1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

107 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,51 MB
File đính kèm LV Ths tu sat bn ung thu phoi.rar (1 MB)

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Hành vi tự sát (13)
      • 1.1.1. Khái niệm (13)
      • 1.1.2. Nguyên nhân của hành vi tự sát (15)
      • 1.1.3. Đặc điểm lâm sàng của hành vi tự sát (15)
      • 1.1.4. Các công cụ sàng lọc và đánh giá nguy cơ tự sát (18)
    • 1.2. Hành vi tự sát trên người bệnh ung thư phổi (19)
      • 1.2.1. Ung thư phổi (19)
      • 1.2.2. Đặc điểm lâm sàng hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi (23)
      • 1.2.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi (23)
    • 1.3. Các nghiên cứu về hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi (28)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (31)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu (31)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (31)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (31)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (31)
      • 2.3.1. Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu (31)
      • 2.3.2. Thiết kế nghiên cứu (32)
    • 2.4. Các biến số, chỉ số cần thu thập (32)
      • 2.4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu (32)
      • 2.4.2. Đặc điểm lâm sàng hành vi tự sát (33)
      • 2.4.3. Một số yếu tố liên quan đến hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi (35)
      • 2.5.2. Công cụ thu thập số liệu (37)
    • 2.6. Phương pháp phân tích số liệu (38)
      • 2.6.1. Thống kê mô tả (38)
      • 2.6.2. Thống kê suy luận (38)
    • 2.7. Sai số và cách khống chế (38)
    • 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (38)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (41)
    • 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu (41)
      • 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhóm đối tượng nghiên cứu. 31 3.1.2. Đặc điểm ung thư phổi của nhóm đối tượng nghiên cứu (41)
      • 3.1.3. Đặc điểm chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng nghiên cứu. 34 3.2. Đặc điểm hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi (44)
      • 3.2.1. Đặc điểm mức nghiêm trọng của ý tưởng tự sát (46)
      • 3.2.2. Đặc điểm cường độ của ý tưởng tự sát (47)
      • 3.2.3. Đặc điểm hành vi tự sát và mức độ gây chết (52)
      • 3.2.4. Đặc điểm lo âu và trầm cảm ở người bệnh ung thư phổi (53)
    • 3.3. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi tự sát trên người bệnh ung thư phổi (54)
      • 3.3.1. Mối liên quan giữa nhân khẩu xã hội học và ý tưởng tự sát (54)
      • 3.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm ung thư phổi và ý tưởng tự sát (55)
      • 3.3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm lo âu – trầm cảm ở người bệnh ung thư phổi và ý tưởng tự sát (59)
      • 3.3.4. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và ý tưởng tự sát (60)
      • 3.3.5. Mối liên quan giữa mức nghiêm trọng và cường độ của ý tưởng tự sát (62)
      • 4.1.2. Đặc điểm ung thư phổi của nhóm đối tượng nghiên cứu (66)
      • 4.1.3. Đặc điểm chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng nghiên cứu. 57 4.2. Đặc điểm hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi (67)
      • 4.2.1. Đặc điểm mức nghiêm trọng của ý tưởng tự sát (69)
      • 4.2.2. Đặc điểm cường độ của ý tưởng tự sát (70)
      • 4.2.3. Đặc điểm hành vi tự sát và mức độ gây chết (71)
      • 4.2.4. Đặc điểm lo âu và trầm cảm ở người bệnh ung thư phổi (72)
    • 4.3. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi (73)
      • 4.3.1. Mối liên quan giữa nhân khẩu xã hội học và ý tưởng tự sát (73)
      • 4.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm ung thư phổi và ý tưởng tự sát (74)
      • 4.3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm lo âu – trầm cảm ở người bệnh ung thư phổi và ý tưởng tự sát (76)
      • 4.3.4. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống (QLQ-C30) và ý tưởng tự sát (77)
  • KẾT LUẬN (79)

Nội dung

Tự sát là một cấp cứu trong lâm sàng tâm thần học, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tự sát: do trầm cảm, các sang chấn tâm lý, hoặc do toan tự sát dẫn đến tự sát. Ý tưởng tự sát ở những người bệnh đang điều trị ung thư là phổ biến, mặc dù chỉ số ít người bệnh thực sự có toan tự sát hay tự sát hoàn thành. Tỉ lệ tự sát ở quần thể người bệnh ung thư được cho là cao gấp đôi so với quần thể dân số chung và ung thư phổi là một trong số các loại ung thư có nguy cơ tự sát cao nhất.6 Các vấn đề tâm lý – xã hội mà người bệnh ung thư thường hay gặp phải đó là lo âu, trầm cảm, tức giận, sợ hãi, ý tưởng và hành vi tự sát. Mức độ đau nặng cũng là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tự sát ở người bệnh ung thư phổi, góp phần làm giảm khả năng sống sót của những người bệnh này. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh viện đa khoa cũng như các bệnh viện chuyên khoa ung bướu hiện nay chưa có một chuyên ngành chăm sóc sức khỏe nào có thể đánh giá chính xác những vấn đề tâm lý – xã hội trên những người bệnh ung thư. Việc đánh giá, phát hiện kịp thời các vấn đề tâm lý – xã hội ở người bệnh ung thư phổi, đặc biệt là những ý tưởng và hành vi tự sát có tầm quan trọng đặc biệt để giảm tỉ lệ tử vong ở những người bệnh này.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Các người bệnh được chẩn đoán là ung thư phổi đến khám và điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian nghiên cứu.

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

Các người bệnh trong nghiên cứu phải đáp ứng các tiêu chuẩn:

- Được chẩn đoán UTP nguyên phát bằng phương pháp mô bệnh học và/hoặc phương pháp tế bào học.

- Điểm đánh giá tình trạng sức khỏe chung PS ≤ 2, chấm theo thang của Nhóm hợp tác nghiên cứu ung thư phương Đông (ECOG Performance Status Scale).

- Có khả năng đọc hiểu bộ câu hỏi, giao tiếp với bác sĩ.

- Người bệnh và gia đình không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

- Người bệnh có suy giảm nhận thức (VD sa sút trí tuệ, mê sảng…)

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu

2.3.1.1 Phương pháp chọn mẫu Áp dụng chọn mẫu thuận tiện

2.3.1.2 Tính toán cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu được tính theo công thức “Ước tính một tỉ lệ trong quần thể” n=Z 1− α

Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu.

Khi  bằng 0,05 (độ tin cậy 95%) thì Z 1− α

2 bằng 1,96 2 p: Tỷ lệ ý tưởng tự sát ở người bệnh ung thư phổi, theo nghiên cứu của Bao-Liang Zhong và cs (2017) tỉ lệ ý tưởng tự sát ở người bệnh UTP là 14,9%, 5 lấy p = 0,149.

: Độ sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể, lấy bằng 0,045. Áp dụng vào công thức trên tính, được n = 241.

Thực tế khi tiến hành nghiên cứu tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi có được sự đồng ý tham gia nghiên cứu của 270 người bệnh ung thư phổi, sau khi loại đi 14 trường hợp chưa hoàn thành bài phỏng vấn, cỡ mẫu thực chúng tôi thu được là 256 người bệnh.

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Các biến số, chỉ số cần thu thập

2.4.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

 Các biến mô tả đặc điểm nhân khẩu xã hội học của đối tượng nghiên cứu:

- Nơi ở: nông thôn; thành phố lớn; thành phố nhỏ

- Trình độ học vấn: tiểu học; THCS; THPT; đại học/cao đẳng; sau đại học

- Tình trạng hôn nhân: đã kết hôn; chưa kết hôn; góa/ly thân/ly dị.

- Nghề nghiệp: nông dân; công nhân; viên chức; tự do; hưu trí; khác.

