MỤC LỤC
Thực tế khi tiến hành nghiên cứu tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi có được sự đồng ý tham gia nghiên cứu của 270 người bệnh ung thư phổi, sau khi loại đi 14 trường hợp chưa hoàn thành bài phỏng vấn, cỡ mẫu thực chúng tôi thu được là 256 người bệnh. - Dưới thang “mức nghiêm trọng của YTTS”: bao gồm 5 câu hỏi có/không với 5 loại YTTS tăng dần theo mức nghiêm trọng như sau: 1=ước muốn được chết, 2=YTTS chủ động không biệt định, 3=YTTS với phương. - Dưới thang “hành vi tự sát”: đánh giá số lần thực hiện các loại HVTS khác nhau, bao gồm toan tự sát thật sự, toan tự sát bị ngăn cản, toan tự sát tự ngăn cản; hành vi chuẩn bị tự sát; hành vi tự gây thương tích không tự sát.
Bước 1: Nhận người bệnh ung thư phổi theo tiêu chuẩn chọn lựa và loại trừ - Các người bệnh đã được chẩn đoán ung thư phổi, được điều trị nội trú tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai. Bước 2: Thu thập các thông tin chung của cả nhóm đối tượng nghiên cứu Người nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp người bệnh và người nhà người bệnh về các đặc điểm nhân khẩu học, tiền sử bệnh lý cơ quan khác và toàn bộ quá trình diễn biến bệnh UTP ở các người bệnh này, thu thập thông tin về sang chấn tâm lý của người bệnh. Bước 3: Thu thập thông tin về hành vi tự sát của nhóm đối tượng nghiên cứu Người nghiên cứu thu thập thông tin thông qua phỏng vấn qua bộ câu hỏi trong bệnh án nghiên cứu để xác định đặc điểm lâm sàng hành vi tự sát về mức nghiêm trọng của YTTS, cường độ của YTTS, đặc điểm hành vi tự sát, chất lượng công việc và sinh hoạt trong ngày.
- Phân loại theo mô bệnh học: Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu mắc UTP không tế bào nhỏ (93,4%). - Phân loại theo giai đoạn lâm sàng: Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu phát hiện được chẩn đoán UTP ở giai đoạn muộn (82,8%). - Thời gian từ sau chẩn đoán: Tại thời điểm phỏng vấn, phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu đã nhận chẩn đoán UTP từ trên 12 tháng (25,8%).
- Phương pháp điều trị: Chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm điều trị bằng phương pháp hóa trị/xạ trị đơn thuần (80,4%). Theo thang đo QLQ-C30, nhóm đối tượng nghiên cứu có điểm chất lượng cuộc sống tổng quát trung bình 58,30. Điểm CLS trung bình triệu chứng – tài chính theo QLQ-C30 Lĩnh vực Trung bình Độ lệch chuẩn.
Trong đó có 4 NB có ước muốn được chết, 3 NB có YTTS chủ động không biệt định, 4 NB có YTTS với phương thức (không gồm dự định) và 1 NB có YTTS với dự định (không gồm kế hoạch). Trong đó có 5 NB có ước muốn được chết, 1 NB có YTTS chủ động không biệt định, 1 NB có YTTS với phương thức (không gồm dự định) và 2 NB có YTTS với dự định (không gồm kế hoạch). Yếu tố ngăn cản YTTS là bất cứ ai hoặc bất cứ thứ gì (VD. gia đình, tôn giáo, sự đau đớn của cái chết) – đã từng ngăn người bệnh khỏi việc muốn chết hay thực hiện những YTTS.
Phổ biến nhất là nhóm có tự đánh giá phần lớn để kết thúc/dừng lại cơn đau (bạn không thể tiếp tục sống với cơn đau hay với cảm xúc đang phải trải qua) -mức điểm 4, chiếm 38,1%. Nhóm YTTS ngoài 1 tháng qua có khả năng kiểm soát suy nghĩ tốt hơn, và lí do của YTTS nghiêng về hướng để tìm kiếm sự chú ý, trả thù hoặc thử phản ứng của người khác. Nhóm đối tượng nghiên cứu (21 NB) không có người bệnh nào có các hành vi tự sát (bao gồm toan tự sát thật sự, toan tự sát bị ngăn cản, toan tự sát tự ngăn cản, hành vi chuẩn bị tự sát, hành vi tự hủy hoại), ghi nhận trong vòng 3 tháng qua, cũng như trong suốt đời.
- Các chức năng còn lại: Không có sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình các chức năng “vai trò xã hội”, “tâm lý – cảm xúc”, “khả năng nhận thức”, “hòa nhập xã hội” giữa nhóm có YTTS và nhóm không có YTTS. - Điểm CLS triệu chứng: Có sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình CLS triệu chứng giữa nhóm có YTTS và nhóm không có YTTS (t = -4,498, p. Còn lại các điểm triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn/nôn, đau, mất ngủ, chán ăn, táo bón, tiêu chảy ở nhóm có YTTS đều cao hơn so với nhóm không có YTTS.
