đó vai trò của người điều dưỡng là: Chăm sóc và đáp ứng nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất và tinh thần Đối với người bệnh ung thư phổi người điều dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chăm sóc và đáp ứng nhu cầu của người bệnh. 1.2.1 Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư
Trên thực tế lâm sàng NB ung thư gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe và thường có một số triệu chứng điển hình như [1].
* Triệu chứng khó thở: Là cảm nhận chủ quan của NB với sự khó khăn khi thở hoặc thở hổn hển.
* Triệu chứng đau: Theo Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau, đau là cảm giác khó chịu và sự trải qua những cảm xúc có liên quan đến tổn thương mô học thực thể và tiềm tàng, hoặc được mô tả về phương diện tổn thương mô học.
* Nôn/buồn nôn: Buồn nôn là cảm giác chủ quan xảy ra trước Nôn là hiện tượng tống mạnh mẽ những thành phần chứa trong dạ dày do một quá trình kích thích cơ thần kinh phức tạp với các cấu phần thự chủ và không tự chủ.
* Táo bón/ tiêu chảy: Táo bón là sự khó chịu liên quan đến giảm tần số đi ngoài Tiêu chảy là tăng số lần, lượng chất lỏng, hoặc thể tích của phân so với việc đi ngoài bình thường của người bệnh.
* Triệu chứng toàn thân: Các triệu chứng toàn thân là nguyên nhân phố biến của sự khó chịu và chất lượng sống kém ở những bệnh ung thư giai đoạn tiến triển Các triệu chứng này bao gồm:
- Sụt cân và suy mòn - Mệt mỏi.
- Sốt và vã mồ hôi.
- Trầm cảm: Người bệnh thường có khí sắc trầm, mất mọi quan tâm, thích thú, giảm năng lượng dẫn đến sự tăng mệt mỏi và giảm hoạt động Phổ biến nhất là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ.
- Lo âu: Cảm giác sợ hãi và linh tính về điềm gở kèm theo các triệu chứng thực vật (chủ yếu là giao cảm).
1.2.2 Các nội dung trong chăm sóc giảm nhẹ
Mục đích chính trong CSGN là đối phó lại sự đau đớn bằng cách phòng ngừa và làm giảm triệu chứng bằng mọi phương pháp; tập trung không chỉ vào vấn đề thực thể mà còn về những vấn đề tâm lý, xã hội, tâm thần; nâng cao tối đa hiệu quả sau phẫu thuật, phục hồi chức năng và CLCS của NB sau khi ra viện [17].
1.2.2.2 Những đối tượng cần chăm sóc giảm nhẹ
Những đối tượng cần CSGN bao gồm: Những người mắc bệnh mạn tính tiến triển trong đó có ung thư; những người mắc những bệnh đe doạ đến tính mạng khác; những người bệnh sẽ chết trong vòng 6 tháng; những
NB phải chịu đựng sự đau đớn và các triệu chứng thực thể khác hoặc những vấn đề tâm lý mạn tính ở mức độ vừa đến nặng [17]
1.2.2.3 Chăm sóc giảm nhẹ nên cung cấp ở đâu:
* Tại nhà: CSGN thường được thực hiện tại nhà bởi các thành viên trong gia đình với sự giúp đỡ và đào tạo bởi các điều dưỡng, nhân viên y tế cộng đồng, các nhóm giúp đỡ đồng đẳng và những người tình nguyện.
*Phòng khám người bệnh ngoại trú hoặc trạm y tế tại cộng đồng.
*Bệnh viện: Điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau nặng hoặc không đáp ứng với điều trị thông thường hoặc các triệu chứng khác.
1.2.2.4 Tiếp cận chăm sóc giảm nhẹ trên thế giới
Tại Châu Âu công tác CSGN đạt được nhiều thành tựu trong việc cung cấp dịch vụ CSGN cho người dân mà điển hình là tại Mỹ và Anh.
Tại Mỹ: Chương trình CSGN được biết đến từ năm 1965 trải qua nhiều năm đến cuối những năm 1980 các bệnh viện bắt đầu xây dựng các chương trình CSGN [15]
Tại Anh: Năm 2005 dịch vụ CSGN đã phát triển với hơn 1.700 trung tâm CSGN Gồm 220 đơn vị nội trú người lớn/ 3.156 giường bệnh, 33 đơn vị nội trú cho trẻ em/ 255 giường bệnh và 358 dịch vụ chăm sóc tại nhà [18].