- Kinh tế: khá giả; trung bình.

 Các biến mô tả đặc điểm bệnh ung thư phổi của đối tượng nghiên cứu:

- Phân loại mô bệnh học: SCLC (UTP tế bào nhỏ); NSCLC (UTP tế bào không nhỏ)

- Phân loại giai đoạn lâm sàng: giai đoạn sớm; giai đoạn muộn

+ Giai đoạn sớm bao gồm: SCLC giới hạn; NSCLC giai đoạn I, II + Giai đoạn muộn bao gồm: SCLC lan rộng; NSCLC giai đoạn III, IV

- Thời gian trôi qua kể từ khi chẩn đoán (tháng): < 1; 1–3; 4–6; 7–12; >12.

- Phương pháp điều trị ung thư hiện tại: phẫu thuật; hóa trị/xạ trị; chăm sóc giảm nhẹ; không điều trị; khác.

2.4.2 Đặc điểm lâm sàng hành vi tự sát

Các biến mô tả đặc điểm lâm sàng hành vi tự sát được thu thập dựa trên thang đánh giá rủi ro hành vi tự sát ở thanh thiếu niên (C-SSRS), bao gồm: mức độ nghiêm trọng của ý tưởng tự tử (YTTS), cường độ của YTTS, hành vi tự sát và mức độ gây chết.

Theo truyền thống, khái niệm ý tưởng và hành vi tự sát được xây dựng trên một kết cấu đơn trục, với YTTS bị động, YTTS chủ động có dự định, và HVTS cùng tồn tại trên một phổ tự sát Thang C-SSRS, tuy nhiên, được thiết kế để đánh giá riêng biệt các thành phần của YTTS và HVTS, cụ thể thang này đánh giá YTTS trong đời và trong 30 ngày qua, HVTS trong đời và trong

The three-month timeframe is divided into four sub-scales, which evaluate the severity of suicidal thoughts (severity of ideation), the intensity of suicidal thoughts (intensity of ideation), suicidal behavior (behavior), and the degree of lethality.

- Dưới thang “mức nghiêm trọng của YTTS”: bao gồm 5 câu hỏi có/không với 5 loại YTTS tăng dần theo mức nghiêm trọng như sau: 1=ước muốn được chết, 2=YTTS chủ động không biệt định, 3=YTTS với phương thức (không gồm dự định), 4=YTTS với dự định (không gồm kế hoạch), 5=YTTS với dự định và kế hoạch Với những người phủ định tất cả các loại YTTS trên, điểm của dưới thang này sẽ được chấm là: 0=không có YTTS. Như vậy điểm của dưới thang “mức nghiêm trọng của YTTS” sẽ dao động từ 0–5.

- Dưới thang “cường độ của YTTS”: Điểm của dưới thang này được đánh giá từ điểm của 5 thành phần sau: tần suất, thời gian tồn tại, khả năng kiểm soát, yếu tố ngăn cản, lí do của YTTS Với những người có điểm dưới thang “mức nghiêm trọng của YTTS” bằng 0, điểm của cả 5 thành phần trên sẽ được tính bằng 0 Với thành phần tần suất và thời gian tồn tại (điểm từ 1–

5), điểm cao tương ứng với tần suất cao và thời gian tồn tại kéo dài Với thành phần khả năng kiểm soát và yếu tố ngăn cản (điểm từ 0–5), điểm cao tương ứng với khả năng kiểm soát YTTS kém, và không có hoặc có ít yếu tố có thể ngăn cản một người hiện thực hóa YTTS Với thành phần lí do của YTTS (điểm từ 0–5), điểm thấp chỉ ra lí do chính của YTTS là để gây ảnh hưởng đến người khác, trong khi điểm cao chỉ ra lí do chính của YTTS là để chấm dứt nỗi đau khổ Điểm của dưới thang “cường độ của YTTS” được tính bằng tổng của 5 điểm thành phần, như vậy điểm của dưới thang “cường độ của YTTS” sẽ dao động từ 0–25.

Dưới thang đánh giá “hành vi tự sát”, nghiên cứu ghi nhận số lần thực hiện các loại hành vi tự sát khác nhau (toan tự sát thật sự, bị ngăn cản, tự ngăn cản), chuẩn bị tự sát và tự gây thương tích không tự sát Tổng số lần thực hiện mỗi hành vi được thống kê Trong nghiên cứu này, số lần toan tự sát được quy ước thành 3 mức điểm: 0 (không toan tự sát), 1 (1-2 lần toan tự sát) và 2 (3 lần toan tự sát trở lên).

1 điểm sẽ được tính cho mỗi loại hành vi này Như vậy điểm của dưới thang

“hành vi tự sát” sẽ dao động từ 0–8.

- Dưới thang “mức độ gây chết”: đánh giá với toan tự sát thật sự gần nhất Mức độ gây chết/tổn thương y khoa được chấm theo thang điểm từ 0–

5, nếu mức độ gây chết/tổn thương y khoa bằng 0, điểm của dưới thang này xét lại bằng tiềm năng gây chết của toan tự sát, được chấm theo thang điểm từ 0–2 Nếu không có toan tự sát nào, điểm của dưới thang “mức độ gây chết” được quy ước bằng 0

Thang C-SSRS được thiết kế với mục đích như một công cụ để phân loại, vì thế ban đầu không có hướng dẫn nào về cách tính tiểm của thang Với cách tính điểm như trên, tổng điểm của thang C-SSRS sẽ có giá trị từ 0–43.

2.4.3 Một số yếu tố liên quan đến hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi

- Thang điểm ECOG PS, đánh giá tình trạng sức khỏe chung

- Thang điểm HADS, đánh giá mức độ lo âu và trầm cảm Thang này gồm 14 câu hỏi được chia thành 2 dưới thang: 7 câu hỏi đánh giá hội chứng trầm cảm và 7 câu hỏi đánh giá hội chứng lo âu Mỗi câu hỏi được tính điểm từ 0-3, do đó tổng điểm dưới thang trầm cảm và dưới thang lo âu dao động từ 0-21 Điểm càng cao phản ánh càng nhiều triệu chứng thuộc nhóm trầm cảm hoặc nhóm lo âu Trong nghiên cứu này, điểm ≥ 8 cho dưới thang trầm cảm được cho là có hội chứng trầm cảm và điểm ≥ 8 cho dưới thang lo âu được cho là có hội chứng lo âu.

+ Hội chứng lo âu: có ; không (cut-point: 8)

+ Hội chứng trầm cảm: có ; không (cut-point: 8)

- Thang điểm VAS, đánh giá mức độ đau.

+ 0 to 4 mm – Không đau (No Pain)

+ 5 to 44 mm – Đau nhẹ (Mild Pain)

+ 45 to 74 mm – Đau vừa (Moderate Pain)

+ 75 to 100 mm – Đau nặng (Severe Pain)

- Thang điểm EORTC QLQ-C30, đánh giá chất lượng cuộc sống.

Chất lược cuộc sống gần đây đã trở thành một mảng quan trọng cần được đánh giá bởi các nhà chuyên môn Công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống phổ biến nhất trong chuyên ngành ung thư là bộ câu hỏi đánh giá chất lượng sống C-30 của Cơ quan nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu (EORTC) Bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 phiên bản 3.0 là một công cụ hợp lệ, đáng tin cậy và thích hợp để đánh giá chất lượng cuộc sống của những người bệnh ung thư 38

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

Thông tin được thu thập tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai.

2.5.1 Kỹ thuật thu thập số liệu

Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được làm bệnh án theo mẫu chuyên biệt, thống nhất bao gồm các bước:

Bước 1: Nhận người bệnh ung thư phổi theo tiêu chuẩn chọn lựa và loại trừ

- Các người bệnh đã được chẩn đoán ung thư phổi, được điều trị nội trú tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai.