- Chúng tôi chia mức nghiêm trọng của YTTS thành 2 nhóm: nhóm YTTS bị động (ước muốn được chết – mức điểm nghiêm trọng 1) và nhóm YTTS chủ động (mức điểm nghiêm trọng từ 2 trở lên). Chia cường độ của YTTS thành 2 nhóm: nhóm cường độ nhẹ (điểm dưới thang cường độ YTTS nhỏ hơn 13) và nhóm cường độ mạnh (điểm dưới thang cường độ YTTS từ 13 trở lên). - Có mối liên quan giữa mức nghiêm trọng của YTTS và cường độ của YTTS tuy nhiên mức tương quan yếu và không bền với hệ số tương quan Cramer’s V = 0,032, tức là 3,2%.
Theo WHO, chỉ một phần nhỏ dân số ghi nhận có YTTS sẽ tiếp tục thực hiện toan tự sát, và số người tử vong do tự sát hoàn thành thậm chí còn ít hơn nữa.63 Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có người bệnh nào có các hành vi tự sát (bao gồm toan tự sát thật sự, toan tự sát bị ngăn cản, toan tự sát tự ngăn cản, hành vi chuẩn bị tự sát, hành vi tự hủy hoại), ghi nhận trong. Kết quả này giống với một nghiên cứu ở Trung Quốc, Zhong BL cũng cho rằng tỉ lệ YTTS ở những người bệnh ung thư không khác nhau theo lứa tuổi.5 Kết quả này khác khi so với một quần thể dân số chung, YTTS thường gặp hơn những người trưởng thành dưới 25 tuổi.42 Một số nghiên cứu khác trên quần thể người bệnh ung thư lại cho thấy rằng tuổi càng cao thì nguy cơ mắc YTTS càng lớn. Trong một nghiên cứu trên những người bệnh ung thư tại Tây Ban Nha, tỉ lệ YTTS cao hơn ở nhóm người bệnh đã nghỉ hưu.57 Một nghiên cứu khác trên những người bệnh ung thư tại Đức lại cho thấy tình trạng đang ở trong một mối quan hệ, có con cái có sự liên quan tới YTTS như những yếu tố bảo vệ.41 Nghiên cứu khác ở Trung Quốc cho rằng những người bệnh ung thư mắc YTTS thường có tiền sử gia đình có người mắc rối loạn tâm thần, hoặc có người thân hay bạn bè đã từng toan tự sát hoặc tự sát hoàn thành.5 Tuy nhiên do thiếu sót trong quá trình thiết kế nghiên cứu, chúng tôi chưa thu thập được dữ liệu về một số đặc điểm nhân khẩu xã hội học khác như tôn giáo, tiền sử gia đình, do đó chưa đánh giá được mối liên quan của chúng với YTTS.
Một khảo sát đã ghi nhận cơn đau, đặc biệt là đau kéo dài hoặc đau không được kiểm soát, là lý do phổ biến nhất của YTTS trên những người bệnh ung thư khi họ cho rằng tự sát là một lựa chọn hợp lý/thỏa đáng.63 Khi đánh giá mối liên quan của mức độ đau với YTTS ở những người bệnh UTP, chúng tôi thấy những người bệnh đau nặng có tỉ lệ mắc YTTS cao hơn 5,91. Khi nghiên cứu quần thể người bệnh ung thư tại Ethiopia, Molla A thấy rằng nguy cơ mắc YTTS ở nhóm ung thư giai đoạn IV (giai đoạn muộn) cao gấp 3,35 lần so với nhóm ung thư giai đoạn I (giai đoạn sớm).46 Ở Trung Quốc và Italy cũng ghi nhận nguy cơ tự sát cao ở những người bệnh ung thư giai đoạn cuối có triệu chứng tuyệt vọng.5,54 Nghiên cứu của chúng tôi chưa thu thập được dữ liệu về mức độ tuyệt vọng của những người bệnh UTP, do đó chưa đánh giá được mối liên quan của mức độ tuyệt vọng với YTTS. Một nghiên cứu của Brown đã cho thấy rằng kể cả việc xuất hiện những ý tưởng tự sát bị động, như ước muốn được chết, có thể làm tăng 6 lần nguy cơ tự sát hoàn thành.47 Việc tầm soát YTTS, các rối loạn trầm cảm, lo âu và kiểm soát cơn đau không chỉ có ý nghĩa trong việc giảm tỉ lệ tự sát hoàn thành (tỉ lệ tử vong không do ung thư) mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Demoralization and depression in patients with advanced cancer: validation of the German version of the demoralization scale. A demoralizációs skála magyarországi bevezetése, a depresszió és a demoralizáció vizsgálata hospice-betegek kửrộben [Introduction of the demoralization scale in Hungary, a study on demoralization and depression among hospice patients]. The clinical evaluation of the wish to hasten death is not upsetting for advanced cancer patients: a cross sectional study.
Proportion and related factors of depression and anxiety for inpatients with lung cancer in China: a hospital- based cross-sectional study. Association between suicidal ideation and behavior, and depression, anxiety, and perceived social support in cancer patients. Euthanasia and physician-assisted suicide: a comparative survey of physicians, terminally ill cancer patients, and the general population.