Theo khuyến cáo của WHO và Ủy ban Kiểm soát thuốc gây nghiện Quốc tế (INCB), ngoài việc phòng chống và điều trị bệnh thì tất cả các quốc gia cần phải có chương trình CSGN cho NB ung thư Vì thế, mạng lưới CSGN ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ra đời từ năm 2001 và đã phát triển tới hàng chục quốc gia trong đó có Việt Nam Sau khi thành lập, hoạt động chính của mạng lưới là hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân làm việc trong lĩnh vực CSGN và phát triển liên kết giữa các tổ chức CSGN trong khu vực và trên thế giới.
1.2.2.5 Tiếp cận chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
CSGN bắt đầu ở Việt Nam vào năm 2001, nhưng chưa có một chính sách nào quy định về CSGN Đến năm 2005, Bộ Y tế Việt Nam đã bắt đầu khởi xướng xây dựng mô hình CSGN với việc khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu CSGN cho NB ung thư và HIV/AIDS ở 5 tỉnh thành phố Kết quả cho thấy, nhu cầu CSGN là rất lớn với 30,1% NB cần hỗ trợ tinh thần; 33%
NB cần hỗ trợ tâm lý; 41,7% NB cần dùng thuốc giảm đau và 39,8% NB cần được chăm sóc tại nhà Trong đó, có tới 79,48% NB ung thư đã từng chịu đựng các cơn đau; 97,43% NB đã từng phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu về thể xác và 87% NB thấy không vui hoặc rất buồn [15].
Thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của CSGN đối với NB, từ năm
2006, với sự giúp đỡ của các chuyên gia và Tổ chức quốc tế, Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã xây dựng và ban hành “Hướng dẫn Quốc gia về Chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS” (Quyết định 3483/BYT ngày 19/5/2006) Đây là cơ sở pháp lý và là tài liệu tham khảo mang tính thực tiễn để các nhà lâm sàng trên toàn quốc triển khai các hoạt động điều trị và CSGN cho người nhiễm HIV/AIDS, ung thư và các bệnh hiểm nghèo đe dọa tính mạng khác Trong đó có quy định, hướng dẫn cụ thể về: Kiểm soát đau; xử trí các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, đau miệng và nuốt đau, khó thở, ho, yếu, mệt mỏi, sốt, mất ngủ, trầm cảm, lo âu, ngứa, loét do nằm lâu; chăm sóc tâm lý xã hội cho NB và người chăm sóc nhằm cải thiện CLCS của NB và gia đình NB khi họ phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng [14].
Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015- 2025, trong đó có dự án phòng, chống ung thư với mục tiêu giảm tỉ lệ mắc và tỉ lệ chết do ung thư, cải thiện CLCS cho NB ung thư
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là bệnh viện lớn với quy mô 1200 giường, tổng số cán bộ gồm 1168 cán bộ bệnh viện và 172 cán bộ hợp đồng thuê khoán, được xếp hạng hạng I vào năm 2010 Bệnh viện gồm nhà khám bệnh 4 tầng, khối nhà hành chính 4 tầng, 1 nhà 5 tầng hệ nội, 1 nhà 3 tầng hệ ngoại, 1 nhà 9 tầng nhà mổ và điều trị tự nguyện, 1 nhà 3 tầng Trung tâm ung bướu, 1 nhà 3 tầng khoa Truyền nhiễm, các phòng bệnh được lắp đạt điều hoà nhiệt độ và các thiết bị hiện đại như: hệ thống thông khí, máy báo gọi điều dưỡng, hệ thống oxy trung tâm… phục vụ tốt cho công tác chuyên môn và sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh viện tỉnh Thái Bình là đơn vị đầu ngành của tỉnh đã thực hiện đầy đủ 7 chức năng nhiệm vụ về công tác khám chữa bệnh, phát triển kỹ thuật mới, công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học, kiểm soát nhiễm khuẩn, hợp tác quốc tế, quản lý tài chính, cải cách thủ tục hành chính trong công tác khám chữa bệnh… Bệnh viện đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.
Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình có tiền thân là khoa Ngoại Ung Bướu thanh lập năm 2010 Sau đó đến năm 2017 đã thành lập nên Trung Tâm Ung Bướu Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm là thực hiện công tác thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về ung bướu theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật và quy chế bệnh viện.Trung tâm phối hợp với trường Đại học
Y Dược Thái Bình và Cao đẳng Y tế Thái Bình trong việc đào tạo sinh viên Y khoa và Cử nhân Điều dưỡng Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho tuyến dưới Trung tâm được giao chỉ tiêu 160 giường kế hoạch,thực kê 180 giường Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã có hơn 5000 lượt người bệnh được điều trị nội trú trong đó số lượt người bệnh ung thư phổi khoảng 400 lượt.Bên cạnh việc chăm sóc điều trị cho người bệnh, khoa cũng rất quan tâm đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe giảm nhẹ cho người bệnh mỗi tháng có ít nhất 1 buổi tổ chức tuyên truyền giáo dục chăm sóc người bệnh, hướng dẫn nội quy các thủ tục hành chính và tiếp thu nhu cầu chăm sóc của người bệnh.
Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư phổi điều trị tại Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Để có số liệu khách quan về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh, học viên đã thực hiện một khảo sát, cụ thể như sau:
2.2.1 Đối tượng và phương pháp khảo sát
Người bệnh dược chẩn đoán ung thư phổi đang điều trị nội trú tại TTUB - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
-Người bệnh được chẩn đoán ung thư phổi.
-NB từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khoẻ để trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
-NB tự nguyện tham gia khảo sát.
-NB đã tham gia phỏng vấn trong thời gian nghiên cứu.
-NB không có mặt tại thời điểm phỏng vấn.
Trong thời gian từ 04/9/2023 đến 29/10/2023 có 116 người bệnh đáp ứng tiêu chuẩn chọn và tự nguyện đồng ý tham gia khảo sát.
2.2.2.2 Thời gian và địa điểm khảo sát:
- Khảo sát được tiến hành từ 4/9/2023 đến ngày 29/10/2023 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
* Địa điểm thu thập : TT Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái
Bình 2.2.2.3 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phần mềm thống kê y học SPSS
20.0 2.2.2.4 Công cụ thu thập số liệu
-Công cụ thu thập số liệu: Bộ công cụ được xây dựng dựa trên Quyết định số 3483/BYT ngày 15/09/2006 về việc ban hành “Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với NB ung thư và AIDS” của Bộ Y tế[14] Nghiên cứu về nhu cầu CSGN của NB ung thư điều trị nội trú tại Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019 của tác giả Trần Thị Liên [4] Bộ công cụ được chỉnh sửa một số nội dung và từ ngữ để đảm bảo các câu hỏi rõ ràng, phù hợp với đối tượng và địa bàn nghiên cứu Bộ công cụ thu thập số liệu gồm 3 phần (Phụ lục 1,2,3,)
* Phương pháp thu thập và kỹ thuật chọn mẫu
-Giải thích tư vấn cho người bệnh ung thư phổi đồng ý tham gia vào nghiên cứu và ký vào bản đồng thuân tham gia nghiên cứu theo mã phiếu 1. Phỏng vấn : (mã phiếu 02,03).
- NB sẽ trả lời các câu hỏi bằng cách tự đánh giá nhu cầu của bản thân với điều tra viên 1 trong 2 phương án “Có” hoặc “Không” Điều tra viên sẽ điền câu trả lời vào phiếu sau khi nghe ý kiến của NB.
2.2.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá và thang đo
Tính tỉ lệ nhu cầu theo từng yếu tố: NB được xác định “Có nhu cầu” tương ứng 1 điểm, Không có nhu cầu 0 điểm Với yếu tố khi số tiểu mục trả lời “có” ≥ 50% tổng số tiểu mục của yếu tố đó thì xác định NB “Có nhu cầu”, NB được xác định “Không có nhu cầu” với yếu tố khi số tiểu mục trả lời “có” < 50% tổng số tiểu mục của yếu tố đó đối với các nhu cầu: hỗ trợ thông tin, tâm lý, thể chất sinh hoạt, giao tiếp quan hệ và dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ tài chinh.
Bảng 2.1 Bảng nhu cầu chăm sóc theo từng chỉ số
Số Có nhu Không có
Chỉ số đánh giá lượng cầu nhu cầu tiểu mục (≥50%) (