- Người nghiên cứu đánh giá tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ trên nhóm người bệnh trên thông qua phỏng vấn về tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe chung.

Bước 2: Thu thập các thông tin chung của cả nhóm đối tượng nghiên cứu

Người nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp người bệnh và người nhà người bệnh về các đặc điểm nhân khẩu học, tiền sử bệnh lý cơ quan khác và toàn bộ quá trình diễn biến bệnh UTP ở các người bệnh này, thu thập thông tin về sang chấn tâm lý của người bệnh.

Bước 3: Thu thập thông tin về hành vi tự sát của nhóm đối tượng nghiên cứu

Người nghiên cứu thu thập thông tin thông qua phỏng vấn qua bộ câu hỏi trong bệnh án nghiên cứu để xác định đặc điểm lâm sàng hành vi tự sát về mức nghiêm trọng của YTTS, cường độ của YTTS, đặc điểm hành vi tự sát, chất lượng công việc và sinh hoạt trong ngày.

Bước 4: Khám lâm sàng và chỉ định cận lâm sàng phục vụ cho nghiên cứu

- Khám lâm sàng chi tiết, toàn diện về tâm thần.

- Tham khảo ý kiến của các bác sỹ điều trị tại bệnh phòng, hội chẩn để xác định chẩn đoán khi cần thiết.

- Ghi chi tiết hồ sơ bệnh án của người bệnh trong quá trình điều trị tại bệnh viện.

- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng:

+ Các trắc nghiệm tâm lý: HADS.

+ Các trắc nghiệm khác: C-SSRS, EORTC QLQ-C30

+ Các thang điểm hỗ trợ: VAS, thang đánh giá tình trạng sức khỏe chung ECOG PS.

2.5.2 Công cụ thu thập số liệu

- Mẫu bệnh án nghiên cứu: Để mô tả lâm sàng, chúng tôi thiết kế một mẫu bệnh án nghiên cứu chuyên biệt, gồm 7 mục lớn: thông tin hành chính, tiền sử bản thân và gia đình, đặc điểm bệnh ung thư phổi, đặc điểm ý tưởng – hành vi tự sát, khám lâm sàng tâm thần, đánh giá lo âu và trầm cảm bệnh viện, đánh giá chất lượng cuộc sống Người thu thập sẽ đánh giá, xử lý và phân tích số liệu theo mục tiêu nghiên cứu (Xem phần phụ lục)

- Các test trắc nghiệm: C-SSRS, HADS (đã trình bày phía trên).

- Các thang điểm hỗ trợ: VAS, EORTC QLQ-C30 (đã trình bày phía trên).

Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu được làm sạch, nhập liệu và xử lý thông qua phần mềm SPSS 25.0

Các biến số được mô tả theo số lượng, các tỷ lệ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,…

Số liệu thu thập và phân tích được kiểm định thông qua các test thống kê phù hợp với từng điều kiện so sánh.

Sai số và cách khống chế

Loại sai số Tên sai số Cách khống chế

Sai số ngẫu nhiên Sai số không đủ mẫu Chọn mẫu đủ lớn

Sai số đo lường Lượng giá đúng kết quả trắc nghiệm tâm lý

Sai số nhập liệu Nhập liệu 2 lần rồi so sánh với nhau

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng chấm đề cương của Trường Đại học Y Hà Nội.

- Người bệnh và người nhà người bệnh được giải thích rõ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu mà không cần giải thích.

- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật.

- Nghiên cứu chỉ mô tả lâm sàng, không can thiệp nên mọi chỉ định dùng các liệu pháp điều trị hoàn toàn do các bác sĩ điều trị quyết định theo tình trạng của người bệnh.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu Điểm sức khỏe chung PS > 2

Mô tả đặc điểm lâm sàng ý tưởng – hành vi tự sát ở người bệnh UTP và một số yếu tố liên quan

Phân tích và xử lý số liệu Đặc điểm nhân khẩu học Đặc điểm bệnh UTP Đặc điểm về các triệu chứng ý tưởng – hành vi tự sát mô tả theo lâm sàng và qua trắc nghiệm tâm lý C-SSRS Được giải thích, đồng ý tham gia nghiên cứu Loại

Người bệnh được chẩn đoán Ung thư phổi

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhóm nghiên cứu (n = 256) Đặc điểm nhân khẩu xã hội học Số NB Tỷ lệ %

Chưa kết hôn 1 0,4 Đã kết hôn 255 99,6

- Giới: Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu là nam giới, chiếm tỉ lệ 76,6%.

- Tuổi: Nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm 60-69 tuổi (39,0%). Nhóm chiếm tỉ lệ thấp là các nhóm dưới 40 tuổi (4,3%), nhóm từ 80 tuổi trở lên (0,8%).

- Dân tộc: Toàn bộ đối tượng tham gia nghiên cứu là dân tộc kinh (100%).

- Nơi ở: Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu sinh sống ở thành phố (56,6%).

- Trình độ học vấn: Đa số là nhóm đã tốt nghiệp THPT (61,3%).

- Tình trạng hôn nhân: Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu đã kết hôn (99,6%).

- Nghề nghiệp: Chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm nông dân (32,0%) Nhóm nghề nghiệp khác (bao gồm kinh doanh tự do, thất nghiệp,…) chiếm 30,9%.

- Kinh tế: Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu có kinh tế ở mức trung bình (99,6%).

3.1.2 Đặc điểm ung thư phổi của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2 Đặc điểm ung thư phổi của nhóm nghiên cứu (n = 256) Đặc điểm ung thư phổi Số NB Tỷ lệ % Phân loại mô bệnh học

Phân loại giai đoạn lâm sàng

Thời gian từ sau chẩn đoán

Phối hợp phẫu thuật & hóa-xạ trị 23 9,0 Khác (Chưa điều trị/dùng thuốc nam) 26 10,2

Không đau 46 18,0 Đau nhẹ 152 59,3 Đau vừa 45 17,6 Đau nặng 13 5,1

- Phân loại theo mô bệnh học: Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu mắc UTP không tế bào nhỏ (93,4%).

- Phân loại theo giai đoạn lâm sàng: Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu phát hiện được chẩn đoán UTP ở giai đoạn muộn (82,8%).

- Thời gian từ sau chẩn đoán: Tại thời điểm phỏng vấn, phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu đã nhận chẩn đoán UTP từ trên 12 tháng (25,8%).

- Phương pháp điều trị: Chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm điều trị bằng phương pháp hóa trị/xạ trị đơn thuần (80,4%)

- Mức độ đau: Chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm đau nhẹ (59,3%).

3.1.3 Đặc điểm chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 Điểm CLS trung bình các chức năng theo QLQ-C30

Chức năng Trung bình Độ lệch chuẩn

Hòa nhập xã hội 60,55 16,68 Điểm CLS tổng quát 58,30 15,80

Theo thang đo QLQ-C30, nhóm đối tượng nghiên cứu có điểm chất lượng cuộc sống tổng quát trung bình 58,30 Theo lĩnh vực các chức năng, điểm hoạt động thể lực 89,90; vai trò xã hội 82,16; tâm lý – cảm xúc 82,19; khả năng nhận thức 84,18; hòa nhập xã hội 60,55

Bảng 3.4 Điểm CLS trung bình triệu chứng – tài chính theo QLQ-C30

Lĩnh vực Trung bình Độ lệch chuẩn

Triệu chứng buồn nôn/nôn 18,68 19,56

Triệu chứng tiêu chảy 21,61 23,83 Điểm trung bình CLS triệu chứng 19,86 15,08 Điểm CLS về khó khăn tài chính là 48,18; về triệu chứng là 19,86: trong đó điểm mệt mỏi 23,96; buồn nôn/nôn 18,68; đau 24,35; khó thở 17,58; mất ngủ 19,27; chán ăn 19,40; táo bón 19,66; tiêu chảy 21,61.

3.2 Đặc điểm hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi

Nghiên cứu bao gồm 256 người bệnh ung thư phổi, trong đó có 21 người bệnh có hành vi tự sát

Biểu đồ 1 Đặc điểm hành vi tự sát của nhóm đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu trên 21 bệnh nhân là người chuyển giới tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM có hành vi tự sát cho thấy không có bệnh nhân nào có toan tự sát Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân đều có ý tưởng tự sát với các mức độ nghiêm trọng khác nhau Do đó, khi tính điểm thang C-SSRS, các phân nhóm bệnh nhân chia theo thang điểm này biểu thị các mức độ nghiêm trọng khác nhau của ý tưởng tự sát.

Trong thang đánh giá rủi ro tự tử, "hành vi tự sát" và "mức độ gây chết" có điểm bằng 0 Thang đánh giá gồm các mục sau: "mức độ nghiêm trọng của ý tưởng tự tử" và "cường độ của ý tưởng tự tử".

3.2.1 Đặc điểm mức nghiêm trọng của ý tưởng tự sát

Bảng 3.5 Mức nghiêm trọng của ý tưởng tự sát

YTTS trong 1 tháng qua (n = 12) YTTS ngoài 1 tháng qua (n = 9) Tổng cộng

Số NB, % Số NB, % Số NB, % Ước muốn được chết 4 (19,0) 5 (23,9) 9 (42,9)

YTTS chủ động không biệt định 3 (14,2) 1 (4,8) 4 (19,0)

(không gồm kế hoạch) 1 (4,8) 2 (9,5) 3 (14,3) Điểm trung bình 2,17 ± 1,03 2,00 ± 1,32 2,10 ± 1,14

- Mức nghiêm trọng của YTTS phổ biến nhất của cả 2 nhóm là ước muốn được chết (mức điểm nghiêm trọng 1), chiếm 42,9% Không có NB nào có YTTS với dự định và kế hoạch (mức điểm nghiêm trọng 5).

- Trong 1 tháng qua có 12 người bệnh có YTTS với mức nghiêm trọng trung bình là 2,17 ± 1,03 Trong đó có 4 NB có ước muốn được chết, 3 NB có YTTS chủ động không biệt định, 4 NB có YTTS với phương thức (không gồm dự định) và 1 NB có YTTS với dự định (không gồm kế hoạch)

- Ngoài 1 tháng qua có 9 người bệnh có YTTS với mức nghiêm trọng trung bình là 2,00 ± 1,32 Trong đó có 5 NB có ước muốn được chết, 1 NB có YTTS chủ động không biệt định, 1 NB có YTTS với phương thức (không gồm dự định) và 2 NB có YTTS với dự định (không gồm kế hoạch)

- Mức nghiêm trọng YTTS của hai nhóm có điểm trung bình 2,10 ± 1,14.Không có sự khác biệt về mức nghiêm trọng của YTTS giữa hai nhóm (t 0,325, p = 0,749).

3.2.2 Đặc điểm cường độ của ý tưởng tự sát

Bảng 3.6 Tần suất của ý tưởng tự sát (n = 21)

Tần suất Số NB Tỉ lệ %

Hàng ngày/hầu như hàng ngày 5 23,8

Nhiều lần/ngày 2 9,5 Điểm trung bình 2,86 ± 1,32

Tần suất của YTTS nghiêm trọng nhất có điểm trung bình là 2,86 ± 1,32. Phổ biến nhất là nhóm có tần suất 2–5 lần/tuần (mức điểm tần suất 3), chiếm 33,3%

Bảng 3.7 Thời gian tồn tại của ý tưởng tự sát (n = 21)

Thời gian tồn tại Số NB Tỉ lệ % Thoáng qua/vài giây đến vài phút 6 28,6

Ngắn hơn 1 giờ/tốn một chút thời gian của tôi 7 33,3

1–4 giờ/tốn nhiều thời gian của tôi 5 23,8

4–8 giờ/gần như cả ngày 2 9,5

Lâu hơn 8 giờ/dai dẳng và liên tục 1 4,8 Điểm trung bình 2,29 ± 1,15

Thời gian tồn tại của YTTS nghiêm trọng nhất có điểm trung bình là 2,29 ± 1,15 Phổ biến nhất là nhóm ngắn hơn 1 giờ/tốn một chút thời gian của tôi

(mức điểm 2), chiếm 33,3% Tỉ lệ thấp nhất là nhóm lâu hơn 8 giờ/dai dẳng và liên tục (mức điểm 5), chiếm 4,8%.

Bảng 3.8 Khả năng kiểm soát ý tưởng tự sát (n = 21)

Khả năng kiểm soát Số NB Tỉ lệ %

Dễ dàng kiểm soát suy nghĩ 4 19,1

Hơi khó kiểm soát suy nghĩ 7 33,3

Rất khó kiểm soát suy nghĩ 4 19,1

Vô cùng khó kiểm soát suy nghĩ 4 19,1

Không thể kiểm soát suy nghĩ 2 9,4 Điểm trung bình 2,67 ± 1,28

Khả năng kiểm soát suy nghĩ của thanh thiếu niên có điểm trung bình là 2,67 ± 1,28, với nhóm hơi khó kiểm soát suy nghĩ chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%), trong khi nhóm không thể kiểm soát suy nghĩ chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,4%).

Bảng 3.9 Yếu tố ngăn cản của ý tưởng tự sát (n = 21)

Yếu tố ngăn cản Số NB Tỉ lệ %

Những yếu tố ngăn cản chắc chắn đã ngăn tôi khỏi thực hiện tự sát 4 19,0

Những yếu tố ngăn cản có thể đã ngăn tôi khỏi thực hiện tự sát 4 19,0

Tôi không chắc là những yếu tố ngăn cản đã ngăn tôi thực hiện tự sát 9 42,9

Những yếu tố ngăn cản hầu như đã không ngăn tôi thực hiện tự sát 2 9,5

Những yếu tố ngăn cản chắc chắn đã không ngăn tôi thực hiện tự sát 1 4,8

Không điều nào đúng 1 4,8 Điểm trung bình 2,48 ± 1,21

Yếu tố ngăn cản YTTS nghiêm trọng nhất có điểm trung bình là 2,48 ± 1,21 Trong đó tỉ lệ lớn nhất là nhóm có tự đánh giá tôi không chắc là những yếu tố ngăn cản đã ngăn tôi thực hiện tự sát (mức điểm 3), chiếm 42,9% Yếu tố ngăn cản YTTS là bất cứ ai hoặc bất cứ thứ gì (VD gia đình, tôn giáo, sự đau đớn của cái chết) – đã từng ngăn người bệnh khỏi việc muốn chết hay thực hiện những YTTS.

Bảng 3.10 Lí do của ý tưởng tự sát (n = 21)

Lí do Số NB Tỉ lệ %

Hoàn toàn vì tìm kiếm sự chú ý, trả thù hoặc thử phản ứng của người khác 1 4,8

Phần lớn vì tìm kiếm sự chú ý, trả thù hoặc thử phản ứng của người khác 2 9,5

Vừa vì tìm kiếm sự chú ý, trả thù hoặc thử phản ứng của người khác, vừa để kết thúc/dừng lại cơn đau 4 19,0

Phần lớn để kết thúc/dừng lại cơn đau (bạn không thể tiếp tục sống với cơn đau hay với cảm xúc đang phải trải qua) 8 38,1

Hoàn toàn để kết thúc/dừng lại cơn đau (bạn không thể tiếp tục sống với cơn đau hay với cảm xúc đang phải trải qua) 3 14,3

Không điều nào đúng 3 14,3 Điểm trung bình 3,05 ± 1,63

Lí do của YTTS nghiêm trọng nhất có điểm trung bình là 3,05 ± 1,63 Phổ biến nhất là nhóm có tự đánh giá phần lớn để kết thúc/dừng lại cơn đau (bạn không thể tiếp tục sống với cơn đau hay với cảm xúc đang phải trải qua) -mức điểm 4, chiếm 38,1%

Bảng 3.11 Cường độ của ý tưởng tự sát (n = 21) Đặc điểm cường độ Trung bình Độ lệch chuẩn

Như vậy, cường độ YTTS của nhóm đối tượng nghiên cứu (21 NB) có điểm trung bình 13,33 ± 4,98

Bảng 3.12 Cường độ của ý tưởng tự sát theo thời điểm ghi nhận (n = 21) Đặc điểm cường độ YTTS trong 1 tháng qua (n = 12)

- Về các đặc điểm của cường độ YTTS, khả năng kiểm soát và lí do của YTTS của nhóm trong 1 tháng qua có điểm trung bình cao hơn của nhóm ngoài 1 tháng qua (p = 0,035; p = 0,018) Nghĩa là nhóm YTTS trong 1 tháng qua có khả năng kiểm soát suy nghĩ yếu hơn, và lí do của YTTS nghiêng về hướng để kết thúc/dừng lại cơn đau Nhóm YTTS ngoài 1 tháng qua có khả năng kiểm soát suy nghĩ tốt hơn, và lí do của YTTS nghiêng về hướng để tìm kiếm sự chú ý, trả thù hoặc thử phản ứng của người khác Các đặc điểm về tần suất, thời gian tồn tại, yếu tố ngăn cản của hai nhóm không có sự khác biệt.

- Về tổng điểm dưới thang cường độ YTTS, nhóm trong 1 tháng qua có điểm trung bình 15,83 ± 3,74, nhóm ngoài 1 tháng qua có điểm trung bình 10,00 ± 4,58 Như vậy có sự khác biệt về cường độ của YTTS giữa hai nhóm, nhóm trong 1 tháng qua có cường độ mạnh hơn nhóm ngoài 1 tháng qua (p 0,005).

3.2.3 Đặc điểm hành vi tự sát và mức độ gây chết

Nhóm đối tượng nghiên cứu (21 NB) không có người bệnh nào có các hành vi tự sát (bao gồm toan tự sát thật sự, toan tự sát bị ngăn cản, toan tự sát tự ngăn cản, hành vi chuẩn bị tự sát, hành vi tự hủy hoại), ghi nhận trong vòng 3 tháng qua, cũng như trong suốt đời Như vậy, dưới thang “hành vi tự sát” của nhóm đối tượng nghiên cứu có điểm trung bình bằng 0; và dưới thang “mức độ gây chết” có điểm trung bình cũng bằng 0.

3.2.4 Đặc điểm lo âu và trầm cảm ở người bệnh ung thư phổi

Bảng 3.13 Phân bố YTTS theo đặc điểm lo âu – trầm cảm (n = 256) Đặc điểm lo âu – trầm cảm Có YTTS

Không 10 (3,9) 206 (80,5) 216 (84,4) Đặc điểm lo âu và trầm cảm của nhóm đối tượng nghiên cứu được đánh giá bằng “thang đánh giá lo âu và trầm cảm bệnh viện” (HADS) Trong 256

NB tham gia nghiên cứu, 20,3% có hội chứng trầm cảm và 15,6% có hội chứng lo âu Trong 21 NB có YTTS, 66,7% có hội chứng trầm cảm; 52,4% có hội chứng lo âu.

Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi tự sát trên người bệnh ung thư phổi

3.3.1 Mối liên quan giữa nhân khẩu xã hội học và ý tưởng tự sát

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa nhân khẩu xã hội học và YTTS (n = 256)

Biến số (Nhóm tham khảo) OR

Nơi ở (nông thôn) Thành phố 1,21

(dưới THPT) Từ THPT trở lên 1,80

- Giới: Những người bệnh nữ có nguy cơ mắc YTTS cao gấp 3,36 lần những người bệnh nam; 95% CI: 1,35 – 8,37.

- Tuổi: Tỉ lệ mắc YTTS là như nhau giữa nhóm tuổi 60–69 so với các nhóm dưới 60 tuổi và nhóm từ 70 tuổi trở lên

- Nơi ở: Không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc YTTS ở các nhóm nông thôn và thành phố.

- Trình độ học vấn: Tỉ lệ mắc YTTS là như nhau giữa các nhóm “dưới THPT” và nhóm “từ THPT trở lên”.

- Nghề nghiệp: Không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc YTTS giữa các nhóm nông dân và các nhóm khác (công nhân/viên chức, hưu trí,…).

Biểu đồ 2 Phân bố YTTS theo nhóm tuổi

Nhóm có YTTS nhiều nhất là nhóm 60–69 tuổi Kiểm định Fisher Exact cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc YTTS giữa các nhóm tuổi (p = 0,626).

3.3.2 Mối liên quan giữa đặc điểm ung thư phổi và ý tưởng tự sát

Biểu đồ 3 Phân bố YTTS theo chẩn đoán mô bệnh học

Trong 21 NB có YTTS, có 3 NB mắc UTP tế bào nhỏ, 18 NB mắc UTP không tế bào nhỏ Tỉ lệ mắc YTTS là như nhau ở hai nhóm (p = 0,153).

Biểu đồ 4 Phân bố YTTS theo chẩn đoán giai đoạn lâm sàng

Trong 21 NB có YTTS, có 3 NB mắc UTP giai đoạn sớm, 18 NB mắc UTP giai đoạn muộn Tỉ lệ mắc YTTS là như nhau ở hai nhóm (p = 0,225).

Biểu đồ 5 Phân bố YTTS theo thời gian sau chẩn đoán

Trong 21 NB có YTTS, có 7 NB được chẩn đoán UTP trong vòng dưới 1 tháng, 3 NB trong 1-3 tháng, 3 NB trong 4-6 tháng, 2 NB trong 7-12 tháng, 6

NB trong vòng trên 12 tháng Không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc YTTS giữa các nhóm (p = 0,621).

Biểu đồ 6 Phân bố YTTS theo phương pháp điều trị

Trong 21 NB có YTTS, có 15 NB được điều trị UTP bằng phương pháp hóa/xạ trị đơn thuần, 2 NB phối hợp phẫu thuật và hóa/xạ trị, 4 NB điều trị bằng phương pháp khác (chưa điều trị/dùng thuốc nam) Không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc YTTS giữa các nhóm (p = 0,405).

Biểu đồ 7 Phân bố YTTS theo mức độ đau (theo thang VAS)

Trong 21 NB có YTTS, có 2 NB không đau, 10 NB đau nhẹ, 5 NB đau vừa, 4 NB đau nặng Tỉ lệ mắc YTTS giữa các nhóm là khác nhau (p 0,028).

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa đặc điểm ung thư phổi và YTTS (n = 256) Đặc điểm ung thư phổi (Nhóm tham khảo) OR (95% CI) p

Phân loại mô bệnh học

(0,10 – 1,45) 0,153 Phân loại giai đoạn lâm sàng

(giai đoạn sớm) Giai đoạn muộn 0,38

Thời gian sau chẩn đoán

Phối hợp phẫu thuật và hóa/xạ trị

1,21 (0,26 – 5,67) 0,683 Khác (Chưa điều trị/dùng thuốc nam)

- Tỉ lệ mắc YTTS là như nhau giữa nhóm được chẩn đoán UTP trong 1 tháng và ngoài 1 tháng (p = 0,274), trong 3 tháng và ngoài 3 tháng (p 0,317), trong 6 tháng và ngoài 6 tháng (p = 0,400), trong 12 tháng và ngoài 12 tháng (p = 0,760)

- Những NB đau nặng có tỉ lệ mắc YTTS cao gấp 5,91 lần những NB đau không nặng; 95% CI: 1,65 – 21,18

3.3.3 Mối liên quan giữa đặc điểm lo âu – trầm cảm ở người bệnh ung thư phổi và ý tưởng tự sát

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa lo âu – trầm cảm và YTTS (n = 256) Đặc điểm lo âu – trầm cảm

(nhóm tham khảo) OR 95% CI p

HC trầm cảm (có) Không 10,36 3,93 – 27,39 < 0,001

HC lo âu (có) Không 7,81 3,05 – 20,01 < 0,001

- Tỉ lệ mắc YTTS ở hai nhóm có HC trầm cảm và không có HC trầm cảm là khác nhau (p < 0,001) Những người bệnh có hội chứng trầm cảm (theo thang HADS) nguy cơ mắc YTTS cao gấp 10,36 lần những người bệnh không có hội chứng trầm cảm; 95% CI: 3,93 – 27,39.

Tỉ lệ mắc YTTS ở hai nhóm bệnh nhân có hội chứng lo âu và không có hội chứng lo âu có sự khác biệt đáng kể (p < 0,001) Cụ thể, những bệnh nhân mắc hội chứng lo âu (theo thang HADS) có nguy cơ mắc YTTS cao hơn 7,81 lần so với những bệnh nhân không mắc hội chứng lo âu (95% CI: 3,05 – 20,01).

3.3.4 Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và ý tưởng tự sát

3.3.4.1 So sánh trung bình chất lượng sống về mặt chức năng của nhóm UTP không có YTTS và nhóm UTP có YTTS

Bảng 3.17 So sánh trung bình chất lượng sống về mặt chức năng theo thang đo EORTC QLQ-C30 (n = 256)

Chức năng Nhóm có YTTS

Nhóm không có YTTS ( x± SD ) p

Vai trò xã hội 79,37 ± 14,82 82,41 ± 15,72 0,394 Tâm lý – cảm xúc 78,17 ± 18,54 82,55 ± 15,18 0,215 Khả năng nhận thức 79,37 ± 18,19 84,61 ± 16,11 0,159 Hòa nhập xã hội 53,97 ± 22,30 61,13 ± 16,02 0,164 Điểm CLS tổng quát 44,84 ± 16,13 59,50 ± 15,24 < 0,001

- Chất lượng sống tổng quát: Có sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình CLS tổng quát giữa nhóm có YTTS và nhóm không có YTTS (t = 4,205, p < 0,001) Nhóm có YTTS có điểm CLS tổng quát trung bình 44,84 ± 16,13, thấp hơn so với nhóm không có YTTS (59,50 ± 15,24).

- Chức năng hoạt động thể lực: Có sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình chức năng hoạt động thể lực giữa nhóm có YTTS và nhóm không có YTTS (t = 3,095, p = 0,002) Nhóm có YTTS có điểm chức năng hoạt động thể lực trung bình 82,22 ± 11,42, thấp hơn so với nhóm không có YTTS (90,58 ± 11,90).

- Các chức năng còn lại: Không có sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình các chức năng “vai trò xã hội”, “tâm lý – cảm xúc”, “khả năng nhận thức”, “hòa nhập xã hội” giữa nhóm có YTTS và nhóm không có YTTS.

3.3.4.2 So sánh trung bình chất lượng sống về mặt triệu chứng và tài chính của nhóm UTP không có YTTS và nhóm UTP có YTTS

Bảng 3.18 So sánh trung bình chất lượng sống mặt triệu chứng và tài chính theo thang đo EORTC QLQ-C30 (n = 256)

So với nhóm bình thường, nhóm bệnh nhân mắc COVID có điểm trung bình trên thang đánh giá lâm sàng (CLS) các triệu chứng cao hơn đáng kể ở các triệu chứng mệt mỏi (p < 0,001), buồn nôn/nôn (p = 0,040), đau (p = 0,006), mất ngủ (p = 0,004), chán ăn (p = 0,001), táo bón (p = 0,013) và tiêu chảy (p < 0,001).

- Khó khăn tài chính: Có sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình khó khăn tài chính giữa nhóm có YTTS và nhóm không có YTTS (t = -2,291, p 0,023) Nhóm có YTTS có điểm khó khăn tài chính 58,73 ± 27,70, cao hơn so với nhóm không có YTTS (47,23 ± 21,48).

- Điểm CLS triệu chứng: Có sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình CLS triệu chứng giữa nhóm có YTTS và nhóm không có YTTS (t = -4,498, p

< 0,001) Nhóm có YTTS có điểm triệu chứng trung bình 33,53 ± 16,96, cao hơn so với nhóm không có YTTS (18,63 ± 14,32).

- Trong số 8 triệu chứng được đánh giá, chỉ có triệu chứng khó thở là có điểm trung bình không khác nhau giữa hai nhóm (t = -1,485, p = 0,152) Còn lại các điểm triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn/nôn, đau, mất ngủ, chán ăn, táo bón, tiêu chảy ở nhóm có YTTS đều cao hơn so với nhóm không có YTTS.

3.3.5 Mối liên quan giữa mức nghiêm trọng và cường độ của ý tưởng tự sát

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa mức nghiêm trọng và cường độ của YTTS

Mức nghiêm trọng của YTTS

Cường độ của YTTS OR

- Chúng tôi chia mức nghiêm trọng của YTTS thành 2 nhóm: nhómYTTS bị động (ước muốn được chết – mức điểm nghiêm trọng 1) và nhómYTTS chủ động (mức điểm nghiêm trọng từ 2 trở lên) Chia cường độ củaYTTS thành 2 nhóm: nhóm cường độ nhẹ (điểm dưới thang cường độ YTTS nhỏ hơn 13) và nhóm cường độ mạnh (điểm dưới thang cường độ YTTS từ 13 trở lên)

- Có mối liên quan giữa mức nghiêm trọng của YTTS và cường độ củaYTTS tuy nhiên mức tương quan yếu và không bền với hệ số tương quanCramer’s V = 0,032, tức là 3,2%

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhóm đối tượng nghiên cứu

4.1.1.1 Đặc điểm về tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các đối tượng chủ yếu là người bệnh trên 40 tuổi, chiếm tỉ lệ 95,7%, trong đó nhóm tuổi 60-69 chiếm tỉ lệ cao nhất (39,0%) Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 61,11 ± 10,39, thấp nhất là 19 tuổi và cao nhất là 85 tuổi.

Kết quả này phù hợp với kết quả ghi nhận ung thư quần thể thành phố

Hồ Chí Minh (2016), 2 Phạm Xuân Dũng và cs đã phát hiện UTP tăng nhanh từ sau 40 tuổi, đạt mức cao nhất ở nhóm tuổi 65 Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây tại Trung Quốc, Yan X (2019) và Wang X (2021) phát hiện độ tuổi trung bình của nhóm người bệnh ung thư phổi lần lượt là 62,6 ± 10,4 và 66,36 ± 9,979 39,48 Theo nghiên cứu của Liam C-K tại Malaysia (2008), 49 có 6,2% người bệnh ung thư phổi dưới 40 tuổi, tỉ lệ này có thể so sánh với 5,3% trong nghiên cứu của chúng tôi

Theo số liệu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ năm 2019 và nghiên cứu tại Châu Âu năm 2008, ung thư phổi thường gặp ở người cao tuổi, với độ tuổi trung bình lúc chẩn đoán là khoảng 70 tuổi Tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu, tỷ lệ người mắc ung thư phổi trên 70 tuổi là 50% và 44% so với các nước đang phát triển như Trung Quốc và Đông Nam Á.

4.1.1.2 Đặc điểm về giới của nhóm đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi

4.3.1 Mối liên quan giữa nhân khẩu xã hội học và ý tưởng tự sát

Trong nghiên cứu của chúng tôi, giới tính là yếu tố nhân khẩu xã hội học duy nhất có liên quan đến YTTS ở nhóm người bệnh ung thư phổi Các đặc điểm nhân khẩu xã hội học khác như tuổi, nơi ở, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, kinh tế không có liên quan đến YTTS ở nhóm người bệnh này (Bảng 3.14)

Khi đánh giá mối liên quan của giới tính với YTTS ở những người bệnh UTP, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người bệnh nữ có tỉ lệ mắc YTTS cao hơn 3,36 lần so với những người bệnh nam; 95% CI: 1,35 – 8,37. Một nghiên cứu khác trên quần thể cư dân quận Đống Đa - Hà Nội cũng cho thấy nữ giới có tỉ lệ mắc YTTS cao gấp 2,5 lần nam giới 42 Ở Trung Quốc, Zhong BL cho rằng tỉ lệ YTTS ở những người bệnh ung thư theo hai giới là như nhau, trong khi Tang W cho rằng những nam giới bị bệnh ung thư phổi có tỉ lệ mắc YTTS cao hơn nữ giới 5,44

Khi đánh giá mối liên quan của tuổi với YTTS ở những người bệnhUTP, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy YTTS là như nhau giữa các nhóm tuổi Kết quả này giống với một nghiên cứu ở Trung Quốc, Zhong BL cũng cho rằng tỉ lệ YTTS ở những người bệnh ung thư không khác nhau theo lứa tuổi 5 Kết quả này khác khi so với một quần thể dân số chung, YTTS thường gặp hơn những người trưởng thành dưới 25 tuổi 42 Một số nghiên cứu khác trên quần thể người bệnh ung thư lại cho thấy rằng tuổi càng cao thì nguy cơ mắc YTTS càng lớn Ở Trung Quốc, Tang W cho rằng những người bệnh

UTP trên 70 tuổi có nguy cơ mắc YTTS cao hơn; 44 các nghiên cứu ở các nước châu Âu như Italy, Tây Ban Nha cũng cho rằng những người bệnh ung thư có YTTS là nhóm lớn tuổi hơn 54,57

Trong nghiên cứu này, các đặc điểm nhân khẩu học như nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và kinh tế không liên quan đến ý tưởng tự tử Tuy nhiên, nghiên cứu của Tây Ban Nha cho thấy tỷ lệ ý tưởng tự tử cao hơn ở nhóm đã nghỉ hưu, trong khi nghiên cứu của Đức chỉ ra rằng tình trạng đang trong mối quan hệ hay có con cái có tác dụng bảo vệ Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho rằng người mắc ý tưởng tự tử có tiền sử gia đình rối loạn tâm thần hoặc người thân, bạn bè tự tử hoặc cố gắng tự tử Do hạn chế trong thiết kế nghiên cứu, thông tin về tôn giáo, tiền sử gia đình chưa được thu thập nên mối liên quan của chúng với ý tưởng tự tử chưa được xác định.

4.3.2 Mối liên quan giữa đặc điểm ung thư phổi và ý tưởng tự sát

Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ đau nặng là yếu tố liên quan đến YTTS ở những người bệnh ung thư phổi Các đặc điểm về phân loại mô bệnh hoc, phân loại giai đoạn lâm sàng, thời gian trôi qua từ sau chẩn đoán và phương pháp điều trị ung thư phổi không có liên quan đến YTTS ở nhóm người bệnh này (Bảng 3.15)

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cơn đau, đặc biệt là cơn đau dai dẳng hoặc không được kiểm soát, là lý do phổ biến nhất khiến những người bệnh ung thư suy nghĩ đến việc tự sát Khi đánh giá mối liên hệ giữa mức độ đau và ý định tự tử (YTTS) ở người mắc ung thư phổi (UTP), nghiên cứu thấy những người bệnh đau nặng có tỷ lệ mắc YTTS cao hơn 5,91 lần so với những người không đau nặng.

= 3,72) liên quan có ý nghĩa thống kê với YTTS Kết quả này phù hợp khi so sánh với các quần thể ung thư nói chung trên thế giới Molla A khi nghiên cứu quần thể người bệnh ung thư tại Ethiopia (2022) cũng đã kết luận tỉ lệ YTTS có liên quan tới mức độ đau nặng (OR = 3,27) 46 Ở Trung Quốc, mức độ đau từ vừa đến nặng cũng được ghi nhận là yếu tố nguy cơ liên quan tới YTTS 5

Qua nghiên cứu mối quan hệ của phân loại lâm sàng với YTTS, không có sự khác biệt tỷ lệ mắc giữa bệnh nhân UTP giai đoạn sớm và muộn Tuy nhiên, vì ung thư giai đoạn muộn khó chữa hơn, nguy hiểm hơn, người bệnh thường có mức tuyệt vọng cao, dẫn đến nguy cơ tự sát tăng Một nghiên cứu tại Ethiopia cho thấy nguy cơ YTTS ở ung thư giai đoạn IV cao gấp 3,35 lần so với giai đoạn I Trung Quốc và Italy cũng ghi nhận nguy cơ tự sát cao ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có triệu chứng tuyệt vọng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian kể từ khi chẩn đoán ung thư thực quản (UTP) không ảnh hưởng đến nguy cơ tự tử (YTTS) Tuy nhiên, đáng chú ý là trong những tháng đầu sau khi chẩn đoán UTP, bệnh nhân thường trải qua nhiều biến động tâm lý phức tạp khiến nguy cơ tự tử tăng cao Một nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân ung thư tại Ethiopia đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể nguy cơ YTTS trong giai đoạn này.

YTTS ở nhóm có thời gian sau chẩn đoán dưới 18 tháng cao gấp 2,5 lần so với nhóm có thời gian sau chẩn đoán trên 18 tháng 46

Khi nghiên cứu về mối liên quan giữa các phương pháp điều trị UTP với YTTS, chúng tôi thấy tỉ lệ YTTS là như nhau giữa các nhóm phẫu thuật, hóa/xạ trị và điều trị bằng phương pháp khác (chưa điều trị/điều trị bằng thuốc nam) Trong khi ở quần thể người bệnh ung thư tại Trung Quốc, nhóm điều trị bằng phẫu thuật có nguy cơ mắc YTTS cao gấp 6,62 lần các nhóm khác, và nhóm điều trị chăm sóc giảm nhẹ có nguy cơ mắc YTTS cao hơn các nhóm hóa/xạ trị 5 Ở Italy những người bệnh ung thư có YTTS thường là những người bệnh không điều trị bằng phương pháp hóa trị 54

4.3.3 Mối liên quan giữa đặc điểm lo âu – trầm cảm ở người bệnh ung thư phổi và ý tưởng tự sát

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trầm cảm và lo âu là những yếu tố nguy cơ liên quan đến YTTS ở nhóm người bệnh ung thư phổi (Bảng 3.16) Những người bệnh có hội chứng trầm cảm có nguy cơ mắc YTTS cao gấp 10,36 lần những người bệnh không có hội chứng trầm cảm; 95% CI: 3,93 – 27,39.Những người bệnh có hội chứng lo âu có nguy cơ mắc YTTS cao gấp 7,81 lần những người bệnh không có hội chứng lo âu; 95% CI: 3,05 – 20,01 Kết luận này cũng phù hợp với nghiên cứu của Zhong BL trên quần thể người bệnh ung thư Trung Quốc, 5 tác giả này cũng sử dụng thang đánh giá lo âu và trầm cảm bệnh viện (HADS) đã phát hiện trầm cảm và lo âu là hai yếu tố nguy cơ liên quan có ý nghĩa thống kê nhất với tỉ lệ mắc YTTS, các tỉ suất mắc OR lần lượt là 6,41 và 6,93 Ở Ethiopia cũng ghi nhận trầm cảm là yếu tố nguy cơ liên quan đến YTTS ở những người bệnh ung thư (OR = 2,67) 46 Các tác giả khác ở Đức sử dụng thang đánh giá trầm cảm ở cộng đồng (PHQ – 9) cũng đã ghi nhận mức điểm trầm cảm càng cao thì những YTTS xuất hiện càng thường xuyên 41

Trầm cảm đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là một yếu tố nguy cơ tự sát trên người bệnh ung thư Trầm cảm cũng như YTTS thường ít được phát hiện và chẩn đoán trên những người bệnh ung thư Một nghiên cứu của Brown đã cho thấy rằng kể cả việc xuất hiện những ý tưởng tự sát bị động, như ước muốn được chết, có thể làm tăng 6 lần nguy cơ tự sát hoàn thành 47 Việc tầm soát YTTS, các rối loạn trầm cảm, lo âu và kiểm soát cơn đau không chỉ có ý nghĩa trong việc giảm tỉ lệ tự sát hoàn thành (tỉ lệ tử vong không do ung thư) mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

4.3.4 Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống (QLQ-C30) và ý tưởng tự sát

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhìn chung nhóm có YTTS có chất lượng sống thấp hơn nhóm không có YTTS ở các mặt: CLS tổng quát, chức năng hoạt động thể lực, khó khăn tài chính và triệu chứng cơ thể Nhóm cóYTTS có điểm CLS tổng quát 44,84, điểm CLS chức năng hoạt động thể lực82,22, đều thấp hơn so với nhóm không có YTTS (59,50 và 90,58), trong khi điểm CLS tài chính 58,73 và CLS triệu chứng 33,53 của nhóm có YTTS đều cao hơn so với nhóm không có YTTS (47,23 và 18,63) (Bảng 3.17 và 3.18)Xét về các triệu chứng cơ thể, chúng tôi thấy nhóm có YTTS thể hiện nhiều triệu chứng cơ thể hơn, bao gồm các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn/nôn, đau, mất ngủ, chán ăn, táo bón, tiêu chảy Điều này có thể liên quan tới chức năng hoạt động thể lực kém hơn của nhóm có YTTS Khi chúng tôi đánh giá triệu chứng đau, dùng thang điểm VAS hay thang QLQ-C30 đều cho kết quả nhóm có YTTS là nhóm có mức độ đau nghiêm trọng hơn nhóm không có YTTS Việc điều trị tốt các triệu chứng cơ thể, đặc biệt là kiểm soát cơn đau tốt là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị người bệnh ung thư, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và làm giảm tỉ lệ tự sát ở nhóm người bệnh này

Nghiên cứu cho thấy những người sống chung với ung thư phổi (YTTS) thường gặp khó khăn về tài chính Để nâng cao chất lượng sống cho họ, cần có sự hỗ trợ tài chính từ quỹ phúc lợi xã hội, hỗ trợ tinh thần từ cộng đồng giúp duy trì vai trò và hòa nhập xã hội, hỗ trợ chuyên nghiệp từ chuyên gia sức khỏe tâm thần đảm bảo khả năng nhận thức và sức khỏe tâm lý - cảm xúc Bằng cách cải thiện chất lượng sống, YTTS có thể trở thành yếu tố bảo vệ đối với những người mắc ung thư phổi.

4.4 Hạn chế của nghiên cứu

Ngày đăng: 27/11/2023, 15:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu (Trang 40)
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhóm nghiên cứu (n = 256) Đặc điểm nhân khẩu xã hội học Số NB Tỷ lệ % - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhóm nghiên cứu (n = 256) Đặc điểm nhân khẩu xã hội học Số NB Tỷ lệ % (Trang 41)
Bảng 3.2. Đặc điểm ung thư phổi của nhóm nghiên cứu (n = 256) Đặc điểm ung thư phổi Số NB Tỷ lệ % Phân loại mô - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.2. Đặc điểm ung thư phổi của nhóm nghiên cứu (n = 256) Đặc điểm ung thư phổi Số NB Tỷ lệ % Phân loại mô (Trang 43)
Bảng 3.4. Điểm CLS trung bình triệu chứng – tài chính theo QLQ-C30 Lĩnh vực Trung bình Độ lệch chuẩn - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.4. Điểm CLS trung bình triệu chứng – tài chính theo QLQ-C30 Lĩnh vực Trung bình Độ lệch chuẩn (Trang 44)
Bảng 3.5. Mức nghiêm trọng của ý tưởng tự sát - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.5. Mức nghiêm trọng của ý tưởng tự sát (Trang 46)
Bảng 3.7. Thời gian tồn tại của ý tưởng tự sát (n = 21) - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.7. Thời gian tồn tại của ý tưởng tự sát (n = 21) (Trang 47)
Bảng 3.6. Tần suất của ý tưởng tự sát (n = 21) - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.6. Tần suất của ý tưởng tự sát (n = 21) (Trang 47)
Bảng 3.8. Khả năng kiểm soát ý tưởng tự sát (n = 21) - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.8. Khả năng kiểm soát ý tưởng tự sát (n = 21) (Trang 48)
Bảng 3.9. Yếu tố ngăn cản của ý tưởng tự sát (n = 21) - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.9. Yếu tố ngăn cản của ý tưởng tự sát (n = 21) (Trang 49)
Bảng 3.10. Lí do của ý tưởng tự sát (n = 21) - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.10. Lí do của ý tưởng tự sát (n = 21) (Trang 50)
Bảng 3.12. Cường độ của ý tưởng tự sát theo thời điểm ghi nhận (n = 21) - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.12. Cường độ của ý tưởng tự sát theo thời điểm ghi nhận (n = 21) (Trang 51)
Bảng 3.11. Cường độ của ý tưởng tự sát (n = 21) - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.11. Cường độ của ý tưởng tự sát (n = 21) (Trang 51)
Bảng 3.13. Phân bố YTTS theo đặc điểm lo âu – trầm cảm (n = 256) - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.13. Phân bố YTTS theo đặc điểm lo âu – trầm cảm (n = 256) (Trang 53)
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nhân khẩu xã hội học và YTTS (n = 256) - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nhân khẩu xã hội học và YTTS (n = 256) (Trang 54)
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa đặc điểm ung thư phổi và YTTS (n = 256) Đặc điểm ung thư phổi (Nhóm tham khảo) OR (95% CI) p - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa đặc điểm ung thư phổi và YTTS (n = 256) Đặc điểm ung thư phổi (Nhóm tham khảo) OR (95% CI) p (Trang 58)
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa lo âu – trầm cảm và YTTS (n = 256) Đặc điểm lo âu – trầm cảm - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa lo âu – trầm cảm và YTTS (n = 256) Đặc điểm lo âu – trầm cảm (Trang 59)
Bảng 3.17. So sánh trung bình chất lượng sống về mặt chức năng theo thang đo EORTC QLQ-C30 (n = 256) - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.17. So sánh trung bình chất lượng sống về mặt chức năng theo thang đo EORTC QLQ-C30 (n = 256) (Trang 60)
Bảng 3.18. So sánh trung bình chất lượng sống mặt triệu chứng và tài chính theo thang đo EORTC QLQ-C30 (n = 256) - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Bảng 3.18. So sánh trung bình chất lượng sống mặt triệu chứng và tài chính theo thang đo EORTC QLQ-C30 (n = 256) (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w